intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kỹ thuật canh tác cây thuốc lá vàng

Chia sẻ: Trần Mai Hương Hương | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:37

135
lượt xem
22
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khí hậu là một trong những yếu tố hết sức quan trọng trong hệ sinh thái đồng ruộng, chính yếu tố này giúp cho cây thuốc lá đạt những nét đặc thù theo từng giống và từng vùng địa lý khác nhau. Nói đến khí hậu là nói đến mối tương quan giữa nhiệt độ, ẩm độ, bức xạ mặt trời, chế độ mưa, thời gian phân bố mưa, chế độ gió, mây…

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kỹ thuật canh tác cây thuốc lá vàng

  1. z  Kỹ thuật canh tác cây thuốc lá vàng
  2. Kỹ thuật canh tác cây thuốc lá vàng BÀI 1: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN Chương 1 KỸ THUẬT SẢN XUẤT THUỐC LÁ VÀNG SẤY CÓ CHẤT LƯỢNG 1. CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CHO CÂY THUỐC LÁ VÀNG SẤY: 1.1 Khí hậu:
  3. Khí hậu là một trong những yếu tố hết sức quan trọng trong hệ sinh thái đồng ruộng, chính yếu tố này giúp cho cây thuốc lá đạt những nét đặc thù theo từng giống và từng vùng địa lý khác nhau. Nói đến khí hậu là nói đến mối tương quan giữa nhiệt độ, ẩm độ, bức xạ mặt trời, chế độ mưa, thời gian phân bố mưa, chế độ gió, mây… 1.1.1 Bức xạ mặt trời: Cây thuốc lá cũng như các loại cây trồng khác trong quần thể cây trồng ngắn ngày là ưa ánh sáng trực tiếp: ngay từ khi xuất hiện lá thật trong vườn ươm, cây con thuốc lá đã đòi hỏi ánh sáng trực xạ để tiến hành quang tổng hợp biến đổi quá trình tự dưỡng sang quá trình dị dưỡng. Đến khi cây thuốc lá được chuyển ra ngoài đồng ruộng, nó đòi hỏi một mật độ hợp lý nhằm hấp thu ánh sáng để thực hiện chu trình quang hô hấp (chu trình C3) mục đích vừa tích lũy
  4. vừa phân giải các vật chất để thực hiện chức năng sinh lý của cây. Các tỉnh phía Nam, tuy chia thành hai mùa mưa nắng khác nhau nhưng dù trong mùa mưa, tổng lượng bức xạ đạt được vẫn đầy đủ cho quá trình quang tổng hợp cho cây thuốc lá sinh trưởng – phát triển. 1.1.2 Nhiệt độ: Nhiệt độ: được coi như là một nguồn nhiệt lượng cung cấp cho hệ sinh thái cây trồng trong đó có cả cây thuốc lá. Về mặt sinh lý cây thuốc lá nhiệt độ yêu cầu cho cây thuốc lá sinh trưởng – phát triển và phát dục từ 20 – 300C, nếu vượt quá 350C và dưới 150C cây thuốc lá sẽ sinh trưởng và phát triển kém. Nhiệt độ 25 – 280C là nhiệt độ lý tưởng nhất cho cây thuốc lá sinh trưởng – phát triển. Điều kiện cụ thể lý tưởng là nhiệt độ ban đêm khoảng 19 – 210C và ban ngày khoảng 30 – 320C. Cây thuốc lá có thể chịu đựng một thời gian ngắn trong các điều kiện nhiệt độ cao
  5. đến 430C hoặc dưới 100C mà không hề ảnh hưởng đến sinh trưởng. Trong điều kiện nhiệt độ ban ngày < 150C cây thuốc lá bị hạn chế việc tạo chất khô. Ở nhiệt độ thấp cây có độ dài lóng thường ngắn hơn và các lá tầng trên dài và hẹp hơn. Nhiệt độ thấp trong giai đoạn từ 4 đến 5 tuần lễ đầu sau khi trồng sẽ làm cây sớm ra hoa và sẽ cho số lá ít hơn bình thường. Ở phía Nam, nhiệt độ ở các vùng thuốc lá trung bình biến động từ 220C đến 280C, nhiệt độ này đã giúp cho cây thuốc lá thực hiện tốt quá trình hô hấp, phân giải tinh bột thành đường, gia tăng các vật chất thơm, nhựa, các peptin, ligin, sắc tố… có lợi cho phẩm chất thuốc lá, nhất là ở những vùng trồng có độ cao so với mặt biển chênh lệch càng lớn và biên độ nhiệt độ ngày đêm càng cách biệt. 1.1.3 Am độ:
