intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kỹ thuật nuôi trồng Mộc nhĩ

Chia sẻ: Le Dang Hai | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

68
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu Kỹ thuật nuôi trồng Mộc nhĩ nhằm giúp các bạn hiểu hơn về đặc tính sinh học Mộc nhĩ, đặc điểm hình thái, nhiệt độ, quy trình công nghệ trồng Mộc nhĩ trên nguyên liệu mùn cưa,... Để nắm vững nội dung chi tiết mời các bạn cùng tham khảo tài liệu. Hi vọng tài liệu sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình nuôi trồng Mộc nhĩ của mình.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kỹ thuật nuôi trồng Mộc nhĩ

  1. KỸ THUẬT NUÔI TRỒNG MỘC NHĨ I. ĐẶC TÍNH SINH HỌC 1.1. Tên khoa học Mộc nhĩ (còn gọi là nấm tai mèo) có tên khoa học là Auricularia sp có  nhiều loại khác nhau, loại cánh dày có lông. Auricularia polytricha, loại cánh  mỏng A. auricularia. 1.2. Đặc điểm hình thái Mộc nhĩ có hình thái rất đặc biệt, cánh nấm chính là quả thể nấm trong   đó có chứa các bào tử  nấm và đến giai đoạn trưởng thành thì chúng phát tán  bào tử bay len lỏi gặp điều kiện thuận lợi sợi nấm phát triển thành cánh nấm  mộc nhĩ. 1.3. Nhiệt độ ­ Giai đoạn hệ sợi phát triển nhiệt độ thích hợp từ 20 ­ 300C. ­ Giai đoạn quả thể phát triển tốt nhiệt độ thích hợp từ 20 ­ 300C . 1.4. Độ ẩm ­ Độ ẩm cơ chất cho sợi nấm phát triển từ 60 ­ 65%. ­ Độ ẩm không khí cho quả thể phát triển từ 90 ­ 95%. 1.5. Dinh dưỡng Mộc nhĩ có hệ men Xenluloaza trực tiếp phân giải Xenlulo trên cây gỗ,  mùn cưa,... Nó chuyển chúng từ dạng khó tiêu sang dạng dễ tiêu mà mộc nhĩ  có khả năng hấp thụ được để phát triển II.   QUY   TRÌNH   CÔNG   NGHỆ   TRỒNG   MỘC   NHĨ   TRÊN   NGUYÊN  LIỆU MÙN CƯA 2.1. Sơ đồ quy trình: Mùn cưa Để nguội, cấy giống Xử lý nước vôi, ủ  Ươm sợi đống Rạch, treo bịch Đảo và chỉnh ẩm Phối trộn, đóng bịch Chăm sóc, thu hái  chế biến Hấp thanh trùng
  2. 2.2. Giải thích quy trình công nghệ: 2.2.1. Mùn cưa ­ Mùn cưa cao su: đặc chủng từ gỗ cây cao su. ­ Mùn cưa tạp: các loại gỗ  tạp thân mềm không có tinh dầu. Phế  loại   từ các xưởng, nhà máy chế biến gỗ. 2.2.2. Xử lý nguyên liệu: Ủ đống ­ Hoà nước vôi có pH= 14. ­ Mùn cưa được sàng loại các đầu mặt và rác to ­ Theo tỷ lệ 1kg mùn cưa khô bổ sung thêm 1,2 lít nước vôi đảo đều để  có  độ ẩm đạt 60­65% (hoặc nắm 1 nắm nguyên liệu mùn cưa mở tay ra thấy   nắm mùn cưa vỡ từ từ là độ ẩm đạt yêu cầu). ­ Sau khi đạt độ ẩm đưa vào ủ đống thời gian 7­8 ngày. ­ Ủ nguyên liệu để cho mùn cưa hút ẩm đều, sau này hấp bịch cho chín  nguyên liệu. 2.2.3. Đảo và chỉnh độ ẩm ­ Sau thời gian ủ 7­8 ngày nhiệt độ đống ủ chỉ đạt 45­500C. ­ Đảo đống  ủ  từ  ngoài vào trong, từ  trong ra ngoài kiểm tra độ   ẩm  nguyên liệu đạt 60­ 65%. ­ Ủ lại 7­ 8 ngày. Dùng nilon đậy đống ủ lại. 2.2.4. Phối trộn nguyên liệu, đóng bịch ­ Đối với mùn cưa gỗ  cao su và mùn cưa gỗ  bồ  đề  thì phối trộn thêm  1% bột nhẹ. ­ Đối với mùn cưa gỗ  tạp phối trộn thêm 1% bột nhẹ, 2% cám gạo   hoặc thóc nghiền (bổ sung thêm dinh dưỡng). ­ Đóng bịch: Chuẩn bị:  Túi nilon 19 x 37cm, 6kg/ 1 tấn nguyên liệu. Cổ nút nhựa (giống) 1000 cái/ 1 tấn nguyên liệu. Nắp đậy  1000 cái/ 1 tấn nguyên liệu. Bông nút: 6kg/ 1 tấn nguyên liệu. Phối trộn nguyên liệu đồng đều (Kiểm tra độ   ẩm) sau đó đóng bịch.  