intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kỹ thuật trồng một số cây chủ yếu trong vườn

Chia sẻ: Le Ngoc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

99
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kỹ thuật trồng cam quýt: Đất phù sa ven sông, đất bồi tụ, đất rừng mới khai phá, đất thung lũng, đất phù sa cổ có bề dày từ 80-100 cm, có hàm lượng mùn cao, cao ráo, thoát nước, mực nước ngầm dưới 1 m đều có thể trồng cam quýt. Nếu mực nước ngầm cao, ít thoát nước thì phải có hệ thống thoát nước tốt, lên liếp để trồng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kỹ thuật trồng một số cây chủ yếu trong vườn

  1. KỸ THUẬTTRỒNG MỘT SỐ CÂY CHỦ YẾU TRONG VƯỜN I. KỸ THUẬT TRỒNG CAM QUÝT Đất phù sa ven sông, đất bồi tụ, đất rừng mới khai phá, đất thung lũng, đất phù sa cổ có bề dày từ 80-100 cm, có hàm lượng mùn cao, cao ráo, thoát nước, mực nước ngầm dưới 1 m đều có thể trồng cam quýt. Nếu mực nước ngầm cao, ít thoát nước thì phải có hệ thống thoát nước tốt, lên liếp để trồng. 1. Thời vụ trồng Ở các tỉnh phía Bắc, vụ Xuân: tháng 2-3 hay vụ Thu: tháng 9-10 đều trồng được cam quýt nhưng tốt nhất là trồng vào vụ xuân có độ ẩm không khí cao và có mưa xuân nên tỷ lệ cây sống cao. 2. Mật độ, khoảng cách và kỹ thuật trồng. Cam Canh, Mật, Vinh: 3 x 3 m, 3,5 x 3 m hoặc 3 x 4 m tương đương 800-1000 cây/ha. Các giống bưởi: 4,0 x 4,0 m; 5,0 x 4,0 m; 5,0 x 5,0 m tương đương 400-625 cây/ha Với mật độ này, để nâng cao hiệu quả sử dụng đất thì thời gian đầu khi mới trồng cây chưa khép tán, ta nên trồng xen các loại cây trồng khác như một số loại rau, đậu… Kích thước hố đào 40 x 40 x 40 cm, hoặc 60 x 60 x 60 cm, ở vùng núi cao cần đào sâu hơn 70 x 70 x 70 cm. Lớp đất trên mặt được trộn đều với các loại phân lót. Khi lấp hố cần cuốc xả thành hố xuống trước sau mới cho hỗn hợp đất phân xuống sau. Lúc trồng cần đào lại ở giữa một hố nhỏ sâu và rộng hơn bầu một chút, lấp đất cao hơn mặt bầu 3-5 cm. Nén chặt đất và tưới nước. Ở vùng đất thấp, mực nước ngầm cao thì có thể chỉ đào hố sâu 20-30 cm, sau đó cho phân lót rồi đặt cây giống lên, vun thành ụ cao so với mặt đất 20-40 cm. Cần dùng cọc tre để cố định cây tránh gió bão và các tác động khác từ ngoài như người, súc vật...Tưới nhẹ, phủ quanh gốc bằng rơm rạ, cỏ khô, lá xanh dày 5-10 cm để giữ ẩm và chống cỏ dại. Cần giữ ẩm tốt cho cây trong tháng đầu tiên để cây nhanh bén rễ. 3. Kỹ thuật chăm sóc. 3.1. Xới xáo và làm cỏ xung quanh Được làm thường xuyên hàng tháng, cỏ xung quanh gốc có thể dọn trong quá trình xới
  2. xáo. Việc xới làm cho đất tơi xốp, sạch cỏ và khu vực xung quanh gốc cây không bị đọng nước. 3.2. Bón phân cho cam quýt a. Phân bón lót: Mỗi hốc cây bón 30-40 kg phân chuồng hoai mục, 0,2-0,5 kg phân lân, 0,2 kg kali và 0,2 kg vôi bột, số phân này trộn đều với phần đất mặt b. Bón thúc: v Cây từ 1-4 tuổi: Một năm bón một lần phân chuồng cùng với phân lân với lượng như sau: 30 kg phân chuồng trộn với 0,1-0,2 kg phân lân cho một cây, bón vào cuối mùa sinh trưởng (từ tháng 11). Phân vô cơ bón làm 3 lần với lượng bón như sau: 200 g urê, 100 g kali bón vào các tháng 1-2; tháng 4-5; tháng 8-9. - Lần 1: 30% lượng phân đạm - Lần 2: 40 % lượng đạm + 100% kali - Lần 3: 30 % lượng đạm còn lại. v Cây từ 5-8 tuổi cách bón như sau: - Phân chuồng hoai mục:30-40 kg - Đạm U rê: 1-2 kg - Phân lân: 3,5 kg - Phân kali 1-1,2 kg Phân chuồng và phân lân bón một lần vào sau vụ thu hoạch Đạm và kali có thể chia làm 3 lần bón: - Lần 1: tháng 1-2 bón 40% lượng phân - Lần 2: tháng 5-6 bón 30% lượng phân - Lần 3: tháng 8-9 bón 30% lượng phân còn lại c. Cách bón. Các loại phân rải đều, bón cách gốc 30-50 cm, phủ lên trên bằng lớp đất mỏng, hoặc
  3. rơm rác, sau đó tưới nước. Tránh phủ gốc quả dày, sát gốc cây vì dễ gây bệnh thối gốc. 3.3. Bón phân qua lá. Có thể dùng phương pháp bón phân qua lá để bổ sung các chất cho cây đặc biệt là các nguyên tố vi lượng và một số chất kích thích sinh trưởng thông qua các loại chế phẩm phân bón lá và các chế phẩm kích phát tố. Các chất này bổ sung kịp thời sự thiếu hụt các chất trên cây nên có tác dụng rõ rệt. Các loại phân bón lá thường bổ sung các vi lượng như magiê (Mg), kẽm (Zn), bo (B), đồng (Cu)... 3.4. Một số biện pháp làm tăng khả năng ra hoa, đậu quả của cam, quýt. - Khoanh cành: Có tác dụng làm hãm vận chuyển nhựa trong cây và kích thích ra hoa, khoanh ở những cành cấp 1, 2. Khoanh tròn một vòng, độ rộng lát khoanh khoảng 1-2 mm. Khoanh xong dùng nilon quấn kín để tránh bị thối vết khoanh. - Khoanh cành để hạn chế sự rụng quả: trong quá trình phát triển của quả, cây cam sẽ có các đợt phát lộc, khi phát lộc thì cây sẽ tự rụng quả để dành dinh dưỡng cho phát triển lộc non, vì vậy cần phải khoanh cành vào giai đoạn cây phát lộc để hạn chế rụng quả. - Đảo cây: áp dụng đối với cây quất cảnh, cam canh, cam vinh…Vào tháng 12, 1 (đối với cam) và tháng 6 (đối với quất) hàng năm, người ta đào xung quanh gốc hoặc đào thành vầng to, đặt sang bên cạnh để một ngày sau đó trồng lại. Chú ý khi đảo tránh trời mưa vì nếu gặp mưa đảo sẽ không có tác dụng. - Phun chất điều hòa