intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kỹ thuật trồng khoai tây

Chia sẻ: Nguyen UYEN | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

230
lượt xem
59
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khoai tây (danh pháp khoa học: Solanum tuberosum), thuộc họ cà (Solanaceae). Khoai tây là loài cây nông nghiệp ngắn ngày, trồng lấy củ chứa tinh bột, loại cây trồng lấy củ rộng rãi nhất thế giới, và là loại cây trồng phổ biến thứ 4 về mặt sản lượng tươi - xếp sau lúa, lúa mì, và ngô.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kỹ thuật trồng khoai tây

  1. Kỹ thuật trồng khoai tây
  2. Khoai tây (danh pháp khoa học: Solanum tuberosum), thuộc họ cà (Solanaceae). Khoai tây là loài cây nông nghiệp ngắn ngày, trồng lấy củ chứa tinh bột, loại cây trồng lấy củ rộng rãi nhất thế giới, và là loại cây trồng phổ biến thứ 4 về mặt sản lượng tươi - xếp sau lúa, lúa mì, và ngô. I. Giống khoai tây: 1.1. Giống khoai tây Thường Tín: Thời gian sinh trưởng 90-100 ngày . Năng suất củ trung bình 12 - 13 tấn/ha, thâm canh đạt 20 - 25 tấn/ha. Chất lượng củ: ruột vàng, nhiều bột, thơm ngon. 1.2. Giống Ackersegen: Thời gian sinh trưởng từ 90 - 100 ngày. Năng suất củ trung bình 13 - 15 tấn/ha, thâm canh đạt 20 - 25 tấn/ha. Chất lượng củ tốt, tỷ lệ xuất khẩu 30 - 35%.
  3. 1.3. Giống Mariella: Thời gian sinh trưởng từ 90 - 95 ngày, củ lớn đạt 120g/củ. Năng suất củ trung bình 13-17 tấn/ha, vỏ và ruột củ màu vàng, tỷ lệ xuất khẩu 40 - 45%. 1.4. Giống Lipci: Thời gian sinh trưởng từ 90 ngày. Củ trung bình 60 - 80 g/củ. Năng suất củ trung bình 13 - 15 tấn/ha, thâm canh đạt 20 - 22 tấn/ha, tỷ lệ xuất khẩu 40 - 45%. 1.5. Dưới đây là một số giống mới đưa vào sản xuất: Tên Ng T K Năng suất T giống uồn gốc hời gian hối (Tấn/ha) ỷ lệ
  4. sinh lượng suất trưởng củ khẩu (gr/củ) Tr C (%) ung bình ao Dia Hà 9 8 13- 2 4 mant lan 0-100 0-150 16 0-23 0-45 Nico Hà 9 8 13- 1 3 la lan 0-100 0-150 15 8-20 5-40 CV3 Ch 1 3 16- C 86 ọn từ tập 05-110 0-70 16 hế biến đoàn của tinh bột CIP 110 CI 9 4 13- 1 C 35 P 0-95 0-70 15 8-20 hế biến tinh bột
  5. L17 CI 8 4 14- C P 0-85 0-70 16 hất lượng khá KT2 Dò 7 15- ng 5-80 17 387064/L 17 Sane Đứ 9 16- R tta c 0-110 18 uột vàng Rasa Đứ 9 2 R nt c 0-110 5-30 uột vàng Hồn Trọ 8 11- 2 R n từ tổ uột
  6. g hà 2 hợp lai 5-90 15 0-23 vàng của CPI Hồn Trọ 8 11- 2 R g Hà 7 n từ tổ 5-90 15 0-25 uột hợp lai vàng của CPI I.6. Tại Lâm Đồng trồng các giống: Salana, Atlantic, Diamant, Eben, thời gian sinh trưởng 80-85 ngày, năng suất trung bình 20-25 tấn/ha, cao nhất đạt 30 tấn/ha. II. Thời vụ: II.1. Vụ Đông:
  7. Vùng Vụ sớm Chính vụ Vụ muộn Vùng 20/9-25/9 15/10- 5/12-10/12 Đồng bằng sông 10/11 Hồng II.2. Vụ xuân: Từ 05/2-20/2, chủ yếu để nhân giống. III. Làm đất: - Sau khi cấy 2 lần (cày vỡ, cày lại) bừa 2-3 lần, kết hợp với bừa trang cho phẳng ruộng, bừa gom cho sạch cỏ và gốc rạ. - Lên luống: + Trồng hàng đơn: Mặt luống rộng 40cm, luống cao 25-30cm, rãnh luống 30cm.
