intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kỳ hoa dị thảo part 2

Chia sẻ: Askjhdkajd Dakjdkad | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:20

112
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Dùng phối hợp chữa tê thấp, đau mình mẩy: rễ sâm cau, hà thủ ô, hy thiêm mỗi thứ 20g, thái nhỏ, ngâm với 500ml rượu trắng, trong 7-10 ngày, càng lâu càng tốt; ngày uống hai lần, mỗi lần 30ml. Chữa sốt xuất huyết: sâm cau 20g (sao đen), cỏ nhọ nồi 12g, trắc bách diệp 10g (sao đen), quả dành dành 8g (sao đen), sắc uống làm 2-3 lần trong ngày. Để chữa liệt dương do rối loạn thần kinh chức năng, lấy sâm cau 10g, sâm bố chính, trâu cổ, kỷ tử, ngưu tất, tục...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kỳ hoa dị thảo part 2

  1. còn 50ml, uống một lần trong ngày. Dùng phối hợp chữa tê thấp, đau mình mẩy: rễ sâm cau, hà thủ ô, hy thiêm mỗi thứ 20g, thái nhỏ, ngâm với 500ml rượu trắng, trong 7-10 ngày, càng lâu càng tốt; ngày uống hai lần, mỗi lần 30ml. Chữa sốt xuất huyết: sâm cau 20g (sao đen), cỏ nhọ nồi 12g, trắc bách diệp 10g (sao đen), quả dành dành 8g (sao đen), sắc uống làm 2-3 lần trong ngày. Để chữa liệt dương do rối loạn thần kinh chức năng, lấy sâm cau 10g, sâm bố chính, trâu cổ, kỷ tử, ngưu tất, tục đoạn, thạch hộc, hoài sơn, cáp giới mỗi vị 12g; cam thảo nam, ngũ gia bì mỗi thứ 8g. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, sắc uống. Hoặc sâm cau 20g, ba kích, phá cố chỉ, hồ đào nhục, thục địa mỗi vị 16g, hồi hương 4g, sắc uống ngày một thang. Trong dân gian, khi ngâm rượu chim bìm bịp với tắc kè, người ta thường cho thêm cả sâm cau để tăng thêm hiệu lực tác dụng. Bài thuốc “Nhị tiên thang” gồm sâm cau, ba kích, dâm dương hoắc, tri mẫu, hoàng bá, đương quy mỗi thứ 12g được dùng dưới dạng thuốc sắc đã chữa bệnh cao huyết áp, nhất là đối với phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh, đạt kết quả hơn 70%. Ghi chú: Dùng sâm cau liều cao kéo dài sẽ gây cường dương mạnh, làm tinh hao kiệt lực. Người hư yếu, thể trạng kém không nên dùng. DS. Đỗ Huy Bích Dùng sáp ong chữa trị viêm ống tai ngoài Viêm ống tai ngoài là hiện tượng viêm tuyến bã nhờn và nang lông ở ống tai ngoài. Bệnh tương đối hay gặp do thói quen ngoáy tai bằng các dụng cụ không vô khuẩn, lau tai quá nhiều làm xước da, qua đó vi khuẩn, nấm xâm nhập vào và gây viêm. Phần ống tai ngoài lớp da dính sát vào xương chỉ cách bằng một tổ chức dưới da rất mỏng nên khi bị viêm, người bệnh sẽ rất đau ảnh hưởng nhiều đến lao động và sinh hoạt. Triệu chứng đau sớm và đau nhiều làm người bệnh không thể bỏ qua và thường phải đi khám sớm. Bệnh nhân đau nhiều bên tai bệnh, đau tăng khi nhai và ngáp, đau giật lan tỏa bên thái dương và lan ra nửa đầu. Đồng thời bệnh nhân có thể xuất hiện ù tai và nghe kém. ấn nắp tai hoặc kéo vành tai bệnh nhân rất đau. Soi tai lúc đầu thấy một gờ đỏ nhỏ, sau to dần, chạm vào rất đau, khối viêm này có thể lan rộng hình thành viêm ống tai ngoài tỏa lan hay khu Bạch Công Tấn sưu t ầm
  2. trú lại tạo thành nhọt, che lấp một phần ống tai đôi khi chít hẹp hoàn toàn. Y học cổ truyền gọi nhọt ống tai ngoài là “nhĩ sang”. Sau đây xin giới thiệu phương thuốc từ sáp ong có tác dụng chữa bệnh này Sáp ong được lấy từ những tầng ong sau khi đã lấy hết mật cho vào nước nấu cho chất sáp tan thành nước để nguội sáp nhẹ nổi lên trên, gạn nước lấy sáp đổ vào khuôn. Sáp ong giàu vitamin A. Trong 10g sáp ong tổ chứa 4.096 đơn vị quốc tế vitamin A. Tính chất chữa bệnh của sáp ong được công nhận từ thời cổ xưa. Hyppocrate đề nghị bôi một lớp sáp lên đầu và cổ khi bị viêm họng, mọi loại sáp đều có tính làm dịu và làm ấm, nhất là sáp mới. Sáp tinh khiết là vách ngăn các bánh tổ ong trong đó ong đẻ trứng, nuôi ấu trùng và bảo quản mật... là chất cơ bản của các thuốc cao dán, làm mát hay làm nóng làm mềm các khối u cứng, sáp ong hút chất độc ra. Điều trị tại chỗ xông hơi sáp ong được thực hiện trong 5 ngày. Bệnh nhân trong tư thế nằm nghiêng vuông góc với mặt giường, ống tai bị viêm hướng lên trên, đốt một đầu ống giấy cuộn tẩm sáp, đầu kia úp thẳng góc với lỗ tai cách ống tai ngoài khoảng 0,2 - 0,3cm. Che mặt bằng một tờ giấy thường để tránh tàn rơi vào mặt. Mỗi lần điều trị đốt 3 cuộn giấy, mỗi cuộn đốt cho đến khi còn khoảng 3cm thì thay cuộn mới. Hơi sáp ong có tác dụng chống viêm, giảm đau, sát khuẩn, thúc đẩy quá trình tạo mủ. Nếu những bệnh nhân sau điều trị 5 ngày mà không hiệu quả sẽ được chích rạch và làm thuốc tai tại chỗ theo y học hiện đại. Tuy nhiên, điều trị nhọt ống tai ngoài bằng xông hơi sáp ong là một phương pháp điều trị có hiệu quả, đặc biệt ở những bệnh nhân được điều trị sớm. ThS. Phạm Bích Đào Chuối sẽ giảm stress? Bạn không gầy và ốm đau, song đầu hay bị choáng váng, người luôn mỏi mệt, uể oải và bồn chồn. Đó là những biểu hiện thông thường nhất của chứng bệnh stress trong cuộc sống hiện đại. Thần kinh căng thẳng cần được chăm sóc và tăng cường bồi bổ. Có rất nhiều loại thực phẩm hỗ trợ cho thần kinh nhưng không gây béo. Vì vậy, việc lựa chọn đúng loại và đúng liều lượng là bí quyết giúp tinh thần luôn sảng khoái. Thực đơn hoàn thiện Ăn đủ bữa và đủ chất là yếu tố đầu tiên cần lưu ý. Trong bữa ăn cần có đủ Bạch Công Tấn sưu t ầm
