intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kỹ thuật chăn nuôi nhím sinh sản

Chia sẻ: Ganuongmuoimatong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:28

22
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kỹ thuật chăn nuôi nhím sinh sản cung cấp cho người đọc những kiến thức như: Giống và sinh sản của nhím; Thức ăn và kỹ thuật nuôi dưỡng nhím; Chuồng trại nuôi nhím; Bảo vệ sức khỏe cho nhím. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kỹ thuật chăn nuôi nhím sinh sản

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRUNG TÂM DỰ ÁN KHOA HỌC KHUYẾN NÔNG QUỐC GIA CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP KỸ THUẬT CHĂN NUÔI NHÍM SINH SẢN NHÀ XUẤT BẢN NÔNG NGHIỆP Hà Nội - 2012
  2. KỸ THUẬT CHĂN NUÔI NHÍM SINH SẢN I. MỞ ĐẦU 1. Lợi ích của chăn nuôi nhím - Nhím rất dễ nuôi. Nhím là giống ăn tạp hơn cả trâu, bò, dê cừu. Thức ăn của nhím vừa dễ kiếm vừa rẻ tiền. Tất cả những thứ cỏ lá, củ quả dù đắng chát đến đâu, kể cả rễ cây, nhím cũng có thể ăn được; - Nhím có sức tăng trọng nhanh, trong năm đầu bình quân mỗi tháng nhím tăng trọng 1 kg trong điều kiện được chăm sóc tốt; - Giá nhím giống cũng như nhím thịt luôn ở mức cao, mang lại lợi ích cho người nuôi. - Các bộ phận cơ thể nhím đều có thể dùng làm thuốc. Một gia đình nhím 3
  3. KỸ THUẬT CHĂN NUÔI NHÍM SINH SẢN 2. Giá trị kinh tế của nhím - Thịt nhím hơi giống thịt lợn rừng, nhiều nạc, ít mỡ, là món ăn đặc sản vừa thơm ngon vừa có giá trị dinh dưỡng cao, giá thịt nhím thường ở mức cao. - Các bộ phận cơ thể nhím đều có thể dùng làm thuốc. Bao tử nhím là loại dược liệu quý dùng để ngâm rượu thuốc chữa bệnh đau dạ dầy, kích thích ăn uống, tiêu hóa tốt. Lông nhím dùng làm đồ trang sức, chữa viêm tai giữa. Mật nhím dùng chữa đau mắt, đau lưng và xoa bóp chấn thương. Thịt, ruột già, gan và cả phân nhím dùng chữa bệnh phong nhiệt.  3. Một số tập tính của loài nhím • Môi trường sống - Nhím là loài thú hoang dã sống trong rừng. Nhím thường sống đông đảo trong những khu rừng có nhiều cây củ, quả vì đây là thức ăn ưa thích của nhím. Ngoài ra, nhím cũng sống nhiều quanh những khu vực có nương rẫy cạnh bìa rừng. - Nhím có thói quen ngủ ngày, ban đêm mới rời hang đi kiếm ăn. Thói quen này có phần do tính nhút nhát của nhím. • Sống có lãnh địa riêng - Nhím thích sống trong hang. Mỗi con nhím đực trưởng thành đều tự tạo cho mình một lãnh địa riêng, và chúng thường sống cô độc, chỉ đến mùa sinh sản, nhím đực trưởng thành mới đi rủ rê nhiều nhím cái về chung sống trong lãnh địa của nó. Do là giống đa thê nên trong mùa sinh sản, một nhím đực sống với nhiều nhím cái và các bầy con của chúng. • Tính tình nhút nhát - Nhím rất nhút nhát kể cả khi đã trưởng thành, tuy vậy khi gặp kẻ thù thì cả nhím đực lẫn nhím cái đều tỏ ra hung dữ. 4
