intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kinh tế quản lý

Chia sẻ: đinh Tuấn Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:319

152
lượt xem
50
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tại điểm này, chúng ta đã giải quyết xong hầu hết những vấn đề của công ty Johnson, nhưng không phải là tất cả. Căn cứ vào việc nó sẽ sản xuất bốn đơn vị sản lượng mỗi giờ, thì nó cần phân chia sản lượng này như thế nào giữa hai nhà máy? Câu trả lời là nó cần đặt chi phí biên ở nhà máy I bằng với chi phí biên ở nhà máy II. Bảng 11.5 cho thấy điều này có nghĩa là nhà máy I sẽ sản xuất ba đơn vị mỗi giờ và nhà máy...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kinh tế quản lý

  1. Kinh tế quản lý Mục lục Trang Chương 1: Giới thiệu Kinh tế quản lý 2 Chương 2: Các phương pháp tối ưu hóa 24 Chương 3: Lý thuyết cầu 51 Chương 4: Ước lượng các hàm cầu 76 Chương 5: Lý thuyết sản xuất 93 Chương 6: Phân tích chi phí 125 Chương 7: Cạnh tranh hoàn hảo 160 Chương 8: Độc quyền và cạnh tranh độc quyền 179 Chương 9: Định giá độc quyền tinh vi 207 Chương 10: Chính phủ và doanh nghiệp Chương 11: Kinh tế học quản lý: trong bối cảnh toàn cầu 1
  2. Tại điểm này, chúng ta đã giải quyết xong hầu hết những vấn đề của công ty Johnson, nhưng không phải là tất cả. Căn cứ vào việc nó sẽ sản xuất bốn đơn vị sản lượng mỗi giờ, thì nó cần phân chia sản lượng này như thế nào giữa hai nhà máy? Câu trả lời là nó cần đặt chi phí biên ở nhà máy I bằng với chi phí biên ở nhà máy II. Bảng 11.5 cho thấy điều này có nghĩa là nhà máy I sẽ sản xuất ba đơn vị mỗi giờ và nhà máy II sẽ sản xuất một đơn vị mỗi giờ. Giá trị chung của chi phí biên của hai nhà máy là chi phí biên của toàn hãng: giá trị chung này phải được đặt bằng với doanh thu biên nếu hãng tối đa hóa lợi nhuận. Chương 1 Giới thiệu Kinh tế quản lý 1.1 Ví dụ nghiên cứu điển hình Hãng Boeing, Công ty Walt Disney, và công ty Toyota Motor có điểm gì chung? Cả ba, giống như vô số các hãng khác, đã sử dụng các nguyên lý đã có từ lâu của kinh tế quản lý để cải thiện khả năng sinh lợi nhuận của họ. Kinh tế quản lý dẫn tới việc phân tích các khái niệm như chi phí, cầu, lợi nhuận, cạnh tranh, định giá, chiến lược nhập ngành, và chiến lược bảo vệ thị trường. Nó cố gắng làm giảm khoảng cách giữa những vấn đề phân tích thuần tuý hấp dẫn nhiều nhà lý thuyết kinh tế và các quyết định hàng ngày mà các nhà quản lý đối mặt. Nó đưa ra các công cụ và cách tiếp cận hữu hiệu cho việc ra chính sách quản lý, như lý thuyết trò chơi và các chính sách định giá tinh vi ví dụ biểu thuế quan cả gói và hai phần. Trong chương mở đầu này, chúng ta bắt đầu nghiên cứu bằng việc trình bày một số nghiên cứu điển hình minh hoạ một số vấn đề mà kinh tế quản lý có thể giúp giải quyết. Mặc dù chúng chỉ là một mẫu nhỏ các tình huống mà kinh tế quản lý xem là hữu ích, nhưng các minh hoạ đó đưa ra ấn tượng đầu tiên hợp lý về bản chất của kinh tế quản lý và sự liên quan của nó tới các quyết định kinh doanh thực tế. Để giúp làm sáng tỏ ứng dụng vào quyết định kinh doanh, các hộp công cụ được đưa vào có mục đích như Khái niệm trong bối cảnh, Góc nhà tư vấn, và Phân tích quyết định quản lý, chỉ ra trực tiếp cho bạn đọc các ứng dụng của khái niệm liền ngay trong bài học. Chúng ta cũng kiểm tra mối quan hệ giữa kinh tế quản lý và các môn học có liên quan như kinh tế vi mô và khoa học ra quyết định, bao gồm cả thống kê. Tiếp theo, chúng ta lấy các mô hình ra quyết định cơ bản cũng như lý thuyết về hãng. Do kinh tế quản lý có liên quan tới cách thức mà các nhà quản trị kinh doanh và các nhà ra chính sách khác cần đưa ra quyết định, nên điều quan trọng tại điểm bắt đầu này là bản chất của quá trình ra quyết định được phân tích và động cơ của hãng được thảo luận. Do lợi nhuận đóng một vai trò chính trong việc ra quyết định kinh doanh, nên chúng ta định nghĩa lợi nhuận và nhận diện định nghĩa lợi nhuận của các nhà kinh tế khác với người kế toán như thế nào. Cuối cùng, chúng ta trình bày tổng quan về những nguyên lý cơ bản của cầu và cung, một chủ đề trọng tâm được nghiên cứu rất kỹ trong các chương tiếp theo. 1.1.1 Cuộc chiến của Boeing để duy trì sự lãnh đạo thị trường Để minh họa kinh tế quản lý có thể giúp các nhà quản lý như thế nào, hãy xem xét vấn đề mà các nhà nhà quản lý đối mặt tại công ty Boeing. Boeing đã từng là nhà sản xuất máy bay thương mại lớn nhất thế giới. Vào đầu những năm1970, các nhà quản lý của Boeing đã vạch ra cách tiếp cận hai mũi nhọn nhằm duy trì sự lãmh đạo thị trường. Công ty đáng ra đã là nhà sản xuất có chi phí thấp và công nghệ hàng đầu trong ngành này. Năm 1980, công ty đã đạt được thị phần 81%, gấp 7 lần trên đối thủ cạnh tranh gần nhất. Và, Boeing đã có thể đạt được kỳ công này trong khi vẫn duy trì lợi nhuận biên ở mức cao. Một chuyên gia trong ngành ước tính rằng năm 1991, Boeing đã thu được 45 triệu $ lợi nhuận trên mỗi máy bay 747 được bán với giá 150 triệu $. 2
  3. Đối thủ chính của Boeing từ những năm 1980 là Airbus, một liên doanh của các hãng hàng không Anh, Pháp, Đức và Tây ban Nha. Bắt đầu cung cấp chiếc máy bay đầu tiên của họ vào năm 1974, Airbus nhanh chóng chiếm vị trí thứ hai sau Boeing. Năm 1997, Airbus đạt thị phần trên 33%, trong khi thị phần của Boeing giảm xuống dưới 65%. Airbus không chỉ làm giảm thị phần của Boeing mà công ty này cũng còn được xem là dẫn đầu về tiến bộ công nghệ và thách thức Boeing về dẫn đầu chi phí thấp. Sự tiến lên mạnh mẽ của Airbus cũng buộc các nhà quản lý của Boeing giảm mạnh giá và phụ thuộc nhiều vào việc hạ giá để bán máy bay của họ. Năm 1994, thu nhập ròng của Boeing giảm 31% so với mức năm 1991, lý do hàng đầu là sự cạnh tranh gia tăng của Airbus. Năm 2003, Airbus thông báo rằng nó sẽ sản xuất nhiều máy bay thương mại hơn Boeing. Kinh tế quản lý có thể giúp chúng ta hiểu tốt hơn Airbus đã ăn mòn nhanh chóng sự thống lĩnh thị trường của Boeing như thế nào. Chương 9 cung cấp một số cơ sở hợp lý để giải thích Airbus đã giảm những chi phí của nó như thế nào nhằm tiếp cận với chi phí của Boeing. Ví dụ, chương này minh họa chi phí sản xuất máy bay bị tác động bởi số máy bay được sản xuất ra như thế nào. Chương 8 giúp ta hiểu tiết kiệm chi phí hơn nữa có thể thực hiện được bằng cách giảm thời gian phát triển các mô hình máy bay mới như thế nào. Cuối cùng, chương 20 giúp ta hiểu chính sách thương mại quốc gia có thể giúp Airbus như thế nào trong việc tìm kiếm để thách thức Boeing. 