  3. rau, ngũ cốc và hoa quả. Nhóm vitamin B và carbohydrate trong ngũ cốc sẽ giúp cơ thể sản xuất đủ lượng đường glucose, đảm bảo cho cơ thể không bị hạ đường huyết - nguyên nhân số một gây bồn chồn và cáu gắt. Đối với thần kinh yếu... Bột mỳ là dưỡng chất an toàn nhất. Người có thần kinh yếu ăn thêm bánh mỳ hoặc các loại bánh quy trong ngày. Nên lưu ý đến những loại rau quả chứa nhiều vitamin và kẽm có tác dụng bồi bổ não như quả bơ, hồng đỏ và xoài, chuối ... Thói quen uống đều đặn chè hà thủ ô cũng giúp tăng cường sức khỏe thần kinh. Uống nhiều nước Uống nước lọc vào bất cứ lúc nào có thể. Cố gắng tiếp nhận 2-3 lít nước một ngày. Cần loại bỏ thói quen uống các chất độc hại như cà phê, rượu, chè đen. Làm nóng cầu chì năng lượng... Bằng những thực đơn sau: - Nấu cháo gạo tẻ với sữa 2 lần/tuần. - Salát hoa quả gồm chuối, dứa. - Bữa phụ nên ăn lạc rang, hạt điều, hạt dẻ. Nước sinh tố: 1 quả chuối, 1 thìa nước cốt chanh tươi, 1 thìa lạc rang bóc vỏ, 1 thìa mật ong, 150 mg sữa tươi. Tất cả cho vào xay nhuyễn, uống không hoặc kèm với đá bào. Trong nước sinh tố này, vitamin B6 từ chuối và mật ong sẽ tăng cường năng lượng, sữa giàu canxi và lạc mang lại lecithin. Tất cả đều rất có lợi cho hoạt động của não bộ Phòng và chữa tăng huyết áp bằng Đông y Huyết áp là áp lực của máu lên thành mạch... Phòng và chữa tăng huyết áp bằng Đông y Huyết áp là áp lực của máu lên thành mạch. Áp lực này phụ thuộc vào 4 yếu tố: - Sức co bóp của tim. Tim bóp càng mạnh áp lực càng lớn. - Sức cản của mạch - mạch mềm sức cản ít, mạch dày cứng sức cản tăng. - Khối lượng tuần hoàn (lượng máu trong hệ tuần hoàn, bình thường người lớn có từ 4 đến 5 lít máu). Bạch Công Tấn sưu t ầm
  4. - Chất lượng của máu: Trong máu có các thành phần protein, đường, mỡ, các muối (Na, K, Ca, P), các chất kim loại Cu, Zn, Al, Au,... các chất nội tiết, tế bào máu: hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu... Khi các thành phần trên tăng làm chất lượng máu (hay còn gọi là độ nhớt của máu) tăng, độ nhớt tăng sẽ làm áp lực máu vào thành mạch tăng. Khi đo huyết áp được 2 số đo: huyết áp tâm thu tức là thời điểm tim co bóp tống máu đi nuôi cơ thể và huyết áp tâm trương là giai đoạn tim dãn thu máu về tim. Nếu số đo huyết áp bằng hoặc lớn hơn 140/90mmHg được coi là huyết áp tăng. Nếu số đo 90/70mmHg là huyết áp thấp. Như vậy tăng huyết áp là tên bệnh của tây y. Ở người tăng huyết áp thường có các triệu chứng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, hay quên, tê đầu chi, đau vùng thắt lưng, tiểu đêm, miệng đắng, mất ngủ, mệt mỏi. Tuy nhiên có những người tình cờ đi khám bệnh mới biết mình bị tăng huyết áp. Đa số người tăng huyết áp thường béo bệu. Nhưng cũng có người gầy kiểm tra huyết áp cũng tăng. Căn cứ các triệu chứng trên đông y quy bệnh vào các tạng: can, thận, tỳ với các hội chứng huyễn vựng, thất miên, đàm trệ. Theo đông y có 3 nguyên nhân gây tăng huyết áp. Thứ nhất là khí hậu và thời tiết bất thường kéo dài, trong đó cần tránh gió và ẩm thấp. Gió (phong) dễ tác động vào tạng can, can rối loạn dễ sinh chóng mặt hoa mắt, đau đầu, mất ngủ.Ẩm thấp hại tỳ (tỳ ghét thấp) tỳ bị hại sẽ sinh rối loạn vận hóa, vận hóa rối loạn sẽ sinh đàm. Đàm là sản vật bệnh lý, lưu hành khắp cơ thể, nó tắc ở đâu sinh bệnh ở đó, đàm thấp thường gây cảm giác người nặng nề, chóng mặt hoa mắt khi đổi thời tiết... đau đầu, mất ngủ, trí nhớ giảm. Thứ hai là thất tình. Thất tình là chỉ 7 trạng thái tình cảm quá mức. Mừng quá hại tâm, tức giận uất ức kéo dài hại can, buồn quá hại phế, lo nghĩ quá hại tỳ. Kinh sợ quá hại thận. Tâm, can, tỳ, phế, thận là các cơ quan trong cơ thể, đảm bảo cho cơ thể sống khỏe mạnh và phát triển. Nếu các cơ quan này yếu sẽ sinh bệnh. Đặc biệt đối với tâm can, thận rối loạn hoạt động sẽ có triệu chứng như bệnh tăng huyết áp. Tăng huyết áp có thể gặp ở mọi lứa tuổi, mọi giới, nhưng theo thống kê, những người nhiều tuổi, người lao động trí óc hoặc người có cuộc sống khó khăn phải bươn chải, mưu sinh, người có nhiều toan tính, người bị oan ức, bị chèn ép nhiều thường hay bị bệnh tăng huyết áp (và một số bệnh khác như bệnh đái tháo đường, suy nhược thần kinh, tâm thần, v.v...). Tây y gọi thất tình là stress. Bạch Công Tấn sưu t ầm
  5. Thứ ba là chế độ sinh hoạt và ăn uống. Mọi hoạt động nên có mức độ vì sách đã dạy “thái quá bất cập” - cái gì quá đều có hại. Ăn nhiều chất cay nóng hại phế, ăn nhiều chất đắng hại tâm, ăn nhiều chất chua hại can, ăn nhiều chất nhờn béo hại tỳ. Đại danh y Tuệ Tĩnh đã dạy: Muốn khỏe mạnh, tránh bệnh tật cần: “Bế tinh, dưỡng khí, tổn thân/Thanh tâm, quả dục, thư chân, luyện hình”. Sau đây xin giới thiệu một số bài thuốc chữa tăng huyết áp Bài 1: Bạc hà 8g, tỏi 12g. Sắc uống hằng ngày hoặc ngâm rượu uống 10 giọt/lần, ngày 2 lần. Bài 2: Bạch truật bán hạ thiên ma thang: Bạch truật 12g, bán hạ 12g, thiên ma 12g. Sắc uống chữa đờm nghịch, đau đầu, hoa mắt chóng mặt, hồi hộp. Bài 3: Bổ can thang: Bạch thược 12g, mạch môn 12g, thục địa 12g, can khương 8g, mộc qua 12g, xuyên khung 8g, đương quy 12g, táo nhân 12g. Sắc uống ngày 1 thang, tác dụng bổ can âm, chữa chóng mặt, đau đầu, thiếu máu. Bài 4: Kỷ cúc địa hoàng thang: Bạch cúc hoa 8g, phục linh 8g, thục địa 12g, câu kỷ 12g, sơn dược 12g, trạch tả 8g, đan bì 8g, sơn thù 8g. Sắc uống ngày 1 thang, chữa can thận hư, đau đầu, hoa mắt. Bài 5: Long đởm tả can thang: Can thảo 6g, liên kiều 12g, sinh địa 12g, chi tử 8g, long đởm thảo 10g, trạch tả 12g, hoàng cầm 12g, mộc thông 12g, sa tiền 12g, hoàng liên 8g. Sắc uống ngày 1 thang, tác dụng chữa uất nhiệt ở kinh can, miệng đắng, đau bên mạng sườn. Bài 6: Thiên ma câu đằng ẩm: Tang ký sinh 12g, thạch quyết minh 8g, ngưu tất 12g, phục thần 10g, thiên ma 12g, sơn chi 8g, câu đằng 10g, đỗ trọng 10g, hoàng cầm 12g, ích mẫu 12g. Sắc uống ngày 1 thang, tác dụng bình can giáng nghịch, đau đầu hoa mắt, ngủ kém, mạch căng cứng. PGS.TS. Dương Trọng Hiếu Cây sắn dây chữa bệnh Củ sắn dây (Đông y gọi là cát căn) vị ngọt cay, tính bình, có tác dụng giải độc, thải nhiệt. Nó được dùng chữa sốt, nhiệt ở miệng, nhức Bạch Công Tấn sưu t ầm