  4. KỸ THUẬT CHĂN NUÔI NHÍM SINH SẢN - Tính nhím đực hay ghen, trong chuồng hay trong lồng nuôi nhốt, nếu có nhím cái, không thể nuôi chung nhiều nhím đực trưởng thành. Ngược lại, một đực nhiều cái nuôi chung một chuồng thì không sao. • Thích sống nơi yên tĩnh Trong đời sống hoang dã, nhím thích tìm đến các vùng rừng núi thực sự yên tính để đào hàng làm nơi trú ẩn. Vì vậy, không nên làm chuồng ở những nơi ồn ào, đông người qua lại, gần nhà máy, gần đường quốc lộ… Khu vực nuôi nhím, nên hạn chế tối đa người lạ lui tới, nhất là trẻ em hay chọc phá chúng. • Không giao phối đồng huyết Đặc tính của loài nhím là không giao phối đồng huyết. Nhím đực không chịu giao phối với nhím cái có chung huyết thống với nó, cùng bầy đàn với nó trước đây. • Không thích tắm Nhím không thích sống nơi ẩm ướt và giữ thân mình lúc nào cũng khô ráo. Thỉnh thoảng mới thấy chúng tắm, nhất là vào ngày nắng nóng. Tắm xong, nó rùng mình nhiều lần để văng hết nước trên cơ thể. Vì vậy không nên tắm nhiều cho nhím, trừ trường hợp xịt nước rửa nền chuồng rồi tắm sơ cho chúng để sạch sẽ. 5
  5. KỸ THUẬT CHĂN NUÔI NHÍM SINH SẢN 6
  6. KỸ THUẬT CHĂN NUÔI NHÍM SINH SẢN II. GIỐNG VÀ SINH SẢN CỦA NHÍM 1. Phân biệt nhím đực, nhím cái - Khi nhím còn nhỏ, có thể cho nhím con nằm ngửa, dùng 2 ngón tay vạch lỗ sinh dục ra, nếu thấy gai giao cấu lộ rõ là nhím đực, không thấy gai giao cấu là nhím cái. - Đối với nhím trưởng thành, thì nhím đực mỏ dài, đầu nhọn, thân hình thon dài, đuôi dài hơn con cái, dưới háng có hai dịch hoàn và nhô ra phía trước bụng, cách lỗ hậu môn khoảng 4-5cm; tính hung dữ, hay xù lông, đạp chân phành phạch, tấn công đối phương, không cho bất cứ nhím đực khác xâm phạm lãnh thổ và đàn nhím cái nó kiểm soát. Nhím cái mỏ ngắn, đầu hơi tròn, thân hình mập và ngắn hơn, đuôi ngắn và mập hơn con đực, dưới bụng lộ rõ 6 vú ở hai bên, dưới háng có lỗ sinh dục cái, cách lỗ hậu môn khoảng 3cm. Nhím cái tính hiền lành, chỉ hung dữ lúc đẻ. - Cũng có thể bắt nhím cho vào rọ hẹp hoặc quấn lưới xung quanh mình nó. Sau đó ta nhấc nó lên và lấy ngón tay gãi nhẹ vào cơ quan sinh dục của nhím cách hậu môn 2 -3cm. Nếu thấy dương vật thòi ra là nhím đực, còn không có biểu hiện nhô ra là nhím cái. 7
  7. KỸ THUẬT CHĂN NUÔI NHÍM SINH SẢN Nhím đực (bên trái) và nhím cái (bên phải) (Ảnh: Viện Chăn nuôi) 2. Chọn nhím giống 2.1. Chọn nhím làm giống - Nhím đực khỏe mạnh, mập mạp, sức khỏe tốt, chân chắc khỏe, dịch hoàn đều đặn và săn chắc, nhanh nhẹn và hung dữ. - Nhím cái có sức khỏe tốt, lông mượt, tính tình hiền lành, phàm ăn, không mắc bệnh tật, hai hàng vú khoảng cách đều đặn, núm vú to. Những con cái có một, hai vú lép, kén ăn, tính dữ tợn thì không nên để giống. Nên chọn những nhím có biểu hiện động dục rõ ràng. 2.2. Những vấn đề lưu ý khi chọn nhím giống - Nên chọn mua con giống tại những nơi nuôi nhím lâu năm. Con giống ở đây đã được thuần hóa năm ba đời nên dễ nuôi hơn loại hoang dã vừa bắt từ rừng về, đồng thời biết rõ lai lịch dòng giống bố mẹ chúng. - Nên chọn nuôi nhím tơ làm giống vì nhím tơ 6-7 tháng tuổi, được chăm sóc đầy đủ sẽ mau lớn. 8