1.1.2 Tập đoàn Disney: Sự mở rộng lĩnh vực ảo thuật Tập đoàn Disney luôn được biết đến như là thánh địa về khả năng tiềm tàng và tài năng sáng tạo. Tuy nhiên, sau khi người sáng lập ra nó, Walt Disney, mất vào năm 1966 công ty bị lênh đênh trôi dạt mất hàng chục năm. Mặc dù công ty vẫn giữ được sự thừa nhận nhãn hiệu danh giá, nhưng các nhà quản lý của nó dường như không thể chuyển sự thừa nhận đó thành lợi nhuận và tăng doanh thu. Do hoạt động yếu kém này, mà đầu những năm 1980 công ty bị tấn công bởi hàng loạt các tập đoàn đột kích, bao gồm cả Saul Steinberg và Irwin Jacobs. Trong tuyệt vọng, các lãnh đạo đã thuê Michael Eisner làm tổng giám đốc mới. Eisner và nhóm quản lý của mình đã mở ra giá trị cho tên tuổi của Disney và chiếm lĩnh vương quốc ảo thuật thế kỷ 21. Trong 20 năm, nhóm của Eisner đã làm tăng doanh thu lên 10 lần để đạt trên 25 tỉ $ vào năm 2002. Disney bây giờ được xếp hạng trong nhóm 100 hãng lớn nhất toàn cầu và là công ty truyền thông lớn thứ hai thế giới (sau Time – Warner). Disney nắm giữ các hãng: Mạng phát thanh và vô tuyến ABC; 10 trạm vô tuyến và 59 trạm phát thanh Mỹ; sở hữu trên 10 kênh truyền hình cáp, bao gồm cả ESPN International, kênh dẫn đầu toàn cầu về mạng thể thao (với 24 giờ phát sóng bằng 21 thứ tiếng cho trên 165 nước); một số hãng phim, video và vô tuyến chính, bao gồm Disney, Miramax, và Buena Vista; một số nhãn hiệu ghi âm đĩa hát lớn; các công viên giải trí ở Mỹ, Nhật, và Pháp; Disney Cruise Line; và 600 cửa hàng bán lẻ Disney trên khắp thế giới. Để mở rộng lĩnh vực ảo thuật, nhóm của Eisner đã sử dụng những phân tích dựa trên các nguyên lý kinh tế quản lý. Ví dụ, sau khi nghiên cứu chỉ ra rằng tăng cường quảng cáo có thể làm tăng lượng người đến công viên giải trí và lợi nhuận, nhóm này đã tiến hành hàng loạt các chiến dịch quảng cáo thắng lợi. Nhóm của Eisner cũng cho thấy khả năng của mình sử dụng cả hai kỹ thuật định giá giản đơn và tinh vi để cải thiện hoạt động của hãng. Khi bộ phim cổ điển sinh động Pinocchio của Disney được phát hành trên băng video, ban đầu nó đặt giá 79,95$ (như hầu hết các băng video khác). Với giá này chỉ có 100.000 phiên bản được bán trong hai tháng đầu. Nhóm Eisner quyết định hạ giá mạnh xuống còn 29,95$ và nhanh chóng bán được trên 300.000 phiên bản. Disney cũng là người dẫn đầu trong việc sử dụng các chiến lược định giá tinh vi, như bán theo gói. Họ đã kết hợp cả gói tua thăm Disney cùng với nghỉ lại công viên giải trí Disneyworld của họ ở Florida, bữa ăn trẻ em của McDonald cùng với tranh ảnh hành động từ phim của họ, và một số kênh truyền hình cáp cho khách hàng dùng cáp truyền hình. Họ cũng tiến hành phân biệt giá. Khách hàng mua băng video Disney được kèm theo phiếu mua hàng tại các cửa hàng bán lẻ của Disney. Các chiến lược trên và định giá khác được nghiên cứu trong chương 12. Với sự hỗ trợ của các 3
  4. phương pháp đó, Disney đã chia cho cổ đông của mình liên tục trong 14 năm 20% tăng trưởng thu nhập mỗi năm và khoản thu nhập cổ phiếu hàng năm 18,5%. 1.1.3 Toyota cần sản xuất ô tô theo chu kỳ sản xuất nào? Các hãng phải quyết định sản xuất sản phẩm của họ như thế nào. Các hãng sản xuất đa sản phẩm trên một dây chuyền lắp ráp phải quyết định sản xuất bao nhiêu mỗi loại sản phẩm định trước trong một chu kỳ sản xuất - về thực chất, là độ dài của chu kỳ sản xuất. Các chu kỳ sản xuất dài hạn làm giảm chi phí liên quan tới việc thay đổi trên dây chuyền sản xuất để sản xuất một sản phẩm khác biệt hóa (chi phí cơ cấu), trong khi đó chu kỳ sản xuất ngắn hạn làm giảm chi phí liên quan tới vật liệu thô và sản phẩm tồn kho (sản phẩm tồn kho chịu phí). Chu kỳ sản xuất nhỏ, tần suất cao có nghĩa là chi phí cơ cấu lớn và chi phí hàng tồn kho thấp. Chu kỳ sản xuất lớn, tần suất thấp có ảnh hưởng ngược lại. Công ty Toyota Motor (và nhiều nhà sản xuất khác) đối diện với chính vấn đề này. Chu kỳ sản xuất nào là tối ưu để cực tiểu hóa tổ hợp chi phí cơ cấu và sản phẩm tồn kho? Trong chương 7, chúng ta bàn đến việc giảm đáng kể chi phí cơ cấu của Toyota đã tạo khả năng cho nó rút ngắn đáng kể chu kỳ sản xuất tối ưu như thế nào và do đó giảm được tổng chi phí. Mô hình được sử dụng trong trường hợp của Toyota được gọi là mô hình về lượng đặt hàng kinh tế (EOQ). Nó là cơ sở chính của sự quản lý dây chuyền cung ứng. Sử dụng nó (theo phiên bản tinh vi), các công ty xác định số lượng tối ưu của một sản phẩm cần thiết mỗi lần họ đặt hàng. Trong mô hình đơn giản, hãng đánh đổi chi phí đặt hàng với chi phí hàng tồn kho. Khi mô hình được mở rộng, sự tin vậy vào thời gian cung ứng đóng một vai trò chính trong việc xác định mô hình EOQ tối ưu. Chúng ta bàn về mô hình này trong chương 7. 1.2 Mối quan hệ của Kinh tế quản lý với các môn học khác Sau khi xét ba nghiên cứu điển hình minh họa các loại vấn đề mà kinh tế quản lý có thể giúp giải quyết, chúng ta bắt đầu mô tả kinh tế quản lý có mối qua hệ như thế nào với các môn học khác. Như minh họa trong Hình 1.1, kinh tế quản lý thiết lập mối quan hệ giữa lý thuyết kinh tế và khoa học ra quyết định trong phân tích việc ra quyết định quản lý. Lý thuyết kinh tế truyền thống, gồm kinh tế vi mô (tập trung vào người tiêu dùng, hãng, và các ngành riêng lẻ) và kinh tế vĩ mô (tập trung vào tổng sản lượng, thu nhập và việc làm), chứa đựng nhiều tài liệu liên quan tới việc ra quyết định quản lý; trong đó vai trò của kinh tế vi mô đặc biệt quan trọng. Kinh tế quản lý rút ra chủ yếu từ kinh tế vi mô, cũng như từ các lĩmh vực khác của lý thuyết kinh tế. Nhưng kinh tế quản lý hoàn toàn khác với kinh tế vi mô. Trong khi kinh tế vi mô phần lớn mang tính mô tả (tức là, nó cố gắng mô tả nền kinh tế hoạt động như thế nào mà không chỉ ra nền kinh tế cần phải vận hành như thế nào), thì kinh tế quản lý lại phần lớn mang tính đề xuất ra các qui tắc (tức là, nó cố gắng thiết lập các qui tắc và phương pháp để thực hiện các mục tiêu cụ thể). Ví dụ, kinh tế vi mô quan tâm đến phương thức mà các nhà sản xuất máy tính như IBM định giá cho sản phẩm của họ, trong khi kinh tế quản lý lại quan tâm đến việc họ cần đặt giá sản phẩm của họ như thế nào. Dĩ nhiên, đây mới chỉ là một sự khác biệt về mức độ và tầm quan trọng chứ không phải là khác biệt về phân loại, nhưng dù sao cũng rất quan trọng. Như minh họa trong hình 1.1, kinh tế quản lý rút ra chủ yếu từ khoa học ra quyết định, cũng như từ kinh tế học truyền thống. Khoa học ra quyết định đưa ra các phương thức để phân tích ảnh hưởng của những tiến trình hành động có khả năng lựa chọn thay thế. Kinh tế quản lý sử dụng các phương pháp tối ưu hóa, chẳng hạn như phép tính vi phân và qui hoạch toán học, để xác định tiến trình hành động tối ưu cho người ra quyết định. Để thực hiện các phương pháp này cần phải sử dụng các phương pháp thống kê để ước lượng mối quan hệ giữa các biến có liên quan và dự báo các giá trị của chúng. Vì vậy, kinh tế quản lý ra đời 4
  5. từ sự pha trộn tổng hợp của các phần khác nhau của kinh tế học và khoa học ra quyết định, bao gồm cả thống kê. Kinh tế quản lý đóng hai vai trò quan trọng trong nghiên cứu quản trị kinh doanh. Thứ nhất, khóa học về kinh tế quản lý, giống như các khóa học về kế toán, các phương pháp số và hệ thống thông tin, cung cấp các công cụ phân tích cơ bản mà có thể và cần được sử dụng trong các khóa học khác như marketing, tài chính, và sản xuất. Thứ hai, khóa học về kinh tế quản lý giống như các khóa học về chính sách kinh doanh, có thể phục vụ vai trò tổng hợp, chỉ ra các lĩnh vực khác như marketing, tài chính, và sản xuất phải được xem xét như là một thể thống nhất để thực hiện các mục tiêu của hãng. Mặc dù kinh tế quản lý là trọng tâm nghiên cứu của quản trị kinh doanh, như nó đóng vai trò không nhỏ trong quản lý của các tổ chức không kinh doanh như các cơ quan của chính phủ, bệnh viện và trường học. Không cần chú ý tới người ta quản lý Eastman Kodak, bệnh viện Mayo Clinic, hay Đại học tổng hợp Hawaii thế nào, thì người ta cũng phải chú ý tới việc phân bổ hiệu quả các nguồn lực. Lãng phí vẫn là lãng phí dù nó xảy ra ở đâu. Các nguyên lý của kinh tế quản lý là quan trọng trong việc làm giảm lãng phí trong các tổ chức không kinh doanh như trong các hãng. Kinh tế quản lý thiết lập mối quan hệ giữa lý thuyết kinh tế và khoa học ra quyết định trong phân tích việc ra quyết định quản lý Hình 1.1 Mối quan hệ giữa kinh tế quản lý và các môn học có liên quan 1.3 Quá trình ra quyết định cơ bản Đối với cả hãng và tổ chức không kinh doanh, quá trình ra quyết định có thể được chia thành 5 bước, như minh họa trong hình 1.2. Các bước này như dưới đây. Bước 1. Thiết lập hay xác định các mục tiêu Khi đưa ra bất cứ quyết định nào, bạn, là người ra quyết định, cần xác định cái gì là các mục tiêu của tổ chức (hay của cá nhân). Nếu không biết bạn đang cố gắng đạt được cái gì, thì không có cách hợp lý nào để ra quyết định. Ví dụ, xét các nhà quản lý của Black và Decker, nhà sản xuất dụng cụ điện, phải ra 5