  6. Am độ bao gồm ẩm độ không khí, ẩm độ đất và có liên quan rất lớn với lượng mưa, số ngày mưa, cường độ bức xạ, thảm thực vật, loại đất, ao hồ, sông ngòi… Cây thuốc lá là một loại cây mà người nông dân thường nói “nắng quá không ưa, mưa quá không chịu”, nhưng cũng là một loại cây trồng rất cần độ ẩm để sinh trưởng và phát triển, mà nếu ẩm độ thiếu sẽ làm cho cây thiếu hụt nước, sự cân bằng sinh lý trong cây bị phá vỡ nghiêm trọng dẫn đến năng suất chất lượng giảm, đôi khi mất trắng hoàn toàn. Cây thuốc lá cần ẩm độ không khí trung bình thích hợp cho sinh trưởng phát triển từ 70 – 80% và ẩm độ đất từ 60 – 80% tùy từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển. Lợi dụng vào đặc tính thích ứng độ ẩm của cây thuốc lá mà các nhà nông học căn cứ vào từng giai đoạn sinh trưởng – phát triển với những nhu cầu độ ẩm
  7. khác nhau mà điều tiết cơ học giúp gia tăng năng suất – chất lượng. Việc giảm dần độ ẩm thông qua việc tưới trong vườn ươm để gia tăng tính chống chịu, giảm sâu bệnh, kích thích phát triển đường kính thân, hệ thống rễ… của cây con. Cũng tương tự như vậy, lợi dụng đặc tính của cây thuốc lá trong giai đoạn 30 ngày sau trồng, sự phát triển chủ yếu của cây là bộ rễ, từ đó áp dụng các biện pháp kỹ thuật để tạo cho cây thuốc lá thiếu nước tạm thời nhằm kích thích hệ thống rễ đâm sâu, đâm ngang và rộng, chính đó là việc giúp cho cây gia tăng năng suất – chất lượng sau này. Độ ẩm đất còn ảnh hưởng đến một vài hóa chất hóa học trong lá thuốc lá, những thí nghiệm của Dupizamet đã kết luận: nếu ẩm độ đất càng tăng thì hàm lượng đạm, nicotine trong lá giảm, trong khi đó đường hòa ta trong lá lại tăng.
  8. Thuốc lá là loại cây cần độ ẩm để sinh trưởng và phát triển nhưng nó không phải là cây chịu ngập nước, nếu không may bị ngập 2 đến 3 ngày là cây sẽ bị chết hoàn toàn. Vì vậy, trong canh tác cây thuốc lá không được để nước đọng giữa 2 rãnh thuốc lá khi tưới hoặc sau cơn mưa. Qua tài liệu và nhiều năm nghiên cứu cũng như thực tế, người ta cho biết một số yếu tố khí hậu sau đây thích hợp cho cây thuốc lá sinh trưởng – phát triển. Giai đoạn Điều kiện thích hợp Thời kỳ Nhiệt độ không khí Am độ đất Am độ không khí Lượng mưa Bức xạ ánh sáng (0C) (%) (%) (mm/ngày) Vườn 1- Hạt nứt nanh 25 – 28 - 90 - - ươm 2- Hạt nẩy mầm 25 – 28 70 – 75 - - - 3- Ra rễ 22 – 25 80 85 2 – 3 Trực tiếp 4-Hình thành con thuốc 22 – 25 80 90 2 – 3 Trực tiếp
  9. Trồng 1-Phục hồi sinh trưởng 22 – 25 90 90 2 – 3 Tán xạ ra 2- Phát triển thân lá 22 – 25 60 – 65 80 4 – 5 Trực tiếp sản xuất 3- Lá chín – ra hoa kết quả 22 – 25 60 70 – 80 1 – 2 Trực tiếp * Ghi chú : mưa 1 mm tương đương 1 lít nước/m2 tuơng đương 10 m3/ha 1.1.4 Sử dụng số liệu khí hậu thời tiết: Người ta sử dụng các số liệu về khí hậu – thời tiết để ứng dụng trong qui hoạch vùng trồng, sắp đặt thời vụ gieo – trồng – thu hoạch… và có những xử lý thích đáng với những điều kiện bất thuận của khí hậu thời tiết, thông thường người ta hay sử dụng 2 số liệu quan trọng nhất là nhiệt độ và mưa. Nhiệt độ bao gồm số liệu nhiệt độ trung bình, nhiệt độ tối cao, tối thấp, biên độ nhiệt độ ngày đêm.
