intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kỷ yếu ngày hội sáng tạo và khởi nghiệp năm 2022: Phần 1 (Kỷ niệm 13 năm thành lập và phát triển)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:401

12
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kỷ yếu ngày hội sáng tạo và khởi nghiệp năm 2022: Phần 1 (Kỷ niệm 13 năm thành lập và phát triển) cung cấp cho người đọc những kiến thức như: Yếu tố tạo hình trong tranh Đông Hồ - Việt Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX; Ứng dụng họa tiết các loài hoa đặc trưng miền Nam vào phác thảo trang trí gốm Bình Dương; Ứng dụng họa tiết trang trí thời Đông Sơn vào thiết kế khăn choàng;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kỷ yếu ngày hội sáng tạo và khởi nghiệp năm 2022: Phần 1 (Kỷ niệm 13 năm thành lập và phát triển)

  1. TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC THUÛ DAÀU MOÄT KYÛ YEÁU NGAØY HOÄI HỘI THẢO SAÙNG TAÏO VAØ KHÔÛI NGHIEÄP NAÊM 2022 (Kyû nieäm 13 naêm thaønh laäp vaø phaùt trieån) Bình Dương Bình Dương, 6/2022
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KỶ YẾU NGÀY HỘI SÁNG TẠO VÀ KHỞI NGHIỆP NĂM 2022 (Kỷ niệm 13 năm thành lập và phát triển) Bình Dương, 6/2022
  3. MỤC LỤC Tên tham luận/ Tác giả Trang 1. Yếu tố tạo hình trong tranh Đông Hồ - Việt Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX 1 Hồ Đoàn Hoàng Minh 2. Ứng dụng họa tiết các loài hoa đặc trưng miền Nam vào phác thảo trang trí gốm Bình Dương 12 Lưu Thị Ngọc Tiên, Nguyễn Hữu Triều, Nguyễn Ngọc Tuyết 3. Ứng dụng họa tiết trang trí thời Đông Sơn vào thiết kế khăn choàng 22 Trương Thị Quỳnh Như, Hoàng Như Quỳnh, Đoàn Thị Ngọc Trang 4. Ứng dụng nghệ thuật cắt giấy ánh sáng vào thiết kế tác phẩm Đại Thủ Đăng 36 Vũ Thảo Trang, Hồ Đoàn Hoàng Minh, Đinh Tường Vi 5. Thiết kế, trang trí trên ghế đá trường mầm non tại thành phố Thủ Dầu Một, Bình Dương 47 Huỳnh Định Hòa, Trần Nhật Huy 6. Sáng tạo sản phẩm mỹ thuật ứng dụng bằng những vật liệu tái chế 55 Đoàn Thị Thùy Dương, Lê Minh Tuấn, Nguyễn Thanh Vy, Trần Thị Thuỳ Trang 7. Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định ứng dụng phần mềm kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Bình Dương 70 Nguyễn Thị Huệ Chi, Phạm Thị Thủy Tiên 8. Tác động của đa dạng hóa thu nhập đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam 83 Đinh Huỳnh Trọng, Nguyễn Trung Thành 9. Các nhân tố tác động đến nợ xấu tại các ngân hàng thương mại Việt Nam 94 Nguyễn Thị Thủy, Bùi Thị An, Mai Ngọc Hạnh 10. Hoàn thiện kỹ năng giao tiếp của nhân viên tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Bình Dương 105 Diệp Võ Ngọc Ái, Lê Thị Thúy Diệu, Lê Phi Hùng, Hồ Sỹ Khoa 11. Phân tích mối quan hệ hiểu quả công việc và thực thi văn hóa doanh nghiệp của nhân viên công ty TNHH Kwang Yang Việt Nam 119 Nguyễn Thị Hoa Trinh 12. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của khách hàng tại công ty TNHH Thương mại – Du lịch – Dịch vụ vận tải Chí Tài 131 Trần Thị Huyền Trinh 13. Đánh giá của khách hàng về chất lượng hoạt động cho vay mua nhà tại SCB – Chi nhánh Bình Dương 145 Bùi Thị Yến
