intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kỷ yếu Đại hội Tim mạch toàn quốc lần thứ 12 Phần 5

Chia sẻ: Qwdqwdfq Dqfwf | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

65
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Biến chứng xảy ra sau thủ thuật: Tràn dịch màng ngoài tim: 1 ca, ho ra máu: 1 ca, ST chênh lên tạm thời: 2 ca. Kết luận: Bít dù ASD bằng dụng cụ dưới hướng dẫn ICE là một biện pháp chNn đoán và điều trị bệnh tim bNm sinh hiệu quả và an toàn khi so sánh với các biện pháp thông thường: TTE, TEE và thông tim chụp cản quang buồng tim.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kỷ yếu Đại hội Tim mạch toàn quốc lần thứ 12 Phần 5

  1. Kỷ yếu Đại hội Tim mạch toàn quốc lần thứ 12 37 ICE xác định chính xác vị trí dù ASD và luồng thông tồn lưu sau bít ở 34/ 39 bệnh nhân (87,2%). ICE có thể phát hiện các biến cố nặng có thể xảy ra trong quá trình thủ thuật: vị trí dù không bám tốt hoặc ảnh hưởng tới các cấu trúc xung quanh, rớt dù, tràn dịch màng ngoài tim (1ca). Biến chứng xảy ra sau thủ thuật: Tràn dịch màng ngoài tim: 1 ca, ho ra máu: 1 ca, ST chênh lên tạm thời: 2 ca. Kết luận: Bít dù ASD bằng dụng cụ dưới hướng dẫn ICE là một biện pháp chNn đoán và điều trị bệnh tim bNm sinh hiệu quả và an toàn khi so sánh với các biện pháp thông thường: TTE, TEE và thông tim chụp cản quang buồng tim. Kết quả ban đầu của nghiên cứu này đã cho thấy ICE có thể giúp Bít dù ASD bằng dụng cụ mà không cần TEE, không cần gây mê trong quá trình thủ thuật. A214 Bất thường lỗ xuất phát động mạch vành trái từ động mạch phổi (ALCAPA) Vũ Năng Phúc, Đinh Đức Huy, Chu Trọng Hiệp, Phạm Nguyễn Vinh Bệnh viện Tim Tâm Đức Tổng quan. Bất thường lỗ xuất phát động mạch vành trái từ động mạch phổi (ALCAPA) là bệnh bNm sinh hiếm gặp. N ếu không được sửa chữa thì khoảng 90% bệnh nhân sẽ tử vong trong vòng 1 năm tuổi. Bệnh thường xuất hiện với triệu chứng thiếu máu cơ tim, suy tim và thường bị chNn đoán lầm. Từ 2006 đến 2010 chúng tôi đã phẫu thuật 2 trường hợp tại bệnh viện Tim Tâm Đức. Báo cáo này mô tả kinh nghiệm của chúng tôi trong điều trị bệnh này cũng như nhắc lại các bước giúp chNn đoán xác định. Mô tả: Các bệnh nhân này được ghi nhận qua hồi cứu bệnh án lâm sàng. Kết quả: Cả 2 bệnh nhân nữ 10 tuổi và nam 48 tuổi đều nhập viện với triệu chứng dấu hiệu suy tim và hở van 2 lá. Bệnh nhân đều được siêu âm tim và MSCT hoặc chụp mạch máu xác định chNn đoán. Cả 2 đều được phẫu thuật chuyển vị mạch vành trái từ động mạch phổi về động mạch chủ. Kết quả theo dõi hậu phẫu đều rất tốt. Kết luận: ALCAPA phải được nghĩ tới khi bệnh nhân nhập viện với hở 2 lá, đặc biệt trong trường hợp siêu âm tim có hình ảnh nghi ngờ dò mạch vành. Chụp mạch máu hoặc MSCT đều giúp xác định chNn đoán. Bệnh nhân được chNn đoán và phẫu thuật sớm đều có tiên lượng lâm sàng tốt. A215 Động mạch cảnh chung trái xuất phát từ ĐMP, nhân một trường hợp phẫu thuật có chụp MSCT-64 Nguyễn Tuấn Vũ, Phan Thanh Hãi Trung tâm y khoa MEDIC, TP Hồ Chí Minh Đinh Đúc Huy, BS Phan Kim Phương, Phạm Nguyễn Vinh Viện Tim TP Hồ Chí Minh