  8. + Trồng hàng kép mặt luống rộng 90cm, luống cao 25-30cm, rãnh luống 30cm. Trên luống dùng cuốc để rạch hàng hoặc bổ hốc theo mật độ đã định. - Nếu trồng khoai tây đất ướt dùng cuốc hoặc dùng tay để bốc luống. Mặt luống rộng hơn so với đất khô khoảng 10cm, tuỳ theo định trồng hàng đơn hay trồng hàng kép. - Trên mặt luống đất ướt dùng cào "5 răng" hoặc dùng tay làm cho tương đối phẳng, sau đó dùng tay bới thành từng hốc theo mật độ đã định. Trồng khoai tây đất ướt nhất thiết phải chuẩn bị sẵn đất bột để khi trồng phủ lên trên phân bón và bên trên củ giống. IV. Mật độ, khoảng cách: - Mật độ 5-6,5 vạn khóm/ha, tuỳ theo giống và tình trạng đất trồng khoai tây. - Khoảng cách: + Trồng hàng đơn: Rạch hàng hoặc bổ hốc dọc theo giữa luống, bổ hốc cách hốc là 30-35cm.
  9. + Trồng hàng kép: Cách hàng 50cm, cách hốc 30-35cm được bổ so le. - Khối lượng củ giống cần chuẩn bị khoảng 30-40 kg/sào (360m2). Khoảng 835-1.100 kg/ha. V. Phân bón: - Số lượng phân bón cho 1 ha: Phân chồng 15 tấn + Supe lân 450 kg + Urê 220 kg + 150 kg Clorua Kali. - Cách bón: Bón lót: Toàn bộ phân chuồng + lượng phân lân + 1/3 lượng phân đạm + 1/3 Lượng phân Kali. Số lượng phân này được trộn đều rồi bón vào rãnh hoặc vào hốc và được phủ qua một ít đất để tránh củ giống tiếp súc với phân. Trên nền đất ướt, phân lót được bỏ thành từng mô theo khoảng cách đã định sau đó phủ qua đất bột mới đặt củ giống. + Bón thúc 2 lần:
  10. Lần 1: Sau khi trồng 20-25 ngày, bón 1/3 lượng phân đạm + 1/3 lượng phân Kali. Lần 2: Sau lần thứ nhất 15 ngày bón 1/3 lượng phân đạm + 1/3 lượng phân Kali. Không bón thúc chậm hơn 50 ngày kể từ khi trồng. VI. Chăm sóc: - Làm cỏ, sới xáo, bón thúc kết hợp vun tiến hành đồng thời 1 lúc. + Xới vun lần 1: Xới rộng, sau và vun nhẹ kết hợp bón thúc lần 1. + Xới vun lần 2: Xới nhẹ, nông chủ yếu vét rãnh, vun cao luống khoai, kết hợp bón thúc lần 2. - Tỉa nhánh: Sau khi trồng 20-25 ngày, tỉa bỏ những nhánh yếu, nhánh bị sâu bệnh nặng. Với mỗi khóm khoai tây không để quá 5 nhánh. - Tưới nước: Tiến hành tưới rãnh ngập 1/3, sau 2-3 giờ thì tháo nước. Thời gian cần tưới như sau:
  11. + Lần 1: Sau trồng 25-30 ngày. + Lần 2: Sau trồng 40-45 ngày. + Lần 3: Sau trồng 60 ngày. Sau khi trồng 70 ngày ngừng tưới nước để chuẩn bị bước vào thời gian thu hoạch. VII. Phòng trừ sâu bệnh: VII.1. Khoai tây có các loại sâu: Rệp sáp; rệp đào, nhện. - Phòng trừ với các loại sâu: Dùng Bassa 50 EC nồng độ 0,1-0,2%, Sherpa 25 EC nồng độ 0,1-0,15%, Trebon 10 EC, Applaud 20 WP nồng độ 0,15-0,2% để phun khoảng 450-500 lít dung dịch nước thuốc đã pha cho 1 ha. Ngoài ra có thể dùng 1 trong các loại thuốc theo hướng dẫn sau đây: Hopsan 75ND, Hoppecin 50ND, Jabasa 25 WP, Dursban 40 EC... VII.2. Bệnh sương mai: Bệnh do nấm gây hại trên phần lá non, sau đến phần lá già và củ.