  4. 14. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại - Bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam 157 Nguyễn Ngọc Như Tuyền 15. Một số yếu tố ảnh hưởng đến học online trong đại dịch Covid-19: Nghiên cứu trường hợp sinh viên Khoa Kinh tế Trường Đại học Thủ Dầu Một 169 Nguyễn Cao Hoàng Trinh, Nguyễn Thị Dạ Thảo, Trần Phương Uyên 16. Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm thực phẩm trực tuyến của người tiêu dùng trên các trang thương mại điện tử trong thời kỳ đại dịch Covid-19: Trường hợp nghiên cứu tại Bình Dương 178 Trần Thị Hưởng, Vũ Thị Nhàn, Trần Thị Yến Linh Đoàn Thị Thanh Trâm, Nguyễn Thị Kim Tỷ 17. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên Ngành Kế toán Trường Đại học Thủ Dầu Một 190 Lê Thị Huế Trân, Liêu Ngọc Xuân Thanh 18. Yếu tố quyết định tỷ lệ an toàn vốn của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam 202 Cao Thị Ngọc Bích, Vũ Phi Hùng 19. Những nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên Khoa Kinh tế khi học trực tuyến tại Trường Đại học Thủ Dầu Một 217 Nguyễn Thị Phương Thảo, Lê Thị Thúy Hằng, Dương Thị Như Quỳnh 20. Các nhân tố tác động đến tỷ giá hối đoái – Bằng chứng thực nghiệm tại các quốc gia Đông Nam Á 228 Phan Thùy Linh, Hoàng Thị Trang Linh 21. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Sơn Seamaster Việt Nam 239 Trần Yến Nhung 22. Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam 251 Hồ Thị Minh Trúc, Bùi Thị Lan Tiên, Trần Thị Quỳnh Trúc 23. Tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tới xuất khẩu Việt Nam Phạm Thị Lan Hương, Nguyễn Quỳnh Giao 261 Nguyễn Thúy Huyền, Nguyễn Trọng Tín 24. Nghiên cứu các nhân tố tác động đến ý định trở thành người làm nghề tự do (Freelancer) của giới trẻ Bình Dương 275 Tô Thị Kim Khánh, Phạm Mỹ Phương Thái Thị Kim Yến, Nguyễn Ngọc Nhi 25. Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ mua sắm tại các trang thương mại điện tử 285 Nguyễn Thị Diễm Hương 26. Hành vi của nhà đầu tư trên sàn giao dịch tiền kỹ thuật số 296 Nguyễn Hoàng Phi
  5. 27. Các yếu tố tác động đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng TMCP - Bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam 305 Triệu Tuyết Mẫn 28. Ý định sử dụng dịch vụ đặt thức ăn trực tuyến trong đại dịch Covid – 19 ở tỉnh Bình Dương và Tp. Hồ Chí Minh một thử nghiệm tích hợp khung lý thuyết TAM và HBM Lê Giáng Anh, Bùi Thị Tuyết Trinh 317 Đặng Vương Bảo Ngọc, Ngô Thiện Nhân 29. Đánh giá của khách hàng về hoạt động phát hành thẻ tín dụng tại HDBANK - Chi nhánh Bình Dương 334 Phạm Thị Tuyết 30. Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tiếp tục sử dụng dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến của người tiêu dùng tại Bình Dương 343 Phan Huỳnh Thi Xuân 31. Nghiên cứu hành vi mua hàng ngẫu hứng trực tuyến của sinh viên Đại học Thủ Dầu Một 353 Từ Phương Thanh 32. Giải pháp nâng cao chất lượng băng keo trong OPP tại Công ty TNHH Băng keo Phú An Phát 366 Phạm Quang Minh 33. Tác động của chất lượng dịch vụ Logistics và dịch vụ khách hàng tới sự hài lòng và lòng trung thành của khách hàng: Trường hợp mua sắm trên các sàn thương mại điện 373 tử Trần Mỹ Linh, Huỳnh Kim Liên, Nguyễn Thị Khánh Ngân 34. Phân tích ưu nhược điểm khi học Tiếng Trung qua hình thức học truyền thống và học trực tuyến/Online 385 Lê Thị Thúy Kiều 35. Khảo sát trở ngại về việc tiếp thu Tiếng Trung của tân sinh viên Trường Đại học Thủ Dầu Một trong bối cảnh học tập trực tuyến 394 Hồ Thị Yến Nhi 36. TDMU-third-year-English-majored students’ difficulties in interpreting English- Vietnamese spoken texts and solutions 404 Phạm Thị Xuân Trúc 37. Exploring teachers’ perceptions of Total Physical Response (TPR) method in teaching vocabulary to 4-to 6-year-old children: A survey at H123 Center, Binh 424 Duong Đào Thị Thùy 38. Ability to memorise vocabulary by Quizlet, Gimkit and Wordwall 433 Huỳnh Duy 39. Văn hóa ẩm thực của cộng đồng người Hoa trên đất Việt 444 Phạm Thị Hồng Phượng