  8. KỸ THUẬT CHĂN NUÔI NHÍM SINH SẢN - Nên chọn nhím đực, nhím cái khác bầy đàn để tránh đồng huyết. - Cách phân biệt nhím rừng và nhím thuần, phòng trường hợp người bán thả lẫn nhím rừng vào đàn nhím nhà (nhím rừng thường khó nuôi và khả năng sinh sản thấp): khi vào thăm chuồng, lấy một mẩu thức ăn như bí đỏ hay khoai lang thả vào chuồng, nếu nhím ra ăn chứng tỏ nhím đã nuôi thuần, mạnh dạn có thể bắt về làm giống. Thường mua nhím theo cặp: 1 đực, 1 cái, nhưng nếu nuôi nhiều có thể chọn 1 đực cho 2-3 cái nhưng phải chú ý thời gian động đực để cho ghép đôi đạt kết quả thụ thai tốt. Chọn nhím tơ làm giống 3. Sinh sản của nhím 3.1. Đặc điểm sinh sản của nhím • Tuổi phối giống: Ở nhím đực 10 -12 tháng tuổi, nhím cái: 8-9 tháng tuổi. Một con nhím có khối lượng trung bình 15-20kg, tuổi thọ trung bình của chúng là 15-20 năm. Tuổi thành thục về giới là 1 năm tuổi, nặng 10kg là có thể cho sinh sản. + Biểu hiện động dục: Nhím cái giảm ăn, có khi bỏ ăn, đi lại loanh quanh trong chuồng và hít ngửi liên tục. Nếu ta động vào, chúng đứng yên và cong đuôi lên. + Chu kỳ động dục 25-30 ngày. Thời gian động dục kéo dài 1-2 ngày. Thời điểm phối giống thích hợp là 2 ngày sau khi nhím cái động dục. 9
  9. KỸ THUẬT CHĂN NUÔI NHÍM SINH SẢN + Thời gian mang thai: từ 95 - 100 ngày, thường đẻ về đêm. Sau khi đẻ 1 tháng nhím cái động dục trở lại. + Nhím sinh sản bình thường, mỗi năm đẻ 2 lứa, mỗi lứa từ 1 - 3 con, thường là 2 con. Khối lượng sơ sinh bình quân 100 gr/con. 3.2. Phối giống cho nhím - Nhốt riêng đực và cái mỗi con một ô. - Mỗi nhím đực phụ trách 3-5 con cái và luân chuyển đực cái nhằm tránh cận huyết. - Khi thấy nhím cái có biểu hiện động dục thì nhốt con đực vào lồng rồi đặt vào chuồng con cái, bên cạnh nhau. Khoảng 1-2 ngày sau chúng sẽ quen mùi nhau. Khi không thấy những dấu hiệu bất thường thì mở lồng cho 2 con giao phối. - Nếu nhím cái đang nuôi con, cần bắt nhím con ra chỗ khác trước khi thả nhím đực, đề phòng nhím đực cắn chết nhím con. Thường thì ta cho nhím đực ở cùng nhím cái trong thời gian động dục khoảng 4 - 6 ngày, sau đó ta đưa nhím đực ra nhốt riêng. Sau mỗi lần phối giống cần bổ sung thêm các loại thức ăn giàu đạm, chất béo và giá đậu cho nhím đực. Đối với các nhà chăn nuôi chưa có nhiều kinh nghiệm, nên chọn phương án ghép đôi 1 đực + 1 cái và sinh sống với nhau trọn đời. Ghép đôi nhím 1 đực, 1 cái 10