  2. Kỷ yếu Đại hội Tim mạch toàn quốc lần thứ 12 38 Một bé gái 15 tuổi đến khám bệnh vì hồi hộp và khó thở khi gắng sức từ 1 năm nay, bé chậm phát triển tâm thần và viêm PQ tái đi tái lại nhiều lần. Khám LS ghi nhận âm thổi liên tục 3/6 ở khoang LS II trái ức. Chụp DSA tại BV tim Tâm Đức nghi ngờ Còn ống động mạch nhưng không giải thích được tại sao chất cản quang từ ĐMC qua ĐMP rất chậm. SAT qua thành ngực thấy thất trái dãn và bảo tồn chức năng tâm thu, có dòng liên tục trong ĐMP. Chụp MSCT 64 tại MEDIC cho thấy quai ĐMC bên phải, ĐM cảnh chung trái xuất phát từ phần tận cùng của thân ĐMP, dãn các ĐM thông trước trên đa giác Willis ở nảo. Hậu quả huyết động học tương tự Còn ống động mạch, nhưng shunt mượn đường đi của ĐM cảnh chung phải, đa giác Willis, sau đó qua ĐM cảnh chung trái xuống ĐMP. Bệnh nhân đã dược phẫu thuật cắm lại ĐM cảnh chung trái vào quai ĐMC thành công. N hư vậy chụp MSCT 64 cản quang với kỹ thuật tái tạo hình 2 chiều theo đường cong và hình 3 chiều đã xác định chính xác dị dạng hi hữu này. A216 Chụp mạch máu cắt lớp đa diện MSCT-64 trong chẩn đoán bệnh rò động mạch vành Nguyễn Tuấn Vũ, Phan Thanh Hải Trung tâm y khoa MEDIC, TP Hồ Chí Minh N ghiên cứu 48 bệnh nhân được chụp MSCT tim bằng máy Chụp cắt lớp điện toán xoắn ốc đa diện 64 lát cắt với cản quang TM Ultravist, bề dầy lát cắt 0.5mm-1mm, vừa mới đây tại trung tâm Y khoa MEDIC TP Hồ Chí Minh từ10/2006 cho thấy đây là phương pháp an toàn để phát hiện các trường hợp dò động mạch vành, xác định vị trí dò, kích thước lỗ dò cũng như liên quan giải phẫu học và toàn bộ đường đi của ĐMV trước khị thông tim can thiệp hoặc phẫu thuật. Dò ĐMV có thể gặp ở trẻ nhủ nhi hoặc người lớn. Dò ĐMV phải vào thất phải hoặc nhĩ phải là dạng thường gặp nhất, tiếp theo là thông nối ĐMV phải và ĐMP, dò từ ĐMV trái vào thất trái hiếm gặp, dò vào nhĩ trái hầu như không gặp. ĐMV bị dò dãn to và ngoằn ngoèo trong tất cả các trường hợp.MSCT không cho thấy dòng xoáy trong buồng tim như Siêu âm tim, nhưng kỹ thuật không xâm lấn này cho thấy trực tiếp sự thông nối giữa ĐMV với buồng tim. N hu vậy, MSCT 64 với tái tạo đa diện 2 chiều và kỹ thuật tái tạo 3 chiều cùng với Siêu âm tim là các phương pháp chNn đoán không xâm lấn, cung cấp những thông tin quan trọng cho những trường hợp dò ĐMV, tối ưu hóa chNn đoán, giảm thiểu những trường hợp chụpmạch cản quang không cần thiết. A218 Phẫu thuật viêm động mạch chủ - báo cáo trên hai bệnh nhân tại Viện Tim mạch Quốc gia Nguyễn Hoàng Hà, Vũ Anh Dũng, Ngô Phi Long, Phan Thanh Nam Viện Tim mạch Quốc gia Việt Nam Viêm động mạch chủ do bệnh Bahcet là biểu hiện nặng nhất của bệnh Bahcet. N hững trường hợp được báo cáo là rất hiếm. Báo cáo của chúng tôi mô tả kết quả của chúng tối thu được trên 2 bệnh nhân. Cả hai bệnh nhân đều sống. Một bệnh nhân được mổ lại thay van động mạch chủ và một bệnh nhân được mổ thay quai động mạch chủ. Hai bệnh nhân vẫn được theo dõi và dùng corticoid.