  6. đầu do sốt, khát nước, đi lỵ ra máu. Ngày dùng 8-20 g dưới dạng thuốc sắc. Một số đơn thuốc có củ sắn dây: - Chữa cảm mạo sốt cao: Củ sắn dây 8 g, ma ho àng 5 g, quế chi 4 g, đại táo 5 g, thược dược 4 g, sinh khương 5 g, cam thảo 4 g, nước 600 ml, sắc còn 200 ml, chia 3 lần uống trong ngày. - Bột rắc những nơi mồ hôi ẩm ngứa: Bột sắn dây 5 g, thiên hoa phấn 5 g, hòa thạch 20 g, trộn đều, tán nhỏ, rắc những nơi ẩm ngứa. - Chữa trẻ sốt: Củ sắn dây 20 g, thêm 200 ml nước sắc còn 100 ml, cho trẻ uống trong ngày. - Chữa rắn cắn: Khi bị rắn độc cắn, lấy lá sắn dây tươi giã vắt lấy nước uống, bã đắp lên vết rắn cắn. Hà thủ ô. Món ăn bài thuốc phòng chống bạc tóc Dần theo năm tháng và tuổi tác, mái tóc bạc dần là một quy luật khó tránh khỏi. Thông thường, ở vào tầm tuổi trên dưới 50, hiện tượng này bắt đầu xuất hiện và tiệm tiến dần cho đến khi mái đầu trở lên bạc trắng hoàn toàn Món ăn bài thuốc phòng chống bạc tóc ThS. Xuân Mai Dần theo năm tháng và tuổi tác, mái tóc bạc dần là một quy luật khó tránh khỏi. Thông thường, ở vào tầm tuổi trên dưới 50, hiện tượng này bắt đầu xuất hiện và tiệm tiến dần cho đến khi mái đầu trở lên bạc trắng hoàn toàn. Thế nhưng, vì nhiều lý do khác nhau, có người tóc bạc xuất hiện quá sớm hoặc quá nhanh khiến cho dù muốn hay không, người ta cũng khó tránh khỏi tâm trạng buồn phiền. Đó là chưa nói đến hiện tượng bạc tóc có thể còn kèm theo các chứng trạng bệnh lý hoặc lão suy khác đang diễn ra âm thầm trong thân thể. Y học cổ truyền cho rằng tóc là phần dư của huyết, thận tàng tinh, tinh sinh huyết, cho nên tóc là phần tươi tốt biểu hiện ra bên ngoài của thận. Khi thận hư, huyết thiếu thì tóc sớm bạc, khô gãy và dễ rụng. Để phòng chống hiện Bạch Công Tấn sưu t ầm
  7. tượng bạc tóc, y học cổ truyền sử dụng rất nhiều biện pháp khác nhau nhằm mục đích bổ dưỡng tinh huyết, nhu nhuận lông tóc, trong đó có một liệu pháp khá độc đáo là dùng các món ăn - bài thuốc. Bài viết này xin được giới thiệu một số món ăn bài thuốc để bạn đọc tham khảo: Bài 1: Mỗi ngày dùng 50g đậu đen hầm với xương lợn làm canh ăn. Hoặc dùng đậu đen 250g, vừng đen 100g, bạch quả 30 hạt, hà thủ ô 150g, tất cả sao chín, tán thành bột mịn, đựng trong lọ kín dùng dần, mỗi ngày ăn 30g. Hoặc dùng đậu đen đồ chín, phơi khô, sao thơm, đựng trong lọ kín dùng dần, mỗi ngày ăn 2 lần, mỗi lần 6g, nhai kỹ rồi chiêu với nước muối nhạt. Bài 2: Hà thủ ô chế 300g, thỏ ty tử 400g, phá cố chỉ 250g. Các vị sấy khô, tán vụn, mỗi ngày dùng 40g hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 30 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Công dụng: tư bổ can thận, cường thân kiện thể, dùng cho người bị bạc tóc sớm có kèm theo các triệu chứng đầu choáng mắt hoa, lưng đau, gối mỏi, tinh thần mỏi mệt, ăn kém, đại tiện lỏng loãng. Bài 3: Hà thủ ô chế, nữ trinh tử, tang thầm (quả dâu chín) mỗi thứ 12g; hạn liên thảo (cỏ nhọ nồi) 10g. Tất cả sấy khô, tán vụn, hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Công dụng: dưỡng âm, tư bổ can thận, dùng cho người bị bạc tóc sớm có kèm theo các triệu chứng mệt mỏi, hay đau đầu chóng mặt, thị lực giảm sút, lưng gối đau mỏi, hay quên, ngủ kém... Bài 4: Hà thủ ô 20g, gan lợn 250g, mộc nhĩ 30g, cải bắp 50g, dầu thực vật và gia vị vừa đủ. Sắc kỹ hà thủ ô lấy nước bỏ bã; gan lợn rửa thật sạch, thái miếng, ướp gia vị rồi dùng lửa to rán qua; cải bắp và mộc nhĩ rửa sạch thái chỉ. Cho gan lợn vào đun với nước sắc hà thủ ô một lát, kế đó cho cải bắp và mộc nhĩ vào, tiếp tục đun sôi vài phút là được, chế đủ gia vị, dùng làm canh ăn hằng ngày. Bài 5: Mạch môn (bỏ lõi) 120g; thiên môn, thục địa, kỷ tử, đương quy mỗi vị 30g; nhân sâm, ngưu tất mỗi vị 15g; sinh địa, hà thủ ô mỗi vị 60g. Tất cả sấy khô, thái vụn, đem ngâm với 5.000ml rượu trắng, sau 30 ngày thì dùng được, mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 20ml. Công dụng: bổ khí dưỡng huyết, ích thọ diên niên, dùng cho người bị bạc tóc sớm, rụng tóc nhiều kèm theo các triệu chứng như cơ thể suy nhược, da nhợt, chán ăn, mất ngủ, hay hồi hộp, dễ đổ mồ hôi, suy giảm khả năng tình dục... Bài 6: Kỷ tử, hà thủ ô, mật ong mỗi vị 120g; đương quy, sinh địa, thiên môn mỗi vị 60g; đẳng sâm, thỏ ty tử, phá cố chỉ, sơn thù mỗi vị 20g; ngưu tất 90g; rượu trắng 3.000ml. Các vị thuốc sấy khô, thái vụn, đem ngâm với rượu, sau 7-10 ngày thì dùng được, uống đều đặn mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 20ml. Công dụng: Bạch Công Tấn sưu t ầm