  10. KỸ THUẬT CHĂN NUÔI NHÍM SINH SẢN III. THỨC ĂN VÀ KỸ THUẬT NUÔI DƯỠNG NHÍM 1. Nguồn thức ăn Thức ăn của nhím rất đa dạng vì nhím là loài ăn tạp. Trong đời sống hoang dã, chúng không chỉ thích mầm cây mà cả các loại rễ lớn, nhỏ, cứng, mềm, nhím đều đào bới ăn hết. Ngoài thức ăn xanh, củ quả, nhím ăn cả côn trùng, xương động vật… Khi nuôi nhốt trong chuồng, thức ăn cho nhím cũng dễ kiếm và rẻ tiền. Tuy vậy, để nuôi nhím sinh sản tốt, người chăn nuôi cũng cần chuẩn bị các nguồn thức ăn bổ dưỡng, có đủ các chất dinh dưỡng cần thiết để nuôi chúng 1.1. Thức ăn xanh Lượng thức ăn xanh chiếm số lượng lớn nhất, chiếm từ 70- 90% khẩu phần của nhím. Thức ăn xanh cho nhím gồm nhiều loại lá cây, củ quả, phụ phế phẩm nông nghiệp…Cũng giống như dê, nhím ăn được hầu hết tất cả các thứ cỏ, lá như lá mít, lá tre, lá chuối, lá ổi…; các loại cỏ đồng, cỏ trồng, cỏ họ đậu…; phụ phẩm như ngọn mía, đọt dứa, thân, lá cây ngô…. Thậm chí cả các thứ rễ cứng và chát như rễ cau, rễ dừa, nhím đều ăn được hết. 11
  11. KỸ THUẬT CHĂN NUÔI NHÍM SINH SẢN 1.2. Củ quả Các loại củ, quả như khoai lang, khoai tây, cà rốt, củ cải, bí đỏ, bí đao, dưa chuột, chuối… đều là những món ăn nhím rất ưa thích. Củ, quả thường chứa nhiều nước, có vị ngọt, vị thơm nên kích thích sự thèm ăn của nhím. Mỗi ngày nên cho nhím ăn 1kg củ, quả tức là 1/3 khẩu phần ăn trong ngày của nhím. Nếu không, ít nhất cho nhím ăn củ, quả độ vài ba ngày trong một tuần. 1.3. Phụ, phế phẩm công nghiệp Trong trường hợp nguồn thức ăn chính là rau, củ, quả khan hiếm, có thể bổ sung cho nhím các phụ, phế phẩm công nghiệp như: bã rượu, bia; bã sắn, bã đậu phụ… 12
  12. KỸ THUẬT CHĂN NUÔI NHÍM SINH SẢN Một số loại thức ăn xanh, củ quả cho nhím 1.4. Thức ăn tinh và thức ăn bổ sung a) Thức ăn tinh: Lượng thức ăn tinh trong khẩu phần ăn của nhím không nhiều, chỉ cần 5-10 gram cho mỗi nhím trưởng thành là đủ. Thức ăn tinh thường được bổ sung cho nhím vào bữa tối, sau khi đã cho ăn đủ thức ăn xanh. Thức ăn tinh cho nhím có thể là: cám gạo, bột ngô. Thức ăn tinh trộn chung với nhau và cho ăn sống. b) Thức ăn bổ sung: Thức ăn bổ sung cho nhím chỉ với số lượng nhỏ gồm chất khoáng và vitamin. Tuy số lượng cần không lớn nhưng không thể thiếu vì khẩu phần ăn của nhím nuôi chuồng hầu hết là thức ăn xanh nguồn gốc thực vật nên thiếu nhiều khoáng và vitamin. Với chất khoáng, trong khẩu phần ăn của nhím trưởng thành, chỉ cần 1g Ca và 1g P là đủ. Về vitamin, nếu khẩu phần ăn của nhím có đầy đủ các loại rau xanh, cỏ non, củ quả thì không thiếu vitamin A. Vitamin D sẽ không thiếu nếu chuồng nhím được làm quay mặt về hướng Đông để đón ánh nắng ban mai. 2. Nuôi dưỡng nhím 2.1. Khẩu phần thức ăn - Nhím là loài ăn tạp, vì thế, thức ăn cho nhím rất đa dạng như: Côn trùng, giun, ốc, cá, rễ, lá, mầm cây, rau, củ, quả , kể cả những 13