  12. Phòng trừ: Luân canh với các cây trồng không phải họ cà, vệ sinh đồng ruộng, chọn giống không bị bệnh. Khi xuất hiện phun Benlat C50 WP nồng độ 0,15-0,2%. Thường ngày nắng ráo phun 1 trong các loại thuốc tiếp xúc theo hướng dẫn của chuyên môn như: Zineb, Macozeb, Dithare-M45 hoặc thuốc nội hấp, lưu dẫn: Cuzate 218, Melody, Arobat (20-30g/1 bình 8 lít). VII.3. Bệnh héo xanh: Bệnh do vi khuẩn gây hại cây lớn khi đất quá ẩm. Phòng trừ: Tưới đúng kỹ thuật không để đất quá ẩm, nhổ bỏ cây bị bệnh đem tiêu huỷ. Không dùng củ giống có bệnh - Luân canh với cây trồng không thuộc họ cà, khi bị bệnh phun bằng Starner 20WP, nồng độ 0,1%. VII. Bệnh xoăn lá: Bệnh do virút gây hại làm cây lùn, có hiện tượng xoăn lá, lá nhỏ, dày và giòn, củ bị dị hình, năng suất thấp.
  13. Phòng trừ: Chọn giống chống bị bệnh, củ giống không mang mầm bệnh. Thực hiện luân canh với cây trồng không thuộc họ cà. Xử lý củ giống trước khi trồng ngoài đồng ruộng bằng Zineb nồng độ 0,1-0,2%. Phun Booc đô nồng độ 1% khi phát hiện chớm có bệnh. VIII. Thu hoạch, bảo quản: VIII.1. Thu hoạch: - Trước thu hoạch 1 tuần nên cắt bỏ thân lá. - Nên thu hoạch vào những ngày nắng và phơi củ ngay tại ruộng để thực hiện lục hoá củ. - Phân loại củ ngay tại ruộng (củ giống, củ thương phẩm, củ bi...) Chú ý: Khi thu hoạch, vận chuyển... cần tiến hành nhẹ nhàng, tránh làm trầy xước vỏ củ. VIII.2. Bảo quản:
  14. - Bảo quản tự nhiên: Kho bảo quản phải thoáng, có quạt thông gió, không để ánh sáng trực tiếp chiếu vào kho. Có dàn làm nhiều tầng để xếp khoai tây. Chú ý: Thường xuyên kiểm tra nhặt bỏ củ thối, củ có rệp sáp. - Bảo quản trong kho lạnh: Ưu điểm của phương pháp bảo quản này là hạn chế sự hao hụt trong quá trình bảo quản, những chi phí tốn hơn bảo quản tự nhiên. Chú ý: Phải đảm bảo đúng quy trình vận hành kho lạnh và đảm bảo kho lạnh hoạt động liên tục, không được để mất điện trong thời gian bảo quản.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2