Bịch mùn cưa gỗ  cao su, nặng 1,3 ­ 1,4kg. Bịch mùn cưa gỗ  bồ  đề, gỗ  tạp  nặng 1,2 ­ 1,3kg. Làm cổ nút và nút chặt bông, sau đó đậy nắp chụp. Yêu cầu  của bịch sau khi đóng: căng, tròn. 2.2.5. Hấp thanh trùng (khử trùng) * 2 phương pháp: ­ Nồi hấp có áp suất:  ở  áp suất và nhiệt độ  cao trong autoclave 1,2­  1,3atm; t0 = 115 ­ 1210C  ­ Lò hấp thủ công: ở áp suất thường nhiệt độ 1000C. Bịch đưa vào hấp thanh trùng ở nồi hấp có áp suất 1,2 ­ 1,3 at thì hấp 3  ­ 4h (kể từ khi đạt áp suất). Bịch đưa vào lò hấp thủ  công thì có nhiệt độ  từ  95 ­ 100 0C trong thời  gian 6 ­ 8h (kể từ khi đạt nhiệt độ trong giữa bịch nấm).
  3. 2.2.6. Để nguội­ cấy giống ­ Bịch sau khi hấp chín xong, có mùi thơm đưa ngay vào phòng cấy (phòng  cấy riêng, vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo vô trùng) thời gian để nguội bịch tới 
  4. Xử lý gỗ Tạo lỗ cấy giống Ươm sợi Chăm sóc, thu hái 3.2. Giải thích quy trình công nghệ 3.2.1. Chọn gỗ ­ Tất cả  các loại gỗ  thân mềm có nhựa trắng (không có tinh dầu, độc  tố) đều trồng được mộc nhĩ. ­ Gỗ tươi có đường kính từ 5 ­ 20cm cắt đoạn dài từ 1 ­ 1,2m. 3.2.2. Xử lý gỗ ­ Hoà nước vôi đặc (pH= 14) quét lên 2 đầu cắt của khúc gỗ, quét lên   các vết dập ngoài vỏ gỗ. ­ Gỗ  chặt xuống không được dập vỏ, hoặc bị  xầy xước bề  mặt khúc  gỗ. ­ Để  gỗ  trong nhà hoặc chỗ  râm mát từ  10­15 ngày (tuỳ  theo từng loại   gỗ) cho ráo bớt nhựa (gỗ tái chết). 3.2.3. Tạo lỗ cấy giống *Tạo lỗ ­ Dùng búa chuyên dùng hoặc khoan để tạo lỗ đường kính lỗ 1 ­ 1,2cm,  độ sâu 2 ­ 3cm. ­ Lỗ cách lỗ 10 ­ 12cm. Hàng cách hàng 7 ­ 10cm. ­ Các lỗ so le nhau.  *Cấy giống ­ Giống mộc nhĩ trồng trên cây gỗ làm bằng môi trường mùn cưa. ­ Giống bảo đảm chất lượng có tuổi giống 28 ­ 30 ngày tuổi (kể  từ  ngày cấy giống). Sợi mọc kín túi. ­ Tra giống vào đầy lỗ, dùng phoi đậy vào nắp lỗ. ­ Dùng xi măng hoà đặc như bột trát lên miệng kín mặt lỗ. *Ươm sợi: ­ Sau khi tra giống xong, xếp gỗ vào khu vực ươm. Khu vực  ươm phải  sạch thông thoáng, có nhiệt độ từ 20 ­ 300C. ­ Xếp gỗ  cách mặt đất 15 ­ 20cm và xếp theo hình khối có chiều cao   1,5m, chiều dài tuỳ theo số lượng gỗ. ­ Phía trên dùng bao tải hoặc cỏ  gianh, lá cây phủ  lên, hàng ngày tưới   để giữ độ ẩm cho toàn bộ đống gỗ tạo điều kiện cho sợi phát triển.
  5. ­ Khoảng 15 ­ 20 ngày đảo đống gỗ  (trên xuống, dưới lên, ngoài vào  trong, trong ra ngoài).  3.2.5. Chăm sóc, thu hái ­ Sau khi  ươm sợi từ 30 ­ 40 ngày sợi mộc nhĩ bắt đầu mọc lan khắp  xung quanh thân gỗ, có màu trắng lấm chấm. ­ Chuyển các đoạn gỗ  có mầm quả  thể  sang khu vực chăm sóc có đủ  điều kiện cho nấm phát triển như ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm,... ­ Chế độ tưới 1­2 lần/ ngày để cánh mộc nhĩ phát triển đều. ­ Thu hái nấm theo từng đợt và kéo dài liên tục trong thời gian từ  6 ­ 8   tháng. ­ Năng suất bình quân đạt 25 ­ 30kg nấm mộc nhĩ khô/ 1m3 gỗ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2