intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

KỸ THUẬT THI CÔNG - CHƯƠNG III CÔNG TÁC XÂY

Chia sẻ: Nguyen Ngoc Tuong Duy | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:40

170
lượt xem
48
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Theo các tài liệu khảo cổ thì 6000 năm trước công nguyên loài người đã dùng đá thiên nhiên để xây dựng các công trình kiến trúc. Sau đó người ta xây cả những công trình bằng gạch mộc. Mãi về sau do phát triển của nền văn minh loài người trong các lĩnh khoa học kỹ thuật, con người đã biết dùng gạch đất nung làm vật liệu xây dựng. Khi mới ra đời, gạch nung chỉ được dùng để xây cung điện, nhà thờ, chùa chiền v.v… dần dần nó được sử dụng để xây dựng nhà ở...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: KỸ THUẬT THI CÔNG - CHƯƠNG III CÔNG TÁC XÂY

  1. KYÕ THUAÄT THI COÂNG CHÖÔNG III. COÂNG TAÙC XAÂY GAÏCH, ÑAÙ CHƯƠNG III CÔNG TÁC XÂY BÀI 1. KHÁI NIỆM VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA KẾT CẤU XÂY GẠCH ĐÁ Theo các tài liệu khảo cổ thì 6000 năm trước công nguyên loài người đã dùng đá thiên nhiên để xây dựng các công trình kiến trúc. Sau đó người ta xây cả những công trình bằng gạch mộc. Mãi về sau do phát triển của nền văn minh loài người trong các lĩnh khoa học kỹ thuật, con người đã biết dùng gạch đất nung làm vật liệu xây dựng. Khi mới ra đời, gạch nung chỉ được dùng để xây cung điện, nhà thờ, chùa chiền v.v… dần dần nó được sử dụng để xây dựng nhà ở và các công trình công cộng khác. Khối xây gạch đá là một loại kết cấu tạo thành do việc liên kết các viên gạch hoặc đá lại với nhau bằng các loại vữa. Sau khi vữa đông cứng, các viên gạch hoặc đá liên kết lại với nhau thành một khối thống nhất hoàn chỉnh. Đối với kiến trúc cổ đại, gạch đá chiếm một vị trí hết sức quan trọng. Ngày nay do khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực nghiên cứu và chế tạo vật liệu ngày càng phát triển mạnh mẽ, nhiều lạoi vật liệu xây dựng mới ra đời với khả năng 63
  2. KYÕ THUAÄT THI COÂNG CHÖÔNG III. COÂNG TAÙC XAÂY GAÏCH, ÑAÙ chịu lực lớn, tuổi thọ cao như sắt thép, bêtông, bêtông cốt thép, chất tổng hợp v.v… áp dụng ngày càng rộng rãi trong xây dựng công trình. Song vật liệu gạch đá vẫn giữ vai trò quan trọng và sử dụng phổ biến. Gạch đá là loại vật liệu có khả năng chịu nén lớn hơn nhiều so với chịu kéo, vì vậy nó được dùng nhiều trong các kết cấu chịu nén; móng, tường, cột v.v… Nhưng cũng có khi người ta dùng gạch đá làm sán gác và mái nhà có cấu tạo theo kiểu vòm. Có thể đặt thêm cốt thép vào kết cấu gạch đá để tăng khả năng chịu lực của khối xây. Ngoài ra kết cấu gạch đá được sử dụng rộng rãi trong xây dựng các công trình cầu cống, đường ham, kênh, tường chắn đất v.v… Ở nước ta các công trình xây bằng gạch đá xuất hiện cũng tương đối sớm. Nhiều công trình như vây được xây dựng cách đây hàng trăm năm: đền, chùa, cung điện, nhà ở… ở khắp nơi, nhiều công trình còn tồn tại hoặc để lại dấu vết. Từ này hoà bình lập lại ngành xây dựng phải đáp ứng ngày càng nhiều nhu cầu về nhà ở, các công trình công cộng, các công trình phục vụ và công nghiệp. Ngành xây dựng của ta tuy đã áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nghiên cứu chế tạo các loại vật liệu mới và áp dụng nhiều phương pháp xây dựng tiên tiến, song gạch đá vẫn chiếm vị trí to lớn trong xây dựng công trình. BÀI 2. ƯU, NHƯỢC ĐIỂM VÀ PHẠM VI SỬ DỤNG KHỐI XÂY I. ƯU ĐIỂM Sở dĩ khối xây được áp dụng rộng rãi vì chúng có những ưu điểm: - Gạch đá dễ chế tạo, ở đâu cũng có. - Khả năng chịu nhiệt của kết cấu lớn. - Ít bị phá hoại trong điều kiện thiên nhiên. - Tuổi thọ của công trình gạch đá lớn, nhiều công trình tồn tại hàng mấy trăm năm, có khi hàng nghìn năm. - Dùng gạch đá có thể xây công trình nhiều hình dáng bất kỳ. - Đặc biệt các khối xây đất nung có tính cách âm, nhiệt tốt mà nhiều vật liệu hiện đại khác không có được. II. NHƯỢC ĐIỂM Nhưng các khối xây gạch đá, có một số nhược điểm: - Cường độ của khối xây gạch đá tương đối thấp, đòi hỏi kích thước chịu lực phải lớn hơn làm tăng đáng kể trọng lượng toàn bộ công trình. - Cường độ chịu kéo, cắt, uốn tương đối thấp. - Khả năng chống rung động kém. - Công việc xây dựng khá nặng nhọc, tốc độ xây dựng chậm, khó cơ giới hoá. III. PHẠM VI SỬ DỤNG - Dùng trong kết cấu móng, tường. - Làm sàn gác và mái nhà theo kiểu vòm. 64
  3. KYÕ THUAÄT THI COÂNG CHÖÔNG III. COÂNG TAÙC XAÂY GAÏCH, ÑAÙ - Cầu cống đường hầm, tường chắn, … Có thể tăng thêm cốt thép vào trong khối xây gạch đá để tăng khả năng chịu lực của khối xây. BÀI 3. VẬT LIỆU DÙNG TRONG CÔNG TÁC XÂY I. ĐỊNH NGHĨA KHỐI XÂY GẠCH, ĐÁ Khối xây gạch đá (Brick or stone masonry) là tập hợp của những viên gạch đá riêng lẻ, được gắn chặt với nhau bằng vữa xây và được xếp thành hàng, thành lớp, nhưng toàn bộ tập hợp đó phải chịu lực (thường là các lực nén ép) như một thể thống nhất mà không có sự dịch chuyển của mọi viên thành phần. Vật liệu thành phần làm nên khối xây thường là những vật liệu dòn, chịu ứng suất nén rất tốt hơn rất nhiều chịu ứng suất kéo. Nên khối xây cũng chịu nén tốt. II. CÁC LOẠI KHỐI XÂY GẠCH, ĐÁ a. Khối xây bằng gạch Gạch dùng để xây thường có 2 loại: Gạch đất sét nung và gạch không nung được sản xuất theo những quy cách nhất định. * Gạch đất sét nung Nguyên liệu chế tạo gạch là đất sét, sau khi nhào trộn kĩ, được tạo hình bằng phương pháp nén dẻo, mang hong khô sau đó đem nung trong lò ở nhiệt độ thích hợp. Gạch đất sét nung chia làm 2 loại: Gạch đặc và gạch rỗng. - Gạch đặc: Thường dùng gạch đặc để xây móng, tường và các bộ phận của công trình. Theo kích thước gạch đất sét nung có các loại sau: + Gạch đặc 60 (GĐ60): 220 x 105 x 60mm. + Gạch đặc 45 (GĐ45): 190 x 90 x 45mm. Theo độ bền cơ học, gạch đất sét nung có các mác sau: 50, 75, 100, 125, 150. - Gạch rỗng: Khối xây được xây bằng gạch rỗng sẽ làm giảm nhẹ trọng lượng công trình. Tường dùng xây tường bao che nhà khung chịu lực. Gạch rỗng có nhiều loại tuỳ theo hình dáng, kích thước và sự phân bố các lỗ rỗng trên bề mặt viên gạch. + Gạch rỗng 2 lỗ tròn: 220 x 105 x 60mm. + Gạch rỗng 2 lỗ chữ nhật: 220 x 105 x 60mm. + Gạch rỗng 12 lỗ tròn: 220 x 105 x 60mm. + Gạch rỗng 18 lỗ tròn: 220 x 105 x 60mm. + Gạch rỗng 4 lỗ tròn: 220 x 105 x 90mm. + Gạch rỗng 4 lỗ chữ nhật: 220 x 105 x 60mm. 65