  6. quyết định trong những năm 1970 là liệu có phải thiết kế lại các dụng cụ điện cho người tiêu dùng của hãng hay không. Các mục tiêu của họ là hỗ trợ lợi nhuận của hãng, đạt được tỉ lệ tăng trưởng 15% hàng năm, duy trì độc lập, và cung cấp dịch vụ cho các thị trường thế giới. Bước 2. Xác định vấn đề Một trong những phần khó nhất của việc ra quyết định là xác định được chính xác cái gì là vấn đề. Thường xuyên các nhà quản trị phải đương đầu với một tình huống được đánh giá là không vừa ý. Ví dụ, ban quản lý của Black và Decker cảm thấy nó phải thay đổi hoạt động một cách quyết liệt nếu nó muốn tiếp tục là nhà chế tạo trong nước đang tiến hành kinh doanh quốc tế. Để đáp ứng thách thức này nó phải xác định được chính xác cái gì là vấn đề, vì nếu không nó có rất ít cơ may giải quyết vấn đề đó. Sau khi nghiên cứu kỹ nó kết luận rằng vấn đề là cạnh tranh với nước ngoài gia tăng và khả năng gấp đôi lớp cách điện của dụng cụ điện có thể là đòi hỏi mang tính pháp lý. (gấp đôi lớp cách điện có nghĩa là thêm một lớp chắn cách điện đặt vào trong đồ dùng diện để bảo vệ người sử dụng khỏi điện giật nếu hệ thống cách điện chính bị hỏng.) Quá trình này có thể được chia thành năm bước cơ bản Hình 1.2 Quá trình ra quyết định cơ bản Bước 3. Nhận diện các giải pháp có thể Một khi vấn đề đã được xác định thì chỉ còn cố gắng xây dựng và nhận diện các giải pháp có thể. Ví dụ, Black và Decker xem xét một loạt các lựa chọn, bao gồm việc sản xuất hiệu quả hơn và hoạt động marketing sản phẩm của nó dựa trên các thiết kế hiện tại, cũng như việc thiết kế lại toàn bộ dây chuyền sản xuất của nó. Bước 4. Chọn giải pháp có thể tốt nhất Sau khi nhận diện tập các giải pháp có thể lựa chọn thay thế, tiến hành đánh giá mỗi giải pháp và xác định giải pháp nào là tốt nhất, căn cứ vào các mục tiêu của tổ chức. Trong trường hợp của Black và 6
  7. Decker, nghiên cứu chỉ ra rằng giải pháp tốt nhất là thiết kế lại dụng cụ điện cho người tiêu dùng của hãng. Các nhà quản lý của Black và Decker “quyết định rằng cánh cửa cơ hội thực sự là cải tiến các dây chuyền sản xuất và công suất chế tạo của họ. Hơn nữa, họ đã quyết định nếu họ không dành thời gian để ưu tiên làm ngay, thì họ sẽ không bao giờ có thời gian và nguồn lực để làm về sau”. Bước 5. Thực hiện quyết định Một khi giải pháp cụ thể đã được lựa chọn, thì nó phải được thực hiện để có hiệu quả. Ngay những tổ chức có tính kỷ luật cao như quân đội cũng thường gặp khó khăn thực thi hiệu quả các mệnh lệnh. Vì các quyết định tốt nhất cũng trở thành số không nếu không thực thi, giai đoạn này của quá trình ra quyết định có tầm quan trọng đặc biệt. Trong trường hợp của Black và Decker, tổ chức hãng đã thay đổi, và một vị trí mới – phó chủ tịch phụ trách hoạt động sản xuất - được lập ra sao cho tất cả các khâu chế tạo, phát triển sản phẩm, và kỹ thuật sản xuất tiên tiến được đặt dưới quyền một nhà quản lý. Ban quản lý cao nhất của hãng đảm bảo quyết định này được được hiện đúng. 1.4 Lý thuyết về hãng 1.4.1 Giá trị của hãng Mặc dù kinh tế quản lý không chỉ quan tâm đến quản trị kinh doanh của hãng, nhưng đây là lĩnh vực áp dụng chính của nó. Để áp dụng kinh tế quản lý vào quản trị kinh doanh, chúng ta cần đến một lý thuyết về hãng, lý thuyết chỉ ra hãng có hành vi như thế nào và cái gì là mục đích của chúng. Hãng là những tổ chức đồng bộ và biến đổi rất mạnh. Mỗi lý thuyết hay mô hình (có ý nghĩa như lý thuyết) phải ở dạng đơn giản hóa. Thủ thuật để xây dựng một mô hình theo cách thức như vậy là các biến và những xem xét không có liên quan hay không quan trọng được bỏ qua, nhưng cần đưa vào những yếu tố cơ bản – những yếu tố có ảnh hưởng quan trọng tới hiện tượng mà mô hình được thiết kế để giải thích. Mô hình doanh nghiệp kinh doanh cơ bản có nguồn gốc từ những gì các nhà kinh tế thiết kế như là lý thuyết về hãng. Trong phiên bản thô thiển nhất, lý thuyết này giả thiết rằng hãng cố gắng cực đại hóa lợi nhuận của mình. Nhưng phiên bản này quá cứng nhắc để có thể hữu dụng trong nhiều hoàn cảnh, đặc biệt khi vấn đề mà hãng đối mặt có những nhân tố động quan trọng và liên quan tới rủi ro. Một phiên bản phong phú hơn của lý thuyết này giả thiết rằng hãng cố gắng cực đại hóa sự giàu có hay giá trị của mình. Hiện nay, phiên bản này là lý thuyết phổ biến được sử dụng trong kinh tế quản lý. Để nắm bắt lý thuyết này chúng ta phải giải thích rõ kinh tế quản lý muốn nói điều gì về giá trị của hãng. Do giá trị của một hãng có thể được định nghĩa bằng nhiều cách, nên để tránh nhầm lẫn nếu chúng ta đưa ra một định nghĩa chi tiết ngay tại thời điểm này. Nói ngắn gọn, giá trị của một hãng sẽ được định nghĩa ở đây là giá trị hiện tại của dòng tiền mặt kỳ vọng trong tương lai của nó. Trong các chương sau, chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn “dòng tiền mặt” có nghĩa là gì. Với mục đích hiện tại, chúng ta có thể xem dòng tiền mặt của hãng giống như là lợi nhuận của nó.(Với những người chưa quen khái niệm “giá trị hiện tại” hay muốn xem lại khái niệm này, nội dung chi tiết được đưa ra trong phụ chương A). Do đó, khi biểu diễn bằng một phương trình, giá trị của hãng bằng Giá trị hiện tại của lợi nhuận kỳ vọng trong tương lai = 1 + 2 +...+ n 1 i (1 i ) 2 (1 i) n n t = (1.1) t 1 (1 i ) t 7
  8. trong đó πt là lợi nhuận kỳ vọng trong năm t, i là mức lãi suất, và t chạỵ từ 1 (năm sau) đến n (năm cuối cùng trong phạm vi lập kế hoạch). Do lợi nhuận bằng tổng doanh thu (TR) trừ đi tổng chi phí (TC), nên phương trình này cũng có thể biểu diễn bằng n TRt TC t Giá trị hiện tại của lợi nhuận kỳ vọng trong tương lai = (1.2) t 1 (1 i ) t trong đó TRt là tổng doanh thu của hãng trong năm t, và TCt là tổng chi phí của hãng trong năm t. Một nghiên cứu kỹ lưỡng phương trình (1.2) đề xuất nhà quản lý và công nhân của hãng có thể tác động tới giá trị của nó. Ví dụ, hãy xét công ty Ford Motor. Các giám đốc maketing và đại diện bán hàng làm việc tích cực để tăng doang thu của hãng, trong khi các giám đốc sản xuất và kỹ sư chế tạo cố gắng làm giảm tổng chi phí của nó. Cùng lúc đó, các giám đốc tài chính của hãng đóng vai trò tìm cách có được vốn, và vì vậy cũng có ảnh hưởng tới phương trình (1.2); trong khi bộ phận nghiên cứu và phát triển phát minh sáng chế sản phẩm và qui trình sản xuất mới vừa làm tăng tổng doanh thu vừa làm giảm tổng chi phí của hãng. Tất cả các nhóm khác nhau này tác động tới giá trị của Ford Motor, nó được định nghĩa ở đây như là giá trị hiện tại của lợi nhuận kỳ vọng của hãng. 1.4.2 Vai trò của các điều kiện ràng buộc Để nhắc lại, kinh tế quản lý nói chung giả thiết rằng nhà quản lý muốn cực đại hóa giá trị của hãng, như định nghĩa trong các phương trình (1,1) và (1,2). Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là nhà quản lý hoàn toàn kiểm soát giá trị của hãng và có thể đặt ra bất kỳ mức nào mà họ lựa chọn. Ngược lại, các nhà quản lý phải đương đầu với việc là có rất nhiều điều kiện ràng buộc khống chế những gì mà họ có thể giành được. Các điều kiện ràng buộc giới hạn qui mô để có thể gia tăng giá trị của hãng có nhiều loại khác nhau. Có một loại là số lượng các kiểu đầu vào nhất định có thể bị hạn chế. Trong khoảng thời gian có liên quan, các nhà quản lý có thể không có khả năng nhận được nhiều hơn một số lượng cụ thể về thiết bị chuyên dụng, lao động có tay nghề, vật liệu cơ bản, hay các đầu vào khác. Đặc biệt nếu khoảng thời gian này tương đối ngắn, thì các ràng buộc đầu vào này là rất gay gắt. Ví dụ, do mất nhiều tháng mới mở rộng được công suất của một nhà máy luyện thép, nên nhiều vấn đề trong ngắn hạn đặt ta mà một hãng sản xuất thép phải giải quyết trên cơ sở chấp nhận rằng công suất nhà máy cơ bản là cố định. Tuy nhiên, khi xử lý các vấn đề trong dài hạn hãng có nhiều linh hoạt hơn và có thể thay đổi (trong phạm vi giới hạn) công suất của nó. Một kiểu ràng buộc quan trọng khác làm hạn chế các hoạt động quản lý là tính pháp lý hay trạng thái tự nhiên của hợp đồng. Ví dụ, một hãng có thể buộc phải trả lương cao hơn một mức nhất định vì luật về mức lương tối thiểu qui định nó phải làm như vậy. Cũng như vậy, nó phải đóng thuế phù hợp với luật qui định theo liên bang, bang hay địa phương. Hơn nữa, nó phải hành động theo hợp đồng với người tiêu dùng và nhà cung ứng – hay nhận được những hậu quả theo luật. Sự đa dạng về nhiều loại luật (từ luật môi trường, cho tới luật chống độc quyền, rồi tới luật thuế) hạn chế những gì các nhà quản lý có thể làm, và các hợp đồng hay thoả thuận hợp pháp khác làm cho họ bị ràng buộc hơn nữa các hoạt động. Như minh họa trong hình 1.3, các điều ràng buộc này làm hạn chế lợi nhuận một hãng có thể tạo ra cũng như giá trị của chính nó như thế nào. Vì có những điều kiện ràng buộc áp đặt lên các hoạt động và hành vi của hãng, nên các phương pháp có liên quan được sử dụng để phân tích nhiều vấn đề của hãng là các phương pháp tối ưu hóa có điều kiện ràng buộc, cũng như các nhân tử Lagrange (được trình bày trong chương 2). 8
  9. 1.4.3 Lợi nhuận là gì? Trong phần trước chúng ta đã gặp nhiều lần khái niệm lợi nhuận. Thực tế tất cả số liệu lợi nhuận được công bố dựa trên việc xác định lợi nhuận kế toán. Điều quan trọng ngay từ đầu phải thừa nhận kinh tế quản lý định nghĩa lợi nhuận có khác đôi chút. Cụ thể, khi các nhà kinh tế nói về lợi nhuận, họ cho rằng lợi nhuận sau khi tính cả lượng cung vốn và lao động của chủ doanh nghiệp. Vì vậy, giả sử rằng chủ cửa hàng San Jose Shoe có thể nhận được 40.000$ năm 2004 nếu như họ làm thuê cho ai đó; Đồng thời nếu họ đầu tư vốn của họ vào đâu đó không phải hãng này và có thể nhận được 24.000$ từ vốn trong năm 2004. Dưới hoàn cảnh đó, nếu lợi nhuận kế toán của hàng này năm 2004 là 60.000$, thì các nhà kinh tế sẽ nói rằng lợi nhuận kinh tế của hãng là 60.000$-40.000$-24.000$, hay -4.000$, chứ không phải là 60.000$ như trong báo cáo kế toán của cửa hàng. Nói cách khác, khái niệm lợi nhuận của các nhà kinh tế bao gồm không chỉ những gì chủ doanh nghiệp làm ra ở trên mà hơn nữa còn gồm cả những gì mà vốn và lao động của họ được sử dụng kinh doanh để kiếm lời ở đâu đó. Trong trường hợp như vậy, số lợi nhuận là âm. Sự khác nhau giữa khái niệm được sử dụng bởi kế toán và nhà kinh tế phản ánh sự khác nhau về chức năng của chúng. Kế toán quan tâm đến việc giám sát hoạt động hàng ngày của hãng, phát hiện ra gian lận hay thụt két, đáp ứng thuế và các luật khác, và làm báo cáo sổ sách cho các nhóm có mục đích khác nhau. Nhà kinh tế quan tâm trước hết tới việc ra quyết định và lựa chọn hợp lý trong số các khả năng có thể lựa chọn thay thế trong tương lai. Trong khi số liệu về lợi nhuận được công bố luôn chiếu theo kế toán chứ không phải nhà kinh tế, thì khái niệm của nhà kinh tế lại là khái niệm thích đáng hơn nhiều đối với nhiều kiểu ra quyết định. (Và vì vậy, nó được các nhà kế toán tinh vi chấp nhận.) Ví dụ, giả sử chủ cửa hàng San Jose Shoe đang kiểm tra để ra quyết định xem liệu liệu họ có nên tiếp tục kinh doanh nữa hay không. Nếu họ quan tâm đến việc tạo ra nhiều tiền hơn như có thể được, thì câu trả lời phụ thuộc vào lợi nhuận của hãng đo bởi nhà kinh tế chứ không phải là kế toán. Nếu lợi nhuận kinh tế của hãng lớn hơn (hoặc bằng) 0, thì thì hãng nên tiếp tục trong ngành; ngược lại thì thôi. Vì vậy, nếu năm 2004 là một chỉ số tốt cho khả năng sinh lợi trong tương lai của nó, thì cửa hàng San Jose Shoe không nên tồn tại trong ngành. Giá trị của một hãng phụ thuộc vào các nhân tố gây ảnh hưởng tới TR t, TCt, và i cũng như các ràng buộc mà hãng đối mặt. Hình 1.3 Các nhân tố xác định giá trị của hãng 9
  10. 1.4.4 Các lý do tồn tại lợi nhuận Tại sao lợi nhuận kinh tế lại tồn tại? Ba lý do quan trọng là sự đổi mới, rủi ro và sức mạnh độc quyền. Giả sử một nền kinh tế được cấu thành bởi các ngành cạnh tranh, sự ra nhập các ngành này là hoàn toàn tự do, và được thừa nhận là không có những thay đổi về công nghệ - không có qui trình mới, không có sản phẩm mới và không có những đổi mới khác. Và giả sử rằng mọi người có thể dự đoán tương lai với độ chính xác cao. Dưới những điều kiện đó, sẽ có lợi nhuận, vì mọi người sẽ ra nhập những ngành đang có lợi nhuận, cuối cùng làm giảm lợi nhuận đó tới 0, và rời bỏ những ngành đang bị lỗ, cuối cùng làm giảm lợi nhuận âm này tới 0. Nhưng trong thực tế, sự đổi mới với nhiều dạng khác nhau luôn được tạo ra. Ví dụ, hãng Boeing đưa ra kiểu 777 của nó (một loại máy bay phản lực mới cỡ lớn có hai động cơ), hay Intel hãng sản xuất điện tử California đưa ra bộ vi xử lý (một máy tính trên một con chip). Những người tiến hành các kế hoạch táo bạo này là nhà đổi mới, đó là người với tầm nhìn và sự dũng cảm ủng hộ điều đó. Nhà đổi mới không nhất thiết là nhà phát minh ra các kỹ thuật hay sản phẩm mới, mặc dù trong một số trường hợp nhà đổi mới và nhà phát minh là một. Thường thường nhà đổi mới tiếp nhận phát minh của người khác, phỏng theo nó, và đưa nó ra thị trường. Lợi nhuận là phần thưởng có được bởi nhà đổi mới thành công. Rủi ro cũng tồn tại trong thực tế. Thực ra người mạo hiểm để cố gắng đổi mới đều liên qua tới rủi ro. Lợi nhuận là một phần thưởng cho việc chịu đựng rủi ro. Giả sử mọi người thích tránh rủi ro, họ thích tương đối ổn định, tức là đảm bảo khoản tiền kiếm được trước sự bất ổn tương đối, hay khoản tiền kiếm được không chắc chắn - nếu như mức tiền kiếm được trung bình là như nhau. Cho nên, để khiến cho mọi người chấp nhận rủi ro liên quan tới các hoạt động kinh doanh của mình ở các ngành khác nhau, thì lợi nhuận phải được trả cho họ - đó là khoản tiền thưởng cho rủi ro. Một lý do khác nữa cho sự tồn tại lợi nhuận là các thị trường thường không cạnh tranh hoàn hảo. Trong cạnh tranh hoàn hảo, có một xu hướng trong dài hạn là lợi nhuận kinh tế biến mất. Nhưng điều này không xảy ra nếu một ngành là độc quyền hay độc quyền tập đoàn. Thay vào đó, lợi nhuận lại luôn tồn tại trong dài hạn ở những ngành không cạnh