  3. Kỷ yếu Đại hội Tim mạch toàn quốc lần thứ 12 39 A220 Nghiên cứu giá trị ba thang điểm Addictive EuroScore, Logistic EuroScore, và STS Nguyễn Phi Điệp, Nguyễn Ngọc Quang Đại học Y Hà Nội Đặt vấn đề và mục tiêu. Tiên lượng tỷ lệ tử vong sau phẫu thuật tim có vai trò rất quan trọng. Chúng tôi đánh giá và so sánh giá trị tiên lượng tử vong của ba thang điểm Addictive EuroScore, Logistic EuroScore, và STS trên các bệnh nhân phẫu thuật tim hở tại Viện Tim mạch Việt N am. Phương pháp nghiên cứu. N ghiên cứu hồi cứu 285 bệnh nhân tuổi ≥ 18 được phẫu thuật tại Viện Tim mạch Việt N am từ 01/01/2005 đến 30/02/2009 Kết quả và kết luận. 3 thang điểm đều có khả năng tiên lượng tử vong trong 30 ngày. Thang điểm Addictive EuroScore có lợi thế vì đơn giản và dễ áp dụng trong thực hành lâm sàng. A221 Các yếu tố dự báo nguy cơ tổn thương thận cấp sau phẫu thuật tim hở Thành Ngọc Tiến, Văn Đức Hạnh, Nguyễn Ngọc Quang Trường Đại học Y Hà Nội Tổn thương thận cấp là một biến chứng nặng nề xuất hiện với tỷ lệ cao sau phẫu thuật tim hở. Trong thời điểm chưa có những phương pháp can thiệp hiệu quả được chứng minh rõ ràng thì việc xác định một số yếu tố nguy cơ có thể giúp phòng ngừa tổn thương thận cấp sau phẫu thuật tim hở. Mục tiêu: Đánh giá tình hình tổn thương thận cấp ở các bệnh nhân sau phẫu thuật tim hở tại Viện tim mạch Việt N am và nghiên cứu các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sự xuất hiện biến chứng này ở các bệnh nhân sau phẫu thuật tim nói trên. Đối tượng và phương pháp: 469 bệnh nhân phẫu thuật tại viện tim mạch Việt N am trong vòng 3 năm từ 2006 đến 2008 được thu thập thông tin trước, trong và sau mổ. Ba giai đoạn của tổn thương thận cấp được xác định theo tiêu chuNn RIFLE dựa chủ yếu vào tình trạng tăng cấp tính creatinin huyết thanh hoặc giảm cấp tính mức lọc cầu thận trong vòng 48h sau phẫu thuật tim. Mô hình hồi quy logistic đa biến được sử dụng để đánh giá mối liên hệ độc lập của các yếu tố nguy cơ với tổn thương thận cấp. Kết quả : Tỷ lệ tổn thương thận cấp là 42,6% (n=200) trong đó tỷ lệ tổn thương ở ba giai đoạn nặng dần là 33,6% (n=158), 7,5% (n=35), và 1,5% (n=7). Tỷ lệ tử vong trong nhóm có tổn thương thận là 6.5% và AKI làm tăng nguy cơ tử vong sau phẫu thuật tim hở lên 18,6 lần. N hững yếu tố nguy cơ đã được xác định là tuổi cao, thời gian chạy tuần hoàn ngoài cơ thể kéo dài, huyết áp trung bình trong mổ và sử dụng sớm thuốc vận mạch sau mổ. Kết luận: Tổn thương thận cấp sau phẫu thuật tim hở có tỷ lệ xuất hiện cao. Các biện pháp nhằm giảm thời gian chạy CPB, duy trì huyết áp trung bình ổn định trong mổ và sử dụng thuốc vận mạch sớm sau mổ có thể giúp phòng tránh được biến chứng nguy hiểm này.