  4. KYÕ THUAÄT THI COÂNG CHÖÔNG III. COÂNG TAÙC XAÂY GAÏCH, ÑAÙ + Gạch rỗng 4 lỗ vuông: 190 x 90 x 90mm. + Gạch rỗng 6 lỗ chữ nhật: 220 x 105 x 200mm. + Gạch rỗng 6 lỗ vuông: 220 x 105 x 130mm. * Gạch xây không nung - Gạch silicát: Thành phần gồm có cát thạch anh nghiền nhỏ trộn với vôi bột, thạch cao đem nhào trộn kĩ và được ép bằng máy. Dưỡng hộ trong điều kiện tự nhiên hay chưng hấp. Cường độ đạt từ 75 đến 250 kg/cm2. - Gạch silicát xỉ: Dùng xỉ lò cao hay lò hơi làm cốt liệu, loại này có cường độ thấp. - Gạch xỉ vôi: Cốt liệu là xỉ lò nghiền nhỏ, trộn với vôi có kích co84 khác nhau, thường được sản xuất theo phương pháp thủ công, có cường độ thấp. Có thể tham khảo quy cách và phạm vi sử dụng của một số loại gạch không nung theo bảng sau: Quy cách gạch không nung (Bảng 3.1) Loại gạch Kích thước (mm) Phạm vi sử dụng Gạch silicát sản xuất bằng máy 220 x 105 x 60 220 x 105 x 130 220 x 120 x 65 220 x 120 x 104 - Xây tường trong và ngoài nhà, xây những bộ phận trên mặt đất, có thể xây cho nhà cao 4 tầng. - Không xây ở nơi luôn có nhiệt độ cao. Gạch silicát thủ công 220 x 115 x 60 - Xây tường nhà 2 tầng. - Không dùngxây móng hoặc nơi luôn có nhiệt độ cao. Gạch silicát - xỉ 350 x 160 x 200 350 x 160 x 100 Xây tường nhà 1 tầng, nhà tạm. Gạch xỉ - vôi Có nhiều kích cỡ khác nhau Xây tường nhà 1 tầng, nhà tạm. Hình 3.1. Khối xây gạch Hình 3.2. Khối xây đá hộc Hình 3.3. Khối xây đá đẻo b. Khối xây bằng đá Đá là loại vật liệu vô cơ tự nhiên sẵn có, dễ khai thác, có độ bền cao với thời gian. Đá là loại vật liệu nặng, khả năng hút vữa kém nên thường dùng vữa xi măng để xây. Đá xây thường được khai thác từ những núi đá có gốc là đá vôi. Kích thước cũng như trọng lượng của tảng đá tuỳ thuộc khả năng vận chuyển của một người. đá dùng để xây thường được chia làm 3 loại: - Đá tảng (đá hộc): Những tảng đá vừa tầm vận chuyển của một người, được khai thác từ mỏ đá chưa gia công, thường được xây móng, kè đá, tường chắn có cường độ chịu lực cao nhưng nhiều lỗ rỗng nên tốn vữa và kỹ thuật xây phức tạp. - Đá thửa: là đá đã được gia công sơ bộ có 1 hoặc 2 mặt tương đối phẳng thường dùng để xây tường, có sức chịu lực cao. - Đá đẽo: là những tảng đá lớn, được gia công cẩn thận bằng phương pháp thủ công hoặc bằng máy. Bề mặt tương đối đều và phẳng, được cắt gọt thành từng khối đều đặn, chịu lực tốt. Khả năng chịu phong hoá cao, nhưng gia công khó, tốn nhiều lao động. Khi xây chúng thường phải cẩu lắp từng tấm, từng viên rất khó khăn và vất vả. 66
  5. KYÕ THUAÄT THI COÂNG CHÖÔNG III. COÂNG TAÙC XAÂY GAÏCH, ÑAÙ Loại này giá thành cao thường dùng xây các công trình đặc biệt. III. CÁC LOẠI VỮA XÂY 1. Định nghĩa vữa xây Vừa xây dựng là 1 hỗn hợp chất kết dính, cốt liệu và nước có khi cho thêm các phụ gia dẻo vô cơ (hồ vôi, hồ sét) và các phụ gia đông kết nhanh như Cacl2 Vật liệu chế tạo vữa xây dựng chủ yếu là chất kết dính (vữa vôi, vữa ximăng, vữa tam hợp, mác vữa căn cứ vào định mức của nhà nước). 2. Vữa vôi - Hỗn hợp vôi nhuyễn với cát - Cường độ thấp, thường có mác 2, 4. - Xây tường, móng những công trình nhỏ nơi khô ráo; xây tường trát trang trí trong nhà. 3. Vữa xi măng: - Hỗn hợp ximăng, cát và nước (đôi khi có thêm phụ gia dẻo hoặc đông kết nhanh) - Cường độ cao, thường mác: 25, 50, 75, 100, 125, 150. - Cường độ chịu lực của vữa phụ thuộc vào nhiều yếu tố. + Mác của ximăng + Tỷ lệ nước trên ximăng (N/X) + Tỷ lệ ximăng trên cát (X/C) + Phương pháp chế tạo vữa - Xây móng (cả nơi có nước ngầm), xây tường, trụ, xây cuốn vòm, mái. 4. Vữa tam hợp - Hỗn hợp vôi, ximăng, cát và nước - Cường độ cao, dẻo: 8, 10, 25, 50, 75, 100. - Phương pháp chế tạo đơn giản, giá thành hạ hơn vữa xi măng. - Xây móng (nơi khô ráo), xây tường, trát. 5. Những yêu cầu cơ bản vữa xây - Cường độ chịu nén (mác vữa) theo yêu cầu thiết kế. - Độ chính xác khi đong lường phối liệu so với thành phẩm vữa đã cho giới hạn 1% đối với xi măng và nước; 5% đối với cát. - Đảm bảo độ dẻo quy định. - Đảm bảo độ đồng đều theo thành phần và màu sắc. - Đảm bảo khả năng giữ nước cao của vữa. 6. Công dụng của vữa xây - Gắn kết các viên gạch riêng rẽ thành 1 khối xây theo hình dạng và kích thước thiết kế quy định. - Có tác dụng truyền áp lực từ trên xuống dưới để tạo cho khối xây thành 1 khối thống nhất. - Không những chỉ bịt kín các khe hở để chống lại ảnh hưởng của mưa, gió, nắng, sương,… mà vừa xây dựng còn tạo nên những gờ, chỉ, … làm thành lớp trang trí cho công trình. 7. Trộn vữa xây a. Yêu cầu kỹ thuật khi trộn vữa - Vật liệu trộn vữa phải được kiểm tra về chất lượng: + Xi măng phải đảm bảo đúng mác, không bị vón cục, không quá hạn sử dụng. + Vôi tôi phải nhuyễn, sạch và không lẫn sỏi, đất … 67
