intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kỹ thuật Trồng xoài ngon thực ra không khó

Chia sẻ: Lotus_9 Lotus_9 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

65
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Theo tài liệu của Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bến Tre, việc nhân giống và trồng được các giống xoài ngon để ăn và xa hơn là bán ra thị trường thực ra không khó. Chỉ cần người trồng chịu khó chăm sóc đúng kỹ thuật và chú ý phòng trị sâu bệnh hại để bảo đảm chất lượng trái ngon. Một số giống xoài phổ biến hiện nay Theo Trung tâm Khuyến nông tỉnh, hiện nay được trồng phổ biến nhất gồm có 5 giống xoài là xoài cát Hoà Lộc, xoài cát chu, xoài bưởi, xoài Khiêu xa...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kỹ thuật Trồng xoài ngon thực ra không khó

  1. Trồng xoài ngon thực ra không khó Theo tài liệu của Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bến Tre, việc nhân giống và trồng được các giống xoài ngon để ăn và xa hơn là bán ra thị trường thực ra không khó. Chỉ cần người trồng chịu khó chăm sóc đúng kỹ thuật và chú ý phòng trị sâu bệnh hại để bảo đảm chất lượng trái ngon. Một số giống xoài phổ biến hiện nay Theo Trung tâm Khuyến nông tỉnh, hiện nay được trồng phổ biến nhất gồm có 5 giống xoài là xoài cát Hoà Lộc, xoài cát chu, xoài bưởi, xoài Khiêu xa vơi và xoài tứ quý. Trong 5 giống xoài này thì xoài cát Hoà Lộc và xoài tứ quý là 2 giống nổ i tiếng nhất vì cho trái ngon, vị ngọt thanh, trái to (cát Hoà Lộc trung bình 600g- 700g/trái; tứ quý trung bình 900g/trái), mang lại hiệu quả kinh tế cao, cho nên nhà vườn cũng ưa chuộng mà người tiêu dùng cũng thích. Còn lại, xoài cát chu, xoài bưởi và Khiêu xa vơi (xoài Thái Lan) trái nhỏ (nặng trung bình từ 250g đến 550g), ăn ngon nhưng không bằng 2 giống xoài kể trên. Đặc biệt, giống xoài Thái Lan thường được dùng để ăn sống khi vỏ trái còn xanh.
  2. Ngoài 5 giống xoài được trồng phổ biến kể trên, ở Bến Tre cũng như vùng đồng bằng Nam bộ còn có một số giống xoài truyền thống, trồng bằng hột, nhưng do hiệu quả kinh tế không cao nên không được trồng nhiều. Đó là xoài hòn, xoài thanh ca, xoài xiêm, xoài châu hạng võ, xoài thơm, xoài tượng, … Kỹ thuật nhân giống Các giống xoài Việt Nam thường là hạt đa phôi, nên 1 hạt có thể ươm lên từ 3-8 cây, trong đó có 1 cây hữu tính còn lại là vô tính. Do đó xoài có thể trồng được bằng hạt nhưng thời gian cho trái khá lâu, khoảng 6-8 năm, thậm chí 10 năm (ngoại trừ xoài bưởi). Vì vậy, để rút ngắn thời gian thu hoạch, đa số xoài hiện nay được trồng bằng cây ghép. Có một số kỹ thuật nhân giống cần lưu ý như ươm hạt (để trồng hoặc làm gốc ghép) và ghép gốc. Để ươm hạt, đầu tiên loại bỏ lớp vỏ cứng đem gieo ngay (hột xoài khó tồn trữ) trên líp ươm, mỗi hạt cách nhau 10cm, sau khi hạt nảy mầ m tách ra ngay để lấy nhiề u cây; nếu tách trễ làm cây phát triển yếu ớt. Khi cây được 4 lá xanh bứng sang líp giâm, trồng với khoảng cách 30-60cm để nuôi làm gốc ghép, hoặc vô bầu có đường kính 10-15cm, cao 20-25cm và chăm sóc từ 1-2 tháng đem trồng (18-24 tháng để làm gốc ghép).