sinh trưởng: Chất điều hòa sinh trưởng có khả năng kích thích ra hoa, tăng khả năng đậu quả và chống rụng hoa. II. KỸ THUẬT TRỒNG BƯỞI 1. Chuẩn bị đất trồng Đất cao đào hố ngang mặt đất và đắp vồng để dễ tưới trong mùa nắng, mùa mưa phá vồng để cây khỏi bị úng nước và bị chảy khi úng. Kích thước liếp rộng 5-8m, chiều dài tuỳ theo kích thước vườn nhưng không nên dài quá 30m. Quanh vườn nên đào mương rộng từ 1,5 - 2m, sâu 1-1,2m và đắp bờ cao; mương nội đồng rộng từ 0,5-1m, sâu 0,8-1m. Khi đào mương nên chú ý không nên đem lớp đất phèn (nếu có) lên mặt liếp, nếu đất chua cần bón vôi để nâng pH = 5,5 - 6. Nên chú ý đặt cống để điều tiết nước, hàng năm cần sửa sang liếp bằng cách bồi một lớp mỏng bùn và mở rộng mép liếp khi có thể. 2. Kích thước hố trồng
  4. Hố trồng bưởi đào theo hình vuông, kích thước 0,6x0,6m. Khoảng cách trồng 5x5m. Trong 3, 4 năm đầu, có thể trồng xen những loại cây ngắn ngày. 3. Trồng cây Nên trồng vào đầu mùa mưa, khi xuống giống nên tỉa bớt lá. Cây giống khi trồng nên đặt thẳng đối với cây tháp hoặc cây chiết có nhánh phân bố đều. Đặt nghiêng đối với cây chiết ít nhánh, giúp các đọt bên mọc lên để tạo tán. 4. Bón phân Cây mới trồng, bón lót 10kg phân chuồng, 0,5kg phân lân, 0,2kg vôi. Lượng phân bón tuỳ thuộc vào tình trạng sinh trưởng của cây: - Cây 1 - 3 năm tuổi, bón 1 - 3kg NPK (16 - 16- 8), 0,5 - 1kg super lân. - Cây 4 - 6 năm tuổi, bón 4 - 7kg NPK (16 - 16 -8), 0,5 - 1kg super lân. - Cây 7 - 9 năm tuổi, bón 8 -15kg NPK (16 - 16 -8), 0,5 - 1kg super lân. Cách bón phân như sau: - Cây từ 1-3 tuổi nên pha vào nước, tưới định kỳ 1 - 2 lần/tháng. - Cây từ năm thứ 3 trở đi, bón 4 lần/năm, bón theo tán cây với lượng phân bón cho mỗi gốc: lần 1, sau khi thu hoạch, bón 10kg phân chuồng kèm 1/3 lượng phân NPK. Lần 2, trước khi ra hoa 1 tháng, bón 1/3 lượng phân NPK. Lần 3, sau khi đậu trái 1 tháng, bón 1/3 lượng phân NPK. Lần 4, trước khi thu hoạch 1 - 2 tháng, bón 1 -2kg Kali. 5. Chăm sóc Làm sạch cỏ, thăm vườn thường xuyên, tỉa bỏ các cành vượt, cành sâu bệnh. Tưới dặm nếu nắng gắt, thoát nước khi bị úng. Tỉa bớt hoa quả vào năm chúng ra quá nhiều, làm cho bưởi kiệt sức. Thu hoạch tập trung và tăng cường phân bón vào những năm được mùa. 6. Phòng trừ sâu bệnh - Bệnh thối gốc, chảy mủ: Gây chảy mủ trên gốc, thân, cành phần lớn do nấm Phytopthora spp. Đừng để úng nước, phun Aliette 2,5%, Ridomil 2%. - Bệnh loét: Triệu chứng gây hại là có vết lõm sâu, lan nhanh do sâu vẽ bùa. Phòng trừ bằng cách vệ sinh vườn, trừ sâu vẽ bùa, khi hoa đậu trái phun thành phần vôi 1%, làm 3 lần, cách nhau 10 - 15 ngày. - Sâu vẽ bùa (Phyllocnietis citrilla): Sâu non đục vào lá gây nên những đường ngoằn
  5. ngoèo, thường đi chung với bệnh loét gây nên. Phòng trừ bằng cách phun thuốc sớm ngay từ giai đoạn lá còn non. - Bọ xít xanh hại quả (Rhynchocoris humeralis): Bọ xít chích hút nước quả, làm quả chai sần và rụng. Nên phòng trừ, cấy các ổ kiến vàng vào thân cây, sử dụng Trebon và Applau - Mip. - Sâu đục thân cành: Sâu đục rỗng thân cành gây chảy mủ, cành chết. Sâu đùn mạt cưa ra ngoài miệng hang. Phòng trừ bằng cách cắt bỏ các cành bị hại nặng trước lúc sâu lột xác thành con trưởng thành, chích thuốc trừ sâu vào lỗ đục (có thể rải ít basudin), dùng móc sắt bắt sâu. III. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC VẢI. 1. Thời vụ trồng Ở các tỉnh phía Bắc, vụ Xuân hay vụ Thu đều trồng được vải nhưng tốt nhất là trồng vào vụ Xuân có độ ẩm không khí cao và có mưa Xuân nên tỷ lệ cây sống cao. 2. Khoảng cách và mật độ trồng Khoảng cách trồng thường là 8 x 8 m tương ứng với 156 cây/ha, 8 x 9 m tương ứng 138 cây/ha Với mật độ này, để nâng cao hiệu quả sử dụng đất thì ta nên trồng xen các loại cây trồng khác như một số loại rau đậu… 3. Kỹ thuật trồng. Vải có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau: đất bãi ven sông, đất đồng bằng, phù sa (đất thấp phải lên liếp vì vải là câu lâu năm), đất đồi dốc... a. Đào hố: Nên đào hố to có kích thước 1,0 x1,0 x1,0 m hoặc 0,8 x 0,8 x 0,8 m, đào hố nên để nửa đất mặt một bên, nửa đất đáy một bên. Đào hố trước 20-30 ngày rồi hãy trồng. b. Phân bón lót: Bón 30-50 kg phân chuồng hoai mục, 1 kg phân lân vi sinh, 0,2 kg kali và 0,2 kg vôi bột, số phân này trộn đều với phần đất mặt c. Trồng cây: Khi lấp hố cần cuốc xả thành hố xuống trước sau mới cho hỗn hợp đất phân xuống sau, vun thành ụ cao so với mặt đất 15-20 cm (với đất đồng bằng), và thấp hơn 15-20
