intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kinh tế ngoại thương đàng ngoài thế kỷ XVII – XVIII tiếp cận từ các mặt hàng xuất nhập khẩu

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

146
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Lịch sử dân tộc trong hai thế kỷ XVII - XVIII không chỉ có sự chia cắt đất nước, chiến tranh giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh - Nguyễn mà còn là một giai đoạn đánh dấu bước phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế ngoại thương ở cả Đàng Trong lẫn Đàng Ngoài. Đối với Đàng Ngoài, chính sách “mở cửa” để tham gia vào hệ thống thương mại châu Á của chính quyền Lê Trịnh đã thu hút các thương nhân phương Đông và phương Tây đến buôn bán.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kinh tế ngoại thương đàng ngoài thế kỷ XVII – XVIII tiếp cận từ các mặt hàng xuất nhập khẩu

KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG ĐÀNG NGOÀI THẾ KỶ XVII – XVIII<br /> TIẾP CẬN TỪ CÁC MẶT HÀNG XUẤT NHẬP KHẨU<br /> LÊ THỊ HOÀI THANH<br /> Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế<br /> Tóm tắt: Lịch sử dân tộc trong hai thế kỷ XVII - XVIII không chỉ có sự chia cắt đất<br /> nước, chiến tranh giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh - Nguyễn mà còn là một giai đoạn<br /> đánh dấu bước phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế ngoại thương ở cả Đàng Trong lẫn<br /> Đàng Ngoài. Đối với Đàng Ngoài, chính sách “mở cửa” để tham gia vào hệ thống thương<br /> mại châu Á của chính quyền Lê Trịnh đã thu hút các thương nhân phương Đông và<br /> phương Tây đến buôn bán. Trong đó, nhân tố quyết định cho sự thành bại của quan hệ<br /> thương mại giữa Đàng Ngoài với thương nhân ngoại quốc chính là hoạt động xuất nhập<br /> khẩu hàng hóa. Do vậy, việc tìm hiểu các mặt hàng trong hoạt động xuất nhập khẩu của<br /> Đàng Ngoài sẽ góp phần làm sáng tỏ nền kinh tế ngoại thương thế kỷ XVII – XVIII.<br /> Từ khóa: kinh tế ngoại thương, đàng ngoài, thế kỷ XVII-XVIII, xuất nhập khẩu<br /> <br /> 1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Thế kỷ XVI –XVIII là thời kỳ đất nước có những chuyển biến hết sức đặc biệt trong<br /> tiến trình phát triển của chế độ phong kiến Việt Nam. Tính thống nhất đất nước với chế<br /> độ trung ương tập quyền bị phá vỡ, thay vào đó là sự phân chia đất nước thành những<br /> chính quyền riêng biệt: chính quyền Bắc triều – Nam triều, tiếp đó là chính quyền vua<br /> Lê chúa Trịnh ở Đàng Ngoài và chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong. Đối với chính<br /> quyền Đàng Ngoài, dù đứng chân trên vùng đất có lịch sử lâu đời ở phía Bắc nhưng vua<br /> Lê chúa Trịnh cũng phải ra sức xây dựng, phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội một cách<br /> toàn diện nhất. Trong đó, nền kinh tế ngoại thương phát triển với sự xuất hiện của các<br /> mặt hàng xuất nhập khẩu giữa Đàng Ngoài với thương nhân ngoại quốc không chỉ đánh<br /> dấu quá trình dự nhập vào hệ thống thương mại châu Á của chính quyền Lê Trịnh mà<br /> còn góp phần nâng cao vai trò, vị thế của Đàng Ngoài đối với các nước trong khu vực.