  8. bổ can thận, dưỡng tinh huyết, dùng cho người bị bạc tóc sớm có kèm theo các triệu chứng lưng đau gối mỏi, đầu choáng mắt hoa, ăn kém, tinh thần mỏi mệt, dương sự suy yếu, răng rụng, tai ù tai điếc. Bài 7: Hà thủ ô 180g; ngưu tất 240g; kỷ tử 120g; thục địa, sinh địa, thiên môn, mạch môn, đương quy, nhân sâm mỗi vị 60g; nhục quế 30g; bạch khúc (men rượu) 500g, gạo nếp 7.000g. Các vị thuốc sấy khô, tán vụn; bạch khúc tán mịn; gạo nếp đồ thành xôi rồi trộn đều với bột thuốc và bạch khúc, cho vào hũ, bịt kín miệng, ủ ở nơi ấm áp, sau 14 ngày thì bỏ bã lấy nước, uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 10-30ml. Công dụng: bổ can thận, dưỡng khí huyết, tăng tinh, dùng cho người bị bạc tóc sớm có kèm theo các triệu chứng phiền táo mất ngủ, lưng đau, gối mỏi, ăn kém, hay hoa mắt chóng mặt... Ngộ độc nấm: Cách đề phòng và cấp cứu tại chỗ Nấm ăn và nấm độc BS.Kim Liên Từ thời xưa, nấm đã được con người dùng làm thức ăn và được coi là một thực phẩm có nhiều chất dinh dưỡng. Nước ta có nhiều loại nấm ăn tốt, như nấm hương, nấm mỡ, nấm rơm, nấm rạ, nấm mối, nấm tràm, nấm trứng, mộc nhĩ, v.v... Phân tích thành phần hoá học, trong 100g nấm hương khô có tới 36g protid, 4g lipid, 23,5g glucid, 17g xenluloza, 184mg canxi, 606mg photpho, 35mg sắt, các vitamin B1, B2, PP... Trong 100g mộc nhĩ cũng có 10,6g protid, 0,2g lipid, 65g glucid, 7g xenluloza, 357mg canxi, 201mg photpho, các vitamin B1, B2, PP, caroten... Các loại nấm khác như nấm mỡ, nấm rơm, nấm trứng, v.v... cũng có nhiều chất dinh dưỡng tương tự. Như vậy, nấm là một thực phẩm tốt có nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt là có một hàm lượng protid cao, chứa hơn 20 loại axit amin khác nhau, trong đó có một số loại gần bằng lượng có trong thịt động vật như tryptophan, cystine, histidine, arginine, v.v... Trong thiên nhiên có nhiều loài nấm quí, nhưng cũng có không ít nấm độc, ăn nhầm phải có thể chết người. Những nấm độc nguy hiểm nhất thường là những nấm tán thuộc giống Aminita, như nấm tán độc xanh đen (Aminita phalloides), nấm tán độc trắng (Aminita verna), nấm ruồi (Aminita muscaria), nấm độc có mũ xám tím (Aminita pantherina), v.v... Những loài nấm này thường mọc trong rừng, ven rừng, trên các bãi cỏ, gây ra trên 90% vụ ngộ độc nấm chết người. Để phân biệt nấm ăn với nấm độc, người ta đã có nhiều nhận xét, như nấm Bạch Công Tấn sưu t ầm
  9. độc có màu sặc sỡ, có mùi hắc, v.v... nhưng thực tế không hoàn toàn đúng như thế. Có những nấm màu trắng dịu, vị thơm ngon mà vẫn rất độc như loại nấm tán độc trắng (Aminita verna). Vì vậy không thể nhìn bề ngoài để phân biệt nấm độc với nấm ăn, mà cần có kinh nghiệm và sự hiểu biết kỹ về các loài nấm, và chỉ ăn những nấm đã được xác nhận chắc chấn là ăn được. Cách đề phòng và cứu chữa tại chỗkhi có người ngộ độc nấm Có nhiều loài nấm độc, chứa nhiều chất độc khác nhau gây ra những dấu hiệu nhiễm độc nặng nhẹ khác nhau. Xu hướng hiện nay người ta chia chúng làm hai nhóm chính : Nhóm nấm độc phá huỷ cấu trúc các tế bào cơ quan và nhóm gây độc lên hệ thần kinh và tiêu hoá. Trong nhóm thứ nhất người ta phân lập được các độc tố aminitin và phaloidin có thể phá huỷ các tế bào, nhất là tế bào gan, làm gan bị huỷ hoại nhanh chóng. Nhóm này gồm một số lớn nấm độc thuộc giống Aminita mà đại diện là Aminita phalloides Trong nhóm nấm độc sau, người ta phân lập được nhiều chất độc, chủ yếu là chất muscarin gây độc trên thần kinh. Đại diện cho nhóm nấm này là nấm ruồi Aminita muscaria. Nhóm thứ nhất chứa chất phaloidin rất độc đối với tế bào gan. Người ăn phải nấm này thường có triệu chứng ngộ độc muộn sau 6 giờ với hội chứng tiêu hoá (viêm dạ dày - ruột cấp, nôn, đau bụng, tiêu chảy), viêm gan hoại tử (gan to đau, vàng da) và suy thận cấp. Ngộ độc loại nấm này thường rất nặng, tử vong cao. Nhóm thứ hai chứa chất muscarin rất độc đối với thần kinh. Các triệu chứng ngộ độc loại nấm này thường xuất hiện sớm, trong vòng 1 - 2 giờ sau khi ăn. Người bệnh có hội chứng cường phó giao cảm, đồng tử co hẹp, buồn nôn và nôn, đau bụng, tiêu chảy, vã mồ hôi, chảy nước mắt, nhiều dãi, khát nước, co giật, mạch chậm, truỵ mạch... Để đề phòng ngộ độc nấm, tốt nhất ta chỉ ăn những loại nấm đã quen biết, chắc chắn là nấm ăn được. Tuyệt đối không ăn những nấm lạ. Những người mới ở miền xuôi lên miền núi hoặc ở những nơi khác đến, khi hái nấm phải hỏi kinh nghiệm đồng bào địa phương thật cụ thể, chắc chắn, vì thực tế rất khó phân biệt nấm ăn với nấm độc. Ngoài ra chúng ta cần chú ý một số loài nấm ăn cũng có thể trở nên độc trong những trường hợp nấm bị ôi thiu, nấu không kỹ, hoặc khi có rượu trong máu. Vì vậy chúng ta không nên ăn nấm bị giập nát, những nấm đã ôi thiu; phải cẩn thận khi thu hái và chế biến nấm, đồng thời không nên uống rượu khi ăn nấm vì rượu làm tăng thẩm thấu độc tố nấm vào máu. Bạch Công Tấn sưu t ầm
  10. Về cách cứu chữa người bị ngộ độc nấm tại gia đình, ta phải bình tĩnh tìm mọi cách làm cho bệnh nhân nôn ra hết thức ăn như móc họng, hoặc lấy lông gà rửa sạch ngoáy họng cho bệnh nhân nôn, v.v... cho đến khi nôn ra nước trong. Cho người bệnh uống than hoạt tính để hấp phụ chất độc trong ống tiêu hoá càng sớm càng tốt. Người lớn cho uống 20 - 30g pha với 100 - 200ml nước sạch quấy đều. Trẻ em tuỳ theo tuổi giảm bớt liều lượng. Nếu không có sẵn than hoạt có thể cho uống các loại nước đậu xanh giã nát, nước ngô non... cũng có tác dụng hút bớt chất độc, sau đó gửingay người bệnh đến bệnh viện gần nhất để rửa dạ dày và dùng các thuốc giải độc. Gửi cả các chất nôn của bệnh nhân đến bệnh viện để xét nghiệm tìm chất độc của loại nấm giúp điều trị đúng hướng vì tuỳ theo loại nấm có chất độc khác nhau, tình trạng ngộ độc và cách điều trị cấp cứu cũng khác nhau. Ngoài cách xử trí ngộ độc thức ăn chung như gây nôn, rửa dạ dày, hấp phụ chất độc bằng than hoạt, người bệnh còn được dùng những thuốc và biện pháp điều trị đặc hiệu với loại nấm gây ngộ độc. Cây đậu rựa Phòng chống bệnh tiểu đường bằng món ăn từ đậu Các món ăn được chế biến từ đậu nói chung đều ngon, rẻ tiền, dễ tiêu và có khả năng phòng chống được nhiều căn bệnh mạn tính. Phòng chống bệnh tiểu đường bằng món ăn từ đậu Các loại đậu như đậu xanh, đậu đen, đậu ván, đậu đỏ... đều có nhiều đạm, đặc biệt là trong đậu tương hay còn gọi là đậu nành hàm lượng đạm rất cao (34%). Hơn nữa, đậu còn chứa nhiều vitamin và chất khoáng (đặc biệt là canxi) rất cần cho sự phát triển hệ xương của trẻ em, phụ nữ có thai và người cao tuổi. Các món ăn được chế biến từ đậu nói chung đều ngon, rẻ tiền, dễ tiêu và có khả năng phòng chống được nhiều căn bệnh mạn tính. Trong thực liệu học cổ truyền, người xưa đã biết dùng những món ăn chế biến từ các loại đậu để phòng chống chứng tiêu khát, một căn bệnh mà ngày nay được gọi là đái tháo đường hay tiểu đường. Dưới đây, xin được giới thiệu một số ví dụ điển hình để bạn đọc tham khảo và vận dụng khi cần thiết. Bài 1: Biển đậu 100g, cà chua 150g, thịt lợn nạc 50g, dầu đậu nành 10g, xì dầu Bạch Công Tấn sưu t ầm