  6. KYÕ THUAÄT THI COÂNG CHÖÔNG III. COÂNG TAÙC XAÂY GAÏCH, ÑAÙ + Nước phải sạch, không dùng nước nhiễm mặn. + Cát phải được sàng sạch, không lẫn đất, sỏi đá và rác. - Vật liệu để pha trộn vữa phải được cân đong đúng liều lượng của cối trộn. - Vữa trộn phải đều (thể hiện đồng màu) và đạt độ dẻo yêu cầu. - Lượng vữa đáp ứng đủ theo yêu cầu sử dụng và không để thừa. b. Tổ chức trộn vữa - Khi xây dựng công trình, nhu cầu về vữa đòi hỏi nhiều loại khác nhau, khối lượng sử dụng lại nhiều do vậy cần phải tổ chức nơi trộn hợp lí để đảm bảo chất lượng, chủng loại theo yêu cầu đồng thời nâng cao năng suất lao động và giảm hao hụt vật liệu ở các khâu trung gian. - Vật liệu thành phần để trộn vữa (xi măng, vôi, cát, nước) cần được bố trí gần nơi trộn vữa (sân trộn, trạm trộn), tránh chồng chéo trong quá trình vận chuyển và trộn vữa. - Khi trộn vữa cần có một sân trộn có bề mặt cứng, tương đối bằng phẳng, đủ diện tích để thao tác đồng thời cần có mái che mưa nắng cho thợ trộn vữa và bảo quản vữa. Thông thường mái che làm đơn giản, gọn nhẹ, tháo lắp dễ dàng thuận lợi cho việc di chuyển. c. Trộn vữa xi măng * Trộn bằng thủ công - Đong cát bằng hộc hoặc xô (có thể tích nhất định) đúng theo liều lượng của cối trộn, đổ thành đống trên sân trộn. - Cân hoặc đong xi măng theo liều lượng, đổ phủ lên đống cát. - Dùng xẻng đảo đều xi măng và cát cho tới khi được hỗn hợp xi măng - cát đồng màu thì thôi. (Khi đảo lên nên dùng 2 thợ). - Dùng cuốc hoặc xẻng san hỗn hợp vữa thành hình tròn trũng giữa. Hình 3.4. Trộn vữa bằng thủ công - Đổ nước từ từ vào giữa hỗn hợp xi măng - cát theo liều lượng, chờ cho nước ngấm hết vào hỗn hợp rồi dùng cuốc hoặc xẻng đảo đều cho đến khi vữa đồng màu và đạt độ dẻo theo yâu cầu. - Trộn xong, vun gọn vữa thành đống để sử dụng. * Trộn bằng máy (trình tự trộn) - Kiểm tra máy trộn và làm vệ sinh thùng trộn cho sạch. - Đổ một xô nước vào thùng trộn, đóng cầu dao điện cho máy hoạt động, cánh quạt quay làm cho nước bám vào mặt thùng trộn để khi đổ vật liệu vào không bám dính vào thành thùng trộn. - Đong các loại vật liệu thành phần teo liều lượng đã xác định và đổ vào thùng trộn. - Cho máy hoạt động từ 3 5 phút, tiến hành quan sát vữa trong thùng, nếu thấy vữa trộn đã đồng màu và dẻo thì ngắt cầu dao điện cho máy ngừng hoạt động. - Điều khiển tay quay để đổ vữa trong thùng trộn ra ngoài để sử dụng. Hình. 3.5. Máy trộn vữa loại quả lê Khi vận hành máy trộn cần chú ý: - Cối trộn không được vượt quá dung tích thùng trộn. - Đóng cầu dao điện cho cánh quạt quay rồi mới đổ vật liệu vào thùng trộn. - vật liệu đưa vào thùng trộn phải đảm bảo chất lượng, đặc biệt không cho xi măng vón cục, cát, vôi có lẫn đất đá vào thùng để tránh cách quạt khi quay bị kẹt. 68
  7. KYÕ THUAÄT THI COÂNG CHÖÔNG III. COÂNG TAÙC XAÂY GAÏCH, ÑAÙ - Khi cánh quạt bị kẹt phải ngắt ngay cầu dao điện. - Sau mỗi ca trộn phải dội nước rửa sạch thùng trộn. BÀI 4. THAO TÁC XÂY CƠ BẢN I. DỤNG CỤ ĐỂ XÂY GẠCH Dụng cụ xây gạch thông thường gồm:, dao xây, bay xây, thước tâm, thước vuông, thước đo chiều dài, nivô, quả dọi, dây xây… 1. Dao xây Hình 3.6. Dao xây Thường có 2 loại: loại 1 lưỡi và loại 2 lưỡi Dao xây có tác dụng: Xúc vữa, rãi vữa, chỉnh vị trí viên gạch và gạt miết mạnh, ngoài ra còn dùng để chặt gạch khi cần thiết. 2. Bay xây Có thể dùng để thay dao xây, khi xây không cần phải chặt gạch Hình 3.7. Bay xây 3. Bay miết mạch Dùng để miết mạch vữa ở những khối xây gạch trần Hình 3.8. Bay miết mạch 4. Thước tầm Dùng để kiểm tra độ phẳng của mặt tường, mặt trụ. Dùng kết hớp với nivô để kiểm tra độ thắng đứng và độ ngang bằng của khối xây. Thước tầm được làm bằng loại gỗ không bị cong vênh như gỗ thông dầu, gỗ liêm hoặc bằng nhôm. Độ dài của thước tâm có nhiều cỡ, tuỳ thuộc yêu cầu sử dụng, thường có chiều dài: 0,8m ; 1,2m; 1,5m; 2,0m; 3,0m. Tiết diện của thước có hình dạng chữ nhật 60 x 25mm. Thước tầm có thể được vát đi một cạch để sử dụng khi trát. Hình 3.9. Mặt cắt thước tầm Hình 3.10. Ni vô a) Nivô hợp kim nhôm; b) Nivô gỗ 1- Ống thuỷ kiểm tra nằm ngang; 2- Ống thuỷ kiểm tra thẳng đứng. 5. Nivô Dùng để kiểm tra xác định đường thẳng đứng, đường nằm ngang. Nivô thường làm bằng gỗ, hợp kim nhôm, dài từ 0,40m cho tới 1,2m, trên thân nivô có gắn bọt nước lấy độ ngang bằng và bọt nước lấy độ thẳng đứng. 69
  8. KYÕ THUAÄT THI COÂNG CHÖÔNG III. COÂNG TAÙC XAÂY GAÏCH, ÑAÙ 6. Quả dọi Dùng để kiểm tra, xác định đường thẳng đứng thay cho nivô. Quả dọi được làm bằng thép, đồng có đầu nhọn trùng với truing dây treo. Trọng lượng từ 0,3 kg đến 0,5kg. 7. Dây xây Dùng để làm cữ khi xây, thường dùng dây gai, dây nilông có đường kính 1 1,5mm. Dây yêu cầu phải có độ mảnh, độ dai để khi xây không bị vướng và đứt. II. THAO TÁC XÂY Quá trình thao tác trong kỹ thuật xây gồm: 1- Căng dây xây. 2- Cầm dao, nhặt gạch 3- Đẽo và chặt gạch. 4- Chuyển và sắp gạch. 5- Xúc vữa. 6- Đỏ, dàn vữa (Rải vữa). 7- Đặt gạch lên lớp vữa đã rải. 8- Kiểm tra lớp xây. 9- Miết mạch (khi xây có miết mạch). 