  3. Kế đến là kỹ thuật ghép. Kỹ thuật này có thể áp dụng để sản xuất ra cây giống hoặc để chuyển đổi giống trên những vườn đã trồng. Phương pháp thực hiện như sau: - Chuẩn bị gốc ghép: như phần ươm hạt và chăm sóc gốc từ 18-24 tháng tuổi (gốc có đường kính 1,2cm trở lên) thì tiến hành ghép. Trước khi ghép cần bón phân, bấm đọt để dễ tróc vỏ. - Mắt ghép: được chọn trên những cây xoài cho trái ổn định từ 3-5 năm, năng suất cao, phẩm chất tốt, ít sâu bệnh. Trước khi lấy mắt khoảng 20 ngày cũng cần bón phân cho cây để dễ tách vỏ ( ghép mắt) - Phương pháp ghép: Đầu tiên mở miệng gốc ghép cách mặt đất 20-25cm, rộng 10- 15mm, dài 25-30mm. Sau đó trên cành lấy mắt, nếu lấy ghép mắt thì chọn trên đoạn cành có vỏ màu da ếch, nếu ghép mắt có gỗ chọn cành non hơn. Lấy mắt ghép hoặc lấy mắt có gỗ đều phải lấy ngay nách lá vì nơi đó có mầm ngủ sẽ phát triển thành chồi mới về sau. Trên cành lấy mắt ghép ta rạch ra 4 đường dao thành hình chữ nhật sao cho nhỏ hơn nơi mở miệng gốc ghép một ít, sau đó đặt mắt ghép vào miệng gốc đã mở trước, cuối cùng dùng dây nylon quấn từ dưới lên trên để nước không lọt vào được. Khoảng 25 ngày sau khi ghép thì cắt đầu gốc ghép, chăm sóc cho đến khi cây con đạt từ 2 cơi lá trở lên thì đem trồng. Kỹ thuật trồng và chăm sóc
  4. Xoài là loại cây ăn trái được trồng phổ biến ở vùng đồng bằng Nam bộ, có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau, kể cả trên vùng đất cát giồng ven biển, nhưng tốt nhất là trồng trên đất cát hoặc cát pha thịt, thoát nước tốt, có thủy cấp không nông quá 2,5m. So với các loại trái cây ăn trái khác, xoài có lẽ là cây chịu úng tốt nhất. Đất nhẹ kém màu mỡ giúp cây dễ cho nhiều hoa và đậu trái, đất quá màu mỡ đủ nước chỉ giúp cây phát triển tốt, nhưng ít trái. Xoài thích hợp đất có pH từ 5,5- 7,0, đất có pH nhỏ hơn 5 cây sẽ kém phát triển. Ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, nên đắp mô khi trồng xoài để nâng độ dày tầng canh tác đất. Mô có thể có đường kính 80-100cm, tuỳ địa hình vùng đất cao hay thấp. Nên trộn vào mô đất khoảng 20-30 kg phân hữu cơ và 200-300g phân NPK 16-16-8. Về thời vụ, xoài được trồng quanh năm nhưng tốt nhất là vào đầu mùa mưa. Là cây đại thụ có khả năng sống rất lâu (từ 30-50 năm), do đó có thể trồng thưa (cách khoảng 8m x 8m, hoặc 10m x 10m), có thể trồng dày hơn (5m x 6m) rồi sau đó tỉa thưa ra. Việc trồng xen lấy ngắn nuôi dài: có thể trồng xen các loại cây họ đầu như đậu xanh, đậu nành hoặc các loại rau màu. Khi cây phát triển được 3 cơi lá thì nên bấm bỏ đọt. Khi cây ra chồi thứ cấp, chọn 3 chồi phát triển mạnh nằ m theo hình tam giác đều, bấm đọt như trên, để cho đến khi chồi non của 3 chồi này mọc ra đủ 3 cơi lá nữa thì bấm như trên. Cứ thế bấ m đọt đến lần thứ 3 thì thôi, để cho cây phát triển tự nhiên. Ở giai đoạn cây trưởng