  11. và gia vị vừa đủ. Cách chế: cà chua rửa sạch, bổ nhỏ; thịt lợn thái miếng; biển đậu loại bỏ gân xơ, bẻ đoạn, rửa sạch. Đổ dầu đậu nành vào chảo, đun nóng già rồi cho thịt lợn vào xào trước, tiếp đó bỏ biển đậu và gia vị, đun nhỏ lửa cho đến khi mềm thì cho cà chua vào, đun to lửa, đảo đều tay một lát là được, ăn nóng. Công dụng: kiện tỳ vị, sinh tân dịch, hóa thử thấp, dùng thích hợp cho những người bị tiểu đường có biểu hiện miệng khô họng khát, hay chóng mặt buồn nôn, khả năng tiêu hóa và hấp thu kém. Bài 2: Đậu rựa (lực đậu) 800g, cải bẹ 50g, một ít gừng tươi, dầu vừng hoặc dầu lạc và gia vị vừa đủ. Cách chế: đậu rựa bỏ hai đầu và gân xơ, bẻ nhỏ và rửa sạch; rau cải loại bỏ tạp chất, rửa sạch và thái vụn, gừng tươi băm nhỏ. Cho dầu vào chảo đun nóng già rồi bỏ đậu rựa vào trước, rau cải vào sau, xào chín cùng với gia vị cho đến khi mềm là được. Công dụng: tư âm nhuận táo, bổ trung ích khí, dùng thích hợp cho những người bị tiểu đường, ho khan, suy nhược cơ thể, suy dinh dưỡng. Bài 3: Mộc nhĩ đen 60g, biển đậu 60g. Cách chế: hai thứ sấy khô, tán thành bột mịn đựng trong lọ kín dùng dần. Cách dùng: uống mỗi ngày 2-3 lần, mỗi lần 9g. Công dụng: kiện tỳ dưỡng huyết, làm giảm đường huyết, dùng thích hợp cho những người bị tiểu đường. Bài 4: Bí đỏ 450g, đậu xanh 200g. Cách chế: bí đỏ rửa sạch gọt vỏ, bỏ ruột và hạt, thái miếng; đậu xanh đãi sạch rồi cho vào nồi hầm cùng với bí đỏ cho thật nhừ, chế đủ gia vị, chia ăn vài lần trong ngày. Công dụng: bổ trung ích khí, thanh nhiệt và làm hết khát, dùng rất tốt cho những người bị bệnh tiểu đường. Bài 5: Đậu phụ 100g, mướp đắng 150g, dầu lạc và gia vị vừa đủ. Cách chế: Mướp đắng rửa sạch, bỏ ruột và hạt, thái miếng; cho dầu lạc vào chảo đun nóng già rồi bỏ mướp đắng vào xào cho đến khi gần chín thì cho tiếp đậu phụ vào, đun to lửa một lát là được, chế đủ gia vị, ăn nóng mỗi ngày một lần. Công dụng: thanh nhiệt chỉ khát, làm hạ đường huyết, dùng cho những người bị bệnh tiểu đường thuộc thể táo nhiệt biểu hiện bằng các triệu chứng như miệng khô họng khát, gầy yếu, đại tiện táo, hay có cảm giác sốt nhẹ về chiều... Bài 6: Đậu đen 30g, hoàng tinh 30g, mật ong 10g. Cách chế: đậu đen và hoàng tinh rửa sạch rồi đem hầm kỹ trong 2 giờ, cho mật ong vào quấy đều là được. Cách dùng: ăn mỗi ngày 2 lần, mỗi lần một bát nhỏ. Công dụng: bổ trung ích khí, cường thận ích vị, làm giảm mỡ máu và hạ huyết áp, dùng cho người bị bệnh tiểu đường thể chất hao gầy, ăn nhiều mau đói. Bài 7: Đậu tương 100g, dấm 100ml. Cách chế: đậu tương rửa sạch sấy khô rồi đem ngâm với giấm trong 8 ngày là có thể dùng được. Cách dùng: mỗi ngày uống 3-6 lần, mỗi lần 30 hạt đậu. Công dụng: kiện tỳ, ích vị, bổ khí dưỡng huyết, làm giảm đường máu. Bạch Công Tấn sưu t ầm
  12. Bài 8: Đậu phụ 200g, nấm rơm 100g, dầu đậu tương và gia vị vừa đủ. Cách chế: đậu phụ thái miếng, nấm rơm rửa sạch. Cho dầu đậu tương vào chảo đun nóng già rồi cho đậu phụ và nấm vào xào to lửa một lát là được, chế đủ gia vị, ăn nóng. Công dụng: bổ trung ích khí, kiện tỳ dưỡng vị, trừ mỡ giảm béo, rất thích hợp cho những người bị bệnh tiểu đường có béo bệu, cao huyết áp và bệnh lý động mạch vành tim. Bài 9: Đậu phụ khô 100g, rau cải xoăn 500g, dầu đậu tương và gia vị vừa đủ. Cách chế: đậu phụ thái miếng, rau cải rửa sạch cắt đoạn. Đem xào hai thứ với dầu đậu tương, chế đủ gia vị, dùng làm thức ăn hằng ngày. Công dụng: tư âm nhuận táo, ích khí hòa huyết, dùng cho người bị bệnh tiểu đường khả năng tiêu hóa kém, hay táo bón. ThS. Hoàng Khánh Toàn Cốt khí củ Phòng, trị chứng hạ đường huyết bằng Đông y “Chứng bệnh hạ đường huyết” (hypoglycemosis) chỉ hiện tượng nồng độ đường trong máu hạ xuống quá thấp, từ đó dẫn tới hàng loạt những chứng trạng bệnh lý - chủ yếu là mất cân bằng thần kinh thực vật (thần kinh giao cảm quá hưng phấn) và rối loạn hoạt động của não. Phòng, trị chứng hạ đường huyết bằng Đông y Ở người bình thường, đường huyết có thể thay đổi - tăng hoặc giảm đôi chút: đường huyết qua đêm dao động trong giới hạn từ 4,2 - 6,4mmol/lít; đường huyết sau khi nhịn đói 72 giờ ở nam giới > 2,8mmol/lít, còn ở nữ giới > 2,2mmol/lít. Khi đường huyết xuống thấp hơn 2,5mmol/lít, thì sẽ bị hạ đường huyết. “Chứng bệnh hạ đường huyết” (hypoglycemosis) chỉ hiện tượng nồng độ đường trong máu hạ xuống quá thấp, từ đó dẫn tới hàng loạt những chứng trạng bệnh lý - chủ yếu là mất cân bằng thần kinh thực vật (thần kinh giao cảm quá hưng phấn) và rối loạn hoạt động của não. Trường hợp bệnh nhẹ, người bệnh chỉ không chịu được đói, chân tay hơi bủn rủn, cảm thấy đầu choáng Bạch Công Tấn sưu t ầm