  10. Mưa bao gồm số liệu lượng mưa, số ngày mưa và số liệu liên quan là độ ẩm không khí. 1.2 Đất đai: Đất đai trồng thuốc lá giữ một vai trò hết sức quan trọng đối với sinh trưởng và phát triển và là một trong những yếu tố quan trọng trong việc hình thành chất lượng thuốc lá, trong tính chất đất đai đặc điểm quan trọng là tính chất lý – hóa học trong đất. Đất trồng thuốc lá là một môi trường khá phức tạp, bao gồm môi trường vật lý – hóa học và sinh học; nó qui định chế độ dinh dưỡng, nhiệt độ, không khí, độ ẩm cho hệ thống rễ trao đổi, hấp thu và tổng hợp các điều kiện dinh dưỡng giúp cho việc sinh trưởng, phát triển cho cây thuốc lá. Thuốc lá vàng sấy được trồng trên loại đất rất khác nhau; tuy nhiên nó thích hợp nhất trên loại đất thịt pha cát hoặc đất cát pha thịt, với tầng lớp mặt có độ
  11. dầy từ 25 – 35 cm trên một lớp đất mẹ chứa sét, thoát nước tốt có màu vàng đến đỏ. Đất càng nhiều cát năng suất càng thấp và chất lượng kém do đất khó có khả năng duy trì độ ẩm thích hợp và dinh dưỡng dễ trực di. Các loại đất có kết cấu mịn hơn, như đất thịt pha sét và đất sét thường cho năng suất khá, nhưng do chứa lượng đạm quá cao nên chất lượng của lá thuốc sẽ giảm. Đất trồng thuốc lá là yếu tố đầu tiên quyết định cho năng suất và chất lượng của vụ mùa thuốc lá. Chọn đất trồng thuốc lá vàng sấy theo các tiêu chuẩn sau : - Độ dốc : < 50, trong trường hợp trồng vụ mưa hoặc tưới phun có thể lên đến 80. Tuy nhiên, tất cả các trường hợp, độ phẳng mặt ruộng phải tốt để có thể làm đất và thực hiện các biện pháp canh tác đồng đều. Tránh đất dốc tụ.
  12. - Thành phần cơ giới : Chỉ sử dụng 3 loại đất, đất cát đến cát pha thịt và thịt pha cát. Tốt nhất là đất cát pha thịt. - Độ dày tầng canh tác > 25 cm, tốt nhất là > 35 cm. Tầng đế cày bên dưới cũng phải thoát nước được. - pH : chỉ tiêu phản ánh độ chua (nồng độ ion H+) của đất. Có 2 loại pHH2O và pHKCl, trong đó pHKCl được sử dụng để biểu hiện pH của đất trong điều kiện đã bón phân. Do đó pHKCl thường được sử dụng khi nói đến pH đất dùng cho trồng trọt. pH đất thường gặp trên các loại đất trồng thuốc lá từ 4,0 – 6,0, thường gọi đất chua. Độ pH thích hợp cho cây thuốc lá vàng sấy từ 5,5 – 6,2, nếu pH có giá trị thấp hơn thường làm bộ rễ kém phát triển, sự trao đổi chất giữa bộ rễ và môi trường đất chung quanh kém. pH thấp quá (4,0 – 4,5) thường có xuất hiện những yếu tố độc hại như Al3+, Fe3+ gây hại cho bộ rễ và cố định P2O5 dễ tiêu trong đất. pH đất có giá trị trên
  13. 6,2 thường cố định các nguyên tố vi lượng cần thiết cho cây như Mn, Mo, Cu, Zn… và đồng thời cũng gây ra sự khó tiêu đối với P2O5. pHKCl : lý tưởng nhất là 5,5 – 6,2. Đất có pHKCL < 5,5 đều phải bón vôi, tuy nhiên độ bón vôi < 1.000 kg CaO/ha. - Hàm lượng mùn : tốt nhất là nằm trong khoảng 0,8 – 1,0%, các trường hợp có thể trồng được trong khoảng 0,3 – 1,5%. Các trường hợp > 1,5% nên xem xét kỹ, tuy nhiên không nên sử dụng đất có hàm lượng mùn > 2%. - P2O5 : dao động trong khoảng < 5 ¸ 20 mg/100g. Đất trồng thuốc lá vàng sấy thường có hàm lượng P2O5 nghèo (< 5 g P2O5 dt/100 g đất), tuy nhiên nếu đất được sử dụng trồng thuốc lá vàng sấy vài lần thì lượng P2O5 dt sẽ tích lũy lên đến trung bình khá (15,0mg/100g) đây là giá trị thích hợp nhất của cây thuốc lá vàng sấy.
