intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kinh tế tuần hoàn - Tiếp cận mới cho các doanh nghiệp

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

7
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Kinh tế tuần hoàn - Tiếp cận mới cho các doanh nghiệp" trình bày về kinh tế tuần hoàn là khái niệm mang tính cách mạng, thách thức toàn bộ thói quen truyền thống trong sản xuất và tiêu dùng. Để nắm bắt được cơ hội kinh doanh và gia tăng giá trị từ mô hình mới này, cần có lộ trình xây dựng chính sách và sự năng động, hiệu quả của các doanh nghiệp. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kinh tế tuần hoàn - Tiếp cận mới cho các doanh nghiệp

  1. KINH TẾ TUẦN HOÀN - TIẾP CẬN MỚI CHO CÁC DOANH NGHIỆP Trần Đức Trung*1 TÓM TẮT: Hơn 200 năm qua, các nền kinh tế trên thế giới đã phát triển dựa vào mô hình tăng trưởng liên tục từ nguồn khai thác tài nguyên thiên nhiên phong phú. Tuy nhiên, quá trình này đang gia tăng áp lực do những lo ngại về tác động xã hội và ảnh hưởng môi trường. Tuy còn mới ở Việt Nam, nhưng khái niệm “kinh tế tuần hoàn” đã được các nền kinh tế thế giới triển khai tích cực trong những năm gần đây. Một cách hình ảnh, thế giới đang chứng kiến sự dịch chuyển từ nền kinh tế tuyến tính truyền thống sang nền kinh tế tuần hoàn, nơi rác thải thay vì bỏ đi, lãng phí và gây ô nhiễm môi trường sẽ được “hồi sinh” dưới dạng các nguồn lực khác nhau, một lần nữa sẽ tham gia vào quá trình sản xuất và sử dụng. Có thể nói, kinh tế tuần hoàn là khái niệm mang tính cách mạng, thách thức toàn bộ thói quen truyền thống trong sản xuất và tiêu dùng. Để nắm bắt được cơ hội kinh doanh và gia tăng giá trị từ mô hình mới này, cần có lộ trình xây dựng chính sách và sự năng động, hiệu quả của các doanh nghiệp. Từ khóa: Kinh tế tuần hoàn, doanh nghiệp, phát triển bền vững, tái chế, bảo vệ môi trường ABSTRACT: For the past 200 years, economies in the world have developed on the basis of a continuous growth module from abundant natural resources. However, this procedure is under increasing pressure due to concerns related to social and environmental impacts. Although the concept “recirculation economy” is still new in Vietnam, it has been actively implemented in recent years in the world. In a visual way, the world is witnessing a shift from a traditional linear economy to a circular economy where waste instead of leaving, wasting, and polluting the environment will be “revived” in the form of different resources, and once again will be involved in the production and use process. It can be said that the circular economy is a revolutionary concept which challenge all traditional habits in production and consumption. In order to capture business opportunities and increase value from this model, it is necessary to have a roadmap to develop policies and the dynamics and efficiency of enterprises. Keywords: Circular economy, enterprises, sustainable development, recycle, protection of environment 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Năm 