  6. cm so với mặt đất. Để tỷ lệ cây trồng sống cao, khi trồng nên khoét 1 hố bằng cái xô, đổ vào đó 1 xô nước. Dùng dao sắc rạch bỏ bầu nilon và đặt cây bầu vào, nén nhẹ. Cần dùng cọc tre để cố định cây tránh gió bão và các tác động khác từ ngoài như người, súc vật...Tưới nhẹ, phủ quanh gốc bằng rơm rạ. Cần giữ ẩm tốt cho cây trong tháng đầu tiên để cây nhanh bén rễ. Chú ý không nên trồng cây quá sâu so với mặt đất vì rễ vải rất háo khí. 4. Kỹ thuật chăm sóc. a. Xới xáo và làm cỏ xung quanh Được làm thường xuyên hàng tháng, cỏ xung quanh gốc có thể dọn trong quá trình xới xáo. Việc xới làm cho đất tơi xốp, sạch cỏ và khu vực xung quanh gốc cây không bị đọng nước. b. Bón thúc cho vải Sau trồng một tháng cây vải đã bén rễ hồi xanh là có thể bón phân cho cây, song do cây còn bé nên bón ít và chia làm 5-6 lần trong 1-2 năm đầu. Bảng 1. Lượng phân bón hàng năm cho cây vải Đường kính tán Đạm U rê Super lân Kali Phân Vi sinh Tuổi cây (m) (g/cây) (g/cây) (g/cây) (g/cây) 4-5 1,0-1,5 400 800 500 2 000 6-7 2,0-2,5 660 1 000 700 3 000 8-9 3,0-3,5 880 1 300 950 4 000 10-11 4,0-4,5 1 100 1 700 1 400 5 000 12-13 5,0-6,0 1 320 2 200 1 700 6 500 > 13 >6,0 1 800 3 000 2 000 8 500 Bảng 2. Thời gian bón và số lần bón trong một năm (%) Lượng phân bón so với cả Thới kỳ bón Mục đích bón năm Đạm Lân Kali Sau khi thu hoạch (cuối tháng Hồi phục sau thu 50 34 25 6- đầu tháng 7) hoạch Trước và sau tiêt tiểu hàn đến Thúc phân hóa mầm 25 33 25 trước và sau đại hàn hóa
  7. Ra hoa đến rụng quả sinh lý Thúc quả 25 33 50 đợt 2 (1 tháng sau rụng hoa) Tổng cộng cả năm (%) 100 100 100 Năm thứ nhất dùng nước phân ủ kỹ, pha loãng nồng độ 1 nước phân: 2 nước lã để tưới, nếu dùng phân Urê thì lượng bón là 25 g/cây/năm. Có thể dùng kết hợp phân Urê với nước phân đã pha loãng trên nhưng lượng phân Urê cần phải giảm đi 1 nửa. Năm thứ 2 lượng bón tăng dần, nước phân pha loãng 1 nửa, Urê bón 50 gam/cây/năm, bón thêm Super lân, và Kali 0,2-0,3 kg/cây/năm. Năm thứ 3 lượng phân bón tăng gấp đôi. Từ năm thứ 4 trở đi, cây vải bắt đầu cho quả, có thể căn cứ vào tuổi cây, tình trạng sinh trưởng và phát triển của cây thể hiện qua số đo của đường kính tán lá để bón. Nếu có phân chuồng nên bón vào tháng 6, 7, sau khi thu hoạch, lượng bón khoảng 50-60 kg/cây c. Phương pháp bón phân: Phân chuồng đào hố kích thước 30-40 cm, sâu 40-50 cm đào 4 hố cách đều nhau xung quanh tán. Năm sau đào hố xen vào giữa các hố của năm trước. Đối với phân vô cơ, ở vùng đất đồi, khô hạn thì có thể hòa phân vào nước để tưới theo hình chiếu tán cây. Có thể đào hố nhỏ theo hình chiếu tán vải, kích thước 20 x 20 x 20 cm, các hố cách nhau 50 cm, cho phân vào rồi lấp kín d. Cắt tỉa cành, tạo tán cho cây. Khi cây chưa cho thu hoạch, cần cắt bỏ những cành vọt, cành mọc chéo, che bóng cành bên cạnh. Khi cây thu hoạch quả, không bẻ chùm quả tùy tiện mà dùng kéo cắt cành để cắt với tối kèm theo 2 lá. Khi thu hoạch xong phải rà soát lại hình thù tán, cắt đi cành khô, cành mọc nghiêng chéo làm loạn tán cũng như cành bị sâu bệnh. e. Một số biện pháp làm tăng khả năng ra hoa, đậu quả của nhãn. - Khoanh cành: Có tác dụng làm hãm vận chuyển nhựa trong cây và kích thích ra hoa, khoanh ở những cành cấp 1, 2. Khoanh theo hình xoáy trôn ốc, độ rộng lát khoanh khoảng 1-2mm. Khoanh xong dùng nilon quấn kín để tránh bị thối vết khoanh. - Phun chất điều hòa sinh trưởng: Chất điều hòa sinh trưởng có khả năng kích thích ra hoa, tăng khả năng đậu quả và chống rụng hoa. - Phun KCLO3 nồng độ 90 g/cây 2 lần trong một tháng trong các tháng 12, 1, 2 làm tăng số cây ra hoa, tỷ lệ cành ra hoa. IV. KỸ THUẬT TRỒNG TÁO
  8. 1. Thời vụ. Táo ghép vào tháng 8, 9 thì trong tháng 11 cây đã đạt tiêu chuẩn xuất trồng. Có thể trồng ngay ngoài ruộng vì tháng 11 nhiệt độ còn cao, thỉnh thoảng lại có mưa ẩm đất nên cây trồng chóng bén rễ, sang xuân gặp thời tiết thuận lợi cây sinh trưởng tốt nhanh chóng tạo tán đẹp. Cuối tháng 12 vào đầu tháng 1, vẫn có thể trồng được nhưng phải tránh các đợt rét nặng. Nếu đã hết tháng 11 mà cây giống vẫn còn bé, tuổi non thì nên trồng vào mùa xuân (đầu tháng 2) cây dễ sống, đỡ công chăm sóc. 2. Chuẩn bị hố trồng Đối với vùng đất đồi, cần chọn triền đất thấp dưới chân đồi hoặc khu vực bằng phẳng giữ nước tốt, đào hố sâu 60-70 cm, rộng 80-100 cm, thành hàng theo đường đồng mức với khoảng cách hàng là 5-6 m, khoảng cách cây là 4-5 m hoặc khoảng cách hàng là 6- 7 m, khoảng cách cây là 3-4 m. Đối với vùng đồng bằng, khả năng sinh trưởng của táo rất mạnh, vì táo là cây cần nhiều nước và chất dinh dưỡng, nên khi trồng theo ô vuông cách nhau 5-6 m, kích thước hố sâu 50-60 cm, rộng 80-100 cm. Mỗi hố bón khoảng 50 kg phân chuồng đã ủ kỹ + 0,5 kg lân trộn với đất bột để nâng đáy hố lên cách mặt đất 20-30 cm. 3. Cách trồng Trước khi đăt cây vào hố cần bóc vỏ bầu bằng nilon, nên đặt gốc đứng thẳng hoặc hơi nghiên để cành ghép hướng lên phía trên, mặt bầu đất ngang bằng mặt đất đối với đất trũng hoặc thấp hơn 5-10 cm đối với đất cao nhằm điều chỉnh độ ẩm đất hợp lý. Sau khi đặt cây phải lấy đất bột lấp kín cổ rễ (không cho rễ cây tiếp xúc trực tiếp với phân bón vì khi rễ mới nhú ra gặp phân sẽ bị xót rễ gây chết cây). Không nên lấp đất quá cao chỗ gốc ghép, gây khó khăn cho việc cắt bỏ mầm của gốc ghép. Sau đó tưới liên tục đảm bảo độ ẩm đất 70-75%. 4. Cắt mầm gốc. Song song với sự sinh trưởng của cành ghép, mầm gốc cũng nảy lên thành cành sinh trưởng rất nhanh, lấn áp cành ghép nên cần cắt bỏ kịp thời. 5. Bón phân. a. Bón lót. Mùa xuân hàng năm sau khi đốn tỉa táo cần bón lót bằng phân hữu cơ (phân chuồng, phân bắc, phân rác…) ở phía ngoài mép tán cây. Đào 3-4 hố sâu 40-50 cm, rộng 50 cm, đổ phân xuống rồi lấp đất. Chú ý không nên đào rãnh xung quanh tán vì rễ táo ăn nông sẽ làm đứt các rễ tơ.