<br /> 2. BỐI CẢNH LỊCH SỬ CỦA SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG ĐÀNG<br /> NGOÀI THẾ KỶ XVII – XVIII<br /> Cuối thế kỷ XV, đầu thế kỷ XVI, sự phát triển mạnh mẽ của kỹ thuật hàng hải ở châu<br /> Âu cùng với nhu cầu về thị trường và nhu cầu khám phá thế giới đã khiến tầm nhìn của<br /> con người không chỉ giới hạn trong phạm vi lãnh thổ của mình. Đây chính là động lực<br /> tạo nên những đại phát kiến địa lý trong lịch sử nhân loại. Có thể kể đến hành trình tiêu<br /> biểu của C.Columbus (1492), Vasco de Gama (1497), F.Magellan (1519 - 1522). Các<br /> cuộc phát kiến địa lý không chỉ cung cấp những kiến thức về địa lý, thiên văn, hàng hải;<br /> về những vùng đất mới, con người mới mà còn mở ra một kỷ nguyên mới cho quan hệ<br /> thương mại, bang giao giữa phương Đông và phương Tây. Sau khi tìm ra con đường<br /> sang Đông Ấn, Tây Ấn, ở thế kỷ XVI, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đã khai mở các<br /> tuyến buôn bán quốc tế, hình thành nên một mạng lưới thương mại liên hoàn nối liền<br /> Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế<br /> ISSN 1859-1612, Số 02(34)/2015: tr. 88-95<br /> <br /> KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG ĐÀNG NGOÀI THẾ KỶ XVII-XVIII...<br /> <br /> 89<br /> <br /> thương cảng Lisbon với Goa (Ấn Độ), Malacca (Đông Nam Á), Trung Quốc, Nhật Bản.<br /> Sang thế kỷ XVII, các nước Hà Lan, Anh, Pháp lần lượt tham gia vào hệ thống thương<br /> mại này thông qua việc xâm nhập ngày càng sâu và mạnh mẽ vào các quốc gia ở châu Á<br /> nhằm tìm kiếm thị trường, nguyên liệu để đáp ứng cho sự phát triển ngày càng cao của<br /> chủ nghĩa tư bản.<br /> Tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, dưới tác động của tình hình thế giới cộng với<br /> sự phát triển nội tại của mỗi quốc gia, đặc biệt là Trung Quốc, Nhật Bản và các nước<br /> Đông Nam Á trên lĩnh vực thương nghiệp, đã hình thành nên một mạng lưới thương<br /> mại với hai trục giao thương chính. Thứ nhất, trục giao thương Bắc – Nam nối liền Nhật<br /> Bản qua các vùng bờ biển Trung Quốc, Đài Loan xuống các nước Đông Nam Á. Thứ<br /> hai, trục giao thương Đông – Tây với trạm dừng chân là Ấn Độ. Từ đây các thuyền<br /> buôn phương Tây qua eo Malacca tới Xiêm, Đại Việt, Trung Quốc, Philippin, Nhật<br /> Bản. Hoạt động thương mại sôi nổi này đã cuốn hút các quốc gia châu Á, tạo nên bước<br /> phát triển vượt trội trong quan hệ giao thương quốc tế.<br /> Ở vào vị trí địa lý chiến lược cùng với sự phong phú, đa dạng của tài nguyên thiên nhiên<br /> và mặt hàng thủ công nghiệp, Đàng Ngoài (Đại Việt) cũng không nằm ngoài đích đến<br /> của các thương nhân ngoại quốc. Thêm vào đó, chính sách tương đối cởi mở trong hoạt<br /> động ngoại thương của vua Lê chúa Trịnh đã thu hút các thương nhân đến buôn bán,<br /> trao đổi hàng hóa. Do vậy, Đàng Ngoài đã trở thành điểm trọng yếu trong hệ thống<br /> thương mại châu Á và là một mắt xích hữu cơ trong luồng hải thương quốc tế. Đây<br /> chính là bối cảnh lịch sử đưa đến sự khởi sắc của nền kinh tế ngoại thương Đàng Ngoài<br /> ở thế kỷ XVII – XVIII.