2015, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã thay thế 8 Mục tiêu Phát triển thiên niên kỷ bằng 17 Mục tiêu Phát triển bền vững (SDGs) với 168 chỉ tiêu cụ thể, do 193 quốc gia thành viên thông qua. Trong đó, có đến 2/3 các mục tiêu có liên quan đến môi trường - một vấn đề cấp thiết không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới. Kinh doanh trong một nền kinh tế mở, hội nhập mạnh mẽ đòi hỏi các doanh nghiệp luôn phải tìm ra hướng đi mới, vừa gia tăng giá trị nhưng có thể bảo vệ môi trường, tái tạo các nguồn lực, hướng tới tăng trưởng bền vững. Xây dựng nền kinh tế tuần hoàn sẽ giúp sử dụng tối ưu nguồn tài nguyên, giảm thiểu các rủi ro về khan hiếm nguồn lực trong tương lai, giải quyết các vấn đề môi trường cũng như mở ra cơ hội * Học viện Tài chính, Hà Nội, Việt Nam Tác giả nhận phản hồi: Trần Đức Trung. Tel.: +84983196591 E-mail address:trungpt.hvtc@gmail.com
  2. 1222 PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION tăng trưởng GDP trị giá khoảng 4,5 nghìn tỷ USD đến năm 2030. Việc chuyển sang nền kinh tế tuần hoàn đòi hỏi những thay đổi đáng kể từ thiết kế sản phẩm cho đến mô hình kinh doanh, khai thác thị trường mới, các phương thức hành vi tiêu dùng mới. 2. KHÁI NIỆM VÀ LỢI ÍCH CỦA KINH TẾ TUẦN HOÀN 2.1. Kinh tế tuần hoàn là gì? Kinh tế tuần hoàn, có thể hiểu là một nền kinh tế mà các nhà sản xuất thiết kế sản phẩm sao cho có thể tái sử dụng được. Một nền kinh tế dựa trên tái chế sẽ đảm bảo tương lai quốc gia có đủ nguyên liệu thô cho quá trình sản xuất và các nhu cầu thiết yếu. Đơn giản hơn, kinh tế tuần hoàn chính là hệ thống các quá trình kinh tế (bao gồm sản xuất, trao đổi, phân phối, tiêu dùng) vận động không có điểm kết thúc. Chính vì vậy, mô hình kinh tế tuần hoàn còn được gọi là kinh tế vòng tròn. Trước đây, con người bắt đầu sử dụng hàng hóa và kết thúc quá trình đó là rác thải. Nhưng hiện nay, việc sử dụng hàng hoá chính là khởi đầu của một quá trình không có điểm cuối. Quá trình này mang tính chất tuần hoàn, biến hàng hóa sử dụng ngày hôm nay thành nguồn lực sẽ sử dụng trong tương lai.Điều đó góp phần bảo vệ môi trường và thúc đẩy phát triển bền vững. Kinh tế tuần hoàn là một khái niệm mới ở Việt Nam. Theo Wikipedia, kinh tế tuần hoàn (circular economy) là một mô hình kinh tế trong đó các hoạt động thiết kế, sản xuất và dịch vụ đặt ra mục tiêu kéo dài tuổi thọ của vật chất, loại bỏ tác động tiêu cực đến môi trường. Mô hình kinh tế tuần hoàn chú trọng việc quản lý và tái tạo tài nguyên theo một vòng khép kín nhằm tránh tạo ra phế thải. Việc tận dụng tài nguyên được thực hiện bằng nhiều hình thức như sửa chữa (repair), tái sử dụng (reuse), tái chế (recycle), thay vì sở hữu vật chất thì hướng đến chia sẻ (sharing) hoặc cho thuê (leasing). Ở nền kinh tế tuyến tính, quá trình vận hành sẽ biến các tài nguyên thiên nhiên thành các vật liệu và sản phẩm cơ bản rồi đưa ra thị trường, thông qua một loạt những bước tạo thêm giá trị gia tăng. Với những thị trường đã bão hòa thì việc gia tăng lưu thông hàng hóa sẽ dẫn tới sự lãng