  4. Kỷ yếu Đại hội Tim mạch toàn quốc lần thứ 12 40 A222 MSCT- 64 dãy trong hội chứng ALCAPA Nguyễn Xuân Trình, Nguyễn Tuấn Vũ, Phan Thanh Hải Trung tâm y khoa MEDIC, TP Hồ Chí Minh Giới thiệu và tóm tắt. Hội chứng ALCAPA (The Anomalous Origin of the Left Coronary Artery from the Pulmonary Artery ) là một bất thường bNm sinh hiếm gặp của động mạch vành ( ĐMV), trong đó ĐMV trái xuất phát bất thường từ động mạch phổi thay vì từ động mạch chủ . Bệnh nhân có thể không có triệu chứng ngay cả khi đến tuổi trưởng thành nhưng thường tử vong ngay từ khi còn nhỏ. Gần đây, tiên lượng của ALCAPA được cải thiện đáng kể khi được chNn đoán sớm dựa vào sự kết hợp của các phương tiện chNn đoán hình ảnh như siêu âm tim và MSCT và sự cải thiện của kỹ thuật mổ. Kết quả nghiên cứu. Chúng tôi báo cáo 14 trường hợp (0.28%) ALCAPA trong 5050 trường hợp được chụp MSCT -64 động mạch vành tại MEDIC trong thời gian từ 9/2006 đến 4/2010. Gồm 4 nam, 10 nữ, tuổi trung bình trong nhóm là 15 ±22 tuổi, tuổi lớn nhất là 67, nhỏ nhất là 0.21 tuổi. Bốn trường hợp (28,57%) đã được chNn đoán nhầm là dò ĐMV trái vào động mạch phổi trên siêu âm tim ( 3 trường hợp ) và trên chụp mạch vành can thiệp ( 1 trường hợp) trước khi đến chụp MSCT-64 động mạch vành. Có một trường hợp ALCAPA kèm theo còn ống động mạch, Sáu trường hợp đã được mổ tại bệnh viện Chợ Rẫy, viện tim, bệnh viện tim Tâm Đức và ở Pháp. Có 1 trường hợp đã tử vong sau mổ. A223 Siêu âm trong lòng mạch (IVUS) góp phần xác định hẹp mạch vành có ý nghĩa và hướng dẫn can thiệp mạch vành Hồ Minh Tuấn, Đinh Đức Huy, Nguyễn Huỳnh Khương, Phạm Nguyễn Vinh Bệnh viện Tim Tâm Đức Mục đích: Mặc dù chụp mạch vành được xem như là tiêu chuNn vàng để đánh giá tổn thương hẹp mạch vành, tuy nhiên kỹ thuật này có một số hạn chế. Mục đích chúng tôi là sử dụng IVUS để góp phần cùng hình ảnh chụp mạch vành đánh giá mức độ hẹp chính xác của tổn thương có ý nghĩa hay không và IVUS hướng dẫn can thiệp mạch vành. Phương pháp: Từ tháng 3/2008 đến 04/2010, thực hiện IVUS 158 bệnh nhân, trong đó 107 bệnh nhân thực hiện chụp mạch vành và IVUS thân chung và đoạn đầu của nhánh chính mạch vành để xác định xác định tổn thương hẹp có ý nghĩa hay không và quyết định tái tưới máu. Kết quả: IVUS thực hiện 22 bệnh nhân có tổn thương thân chung, 65 bệnh nhân đoạn đầu nhánh liên thất trước, 9 bệnh nhân đoạn đầu nhánh mũ và 11 bệnh nhân mạch vành phải. Theo dõi triệu chứng và tử vong ở thời điểm 1 , 3 , 6 tháng. Kết luận: IVUS góp phần chNn đoán xác định hẹp có ý nghĩa hẹp mạch vành ở những tổn thương trung bình và khó xác định trên hình ảnh chụp mạch vành, quyết định tái tưới máu mạch đích gây thiếu máu cơ tim.