  13. váng, trống ngực, tim đập nhanh, buồn ngủ, tinh thần khó tập trung... Trường hợp bệnh phát nặng có thể xuất hiện những biểu hiện rối loạn tinh thần, bồn chồn, lo hãi, mất phương hướng trong không gian, nhìn không rõ hoặc nhìn một vật hóa thành hai, vã mồ hôi lạnh, chân tay tê dại hoặc co giật như lên cơn động kinh, thậm chí có thể liệt nửa người hoặc hôn mê sâu. Với những trường hợp bệnh phát nhẹ, điều trị triệu chứng rất đơn giản, chỉ cần cho bệnh nhân uống nước đường, ăn kẹo bánh ngọt hoặc tiêm glucoza, là mọi triệu chứng sẽ tự nhiên hết dần. Nhưng đối với những trường hợp bệnh phát nặng, cần kịp thời đưa ngay bệnh nhân tới bệnh viện, để cấp cứu bằng các phương tiện của y học hiện đại. Biện chứng thi trị bằng Đông dược Các chứng trạng của bệnh hạ đường huyết, thuộc phạm vi các chứng bệnh “hôn quyết” và “hư phong” của đông y học. Theo đông y, nguyên nhân dẫn tới hạ đường huyết, phần lớn do bẩm sinh cơ thể vốn yếu ớt - âm dương khí huyết không đầy đủ; cũng có thể do cơ thể bị suy yếu nặng sau khi mắc bệnh, khiến cho chức năng của tỳ vị bị thương tổn, hoặc do đàm hỏa ứ đọng ở hai kinh can, tỳ gây nên. Trong điều kiện gia đình, có thể căn cứ vào những chứng trạng biểu hiện cụ thể để lựa chọn cách chữa, cũng như các bài thuốc, món ăn cụ thể, tương ứng với thể (loại hình bệnh) như sau: Tâm tỳ lưỡng hư Thể bệnh này hay gặp ở những người bẩm sinh yếu ớt, hoặc ở phụ nữ tuổi trung niên - do tinh thần căng thẳng, làm việc quá sức, không được điều dưỡng đầy đủ khi sinh đẻ, khiến cho khí huyết bị hư tổn và chức năng của hai tạng tâm, tỳ bị rối loạn gây nên. - Chứng trạng: Bệnh phát tác từ từ, người hay mệt lả, đầu choáng váng, chân tay bủn rủn, vã mồ hôi, mặt trắng nhợt, trống ngực, tim đập dồn loạn nhịp từng cơn, tinh thần khó tập trung, hay quên, bồn chồn, lo hãi vô cớ, nặng hơn thì có những biểu hiện dị thường về mặt tâm thần. Chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi mỏng, mạch tế (nhỏ). - Phép chữa: Bổ ích tâm tỳ. - Bài thuốc tiêu biểu: Hoàng k ỳ 15g, đẳng sâm 12g, đương quy 9g, toan táo nhân 12g, viễn chí 3g, mạch môn đông 9g, ngũ vị tử 6g, bá tử nhân 9g, long nhãn 15g, cam thảo (nướng) 3g. Tất cả nấu với 800ml nước, sắc còn 300ml; sắc hai lần như vậy, hợp hai nước với nhau, chia ra 3 lần uống trong ngày. Bạch Công Tấn sưu t ầm
  14. Liên tục 10 ngày (một liệu trình), nghỉ 3 ngày lại tiếp tục uống liệu trình khác tới khi bệnh ổn định. Trường hợp nhẹ có thể dùng món ăn - bài thuốc: long nhãn 15g, hạt sen (để cả tâm) 12g, đại táo 9-10 quả, gạo tẻ 50-60g, nấu cháo ăn trong ngày. Cũng sử dụng theo từng liệu trình. Can hư phong động Thể bệnh này hay gặp ở những người lao động trí óc quá nặng nhọc, hoặc sinh hoạt tình dục không tiết chế, khiến cho thận âm bị hư tổn, không hàm dưỡng được tạng can, khiến cho tạng can bị suy yếu, dẫn đến tình trạng “can phong nội động” mà sinh ra bệnh. - Chứng trạng: Đầu choáng váng, mắt nhìn không rõ, chân tay tê dại hoặc run giật, nặng thì cứng hàm và toàn thân co giật, hai mắt trợn ngược, miệng sùi bọt mép, hôn mê ngã lăn quay. Chất lưỡi hồng nhạt, rêu lưỡi mỏng, mạch tế huyền (nhỏ, căng). - Phép chữa: Dưỡng can tức phong. - Bài thuốc tiêu biểu: Đương quy 9g, sơn thù du 12g, ngũ vị tử 6g, bạch thược 15g, hoàng k ỳ 20g, xuyên khung 6g, mộc qua 6g, thục địa 12g, sơn dược 15g, câu k ỷ tử 12g, cam thảo 6g, đại táo 6 quả. Sắc uống và sử dụng như trong thể “Tâm tỳ lưỡng hư”. Trường hợp nhẹ, có thể dùng trà thuốc: câu đằng 12g, kim ngân 10g, câu kỷ tử 10g, ngũ vị tử 6g, đại táo 6 quả, sắc uống thay trà trong ngày. Đàm nhiệt ứ đọng Thể bệnh này thường gặp ở những người ăn uống thường quá no say. Đồ ăn thức uống không tiêu hóa hết ứ đọng lại, kết hợp với men rượu, biến thành “đàm thấp” và “hỏa độc”, làm tổn thương tỳ vị (chức năng tiêu hóa), rối loạn tâm thần mà gây nên bệnh. - Chứng tạng: Thường sau khi tỉnh dậy, thấy trời đất bỗng nhiên tối sầm, người quay cuồng, vã mồ hôi, chân tay bủn rủn, ngã lăn quay, hôn mê. Ngoài ra, thường ngày còn có những biểu hiện như nhiều mồ hôi, ngủ nhiều, tinh thần kém tỉnh táo, nói sàm. Chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng nhớt, mạch hoạt sác (trơn, nhanh). - Phép chữa: Thanh nhiệt hóa đàm, khai khiếu tỉnh thần. - Bài thuốc tiêu biểu: xương bồ 9g, uất kim 12g, trúc lịch 20g, sơn chi tử 9g, liên kiều 12g, trúc diệp 9g, mộc thông 6g, đan bì 9g, cam thảo 6g. Nếu có những biểu hiện như phiền táo, miệng khát, đau đầu, thêm: sinh địa, tri mẫu, cát căn Bạch Công Tấn sưu t ầm
  15. mỗi vị 12g; nếu nôn mửa không ngừng, thêm: hoàng liên 3g, bán hạ (tẩm gừng sao) 9g, trúc nhự (tẩm gừng sao) 9g. Sắc uống và sử dụng như trong thể “Tâm tỳ lưỡng hư”. Trường hợp nhẹ, có thể dùng trà thuốc: trúc diệp (lá tre) 20g, cốt khí củ 10g, thổ phục linh 10g, gừng tươi 8g, cam thảo 6g, sắc uống thay trà trong ngày. Nguyễn Hùng Những bài thuốc từ lá sen Từ trước đến nay, người ta chỉ chú ý sử dụng hạt sen (liên nhục) để nấu chè, tâm sen (liên tâm) làm thuốc an thần, tua sen (liên tu) dùng ướp chè, ngó sen (liên ngẫu) làm thực phẩm Những bài thuốc từ lá sen Từ trước đến nay, người ta chỉ chú ý sử dụng hạt sen (liên nhục) để nấu chè, tâm sen (liên tâm) làm thuốc an thần, tua sen (liên tu) dùng ướp chè, ngó sen (liên ngẫu) làm thực phẩm. Còn lá sen thường chỉ được dùng để gói thức ăn, ít người nghĩ rằng lá sen lại có nhiều tác dụng quý để chữa bệnh. Về hóa học, lá sen chứa 0,2 - 0,3% tanin, 0,77 - 0,84% alcaloid, trong đó có nuciferin (chủ yếu), nor - nuciferin, roemerin, pro - nuciferin, vitamin C, các acid citric, tartric, succinic. Ngoài ra, còn có