intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

KỸ THUẬT NUÔI CON DÊ

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

122
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giống và đặc điểm giống: Dê có tên khoa học là Capra, họ phụ dê cừu Caprarovanae, họ sừng rỗng Bovidae, bộ nhai lại Ruminatia, bộ guốc chẳn Artio-dactila, lớp có vú. Cùng họ phụ dê cừu nhưng dê khác hẳn cừu, dê có 60 nhiễm sắc thể, cừu chỉ có 54 nhiễm sắc thể… Dê là một trong những động vật được thuần hoá sớm nhất và được nuôi phổ biến ở hầu khắp các nước trên thế giới. Dê thích nghi với nhiều vùng sinh thái khác nhau. Bộ máy tiêu hoá của dê phát triển tốt...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: KỸ THUẬT NUÔI CON DÊ

  1. KỸ THUẬT NUÔI DÊ
  2. I/.Giống và công tác giống: 1.1/. Giống và đặc điểm giống: Dê có tên khoa học là Capra, họ phụ dê cừu Caprarovanae, họ sừng rỗng Bovidae, bộ nhai lại Ruminatia, bộ guốc chẳn Artio-dactila, lớp có vú. Cùng họ phụ dê cừu nhưng dê khác hẳn cừu, dê có 60 nhiễm sắc thể, cừu chỉ có 54 nhiễm sắc thể… Dê là một trong những động vật được thuần hoá sớm nhất và được nuôi phổ biến ở hầu khắp các nước trên thế giới. Dê thích nghi với nhiều vùng sinh thái khác nhau. Bộ máy tiêu hoá của dê phát triển tốt và có khả năng tiêu hoá thức ăn thô xanh với số lượng lớn hơn so với trâu bò. Dê có thể ăn tới 25-40% thể trọng, trong khi đó trâu bò chỉ ăn được 10-15% thể trọng… 1.2/. Một số giống dê phổ biến ở nước ta hiện nay: Dê Bách thảo: Là giống dê kiêm dụng sữa thịt có nguồn gốc từ Aán Độ và Pháp được nhập vào nước ta hàng trăm năm nay. Màu lông đen loang
  3. sọc trắng, tai to cụp xuống, trọng lượng trưởng thành, ở dê cái 40-45 kg, dê đực 75-80 kg, sơ sinh 2,6-2,8 kg, khả năng cho sữa 1,1-1,20 kg/ngày với chu kỳ cho sữa là 145-148 ngày, tuổi phối giống lần đầu 7-8 tháng, đẻ 1,9 con/lứa và 1,8 lứa/năm. Dê Bách thảo hiền lành có thể nuôi nhốt kết hợp chăn thả, thích nghi với nhiều vùng sinh thái khác nhau. Dê Jumnapari: Dê Aán Độ được nhập vào nước ta năm 1997, màu lông trắng tuyền chân cao, trọng lượng trưởng thành, dê cái 42-46 kg, dê đực 70-80 kg, sơ sinh 2,8-3,5 kg, khả năng cho sữa 1,2 - 1,4 kg với chu kỳ 180- 185 ngày. Tuổi phối giống lần đầu 8-9 tháng, đẻ 1,3 con/lứa và 1,3 lứa/năm, phàm ăn và chịu đựng tốt với thời tiết nóng bức. Dê Beetal: Dê Aán Độ, được nhập vào nước ta năm 1997, màu lông đen tuyền hoặc loang trắng, tai to cụp, khả năng sản xuất t ương đương dê Jumnapari, phàm ăn và hiền lành. Dê Barbari: Dê Aán Độ, được nhập vào nước ta năm 1997, màu lông vàng loang đốm trắng như hươu sao, tai nhỏ thẳng, trọng lượng trưởng thành 30-35 kg, bầu vú rất phát triển, khả năng cho sữa 0,9-1,1 kg/ngày với chu kỳ 145-148 ngày, khả năng sinh sản tốt, dê đẻ 1,8 con/lứa và 1,7 lứa/năm. Dê có thân hình thon chắc, ăn rất tạp, chịu đựng kham khổ tốt, hiền lành phù hợp với chăn nuôi ở nước ta.