  9. b. Bón thúc. Bón thúc định kỳ bằng phân vô cơ hỗn hợp đạm, lân, kali theo tỷ lệ 2:1:1. Mỗi tháng bón một lần với liều lượng 0,2 kg phân hỗn hợp với cây nhỏ và 0,5 kg phân với cây lớn. Bón theo viền mép ngoài tán, cuốc 10-20 hố nhỏ sâu 20 cm, rộng 20 cm cho phân rồi lấp đất, cũng có thể dùng nước phân pha loãng 1:3 để tưới. 6. Tưới nước. Táo là cây ưa ẩm, nên trong suốt quá trình sinh trưởng, nếu gặp hạn cần phải tưới nước để đảm bảo đủ độ ẩm đất 70-75 %, đặc biệt là trong thời gian ra hoa kết quả, thời tiết khô hanh dần, việc tưới nước lại càng phải coi trọng làm cho quả chóng to, đẫy, ít rụng. Phương pháp chính là tưới theo cách dẫn nước ngấm theo rãnh luống vào gốc cây. Nếu không phải dùng ô doa tưới xung quanh gốc, tránh tưới phun mưa để tránh hiện tượng rụng hoa quả. 7. Đốn táo. Táo là loại cây phân cành mạnh và sinh trưởng rất nhanh, thường trên cây táo có hai loại cành chính: - Cành ngoài tán: phát sinh từ những mầm sinh trưởng từ nách lá của cánh năm trước. Cành này gọi là cành cấp 1, vừa dài, vừa phân cành theo luật 1:3 tức là cứ 3 mầm sinh dưỡng ở nách lá thì có 1 mầm phát triển thành cành (gọi là cành cấp 2), còn 2 mầm kia ở trạng thái ngủ. Trên cành cấp 2 sinh trưởng thành cành cấp 3 nhưng không hoàn toàn theo qui luật này. - Cành vượt trong tán: phát sinh từ những mầm bất định trên cành từ những năm trước. Tùy theo thời gian và điều kiện thời tiết mà nảy sinh sớm hoặc trong điều kiện thời tiết thuận lợi (nhiệt độ cao, đủ ánh sáng và nước) thường to khỏe tạo thành khung tán cây thay thế dần những cành già của năm trước. Kỹ thuật đốn. Tùy theo mục đích trồng táo mà người ta có 2 cách đốn khác nhau: v Đốn đau: Nhằm tạo tán, đối với cây nhỏ sau khi trồng 1-2 năm, cắt cụt hết các loại cành, chỉ để lại đoạn gốc của khoảng 3 cành to mới ra năm trước làm cho cây sớm nảy sinh cành vượi để nâng tán cao dần. Đối với cây đã nhiều năm, tán quá rộng hình dù, cây và cành chen lấn nhau thì cũng thu hẹp toàn bộ tán cây theo yêu cầu kỹ thuật, cắt hết số cành quá già trong tán không có khả năng nảy mầm, chỉ để các cành vượt 1-2 năm tuổi. v Đốn phớt: Đây là kỹ thuật đốn thường xuyên hằng năm nhằm đạt sản lượng cao và ổn định
  10. V. THÂM CANH CÂY XOÀI Ở MIỀN BẮC Hiện nay chúng ta đã nhập nội giống xoài từ Trung Quốc và Australia để chọn lọc được một số giống xoài, trong đó có giống GL1 và GL6 có khả năng sinh trưởng và phát triển ở các tỉnh phía Bắc cho năng suất cao, thâm canh tốt. 1. Quy hoạch vùng trồng Hai giống GL1 và GL6 trước mắt chỉ nên trồng trong vườn nhà. Vùng trồng là các tỉnh đồng bằng sông Hồng, khu vực thấp một số tỉnh miền Trung, miền núi, nơi có nhiệt độ không quá thấp, không có sương muối, không bị ảnh hưởng của mưa phùn mùa xuân. 2. Kỹ thuật thâm canh a. Mật độ trồng Do có khả năng áp dụng tiến bộ kỹ thuật nên mật độ trồng tăng lên: với giống GL1 800- 850 cây/ha (khoảng 3x4m); giống GL6 từ 1.100-1.300 cây/ha (khoảng cách 3x3m hoặc 3x2,5m). b. Nhân giống Nhân giống bằng phương pháp ghép cành. Nên dùng 2 giống xoài địa phương là xoài LHP và XB làm gốc ghép cho hai giống GL1 và GL6. c. Cách trồng Trồng mới đào hố vuông từ 80-100cm. Bón lót 50kg phân chuồng + 1,5 kg Super lân + 0,2 kg urê+ 0,2kg KCl. Trong 3 năm đầu bón trung bình 3,5kg Supe lân + 0,8g urê + 0,5kg KCl/cây/năm. Năm sau bón tăng hơn năm trước từ 1,2-1,5 lần. Sau 3 năm cây cho quả. Sau khi thu hoạch tiến hành: - Cắt cành: cắt để lại lộc đầu tiên của năm trước, từ đợt thứ 2 đến đợt lộc cuối (mang quả bỏ đi); cắt bỏ toàn bộ cành trong tán. - Phun Boocdo 1% định kỳ 1-1,5 tháng/lần, dừng phun khi cây ra hoa. Xử lý Culta vào đất, phun KNO3 lên lá với lượng và nồng độ tương ứng Culta 30g/cây 5 tuổi; KNO3 1- 2%. Xử lý Culta từ tháng 9-11, sau xử lý sớm nhất khoảng 70-90 ngày cây ra hoa, phun KNO3 lên lá khi đợt lộc cuối năm đã chuyển già. Sau phun 70-90 ngày cây ra hoa. Nên xử lý muộn để hoa nở vào trung tuần và cuối tháng 3, thu hoạch vào cuối tháng 7, đầu tháng 8 - Tiến hành bao quả vào đầu tháng 5 với túi chuyên dụng có kích thước 20x30cm. d. Thu hoạch
  11. Từ khi đậu quả đến thu hoạch từ 120-130 ngày. Thu quả vào ngày nắng, để vào nơi râm, không để xuống đất và phơi ngoài nắng. Rửa sạch vỏ để ráo nước rồi cho vào rấm với lượng 2g đất đèn (CaC2) cho 1kg quả, rấm trong 48 giờ, sau đó xếp ra ngoài để quả chín tự nhiên. 3. Một số biện pháp thâm canh mới cho cây xoài phía Bắc a. Kỹ thuật cắt tỉa, tạo tán: Áp dụng kỹ thuật cắt tỉa, nhằm điều chỉnh sự cân bằng của bộ tán, vừa chủ động điều chỉnh sự đồng đều của quá trình ra lộc, nhằm giúp cho cây tập trung phân hóa mầm hoa và ra hoa tập trung đồng thời giúp tạo tán cây thấp dễ chăm sóc, thu hoạch. Việc cắt tỉa được tiến hành ngay sau khi thu hoạch quả (cuối tháng 8 đầu tháng 9). Tùy theo giống, thời vụ, điều kiện khí hậu của từng năm mà quyết định thời gian cắt tỉa cho thích hợp. Theo các tác giả của đề tài thì thời vụ cắt cành sớm có lợi cho khả năng hình thành và sinh trưởng của lộc. Việc cắt cành chậm nhất nên kết thúc trước 25/8. Cắt đồng loạt tất cả các cành có đường kính 2cm. Trên cây cắt cành, lộc bật ngay sau khi cắt một tuần, quá trình ra lộc diễn ra đồng đều và liên tục đến tháng 11 đã có 3 đợt lộc mới. b. Xử lý ra hoa: Kết hợp với biện pháp cắt tỉa là chế độ bón phân, tưới nước và xử lý