  14. - K2O dễ tiêu: thích hợp nhất là khoảng 15 mg/100 g hay 0,3 megK+/100 g. - Ca2+ và Mg2+: lý tưởng nhất là Ca2+ từ 4,00 – 5,00 meg/100 g và Mg2+ từ 1,00 – 1,25 meg/100 g. - Clor: là một yếu tố đặc biệt phải xem xét khi trồng thuốc lá vàng sấy, hàm lượng phải < 50 ppm và trong nước tưới là < 10 ppm. Trong các điều kiện về đất đai phải lưu ý đặc biệt các yếu tố về độ dốc, thành phần cơ giới, độ dày tầng canh tác, clor. Các yếu tố pH, mùn cần chú ý nhiều. Các yếu tố còn lại tham khảo để điều chỉnh. Ngoài ra đất phải thoát nước tốt. - Thành phần cơ giới: Được biểu diễn trong bản phân tích đất với hàm lượng % cát, thịt, sét. Tùy theo hàm lượng trên biểu đồ tam giác ta có tên gọi của các loại đất theo thành phần cơ giới. Đất thích hợp cho trồng thuốc lá vàng sấy là đất cát pha thịt. THỊT
  15. RẤT MỊN THỊT MỊN THỊT THỊT PHA SÉT MỊN THỊT PHA SÉT THỊT PHA SÉT CÓ CÁT SÉT PHA CÁT SÉT PHA THỊT SÉT THỊT PHA CÁT 1.3 Nước tưới:
  16. Yêu cầu về nước tưới cho cây thuốc lá vàng sấy đạt chất lượng cao rất quan trọng, ngoài số lượng nước phải đáp ứng đầy đủ mà còn phải có chất lượng tốt. Nguồn nước: lấy từ nguồn nước kinh thủy lợi, sông suối, giếng, ao hồ. Tất cả phải đáp ứng đủ lượng nước tưới cho ruộng thuốc lá khi cần thiết bình quân khoảng 1.400 m3/ha cho một lần tưới khi cây ở giai đoạn phát triển mạnh. Chất lượng nước: đạt tiêu chuẩn nước sạch, hàm lượng muối < 1.000 mg/lít; không chứa các mầm bệnh, chất hữu cơ do ô nhiễm; đặc biệt lưu ý đến hàm lượng clor phải < 10 ppm. Do đó nguồn nước tốt nhất là từ kinh thủy lợi, sông suối, ao hồ lớn, giếng (chú ý hàm lượng Clor), các nguồn nước từ ao tù nên xem xét kỹ các điều kiện nhiễm bẩn chung quanh. Nhu cầu nước tưới cho cây thuốc lá là yếu tố rất quan trọng quyết định đến năng suất và chất lượng của lá thuốc vàng sấy. Giai đoạn phục hồi sinh trưởng cây
  17. phải cần đủ ẩm để tái sinh rễ, phải tạo độ ẩm cần thiết tầng canh tác 15 – 30 cm cho rễ phát triển sâu, giai đoạn phát triển thân lá phải đầy đủ nước để hình thành và phát triển nhanh các bộ phận của cây thuốc đặc biệt là thân lá. Thời gian cần nhiều nước nhất của cây thuốc lá theo Harrison & Whitty (1971) là tuần lễ 6 – 9 sau khi trồng ra ruộng. Tuy nhiên khi bước vào giai đoạn thu hoạch yêu cầu cây không hút đạm, do đó lượng nước tưới phải vừa đủ để lá chín đầy đủ. Nhu cầu nước tưới cho cây thuốc lá ngoài ruộng trồng (Theo Harrison & Whitty 1971) 1.4 Ngập úng: Ngập úng gây hại thuốc lá nguyên nhân do sự tích tụ nước tự do trong tầng rễ tới mức không khí, nhất là oxy không còn đủ cho rễ hô hấp. Thiếu oxy trong đất làm cho bộ rễ bị chết; do đó, cây không thể hút đủ nước để giữ cho lá được căng phồng và vì thế chúng