  13. KỸ THUẬT CHĂN NUÔI NHÍM SINH SẢN loại chát, đắng... … Có thể bổ sung xương trâu, xương bò cho nhím gặm để tăng canxi và cho nhím mài răng. Chuẩn bị thức ăn cho nhím - Bình thường, trung bình nhím ăn 2kg thức ăn/con/ngày. Nhưng khi nhím đẻ cần bổ sung thêm thức ăn tinh nhiều chất đạm, chất béo, chất bột, đường... để nhím con mau lớn, nhím mẹ đỡ mất sức, vì vừa phải tiết sữa nuôi con vừa mang thai. Thức ăn cho nhím đực cần bổ sung thêm mầm, rễ cây các loại, nhím đực sẽ phối giống hăng hơn. - Tăng chất khoáng cho 2g muối/con/ngày, nếu có điều kiện cho 100 – 200g xương trâu, bò/con/ngày. - Các thức ăn cần thiết: rau, củ, quả các loại, cám viên hỗn hợp, lúa, bắp, đậu, các loại, khô dầu dừa, đậu phộng . Khẩu phân thức ăn cơ bản hàng ngày cho mỗi con nhím theo từng giai đoạn: + Từ 1-3 tháng tuổi: Cho ăn mỗi con/ngày: 0,3kg rau, củ, quả các loại; 10g cám viên hỗn hợp, 10g lúa, bắp, đậu các loại. + Từ 4-6 tháng tuổi: 0,6kg rau, quả, củ; 20g cám viên hỗn hợp, 20g lúa bắp đậu, 10g khô dầu, dừa, lạc. + Từ 7-9 tháng tuổi: 1,2kg rau quả củ, 40g cám viên hỗn hợp, 40g lúa bắp đậu, 20g khô dầu dừa lạc. 14
  14. KỸ THUẬT CHĂN NUÔI NHÍM SINH SẢN + Từ 10-12 tháng tuổi: 2kg rau quả củ, 80g cám viên hỗn hợp, 80g lúa bắp đậu, 40g khô dầu dừa lạc. Thức ăn cho nhím rất đa dạng 2.2. Nước uống - Nhím ăn rau, quả, củ nên ít uống nước, nhưng cũng phải có đủ nước sạch cho nhím uống tự do, trung bình 1 lít/5 con/ngày. - Nhím thường uống nước vào buổi sáng và buổi trưa. Nhím không thích tắm ướt mình, nếu bị ướt nhím sẽ rùng mình và vẩy lông liên tục sẽ không tốt. 3. Chăm sóc nhím 3.1. Chăm sóc nhím mang thai và sinh sản - Khi nhím cái mang thai cần tăng cường cung cấp thức ăn giàu dinh dưỡng, đủ các hàm lượng chất khoáng. Khu vực chuồng nuôi cần yên tĩnh, tránh chấn động mạnh. - Trước khi nhím đẻ 1 -2 ngày cần nhốt riêng từng đàn ra. Khi nhím đẻ cần bổ sung thêm các loại thức ăn tinh giàu đạm, khoáng, sinh tố… Nhím cái rất thương con, chăm sóc và bảo vệ con rất chu đáo, nên người nuôi ít phải can thiệp nhiều. Khi nhím mẹ đẻ xong thường phủ con dưới bụng, để ủ ấm cho con. Cần giữ ấm cho đàn nhím. Một tuần đầu nhím con cần nhiệt độ từ 25 – 300C. 15
  15. KỸ THUẬT CHĂN NUÔI NHÍM SINH SẢN Nhím con mới đẻ trong vòng 1-2 tháng đầu, lông còn mềm và rất hiền, ta có thể bắt lên xem để phân biệt đực cái, đánh dấu để chọn giống nhân đàn về sau. Nhím mẹ và hai nhím con theo mẹ - Nhím ở rất sạch vì vậy cần quét dọn chuồng trại sạch sẽ. Khi vào chuồng trại quét dọn, cần đi ủng để đề phòng nhím vẩy lông sẽ bay vào chân gây đau đớn. Khi nhím sinh sản, cần ngăn cách các đôi cẩn thận vì nhím đực sẽ cắn chết con của con nhím khác. Thỉnh thoảng vuốt ve chúng cho quen và cho ra khỏi chuồng, chúng sẽ không đi mà bám theo chủ. Cần giữ yên tĩnh cho nhím nhất là khi nhím ngủ. 3.2. Chăm sóc nhím con - Nhím con mới đẻ, đỏ hỏn, mũm mĩm, nhưng chỉ vài giờ sau, da chúng đã co lại, để lộ rõ những lông trắng bám trên mình, trong vòng 1-2 tháng đầu, lông còn mềm và rất hiền. Qua thời gian, những lông trắng này dần đạt đến độ dài 20-25cm, hóa sừng và trở thành bộ giáp đặc trưng của loài gặm nhấm này. Một ổ nhím 3 con mới sinh 16