  4. Dê Alpine: Dê sữa Pháp nuôi nhiều ở vùng núi Anpine, lông màu vàng, đôi khi có đốm trắng, tai nhỏ thẳng, trọng lượng trưởng thành, dê cái 40-42 kg, dê đực 60-65 kg, sản lượng sữa 900-1000 lít/chu kỳ cho sữa 240- 250 ngày. Dê Alpine nhập vào nước ta bằng tinh cọng rạ để lai tạo với dê trong nước cho kết quả tốt. Và, mới đây nhập thêm một số con để nhân thuần thăm dò khả năng thích nghi. Dê Saanen: Dê sữa Thụy Sĩ nuôi nhiều ở các nước Châu Aâu, màu lông trắng, tai vểnh nhỏ, năng suất sữa cao 1000-1200 kg sữa/chu kỳ 190- 300 ngày, trọng lượng trưởng thành, dê cái 45-50 kg, dê đực 70-75 kg. Dê Saanen cũng nhập vào nước ta bằng tinh cọng rạ để lai với dê Bách Thảo cho kết quả tốt. Và, mới đấy đã nhập thêm một số con về Ninh Thuận nuôi thử nghiệm để theo dõi khả năng thích nghi. Dê Boer: Là giống dê kiêm dụng của Mỹ nỗi tiếng nhất thế giới hiện nay, mới được Trung Tâm nghiên cứu Dê và Thỏ thuộc Viện chăn nuôi quốc gia nhập về năm 2001, Trung Tâm Khuyến nông Ninh Thuận nhập về năm 2002 và mới đây Trung Tâm NCCG TBKHKT (Vigova) thuộc Viện chăn nuôi quốc gia nhập về năm 2004. Hiện đang nuôi thử nghiệm để theo dõi khả năng thích nghi. 1.3/. Chọn và phối giống:
  5. 1.3.1/ Chọn giống: -Dê cái: Chọn lọc qua đời trước (dòng, giống bố mẹ, ông bà…), qua bản thân (ngoại hình, khả năng sản xuất, khả năng thích nghi…) và qua đời sau. -Dê đực: Chọn lọc chủ yếu dựa trên dòng, giống, khả năng sinh trưởng phát triển, ngoại hình, tính năng và đặc biệt là khả năng phối giống đậu thai, phẩm chất đời con… 1.3.2/ Phối giống: Ngoài việc chọn lọc, ghép đôi giao phối thích hợp, tránh đồng huyết thì việc cho dê giao phối đúng thời điểm là hết sức quan trọng. Chu kỳ động dục 20 - 21 ngày, kéo dài 1-3 ngày, âm hộ hơi sưng đỏ hồng, chảy dịch nhờn, kêu la, bỏ ăn, nhảy lên lưng con khác, nếu đang tiết sữa sẽ bị giảm. Thời gian động dục thường kéo dài 36-40 giờ, và thời điểm phối giống thích hợp từ 12-13 giờ kể từ khi bắt đầu động dục, nên cho dê phối 2 lần trong ngày động dục. Phải có sổ sách theo ngày phối giống, ngày đẻ… II/. Chăm sóc nuôi dưỡng:
  6. 2.1/. Chuồng trại: Có thể làm bằng gỗ, tranh tre, nứa lá… nhưng phải bảo đảm thông thoáng, mát mẻ về mùa hè, ấm áp về mùa đông, tránh nắng, nóng, mưa tạt, gió lùa… Kích thước: Cao 1,0-1,2m, rộng 1,2-1,4m, dài 1,3-1,5m. Trên có mái che mưa che nắng cao 1,6-1,8m. Phía dưới sàn chuồng cách mặt đất 0,5- 0,8m. Sàn chuồng nên làm bằng gỗ thẳng, phẳng, bản rộng 2-3cm, đóng hở 1-1,5cm để cho phân lọt xuống dễ dàng. Cửa chuồng phải đóng mở dễ dàng và chắc chắn. Mỗi ô chuồng diện tích 1,5-1,8m2, đủ nhốt một con dê giống và đàn con theo mẹ hoặc 2-3 con dê thịt. Máng cỏ và máng thức ăn tinh nên đặt phía trước, ngoài chuồng. 2.2/. Nhu cầu dinh dưỡng và khẩu phần ăn: 2.2.1. Nhu cầu dinh dưỡng: Dê cần một lượng thức ăn tính theo vật chất khô (VCK) bằng 3,5% thể trọng, dê thịt 3,0%, dê sữa 4,0%. Ví dụ: Một dê Cái Bách Thảo nặng 35kg thì lượng VCK là: 35kg x 4% = 1,4kg. Với nhu cầu 65% VCK từ thức ăn thô xanh (0,91kg) và 35% VCK từ thức ăn tinh (0,49kg). Khi cho dê ăn loại thức ăn thô xanh chứa 20% VCK và thức ăn tinh chứa 90% VCK. Trên cơ sở đó, ta sẽ tính được lượng thức ăn hàng ngày cho dê:
  7. -Thức ăn thô xanh: 0,91kg : 0,20 = 4,55kg -Thức ăn tinh: 0,49kg : 0,90 = 0,44kg Nhu cầu về vật chất khô chỉ nói lên số lượng thức ăn, còn về chất lượng thức ăn phải tính theo nhu cầu năng lượng và protein… 2.2.2. Khẩu phần thức ăn: Trên cơ sở nhu cầu dinh dưỡng của dê, căn cứ theo thể trọng, khả năng sinh trưởng phát triển, sản xuất và các nguồn thức ăn hiện có mà xây dựng khẩu phần thức ăn cho dê. Yêu cầu của khẩu phần thức ăn là cân đối thành phần và giá trị dinh dưỡng, đảm bảo đủ số lượng và chất lượng thức ăn, nhất là đạm, khoáng, sinh tố… Nên bổ sung đá liếm tự do cho dê. Một số khẩu phần cho dê có thể trọng và năng suất sữa khác nhau (kg/con/ngày): Thành phần thức Dê 30kg Dê 40kg Dê 50kg ăn cho 1 lít sữa cho 1,5 lít sữa cho 2 lít sữa Cỏ lá cây xanh 3,0 4,0 4,5
  8. Lá cây họ đậu 1,0 2,0 2,5 Thức ăn tổng hợp 0,3 - 0,4 0,6 - 0,7 0,9 - 0,10 (14 - 15% protêin 2.2.3. Nước uống: Bình thường 3 lít/ngày và sản xuất 1 lít sữa cần 1,5 lít nước… như vậy dê cần khoảng 4-6 lít/ngày. Tốt nhất nên cung cấp đầy đủ nước sạch và mát cho dê uống tự do. 2.4 Chăm sóc, nuôi dưỡng: 2.4.1. Dê con sơ sinh đến cai sữa (90 ngày): -Sơ sinh đến 10-15 ngày (giai đoạn bú sữa đầu): Dê con đẻ ra phải được lau khô, vuốt sạch máu cuống rốn từ trong ra ngoài và cắt cuống rốn 3- 4cm, lót ổ cho dê con nằm cạnh mẹ. Cho dê bú sữa đầu ngay, càng sớm càng tốt, bú đều cả 2 vú, 3-4 lần/ngày. Sau 10 ngày nên tập cho dê con ăn bột gạo, bắp, đậu đổ rang và lá non ngon, khô sạch…
  9. -Từ 15-45 ngày: Tách dê mẹ để vắt sữa, 2 lần/ngày với dê có sản lượng sữa trên 1 lít. Sau khi vắt mới cho dê con vào bú và cho dê con bú thêm 300-350ml, chia ra 2-3 lần/ngày, đảm bảo tổng lượng sữa cho dê con 450-600ml/con/ngày. Cho dê con ăn thêm thức ăn tinh 30-40gr /con/ngày. -Từ 45-90 ngày: Cho dê uống 600ml và giảm dần xuống 400ml/con/ngày, chia làm 2 lần/ngày. Sữa dê nguyên chất hay sữa thay thế cần được hâm nóng 38-400c. Núm, bình, xô chậu cho dê bú phải được tiệt trùng trước và sau khi bú. Lau khô, sạch sàn chuồng sau khi cho dê bú…Cho dê con ăn 50-100gr thức ăn tinh và tăng dần cho đến khi dê con tự lực hoàn toàn, không còn sữa mẹ. -Giai đoạn theo mẹ dê con dễ mẫn cảm với bệnh đường hô hấp, viêm loét miệng truyền nhiễm do lạnh, ẩm ướt… 4.2.2. Dê hậu bị: Chọn lọc những dê sau cai sữa, sinh trưởng phát dục tốt, ngoại hình đẹp… Nuôi dê hậu bị theo khẩu phần qui định đảm bảo khả năng sinh trưởng phát triển hợp lý. Cho ăn đầy đủ thức ăn thô xanh 3- 5kg/con/ngày, bằng 75-80% VCK trong khẩu phần, phần còn lại bổ sung bằng thức ăn tinh và các phụ phẩm khác, không nên vổ béo dê hậu bị… Cho dê vận động 3-4giờ/ngày, vệ sinh khô sạch sàn chuồng, nền chuồng, sân
  10. chơi, máng ăn, máng uống hàng ngày. Giai đoạn hậu bị dê thường hay mắc bệnh đường tiêu hoá, nên chú ý cho dê ăn sạch, uống sạch và ở sạch… 2.4.3.Dê sinh sản: Dê đực giống: Sau 3 tháng phải nuôi tách riêng và chỉ cho giao phối khi 11-12 tháng và đạt trọng lượng qui định. tuyệt đối không nhốt dê đực giống trong đàn dê có chửa và dê vắt sữa, vừa tạo thêm tính hăng, vừa tránh mùi hấp thụ vào sữa. Thông thường một dê đực 50kg, mỗi ngày ăn: 3-4kg cỏ, 1-2kg lá cây giàu protein, 0,4-0,5kg thức ăn tinh. Nếu cho phối giống 3 lần/ngày thì bổ sung thêm thức ăn tinh giàu đạm, khoáng và sinh tố… Có thể cho ăn 1-2 quả trứng gà, 0,3-0,5kg rau xanh non ngon và bổ sung đá liếm tự do cho