  6. 40. So sánh phó từ “再”, “又” trong Tiếng Trung với từ “lại”, “nữa” trong Tiếng Việt 454 Nguyễn Ngọc Kim Ngân 41. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả việc giảng dạy và học tập trực tuyến trong bối cảnh Covid-19 của Chương trình Ngôn ngữ Trung Quốc Trường Đại học 464 Thủ Dầu Một Trịnh Quốc Nhật Giang 42. Phân tích ưu và nhược điểm trong việc làm thêm của sinh viên năm 4 Ngành Ngôn ngữ Trung Quốc Đại học Thủ Dầu Một 473 Trần Mỹ Linh, Lê Thị Yến Nhi 43. Tìm hiểu nghệ thuật kiến trúc Tảo tỉnh của chùa Long Phúc Bắc Kinh – Trung Quốc 481 Võ Đức Minh 44. So sánh giá trị văn hóa nghệ thuật của tứ nghệ Trung Quốc xưa và nay 488 Trương Tấn Lộc 45. Tìm hiểu sơ lược về loại hình nghệ thuật cắt giấy của Trung Quốc 495 Phạm Nguyễn Bình Minh 46. Khảo sát tình hình học môn Dịch viết tiếng Trung Quốc của sinh viên năm 4 Trường Đại học Thủ Dầu Một 501 Vũ Thị Mỹ Hằng 47. Bước đầu tìm hiểu tình hình sử dụng các từ “弄, 做, 搞, 干, 办” của sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc Trường Đại học Thủ Dầu Một 504 Nguyễn Thị Minh Thư 48. Lo lắng của sinh viên Ngành Ngôn ngữ Trung Quốc, Đại học Thủ Dầu Một và giải pháp khắc phục 510 Phan Thị Xuân Diệu 49. Giải pháp giữ gìn và phát huy những nét đẹp văn hóa lễ hội rằm tháng giêng của dân tộc Hoa tại thành phố Thủ Dầu Một (tỉnh Bình Dương) 516 Nguyễn Đăng Quang Ngọc 50. Một số nguyên tắc trên bàn tiệc khi đón tiếp thương nhân người Trung Quốc 521 Đặng Thị Như Tâm, Nguyễn Như Quỳnh 51. Khảo sát một số khó khăn trong quá trình thực tập tốt nghiệp của sinh viên năm cuối Ngành Ngôn ngữ Trung Quốc tại Trường Đại học Thủ Dầu Một 525 Nguyễn Trung Tín, Nguyễn Thị Thu Sang 52. Trải nghiệm và cách ứng phó với quấy rối tình dục nơi công cộng của sinh viên Trường Đại học Thủ Dầu Một 540 Đặng Xuân Lợi, Đỗ Hoàng Sang Lê Lâm Vũ, Nguyễn Thanh Nga 53. Đôi nét về chùa Sùng Đức, Dầu Tiếng, Bình Dương – Hình thành, kiến trúc và một số hoạt động 547 Giáp Thị Lan Hương 54. Tục lệ thờ họ ở xã Công Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An 555 Trần Thị Minh Anh
  7. 55. Khảo sát thực trạng tạo động lực học tập môn Toán cho học sinh lớp 1, tỉnh Bình Dương 567 Phạm Thị Yến Loan 56. Vận dụng giáo dục STEM trong thiết kế hoạt động trải nghiệm lớp 5 Bùi Xuân Trường, Văn Quang Vũ 582 Hoàng Kim Ngân, Đinh Thị Hải Yến 57. Nhận thức về trầm cảm của sinh viên chuyên ngành Tâm lý học ở Trường Đại học Thủ Dầu Một 594 Nguyễn Đức Huy 58. Thiết kế một số bài tập nhằm giáo dục thẩm mỹ cho trẻ 4- 5 tuổi thông qua hoạt động vẽ ở trường mầm non 602 Dương Thị Thơm, Võ Trinh Nữ, Nguyễn Thị Hồng Nhung 59. Nghiên cứu quy trình sản xuất kẹo cứng từ thảo dược có bổ sung dịch chiết lá tía tô (Perilla frutescens) 611 Nguyễn Minh Đạt, Trương Nguyễn Phương Vi 60. Khảo sát một số điều kiện nhằm thu nhận enzyme papain từ nhựa đu đủ 622 Lê Phương Lộc, Nguyễn Thành Lộc, Trần Ngọc Hùng 61. Đánh giá khả năng áp dụng phương pháp trắc quang kết hợp phổ đạo hàm xác định đồng thời Paracetamol và Codeine Phosphate trong thuốc hai thành phần 630 Huỳnh Tuấn Hòa, Nguyễn Thanh Phong 62. Xác định đồng thời Acetaminophen và Acid Ascorbic trong thuốc bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao 639 Nguyễn Tấn Luân, Phạm Minh Quang, Võ Thị Thùy Linh Lê Thị Mỹ Quyên, Nguyễn Lê Hoàng Kim 63. Nghiên cứu tái chế bã mía thành giấy ứng dụng trong cuộc sống Nguyễn Thị Bích Ngọc, Trần Ngọc Trang Thanh 648 Nguyễn Minh Thúy, Nguyễn Bích Ngọc