quercetin, isoquercitrin, nelumbosid, leucocyanidin, leuco - delphinidin. Tỷ lệ hoạt chất có trong lá sen bánh tẻ cao hơn lá non và lá già. Về dược lý, lá sen đã được nghiên cứu chứng minh có tác dụng an thần, chống co thắt cơ trơn, chống choáng phản vệ, ức chế loạn nhịp tim. Tác dụng an thần của lá sen mạnh hơn tâm sen. Nuciferin chiết từ lá sen có tác dụng kéo dài giấc ngủ. Thuốc senin chứa alcaloid lá sen được áp dụng trên 36 bệnh nhân ngoại tâm thu thất cơ năng với tim không có tổn thương thực thể, đạt hiệu quả tốt với tỷ lệ 75%, thuốc không gây tác dụng phụ. Thuốc leonuxin bào chế từ lá sen và ích mẫu cũng được điều trị cho các bệnh nhân ngoại tâm thu thất với kết quả tốt 64%, trung bình 21%, không kết quả 15%. Lá sen được dùng trong y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian với tên thuốc là liên diệp hoặc hà diệp, được thu hái quanh năm, thường dùng lá non (hoặc Bạch Công Tấn sưu t ầm
  16. lá còn cuộn lại chưa mở) và lá bánh tẻ, bỏ cuống. Dùng tươi hoặc phơi, sấy khô, đôi khi sao thơm. Dược liệu là nguyên lá to, khô, màu lục, không bị sâu, không có vết thủng, có vị đắng, hơi chát, mùi thơm nhẹ, tính mát bình, không độc, vào 3 kinh can, tỳ, thận, có tác dụng thanh nhiệt, cầm máu, tán ứ, an thần, lợi thấp. Chữa háo khát: Lá sen non (loại lá còn cuộn lại chưa mở càng tốt) rửa sạch, thái nhỏ, ép lấy nước uống làm nhiều lần trong ngày. Hoặc thái nhỏ, trộn với các loại rau ghém, ăn sống hằng ngày. Người bị tiêu chảy vừa chữa khỏi, cơ thể đang bị thiếu nước dùng rất tốt. Chữa máu hôi không ra hết sau khi đẻ: Lá sen sao thơm 20-30g tán nhỏ, uống với nước hoặc đồng tiện (nước tiểu trẻ em) hoặc sắc với 200ml nước còn 50ml, uống làm một lần trong ngày. Chữa mất ngủ: Lá sen loại bánh tẻ 30g rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô, sắc hoặc hãm uống. Có thể dùng viên nén gồm cao mềm lá sen 0,03g, bột mịn lá sen 0,09g, tá dược vừa đủ cho một viên. Ngày uống 3-6 viên trước khi đi ngủ 3 giờ. Hoặc sirô lá sen gồm cao mềm lá sen 4g, cồn 45o 20ml, sirô đơn vừa đủ cho 1.000ml. Người lớn uống 15ml, trẻ em tùy tuổi 5ml. Chữa sốt xuất huyết: Lá sen 40g, ngó sen hoặc cỏ nhọ nồi 40g, rau má 30g, hạt mã đề 20g, sắc uống ngày một thang. Nếu xuất huyết nhiều, có thể tăng liều của lá và ngó sen lên 50-60g. Chữa chảy máu não và các biến chứng kèm theo ở bệnh nhân tăng huyết áp: Lá sen 15,5g, cam thảo 15,5g, đỗ trọng 12,5g, sinh địa, mạch môn, tang ký sinh, bạch thược mỗi vị 10g. Sắc uống ngày một thang. Chữa băng huyết, chảy máu cam, tiêu chảy ra máu: Lá sen 40g để sống, rau má 12g sao vàng, thái nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày. Chữa ho ra máu, nôn ra máu: Lá sen, ngó sen, sinh địa mỗi vị 30g; trắc bá, ngải cứu mỗi vị 20g. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, sắc uống trong ngày. Chữa mất ngủ: Dùng viên bao sen - vông gồm cao khô lá sen 0,05g tương đương với 1g lá sen khô, cao khô lá vông 0,06g, bằng 1g lá khô, l - tetrahydropalmatin (hoạt chất chiết từ củ bình vôi) 0,03g, tá dược vừa đủ cho 1 viên. Ngày uống 2-4 viên trước khi đi ngủ. Một đợt điều trị từ 10-15 ngày. Khoa thần kinh - Bệnh viện Hữu Nghị Hà Nội đã dùng viên bao sen - vông cho 100 bệnh nhân uống thấy tác dụng an thần tốt, gây ngủ nhanh, giấc ngủ kéo dài, êm dịu. Khi tỉnh giấc, không thấy mệt mỏi so với dùng meprobamat. Viên Bạch Công Tấn sưu t ầm
  17. sen - vông đã được sản xuất rộng rãi để dùng trong nước và xuất khẩu. Chế phẩm Passerynum gồm lá sen, lạc tiên, vông nem, hạt tơ hồng, thảo quyết minh, lá dâu tằm, hạt keo giậu và sâm đại hành đã thể hiện tốt trên lâm sàng, làm người bệnh ngủ dễ dàng và ngon giấc, không gây trạng thái buồn ngủ và không làm thay đổi huyết áp. Ngoài ra, lá sen, hoa hòe mỗi vị 10g; cúc hoa vàng 4g, sắc uống còn chữa cao huyết áp, đau mắt. Dùng ngoài, núm cuống lá sen nấu nước đặc để rửa, rồi lấy lá sen rửa sạch, giã nát với cơm nếp, đắp làm tan mụn nhọt. Theo tài liệu nước ngoài, lá sen hãm uống được dùng phổ biến như một loại nước trà trong những ngày hè oi bức để chống nóng, giải nhiệt, làm dịu mát, đỡ khát. Lá sen tươi băm nhỏ nấu với hạt đậu xanh (để nguyên vỏ) làm canh ăn có thể phòng và chữa được rôm sẩy, ghẻ lở. Nước sắc lá sen để rửa chữa dị ứng do sơn. Dịch ép từ lá sen dùng chữa tiêu chảy. Các nhà khoa học người Mỹ đã nghiên cứu thấy trong lá sen có hoạt chất làm dịu dục tính, chữa di tinh, mộng tinh. DS. Đỗ Huy Bích Tác dụng chữa bệnh của rau muống Rau muống có thể thải trừ cholesterol máu và chống tăng huyết áp. Vì vậy, những người bị chứng huyết áp cao, cholesterol máu cao, cơ thể gầy khô nên ăn nhiều loại rau này. Theo Đông y, rau muống vị ngọt nhạt, tính mát, có tác dụng giải độc, thông đại tiểu tiện, chữa táo bón, đái rắt. Dân gian dùng rau muống để phòng và chữa một số chứng bệnh thường gặp: - Làm mất tác dụng của những thuốc đã uống, giải độc: Rau muống rửa sạch giã nát, vắt lấy nước uống. - Chữa vết thương, vết mổ sâu rộng: Ăn rau muống hằng ngày kích thích sinh da chóng đầy miệng (những trường hợp có cơ địa sẹo lồi không nên dùng trong thời gian chưa liền sẹo). Bạch Công Tấn sưu t ầm