tranh hoàn hảo như vậy. Lợi nhuận độc quyền về cơ bản là kết quả của “những khan hiếm có tính toán”. Nhà độc quyền tính toán rằng nó sản xuất càng nhiều, thì giá nó nhận được càng thấp. Nói cách khác, nhà độc quyền nhận ra rằng nó sẽ làm hỏng thị trường nếu nó sản xuất quá nhiều. Vì vậy, điều đó làm cho nhà độc quyền hạn chế sản lượng của mình, và sự khan hiếm có tính toán này là nguyên nhân để tồn tại lợi nhuận của nó. 1.4.5 Các yếu tố tổ chức và sự “tìm cách thoả mãn” Mặc dù các nhà kinh tế quản lý nói chung giả thiết rằng các giám đốc muốn cực đại hóa lợi nhuận (và từ đó giá trị của họ được xác định trong phương trình (1.1)), nhưng các giả thiết khác có thể được đưa ra. Để thấy được tại sao đôi khi rất có ý nghĩa khi đưa ra các giả thiết khác, bạn phải nhận ra rằng trong nhiều hãng, đặc biệt là những hãng lớn, rất khó biết chính xác các quyết định được đưa ra ở đâu, như thế nào và do ai. Một số hãng, không phải do một chủ sở hữu quản lý, có rất nhiều người ở cấp quản lý trung gian, cũng như người chiếm giữ những vị trí quản lý chủ chốt cấp cao đều tham gia dưới những mức độ khác nhau trong việc hình thành chính sách của công ty. Các nhóm khác nhau bên trong hãng hình thành nên các đường lối riêng của họ, và chính trị nội bộ là một phần quan trọng của của quá trình xác định chính sách công ty. Ví dụ, một hãng gồm hai bộ phận (mỗi bộ phận làm ra một sản phẩm khác nhau), mỗi bộ phận có thể đấu tranh để duy trì và mở rộng phần ngân sách hãng của mình, và mỗi bộ phận có thể cố gắng nhằm đặt bộ phận kia vào một vị trí thấp hơn. Các cuộc tranh đấu bên trong hãng có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định các mục tiêu của nó. Dưới những hoàn cảnh như vậy, một hãng có thể “tìm cách thoả mãn” hơn là cố gắng cực đại hóa lợi nhuận. Nói cách khác, nó có thể đặt ra mục tiêu thoả mãn với một tỉ lệ lợi nhuận chứ không phải là con 10
  11. số cực đại. Mức mong muốn của hãng là ranh giới giữa kết cục thoả mãn và kết cục không thoả mãn. Ví dụ, mức mong muốn của hãng có thể là một mục tiêu cụ thể “Lợi nhuận của chúng ta năm nay cần đạt 5 triệu $”. Hãng này có thể từ bỏ cố gắng cực đại hóa lợi nhuận vì chính trị nội bộ loại bỏ một mục tiêu như vậy – và vì các tính toán cần có là quá phức tạp và số liệu sẵn có lại rất nghèo nàn. Thay vào đó, hãng có thể cố gắng duy trì các mức hoạt động tối thiểu nhất định. Nếu môi trường mà hãng đối mặt là tương đối không thay đổi, thì mức mong muốn của hãng có xu hướng cao hơn một chút so với hoạt động của hãng. Nếu hoạt động đang cải thiện, thì mức mong muốn có xu hướng thấp hơn hoạt động hiện tại. Và nếu hoạt động đang suy giảm, thì mức mong muốn có xu hướng cao hơn mức hoạt động hiện tại. Dĩ nhiên, mức mong muốn là rất gần với lợi nhuận cực đại, các khám phá thu được từ giả thiết tìm cách thoả mãn là gần như tương tự với những khám phá thu được từ giả thiết cực đại hóa lợi nhuận. 1.4.6 Lợi ích quản lý và vấn đề thân chủ-người đại diện Việc tìm cách thoả mãn không chỉ là lựa chọn thay thế cho giả thiết cực đại hóa lợi nhuận. Khi có sự khác nhau xuất hiện giữa cực đại hóa lợi nhuận và lợi ích của nhóm quản lý, thì ban quản lý dường như theo đuổi các chính sách thiên vị cho lợi ích của riêng họ. Tầm quan trọng theo cách nhìn này là sự tách biệt quyền sở hữu khỏi việc kiểm soát trong một tập đoàn lớn ở Mỹ. Chủ sở hữu hãng – các cổ đông - thường có rất ít kiến thức chi tiết về hoạt động của hãng. Ngay cả khi ban giám đốc được bố trí trên qui mô lớn mà không chỉ có ban quản lý cấp cao, thì thường thường ban quản lý cấp cao vẫn có mức độ tự do rất lớn chừng nào nó đang hoạt động hợp lý. Cho nên, hành vi của hãng có thể bị điều khiển một phần bởi lợi ích của nhóm quản lý, kết quả là tiền trả lớn hơn và đặc quyền nhiều hơn (và một bộ máy lớn hơn) cho các nhà quản lý so với mức thực sự cần. Các nhà kinh tế nêu vấn đề này thành vấn đề thân chủ-người đại diện. Các nhà quản lý là người đại diện làm việc cho các chủ sở hữu của hãng, hay thân chủ. Vấn đề thân chủ-người đại diện là nhà quản lý có thể theo đuổi những mục tiêu của riêng họ, ngay cả khi điều đó làm giảm lợi nhuận của chủ sở hữu. Hãy xem xét Joseph Wagner, nhà quản lý của một hãng may mặc địa phương. Do chi phí cho các lợi ích (bộ máy lớn, đi lại công ty thanh toán, vân vân) mà anh ta nhận được từ hãng là hoàn toàn do chủ sở hữu chi trả, nên anh ta có động cơ làm tăng những lợi ích đó lên đáng kể. Do chủ sở hữu của hãng rất khó phân biệt sự khác nhau giữa lợi ích làm tăng lợi nhuận và lợi ích không làm tăng lợi nhuận, nên các nhà quản lý có một số hành động tự do nào đó. Để xử lý vấn đề này, các hãng thường lập ra hợp đồng với nhà quản lý của mình làm cho nhà quản lý có động cơ theo đuổi những mục tiêu hợp lý gần với cực đại hóa lợi nhuận. Vì vậy, chủ sở hữu của hãng có thể trao cho nhà quản lý một phần quyền lợi tài chính trong thành công của hãng. Nhiều tập đoàn đã đưa ra các kế hoạch về quyền mua cổ phiếu đặt trước, trong đó nhà quản lý có quyền mua cổ phiếu của các cổ phần chung với giá thấp hơn giá thị trường. Các kế hoạch này trao cho các nhà quản lý một động cơ thúc đẩy lợi nhuận của hãng và hành động phù hợp với lợi ích của chủ sở hữu. Một số bằng chứng cho thấy các kế hoạch này là có tác dụng. Ví dụ, theo một nghiên cứu gần đây, nếu nhà quản lý sở hữu từ 5% đến 20% hãng, thì hãng dường như hoạt động tốt hơn (theo nghĩa khả năng sinh lợi nhuận) so với nếu họ sở hữu ít hơn 5%. Trong một số hãng, các nhà quản lý bị buộc phải mua cổ phiếu, và ban giám đốc được đền bù bằng cổ phiếu. Vấn đề này, và các vấn đề về thảm họa đạo đức khác được bàn đến sâu hơn trong chương 17. 11
  12. 1.5 Cầu và cung: Nhìn nhận ban đầu 1.5.1 Thị trường Như đã mô tả bản chất của kinh tế quản lý, bây giờ chúng ta quay lai xem xét tổng quan về các nguyên lý cơ bản của cầu và cung. Bất kỳ nhà quản lý nào, dù ở Tokyo, Singarpore, New York hay Toronto cũng phải hiểu các nguyên lý cơ bản này, chúng được diễn giải chi tiết trong các chương tiếp theo. Mục đích của chúng ta ở đây là đưa ra nhìn nhận ban đầu về chủ đề này, nhiệm vụ đầu tiên là để xác định xem chúng ta hiểu thị trường là gì. Với mục đích hiện tại, thì một thị trường có thể được định nghĩa là một nhóm các hãng và các cá nhân liên hệ với nhau để mua hoặc bán một hàng hóa nào đó. Dĩ nhiên, không phải mỗi người trong một thị trường đều có mối liên hệ với người khác trong thị trường đó. Một người hay một hãng là một phần của thị trường ngay cả khi nó có mối liên hệ chỉ với một tập hợp con những người khác hoặc hãng khác trong thị trường. Về việc kiểm tra các khái niệm như “thị trường” và “hàng hóa” dường như hoàn toàn rõ ràng, nhưng định nghĩa chính xác về những thị trường và hàng hóa cụ thể có thể là rất phức tạp, vì những lý do khá thú vị. Hãy xét trường hợp công ty Staples Inc. năm 1997 cố gắng hợp nhất với Office Depot. Như trường hợp trong nhiều hợp nhất có qui mô lớn, Uỷ ban thương mại liên bang Mỹ (FTC) đánh giá hợp nhất được kiến nghị cần đảm bảo hãng mới không kiểm soát sức mạnh quá đáng trong thị trường cung ứng về văn phòng. Staples cho rằng thực thể tổ hợp có ít hơn 6% thị phần của thị trường 185 tỉ $ này. Lập luận của Staples cho là bạn có thể mua kẹp giấy tại bất kỳ cửa hàng văn phòng phẩm, hiệu thuốc, Wal-Mart, Kmart nào ở đâu đó. Bạn có thể mua