bằng hóa chất nhằm giúp cho cây phân hóa mầm hoa và ra hoa đồng đều, theo yêu cầu thời vụ của ta. Hai hợp chất được các tác giả sử dụng để kích thích quá trình phân hóa mầm hoa là nitrát kali (KNO3) và Culta với liều lượng tương ứng là 30 và 25g/m đường kính tán pha trong nước sạch để phun lên tán hoặc tưới trong phần rễ của tán cây. Thời gian xử lý thích hợp từ khoảng tháng 9 đến tháng 11. Các kết quả cho thấy, ở các cây xử lý KNO3 hoa ra đồng loạt, tỷ lệ cành mang hoa và đậu quả cao hơn rất nhiều so với đối chứng. Các cây xử lý Culta hoa ra nhiều và tập trung, tuy nhiên theo các tác giả thì thời gian ra hoa và kết thúc nở hoa cũng như tỷ lệ cành mang hoa, quả ở các thời điểm xử lý phụ thuộc rất nhiều vào loại cành, tuổi cành khi ta cắt tỉa... Xử lý Culta có xu hướng làm tăng tổng số hoa trên chùm, xử lý sớm sẽ cho tổng số hoa cũng như số lượng hoa lưỡng tính trên chùm cao hơn. Một thí nghiệm được các tác giả tiến hành xử lý culta vào thời điểm 30/9 trên loại cành mọc sau khi cắt tỉa ngày 5/8 cho năng suất cao nhất, 30kg/cây. c. Kỹ thuật bao quả: Vào đầu tháng 4 đến trung tuần tháng 5 khi thấy quả đã đậu, ổn định và sau khi đã tỉa bỏ bớt những quả nhỏ, chỉ giữ lại số lượng quả phù hợp trên chùm thì tiến hành bao trái bằng túi giấy chuyên dụng. Mục đích của việc bao trái là ngăn chặn sự gây hại của nấm bệnh (đặc biệt là bệnh thán thư hại quả), côn trùng và các tác động bất lợi của thời tiết để có quả xoài đẹp về mã quả, chất lượng tốt. Trước khi bao quả nên tiến hành phun thuốc BVTV một lần. Trước khi thu hoạch khoảng một tuần nên tháo bỏ bao giấy cho mã quả đẹp hơn, hấp dẫn người tiêu dùng hơn. Theo tính toán của các tác giả đề
  12. tài thì với biện pháp bao quả chúng ta đã tiết kiệm được ít nhất 3-4 lần phun thuốc BVTV, giảm chi phí giá thành mà lại nâng cao được năng suất và chất lượng quả. VI. TRỒNG KHẾ NGỌT Đất trồng khế ngọt nên chọn loại đất tốt, giàu mùn có nguồn nước tưới. Nếu ở vùng đồi thì chọn đất trồng ở chân đồi. 1. Thời vụ trồng: Ở miền Bắc, vụ xuân là tốt nhất (tháng 2-3) và có thể là vụ thu (tháng 8-10). 2. Kích thước hố: Đất tốt đào hố kích thước là 0,6x0,6x0,6 m. Nếu đất xấu 1,0x1,0x0,8 m. Khoảng cách cây 5x6 m hoặc 5x5 m. Khế ưa bóng râm nên có thể trồng xen trong vườn xoài, mít, nhãn... 3. Chăm sóc: - Chọn đất ẩm, nhiều màu và nhiều bóng râm: Chú ý cắt tỉa sao cho có khung tán rộng, cành phân bố đều trong tán không cho nắng rọi vào thân chính. Khi cây lớn, cành quá dày thì nên tỉa bớt cho tán cây thông thoáng: Bỏ bớt cành già, cành mọc chen chúc, cành sâu bệnh, cành yếu... Thời gian cắt tỉa thích hợp là vào sau vụ thu hoạch quả, trước lúc ra hoa. - Mỗi năm sau đợt thu quả (cuối năm) bón cho mỗi gốc 20-30kg phân chuồng. Khi còn nhỏ bón cho mỗi cây 400-500g phân NPK (tỷ lệ là 10:12:7 hay 16:16:8). Cây bắt đầu cho quả có thể bón tăng thêm liều lượng 500-800g/cây (15:15:15). Chú ý tăng cường phân kali. - Với cây lớn cho nhiều quả bón 3-4 kg phân NPK hỗn hợp/cây, chia ra 3-4 lần trong năm. Cách nhau 3-4 tháng bón một lần. 4. Phòng trừ sâu bệnh: Chưa có loại bệnh nấm, virus nào nguy hiểm đối với khế. Các loại sâu đáng chú ý là ruồi đục quả, sâu non thuộc bộ cánh phấn, đục vào quả và có thể ăn cả hoa và quả non. 5. Thu hoạch: Sau khi ra hoa khoảng 100 ngày thì khế chín, tuỳ theo màu sắc quả biết được mức độ chín để thu hoạch cho phù hợp với nhu cầu thị trường. Khế là loại không chín thêm sau
  13. khi thu hoạch, do vậy không nên hái xanh. Quả khế dễ giập chỉ nên thu hoạch bằng tay, nếu trên cao thì thu hoạch bằng sào có gắn rọ ở đầu để hái. VII. KỸ THUẬT TRỒNG CÂY THANH LONG Thanh Long sinh trưởng và phát triển tốt ở những nơi có cường độ ánh sáng cao và toàn phần, thiếu ánh sáng thân cây ốm yếu, lâu cho quả. Cây Thanh Long được trồng trên nhiều loại đất khác nhau như: Đất xám bạc màu, đất phèn… nhưng muốn Thanh Long cho năng suất cao, đất phải có tầng canh tác tối thiểu từ 30-50cm. 1. KỸ THUẬT CANH TÁC: 1.1 Chuẩn bị đất. + Vùng đất cao: Đào hố trồng kích thước 50x50x50cm, trồng trụ lấp đất còn khoảng 20- 30cm rồi bón lót phân chuồng 15-20kg/trụ rồi phủ lớp đất mặt lên trên. + Vùng đất thấp: Phải xẻ mương, độ cao líp phải cao hơn mực nước cao nhất trong năm từ 20-30cm.Sau đó đào hố trồng trụ và bón lót. 1.2. Chuẩn bị trụ. Thanh Long cần bám vào cây trụ, do đó phải chuẩn bị trụ trước khi đặt hom giống. Có thể dung trụ gỗ hoặc trụ xi măng cốt sắt. Tuy nhiên trồng bằng trụ xi măng cần chú ý vào mùa nắng trụ hấp thụ nhiệt mạnh dễ làm đứt các rễ khí sinh của Thanh Long, nên dung rơm rạ, lá chuối hoặc bao tải bao một lớp mỏng xung quanh trụ xi măng để giảm bớt hấp thụ nhiệt của trụ và nên tưới lên trụ vào sang sớm và chiều tối. Trồng trụ trước khi đặt hom 1 tháng, chiều cao trụ khoảng từ 1,7-2,2m, phần chon sâu từ 0,5-0,7m, đường kính trụ 15-20 cm (trụ xi măng mỗi cạnh khoảng 12-15 cm). Phải trồng trụ thật thẳng, trên đầu trụ đóng them giá đỡ hình chữ thập hoặc đóng nẹp 2 bên mép trụ giúp Thanh Long có chỗ bám trên đầu trụ, cành Thanh Long sẽ rũ xuống. 1.3. Chuẩn bị hom giống. Nên chọn hom giống có tiêu chuẩn như sau: -Tuổi hom từ 6-24 tháng, chọn các cành có gốc cành bắt đầu hóa gỗ nhằm hạn chế bệnh thối cành khi đặt hom xuống đất. - Chiều dài hom từ 50-70cm - Hom khỏe, màu xanh đậm, không có vết sâu bệnh.