<br /> 3. CÁC MẶT HÀNG XUẤT KHẨU CỦA ĐÀNG NGOÀI TRONG NỀN KINH TẾ<br /> NGOẠI THƯƠNG THẾ KỶ XVII - XVIII<br /> Cùng với những bạn hàng truyền thống như Trung Quốc, Nhật Bản, lúc bấy giờ Đàng<br /> Ngoài còn mở rộng quan hệ thương mại với các nước Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp.<br /> Sự hiện diện của lực lượng thương nhân ngoại quốc ở Đàng Ngoài đã phản ánh hoạt động<br /> thương mại sôi nổi và điểm thu hút thương nhân các nước không gì khác chính là hàng<br /> hóa của Đàng Ngoài. Do vậy, các mặt hàng của Đàng Ngoài trong hai thế kỷ XVII –<br /> XVIII không chỉ là sản phẩm trao đổi của nền nội thương mà đã trở thành những thương<br /> phẩm có giá trị trên thị trường. Mặt hàng xuất khẩu của Đàng Ngoài tập trung ở sản vật tự<br /> nhiên và hàng thủ công, trong đó có thể kể đến những sản phẩm chính yếu sau:<br /> * Tơ lụa: Trồng dâu nuôi tằm và dệt vải lụa là ngành thủ công truyền thống của cư dân<br /> Đàng Ngoài. Các làng La Khê, La Cả, La Nội, Vạn Phúc (Sơn Nam), Phùng Xá (Sơn<br /> Tây); phường Nghi Tàm, Thụy Chương (Thăng Long)… là những nơi sản xuất các sản<br /> phẩm tơ lụa nổi tiếng. Đến thế kỷ XVII, bên cạnh việc đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ở<br /> trong nước, tơ lụa Đàng Ngoài còn là mặt hàng có sức hấp dẫn mạnh mẽ các thương<br /> nhân ngoại quốc bởi “người ta có thể trông thấy vô vàn những tơ lụa mịn đẹp được dệt<br /> ở Kẻ Chợ” và “các lái buôn phương Tây rất thèm khát được mua về nước hoặc đặt<br /> hàng gia công trước cho thợ thủ công” [2, tr. 186]. Để có thể cung ứng đủ số lượng tơ<br /> <br /> 90<br /> <br /> LÊ THỊ HOÀI THANH<br /> <br /> lụa cho hoạt động mậu dịch với các thương nhân ngoại quốc, cư dân Đàng Ngoài đã tìm<br /> cách tăng vụ tằm và huy động thêm các hộ gia đình tham gia sản xuất. Nhờ đó sản<br /> lượng tơ lụa Đàng Ngoài tăng lên một cách đáng kể trong nửa đầu thế kỷ XVII. Người<br /> Hà Lan ước tính rằng hàng năm Đàng Ngoài có thể sản xuất và xuất khẩu khoảng 1.500<br /> piculs (tương đương 90 tấn) tơ sống và khoảng 6.000 tấm lụa [8, tr. 59].<br /> Trong hai thế kỷ XVII – XVIII, việc thu mua tơ lụa Đàng Ngoài chủ yếu do các thương<br /> nhân Trung Quốc, Nhật Bản, Hà Lan, Anh thực hiện nhưng nổi bật hơn cả là hoạt động<br /> của thương nhân Hà Lan, như J.B Tavernier từng nhận xét:“hàng năm họ mua của xứ<br /> này rất nhiều tơ lụa mang đi. Ngày nay người Hà Lan là nước mua nhiều tơ lụa nhất<br /> của Đàng Ngoài để đem bán cho Nhật Bản” [5, tr. 32-33]. Có thể chia hoạt động mậu<br /> dịch tơ lụa giữa Công ty Đông Ấn Hà Lan (VOC) 1 với Đàng Ngoài thành 3 giai đoạn:<br /> 1637-1654, 1655-1669 và 1670-1700. Trong giai đoạn đầu tiên, VOC đã thu mua một<br /> lượng lớn tơ lụa Đàng Ngoài để xuất sang thị trường Nhật Bản. Nếu trước năm 1641, tơ<br /> lụa Đàng Ngoài ở Nhật Bản chỉ chiếm 37% (63% là tơ lụa Trung Quốc) thì trong những<br /> năm 1641 – 1654, tơ lụa Đàng Ngoài ở Nhật Bản chiếm tới 68% (tơ lụa Trung Quốc chỉ<br /> còn 13% và tơ lụa Bengal 19%) [6, tr. 35]. Trong giai đoạn hưng thịnh này (16371654), tổng