phí khi sử dụng tài nguyên. Kinh tế tuần hoàn có sự khác biệt với kinh tế tuyến tính. Đặc trưng của nền kinh tế này là các hàng hóa, vật liệu sẽ được tái tạo theo thiết kế, với mục tiêu giữ lại nhiều giá trị của sản phẩm. Đặc trưng của kinh tế tuần hoàn là việc tái xử lý hàng hóa và nguyên vật liệu, tạo ra việc làm và tiết kiệm năng lượng, đồng thời làm giảm mức tiêu thụ nguồn lực. 2.2. Lợi ích của kinh tế tuần hoàn Việc ứng dụng kinh tế tuần hoàn là giải pháp khả thi nhằm giảm nguy cơ cạn kiệt tài nguyên và những yếu tố tác động gây ra hiện tượng thời tiết cực đoan. Kinh tế tuần hoàn sẽ hướng đến sử dụng tối đa giá trị của các nguồn tài nguyên và nâng cao hiệu quả quản lý chất thải. Với dự đoán dân số thế giới sẽ tăng lên 9,6 sang mô hình kinh tế bền vững. Phần lớn sự tăng trưởng này dự kiến ​​sẽ xảy ra ở các nước đang phát triển tỷ vào năm 2050, tài nguyên ngày càng khan hiếm, nhu cầu tái chế tăng mạnh, là thực tế phù hợp để chuyển và thu nhập trung bình như ở Việt Nam. Lợi ích của kinh tế tuần hoàn rất lớn. Theo mô hình này, sản phẩm hàng hóa sau khi được tiêu thụ, nguyên liệu thô, sản phẩm hết hạn và năng lượng sẽ được tái sử dụng và tái chế thông qua các quy trình phù hợp và tạo ra các mối quan hệ hợp tác giữa các doanh nghiệp khác nhau. Trong nền kinh tế tuần hoàn, các sản phẩm được thiết kế sao cho có thể được tái sử dụng hoặc tái chế hoàn toàn. Tái sử dụng có nghĩa là đưa một sản phẩm cùng sử dụng lại. Ví dụ sử dụng các bộ phận cũ trong một thiết bị máy móc mới. Tái chế có nghĩa là biến vật liệu cũ hoặc phát thải thành nguyên liệu thô mới. Ví dụ như việc tái chế nhựa thành bột
  3. PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION 1223 viên, hạt nhựa để sản xuất các sản phẩm nhựa mới. Các sản phẩm cũng được thiết kế sao cho chúng không làm ảnh hưởng môi trường khi thải loại. Từ đó sẽ tiết kiệm được nguồn lực tài chính để thanh lọc, làm sạch môi trường và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng. Một trong những lợi ích lớn nhất khi thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn chính là các nguồn lực sẽ được sử dụng hiệu quả. Doanh nghiệp có thể giảm thiểu việc sử dụng nguồn tài nguyên mới, tận dụng tối đa tiềm năng của các nguồn tài nguyên và vật liệu cũ, giảm thiểu chất thải nhờ tái chế và sản xuất các sản phẩm chất lượng có độ bền cao. Việc làm mới sẽ được tạo ra nhiều hơn khi nhu cầu tái chế ngày càng cao. Quy trình này tạo thêm giá trị và bảo vệ môi trường, cộng đồng, xã hội cũng như hoạt động kinh doanh. Đây cũng là vấn đề đang được các cấp, bộ ngành ở Việt Nam coi trọng và đưa vào chiến lược phát triển bền vững. Hình 1. Kinh tế tuần hoàn so với các mô hình kinh tế khác Nguồn: Báo cáo chiến lược phát triển bền vững năm 2016 - Tập đoàn Bảo Việt 3. THỰC TIỄN VỀ KINH TẾ TUẦN HOÀN ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM HIỆN NAY Kinh tế tuần hoàn là một vấn đề mới ở Việt Nam, nhưng thời gian qua đã có một số doanh nghiệp chủ động tiếp cận và xây dựng mục tiêu cũng như các bước vận hành theo mô hình kinh tế