1. Căng dây xây Để xây các lớp gạch đúng théo hàng ngang người ta dùng dây chỉ (dây có đường kính 2 - 3mm) căng làm chuẩn để xây các hàng ngoài. Đối với tường dày 110 chỉ cần căng một dây chuẩn ở phía ngoài tường. Đối với tường 220 trở lên phải căng dây chuẩn ở 2 mặt tường. Dây đặt ở mép tường được cắm vào mỏ, hoặc các thước cữ bằng móc. Khi xây một dãy trụ cần phải căng hai hàng dây dọc để các trụ được thẳng hàng và từ hai dây này người ta thả bốn dây vào bốn góc trụ và ghim chặt vào chân móng theo phương thẳng đứng làm chuẩn (gọi là dây lèo đứng). Khi xây vỉ ruồi hoặc nghiêng theo một góc nào đó, người ta phải căng dây lèo làm cữ theo thiết kế cho trước. Thước cữ là thanh gỗ hoặc thanh hợp kim nhẹ trên có đánh dấu các hàng xây, cao trình đặt dầm, bậu cửa sổ, lanh tô và các bộ phận khác của nhà. Thước cữ được đặt ở tất cả các góc và các chỗ tường giao nhau, ở biên các phân đoạn công tác, trên những đoạn thẳng đặt thước cữ cách nhau không quá 12m. khi đặt thước cữ phải dùng dây dọi và nivô chiều rộng của lớp bảo vệ này ít nhất là 1,5m. Để giảm thời gian trong việc đặt dây cữ người ta dùng các loại thước cữ cải tiến bằng gỗ hay bằng thép, có các thiết bị để giữ và dịch dây cữ cũng như để kẹp chặt thước vào tường. Hình 3.13. Thước góc cải tiến Thước cữ bằng gỗ tươi có thể bị cong vênh biến dạng sau một thời gian ngắn sẽ không dùng được. Bởi vậy thước gỗ phải thật cứng và phải sơn hoặc quang dầu. Hình bên cạnh giới thiệu thước cữ bằng thép góc 50 x 50mm dài 2m, mỗi cánh thép góc có cắt khấc cách nhau 77mm sâu 3mm. Một đai ôm chạy trượt dọc theo cạnh thép góc có chốt lò so dùng để luồn dây cữ. 2. Cầm dao, nhặt gạch + Khi cầm dao ngón tay cái đặt lên cổ dao, bốn ngón kia và lòng bàn tay nắm chặt chuôi dao. 70
  9. KYÕ THUAÄT THI COÂNG CHÖÔNG III. COÂNG TAÙC XAÂY GAÏCH, ÑAÙ + Khi nhặt gạch: Bàn tay trái úp xuống cầm vào giữa viên gạch. Trường hợp gặp viên gạch bị cong thì phải cầm sao cho mặt cong ở phía dưới để khi đặt viên gạch vào khối xây viên gạch dễ ổn định. 3. Đẽo và chặt gạch Khi xây thường phải chặt hoặc đẽo gạch. Nếu khối lượng chặt và đẽo gạch khá lớn người ta phải sử dụng máy, nếu khối lượng không nhiều có thể chặt và đẽo gạch bằng dao xây trong quá trình xây gạch. Để đẽo và chặt gạch được như ý, viên gạch được chọn phải là viên gạch không non quá, không già quá, không bị nứt nẻ. Khi chặt hoặc đẽo phải chặt ướm tạo dạng trước rồi mới chặt hoặc đẽo. Động tác phải dứt khoát. Việc này đòi hỏi người thợ xây phải quen tay. 4. Chuyển và sắp gạch Việc chuyển và sắp gạch tuân theo nguyên tắc sao cho nhanh nhất và thuận tiện nhất đối với thợ xây cũng như thợ phụ. Trong thực tế xây tường dày từ 450mm trở lên có hai cách sắp gạch tốt nhất. + Cách 1: Đặt viên gạch nằm dọc theo tường xây để sắp từng viên xây dọc hoặc từng chồng hai viên một để xây. Hình 3.15. Xếp gạch theo cách 1 a) cho hàng ngang phía ngoài; b) cho hàng dọc phía ngoài + Cách 2: Đặt từng chồng hai viên một dọc theo tường xây để xây dọc và đặt vuông góc với trục tường xây để xây ngang. Khi tường xây dày 2 viên gạch sẽ đặt gạch để xây lớp ngang sau khi rải vữa. Cách đặt gạch này tiện hơn đối với thợ cũng như đối với phụ. Hình 3.16. Xếp gạch theo cách 2 a) cho hàng ngang phía ngoài; b) cho hàng dọc phía ngoài 5. Xúc vữa Đưa lưỡi dao chéo xuống hộc vữa, lấy một lượng vữa vừa đủ để xây một viên gạch. Chú ý: Trong quá trình thực hiện động tác cầm gạch, xúc vữa thường kết hợp với nhau. Người thợ quan sát và cầm gạch sau đó xúc vữa ngay. Không nên xúc vữa trước rồi mới cầm gạch Trường hợp viên gạch phải sửa: Chặt ngắn cho đúng kích thước, làm vệ sinh bề mặt thì phải sửa rồi mới xúc vữa. Hình 3.17. Thao tác xúc vữa Hình 3.18. Kết hợp cầm gạch và xúc vữa 6. Đổ, dàn vữa (rải vữa) Khi xây mạch hở người ta rải vữa lên mặt gạch vào cách mép tường 2 - 2,5cm. Chiều rộng của lớp vữa khi xây dọc gạch là 7 - 8cm, khi xây ngang gạch là 20 - 22cm. Chiều dày của lớp vữa không quá 2,5 - 3cm. Khi xây gạch đầy vữa rải lùi vao trong mép tường 1 - 1,5cm. Khi xây chèn vữarải thành một dải liền. Vữa được đổ theo chiều dài viên gạch định xây, tuỳ theo viên gạch xây ngang hay dọc. Dùng mũi dao dàn đều vữa và sửa gọn mạch ở hai bên. Ngoài ra người ta có thể dùng xẻng cong lõm để rải vữa. 71
  10. KYÕ THUAÄT THI COÂNG CHÖÔNG III. COÂNG TAÙC XAÂY GAÏCH, ÑAÙ Hình 3.19. Rải vữa a) Rải vữa dọc; b) Rải vữa ngang Hình 3.20. Cách rải vữa bằng xẻng cong lõm a) Rải vữa cho lớp gạch doc; b) Rải vữa cho lớp gạch ngang; c) Rải vữa để xây chèn. 7. Đặt gạch Hình 3.21. Đặt gạch dọc Hình 3.22. Đặt gạch ngang Tay cầm gạch đưa từ ngoài vào hơi chếch để đùn vữa lên mạch đứng. Đồng thời tay hơi day nhẹ (khi xây tường từ 220 trở lên) theo chiều dọc tường để chiều mặt trên viên gạch ăn phẳng với dây cữ. Khi cần thiết mới dùng dao để điều chỉnh. Những hàng gạch phía ngoài được xây theo các cách xây sau: + Xây chèn đầy mạch: Để xây tường mạch lõm. Hình 3.23. Xây theo phương pháp chèn đầy vữa a) xây hàng dọc; b) xây hàng ngang. + Xây chèn đầy và vét vữa vào mạch đứng để xây tường đầy mạch. Để tạo lớp vữa đứng người thợ xây ép cạnh viên gạch vào lớp vữa đã rải bắt đầu cách chỗ đặt viên gạch khoảng 5 - 6cm. Đầu tiên người thợ cầm nghiêng viên gạch rồi vừa điều chỉnh vừa đẩy sát nó vào sát với viên gạch đã xây trước, sau đó đè ép viên gạch xuống bằng tay. Vữa phòi ra mặt tường được dùng bay gạt phẳng. a) b) Hình 3.24. Xây theo phương pháp chèn đầy và vét vữa vào mạch đứng a) xây hàng dọc; b) xây hàng ngang. + Xây áp sát 1/2 mạch để xây viên gạch chèn. Cách xây áp sát được dùng khi cần x6y mạch ngoài của tường đầy vữa. Để tạo mạch đứng người ta dùng bay vừa gạt vừa ép vửa vào viên gạch đã xây trước. Vữa xây phải cứng hơn vữa khi xây theo phương pháp chèn đầy mạch. Phương pháp xây áp sát vất vả hơn. Hình 3.25. Xây theo phương pháp áp sát a) hàng dọc; b) hàng ngang. Khi xây chèn người ta dùng cách xây áp sát và đặt hai viên gạch xây cùng một lúc trên lớp vữa đã rải sẵn giữa những hàng gạch đã xây. Bất kỳ xây theo phương pháp nào đều theo đúng các yêu cầu kỹ thuật. Hình 3.26. Xây theo hpương pháp nữa chèn 8. Gạt miết mạch 72