  16. KỸ THUẬT CHĂN NUÔI NHÍM SINH SẢN - Nhím con cứng cáp rất nhanh. Nhím con theo mẹ tăng trọng nhanh, bình quân 1 kg/con/tháng, sau 1 tháng thì nhím con biết ăn, sau 2 - 2,5 tháng thì cai sữa. Nhím con sau cai sữa, nếu chăm sóc nuôi dưỡng tốt có thể đạt khối lượng bình quân 3 kg/con. Nếu trong đàn có nhím đực sắp trưởng thành (5-6 tháng) thì phải tách đàn nuôi riêng, nếu không nhím bố sẽ tấn công cho đến chết mới thôi (đó là quy luật tự nhiên để bảo tồn nòi giống). Tỷ lệ đực cái thích hợp là 1/8-10. - Nhím con, nuôi sau 1 năm khối lượng đạt 10kg, sau hai năm đạt 15-16kg và sang năm thứ 3 con đực đạt 20kg, con cái 17-19kg. 3.3. Kỹ thuật, kinh nghiệm chăn nuôi nhím mới tách mẹ - Nhím con được 2-2,5 tháng tuổi mới được tách mẹ. Cho nhím cai sữa ăn đủ chất như : bổ xung thêm lạc, đậu tương, hoa quả, xương và muối khoáng (riêng đậu tương phải luộc chín trước khi cho ăn). Cho ăn 1- 2 tháng đầu còn lại các tháng sau 1tuần mới cho ăn 1 lần tùy theo đầu con. Không cho ăn nhiều quá, mỗi con trung bình từ 50-70g/ngày - Khẩu phần ăn chủ yếu của nhím con như sau: + Mỗi ngày cho ăn khoảng 0,1kg ngô khô, 0,3 kg sắn ,0,3kg bí đỏ, rau xanh các loại 0,3kg. Ngô phải được  ngâm 2-3 ngày cho mềm, hàng ngày phải rửa chua trước khi cho ăn. Nếu ngô luộc được càng tốt. Có thể cho nhím ăn 2 bữa (sáng và tối). Nhím con tăng trọng bình quân 1-1,5 kg/ tháng. Hàng tháng phải kiểm tra khối lượng từng con (vào đầu tháng). + Thường xuyên kiểm tra nhím con ăn thừa loại thức ăn nào, ngày hôm sau phải giảm loại thức ăn đó. Nhưng tuyệt đối không được bỏ vì sẽ làm thiếu chất sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của nhím. 17
  17. KỸ THUẬT CHĂN NUÔI NHÍM SINH SẢN Nhím con cai sữa 3.4. Ghép đôi cho nhím sinh sản Chọn giống bố mẹ tốt cho từng đôi giống để làm giống sinh sản. Không được ghép nhím cùng đôi bố mẹ với nhau, phải ghép nhím khác dòng bố mẹ.Tốt nhất là con đực phải già tháng hơn con cái một tháng trở lên (vì con cái phát dục sớm hơn con đực). - Ghép đôi khi nuôi một đôi: Khi nhím cái khoảng 8-9 kg thì thả đực. Trước khi thả đực, kiểm tra khối lượng nhím cái sau đó thả đực vào khoảng 45 ngày, rồi tách đực ra. Hàng tháng kiểm tra khối lượng xem nhím tăng bao nhiêu. Nếu sau 95 ngày tính từ khi thả đực cộng 45 Ghép đôi cho nhím ngày ghép đực mà không thấy nhím đẻ thì thả đực tiếp (hoặc nhốt chung cho đến khi đẻ thì tách đực). Hoặc ta bắt nhím vào lồng kiểm tra vú nếu thấy vú nhím nhỏ như hạt gạo là nhím chưa được đực phối, nếu thấy vú nhím to như đầu đũa và hồng đỏ là nhím  đã có chửa. Trong thời gian này cho nhím ăn bình thường để tránh làm thai to quá không đẻ được, nguy hiểm đến nhím mẹ. Mỗi ô chuồng phải có tờ lý lịch từng con, ghi chép từng ngày và  kiểm tra khối lượng hàng tháng. 18