  5. thành, nên cắt tỉa những cành mọc bên trong tán, cành quá gần mặt đất, cành sâu bệnh,cành không hiệu quả và cuống hoa, nhánh vụn của mùa trước. Trong trồng và chăm sóc cây xoài, bón phân là khâu quyết định năng suất ra hoa đậu trái của cây xoài. Theo Trung tâm Khuyến nông tỉnh, cách thức bón phân nên tiến hành như sau: - Giai đoạn cây tơ: hàng năm nên bón mỗi gốc từ 200g-400g phân NPK 16-16-8 và khoảng 200g phân urê, lượng phân này được chia ra làm 2 lần bón vào đầu và cuố i mùa mưa. Về cách bón, có thể bóntheo lỗ hoặc rải đều xung quanh gốc theo phạ m vi của tán và cách gốc từ 0,3-0,5m. Ngoài ra, nên bón bổ sung từ 1-3 kg phân KOMIX chuyên dùng cho cây ăn trái để bổ sung chất hữu cơ cho đất giúp cây xoài phát triển ổn định. - Giai đoạn cây trưởng thành, phân bón là yếu tố rất quan trọng. Bón tối thiểu từ 2- 5 kg/cây loại phân 16-16-8 và từ 3-4 kg phân KOMIX, chia đều 2 lần bón vào đầu mùa mưa (lúc cây mang trái) và vào tháng 9-10 dương lịch (trước khi cây ra hoa). Lượng phân bón có thể tăng sau những năm trúng mùa để cây phục hồi sức cho trái năm sau. Xử lý ra hoa sớm
  6. Xử lý ra hoa sớm là việc làm nhằm mục đích tránh tình trạng vào vụ thu hoạch rộ thì bị rớt giá. Tất nhiên, nhà vườn phải cân nhắc kỹ và có đủ điều kiện, trình độ k ỹ thuật thì mới có thể thực hiện thao tác xử lý ra hoa sớm. Theo hướng dẫn của Trung tâm Khuyến nông, đối với cây xoài già thì có thể tưới thuốc vào thời điể m cây ra được 1-2 cơi đọt, đối với cây tơ thì tưới vào lúc cây ra được 2-3 cơi đọt. Tưới khi cây vừa ra đọt cuối khoảng 10cm hoặc ra lá lụa. Có thể dùng một số loạ i thuốc ức chế tăng trưởng để tưới như Paclobutrazol 10%, liều lượng 10cc pha với 5-10 lít nước tưới cho 1m đường kính tán và tưới sát gốc, sau đó giữ ẩ m 20 ngày. 2 tháng sau dùng KNO hoặc Dola 02X. Bảo vệ hoa và trái Việc bảo vệ hoa và trái non là rất quan trọng. Có thể phun thuốc (Pyrinex, Sago Super, Butyl) bảo vệ hoa lần 1 khi phát hoa dài 2-3cm để ngừa rầy chích hút. Lầ n hai phun khi hoa đạt kích thước tối đa. Sau đó, ngưng phun thuốc để bảo vệ côn trùng có ích giúp hoa thụ phấn. Trong giai đoạn này, nếu mưa nhiều, nhất là mưa đêm, thì sáng hôm sau rung cành cho rụng bớt hoa không thụ phấn, kết hợp phun thuốc phòng trừ nấm gây bệnh thán thư (dùng thuốc Bendazol, Carbenzim, liều lượng theo hướng dẫn). Cứ hễ mưa xong là phun thuốc. Khi trái non đạt kích thước đường kính 1-2mm (còn gọi là đậu trứng cá), phun thuốc ngừa bệnh tán thư. Dùng các loại thuốc như Antracol, Viben-C, và phun Pyrinex, Fastac để ngừa sâu rầy.