  8. 1 YẾU TỐ TẠO HÌNH TRONG TRANH ĐÔNG HỒ - VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XIX Hồ Đoàn Hoàng Minh; Lớp: D20TKDH02 Khoa: Công nghiệp Văn hóa Email: 2022104030007@student.tdmu.edu.vn Số điện thoại liên hệ: 0911032502 TÓM TẮT Tranh khắc gỗ là loại nghệ thuật đồ họa truyền thống xuất hiện ở Việt Nam từ lâu, là dòng tranh dân gian nổi tiếng trong dòng chảy Mỹ thuật Việt Nam. Mỗi dòng tranh khắc gỗ dân gian đều có những đặc trưng riêng về nội dung và yếu tố tạo hình, tạo nên giá trị cho riêng mình. Tranh khắc gỗ dân gian Đông Hồ là dòng tranh khá gần gũi với đại đa số dân chúng người Việt Nam, được lưu giữ đến ngày nay và có ảnh hưởng lớn đến các sáng tác hiện đại. Thông qua nghiên cứu, bài báo giới thiệu tranh Đông Hồ, phân tích các yếu tố tạo hình cũng như là nhận diện các giá trị nghệ thuật của tranh Đông Hồ. Từ khóa: tranh Đông Hồ, tranh khắc gỗ dân gian, yếu tố tạo hình. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Nghệ thuật tạo hình tranh khắc gỗ dân gian Việt Nam là thể loại nghệ thuật đồ họa truyền thống. Nội dung biểu đạt trong tranh khắc gỗ dân gian thường phản ánh đời sống xã hội hằng ngày. Từ chỗ nghệ nhân miêu tả sự vật, sự việc, hiện tượng làm nên giá trị thẩm mỹ. Giá trị nghệ thuật của tranh khắc gỗ dân gian Việt Nam không chỉ thể hiện qua nội dung mà còn được biểu đạt qua các yếu tố tạo hình như: đường nét, hình - mảng, bố cục, chất liệu, màu sắc, không gian. Tranh khắc gỗ dân gian Đông Hồ còn được gọi tắt là tranh dân gian Đông Hồ hay tranh Đông Hồ là một dòng tranh dân gian nổi tiếng ở Việt Nam, ra đời vào khoảng thế kỉ XVI và còn tồn tại cho đến nay, hưng thịnh và phát triển nhất từ khoảng thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX. Tranh Đông Hồ khá gần gũi với đại đa số dân chúng Việt Nam vì hình ảnh trong tranh gắn liền với làng quê, ngõ xóm và phản ánh cuộc sống sinh hoạt bình dị của người nông dân. Các yếu tố tạo hình trong tranh khắc gỗ dân gian Đông Hồ có những đặc trưng mà không thể nhầm lẫn vào các dòng tranh khác, tạo nên sự độc đáo mà vẫn mang đậm chất nghệ thuật dân gian Việt Nam. Tìm hiểu về tranh dân gian Việt Nam nói chung và tranh dân gian Đông Hồ nói riêng cho ta hiểu biết hơn về nguồn gốc, tính dân tộc cũng như tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và cách đơn giản hóa về hình mảng của các nghệ nhân Việt Nam xưa và cũng để các thế hệ sau này có thể kế thừa, giữ gìn và phát triển tranh khắc gỗ hòa cùng dòng chảy mỹ thuật Việt Nam. Việc nghiên cứu về các yếu tố tạo hình trong tranh khắc gỗ dân gian Đông Hồ từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX là một việc cần thiết, giúp nâng cao năng lực thẩm mỹ, tư duy thiết kế cho các bạn sinh viên đang theo học chuyên ngành Mỹ thuật thị giác, khám phá nghệ thuật dân