này. Các doanh nghiệp đã xây dựng lộ trình để hình thành và sớm thúc đẩy phát triển kinh doanh theo hướng kinh tế tuần hoàn. Điển hình như trong giai đoạn đầu thực hiện mục tiêu này, Công ty TNHH Nước giải khát Coca - Cola Việt Nam (Coca - Cola Việt Nam) đã xây dựng thí điểm các hệ thống thu thập và phân loại chai nhựa tại các thành phố lớn như TP. Hồ Chí Minh, TP. Hà Nội nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về quản lý rác nhựa. Mục tiêu của Coca-cola Việt Nam đến năm 2030 chính là hỗ trợ thu gom và tái chế tất cả chai nhựa từ các sản phẩm đã được bán ra thị trường. Công ty TNHH Nhà máy Heineken Việt Nam là một điển hình trong việc đầu tư hệ thống kinh doanh theo hướng bền vững. Trong năm 2017, 99% nguyên liệu đầu vào của Heineken Việt Nam được tái sử dụng
  4. 1224 PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION hoặc tái chế và chỉ khoảng 1% mất mát hoặc được chuyển đến bãi chôn lấp. Nhờ đó công ty đã chuyển đổi hơn 235,473 tấn chất thải. Cụ thể, công ty đã mua hơn 52,800 tấn trấu với chi phí vào khoảng 42,2 tỷ đồng để sản xuất năng lượng cho quá trình vận hành, tạo ra 100% nhiệt năng sử dụng cho 4 trên tổng số 6 dây chuyền sản xuất. Ưu tiên hàng đầu của công ty trong sản xuất là giảm phát thải CO2. Để tạo ra được thành quả giảm phát thải CO2, Heineken Việt Nam đã đầu tư lên đến 80.000 đô-la Mỹ để lắp đặt 197 tấm pin mặt trời. 4/6 nhà máy bia của Heineken tại Việt Nam đã nấu bia 100% bằng năng lượng tái tạo không các-bon bao gồm: năng lượng sinh khối, khí sinh học và năng lượng mặt trời. Ngoài ra, Heineken đã hoàn thành các cam kết toàn cầu đề ra cho năm 2018 - 2020 về cắt giảm tiêu thụ nước trong sản xuất từ năm 2014. Công ty sẽ tiếp tục nhân rộng hệ thống quản lý nước thải và các công nghệ tiết kiệm nước tại tất cả các nhà máy tại Việt Nam. Tăng cường tác động kinh tế đối với cộng đồng địa phương. Heineken đã sử dụng 100% nguyên liệu bao bì từ nguồn cung ứng địa phương, góp phần tạo việc làm và đóng góp vào sự phát triển của kinh tế Việt Nam. Hình 2. Mô hình kinh doanh theo hướng bền vững của Công ty TNHH Nhà máy Heineken Việt Nam Nguồn: Công ty TNHH Nhà máy Heineken Việt Nam Tập đoàn SCG (một tập đoàn kinh tế lớn chuyên về lĩnh vực vật liệu xây dựng, hóa dầu, giấy và bao bì) có công ty thành viên tại Việt Nam - đã nỗ lực triển khai mô hình tuần hoàn khép kín xuyên suốt trong chuỗi cung ứng, từ khâu chọn lọc nguyên vật liệu thô đến quá trình sản xuất và tiêu thụ. Trong hoạt động thu mua, SCG yêu cầu các nhà cung ứng phải đạt tiêu chuẩn Xanh theo ISO 14000 và các nguyên vật liệu thô phải có các chứng chỉ về môi trường. Trong sản xuất, SCG đã ứng dụng thành công hệ thống xử lý nước thải với chất lượng nước đầu ra có thể tái sử dụng. Các nhà máy giấy của SCG đã giảm được lượng nước tiêu thụ từ 15m3/tấn còn 6,5m3/tấn, nước sau khi thải ra lại tiếp tục được xử lý và sử dụng được cho mục đích tưới tiêu. Sản phẩm của SCG cũng được tiếp thị theo hướng nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về tính bền vững và giá trị sinh thái.