  5. Kỷ yếu Đại hội Tim mạch toàn quốc lần thứ 12 41 GIẢI NHÀ NGHIÊN CỨU TRẺ A31 Nghiên cứu nồng độ glucose máu tại thời điểm nhập viện ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp không có tiền sử đái tháo đường Nguyễn Lân Việt, Phạm Mạnh Hùng, Nguyễn Ngọc Quang, Phan Đình Phong, Văn Đức Hạnh Viện Tim mạch Quốc gia Việt Nam Đặt vấn đề: Tăng glucose máu tại thời điểm nhập viện ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp không có tiền sử đái tháo đường gặp từ 33,2% đến 67,1% và được chứng minh là yếu tố tiên lượng độc lập biến cố tử vong trong vòng 30 ngày. Mục đích: 1. Xác định tỷ lệ tăng glucose máu tại thời điểm nhập viện ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp không có tiền sử đái tháo đường. 2. Tìm hiểu mối liên quan giữa nồng độ glucose máu và biến cố tử vong ở các bệnh nhân trên trong vòng 30 ngày. Phương pháp nghiên cứu: N ghiên cứu mô tả cắt ngang theo dõi 166 bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp không có tiền sử đái tháo đường được can thiệp động mạch vành từ 6/2009 đến 5/2010 tại viện Tim mạch Việt N am. Bệnh nhân được theo dõi biến cố tử vong trong vòng 30 ngày sau nhồi máu cơ tim. Xử lý số liệu bằng chương trình STATA 10.0 với các thuật toán thống kê phù hợp. Kết quả: 1. Tỷ lệ tăng glucose máu tại thời điểm nhập viện ở các bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp không có tiền sử đái tháo đường là 57,8%. 2. Tăng glucose máu tại thời điểm nhập viện làm tăng nguy cơ tử vong khi theo dõi trong vòng 30 ngày gấp 1,3 lần so với nhóm không tăng glucose máu, tuy nhiên sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê (OR=1,3; 95%CI = 0,5 – 3,4). Kết luận: Tăng glucose máu tại thời điểm nhập viện gặp khá phổ biến ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp không có tiền sử đái tháo đường. Tăng glucose máu tại thời điểm nhập viện làm tăng nguy cơ tử vong khi theo dõi trong vòng 30 ngày. A32 Điều trị bệnh thân chung động mạch vành trái bằng kỹ thuật can thiệp qua da: kết quả trước mắt, ngắn hạn và trung hạn Trần Nguyễn Phương Hải, Võ Thành Nhân Bệnh viện Chợ Rẫy Mở đầu: Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy can thiệp thân chung động mạch vành trái qua da an toàn và hiệu quả. Tại Việt N am cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào về vấn đề này. Mục tiêu: khảo sát kết quả trước mắt, ngắn hạn và trung hạn của điều trị bệnh thân chung động mạch vành trái bằng kỹ thuật can thiệp qua da. Phương pháp: Theo dõi mỗi tháng những bệnh nhân được can thiệp thân chung động mạch vành trái tại khoa TMCT bệnh viện Chợ Rẫy từ 01/2006 đến 12/2009 để đánh giá kết quả thủ