  9. 2 tộc để khai thác vào các sáng tác hiện đại. 2. NỘI DUNG 2.1. Khái quát về tranh khắc gỗ dân gian Đông Hồ - Việt Nam 2.1.1. Khái niệm tranh in và tranh khắc gỗ “Tranh in: Một dạng tranh đồ họa trong đó người ta dùng kỹ thuật in ấn để thể hiện tác phẩm. Tranh in thường được in hàng loạt bản để có thể phổ biến rộng rãi. Không giống các thể loại tranh khác, tranh in luôn phải qua khâu chế bản và in ấn, thường có nhiều bản gốc do số lượng tranh in nhiều (trừ loại tranh độc bản). Một tranh in đẹp, ngoài yêu cầu về chủ đề, bố cục và hình, còn phải chú ý tới những yêu cầu về kỹ thuật chế bản, khắc và kỹ thuật in ấn.” (Đặng Thị Bích Ngân, 2012). “Đồ họa tạo hình bao gồm đồ họa giá vẽ và đồ hoạ ấn loát; trong đó đồ họa ấn loát gồm các thể loại như tranh in lõm (tranh khắc kim loại, khắc mika), tranh in nổi (tranh khắc gỗ, khắc thạch cao, khắc cao su, bìa giấy), tranh in phẳng (in đá và các kỹ thuật phát sinh từ đá), tranh in xuyên (in lưới, in trổ khuôn), tranh in độc bản” và “Khắc gỗ là một kỹ thuật in đồ họa sử dụng một bản in bằng gỗ có hình nổi” (Vương Quốc Chính, 2020). Để tạo một bản in khắc gỗ, đầu tiên các họa sĩ vẽ hình ảnh trên bề mặt nhẵn và bằng phẳng của một khối gỗ rồi dùng dao và đục lòng máng loại bỏ phần có màu trắng trên hình in, để cho hình vẽ nổi lên như phù điêu. Sau khi bôi mực bề mặt khối gỗ, họa sĩ đặt lên đó một tờ giấy rồi chà mạnh lên lưng giấy bằng tay hoặc máy in, hình ảnh trên bản gỗ sẽ chuyển qua mặt giấy một hình ảnh ngược với mặt vẽ. 2.1.2. Vài nét về lịch sử hình thành và phát triển tranh khắc gỗ dân gian Đông Hồ - Việt Nam Làng tranh Đông Hồ thuộc xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Tên Nôm ngày xưa của làng Đông Hồ là làng Mái. Sau một thời gian gắn bó với nghề làm tranh khắc gỗ, người ta gọi là làng Hồ hay làng Đông Hồ. Từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1944 là thời kì hưng thịnh của làng tranh. Trong những năm kháng chiến chống Pháp, nghề tranh ở làng Đông Hồ bị gián đoạn. Nhưng khi hoà bình lập lại vào năm 1954, làng tranh được khôi phục. Ở thời điểm này, có nhiều tổ hợp sản xuất tranh Đông Hồ được thành lập. Ngày nay, rất ít người dân ở làng Đông Hồ làm tranh. Nhưng các nghệ nhân yêu nghề luôn luôn giữ lửa và phát triển nó bằng cách: Xây dựng Trung tâm giao lưu văn hóa dân gian Đông Hồ, phục vụ du khách du lịch, mở các lớp trải nghiệm làm tranh thực tế,... (Lê Thị Hồng Dư, 2013). Về thời gian ra đời của tranh dân gian Đông Hồ, một số người cho rằng chúng đã xuất hiện từ thời nhà Lý, nhà Trần. Có người lại cho rằng xuất hiện từ thế kỉ XV, do ông Lương Nhữ Hộc, một viên quan thời Lê sơ tỉnh Hải Dương truyền lại. Có những ý kiến khác lại cho rằng có từ thời nhà Hồ, vì thấy kỹ thuật in tranh Đông Hồ có sự tương đồng,
  10. 3 liên quan đến kỹ thuật in tiền giấy của Hồ Quí Ly (Đỗ Hữu Bảng, 2019). Đồng thời, tìm được bài thơ “Tứ thời khúc vịnh” của ông Hoàng Sĩ Khải ở làng Lai Xá, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh; trong bài thơ có nói đến tranh gà, lợn. Nhưng cũng thông qua việc so sánh tranh dân gian Đông Hồ với những mảng chạm khắc trang trí đình làng vào các thế kỉ XVI, XVII đã thấy có khá nhiều nét tương đồng về nội dung. Vì vậy, các chuyên gia đã khẳng định thời gian ra đời của tranh khắc gỗ dân gian Đông Hồ là khoảng cuối thế kỉ XVI hoặc thế kỉ XVII. Tranh Đông Hồ phát triển nhất vào khoảng thế kỉ XVIII. Tranh xuất hiện ở nhiều nhà bảo tàng Việt Nam và thế giới đã được hàng thế kỷ với nét đẹp giản dị, chân thật, có lúc ngây ngô đến vụng về. Nhưng nội dung tranh mang giá trị nhân văn cao đẹp và tính thẩm mỹ dân gian luôn hiện hữu. 2.1.3. Đặc trưng nội dung của tranh khắc gỗ dân gian Đông Hồ Đề tài phong phú mang giá trị nhân văn cao. Theo mục đích sử dụng mà tranh Đông Hồ được chia thành sáu loại chính: tranh thờ cúng, tranh lịch