máy tính từ nhiều của hàng buôn bán máy tính cũng như online. Và tương tự như vậy với bất kỳ đồ dùng cung ứng cho văn phòng khác. Vì vậy, Staples lập luận có vấn đề gì với một thực thể mới lập ra mà chỉ kiểm soát có 6% thị trường? Ngược lại, FTC lại xem thị trường như là một thực thể gồm nhiều người có vai trò quyết định (“category killers”) - một thị trường trong đó khi người ta dừng lại mua hàng, thì người ta có thể thoả mãn tất cả mọi nhu cầu cung ứng về văn phòng của mình. Trừ một số nhà cung ứng ở địa phương và khu vực, còn nói chung FTC xem thị trường này là một thị trường có 3 nhà cung ứng chính là: Staples, Office Depot, và Office Max. Một hợp nhất giữa Staples và Office Depot sẽ để lại chỉ còn hai nhà cung ứng có vai trò quyết định trên thị trường. Một nghiên cứu của FTC cho thấy rằng thị trường có ba nhà cung ứng có vai trò quyết định thì “giá sẽ thấp hơn đáng kể so với thị trường chỉ có hai”. Vì vậy, người ta có thể thấy được những gì làm tăng thêm vẻ đẹp trong mắt người chứng kiến thì ở trường hợp những gì tạo nên một thị trường (hay một hàng hóa) cũng như vậy trong mắt những người tham gia. Quan điểm của FTC đã thắng thế và Staples đã từ bỏ cố gắng hợp nhất của nó với Office Depot. Quản lý kinh doanh hiệu quả thường đòi hỏi tư duy thận trọng về thị trường. Bây giờ xét trường hợp của Công ty Coca-Cola. Bổ sung cho các biến thể của coca-cola (đồ uống ăn kiêng, cây có chất caphêin, cây không có chất caphêin) Công ty cũng tạo ra những đồ uống như Spirit và nước cam Minute Maid Orange. Đối thủ cạnh tranh chính của nó trong kinh doanh đồ uống nhẹ là Pepsy. Nếu người ta xem thị trường này là thị trường đồ uống nhẹ có cacbonát màu nâu, thì Coca-cola và Pepsy kết hợp lại chiếm tới 80% thị trường. Con số vẫn như vậy nếu thị trường là tất cả đồ uống nhẹ. Nhưng Coca-cola nhìn nhận thị trường của nó như thế nào? Theo Douglas Ivester, tổng giám đốc mới về hưu của Coca-cola, “phần trong bụng” của nó, tức là thị phần của Coca-cola về nước có thể uống được mà người ta có thể cho vào bụng của mình, là cách Coca-cola nhìn nhận thị trường của nó. Coca-cola ước tính mỗi người cần tiêu dùng trung bình 64 ounce nước uống mỗi ngày để tồn tại. Coca-cola tính ra chỉ có ít hơn 2 ounce trong tổng số đó. Nên điều đó không phải là 40% hay thị phần như vậy, mà Coca-cola 12
  13. xem mình có khoảng 3% thị phần - cạnh tranh với cà phê, chè, nước (Coca-cola bây giờ có nước đóng chai) hay bất cứ thứ gì uống được. Một hãng quá thiển cận có thể sao lãng tìm hiểu xem người tiêu dùng muốn gì để thoả mãn và không cần đến sản phẩm của hãng. Nếu Coca-cola có cảm giác thị trường là đồ uống nhẹ, thì nó sẽ thấy lợi nhuận nhanh chóng tiêu tan vì các loại nước có thể uống được khác có thể thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng. Hãng FedEx khẳng định rằng người tiêu dùng chỉ quan tâm đến đóng gói, hàng hóa, tài liệu của họ và sao cho có được hàng đến nơi trong một khoảng thời gian nhất định. Người tiêu dùng không quan tâm nó được chuyển đến như thế nào, nên FedEx đã chuyển từ một hãng hàng không sang một công ty vận tải thành một nhà cung cấp hậu cần - một công ty sử dụng bất cứ kiểu vận tải hay phương tiện gì sẵn có để cung cấp hàng hóa đúng thời hạn. Hãng UPS cũng làm như vậy nhưng cơ sở xuất phát là từ xe tải. Các nhà quản lý phải nắm bắt được thị trường của họ hiện tại khi họ và những người khác nhận ra nó và có kế hoạch cho thị trường trong tương lai. Để làm như vậy họ phải quan sát sự cạnh tranh về sản phẩm (các sản phẩm khác thay thế cho sản phẩm của họ để thoả mãn nhu cầu khách hàng), sự cạnh tranh về địa lý (sự tách biệt về không gian có thể cô lập bạn khỏi cạnh tranh), và sự cạnh tranh về thời gian (số giờ hoạt động và tính chất mùa vụ có thể ảnh hưởng tới thị trường). Bây giờ, chúng ta quay lại mô hình cung và cầu, công cụ cơ bản nhất của các nhà kinh tế để phân tích thị trường. 1.5.2 Phía cầu của một thị trường Mỗi thị trường đều có phía cầu và phía cung. Phía cầu có thể được minh họa bởi một đường cầu thị trường, nó cho biết số lượng hàng hóa người mua thích mua tại các mức giá khác nhau. Hãy xét hình 1.4, nó cho biết đường cầu về đồng trên thị trường thế giới trong những năm 1990. Hình này cho thấy khoảng 11,7 triệu tấn đồng sẽ được cầu mỗi năm nếu giá là 1$ mỗi cân, khoảng 11 triệu tấn sẽ được cầu mỗi năm nếu giá là 1,1 $ mỗi cân, và khoảng 10,3 triệu tấn sẽ được cầu mỗi năm nếu giá là 1,2 $ mỗi cân. Một lý do quan trọng tại sao đồng được cầu một lượng lớn như vậy là nó rất hữu dụng trong việc lắp các thiết bị để phát và truyền tải điện. Đường cầu trong hình 1.4 cho thấy tổng lượng cầu - toàn thế giới - tại mỗi mức giá. Mỗi đường cầu gắn với một khoảng thời gian cụ thể, và hình dạng và và vị trí của đường cầu phụ thuộc vào chiều dài khoảng thời gian đó. Đường cầu về đồng dốc xuống về bên phải. Nói cách khác, lượng cầu về đồng tăng khi giá giảm. Điều này cũng đúng cho các đường cầu của hầu hết các loại hàng hóa: Chúng đều dốc xuống về bên phải. Điều này có nghĩa, người ta kỳ vọng việc tăng giá hàng hóa dẫn tới lượng cầu ít đi. Mỗi đường cầu đều dựa trên giả thiết về sở thích, thu nhập và số người tiêu dùng, cũng như giá các hàng hóa khác giữ nguyên không đổi. Sự thay đổi về mỗi yếu tố này làm dịch chuyển vị trí của một đường cầu hàng hóa. Vì vậy, nếu sở thích của người tiêu dùng thay đổi hướng tới những hàng hóa sử dụng nhiều đồng hoặc thu nhập của người tiêu dùng tăng lên (và do đó họ mua nhiều hàng hóa sử dụng đồng hơn), thì đườngcầu về đồng sẽ dịch chuyển sang bên phải. Nói cách khác, giữ cho giá đồng không đổi, thì lượng cầu về đồng sẽ nhiều hơn trước đây. Nhiều điều sẽ được bàn đến về chủ đề này trong các phần tiếp theo (và trong chương 3). 13
  14. Đường cầu thị trường về đồng cho thấy lượng đồng mà người mua sẽ thích mua tại các mức giá khác nhau. Hình 1.4 Đường cầu thị trường đồng, Thị trường Thế giới 1.5.3 Phía cung của một thị trường Phía cung của một thị trường có thể được minh họa bởi một đường cung thị trường, nó cho biết số lượng hàng hóa người bán đưa ra tại các mức giá khác nhau. Chúng ta hãy tiếp tục với trường hợp về đồng. Hình 1.5 cho biết đường cung về đồng trên thị trường thế giới trong những năm 1990, dựa trên ước lượng không chính thức của các chuyên gia ngành công nghiệp. Theo hình này, khoảng 9,5 triệu tấn đồng được cung ra mỗi năm nếu mức giá là 1 $ mỗi cân, khoảng 11 triệu tấn nếu giá là 1,1 $ mỗi cân, và khoảng 12,5 triệu tấn nếu giá là 1,2 $ mỗi cân. Lưu ý đường cung về đồng dốc lên về bên phải. Nói cách khác, lượng cung đồng tăng lên khi giá tăng. Điều này có vẻ hợp lý, vì tăng giá tạo động cơ lớn hơn để các hãng sản xuất đồng và đưa ra bán. Cũng như vậy, có động cơ lớn hơn để rút đồng ra từ kim loại phế liệu. Các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy rằng các đường cung của rất nhiều hàng hóa cũng có đặc điểm dốc lên về bên phải này. 14