  6. Kỷ yếu Đại hội Tim mạch toàn quốc lần thứ 12 42 thuật, tỷ lệ tái hẹp và các biến cố tim mạch chính (tử vong do nguyên nhân tim mạch, nhồi máu cơ tim không tử vong và tái thông sang thương đích). Kết quả: có 55 bệnh nhân được can thiệp thân chung động mạch vành trái. Tỷ lệ thành công giải phẫu là 100%, thành công lâm sàng là 98,2%. Chỉ có 1 trường hợp (1,8%) tử vong do choáng tim sau nhồi máu cơ tim cấp. Kết quả trước mắt- ngắn hạn: tử vong (1,8%), tái thông sang thương đích (1,8%), biến cố tim mạch chính (3,6%). Kết quả trung hạn: tử vong (1,8%), nhồi máu cơ tim(1,8%), tái thông sang thương đích (7,3%), biến cố tim mạch chính (10,9%). N hững bệnh nhân can thiệp cấp cứu có tỷ lệ biến cố tim mạch chính cao hơn những bệnh nhân can thiệp chương trình (p=0,032). Không có sự khác biệt giữa tỷ lệ tái hẹp và biến cố tim mạch chính giữa các bệnh nhân được đặt stent phủ thuốc và stent không phủ thuốc, nguy cơ phẫu thuật bắc cầu cao và thấp, sang thương đoạn gần và đoạn xa, tổn thương một và nhiều nhánh mạch vành. Kết luận: điều trị bệnh thân chung động mạch vành trái bằng kỹ thuật qua da là phương pháp hiệu quả và an toàn. A33 Hiệu quả của sildenafil trong tăng áp động mạch phổi Huỳnh Văn Minh, Võ Thị Đoan Thục Trường Đại học Y Dược Huế Mục đích nghiên cứu: N ghiên cứu các thông số huyết động (Tần số tim, HATT, HATTr), phân độ N YHA/WHO, trắc nghiệm đi bộ 6 phút và PAPs, EF, FS, RV, LA bằng siêu âm tim ở bệnh nhân TAĐMP trước và sau khi điều trị bằng Sildenafil Phương pháp nghiên cứu: N ghiên cứu được thực hiện trên 32 bệnh nhân tăng áp động mạch phổi được điều trị bằng sildenafil bằng đường uống tại khoa N ội tim mạch bệnh viện TW Huế từ tháng 4/2009 – 4/2010.Tiêu chuNn chọn bệnh: Chọn những bệnh nhân có PAPs >=50mmHg. Tiêu chuNn loại trừ: Loại trừ các bệnh nhân trong nhóm bệnh nghiên cứu điều trị bằng Sildenafil không đủ liều lượng và thời gian trong 6 tuần liên tiếp. Sau thời thời gian 6 tuần: Tiến hành đánh giá lại bệnh nhân:Các thông số huyết động( Tần số tim, HATT, HATTr), phân độ N YHA/WHO, trắc nghiệm đi bộ 6 phút, siêu âm tim: Đánh giá EF, FS, LA, RV, PAPs. Kết quả: Thay đổi các thông số về huyết động: Các thông số về huyết động trước điều trị: Tần số tim 86.90±11.47 lần/phút, HATT 105.93±10.11 mmHg, HATTr 64.68±5.07mmHg. Và sau điều trị: mạch 81.75±17.28 lần/phút, HATT 104.06±8.65 mmHg, HATTr 62.09±11.04 mmHg, sự khác biệt các thông số huyết động trên không có ý nghĩa thống kê(p>0.05); Giá trị quãng đường của TN ĐB6P trước điều trị sildenafil là 204.9±51.22m , sau điều trị quãng đường đi được 255.65±49.23m, thay đổi quảng đường của TN ĐB6P sau điều trị 49.06±15.68m, có ý nghĩa thống kê (p
  7. Kỷ yếu Đại hội Tim mạch toàn quốc lần thứ 12 43 tương quan nghịch mức độ vừa giữa quãng đường đi được của TN ĐB6P và độ trầm trọng của suy tim theo phân độ N YHA (r = -0.538), sự tương quan này có ý nghĩa thống kê (p 100 ms, RMS (40ms) < 24μV, LAHFd > 33ms. Kết quả: Tỉ lệ điện thế muộn dương tính ở bệnh nhân tứ chứng Fallot là 18,92%: với các thông số trung bình HFQRSd: 108,35 ± 18,64 ms, ∆QRS: 29,59 ± 16,79 ms, RMS(40ms):229,97 ± 346,92µV ,LAHFd: 26,37 ± 16,26ms. RMS và tuổi liên quan với mức độ nặng tứ chứng Fallot. Kết luận: Có mối tương quan giữa các thông số điện thế muộn ở bệnh nhân tứ chứng Fallot. Có thể đo điện thế muộn trước phẫu thuật những bệnh nhân phẫu thuật để