intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kỹ thuật trồng lan nuôi cấy mô và dấu hiệu trên lá lan

Chia sẻ: Nang Na | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

218
lượt xem
43
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phong lan sau khi được đưa ra khỏi chai cấy mô sẽ phát triển quả 4 giai đoạn với 4 chế độ dinh dưỡng khác nhau Phong lan đều cần rất nhiều nguyên tố Đạm Lân và Kali và các nguyên tô vi lượng như Fe (Sắt), ** (Đồng), Ma (Ma ngan), Bo (Bo), Mo (Molibden)...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kỹ thuật trồng lan nuôi cấy mô và dấu hiệu trên lá lan

  1. Kỹ thuật trồng lan nuôi cấy mô và dấu hiệu trên lá lan
  2. Phong lan sau khi được đưa ra khỏi chai cấy mô sẽ phát triển quả 4 giai đoạn với 4 chế độ dinh dưỡng khác nhau Phong lan đều cần rất nhiều nguyên tố Đạm Lân và Kali và các nguyên tô vi lượng như Fe (Sắt), ** (Đồng), Ma (Ma ngan), Bo (Bo), Mo (Molibden)... Phong lan sau khi được đưa ra khỏi chai cấy mô sẽ phát triển quả 4 giai đoạn với 4 chế độ dinh dưỡng khác nhau: - Phong lan dưới 3 tháng tuổi, phân bón chủ yếu là đạm, còn lân và kali cũng dùng, nhưng rất loãng. Cụ thể Phong lan 2 tháng dùng 3 g đạm pha trong 10 lít nước và tưới mỗi tuần 1 lần... Phong lan 3 tháng, dùng 5 g đạm trong 10 lít nước và tưới 10 ngày 1 lần (có thể pha loãng bằng một nửa và tưới sát ngày hơn). - Phong lan từ 4 tháng đến 10 tháng tuổi, dùng cả 3 loại nguyên tố, với công thức N = 3, P = 1, K : 1. cụ thể là: 10g N + 3g P + 3g K pha trong 10 lít nước và cứ 15 ngày tưới 1 lần (có thể pha loãng một nửa và tưới 1 tuần 1 lần). - Phong lan từ 10 tháng đến 16 tháng tuổi, dùng cả 3 nguyên tố như nhau (N = 2, P
  3. = 2, K = 2) cụ thể là : 6g N + 6g P + 6g K, pha trong 10 lít nước, 15 ngày tưới 1 lần (có thể pha loãng một nửa và một tuần tưới một lần), kết hợp pha thêm nguyên tố vi lượng. - Phong lan từ 16 tháng tuổi trở lên, cho đến khi ra hoa, dùng công thức N = 1, P = 2, K = 3. Cụ thể là 5g N, 10g P, 15g K pha chung trong 10 lít nước, nửa tháng tưới 1 lần (có thể pha loãng một nửa và tưới tuần 1 lần) dùng nhiều nguyên tố vi lượng hơn. Khi Phong lan đã trưởng thành có thể dùng các loại phân hữu cơ. Thông dụng có thể dùng nước tiểu (pha thật loãng 1/20 và mỗi tuần tưới 2 lần), phân các loài động vật (phân bò, lợn...) ngâm trong nước cho thật mục, lọc lấy nước rồi tưới cho cây (1 phần phân hòa với 30 phần nước). phân chuồng rất giàu các chất N, P, K cùng với các nguyên tố vi lượng cần thiết, nó rất thích hợp cho các loài Phong lan trồng ở luống (trong đó phân bò và phân lợn, được xem là thích hợp nhất). Phân bò tươi có tác dụng ủ mát và kích thích rễ Phong lan phát triển, nếu để hoại sẽ mất đi nhiều chất cần cho cây. Ngoài các loài phân chuồng, ngày nay còn dùng rộng rãi các loại phân chim, phân dơi, phân tằm. Thời gian để tưới phân tốt nhất trong ngày hoặc vào buổi sáng sớm