  14. - Các mắt mang chum gai phải tốt, mẫy, khả năng nẩy chồi tốt. - Sau khi chọn hom xong, hom được giâm nơi thoáng mát trên nền đất khoảng 10-15 ngày sẽ ra rễ rồi đem trồng. Có thể đem hom trồng thẳng không qua giai đoạn giâm. Cách đặt hom: - Đặt hom cạn khoảng 3-5 cm, nên đặt phần đã hóa gỗ xuống đất để tránh thối gốc. - Mỗi trụ đặt 3-4 hom. - Đặt áp phần thẳng của hom vào trụ tạo điều kiện thuận lợi cho hom ra rễ và bám sát vào cây trụ. - Cột hom vào trụ để tránh gió làm lung lay hom khi rễ chưa bám vào đất. - Vào mùa nắng nên tủ gốc bằng rơm rạ hoặc cỏ khô để giữ ẩm cho cây. 1.4. Mật độ trồng. Mật độ trồng khoảng 700-1000 trụ/ha, khoảng cách trồng 3m x3m hoặc 3mx3,5 m. Có thể bố trí trồng xen các loại cây ngắn ngày khác nhưng phải đảm bảo cho Thanh Long nhận đầy đủ ánh sang cây mới cho quả to, năng suất cao. 1.5. Thời vụ trồng. Trồng vào tháng 10-11 DL vì lúc này nguồn hom giống dồi dào do trùng với thời gian tỉa cành, lợi dụng ẩm độ cuối mùa mưa, tránh được ngập úng, tuy nhiên đến mùa khô cây chưa đủ sức chống chịu nắng hạn cần phải tưới nước và giữ ẩm cho cây. 1.6. Tỉa cành. Sau khi trồng 7-10 ngày cây đã ổn định, cây bắt đầu đâm chồi, chọn 1 chồi phát triển tốt nhất, bám chặt vào trụ để lại, số chồi còn lại tỉa bỏ sao cho cành từ mặt đất đi thẳng tới đỉnh trụ. Khi cành dài 30-40cm tiến hành uốn cành nằm xuống đỉnh trụ. Nên uốn vào lúc trưa nắng, lúc này cành mếm dễ uốn, mỗi ngày một ít cho đến khi cành nằm được trên đỉnh trụ, dung dây nilon cật lại. Biện pháp này giúp cành mau ra chồi mới. Khi cành đâm chồi chỉ chon 1-2 chồi phát triển tốt để lại, các chồi khác tỉa bỏ. Khi cây cho quả: sau khi hết mùa thu hoạch quả, tỉa bỏ cành cũ bên trong tán, cắt ngang cành và cách gốc 30-40cm nhằm làm giá đỡ cho cây. Cành vừa cho quả vụ trước nên để lại nuôi chồi mới (chỉ để lại 1 chồi trên cành mẹ) khi cành dài 1,2-1,5m thì cắt đọt cành con tạo điều kiện cho cành mập và nhanh cho quả
  15. 1.7. Bón phân (bón cho 1 trụ). + Thời kỳ: 1-2 năm đầu -Bón lót: 15-20 kg phân chuồng hoai, 100 gr Super lân cho một trụ. -Bón thúc: 100 gr Urê + 100 gr NPK 16-16-8 vào các giai đoạn 20-30 ngày sau khi trồng, sau đó 3 tháng bón 1 lần. Khi cây ra hoa có thể cung cấp them 50 g KCL. + Thời kỳ: Từ năm thứ 3 trở đi. -Liều lượng bón: 0,5 N + 0,5 P2O5 + 0,5 K2O. -Cụ thể: 1,08 kg Urê; 3,2 kg lân và 0,8 kg KCL Nên dung loại phân lân Văn điển hoặc lân Ninh Bình * Cách bón: Chia làm 8 lần trong năm. Rải phân đều trên bề mặt đất xung quanh trụ thanh long, xới nhẹ cho phân lọt xuống đất hoặc phủ lên bằng một lớp đất mỏng sau đó tủ rơm hay cỏ khô, sau khi rải phân phải tưới nước cho phân tan. Lần 1: Bón sau khi thu hoạch. 100% phân lân + Phân chuồng hoai mục + 200 gr Urê Lần 2: Cuối tháng 12 dương lịch (DL): 200gr Urê + 150 gr KCl Lần 3: Cuối tháng 2 DL: 180 gr Urê + 150 gr KCl Lần 4: Cuối tháng 4 DL: 100gr Urê + 100 gr KCl. Từ lần thứ 5 đến lần thứ 8: cứ mỗi tháng bón 1 lần, liều lượng như lần thứ 4. Ngoài ra có thể phun bổ sung thêm các loại phân vi lượng bằng cách phun thêm phân bón lá vào 10 ngày sau khi đậu quả và lúc phát triển nhanh. 1.8. Tưới nước, tủ gốc, làm cỏ. Thanh Long là cây chịu hạn nhưng nếu thiếu nước cây sẽ tăng trưởng châm, khả năng ra hoa, đậu quả kém, năng suất thấp. Do đó phải đảm bảo tưới nước đầy đủ và tủ gốc vào mùa nắng. Cỏ dại cạnh tranh dinh dưỡng và là nơi trú ẩn của sâu bệnh, vì vậy phải làm cỏ thường xuyên bằng tay hoặc sử dụng thuốc diệt cỏ. 1.9. Xử lý ra hoa quả vụ bằng ánh sáng đèn