sử, tranh chúc tụng, tranh sinh hoạt, tranh phong cảnh và tranh truyện. Tranh dân gian Đông Hồ có nội dung rất đa dạng và phong phú. Mỗi bức tranh đều mang những ý nghĩa riêng về nhân sinh, thể hiện nhiều góc độ tâm lý của con người, mang trong đó là cả những ước vọng của người dân, từ những ước mong giản dị cho tới những điều cao quý. Có bốn đặc điểm chính về nội dung như sau: tranh Đông Hồ với nội dung chúc tụng, thể hiện ước mơ tốt đẹp của người nông dân; tranh Đông Hồ với nội dung ngợi ca truyền thống hiếu học và “tôn sư trọng đạo”; tranh Đông Hồ với nội dung ngợi ca những anh hùng dân tộc và tinh thần yêu nước bất khuất của nhân dân ta, phản ánh các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc; tranh Đông Hồ với nội dung phê phán, đả kích những thói hư, tật xấu. 2.2. Các yếu tố tạo hình trong tranh khắc gỗ dân gian Đông Hồ - Việt Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX 2.2.1. Đường nét Nét là tập hợp các điểm thành các đường (đường nét) hay là quỹ đạo của một điểm di động trong không gian. Đường nét tạo nên những cảm xúc thẩm mỹ và để mô tả, thể hiện tâm tư tình cảm của con người. Khắc gỗ cho thấy hiệu quả đường nét vừa thực vừa hư, vừa mềm mại vừa cứng rắn. Trong tranh khắc gỗ đường nét đóng vai trò quan trọng trong quá trình sáng tác cũng như thể hiện tác phẩm. Trong tranh dân gian khắc gỗ dân gian, nét được sử dụng để giới hạn các mảng và đóng vai trò quyết định sự cân bằng giữa mảng và nét. Nét độc đáo trong cách làm tranh Đông Hồ là đường nét bao giờ cũng được thể hiện bằng ván in nét sau cùng. Bằng cách tạo hình, đường nét làm nên linh hồn cho bức tranh. Đường nét trong tranh Đông Hồ đơn giản, chắc khỏe, có xu hướng cách điệu và trang trí hơn là tả thực. Nét trong tranh Đông Hồ rất đa dụng, không chỉ nêu bật được nội dung,
  11. 4 chủ đề, tư tưởng của tác phẩm, mà còn gợi khối, tả chất rất giỏi. Trong tranh “Đám cưới chuột” [H2.1] nét vẽ ở con chuột là nét ổn định, định hình tạo mảng sáng tối, đậm nhạt, nét lẫn vào mảng ở hình tượng con mèo. Người nghệ nhân đã sử dụng các nét cong, ngắn, đứt đoạn, tả chất nhiều hơn là định hình, tạo mảng. Nét trong tranh dân gian Đông Hồ có tính chất phóng khoáng của người dân hiền hậu, nét to, chắc, khỏe, dứt khoát khiến cho người xem có những tình cảm gần gũi với cuộc sống thôn quê và tràn đầy màu sắc quê hương. Bức tranh “Lợn đàn” [H3.2] diễn tả lợn mẹ và lợn con trông thật sinh động, các nét cong của mông, lưng và đầu lợn con nhìn mềm mại và nhịp nhàng nhưng không làm mất đi hình mảng cơ bản của nó. Để tăng thêm sự hài hòa về đường nét, trên mình lợn được điểm xuyết các vòng xoáy âm dương, vừa khiến các mảng đỡ trống, vừa thể hiện tính hài hòa trong trang trí. Những con lợn trong tranh không giống lợn thực, những đặc điểm của nó (mắt, mũi, miệng, tai, lưng) được nghệ nhân khai thác triệt để và cường điệu hóa trong cách trang trí. 2.2.2. Hình – mảng Hình - mảng là một trong những phương tiện cốt yếu để diễn đạt hình thức tranh và có khả năng tạo ra những ảnh hưởng thị giác, cảm giác nhất định đối với người xem. Hình - mảng trong tranh khắc gỗ dân gian Đông Hồ Việt Nam được đơn giản hóa với các hình dạng của vật thể ngoài đời sống. Tranh dân gian Đông Hồ thoát khỏi yếu tố tả thực. Xây dựng diện hình, mảng hình dẹt, bỏ qua vờn khối. Thủ pháp ước lệ trong tạo hình được đề cao và đưa vào tranh khai thác. Các nghệ nhân đã đưa hình tượng nhân vật trong tranh về các dạng