  11. KYÕ THUAÄT THI COÂNG CHÖÔNG III. COÂNG TAÙC XAÂY GAÏCH, ÑAÙ Khi viên gạch đã nằm đúng vị trí, dùng dao gạt vữa thừa ở mặt ngoài tường đổ vào mạch ruột hoặc vào chỗ định xây tiếp. Dùng mũi dao miết dọc theo mạch cho mạch được gọn và chặt. Trên đây là những thao tác cơ bản để xây viên gạch trên tường 220. nhưng thực tế còn có tường với chiều dày nhỏ hơn: Tường 110, tường 60 hoặc tường được xây bằng gạch rỗng có nhiều lỗ. Khi thao tác các loại tường này cần chú ý: + Đối với tường 60 là tường có chiều dày bằng chiều dày viên gạch, khi xây phải: dùng dao lấy vữa phết lên đầu viên gạch định xây và đã xây, rải vữa lên tường đã xây, đặt gạch lên tường theo phương thẳng đứng, không day đi day lại, dùng dao điểu chỉnh nhẹ theo phương thẳng đứng cho ngang bằng day cữ, tuyết đối không được gõ điểu chỉnh theo phương ngang. Xây viên nào phải chèn đầy mạch vữa cho viên đó. + Đối với tường 110 là tường có chiều dày bằng chiều rộng của viên gạch: thao tác rải vữa, đặt gạch cũng giống như tường 220. Khi cần điều chỉnh viên xây vào vị trí, cần thao tác một cách nhẹ nhàng, tuyệt đối không gõ và day ngang. Tóm lại: Khi thao tác xây tường 60 và 110 cần phải đảm bảo độ chính xác cao để tránh phải điểu chỉnh nhiều, đặc biệt theo phương ngoài mặt phẳng của khối xây. + Đối với tường xây bằng gạch rỗng cần chú ý: khi đặt gạch không chuí đầu viên gạch xuống để tạo mạch đứng. Hạn chế việc điều chỉnh bằng dao vì dễ làm gạch bị vỡ. Có thể dùng bay để xây, khi cần dùng chuôi bay để điều chỉnh.mạch đứng sẽ được đỗ đầy khi viên gạch đã ở đúng vị trí. BÀI 4. PHƯƠNG PHÁP XÂY TƯỜNG GẠCH, TRỤ GẠCH I. NGUYÊN TẮC XÂY 1. Nguyên tắc truyền lực - Khối xây được cấu tạo từ những vật thể rời rạc, gắn vối nhau bằng hồ vữa. Để khối chịu lực được cần tuân theo nguyên tắc cho khối xây truyền lực tốt. - Nguyên tắc góc nghiêng truyền lực tối đa lên các hàng gạch ngang của khối xây gạch chỉ chịu nén tốt. Hình 3.28. Nguyên tắc truyền lực trong khối xây Giải thích: Nếu có một lực P tác dụng lên mặt lớp xây dưới góc nào đó thì lực thành phần ngang P2 = P.sin sẽ làm trượt các viên gạch. Chống lại lực trượt P2 đó là lực ma sát P1 = f.P.cos (P1 - lực thành phần đứng; f - hệ số ma sát) Khối xây chỉ ở vị trí mất ổn định khi P.sin f.P.cos f tg (1) Hệ số ma sát f = tg với là góc ma sát trong giữa gạch và gạch (theo thực nghiệm = 30 - 350). 73
  12. KYÕ THUAÄT THI COÂNG CHÖÔNG III. COÂNG TAÙC XAÂY GAÏCH, ÑAÙ Thay giá trị vào (1) có tg tg hoặc 30 - 350. Để an toàn góc không vượt quá /2 = 15 - 17 0. từ đó rút ra các qui tắc xây gạch. - Để chống uốn và trượt thì mặt truyền lực và chịu lực phải phẳng. Mặt lớp xây phải vuông góc với lực tác dụng lên khối xây. - Khi chịu tải trọng thẳng đứng thì mặt khối xây phải nằm ngang. 2. Nguyên tắc về sự bố trí mặt cắt của khối xây thẳng đứng so với mặt đệm lót - Các mặt cắt phải vuông góc với mặt đệm lót, song song với nhau theo chiều thẳng đứng. - Nếu bố trí tuỳ tiện các mặt cắt có thể xảy ra khối ra xây bị nén hình nêm hoặc cắt mẫu góc. Việc bố trí tuỳ tiện gây ra vỡ dập khối xây. + Qui tắc 1: Gạch xây từng hàng phải phẳng mặt, vuông góc với phương của lực tác dụng hoặc góc nghiêng của lực tác dụng vào khối xây và phương vuông góc với khối xây phải nhỏ hơn hoặc bằng 170. + Qui tắc 2: Các mạch vữa đứng của lớp xây tiếp giáp nhau không được trùng nhau ít nhất 1/4 chiều dài viên gạch cả về phương ngang lẫn phương dọc (nghĩa là xây không trùng mạch). + Quy tắc 3: Các mạch vữa xây theo phương ngang và phương dọc trong một lớp xây phải vuông góc nhau, không được phép xây các viên gạch vỡ hình thang, hình tam giác ở góc khối xây (nghĩa là khi chặt gạch phải chặt thành viên vuông vức mới xây được) II. YÊU CẦU ĐỐI VỚI KHỐI XÂY 1. Yêu cầu về vật liệu - Gạch xây phải có cường độ, kích thước, phẩm chất theo quy định của thiết kế. - Các viên gạch phải sạch, có độ ẩm cần thiết. - Vữa xây phải bảo đảm đúng chủng loại và đúng mác theo yêu cầu, được trộn đều và có độ dẻo theo quy cách của thiết kế; Khi xây tường, trụ gạch, độ dẻo từ (9 13)cm, khi xây lanh tô vỉa từ 5 đến 6cm. 2. Các yâu cầu kỹ thuật xây a. Khối xây tường phải đúng vị trí, đúng hình dáng và kích thước, có đủ các lỗ chừa sẵn theo quy định của thiết kế và phương án thi công. b. Gạch phải được làm ẩm trước khi xây Gạch xây phải được tưới hoặc nhúng nước trước khi xây để bảo đảm không hút mất nước của vữa và liên kết tốt. c. Mạch vữa trong khối xây phải đông đặc Mạch vữa ngang cũng như mạch vữa đứng trong khối xây phải được chèn đầy và ép bên ngoài cho chặt nhất là mạch đứng. Khi xây phải vét vữa nhồi vào từng mạch đứng cho đủ không được để thiếu gió sẽ lùa qua và yếu khối xây. Theo quy phạm mạch thường dày như sau: - Nếu không có những yêu cầu đặc biệt thì chiều dày mạch vữa ngang thường là 1,2 cm; mạch vữa đứng là 1,0 cm. - Chiều dày mạch vữa ngang, vữa đứng không quá 1,5 cm; nhỏ nhất không dưới 0,8 cm. Hình 3.29. Các loại mạch trong khối xây 1- Mạch đứng; 2- Mạch nằm; 3- Mạch ruột 74