  18. KỸ THUẬT CHĂN NUÔI NHÍM SINH SẢN - Nuôi hai đôi trở lên: Nhím cái đạt 8-9kg thì thả đực. Trước khi thả đực, đánh dấu từng ô chuồng một theo thứ tự hoặc đặt tên cho nhím, sau đó thả đực vào 40 ngày rồi tách đực từ chuồng số 1 chuyển sang chuồng số 2 thả tiếp 40 ngày. Sau đó tách toàn bộ nhím đực ra cho mỗi con một chuồng, tuyệt đối cấm không được nhốt 2 con đực với nhau. Nếu nhốt 2 con đực với nhau sẽ đánh nhau cho đến chết. Phải ghi chép cẩn thận, sau này nhím đẻ ta trừ lùi đi 92 đến 94 ngày để xác định nhím đực bố. Lần sau thả đúng con đực đó nó sẽ đạt 100%. Nhím cái đẻ cần cho ăn thêm   như nhím mới cai sữa mẹ (Cách tốt nhất mỗi gia đình nên nuôi từ 2 đôi trở lên, để sau này ghép nhím F2 và F3 không bị cận huyết) 3.5. Chăm sóc nhím mùa rét đậm - Cho nhím một ít rơm khô vào chuồng nhím. Nếu thời tiết quá lạnh thì che chắn chuồng nhím thật kín không cho gió lùa vào. - Nhím mới đẻ, cho một bóng điện 60kw, thắp đều cho đến khi thời tiết ấm thì thôi (đối với khu vực có điện) còn khu vực không có điện thì dùng củi hoặc đống chấu ủ lửa đều cho đến khi thời tiết ấm. Tuyệt đối không đốt lửa làm nhiệt độ tăng đột ngột và giảm đột ngột. Như vậy dễ làm nhím bị cảm lạnh, bại liệt, viêm phổi dẫn đến chết. - Nếu có nhím bị cảm lạnh và thở kho khè, dùng than củi đốt lên, cho tỏi và bồ kết vào hun nóng và cho vào trong chuồng, xông cho nhím để nhím ngửi, hắt hơi chảy nước mũi sau đó cho ăn lá đu đủ hoặc các loại hoa quả nhím thích. 19
  19. KỸ THUẬT CHĂN NUÔI NHÍM SINH SẢN IV. CHUỒNG TRẠI NUÔI NHÍM 1. Yêu cầu chung - Chọn đất làm chuồng: Do tập tính của nhím là ưa khô ráo, do đó đất làm chuồng phải ở nơi cao ráo, không bị úng ngập, ẩm ướt. Xung quanh khu chuồng có mương, rãnh thoát nước. Vị trí đất làm chuồng nên ở dưới những tán cây lớn, tỏa bóng rợp mát. Ánh sáng trong chuồng chỉ nên nửa sáng nửa tối. - Chuồng nuôi: Chuồng hướng Đông Nam để nhận được nhiều ánh sáng ban mai và tránh nắng hướng tây. Phải tránh ồn ào, gần đường qua lại, vì nhím vốn là loài nhát và nhạy cảm. Chuồng cách xa nhà ở và đứng cuối hướng gió, vì mùi phân, nước tiểu của nhím “nặng”, khó chịu cho một số người. 2. Chuồng nuôi nhím - Diện tích chuồng nuôi nhím không cần rộng lắm, trung bình 1m2/con. Chuồng nuôi nhím nên làm nửa sáng nửa tối, không cần ánh sáng trực tiếp, tránh mưa tạt và nắng nóng, bảo đảm khô sạch, thoáng mát. - Nền và sân chuồng làm bằng bê tông dày 8- 10cm, nghiêng khoảng 3-4%, để thoát nước và để nhím không đào hang chui 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2