  18. - Giảm đường máu: Bệnh nhân tiểu đường nên dùng rau muống thường xuyên. - Chữa dị ứng bội nhiễm ngoài da: Rau muống tươi một nắm rửa sạch, đun sôi kỹ, để vừa ấm, rửa chỗ thương tổn. Hoặc: Rau muống 30 g, râu ngô 15 g, mã thầy (củ năn) 10 củ. Sắc uống hằng ngày đến khi khỏi. Vị thuốc hữu ích từ rau muống Cập nhật lúc 10h39" , ngày 27/02/2007 Rau muống là món ăn dân dã, đi vào lời thơ, câu ca dao quen thuộc "Ta đi ta nhớ quê nhà/Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương". Ngoài hương vị ẩm thực, rau muống còn là vị thuốc được sử dụng từ lâu đời. Món ăn giải nhiệt mùa hè: Thời tiết nắng nóng, làm việc mất nhiều mồ hôi, thì dùng rau muống và Rau muống chanh để làm thuốc giải nhiệt rất hay, bằng cách đơn giản: rau muống một bó đem rửa sạch, rồi luộc với nước thật sôi. Dùng nước luộc rau muống, vắt vào mấy lát chanh, nêm ít gia vị để dùng. Ngoài ra, dùng món này còn bổ sung chất khoáng và vitamin C cho cơ thể. Giải độc khi bị say nắng: Lấy rau muống giã lấy nước uống; hoặc dùng nước rau muống luộc cho vào tí muối để uống. Giúp vết thương mau lành: Rau muống có tác dụng kích thích sinh tạo máu và tế bào mới, vì trong rau muống có chứa nhiều chất sắt (Fe++) và chất khoáng. Ngoài ra, phụ nữ trong thời gian nuôi con nhỏ, có thể lấy rau muống luộc, nghiền lấy nước cho trẻ uống để bổ sung khoáng chất. Người bị ốm mới dậy, trong thực đơn nên kèm rau muống sẽ chóng lại sức. Khi thời tiết lạnh, nhất là mùa đông, dùng rau muống xào tỏi, giúp cơ thể ấm áp, đồng thời còn phòng chống được mắc cảm cúm và nhiễm lạnh... Các bài thuốc từ cây ổi Các bệnh nhân tiểu đường có thể lấy quả ổi 250 g rửa sạch, thái miếng, dùng máy ép lấy nước, chia uống 2 lần trong ngày; hoặc dùng lá ổi khô 15-30 g sắc uống mỗi ngày. Ổi có tên khoa học là Psidium guajava L., dân gian còn gọi là phan thạch Bạch Công Tấn sưu t ầm
  19. lựu, thu quả, phan nhẫm, bạt tử, lãm bạt, phan quỷ tử... Các nghiên cứu dược lý cho thấy, dịch chiết từ các bộ phận của cây ổi đều có khả năng kháng khuẩn, làm săn se niêm mạc và cầm đi lỏng. Theo dược học cổ truyền, lá ổi vị đắng, tính ấm, có công dụng tiêu thũng, giải độc, chỉ huyết. Quả ổi vị ngọt hơi chua, tính ấm, có công dụng kiện vị, cố tràng. Các bộ phận của cây ổi thường được dùng để chữa những bệnh như tiết tả (đi lỏng), cửu lỵ (lỵ mạn tính), viêm dạ dày ruột cấp và mạn tính, sang thương xuất huyết, tiêu khát (tiểu đường), băng huyết... Một số bài thuốc cụ thể: 1. Viêm dạ dày - ruột cấp và mạn tính: - Lá ổi non sấy khô, tán bột, uống mỗi lần 6 g, mỗi ngày 2 lần. - Lá ổi 1 nắm, gừng tươi 6-9 g, muối ăn một ít, tất cả vò nát, sao chín rồi sắc uống. - Quả ổi, xích địa lợi và quỷ châm thảo, mỗi thứ từ 9-15 g, sắc uống. 2. Lỵ mạn tính: - Quả ổi khô 2-3 quả, thái phiến, sắc uống. - Lá ổi tươi 30-60 g sắc uống. 3. Trẻ em tiêu hóa không tốt: - Lá ổi 30 g, hồng căn thảo (tây thảo) 30 g, hồng trà 10-12 g, gạo tẻ sao thơm 15-30 g, sắc với 1.000 ml nước, cô lại còn 500 ml, cho thêm một chút đường trắng và muối ăn, uống mỗi ngày. Trẻ 1-6 tháng tuổi chỉ uống mỗi ngày 250 ml. 4. Tiêu chảy: - Búp ổi hoặc vỏ dộp ổi 20 g, búp vối 12 g, búp hoặc nụ sim 12 g, búp chè 12 g, gừng tươi 12 g, rốn chuối tiêu 20 g, hạt cau già 12 g, sắc đặc uống. - Búp ổi 12 g, vỏ dộp ổi 8 g, gừng tươi 2 g, tô mộc 8 g, sắc với 200 ml nước, cô còn 100 ml. Trẻ 2-5 tuổi mỗi lần uống 5-10 ml, cách 2 giờ uống 1 lần. Người lớn mỗi lần uống 20-30 ml, mỗi ngày 2-3 lần. - Với tiêu chảy do lạnh, dùng búp ổi sao 12 g, gừng tươi 8 g nướng cháy vỏ, hai thứ sắc cùng 500 ml nước, cô còn 200 ml, chia uống 2 lần trong ngày. Hoặc: Búp ổi hay lá ổi non 20 g, vỏ quýt khô 10 g, gừng tươi 10 g nướng chín, sắc với 1 bát nước, cô còn nửa bát, uống nóng. Cũng có thể lấy búp ổi 60 g, nụ sim 8 g, riềng 20 g, ba thứ sấy khô, tán bột, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 5 g với nước ấm. - Với tiêu chảy do nóng (thấp nhiệt), dùng vỏ dộp ổi 20 g sao vàng, lá chè Bạch Công Tấn sưu t ầm
  20. tươi 15 g sao vàng, nụ sim 10 g, trần bì 10 g, củ sắn dây 10 g sao vàng, tất cả tán bột, người lớn mỗi lần uống 10 g, trẻ em uống bằng nửa liều người lớn. Hoặc: Vỏ dộp ổi sao vàng 20 g, vỏ duối sao vàng 20 g, vỏ quýt sao vàng 20 g, bông mã đề sao vàng 20 g, sắc đặc uống nóng. Cũng có thể lấy bột vỏ dộp ổi 8 phần, bột gạch non 2 phần, trộn đều, luyện thành viên, mỗi lần uống 10 g, mỗi ngày 2 lần. - Với tiêu chảy do công năng tỳ vị hư yếu, dùng lá hoặc búp ổi non 20 g, gừng tươi nướng cháy 10 g, ngải cứu khô 40 g, sắc cùng 3 bát nước, cô còn 1 bát, chia uống vài lần trong ngày. - Với trẻ em đi lỏng, dùng lá ổi tươi 30 g, rau diếp cá 30 g, xa tiền thảo 30 g, sắc kỹ lấy 60 ml, trẻ dưới 1 tuổi uống mỗi lần 10-15 ml, trẻ 1-2 tuổi uống 15-20 ml, mỗi ngày 3 lần. 5. Băng huyết: Quả ổi khô sao cháy tồn tính, tán bột, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 9 g pha với nước ấm. 6. Đau răng: Vỏ rễ cây ổi sắc với dấm chua, ngậm nhiều lần trong ngày. 7. Thoát giang (sa trực tràng): Lá ổi tươi lượng vừa đủ, sắc kỹ lấy nước ngâm rửa hậu môn. Có thể kết hợp dùng quả ổi khô sắc uống. 8. Mụn nhọt mới phát: Lá ổi non và lá đào lượng vừa đủ, rửa sạch, giã nát rồi đắp lên vùng tổn thương. Lưu ý: Không dùng ổi cho những người đang bị táo bón. Chữa tiêu chảy bằng vị thuốc từ cây ổi Cập nhật lúc 09h35" , ngày 07/11/2007 Nghiên cứu dược lý cho thấy dịch chiết các bộ phận của cây ổi đều có khả năng kháng khuẩn, làm săn se niêm mạc và cầm đi lỏng. Xin giới thiệu một số cách dùng cụ thể các vị thuốc từ cây ổi để chữa bệnh. Tiêu chảy Cây ổi Búp ổi hoặc vỏ dộp ổi 20g, búp vối 12g, búp hoặc nụ sim 12g, búp chè 12g, gừng tươi 12g, rốn chuối tiêu 20g, hạt cau già 12g, sắc đặc uống. Hoặc búp ổi 12g, vỏ dộp ổi 8g, gừng tươi 2g, tô mộc 8g, sắc với 200ml nước còn 100ml, trẻ 2-5 tuổi mỗi lần uống 5-10ml, cách 2 giờ uống 1lần; người lớn Bạch Công Tấn sưu t ầm
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2