dê. Thường xuyên cho dê đực vận động, kết hợp với việc tắm chải 3- 4 giờ/ngày. Có sổ theo dõi phối giống. Khi khả năng phối giống đạt dưới 60% và trên 6 năm thì nên loại thải. Dê mang thai: Sau khi phối giống 22-23 ngày, mà không thấy dê động dục trở lại, thì có thể dê đã thụ thai. Thời gian mang thai trung bình 150 ngày. Dê có chửa, nhu cầu dinh dưỡng tăng dần lên, đặc biệt là 2 tháng cuối, dê chịu kiếm ăn, phàm ăn hơn, lông mượt và tăng cân. Cần đáp ứng đầy đủ số lượng và chất lượng thức ăn cho dê… Đối với dê đang cho sữa, thì tuổi thai càng lớn, phải giảm dần lượng sữa khai thác để thai phát triển tốt và
  11. cho sữa tốt ở các chu kỳ sau. Tránh dồn duổi, đánh đập dê. Đối với dê chửa lần đầu nên xoa bóp bầu vú để kích thích tuyến sữa phát triển và tập cho dê quen dần với việc vắt sữa sau này. Dự tính ngày đẻ để chủ động đỡ đẻ và chăm sóc dê con… Dê đẻ: Dê sắp đẻ nên nhốt riêng từng ô chuồng, đã vêï sinh sát trùng khô sạch, kín và yên tĩnh. Chuẩn bị dụng cụ và trực đỡ đẻ cho dê. Trước khi đẻ 5-10 ngày nên giảm bớt thức ăn tinh đối với những dê năng suất sữa cao để ránh sốt sữa, viêm vú. Sau khi đẻ dê mẹ liếm dê con, nhưng vẫn phải lau khô, cắt rốn, sát trùng cuống rốn. Đẻ hết con khoảng 1-4 giờ thì nhau ra, không để mẹ ăn nhau. Trường hợp khó đẻ hoặc sau đẻ 4 giờ mà nhau không ra, nên mời cán bộ thú y can thiệp. Dê đẻ xong, phải rửa sạch bầu vú, âm hộ, vệ sinh khô sạch nơi dê đẻ. Nếu dê mẹ sưng nầm sữa thì chờm nước nóng và vắt sữa để thông tia sữa. Sau đó cho dê mẹ uống nước ấm có pha muối 0,5% hoặc nước đường 5-10%. Hàng ngày cho dê mẹ ăn thức ăn thô xanh non ngon, thức ăn tinh chất lượng tốt theo khẩu phần… Dê vắt sữa: Đảm bảo tiêu chuẩn khẩu phần, thức ăn thô xanh non, ngon, chất lượng tốt, dê thích ăn cho nhiều sữa, thức ăn tinh hổn hợp, protein thô 14-15%, bổ sung premix khoáng, sinh tố và muối ăn. Những dê năng suất sữa trên 2 lít/ngày, cần cho ăn và vắt sữa 2-3 lần/ngày. Cho dê vận
  12. động 3-4 giờ/ngày, kết hợp xoa bóp, tắm chải, bắt ve... Theo dõi sự thay đổi thể trọng của dê mẹ, 1-2 tháng đầu thể trọng giảm 5-7%, sang tháng thứ 3 sẽ hồi phục và ổn định thể trọng. Cho dê cạn sữa từ từ bằng cách giảm dần số lần vắt sữa và số lần cho bú. Dê cho sữa, nhất là dê cao sản thường hay bị viêm vú, cần lưu ý để phòng và trị kịp thời. Thực hiện đúng qui trình kỹ thuật vắt sữa, tránh xây xát núm vú và bầu vú, đặc biệt vệ sinh trước và sau khi vắt sữa… III/ Thú y phòng bệnh: Với phương châm phòng bệnh là chính, thực hiện tốt chương trình 3 sạch, ở sạch, ăn sạch, uống sạch. Thường xuyên theo dõi số lượng và chất lượng đàn dê để phòng và trị bệnh kịp thời, nhất là những bệnh thường gặp như: Sình bụng đầy hơi, đau bụng tiêu chảy, viêm vú, thối móng, viêm loét miệng, lở mồm long móng, tụ huyết trùng, nhiệt thán, cầu trùng, đậu… Đặc biệt, khi thời tiết hoặc môi trường sống thay đổi cần phải vệ sinh, chăm sóc nuôi dưỡng thật tốt để phòng và chống stress gây hại. Định kì tiêm phòng các bệnh truyền nhiểm theo đặc điểm dịch tể học của vùng và qui định của cơ quan thú y. Phòng bệnh và xử lý tốt các bệnh
  13. thông thường, bệnh sản khoa như viêm vú, viêm tử cung, sót nhau… kiểm soát nội, ngoại kí sinh trùng như ve, ký sinh trùng đường ruột…
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2