  4. hay vào buổi chiều. Thời gian cách nhau để tưới phân cũng hết sức quan trọng, và phải tưới phân từ nồng độ thấp tăng dần lên nồng độ cao, trong quá trình tưới phân cần theo dõi xem xét hình dạng ngoài cây Phong lan mà điều chỉnh lượng phân tưới. Trung bình chỉ nên tưới mỗi tuần một lần Nước tưới thật sạch, không mặn, không lợ Tuy nhiên, tốt nhất nên dùng nước mưa vì độ ph - 6 - 7, rất phù hợp với rễ Phong lan còn non, phổ thông và tiện lợi nhất vẫn là dùng nước máy. Cách tưới nước cũng cần chú ý. Tốt nhất dùng vòi với các lỗ nhỏ và tưới vọt lên cao.
  5. Dấu hiệu trên lá lan Nhìn vào lá lan người ta có thể biết tình trạng của cây lan ra sao 1. Lá xanh đậm và quặt quẹo: dấu hiệu thiếu ánh sáng. 2. Lá vàng úa cây còi cọc: quá nhiều ánh sáng, quá nóng. 3. Lá cứng cát và hơi ngả mầu vàng: vừa đủ ánh sáng. 4. Lá bị đốm thối và loang dần: bị bệnh thối lá thối đọt. 5. Lá bị chấm, có sọc, có quầng: triệu chứng bị vi rút. 6. Lá bị đốm nhưng không loang: đọng nước và bị lạnh. 7. Đầu lá bị cháy: muối đọng trong chậu vì bón quá nhiều, hoặc lá già. 8. Lá nhăn nheo: thiếu độ ẩm hay thối rễ. Lan bị bị thiếu nắng
  6. Lan bị thối lá Lan Lan bị nhiễm virus Lan bị nhiễm virus Lá già Lan bón nhiều phân
  7. Lan bị lạnh Lan bị rệp cắn Bẩy trường hợp kể trên đã được trình bầy cặn kẽ trong các bài: "Hoa lan và Ánh Sáng, Sâu bọ Bệnh tật", "Môi trường Bệnh tật và Sâu bọ" trong mục "Cách Trồng Lan". Vì vậy xin miễn nhắc lại. Khi thấy lá lan nhăn nheo, đó là dấu hiệu của tình trạng: Thiếu độ ẩm hay thối rễ. Tưới quá thường xuyên, rễ lan lúc nào cũng ướt dễ sinh ra bệnh và thối rễ. Xin đừng nhầm lẫn giữa ẩm và ướt. Rễ lan ưa tình trạng lúc ẩm, khi khô, cho nên khi tưới hãy tưới cho thật đẫm, xong rồi nên đợi 2-3 ngày hay một tuần sau cho khô rễ rồi mới tưới tiếp. Vấn đề này tùy thuộc vào: • Khí hậu nóng hay lạnh.
  8. • Vật liêu trồng lan có thoát nước hay không. • Chậu lớn hay nhỏ. Nên nhớ rễ có nhiệm vụ hút nước và chất bổ dưỡng để nuôi cây. Nếu vật liệu nuôi trồng khô ráo, rễ sẽ mọc dài ra để tìm nước. Trái lại lúc nào cũng có sẵn nước ở bên, rễ sẽ không mọc thêm ra nữa. Ngay cả những giống lan cần phải tưới nhiều như Vanda chẳng hạn, cũng đợi một vài giờ sau cho khô rễ rồi hãy tưới hay phun nước. Nhưng nếu tình trang sũng nước kéo dài ngày này qua ngày khác, rễ sẽ bị thối. Rễ bị thối, không có gì để hút nước, lá cũng có thể thấm nước nhưng không đủ để nuôi cây cho nên lá bị nhăn nheo, thân, bẹ cây bị tóp lại. Chúng ta cũng đừng nhầm lẫn giữa thối rễ và tưới không đủ nước. Nếu tưới không đủ, cây sẽ bị cằn cỗi và không tăng trưởng đúng mức chứ không bị nhăn nheo, ngoại trừ trường hợp bỏ quên không tưới cả tháng. Những loại lan có lá dài và mềm như Oncidium, Brassia hay Odontoglossum... khi thiếu nước lá sẽ có triệu chứng chun xếp lại. Nếu tưới thấy lá lan vàng ra, mềm nhũn và rụng đó là dấu hiệu của việc tưới quá thường xuyên và hậu quả là thối rễ, lá nhăn nheo và rụng (ngoại trừ trường hợp của những loài lan rụng lá vào cuối mùa thu). Khi lá lan bị nhăn nheo hay mềm nhũn, chứng tỏ tình trạng rễ bị thối. Ta hãy: • Rút cây ra khỏi chậu.
  9. • Rửa rễ và cây cho sạch. • Cắt bỏ rễ thối. • Phun thuốc sát trùng, diệt nấm. • Trồng lại với vật liệu mới đã ngâm nước tối thiểu 24 giờ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2