  7. Sau khi xoài đậu trái thường phải qua thời kỳ rụng sinh lý, kéo dài khoảng 35-45 ngày. Qua thời kỳ này thì xoài không rụng nữa. Giai đoạn này, bao trái là hiệu quả nhất nhằ m hạn chế việc sử dụng thuốc trừ sâu mà vẫn bảo vệ được trái xoài khỏi sâu bệnh hại, vừa giúp cho vỏ xoài trắng đẹp. Phòng trừ sâu và bệnh hại Ở cây xoài có một số loại côn trùng gây hại phổ biến. Sâu đục trái do bướm màu trắng có sải cánh 2-3cm đẻ trứng dưới lớp vỏ và đít trái,một ổ có từ 1-8 con sâu, đục thẳng vào hạt để ăn, sau đó buông mình chui xuống đất để hoá nhộng, thành bướm gây hại tiếp. Phòng trị loại sâu này bằng cách bơm ngập nước vườn xoài sau thu hoạch khoảng 3-4 ngày liên tục để diệt nhộng, bao trái, tiêu huỷ trái bị sâu, phun thuốc (Sago Super hoặc Dragon). Rầy xoài dài khoảng 3-5mm, màu hơi nâu, chích hút nhựa ở đọt non và mặt dưới lá, phát hoa. Rầy còn tiết ra mật gây bệnh bồ hóng làm rụng hoa và cây kém phát triển, gây thiệt hại rất lớn cho năng suất, sản lượng cây xoài. Phòng trị bằng cách phun thuốc Butyl, Applaud. Sùng đục thân là loại bọ cánh cứng, có râu dài, đẻ trứng vào các vết thương hoặc vết nứt trên cây, trứng nở thành sâu, sau đó đục phần dưới của lớp vỏ để ăn, ấu trùng hoá nhộng bao trắng nằ m bên trong lớp vỏ cây. Nếu sùng đục giáp vòng vỏ cây thì cây sẽ chết. Thường những cây xoài 10 năm tuổi trở lên dễ bị sâu đục thân
  8. nhất. Cách phòng trừ loại sùng này là thường xuyên kiể m tra quanh gốc xoài, nhất là các cây lớn tuổi. Nếu thấy có mạt nhỏ ùn ra thì dùng dao vạt vỏ, sau đó dùng dây kẽm móc sùng ra. Có thể dùng bông gòn tẩm thuốc trừ sâu (Super Sago, Dragon, Pyrinex) nhét vào lỗ đục để diệt sùng, trám miệng lỗ bằng đất sét. Sâu ăn bông có màu đỏ nâu, đầu đen, ban ngày nằm trong bao tơ mỏng ở cuốn phát hoa, ban đêm chui ra ăn bông. Sâu hoá nhộng trong kén kín. Phòng trị bằng cách phun thuốc Sherzol, Sherpa hoặc SecGaiGon. Rệp sáp gây hại bằng cách chích hút nhựa ở cành non, cuống trái, rệp còn tiết ra mật làm cho trái bị nấ m bồ hóng tấn công, mất giá trị thương phẩm trái xoài. Phòng trị loài này bằng cách phun thuốc Sago Super, Dragon, Pyrinex, dầu khoáng SK EnSpray 99EC (SK99). Bọ trĩ, còn gọi là bù lạch, hay tấn công đọt lá non, hoa và trái non, làm cho trái bị bệnh da cám.. Phòng trị bằng cách phun thuốc Fenbis, Sherpa, Sherzol, Sago Super, Dragon, phun vào lúc lá non, lúc cây ra hoa và lúc trái non. Dầu khoáng SK99 (25%) và nửa liều lượng thuốc trừ sâu sử dụng phòng trị loại này rất hiệu quả. Về bệnh hại trên cây xoài chủ yếu là các bệnh tán thư, bệnh đốm đọt, thối trái và bệnh đố m vi khuẩn. Thán thư là bệnh gây hại quan trọng nhất trên cây xoài hiện nay. Biểu hiện của bệnh này là các đốn màu xám nâu trên lá hoặc trái, dạng tròn hoặc góc cạnh. Các đốm có thể liên kết làm rách và rụng lá, làm hoa hư và rụng;
  9. trên trái, thì các đốm phát triển to dần làm trái bị hư, chín háp. Nấm bệnh thán thư thường gây hại vào mùa mưa hoặc những đêm có sương mù. Phòng trị bằng cách phun thuốc Bendazol, Carbenzim, Dipomate,Thio-M. Bệnh thối đọt, thối trái gây hại nặng nhất trong điều kiện nóng ẩm mùa mưa, trong giai đoạn tồn trữ, vận chuyển trái. Vì vậy tránh làm cho trái bị cấn, bầm, trầy trụa. Khi thấy có các đốm sậm màu lan dần trên các cành non, cuống lá thì phun thuốc Carbenzim, Bendazol, Thio-M… Riêng bệnh đốm do vi khuẩn, cắt tỉa cành lá bị bệnh để tránh lây lan; phun thuốc COC, Kasuran, Batocide. Khoảng 3 tháng sau khi trổ hoa thì trái xoài đã đủ già và ch. Năng suất trái tăng dần từ năm thứ nhất, đến năm thứ 5 thì ổn định. Một cây xoài tốt có thể cho đế n 500 kg trái/vụ, thông thường khoảng 100-200 kg/vụ. Trái già sẽ chín tự nhiên sau 7-14 ngày, nếu thu hoạch sớm và dú ép thì phẩ m chất không ngon bằng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2