  16. + Thời điểm xử lý: Từ cuối tháng 9 đến đầu tháng 2 DL + Tuổi cây: Nên áp dụng ở những vườn cây từ 4-5 tuổi trở lên. + Nguồn điện, bóng đèn: Sử dụng điện lưới hoặc bằng máy nổ, công suất điện cần phải ổn định và bóng đèn được dùng phổ biến hiện nay là bóng đèn tròn 75 watt hoặc 100 watt + Khoảng cách từ bong đèn đến tán cây từ 0,5-1m. + Thời gian chiếu sang/đêm: từ 4-8 giờ. + Thời gian chiếu sáng/đợt: đầu vụ và cuối vụ khoảng 10-12 đêm. Giữa vụ (vụ tết) khoảng 15 đêm. + Tùy tình hình sinh trưởng sau mỗi đợt thu hoạch có thể bón thêm phân NPK cho cây. a) Bón phân cho Thanh Long rãi vụ như sau: + Trước thắp đèn 20-30 ngày xịt phân bón lá 30-10-10 (Tức là có tỷ lệ N=30%; P2O5= 10% và K2O= 10%). + Trước thắp đèn ngày xịt phân bón lá 15-55-10 (01 lần). Sau 5 ngày thì xịt loại 6-30-30 (2 lần). + Sau thụ phấn 3 ngày xịt loại 20-20-20 (15 ngày/1 lần) + Trước thu hoạch 15-20 ngày xịt 12-0-40-3 Ca (7 ngày/lần; 2 lần/vụ) b) Sử dụng phân bón lá (HUMAMIX) trên cây Thanh Long rãi vụ: 1. Trước khi thắp đèn 1 ngày, xịt Humamix (6-30-30) (30ml/bình loại 8 lít và xịt 2 lần, lần sau cách lần đầu 7 ngày) 2. Sau thụ phấn 3 ngày, xịt Humamix (30-10-10) (30ml/bình loại 8 lít và xịt 2 lần, lần sau cách lần đầu 5 ngày). 3. Trước khi thu hoạch 3 tuần, xịt Humamix (12-0-30-4 Ca) (30ml/bình loại 8 lít và xịt 2 lần, mỗi lần cách nhau 5 ngày. Chú ý xịt ướt đều trên tán cây vào lúc 9-10 giờ sáng. 1.10. Hạn chế rụng hoa, quả thanh long Đây là hiện tượng xảy ra bởi những nguyên nhân sau:
  17. - Khi quả đang kỳ tăng trưởng thể tích ở giai đoạn trời khô hạn, nếu gặp mưa nhiều hoặc tưới nước nhiều đã làm cho ruột quả phát triển quá mức gây nên nứt vỏ quả. a. Hạn chế hiện tượng rụng hoa, rụng quả non: Hiện tượng rụng hoa, quả non thường xảy ra trong quá trình hình thành và phát triển quả. Cây tự cân bằng sinh lý để nuôi số hoa, số quả còn lại trên cây. Hoặc khi cây thiếu phân bón, bị úng hoặc hạn thì hoa, quả rụng nhiều hơn. F Cách khắc phục: - Mỗi cành thanh long khi ra nhiều hoa nên lặt bỏ bớt, chỉ chừa lại 3-5 hoa/cành. Sau khi hết đợt hoa 3-6 ngày phải lặt bỏ bớt quả non, chỉ chừa lại 2-3 quả (khoảng cách giữa 2 quả tối thiểu là 3 mắt gai) trên mỗi cành. - Bón đủ phân và tưới nước đầy đủ cho cây trong giai đoạn nắng hạn. - Chống úng vườn thanh long trong mùa mưa. - Dùng phân bón lá Growmore 6-30-30 phun trên cành giai đoạn ra hoa để hạn chế hiện tượng thối hoa. - Dùng 2ml thuốc kích thích sinh trưởng Dekamon 22.43L + 10ml phân bón lá đa vi lượng King pha trong bình 8 lít, hoặc dùng chế phẩm bón lá Ferviha 5-5-5, phun vào các giai đoạn cành đang ra nụ hoa và giai đoạn nuôi quả non. b. Nứt vỏ quả: - Phun thuốc kích thích to quả (Thiên nông, GA3...) quá liều. - Ngoài ra, treo quả lâu cũng thường bị nứt vỏ quả F Khắc phục: - Không để vườn bị khô hạn trong thời gian cây nuôi quả. - Thanh long vụ mùa, khi quả đủ độ chín nên thu hoạch ngay không để quả chín lâu trên cành. - Không được lạm dụng thuốc kích thích to quả, khi dùng cần phun đúng liều lượng. 2. PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH: + Kiến: cắn, đục khoét hom, cành non, tai lá, gây tổn thương vỏ quả làm mất giá trị thương phẩm. Dùng Basudin 10H rải quanh gốc cây, dung Basudin 50ND Supracide… phun xịt trên cành tại các vùng bị gây hại.