hình học cơ bản: như hình tam giác, hình thang, hình tròn,... Trên cơ sở ấy, nghệ nhân kết hợp các thủ pháp nhấn mạnh và lược bỏ, tập trung vào những nhân vật, đối tượng chính, quan tâm những nhân vật trung tâm để xử lí hình, mảng hay biểu cảm nội tâm nhân vật. Qua đó, truyền tải nội dung của tác phẩm đến người xem một cách hiệu quả và trực cảm mạnh mẽ nhất. Bức tranh “Đấu vật” [H3.3] vẽ về cảnh đấu vật của nam giới trong ngày xuân. Bức tranh chỉ tập trung diễn tả đối tượng chính là các đô cùng màu sắc cực kỳ đơn giản, chỉ có ba màu bao gồm cả màu nền, nhưng với cách sử dụng mảng tài tình, nghệ nhân đã tạo nên hình cân xứng. Trong tranh, ba đôi vật tạo thành mảng tam giác ở giữa tranh cho người xem cảm giác vững chắc, các mảng rất phong phú và ăn nhập với nhau tạo nên thế cân bằng. Mảng chữ nhật hai bên với cách diễn tả nét cho thấy hai đô vật đang ngồi ôm đùi, thu chân trước ngực, như đang nói lên cái không khí se lạnh của tiết trời mùa xuân cũng như thể hiện sự nôn nóng đợi đến lượt mình lên sới. Phía trên là hai mảng hình chữ nhật, nhìn vào ta có cảm giác như hai xâu tiền thưởng hay hai xâu bánh pháo đang được treo nơi sân đình. 2.2.3. Bố cục Bố cục là sự sắp xếp các đối tượng trong tranh sao cho chặt chẽ, hợp lý. Bố cục của
  12. 5 tranh dân gian Đông Hồ thường thể hiện đầy đủ, trọn vẹn các đối tượng chính bằng lối vẽ đơn tuyến bình đồ (có thể hiểu là: nét đơn trên mảng màu phẳng), do đó xem tranh Đông Hồ ta thường bắt gặp những nét ngây ngô, đơn giản nhưng lại hợp lý, hợp tình. Hơn nữa, ở tranh dân gian Đông Hồ, bên cạnh các hình thể, trong tranh thường có chữ đề thơ, mảng chữ là một phần tạo nên sự chặt chẽ và hoàn thiện trong bố cục không gian của tranh bên cạnh việc thể hiện rõ ý tưởng về nội dung. Ta có thể dễ dàng thấy, trong tranh “Đánh ghen” [H2.4], nghệ nhân dùng phối cảnh ước lệ theo lối vẽ “đơn tuyến bình đồ” đã tạo ra bố cục không gian tượng trưng và khái quát. Các hình ảnh được khắc họa một cách chắt lọc về đường nét; tỉ lệ hình được ước lệ theo một sự hợp lý của bản năng nghệ thuật và cảm thức trong sáng mang tính hồn hậu, dí dỏm. Các hình tượng trong tranh Đông Hồ cũng được sắp xếp theo nhiều bố cục đặc biệt. Có tranh tuân theo cách bố cục trong hình tam giác, hình chữ nhật, hình tròn. Tranh dân gian Đông Hồ khá nhỏ nên bố cục trong tranh thường được chắt lọc gọn và chặt chẽ nhưng cũng không kém phần linh hoạt. Một số tranh được bố cục theo kiểu tự do, tuy vậy dù ở cách nào, các tranh đều được bố cục một cách hợp lý, chặt chẽ giữa các tuyến nhân vật, phong cảnh hoặc các mảng hình phụ trợ. Đặc biệt trong mảng tranh các nhân vật được bố cục thành nhiều hàng ngang, lớp trên, lớp dưới,… nhưng khi xem tranh ta vẫn thấy hợp lý. Tranh “Thầy đồ cóc” [H2.5] - một không gian tranh dàn trải. Hình ảnh thầy đồ ngồi oai vệ trên ghế và bên dưới là các học sinh, người học người thì bị phạt. Tất cả các nhân vật trên tranh được vẽ rất tự do không theo mốt quy luật nào hết. 2.2.4. Chất liệu Yếu tố biểu cảm từ chất liệu vô cùng quan trọng tạo nên sự hấp dẫn cho người xem tranh. Tùy vào chất liệu và cách xử lý bề khác nhau thì tác phẩm sẽ nhẹ nhàng, hay mạnh mẽ, rõ ràng sắc nét hay tan biến hư ảo. Chất liệu là một yếu tố có tiếng nói riêng của mình. Giấy dùng in tranh Đông Hồ là loại giấy dó với đặc tính xốp, mềm, mỏng, dai, dễ hút màu mà khi in không bị nhòe. Loại giấy này được quét lên một lớp hồ điệp để tạo nét sáng óng ánh đặc thù. Chổi