giá trị tơ lụa VOC xuất sang Nhật Bản lên đến 4.662.000 florin 2 (khoảng<br /> 1.635.789 lạng bạc nén), trung bình 260.000 florin/năm [1, tr. 11]. Sang giai đoạn thứ<br /> hai, tỉ lệ nhập khẩu tơ lụa Đàng Ngoài của VOC vào Nhật Bản bắt đầu giảm, chỉ còn<br /> 17% do tơ lụa Bengal được ưa chuộng hơn. Sau năm 1670, hoạt động xuất khẩu tơ lụa<br /> Đàng Ngoài với VOC bị suy giảm mạnh do mất thị trường tiêu thụ ở Nhật Bản. Như<br /> vậy, trong hơn nửa đầu thế kỷ XVII, tơ lụa Đàng Ngoài đã khẳng định được giá trị trên<br /> thị trường và là một trong những mặt hàng xuất khẩu chính yếu, đem lại nguồn lợi lớn<br /> cho cả Đàng Ngoài lẫn các thương nhân ngoại quốc.<br /> * Gốm sứ: Cũng như tơ lụa, gốm sứ là mặt hàng thủ công thiết yếu trong đời sống của cư<br /> dân. Trong hai thế kỷ XVII - XVIII, gốm sứ từ các làng nghề truyền thống Bát Tràng,<br /> Chu Đậu tiếp tục được xuất khẩu ra các nước. Trong hành trình đến với thị trường bên<br /> ngoài, gốm sứ Đàng Ngoài chịu tác động lớn trước những chuyển biến của tình hình xuất<br /> nhập khẩu của các nước trong khu vực, nhất là Trung Quốc, Nhật Bản. Những bất ổn về<br /> mặt chính trị đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình sản xuất gốm sứ xuất khẩu của<br /> Trung Quốc 3 cũng như sự tăng vọt giá cả của gốm sứ Nhật Bản đã tạo điều kiện cho gốm<br /> sứ Đàng Ngoài nhanh chóng thay thế và trở thành mặt hàng được tiêu thụ mạnh mẽ ở<br /> Nhật Bản và các nước Đông Nam Á vào giai đoạn nửa sau thế kỷ XVII.<br /> Theo ghi chép từ Nhật ký buôn bán của VOC ở Batavia (Indonesia), đợt nhập khẩu<br /> 10.000 chén gốm thô đầu tiên từ Đàng Ngoài về Batavia đã được thuyền buôn người<br /> Hoa thực hiện vào năm 1663. Trong 5 năm tiếp theo, khoảng 250.000 tiêu bản gốm sứ<br /> 1<br /> <br /> Công ty Đông Ấn Hà Lan (Verenigde Oostindische Compagnie, viết tắt là VOC) thành lập năm 1602.<br /> Florin: đơn vị tiền tệ của Hà Lan.<br /> 3<br /> Sự thay đổi triều chính từ nhà Minh sang nhà Thanh năm 1644 đã đưa đến những xáo trộn về chính trị,<br /> kinh tế và tác động lớn đến hoạt động thủ công nghiệp gốm sứ; chính sách đóng cửa của nhà Thanh sau<br /> năm 1644 đã hạn chế hoạt động buôn bán của Hoa thương.<br /> 2<br /> <br /> KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG ĐÀNG NGOÀI THẾ KỶ XVII-XVIII...<br /> <br /> 91<br /> <br /> Đàng Ngoài được Hoa thương chuyển đến Batavia [7, tr. 28]. Những lợi nhuận mà Hoa<br /> thương có được đã thôi thúc VOC tham gia vào mạng lưới buôn bán gốm sứ với Đàng<br /> Ngoài. Ngay trong năm 1669, thương điếm Hà Lan đã mua của Đàng Ngoài 381.000<br /> chén gốm thô [7, tr. 29]. Từ năm này cho đến những năm đầu thập niên 80, hàng năm<br /> gốm sứ Đàng Ngoài đều được chuyên chở với số lượng lên đến hàng nghìn sản phẩm ra<br /> thị trường khu vực. Các sản phẩm gốm sứ Đàng Ngoài xuất khẩu chủ yếu thuộc loại<br /> hình gốm sứ gia dụng, chiếm đa phần là cốc, chén trà, bát và ngói lợp, gạch lát. Đối với<br /> thương nhân Anh, để thu được lợi nhuận, thương nhân Anh thường lựa chọn phương<br /> thức mua những đồ gốm phổ thông rẻ tiền (như bát men nâu Bát Tràng) với số lượng<br /> lớn để bán lại cho các nước ở khu vực Đông Nam Á (Indonesia, Myanma…) và Ấn Độ.