  13. KYÕ THUAÄT THI COÂNG CHÖÔNG III. COÂNG TAÙC XAÂY GAÏCH, ÑAÙ Tất cả các mạch vữa phải đầy, mạch ngoài được miết gọn. a) b) c) Hình 3.30. Các kiểu miết mạch a) Mạch hở; b) Mạch lồi; c) Mạch lõm d. Từng lớp xây phải ngang bằng Khi xây phải căng dây ngang cho từng hàng xây nằm trên mặt phẳng ngang. Mỗi mét xây theo chiều cao phải kiểm tra độ ngang bằng ít nhất hai lần. Thường người ta dùng loại thước thuỷ bình có 3 bọt nước (còn gọi là nivô) dài 1,2m đặt song song với dây căng ngang để kiểm tra độ lệch cho phép không được quá 20mm. Hình 3.31. Kiểm tra đường nằm ngang khung cửa bằng thuớc tầm, nivô Hình 3.32. Kiểm tra đường nằm ngang tường bằng thuớc tầm, nivô Hình 3.33. Kiểm tra đường nằm ngang bằng ống nhựa mềm Hình 3.34. Kiểm tra đường nằm ngang bằng ống nhựa mềm e. Khối xây phải thẳng đứng Để kiểm tra độ thẳng đứng của khối xây người ta dùng quả dọi bằng thép chuẩn. Đối với tường ngoài và các góc người ta dùng quả dọi nặng 600G còn đối với kết cấu bên trong người ta dùng quả dọi nặng 400G. Hình 3.35. Kiểm tra thẳng đứng bằng dây dọi Hình 3.36. Kiểm tra thẳng đứng tường bằng thước tầm và nivô Hình 3.37. Kiểm tra thẳng đứng bằng thước đuôi cá và dây dọi Hình 3.38. Kiểm tra thẳng đứng bằng thước tầm và nivô f. Mặt khối xây phải phẳng Người ta thường dùng thước gỗ hoặc hợp kim nhôm các các cạnh song song và thẳng dài từ 2 đến 2,5m, còn gọi là thước tầm để kiểm tra mặt phẳng của khối xây. Để kiểm tra độ gồ ghề trên mặt phẳng của các lớp xây phải dùng thước gỗ có cạnh 1200 x 30 x 30mm nếu sai phải được xử lý ngay. Hình 3.39. Kiểm tra phẳng mặt của tường Hình 3.40. Kiểm tra góc vuông của tường g. Góc xây phải vuông Khi xây các góc, để đảm bảo vuông góc và thẳng đứng của các góc tường tốt nhất, người ta dùng cữ góc bằng gỗ hoặc thép được đặt, điều chỉnh và cố định vào bên trong góc từ trước khi xây. Nếu không người thợ xây dứng ở góc phải sử dụng thước góc bằng gỗ để kiểm tra từng hàng của khối xây. h. Khối xây không được trùng mạch Khi xây mạch đứng không được liên tục theo phương thẳng đứng mà phải ngắt quãng. Khoảng cách giữa các mạch đứng của hai hàng trên dưới phải cách nhau ít nhất là 1/4 viên gạch trong hàng ngang và 2/4 viên gạch trong hàng dọc thì tường xây được coi là không trùng mạch. Thường để xử lý việc trủng mạch đứng người ta đặt các viên gạch 3/4 ở đầu các hàng gạch. 75
  14. KYÕ THUAÄT THI COÂNG CHÖÔNG III. COÂNG TAÙC XAÂY GAÏCH, ÑAÙ i. Chừa mỏ khi xây - Những chổ ngừng khi xây tiếp phải làm sạch, tưới ẩm. Hình 3.41a. Mỏ giật Hình 3.41b. Mỏ nanh Hình 3.41c. Mỏ giật Hình 3.41d. Mỏ nanh Hình 3.41e. Mỏ hốc k. Không được va chạm, đi lại hoặc đặt vật liệu lên khối tường mới xây. III. PHƯƠNG PHÁP XÂY TƯỜNG GẠCH 1. Nguyên tắc chung Mỗi loại khối xây đều có cách sắp xếp các viên gạch khác nhau, xong chúng có chung một quy luật. Ơ những chỗ giao nhau ở các bức tường, giữa tường với trụ phải xếp các lớp câu, lớp ngắt, bên câu, bên ngắt để bảo đảm khối xây liên kết vững chắc, không bị trùng mạch. Ví dụ: Lớp gạch thứ nhất được xây trên hai trục 1 và A, lớp xây trên trục 1 gọi là lớp ngắt, lớp xây trên trục A là lớp câu, viên xây số 3 là viên ngắt, viên xây số 4 là viên câu. Ngược lại ở lớp xây thứ 2: lớp xây trên trục 1 là lớp câu, trên trục 2 là lớp ngắt, viên số 4 là viên câu, viên số 3 là viên ngắt. Quan sát lớp 1 và 2 ta thấy mạch vữa đứng hoàn toàn không trùng nhau. 2. Phương pháp xây cũ: 1 dọc, 1 ngang. - Ưu điểm: + Không bị trùng mạch. + Cường độ chịu lực tốt. - Khuyết điểm: + Xếp gạch phức tạp, thợ phải thay đổi thao tác luôn nên dễ mệt mõi. + Năng suất thấp. Hình 3.43a. 3 dọc 1 ngang Hình 3.43b. 5 dọc 1 ngang 3. Phương pháp xây mới: 3 dọc, 1 ngang. - Ưu điểm: + Cách xếp gạch đơn giản. + Thao tác thuận lợi, dễ dàng, có thể xây 2 tay được (rải vữa trước, xếp gạch sau); + Năng suất lao động cao. + Tổ chức dây chuyền sản xuất, phân công hợp lý, người thợ chính làm công việc chính, thợ phụ công việc phụ(vận chuyển gạch, rải vữa, chọn gạch). + Cường độ chịu lực của tường tốt. - Khuyết điểm: + Có những mạch vữa bị trùng qua 3 hàng nên cường độ sẽ giảm yếu đi 4%. + Có những mạch vữa bị trùng qua 5 hàng nên cường độ sẽ giảm yếu đi 6 10%. 4. Phân loại tường a. Theo chiều dày tường Tường gạch gồm các loại: - Tường 60: Có chiều dày bằng mặt cạnh viên gạch. Dùng làm tường ngăn và bao che. - Tường 110: Có chiều dày bằng mặt nằm viên gạch. 76
  15. KYÕ THUAÄT THI COÂNG CHÖÔNG III. COÂNG TAÙC XAÂY GAÏCH, ÑAÙ Dùng làm tường ngăn, bao che, tầng nhà 1 tầng. - Tường 220: Có chiều dày bằng chiều dài viên gạch. Dùng làm tường chịu lực chính của nhà 1 tầng, tường chịu lực của nhà nhiều tầng (từ 3 tầng trở lên). - Tường 330: Có chiều dày 1,5 viên gạch. Dùng làm tường chịu lực cho nhà nhiều tầng. - Tường 450: Có chiều dày bằng 2 viên gạch. Dùng làm tường chịu lực cho nhà nhiều tầng, công trình dân dụng, công nghiệp. Còn có những loại tường dày > 45cm dùng cho các công trình quan trọng kiên cố, móng nhà. Hình 3.44a. Tường 60 Hình 3.44b. Tường 110 Hình 3.44ac. Tường 220 Hình 3.44d. Tường 330 b. Theo khả năng chịu lực - Tường chịu lực; - Tường xây chèn khung chịu lực; - Tường ngăn. 5. Yêu cầu kỹ thuật khi xây tường * Tường chịu lực Tường gạch chịu lực thường dày từ một viên gạch trở lên và thường có giằng tường kết hợp. Giằng tường bằng bêtông cốt thép có nhiệm vụ giữ các bức tường ngang và tường dọc lại với nhau thành một khối thống nhất tránh cho các góc tường bị xé nứt. Nó còn được kết hợp làm lanh tô ở trên cửa sổ, cửa đi và bộ phận đỡ và phân phối lực từ sàn xuống tường. Giằng tường thường dày bằng chiều cao của một hoặc hai viên gạch. Gạch để ây tường chịu lực thường là gạch nung, đặc loại A có cường độ R 75kG/cm2. có kích thước đều và không bị nứt nẻ, cong vênh. Vữa dùng để xây tường chịu lực thường là vữa xi măng hoặc vữa tam hợp mác 50. những nơi chịu ẩm như khu vệ sinh và những nơi chịu va đập như cạnh cửa sổ, cửa đi; những nơi chịu lực tập trung như trụ, lanhtô, vòm người ta phải xây bằng vữa xi măng. Tường gạch thường bị xé nứt theo mạch đứng nên việc xử lý cho các hàng xây không bị trùng mạch là rất quan trọng. Thường người ta xử lý bằng các viên gạch 3/4 ở các góc. Trong khi xây tường chịu lực phải tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu của kỹ thuật xây. Hàng gạch 1 Hàng gạch 2 Hàng gạch 3 Hình 3.45. Cách xếp gạch tại góc tường chịu lực Tường chịu lực thường được xây theo phương pháp xếp gạch một dọc một ngang hoặc nhiều dọc một ngang. Tường một dọc một ngang có cường độ chịu lực tốt hơn nhưng xây khó hơn và năng suất thấp hơn. * Tường chèn khung chịu lực Yêu cầu đối với tường chèn trong khung chịu lực cũng tương tự như đối với tường chịu lực để đàm bảo sự liên kết giữc khung và tường, mạch vữa ở đây phải thật đặc chắc. Người ta thường để bật thép chờ sẵn ở khung cột và câu vào mạch vữa tường chèn. Lo8p1 trên cùng sát với mặt đáy dầm, giằng người ta vỉa nghiêng hàng 77
  16. KYÕ THUAÄT THI COÂNG CHÖÔNG III. COÂNG TAÙC XAÂY GAÏCH, ÑAÙ gạch, chèn vữa kín đầu trên hàng gạch bằng cách đặt một lớp vữa lên đầu trên viên gạch. Khi xây chú ý thúc viên gạch lên để mạch trên được đầy vữa. Hình 3.46. Xây chèn gạch trong khung chịu lực * Tường ngăn Tường ngăn là tường không chịu lực thường có chiều dày là 1/2 viên gạch và được xây bằng gạch rỗng. Khi xây tường ngăn do có bề dày kém cần hết sức chú ý đến phương thẳng đứng của tường. Các mạch đứng phải được nhồi đầy vữa để tạo thành một ngàm cơ học liên kết các viên gạch trong cùng một hàng lại với nhau. Vữa xây tường ngăn thường có mác không cao phòng khi có thể thay đổi kích thước các phòng và đập đi xây lại. Tải tác dụng lên tường chỉ là tải trọng bản thân của nó, vì thế người ta còn gọi nó là tường tự mang. Phía trên tường ngăn nơi giáp với sàn không cần phải xây chèn. 6. Cách xếp gạch khối xây tường * Đối với tường 110 Hình 3.47. Cách xếp gạch tường 110 * Đối với tường 220 Hình 3.48. Cách xếp gạch góc tường 220 * Đối với tường chữ đinh 220 Hình 3.49. Cách xếp gạch tường chữ đinh 220 * Đối với tường chữ thập 220 Hình 3.50. Cách xếp gạch tường chữ thập 220 * Đối với góc tường 330 Hình 3.51. Cách xếp gạch góc tường 330 * Đối với tường chữ đinh 330 Hình 3.52. Cách xếp gạch tường chữ đinh 330 IV. PHƯƠNG PHÁP XÂY TRỤ GẠCH 1. Yêu cầu kỹ thuật chung khi xây trụ - Trụ xây phải đúng vị trí, đúng hình dáng kích thước, thẳng đứng, no mạch, các mạch đứng của hàng kề liền không trùng nhau, chiều dày mạch vữa từ 8 12mm. - Không được động mạnh đến hàng gạch mới xây. Có biện pháp bảo vệ sau khi xây xong. 2. Các loại trụ gạch: thường có 2 loại: Trụ liền tường và trục độc lập 78
  17. KYÕ THUAÄT THI COÂNG CHÖÔNG III. COÂNG TAÙC XAÂY GAÏCH, ÑAÙ Hình 3.53. Trụ liền tường Hình 3.54. Trụ độc lập - Trụ liền tường (tường bổ trụ): Tiết diện vuông hoặc chữ nhật - Trụ độc lập: Tiết diện vuông, chữ nhật, tròn, sáu cạnh, tám cạnh. 3. Yêu cầu kỹ thuật xây các loại trụ a. Xây trụ liền tường Để tăng thêm độ ổn định và sức chịu lực của tường người ta thường xây thêm những trụ liền tường hay còn gọi là tường bổ trụ. Yêu cầu của trụ liền tường là tạo thành với tường một khối thống nhất. Không được để trụ có các mạch đứng trùng nhau làm trụ tách rời ra khỏi tường. a) Lớp gạch thứ 1 b) Lớp gạch thứ 2 Hình 3.55. Tường con kiến bổ trụ 220 x 220 * Trình tự xây trụ liền tường - Xây trụ liền tường bằng dụng cụ hổ trợ: nivô hay quả dọi. + Dựa vào vạch dấu kích thước để xây lớp gạch đầu tiên. + Dựa vào lớp gạch thứ nhất áp nivô hoặc thả quả dọi kiểm tra thẳng đứng của các lớp trên (tương tự như xây trụ độc lập). - Xây trụ liền tường có dây lèo: + Xây lớp gạch thứ nhất: căn cứ vào tim tường vạch kích thước trụ để xây lớp gạch thứ nhất cho cà tường và trụ. Dùng dây làm cữ để xây các lớp trên. Viên gạch xây đầu tiên phải đặt ở vị trí của trụ liền tường được xem như một mỏ để xây. + Căng dây lèo: Phần tường giữa 2 trụ được căng dây giữa 2 trụ để xây như xây tường phẳng. Tại vị trí trụ, phải căng dây lèo để xây. Mỗi trụ dùng 2 dây lèo được ghim vào 2 góc ngoài của trụ. Đầu trên của dây được cố định vào giá đỡ hay dây căng ở phía trên. Dùng quả dọi điều chỉnh dây lèo thẳng đứng theo 2 phương. Dây lèo phải đảm bảo căng, thẳng đứng không bị gióp làm sai lệch. + Xây các lớp gạch tiếp theo. Vì trụ liền tường cho nên phải xây đồng thời trụ và tường với nhau. Hoặc tại vị trí của trụ người ta xây trụ và để mỏ giật về 2 phía để xây phần tường sau. Khi xây các lớp trên cần chú ý: các viên gạch tiếp giáp với dây lèo phải đặt cách dây khoảng 1mm, không được chạm vào dây đề phòng dây sai lệch. Tại góc tiếp giáp với tường cần thường xuyên dùng thước vuông kiểm tra độ vuông góc. Cũng như trụ độc lập, trong quá trình xây trụ liền tường phải thường xuyên dùng thước tầm kiểm tra độ phẳng của trụ, độ thẳng đứng của góc trụ tiếp giáp tường. - Xây trụ liền tường ngoài phương pháp căng dây lèo còn dùng phương pháp xây bằng thước tầm hoặc các khung gỗ hay thước góc tiếp giáp với quả dọi. b. Xây trụ độc lập Trụ là cấu kiện chịu nén đúng tâm nên yêu cầu trong khi xây cần phải chính xác, trụ thường mảnh, kích thước tiết diện nhỏ nên chỉ lệch tâm một chút là trụ có thể bị đổ. Khi xây ta phải giữ cho trụ thẳng đứng không bị đổ nghiêng, không bị cong, 79