  5. PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION 1225 Với hơn 150 nhà phân phối và hơn 150.000 nhà bán lẻ, Unilever Việt Nam (một công ty lớn chuyên về các sản phẩm chăm sóc cá nhân, gia đình với các nhãn hàng quen thuộc như OMO, P/S, Clear, Pond’s, Knorr, Lifebuoy, Sunsilk…) cũng đang vận hành theo mô hình kinh tế tuần hoàn. Công ty đang triển khai mô hình tái chế rác thải nhựa thành để làm bao bì nhựa, pallet (kệ hàng) và vật liệu xây dựng, hoặc để tạo điện năng. Để giải quyết các thách thức, Unilever hướng đến thiết lập chuỗi cung ứng huy động sự tham gia của các bên thông qua việc hỗ trợ người dân phân loại rác ngay tại hộ gia đình; hỗ trợ các công ty thu gom rác về thiết bị phân loại, tách túi nilon và chai lọ nhựa trước khi đưa rác đi xử lý; và phối hợp với các nhà tái chế. Đối với các nhà máy nhiệt điện ở Việt Nam, trung bình mỗi năm có hơn 15,7 triệu tấn tro xỉ được thải ra từ 20 nhà máy nhiệt điện than đang vận hành với mức tiêu thụ khoảng 45 triệu tấn than/năm. Cứ một triệu tấn tro xỉ có thể làm ra khoảng 600 triệu viên gạch không nung. Tuy nhiên việc thu mua tro xỉ làm nguyên liệu cho sản xuất gạch không nung lại vấp phải các rào cản về pháp lý (như Nghị định số 38/2015/ NĐ-CP quy định các nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường ghi rõ có sử dụng tro xỉ của nhà máy nhiệt điện làm đầu vào). Để các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng có thể tiếp cận và xử lý tái chế nguồn tro xỉ nói trên, Chính phủ cần sớm ban hành các quy chuẩn kỹ thuật. Bên cạnh đó, các hoạt động nghiên cứu, hội thảo khoa học, truyền thông tăng cường nhận thức trong xã hội và cộng đồng doanh nghiệp nền kinh tế tuần hoàn cũng được triển khai mạnh mẽ. Ví dụ như việc nâng cao năng lực và cung cấp các giải pháp kỹ thuật cho khối doanh nghiệp trong ngành Nhựa. Bình quân mỗi ngày một hộ gia đình ở Việt Nam sử dụng khoảng 7 túi nilon. Với 90 triệu dân, con số này rất lớn và tiềm ẩn nhiều nguy cơ tiêu cực đến môi trường. Nguy hại hơn khi túi nilon thường lẫn trong rác thải sinh hoạt, không qua phân loại. Để giải quyết vấn đề chất thải nhựa này, Chính phủ cũng đã sớm có Quyết định số 582/QĐ-TTg về “Tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường do sử dụng túi nilon khó phân hủy trong sinh hoạt đến năm 2020”. Theo đó, sẽ giảm dần và tăng cường thu gom, tái chế chất thải túi nilon khó phân hủy.  Kinh tế tuần hoàn đảm bảo rằng các tài nguyên được sử dụng liên tục và có tính tái tạo, đây được xem là phương án giúp tạo ra lợi ích cho môi trường. Tuy nhiên ở Việt Nam, việc tiếp cận kinh tế tuần hoàn, cụ thể là thúc đẩy cộng sinh công nghiệp, công nghiệp sinh thái vẫn còn vướng nhiều rào cản. Mặt khác, những doanh nghiệp ở Việt Nam mới hướng đến vận hành kinh doanh theo hướng bền vững thường là các doanh nghiệp có tiềm lực tài chính, hoặc các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Việt Nam hiện có hơn 90% các doanh nghiệp nhỏ và vừa, để khu vực doanh nghiệp này có thể quan tâm, nhận thức và triển khai theo mô hình kinh tế tuần hoàn vẫn là một vấn đề khó. 4. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TUẦN HOÀN TẠI MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI Tại Hà Lan, việc chuyển đổi mô hình kinh tế sang kinh tế tuần hoàn là thiết yếu khi nhu cầu về nguyên liệu thô của nước này đang tăng lên và nguồn cung lại phụ thuộc vào các nước khác. Ngành công nghiệp của Hà Lan có tới 60% nguyên liệu đến từ nước ngoài, một số trong số đó đang trở nên khan hiếm. Điều này dẫn đến giá nguyên liệu thô tăng cao, ảnh hưởng tới sự ổn định của nền kinh tế. Chính phủ Hà Lan muốn nền kinh tế trở thành nền kinh tế tuần hoàn vào năm 2050. Để đạt được điều này, Chính phủ đã xây dựng và phát triển chương trình hậu thuẫn cho nền kinh tế tuần hoàn, bao gồm tất cả các chương trình nhằm xử lý nguyên liệu hiệu quả hơn như “Kinh tế từ chất thải đến tài nguyên; Tăng trưởng xanh và nền kinh tế trên cơ sở sinh học”.  Việc chuyển sang nền kinh tế tuần hoàn không chỉ mang lại cơ hội kinh tế mà còn thúc đẩy phát triển khoa học, cắt giảm khí thải CO2, đảm bảo sức khỏe và an toàn cho cộng đồng. Đó là lý do Hà Lan thực hiện nhiều biện pháp khuyến khích và đầu tư vào các doanh nghiệp đang hướng tới nền kinh tế tuần hoàn. Cụ thể, Hà Lan thực hiện cải cách pháp luật, ưu đãi thị trường khoa học công nghệ, hỗ trợ tài chính, nâng
  6. 1226 PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION cao tri thức, thúc đẩy hợp tác quốc tế. Trong tiến trình đó, Hà Lan đã lựa chọn 5 ngành kinh tế và chuỗi giá trị đầu tiên sẽ được chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn. 5 ngành ưu tiên này rất quan trọng đối với nền kinh tế Hà Lan và có ảnh hưởng lớn đến môi trường, bao gồm khí sinh học và thực phẩm, nhựa, ngành công nghiệp sản xuất, ngành xây dựng và hàng tiêu dùng. Riêng với Hà Lan, mô hình kinh tế này có thể tạo ra hơn 50.000 việc làm, giảm 10% chất thải ra môi trường, tiết kiệm 20% nước sử dụng trong ngành công nghiệp, giảm 25% nhập khẩu các nguồn cơ bản, tạo ra 7 tỷ euro cho nền kinh tế. Ngày 23/04/2018, Chính phủ Pháp cũng đã công bố lộ trình phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn, biến rác thải thành nguyên liệu phục vụ cho sản xuất. Pháp đề ra mục tiêu giảm 50 % lượng rác thải trước năm 2025, tận dụng tối đa phế phẩm, phế liệu để từ đó làm ra những sản phẩm mới. Chính phủ Pháp dự kiến trong 7 năm tới sẽ có thêm 300.000 việc làm mới được tạo ra từ mô hình mới này.Một số tập đoàn công nghiệp hàng đầu của Pháp như Suez Environnement, chuyên quản lý nước và rác thải hay hãng xe Renault đã đầu tư rất nhiều vào công nghiệp tái chế. Renault đã có riêng một chi nhánh dưới tên gọi INDRA để lọc lại những khối lượng lớn từ nhựa đến kim loại trong những chiếc xe bị thải ra. INDRA là nơi mỗi năm xử lý khoảng 350.000 chiếc xe cũ đã mục nát và 95% trong số này được tái sinh. 5. GỢI Ý VỀ CƠ HỘI KINH DOANH MỚI CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM Các mục tiêu phát triển bền vững chính là trọng tâm của chiến lược kinh tế thế giới trong giai đoạn này, có thể mở ra sự thay đổi lớn về tăng trưởng và năng suất, với sự gia tăng đầu tư mạnh mẽ vào cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, điều này sẽ không xảy ra nếu không có những thay đổi cơ bản trong cộng đồngdoanh nghiệp. Một nền kinh tế tuyến tính được xây dựng trên nguyên tắc khai thác – sử dụng – xả thải sẽ không bền vững. Trong nền kinh tế tuần hoàn, các doanh nghiệp có thể nghiên cứu, vận dụng các mô hình kinh doanh như: (i) Xây dựng chuỗi cung ứng tuần hoàn; (ii) Phục hồi và tái chế; (iii) Kéo dài đời sống của sản phẩm, v.v.. Cụ thể như đối các doanh nghiệp ngành nhựa, vật liệu xây dựng như sắt thép, kính, các doanh nghiệp mía đường, giấy, sản phẩm sinh học… có thể nghiên cứu triển khai theo hướng này. Hình 3. Cơ hội gia tăng giá trị cho doanh nghiệp trong các mô hình kinh doanhtheo hướng phát triển bền vững Nguồn: Báo cáo “Better Business - Better World”