  18. bị héo, trong trường hợp nặng cây sẽ chết. Độ thiệt hại của bộ rễ phụ thuộc vào chiều cao của cột nước mà bộ rễ bị ngập trong đó và thời gian nước lưu lại trong vùng rễ. Rễ cây bị ngập như “nhúng nước trong ao” này có thể do lớp đất mặt kém thoát nước làm cho ruộng trồng bị ngập nước hoặc do nước thấm vào đất quá nhiều nhưng không thấm qua được tầng đất cái do có nhiều sét. Tốc độ và mức độ hồi phục sau khi ngập úng tùy thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm mức độ nghiêm trọng, tình trạng bệnh hại và thời kỳ sau thời kỳ úng ngập. Nếu thực sự toàn bộ hệ thống rễ bị chết đến tận cổ rễ thì không còn cơ hội phục hồi được. Tuy nhiên, nếu dưới 20 – 25% bộ rễ bị hại thì có thể phục hồi tốt nếu sau úng ngập gặp thời tiết thuận lợi. Thời tiết thích hợp cho việc phục hồi tốt phải ấm áp nhưng nhiệt độ không quá cao cộng với mưa đều và
  19. nhẹ sẽ giúp duy trì độ ẩm thích hợp ở lớp đất 15 – 20 cm, trên cơ sở đó các rễ con có thể hoạt động tốt hơn. Đề phòng thiệt hại do nước gây ngập úng, trước hết phải chọn ruộng có khả năng thoát nước chính và phụ trên bề mặt. Nếu ruộng kém hoặc không rõ khả năng thoát nước cục bộ thì nên đầu tư các mương thoát nước. Thứ hai, nên trồng thuốc lá trên các luống cao và phải duy trì độ cao của luống bằng các biện pháp vun xới ngay trong giai đoạn đầu cho đến lần vun cuối cùng của mặt luống được vun rộng và phẳng. Luống vun cao có tác dụng như một mái nhà sẽ dẫn lượng nước thừa chảy dọc giữa 2 hàng thuốc lá sau đó đổ ra khỏi ruộng. Như thế nó sẽ giúp giảm bớt lượng nước đi qua lớp phân bón chung quanh rễ cây, giảm sự thấm lậu phân bón. Tương tự, nếu cây trồng ở trên một luống rộng, cao thì phần lớn rễ sẽ ở bên trên mặt đất nằm trong các thành luống, nghĩa là rễ cây ít có nguy cơ bị úng, do đó sẽ có rất ít rễ bị chết
  20. nếu bị ngập nước. Luống cao đặc biệt hữu ích đối với các loại đất thoát nước cục bộ kém trong thời gian ngập úng. Rễ cây bị ngập úng sẽ làm tăng tính mẫn cảm đối với sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh và ngập nước lá điều kiện tốt cho các vi sinh “háo” nước gây bệnh chẳng hạn như bệnh héo rũ vi khuẩn Granville wilt. 1.5 Thời vụ: Căn cứ trên điều kiện khí hậu, đất đai, chế độ cây trồng của từng địa phương và yêu cầu kỹ thuật đối với cây thuốc lá vàng sấy, chúng ta định ra thời vụ gieo trồng cụ thể. Trong điều kiện hiện nay, vùng trồng của chúng ta thuộc khu vực Đông Nam Bộ có thể trồng vụ đông xuân như sau : - Đợt trồng sớm : + Gieo : 01/09 – 30/09 + Trồng : 15/10 – 15/11 + Thu hoạch : 15/12 – 30/02
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2