  18. KYÕ THUAÄT THI COÂNG CHÖÔNG III. COÂNG TAÙC XAÂY GAÏCH, ÑAÙ không bị vặn (xoắn). Muốn vậy người ta phải căng dây lèo. Thường người ta căng hai sợi dây thép cho suốt cả dãy trụ. Sau đó mỗi trụ ta thả bốn dây vào bốn góc kiểm tra tim trụ, các góc trụ và độ thẳng đứng của bốn dây bằng quả dọi xong người ta cố định chúng xuống. Gạch dùng để xây trụ phải được lựa chọn kỹ càng. Bào đảm chất lượng, kích thước và phải thật đề, không sứt mẻ. Trụ được xây bằng vữa xi măng. Khi xây người ta thường xây từng đoạn 50 - 60cm đợi cho vữa ninh kết mới xây tiếp. Không được va chạm đến hàng gạch mới xây và phải che mưa để trụ không bị biến dạng, oằn, đổ. Sau khi xây xong người ta nhanh chóng cố định đầu tự do lại, trụ cao khi chưa cố định đầu tự do rất dễ bị đổ. * Trình tự xây trụ độc lập tiết diện vuông, chữ nhật - Xây lớp gạch thứ 1: + Dựa vào vạch dấu kích thước trụ để xây lớp gạch đầu tiên. + Kiểm tra lại độ vuông góc, kích thước của lớp gạch thứ nhất. Khi đó lớp gạch thứ 1 có thể thay thế cho đường bao kích thước để làm cơ sở xây các lớp gạch phía trên. Hình 3.58a. Xây lớp gạch thứ nhấtHình 3.58b. Căng dây lèo xây trụ - Xây các lớp gạch tiếp theo: Các lớp gạch tiếp theo được xây theo 2 cách: căng dây lèo xây hoặc dùng nivô hay quả dọi để kiểm tra quá trình xây. + Căng dây lèo: Dùng 4 sợi dây lèo ghim vào 4 góc của lớp gạch thứ nhất. Đầu trên mỗi dây buộc vào giá hoặc dây căng. Dùng quả dọi điều chỉnh dây lèo thẳng đứng theo 2 phương. Dây phải căng không bị sai lệch trong quá trình xây. Đối với trụ có kích thước tiết diện nhỏ (220 x 220, 220 x 330 …) để khỏi vướng chỉ căng 3 dây, góc còn lại dùng mắt quan sát: nhìn thẳng từ trên xuống. Xây được từ 5 - 7 lớp dùng dọi hoặc nivô kiểm tra lại góc này nếu chưa đạt yêu cầu phải điều chỉnh cho phù hợp. + Dùng nivô kiểm tra trong quá trình xây: Dựa vào lớp gạch nhất áp nivô vào kiểm tra thẳng đứng 4 mặt của lớp thứ 2 và thứ 3. nivô được đặt ở vị trí các góc của trụ. Dùng dao xây điều chỉnh cho tới khi lớp gạch thứ nhất và thứ 2 hoặc 3 tiếp xúc với cạnh nivô. Để giảm bớt động tác điều chỉnh khi đặt viên gạch lớp trên, cần ngắm cho góc và cạnh tương đối thẳng với góc và cạnh của viên gạch lớp dưới. Khi điều chỉnh xong đạt yêu cầu mới đổ vữa đầy mạch ruột. Tuyệt đối không được đổ đầy mạch trước khi chỉnh. Vì vậy trong thao tác đặt gạch phải đặt thẳng và ngang viên gạch, không đặt nghiêng để tạo mạch đứng cho tường. - Xây lớp gạch thứ 4 trở lên: + Dựa vào các lớp 1, 2, 3 ở dưới, áp thước tầm để xây ở trên. + Thước tầm áp tại vị trí các góc trụ và luôn tiếp xúc với các lớp gạch dưới đồng thời thẳng với lớp xây trên là được. 80
  19. KYÕ THUAÄT THI COÂNG CHÖÔNG III. COÂNG TAÙC XAÂY GAÏCH, ÑAÙ + Cứ 3 đến 4 lớp xây cần kiểm tra độ phẳng, ngang bằng của trụ. Hình 3.60. Xây lớp gạch thứ 4 trở lên Hình 3.61. Kiểm tra mặt phẳng trụ * Chú ý: - Khi xây không được điều chỉnh bằng cách gõ ngang trụ. - Không xây cao quá tầm với. - Trong 1 ngày không xây cao quá 1,5m. - Khi xây một dãy trụ nên xây 2 trụ ở hai đầu trước, sau đó căng dây để xây các trụ ở giữa. - Phải có biện pháp đề phòng trụ bị va quệt hoặc gió làm đổ trụ. - Xây trụ ở đợt trên phải bắc giáo ba mặt của trụ. - Khi xây cách đỉnh trụ từ 7 10 hàng gạch, phải tính toán và xử lý chiều dày mạch vữa để lớp trên cùng đạt độ cao thiết kế (không bị nhỡ mạch). c. Xây trụ có gia cường Để gia cường khả năng chịu lực của trụ gạch nhất là lực uốn, người ta có thể xây trụ gạch có gia cường cốt thép hoặc lõi bêtông cốt thép. Ở những trụ này, người ta thường dùng vữa xi măng cát. a) Trụ 220 x 220 có một thanh thép b) Trụ 220 x 330 có hai thanh thép c) Trụ 330 x 330 có bốn thanh thép hoặc lõi BTCT Hình 3.62. Xây trụ có gia cường Các yêu cầu về kỹ thuật và các biện pháp bảo đảm các yêu cầu đó cũng làm như đối với trụ gạch. Đối với trụ gạch có gia cường cốt thép người ta thường gia cường một thanh, hai thanh hoặc bốn thanh thép có đường kính 10 - 12mm. 4. Cách xếp gạch khối xây trụ a. Xây trụ độc lập Hình 3.63. Cách xếp gạch khối xây trụ độc lập b. Xây trụ liền tường Hình 3.64. Cách xếp gạch khối xây trụ liền tường Chú ý: (tham khảo) - Nghiệm thu đầy đủ tim cốt, căn cứ vào tim dọc, tim ngang lấy mực chính xác rồi mới tiến hành cắt bỏ ở các góc, căng dây để xây cho thẳng. - Nắm vững bản vẽ thiết kế của công việc cần làm. - Trong các khối xây có những lỗ để chừa: các loại cửa, lỗ đặt đường điện, nước, … theo đóng yêu cầu thiết kế, ở tường có gờ chạy dài, gờ trang trí,.. phải xây ở 2 đầu trước rồi căng dây xây cho thẳng. - Trong 1 khối xây có khi yêu cầu xây nhiều loại vữa khác nhau, phải tuân thủ đúng yêu cầu thiết kế không được tuỳ tiện thay đổi dùng 1 loại vữa. 5. Những sai phạm khi xây trụ độc lập và trụ liền tường - Gạch ướt, vữa loãng dẫn đến thân trụ không thẳng. - Viên xây không ngang bằng dẫn đến chịu lực kém. - Với trụ liền tường xếp gạch không đúng cấu tạo do đó trụ và tường liên kết không chặt chẽ. Mạch đứng tiếp giáp giữa tường và trụ dễ trùng nhau. 81
  20. KYÕ THUAÄT THI COÂNG CHÖÔNG III. COÂNG TAÙC XAÂY GAÏCH, ÑAÙ - Khi xây va chạm vào dây lèo hoặc không kiểm tra dây lèo làm trụ bị nghiêng, vặn. - Trụ không vuông góc với tường do lấy mưc bị sai. IV. MỘT SỐ SAI SỐ CHO PHÉP TRONG KHỐI XÂY TƯỜNG, TRỤ Tuỳ theo tính chất mỗi công trình mà độ sai số cho phép khác nhau: - Một bức tường cao 3 4 mét, độ nghiêng không quá 10 mm. - Nhà cao 3 4 tầng, độ nghiêng 30 mm. - Cột gạch và các góc tường, độ nghiêng 8 mm (không kể cao thấp). - Các lỗ chừa ra ở trường: cửa sổ, cửa đi độ nghiêng không được qúa 10 mm. Ngoài ra phải thực hiện đúng thiết kế và các yêu cầu khác của quy phạm nhà nước. BÀI 5. PHƯƠNG PHÁP XÂY MỘT SỐ BỘ PHẬN CÔNG TRÌNH KHÁC BẰNG GẠCH I. XÂY LANH TÔ BẰNG GẠCH 1. Lanh tô bằng - Xây bằng gạch nguyên khối có lựa chọn kỹ, xây với mác vữa chỉ dẫn trong thiết kế nhưng không thấp hơn mác 25. - Ở phía dưới hoặc giữa 2 lớp gạch thứ nhất và thứ hai đặt cốt thép 4 6. 82
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2