  15. Đường cung thị trường về đồng cho thấy lượng đồng mà người bán sẽ muốn bán tại các mức giá khác nhau. Hình 1.5 Đường cung thị trường đồng, Thị trường Thế giới Bất cứ một đường cung nào đều dựa trên giả thiết về công nghệ (khái niệm được chúng ta định nghĩa là sự tập hợp kiến thức xã hội hướng tới những kỹ xảo công nghiệp) là không đổi. Khi công nghệ tiến bộ, thì nó có khả năng sản xuất hàng hóa rẻ hơn, nên các hãng thường sẵn sàng cung một lượng cho trước với mức giá thấp hơn truớc. Vì vậy, thay đổi công nghệ thường làm cho đường cung dịch chuyển sang bên phải. Điều này chắc chắn đã xảy ra với trường hợp về đồng. Đã có rất nhiều đổi mới công nghệ về sản xuất đồng, từ những ô đãi quặng rất lớn đến những máy nghiền quặng và đến băng chuyền để vận chuyển quặng tới nhà máy luyện kim. Đường cung về một sản phẩm cũng bị tác động bởi giá cả các nguồn lực (lao động, vốn, và đất đai) được sử dụng để sản xuất ra nó. Việc giảm giá các đầu vào này tạo khả năng sản xuất hàng hóa rẻ hơn, nên các hãng sẵn sàng cung ra một lượng cho trước với mức giá thấp hơn so với trước đây. Vì vậy, giảm giá đầu vào làm cho đường cung dịch chuyển sang phải. Ngược lại, tăng giá đầu vào làm cho đường cung dịch chuyển sang trái. Ví dụ, nếu mức lương công nhân trong ngành công nghiệp đồng tăng lên, thì đường cung về đồng sẽ dịch chuyển sang trái. 1.5.4 Giá cân bằng Hai phía của một thị trường, cầu và cung, tương tác với nhau xác định nên giá của một hàng hóa. Để minh hoạ, hãy xét thị trường đồng. Chúng ta hãy đặt cả đường cầu về đồng (hình 1.4) và đường cung về đồng (hình 1.5) vào cùng một đồ thị. Kết quả, như thấy trong hình 1.6, giúp ta xác định giá cân bằng của đồng. Giá cân bằng là một mức giá có thể được duy trì. Bất cứ mức giá nào không phải giá cân bằng thì không thể duy trì lâu dài, vì các yếu tố cơ bản đang vận hành làm cho thay đổi giá. Hãy xem điều gì sẽ xảy ra nếu các mức giá khác nhau được thiết lập trên thị trường này. Ví dụ, nếu giá là 1,2 $ mỗi cân, thì đường cầu chỉ cho thấy sẽ có lượng cầu 10,3 triệu tấn đồng, trong khi đó đường cung chỉ cho thấy sẽ có lượng cung 12,5 triệu tấn đồng. Vì vậy, nếu giá là 1,2$ một cân, sẽ không có sự phù 15
  16. hợp giữa lượng cung và lượng cầu mỗi năm, vì tỉ lệ đồng được cung lớn hơn tỉ lệ được cầu. Cụ thể, như thấy trong hình 1.6, sẽ có sự dư cung là 2,2 triệu tấn. Dưới những hoàn cảnh như vậy, một lượng đồng được người sản xuất cung ra không thể bán được, và tạo ra đồng tồn kho, nên các nhà cung ứng có xu hướng cắt giảm giá của họ để tránh lượng hành tồn kho không mong muốn. Do đó, mức giá 1,2 $ mỗi cân không thể duy trì lâu dài – và vì lý do này mà mức giá 1,2 $ mỗi cân không phải là giá cân bằng. Giá cân bằng là 1,1 $ mỗi cân, do lượng cầu bằng lượng cung tại mức giá này. Hình 1.6 Giá cân bằng của đồng, Thị trường Thế giới Ngược lại, nếu giá là 1.0$ mỗi cân, thì đường cầu chỉ cho thấy sẽ có lượng cầu 11,7 triệu tấn đồng, trong khi đó đường cung chỉ cho thấy sẽ có lượng cung 9,5 triệu tấn đồng. Một lần nữa, ta lại thấy không có không có sự phù hợp giữa lượng cung và lượng cầu mỗi năm, vì tỉ lệ đồng được cung nhỏ hơn tỉ lệ được cầu. Cụ thể, như thấy trong hình 1.6, sẽ có sự dư cầu là 2,2 triệu tấn. Dưới những hoàn cảnh như vậy, một số người tiêu dùng muốn mua đồng tại mức giá này phải quay về tay không. Ở đây có sự thiếu hàng. Và, dựa vào sự thiếu hàng này các nhà cung ứng sẽ thấy có lợi khi tăng giá, và sự cạnh tranh giữa những người mua làm cho giá tăng lên. Do đó, mức giá 1,0 $ mỗi cân không thể duy trì lâu dài – nên mức giá 1,0 $ mỗi cân không phải là giá cân bằng. Giá cân bằng phải là mức giá khi lượng cầu bằng với lượng cung. Rõ ràng, đó là mức giá duy nhất tại đó không có sự không phù hợp giữa lượng cung và lượng cầu, và vì vậy mức giá duy nhất đó có thể được duy trì lâu dài. Trong hình 1.6, mức giá tại đó lượng cung bằng lượng cầu là 1,1$ mỗi cân, đó là là mức giá tại điểm đường cung cắt đường cầu. Do đó, 1,1$ là giá cân bằng của đồng, tại đó như thấy trong hình 1.6 lượng cân bằng là 11 triệu tấn. 1.5.5 Giá thực tế Dĩ nhiên, giá mà chúng ta thực sự quan tâm là mức giá thực tế - mức giá thực sự phổ biến - chứ không phải giá cân bằng. Nói chung, các nhà kinh tế đơn giản giả thiết rằng mức giá thực tế xấp xỉ với giá 16
  17. cân bằng, điều này dường như có đủ tính hợp lý, vì các quyền năng cơ bản vận hành có xu hướng đẩy giá thực tế hướng tới giá cân bằng. Vì vậy, nếu các điều kiện duy trì tương đối ổn định trong một khoảng thời gian, thì giá thực tế sẽ di chuyển hướng tới giá cân bằng. Để thấy điều này là đúng, hãy xét thị trường về đồng, như mô tả trong hình 1.6. Điều gì xày ra nếu giá được đặt bằng cách nào đó tại 1,2 $ mỗi cân? Như ta đã thấy trong mục trước, trong điều kiện này có một sức ép hướng xuống vào giá đồng. Giả sử, đáp lại sức ép này giá giảm xuống 1.15 $ mỗi cân. So sánh lượng cầu với lượng cung tại mức giá 1,15 $ mỗi cân, ta thấy rằng vẫn còn sức ép xuống vào giá, do lượng cung lớn hơn lượng cầu tại mức giá 1,15 $ mỗi cân. Giá đáp lại sức ép này có thể giảm xuống 1,12 $ mỗi cân, nhưng so sánh lượng cầu với lượng cung tại mức giá này, chúng ta vẫn thấy còn sức ép xuống vào giá, do lượng cung lớn hơn lượng cầu tại mức giá 1,12 $ mỗi cân. Chừng nào giá thực tế còn lớn hơn giá cân bằng, thì vẫn còn sức ép xuống vào giá. Tương tự, chừng nào giá thực tế còn nhỏ hơn giá cân bằng, thì vẫn còn sức ép lên vào giá. Bởi vậy, luôn luôn có xu hướng để giá thực tế hướng tới giá cân bằng. Nhưng sự di chuyển này có thể không nhanh. Đôi khi mất khá nhiều thời gian để giá thực tế tiệm cận với giá cân bằng, vì khi nó đạt tới gần thì giá cân bằng lại thay đổi (do sự dịch chuyển đường cầu, hoặc đường cung hoặc cả hai). Chắc chắn nhất có thể nói rằng giá thực tế luôn hướng tới giá cân bằng. Nhưng dĩ nhiên thông tin này là rất có giá trị, vì phần lớn những gì một giám đốc cần biết là hướng mà giá sẽ thay đổi. 1.5.6 Điều gì xảy ra nếu đường cầu dịch chuyển? Bất cứ đồ thị cung-và-cầu nào giống hình 1.6 về cơ bản là một ảnh chụp của về tình huống trong một khoảng thời gian cụ thể. Các kết quả trong hình 1.6 bị hạn chế ở một khoảng thời gian cụ thể vì các đường cung và cầu trong hình , cũng như bất cứ các đường cung cầu nào, đều liên quan đến chỉ một khoảng thời gian nhất định. Điều gì xảy ra với giá cân bằng của một sản phẩm khi đường cầu của nó thay đổi? Đây là một câu hỏi quan trọng vì các nhà quản lý phải cố gắng lường trước và dự đoán những thay đổi sẽ xuất hiện về giá cả các sản phẩm của họ (cũng như giá các đầu vào). Để minh họa ảnh hường của sự dịch chuyển đường cầu sang trái, hãy xét tình huống ở ngành công nghiệp đồng trong những năm 1980. Do đình đốn sản xuất trong đầu những năm 1980 và giảm mức tăng sản lượng điện năng, nên có sự suy giảm cầu về đồng. Cũng do một phần có sự thay thế của sợi cáp quang và các vật liệu khác cho đồng, nên cầu về đồng càng giảm. Điều này có nghĩa đường cầu về đồng dịch chuyển sang trái, như trong hình bên trái của hình 1.7. Theo hình này, người ta kỳ vọng rằng sự dịch chuyển sang trái của đường cầu sẽ dẫn đến giảm giá đồng từ P tới P 1. Thực tế, giá đồng giảm mạnh trong suốt thời kỳ này. Năm 1980, giá khoảng 1$ mỗi cân; năm 1986 khoảng 0,60 $ mỗi cân. Vì vậy, lý thuyết của chúng ta dự đoán chính xác điều gì đã xảy ra. Điều quan trọng là nhận ra giá này tạm thời giảm xuống như thế nào – và điều thật quan trọng với các nhà quản lý khi hiểu được tại sao nó xảy ra. Kennecott Copper, nhà sản xuất đồng lớn nhất nước đã cắt giảm hoạt động chi nhánh sản xuất đồng Utah của nó đi hai phần ba và bị thua lỗ nặng nề trong giữa những năm 1980. Chủ tịch tập đoàn Kennecott G. Frank Joklik đã quá biết rõ rằng việc cắt giảm giá mạnh mẽ này là một phần do có sự dịch chuyển sang trái của đường cầu về đồng. Ngược lại, giả sử rằng đường cầu thị trường về đồng dịch chuyển sang phải, như vào cuối những năm 1980. Trong giai đoạn này, nước Mỹ đã thấy có sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và cầu về đồng tăng lên. Như chỉ ra trong hình bên phải của hình 1.7, chúng ta kỳ vọng rằng một sự dịch chuyển sang phải như vậy của đường cầu sẽ làm tăng giá của đồng, từ P lên P 2. Thực tế, giá đồng đã tăng lên vào cuối những năm 1980, từ khoảng 0,6$ mỗi cân năm 1986 lên khoảng 1,3 $ mỗi cân năm 1989. Vì vậy, cả ở đầu và cuối những năm 1980, giá đồng đã thay đổi phù hợp với sự phân tích cầu-và cung đơn giản của chúng ta. 17