tiên lượng. A35 Điều trị suy tim nặng bằng máy tạo nhịp tái đồng bộ tim Đỗ Kim Bảng, Phạm Như Hùng, Tạ Tiến Phước, Trương Thanh Hương, Nguyễn Lân Việt Viện Tim mạch Quốc gia Việt nam Mục đích: Chúng tôi nghiên cứu mức độ thành công và hiệu quả của máy tạo nhịp tái đồng bộ trên bệnh nhân suy tim nặng. Phương pháp và kết quả: 35 bệnh nhân suy tim nặng (với 12 N YHA III & 23 N YHA IV) với QRS ≥ 120ms được điều trị nội khoa tối ưu được cấy máy tạo nhịp tái đồng bộ tim từ 1/2008 đến 9/2010 tại Viện Tim mạch Quốc gia Việt nam. Tất cả bệnh nhân đều được đánh giá trước và sau thủ thuật cấy máy 6 tháng. Tỷ lệ thành công của kỹ thuật cấy máy tạo nhịp tái đồng bộ là 94,3%. Bệnh nhân có sự cải thiện rõ ràng tình trạng N YHA (trước cấy 3,6 ± 0,4 so với sau 6 tháng 2,1 ± 0,7; p
  8. Kỷ yếu Đại hội Tim mạch toàn quốc lần thứ 12 44 37,5 ± 9,6%; p
  9. Kỷ yếu Đại hội Tim mạch toàn quốc lần thứ 12 45 tỷ lệ N TTT dày, phức tạp (Lown 2, 3 và 4) của nhóm bệnh cao hơn nhóm chứng có ý nghĩa. 3. Tỷ lệ có rối loạn nhịp thất nói chung và có N TTT dày, phức tạp nói riêng ở Bn hẹp đa thân ĐMV; Bn suy tim với EF 40%. BỆNH ĐỘNG MẠCH VÀNH A402 Nghiên cứu nồng độ NT-proBNP huyết thanh trong tiên lượng tử vong ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp có ST chênh lên Trần Viết An Bộ môn Nội – Trường Đại học Y Dược Cần Thơ Trần Hữu Dàng, Lê Thị Bích Thuận, Huỳnh Văn Minh Bộ môn Nội – Trường Đại học Y Dược Huế Nguyễn Cửu Lợi, Lê Thị Diệu Phương Trung tâm Tim mạch – Bệnh viện Trung Ương Huế Mục tiêu: N ghiên cứu lợi ích của nồng độ N T-proBN P tiên lượng tử vong ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim có đoạn ST chênh lên (N MCTSTCL). Phương pháp: N ghiên cứu tiền cứu. Phân tầng nguy cơ bệnh nhân N MCTSTCL dựa trên thang điểm nguy cơ TIMI và GRACE. Kết quả: Gồm 30 bệnh nhân N MCTSTCL (tuổi trung bình 65±12,9 tuổi). Tỷ lệ tử vong là 6,7%. N ồng độ N T-proBN P huyết thanh cao liên quan đến tăng tử vong (giá trị trung bình ở nhóm tử vong là 5582,0±2433,9 pg/ml so với nhóm sống còn là 2038,9±1759,1 với p= 0,007). N ồng độ N T-proBN P huyết thanh tương quan chặc chẽ với thang điểm nguy cơ TIMI và GRACE (r= 0,66; p= 0,0001 and r= 0,78; p< 0,0001). Diện tích dưới đường cong của N T-proBN P là 0,946 (95% CI 0,797 to 0,993), TIMI là 0,911 (95% CI 0,748 to 0,982) và GRACE là 0,946 (95% CI 0,797 to 0,993). Kết luận: Định lượng nồng độ N T-proBN P huyết thanh hữu ích cho phân tầng nguy cơ sau nhồi máu cơ tim có đoạn ST chênh lên. A403 Giá trị của nồng độ BNP máu trong dự đoán tăng áp lực cuối tâm trương thất trái ở các bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp Nguyễn Thị Thu Hoài, Phạm Mạnh Hùng, Nguyễn Quang Tuấn, Nguyễn Ngọc Quang, Nguyễn Quốc Thái, Nguyễn Lân Việt. Viện Tim mạch Quốc gia Việt Nam Mục tiêu: Tìm hiểu mối tương quan giữa nồng độ BN P máu với áp lực cuối tâm trương thất trái đo bằng phương pháp thông tim huyết động ở các bệnh nhân nhồi máu cơ tim (N MCT) cấp.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2