  18. + Rầy mềm: Có nhiều loại gây hại trên hoa và quả Thanh Long, chúng chích hút nhựa để lại vết chích nhỏ trên quả làm quả khi chin bị mất màu đỏ tự nhiên, mất giá trị xuất khẩu. Phun Lannate, Cyrux… nồng độ theo khuyến cáo trên nhãn thuốc. + Ruồi đục quả: Gồm nhiều loài nhưng phổ biến gây hại trên hoa và quả. Đây là đối tượng nguy hiểm cần chú ý phòng trừ. Dùng thuốc bẫy ruồi như Vizubon, đặt 3-5 bẫy/1000 trụ, đặt rải rác trong vườn thanh long. + Bệnh thối đầu cành: Do nấm Alternaria sp làm ngọn chuyển màu vàng sau đó bị thối. Dùng Rovral 2 lần liên tiếp cách nhau 1 tuần. + Bệnh đốm nâu than cành: do nấm Gloeosporium agaves đốm tròn như mắt cua nếu tập trung kéo dài thành vệt trên cành. + Bệnh nám cánh: Do nấm Macssonina agaves. Trên than cành có một lớp màng mỏng màu xám tro, nhám. Phòng trừ: - Vệ sinh đồng ruộng - Chống úng, chống hạn cho cây - Phun Rovral hoặc Anvil 5SC phối hợp với chất dính. Ngoài ra còn một số bệnh sinh lý như rụng nụ do số nụ trên cành quá nhiều hoặc phân bón không đầy đủ, mất cân đối, hiên tượng nứt vỏ do thời tiết khô hạn sau đó mưa nhiều làm ruột quả phát triển mạnh hoặc teo quả lâu ngày. Phải kiểm soát không để bị khô hạn. 3. THU HOẠCH: Từ những ngày thay đổi sinh lý hóa trong quá trình chín, Thanh Long nên thu hoạch trong thời gian 28-31 ngày sau khi nở hoa để quả có chất lượng ngon nhất và bảo quản lâu hơn. Thu hoạch lúc sang sớm, chiều mát, tránh ánh nắng gay gắt chiếu trực tiếp vào quả làm tăng nhiệt độ trong quả và mất nước nhanh ảnh hưởng đến chất lượng, thời gian bảo quản. Dụng cụ hái bằng kéo cắt tỉa cây sắc bén, khi cắt tỉa cây sắc bén, khi cắt quả xong bỏ vào giỏ. Sau khi hái để quả trong bong râm mát, vận chuyển nhanh về nhà càng sớm càng tốt. Không để quả xuống đất trong khi hái tránh nhiễm nấm bệnh gây hỏng cuống khi bảo quản. Khi vận chuyển từ vườn về các điểm thu mua tập trung không nên chất quá đầy giỏ, cần bao lót đáy, che phủ mặt giỏ kỹ bằng giấy, lá tránh ánh nắng chiếu và tổn thương do va đập. 4. KỸ THUẬT BẢO QUẢN THANH LONG Thanh Long là quả cây đặc sản, có giá trị xuất khẩu cao vì sự hấp dẫn về dạng hình,
  19. màu sắc, dinh dưỡng và hương vị. Để tăng thời gian bảo quản và bảo đảm chất lượng quả, cần chu ý một số đặc điểm sinh lý hóa trong quá trình chin của quả Kích thước, trọng lượng và độ cứng quả: Thanh Long ra hoa đồng loạt theo từng lứa, sau khi thụ phấn sẽ hình thành quả. Trong vòng 10 ngày đầu, quả phát triển chậm sau đó tăng rất nhanh về kích thước và trọng lượng. Trong 2 giai đoạn 16-18 và 28-34 ngày sau khi nở, có sự gia tăng trọng lượng và đường kính của quả rất nhanh. Đặc biệt trong giai đoạn sau, nên nông dân có tập quán giữ quả trên cây để quả có trọng lượng cao hơn. Nếu trong giai đoạn này tưới nước nhiều quá hoặc trời mưa lớn sẽ gây hiện tượng nứt quả. Trong khi chin độ quả của quả giảm hẳn. Độ cứng của quả giảm rất nhanh từ ngày thứ 16 đến ngày thứ 25 sau khi hoa nở và sau đó độ cứng tiếp tục giảm nhưng chậm hơn. Cường độ hô hấp: Theo sự phân nhóm quả theo cường độ hô hấp, thì thanh long là loại quả có cường độ hô hấp thấp khi chin (70-100 mg CO2/kg/giờ). Cường độ hô hấp của quả cao khi quả còn xanh và giảm dần khi chin. Với đặc điểm về cường độ hô hấp trên thì trong điều kiện thích hợp về nhiệt độ, ẩm độ và phòng trừ nấm bệnh sau thu hoạch tốt, thanh long có thể bảo quản trong 40 ngày. Ngoài ra thanh long thuộc nhóm quả không có đỉnh hô hấp khi chín vì vậy phải thu hoạch đúng lúc quả chín chất lượng quả tốt hơn, khác với chuối, xoài có thể hái quả khi còn xanh và sau đó dú chín. Độ chua và Độ Brix của thịt quả: Độ chua của quả giảm rất nhanh từ ngày thứ 22 đến ngày thứ 28 sau khi nở hoa và tiếp tục giảm nhưng không đáng kể (từ 1,5% xuống 0,04%). Độ Brix để chỉ độ ngọt của quả. Độ Brix tăng từ ngày thứ 25 (12%) sau khi hoa nở và cao nhất ở ngày thứ 28 và ngày thứ 43 (14%). Để tiêu thụ thị trường trong nước, nông dân thích để quả trên cây lâu hơn vì người tiêu dung thích quả có vị ngọt hơn. Sự thay đổi màu sắc của vỏ: Trong giai đoạn 16-22 ngày sau khi nở hoa, sự chuyển màu xảy ra chậm nhưng bắt đầu ngày thứ 22 màu đỏ bắt đầu xuất hiện, đỏ hoàn toàn vào ngày thứ 25 và sau đó đỏ sậm vào ngày thứ 31. VIII. TRỒNG ỔI LAI Ổi lai là giống cây ăn quả có giá trị, cùi dày, ít hạt, mềm, ngọt, thơm..., thích hợp cho việc chế biến. Cây dễ trồng, không kén đất, chịu úng, hạn và kháng bệnh cao. Sau một năm trồng cây đã cho quả. 1. Thời vụ trồng Trồng ổi lai vào vụ xuân (tháng 2-3) và vụ thu (tháng 8-10) ở các tỉnh phía Bắc. Còn các tỉnh phía Nam nên trồng vào đầu mùa mưa. Cũng có thể trồng ổi lai quanh năm nhưng phải bảo đảm tưới và che chắn cho cây tới khi bén rễ, đâm cành.
  20. 2. Chuẩn bị đất Ổi lai không kén đất, nhưng nên chọn đất có tầng canh tác dày, đất tơi, xốp, giữ nước và thoát nước dễ dàng. Nên đào hố rộng, sâu, bón lót trước khi trồng vài tuần. Mật độ trồng 4x4 m hoặc 5x5m. 3. Cách trồng Cây giống có thể chiết hoặc ghép mắt, vì trồng từ hạt sẽ lâu cho quả. Nếu ở vùng dễ ngập nước nên vun gốc cao hơn mặt đất 10-15cm, nếu ở vùng đồi, khô hạn, nên để hố lõm xuống 10-15 cm. Sau khi trồng xong tưới ngay cho cây. 4. Chăm sóc Với cây giống là cây ghép nên vun gốc cao hơn mắt ghép và loại bỏ các mầm mọc từ gốc ghép. Khi cành mọc ra từ gốc ghép ban đầu (cấp 2) được 40-50 cm tiến hành bấm ngọn để cây bật cành cấp 3. Giữ độ 8-10 cành cấp 3. 5. Bón phân Năm đầu tiên không cần bón nhiều phân, chỉ cần khoảng 200g NPK/cây. Các năm sau bón tăng dần. Nên lấy bùn ao đắp thêm vào các gốc để tăng nguồn dinh dưỡng cho cây. 6. Phòng trừ sâu bệnh Ổi lai thường bị các loại sâu bệnh như rệp, các loại sâu ăn lá, ruồi đục quả, bệnh đốm quả... gây hại. - Đối với rệp, các loại sâu ăn lá, ruồi đục quả dùng Sherpa 0,2-0,3%, Tribon 0,2% phun lên cây. - Đối với bệnh đốm trên quả, dùng Ridomil 0,2% hoặc Anvil 0,2% phun vào tháng 5-6 làm 2-3 đợt, mỗi đợt cách nhau 7-10 ngày. 7. Thu hoạch Ổi lai ra hoa làm 2 đợt: đợt 1 vào tháng 4-5, chín vào tháng 7-8; đợt 2 ra hoa vào cuối năm và cho quả chín vào dịp Tết. Khi quả bắt đầu chín có mầu vàng sáng, nên tiến hành thu hoạch ngay. Thu hái quả vào buổi chiều. IX. TRỒNG HỒNG Cây hồng ăn quả là cây ưa khí hậu á nhiệt đới, có khả năng chịu hạn khá cao, có tính
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2