  18. Mỗi dịch chuyển sang trái của đường cầu dẫn tới giá cân bằng giảm; mỗi dịch chuyển phải của đường cầu dẫn tới giá cân bằng tăng. Hình 1.7 Ảnh hưởng do dịch chuyển sang trái, sang phải của đường cầu tới giá đồng cân bằng 1.5.7 Điều gì xảy ra nếu đường cung dịch chuyển? Điều gì xảy ra với giá cân bằng của một sản phẩm khi đường cung của nó thay đổi? Ví dụ, chẳng hạn do tiến bộ công nghệ về sản xuất đồng nên các hãng như Kennecott Copper sẵn sàng và có khả năng cung nhiều đồng hơn tại một mức giá cho truớc so với trước đó, kết quả là đường cung dịch chuyển sang phải, như mình họa trong hình bên phải của hình 1.8. Ảnh hưởng tới giá cân bằng là gì? Rõ ràng, nó sẽ giảm từ P (nơi đường cung ban đầu cắt đường cầu) xuống PA (nơi đường cung mới cắt đường cầu). Ngược lại, giả sử có sự tăng lương rõ rệt của công nhân sản xuất đồng, kết quả là đường cung này dịch sang trái, như mình họa trong hình bên trái của hình 1.8. Ảnh hường sẽ là gì? Giá cân bằng sẽ tăng từ P (nơi đường cung ban đầu cắt đường cầu) lên P3 (nơi đường cung mới cắt đường cầu). 1.5.8 Nước Nga đã cung quá nhiều ra thị trường nhôm như thế nào: Nghiên cứu điển hình Các nguyên lý cơ bản của cung và cầu là rất hữu ích để nắm bắt được nhiều thị trường, chứ không chỉ thị trường đồng. Ví dụ, hãy xét trường hợp về nhôm rất hấp dẫn và thú vị (Hình 1.9). Trước khi Liên Xô sụp đổ năm 1991, ngành công nghiệp nhôm của nó phục vụ chủ yếu cho các nhu cầu quân sự. Khi các nhu cầu này giảm xuống do giảm căng thẳng chiến tranh lạnh, Nga và các quốc gia độc lập mới khác thuộc Liên Xô trước đây bắt đầu bán nhôm ra thị trường thế giới. Trong bốn năm, xuất khẩu của Nga tăng lên trên 600%, đẩy đường cung nhôm dịch chuyển sang phải. Kết quả, như minh hoạ trong Hình 1.9, có sự sụt giảm mạnh về giá, từ khoảng 80 cents mỗi cân năm 1990 xuống khoảng 47 cents vào tháng 11 năm 1993. Do giá nhôm thấp xuống, nên khoảng 20% công suất sản xuất nhôm của mỹ bị cắt giảm vào cuối năm 1993, và 5.000 công nhân sản xuất nhôm mất việc làm. Công nhân sản xuất nhôm ở Mỹ phản đối 18
  19. Mỗi dịch chuyển sang trái của đường cung dẫn tới giá cân bằng tăng; mỗi dịch chuyển phải của đường cầu dẫn tới giá cân bằng giảm. Hình 1.8 Ảnh hưởng do dịch chuyển sang trái và sang phải của đường cung tới giá đồng cân bằng Do đường cung dịch chuyển sang phải bởi tác động với qui mô lớn lên thị trường thế giới từ Nga và các nước thuộc khối Xô Viết trước đây, nên giá cân bằng giảm từ 80 cents xuống 70 cents. Hình 1.9 Ảnh hưởng của sự dịch chuyển đường cung trong đầu những năm 1900 đến giá nhôm cân bằng 19
  20. mạnh mẽ chính quyền liên bang, để chính phủ đề cập vấn đề này với chính phủ Nga. Vào tháng 1 năm 1994, các nước sản xuất nhôm hàng đầu thế giới đã gặp nhau tại Brussel để đưa ra một kế hoạch đối phó với việc cung quá nhiều nhôm. Một kết quả đạt được là Nga đồng ý cắt giảm sản lượng hàng năm của mình đi 15% trong hai năm tiếp theo. Các nhà sản xuất phương tây cũng được kỳ vọng làm giảm sản lượng. Ảnh hưởng kỳ vọng là có sự dịch chuyển đường cung sang trái, để làm tăng giá. Thực tế, giá đã tăng lên 56 cents mỗi cân vào tháng 2 năm 1994 và tăng mạnh tới khoảng 90 cents mỗi cân vào tháng 12 năm 1994. Trong khi đây là giai đoạn rất khó chịu với nhà sản xuất nhôm (và công nhân), thì nó lại là mối lợi đối với người sử dụng nhôm khi trả giá thấp hơn. Rõ ràng, các nhà quản lý của cả các hãng sản xuất nhôm và cả các hãng sử dụng nhôm đều có mối quan tâm rất lớn đến sự lên xuống của thị trường nhôm – và để nắm bắt được sự lên xuống đó thì họ cần phải biết những nguyên lý cơ bản về cung và cầu mà chúng ta đã bàn đến. Các nhà quản lý trong những ngành khác cũng phải hiểu được những nguyên lý đó. Chi tiết hơn về trọng tâm này được bàn đến trong các chương tiếp theo. Hầu như mỗi số phát hành của tạp chí Wall Street Journal và tạp chí Financial Times (trong mục hàng hóa) đều có một mẩu chuyện về sự thay đổi giá một hàng hóa do sự dịch chuyển hay khả năng dịch chuyển của các đường cung và cầu. Hãy kiểm tra kiến thức của bạn về các khái niệm đường cung và đường cầu thông qua việc xem lại các câu chuyện đó và giải thích điều gì xảy ra trong thị trường thông qua hình vẽ các đường cung và đường cầu sau đó dịch chuyển. Tóm tắt 1. Kinh tế quản lý dựa chủ yếu vào kinh tế học (đặc biệt là kinh tế học vi mô) và khoa học quản lý. Khác với kinh tế học vi mô phần lớn mang tính mô tả, kinh tế quản lý đề ra các qui tắc. Môn học kinh tế quản lý cung cấp những công cụ phân tích cơ bản cũng như đóng vai trò tổng hợp. Kinh tế quản lý là trọng tâm quản lý của các tổ chức phi kinh doanh như các văn phòng chính phủ cũng như hoạt động quản lý hãng. 2. Đối với cả các tổ chức phi kinh doanh và cả các hãng, thì quá trình ra quyết định có thể được chia thành năm bước: (1) Thiết lập hay nhận dạng các mục tiêu của tổ chức. (2) Xác định vấn đề. (3) Nhận diện các giải pháp có thể. (4) Lựa chọn giải pháp khả thi tốt nhất. (5) Thực thi quyết định. 3. Để áp dụng kinh tế quản lý vào quản lý kinh doanh, chúng ta cần một lý thuyết về hãng. Theo lý thuyết được các nhà kinh tế quản lý thừa nhận, thì hãng cố gắng cực đại hóa giá trị của nó, được xác định là giá trị hiện tại của những dòng tiền mặt kỳ vọng trong tương lai của hãng (mà ở đây được coi là tương đương với lợi nhuận). Tuy nhiên, việc cực đại hóa này xảy ra chịu những ràng buộc, vì hãng có đầu vào hạn chế, nhất là trong ngắn hạn, và phải hành động phù hợp với rất nhiều đạo luật và hợp đồng. 4. Nhà kinh tế quản lý xác định lợi nhuận khác với kế toán. Khi nói về lợi nhuận, thì nhà kinh tế đề cập tới lợi nhuận có được dựa trên những gì mà mà lao động và vốn của chủ sở hữu được thuê trong kinh doanh mà có thể kiếm được ở bất cứ đâu. Với một mức độ đáng kể, sự khác nhau giữa khái niệm lợi nhuận được sử dụng bởi kế toán và nhà kinh tế phản ánh sự khác nhau về các chức năng của họ. 5. Ba nguyên nhân quan trọng để tồn tại lợi nhuận là sự đổi mới, rủ ro và sức mạnh độc quyền. Lợi nhuận và lỗ là những động lực chính của một nền kinh tế kinh doanh tự do. Chúng là những dấu hiệu chỉ ra ở đâu nguồn lực là cần thiết và ở đâu là quá thừa. Chúng là những động cơ quan trọng để đổi mới và chấp nhận rủi ro. Chúng là phần thưởng của xã hội cho tính hiệu quả. 6. Mặc dù kinh tế quản lý nói chung giả thiết rằng các hãng muốn cực đại hóa lợi nhuận (và giá trị của chúng), điều được thừa nhận là vấn đề thân chủ-người đại diện nảy sinh nếu các nhà quản lý theo đuổi lợi ích riêng của họ, dù cho điều đó làm giảm đi lợi nhuận của chủ sở hữu. Để xử lý vấn đề 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2