  7. PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION 1227 Việc chuyển đổi tư duy kinh doanh trong kinh tế tuần hoàn đòi hỏi những thay đổi đáng kể từ thiết kế sản phẩm cho đến mô hình kinh doanh và thị trường mới, những cách thức mới để biến chất thải thành tài nguyên. Do đó sẽ có thêm nhiều việc làm mới và gia tăng thêm các ngành nghề kinh doanh mới cho doanh nghiệp như chuỗi cung ứng nguyên liệu, công nghiệp tái chế…, đặc biệt đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam. Muốn nắm bắt được các cơ hội này, cần phải gắn các mục tiêu phát triển bền vững vào chiến lược phát triển chung của doanh nghiệp.Tiếp cận kinh tế tuần hoàn là động lực thúc đẩy, đóng góp vào các mục tiêu phát triển bền vững.  6. KẾT LUẬN Kinh tế tuần hoàn có tính mở, mang hàm ý sử dụng tài nguyên thông minh hơn và hiệu quả hơn. Kinh tế tuần hoàn đặt vấn đề chất lượng của sản phẩm, hàng hóa là trung tâm, nhưng lấy vấn đề bảo vệ môi trường làm trọng yếu. Giá trị của hàng hóa được duy trì, gia tăng trong và sau quá trình sử dụng. Trong nền kinh tế tuần hoàn, sản phẩm hàng hóa có tính bền vững, tiết kiệm năng lượng, hướng tới phát triển lành mạnh. Phát triển bền vững là xu thế tất yếu của tương lai. Muốn đạt được điều này, mỗi doanh nghiệp phải giải quyết được bài toán phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường. Kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển nên gặp không ít những thách thức khi tiếp cận xu hướng kinh tế tuần hoàn. Vì vậy, để thích ứng và thành công với nền kinh tế tuần hoàn, cần thúc đẩy áp dụng khoa học công nghệ, từ đó tối ưu hoá việc sử dụng các nguồn tài nguyên. Việc chuyển sang nền kinh tế tuần hoàn không những quan trọng đối với quá trình bảo tồn và bảo vệ tài nguyên, mà còn quan trọng đối với sự thành công và phát triển bền vững của các doanh nghiệp. TÀI LIỆU THAM KHẢO Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, Hà Nội, 2016. Đài Truyền hình Việt Nam - VTV1 (26/06/2018), Kinh tế tuần hoàn – Xu hướng tương lai, Hà Nội. Hội đồng Quốc gia về Phát triển bền vững và Nâng cao năng lực cạnh tranh - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - Ngân hàng Thế giới (05/07/2018), Tài liệu Hội nghị Quốc gia về Phát triển bền vững 2018, Hà Nội. Bộ Công thương - Đại sứ quán Hà Lan tại Việt Nam (27/09/2018) , Tài liệuHội nghị “Nền kinh tế tuần hoàn và cơ hội hợp tác Việt Nam – Hà Lan”, Hà Nội. Amory Lovins - Michael Braungart, A New Dynamic – Effective Business in a Circular Economy, Ellen MacArthur Foundation Publishing, January 30, 2014. Ovaska Jukka - Pekka, Business Models for a Circular Economy - 7 companies Paving the Way, Finland, 2015. Catherine Weetman, A Circular Economy Handbook for Business and Supply Chains, Publisher:  Kogan Page, December 3, 2016. Ken Webster, The Circular Economy: A Wealth of Flows, 2nd Edition,Ellen MacArthur Foundation Publishing, November 22, 2016.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2