<br /> Chẳng hạn, năm 1688, thuyền trưởng Pool đã mua ở Kẻ Chợ gần 100.000 chiếc bát để<br /> đem sang bán ở Sumatra, hay năm 1693, thương điếm Anh mua 50.000 chén gốm Đàng<br /> Ngoài để tàu Pearl đưa về Ấn Độ.<br /> Tuy nhiên, gốm sứ Đàng Ngoài không duy trì được vị thế chiếm lĩnh lâu dài. Sau khi<br /> đạt vị trí dẫn đầu trong những thập niên 60 thế kỷ XVII, số lượng gốm sứ Đàng Ngoài<br /> xuất khẩu sang Batavia giảm dần. Từ năm 1681 trở đi, VOC vẫn nhập khẩu hàng gốm<br /> sứ Đàng Ngoài nhưng không thường xuyên và số lượng cũng không đáng kể. Sự suy<br /> giảm này bắt nguồn từ việc gốm sứ Trung Quốc được tái xuất ra thị trường Đông Nam<br /> Á sau khi nhà Thanh bãi bỏ chính sách đóng cửa. Tuy không còn là sản phẩm nhập<br /> khẩu chủ đạo của các thương nhân Trung Quốc, Hà Lan nhưng một số lượng lớn gốm<br /> sứ Đàng Ngoài có mặt ở thị trường các nước Đông Nam Á, Nhật Bản, Ấn Độ là một<br /> minh chứng sinh động cho quá trình dự nhập của Đàng Ngoài vào hệ thống mậu dịch<br /> gốm sứ trong những năm 60, 70 của thế kỷ XVII.<br /> * Trầm hương: là phần gỗ chứa nhiều nhựa thơm sinh ra từ thân cây gió. Đây không chỉ<br /> là hương liệu quý giá mà còn có công dụng chữa bệnh rất tốt trong Đông y. Trầm hương<br /> ở Đàng Ngoài tuy không được nhiều như ở Đàng Trong nhưng nó cũng đã có mặt trong<br /> những chuyến hàng của thương nhân ngoại quốc để đưa sang thị trường các nước Trung<br /> Đông bởi “tất cả những người theo đạo Hồi, chủ yếu là những người để râu như là cư<br /> dân Thổ Nhĩ Kỳ và Arập, quý những thứ gỗ đó lắm. Khi đến thăm nhau, họ thường<br /> mang theo một cái hộp đốt trầm hương, bỏ vào đấy một miếng trầm nhỏ, nó tỏa ra khói<br /> và một mùi hương ngào ngạt” [5, tr. 36].<br /> * Quế: Thông qua hoạt động của tuyến buôn bán liên vùng giữa Thăng Long với Thanh<br /> – Nghệ, một sản lượng quế được đưa ra Thăng Long để bán cho thương nhân ngoại<br /> quốc. Do quế là mặt hàng quý nên chính quyền Lê Trịnh độc quyền việc buôn bán bằng<br /> hình thức trực tiếp thu mua và đánh thuế. Tuy nhiên, để có đủ số lượng quế cung cấp<br /> cho thị trường, việc xuất khẩu ẩn lậu vẫn được tiến hành khá thường xuyên, trong đó<br /> Hoa thương là lực lượng chủ yếu nắm giữ hoạt động thu mua này.<br /> Ngoài những thương phẩm trên, thương nhân ngoại quốc còn đẩy mạnh việc thu mua<br /> các mặt hàng khác của Đàng Ngoài như đường, tiêu, sừng tê, ngà voi, xạ hương, vàng,<br /> đồ đồng, sơn sống, đồ gỗ sơn thếp, nhựa thông, các loại thuốc, muối, hồi…<br /> <br /> 92<br /> <br /> LÊ THỊ HOÀI THANH<br /> <br /> 4. CÁC MẶT HÀNG NHẬP KHẨU CỦA ĐÀNG NGOÀI TRONG NỀN KINH TẾ<br /> NGOẠI THƯƠNG THẾ KỶ XVII – XVIII<br /> Trong quan hệ thương mại với chính quyền Lê Trịnh, các thương nhân ngoại quốc chủ<br /> yếu nhập khẩu vào Đàng Ngoài những mặt hàng phục vụ cho nhà nước và nhu cầu tiêu<br /> dùng của bộ phận hoàng tộc, quan lại. Đó là vũ khí và các nguyên vật liệu để chế tạo vũ<br /> khí, đồ đồng, gốm sứ, các loại vải, len dạ, bạc nén, giấy bút, đồ trang sức…<br /> * Vũ khí: là mặt hàng hết sức quan trọng đối với chính quyền Đàng Ngoài. Chiến tranh<br /> giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh – Nguyễn đã đặt ra nhu cầu về vũ khí nhằm tăng<br /> cường sức mạnh quân sự để đem lại chiến thắng trước đối phương. Vì vậy, một số<br /> lượng vũ khí, trang thiết bị quân sự (súng, kiếm, đao, áo giáp) và các nguyên liệu để đúc<br /> súng (đồng, chì, kẽm, hợp kim kẽm đồng, diêm sinh) từ các nước Nhật Bản, Hà Lan,<br /> Anh đã được đưa đến Đàng Ngoài.<br /> Trong các văn thư trao đổi giữa chúa Trịnh với Nhật Bản, chúa Trịnh đều tỏ rõ mong<br /> muốn có được nguồn vũ khí từ mối giao thương này. Do đó, trước khi các thương nhân<br /> phương Tây đến đặt quan hệ thương mại để bán vũ khí cho vua Lê chúa Trịnh, người<br /> Nhật Bản đã rất nhanh nhạy trong việc cung ứng mặt hàng này, như giáo sĩ Alexandre<br /> de Rhodes đã nói đến trong tác phẩm Lịch sử vương quốc Đàng Ngoài: “Người Nhật<br /> xưa kia đem bạc rất nhiều tới đây buôn tơ lụa, đem nhiều gươm đao và đủ các thứ vũ<br /> khí để bán”[3, tr. 65]. Đối với các nước Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp – vốn là<br /> những nước có kỹ thuật sản xuất vũ khí hiện đại, chúa Trịnh khá cởi mở trong việc thiết<br /> lập quan hệ thương mại để có được nguồn hàng này. Vì vậy, bên cạnh các sản phẩm vải,<br /> len dạ, bạc…, hàng hóa đem đến Đàng Ngoài từ các thương thuyền của phương Tây còn<br /> là vũ khí và các nguyên vật liệu để đúc súng và “trong các loại súng thần công thì loại<br /> nòng dài được ưa chuộng nhất” [1, tr. 86]. Như vậy, vũ khí luôn là mặt hàng được<br /> chính quyền vua Lê chúa Trịnh đặc biệt quan tâm trong số các thương phẩm mà thương<br /> nhân ngoại quốc nhập khẩu vào Đàng Ngoài.<br /> * Gốm sứ: Song song với hoạt động xuất khẩu gốm sứ Đàng Ngoài ra thị trường bên<br /> ngoài, chính quyền Lê Trịnh còn tiến hành nhập khẩu gốm sứ của các nước, nhất là gốm<br /> sứ Hizen (Nhật Bản) để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong triều đình, phủ chúa. Sứ Hizen<br /> được xuất khẩu chủ yếu từ giữa thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XVIII.<br /> Từ sau năm 1635 trở đi, hoạt động của Châu ấn thuyền kết thúc bởi chính sách tỏa quốc<br /> của chính quyền Nhật Bản, do vậy, việc xuất khẩu gốm sứ Nhật Bản đến Đàng Ngoài<br /> được tiến hành thông qua vai trò của VOC và Hoa thương. Theo tư liệu của VOC, trong<br /> giai đoạn 1650 – 1679, VOC đã trực tiếp xuất sang Đàng Ngoài các mặt hàng gốm sứ<br /> Nhật Bản rất phong phú, đa dạng như bát ăn cơm, đĩa, bình sứ, ấm trà nhỏ, hũ muối với<br /> số lượng lên đến 13.850 tiêu bản [4, tr.90]. Bên cạnh việc xuất khẩu gốm sứ trực tiếp từ<br /> cảng Nagasaki sang Đàng Ngoài, trong những năm 1672 – 1680, 3.312 tiêu bản gốm sứ<br /> Nhật Bản còn được VOC đưa sang Đàng Ngoài theo con đường gián tiếp: qua Batavia.<br /> [4, tr. 90]. Cùng với hoạt động của VOC, Hoa thương cũng là lực lượng đóng vai trò<br /> quan trọng trong việc nhập khẩu gốm sứ Nhật Bản vào Đàng Ngoài. Từ những năm<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2