lá thông tạo nên những nét ganh chạy theo đường quét. Gỗ khắc khuôn in chủ yếu là gỗ đanh (gỗ cây mít, cây thị,...). Bản khắc Đông Hồ không khắc bằng dao mà khắc bằng đục. Có nhiều loại đục khác nhau để có thể tạo được nhiều nét khắc to, khỏe mà vẫn tinh tế, có hồn. Màu sắc trong tranh cũng là một khai phá độc đáo chất liệu của dòng tranh Đông Hồ: màu đen (làm từ than của rơm, lá tre, lá trúc), màu vàng (làm từ hoa hoè hay hạt dành dành), màu đỏ (lấy từ đất sỏi vùng Hà Bắc hoặc gỗ vang), màu xanh (làm từ lá chàm tươi, phèn xanh hoặc gỉ đồng), màu trắng (làm từ vỏ con điệp). 2.2.5. Màu sắc Các màu trong tranh Đông Hồ thường là các màu nguyên chất, thường chỉ có ba đến
  13. 6 bốn màu, thiên về các màu sáng và không cần đến các màu ghi trung gian. Nhờ vào kĩ thuật làm tranh và chất liệu của giấy dó, các mảng màu tươi nguyên chất đã phối hợp một cách nhịp nhàng với màu nền sáng của tờ giấy điệp đã tạo nên nhiều màu sắc đẹp, mang một không khí thanh bình, nhộn nhịp tươi vui. Một hoà sắc chỉ có thể bắt gặp ở tranh Đông Hồ. Trong tranh Đông Hồ, các mảng màu được bố trí hài hòa, nhịp điệu sự phân bố màu trên các mảng hình. Các mảng màu gây ấn tượng mạnh thông qua tương phản và bổ túc. Chính sự ổn định về bố cục, các đường nét toàn hình, cách thức phân mảng hợp lý mà các nghệ nhân làng Đông Hồ đã có thể thay đổi màu của nền và màu của mảng. Tổng thể bức tranh hòa vào nhau, giá trị nghệ thuật của bức tranh không hề giảm. Trong bức tranh “Lợn đàn”, lợn mẹ là một mảng hình to chính giữa, xung quanh là một đàn lợn con đang nghịch ngợm. Con thì ăn lá khoai, con thì rúc vào bụng mẹ, con thì nhảy lên lưng con khác. Lợn mẹ được thể hiện bằng một màu hồng sáng trên thân. Hai tai, mũi và đuôi có màu đỏ son. Màu hồng sáng thể hiện màu lông, màu da thịt của giống lợn ỉ nhằm diễn tả sự khoẻ mạnh, hồng hào, mắn đẻ của giống lợn ngày trước. Các con lợn con được vẽ bằng các màu vàng, đỏ son, xanh. Mỗi con lợn tươi vui sinh động nhờ các mảng màu dân gian sáng sủa, trong trẻo được các nghệ nhân của làng nghề sắp xếp một cách tinh tế, tài tình tạo cảnh thanh bình và sự ước mơ về một cuộc sống no ấm, đầy đủ của người dân xưa. Màu sắc trong tranh Đông Hồ chính là sự hoà hợp của một bản giao hưởng về màu sắc - một bản nhạc với những nốt nhạc trong trẻo, tươi vui. Đó là sự hoà hợp của các sắc độ nóng lạnh và đậm nhạt. Trong tranh “Hứng dừa” [H2.6] - chỉ với bốn màu: Xanh, đỏ son, trắng, đen nhưng ta thấy màu xanh được bố trí chạy theo nhịp. Bắt đầu từ tán lá cây dừa chạy dọc xuống thân cây và kết thúc ở yếm của chị nông dân. Màu trắng trên cây dừa chạy xuống mặt, thân của hai người đứng dưới gốc cây và cũng kết thúc ở mặt, đôi tay và đôi chân để trần của chị nông dân tạo ra một hình tam giác. Màu đỏ son cũng được sắp xếp với nhịp như vậy. Toàn bộ các màu trên được tạo nên một nhịp điệu uyển chuyển, nhịp nhàng. Mặt khác các màu cũng được bố trí đơn giản trên các mảng lớn, nhỏ khác nhau tạo nên một hoà sắc nhịp nhàng trong bố cục gọn gàng theo khuôn hình tranh. Tranh dân gian Đông Hồ không có sắc độ sáng tối nhưng các nghệ nhân đã dùng mảng màu sáng hoặc tươi hơn làm vùng sáng, ánh sáng trong tranh Đông Hồ thường là màu của nền tờ giấy điệp. Tranh “Gà đàn” [H2.7] là sự sắp xếp các mảng màu sáng to hay nhỏ, bên trái hoặc bên phải đã tạo cho cảm giác ánh sáng được trải rộng trên toàn bộ tờ tranh. Đó là sự diễn tả ánh sáng theo phong cách của nghệ nhân dân gian Đông Hồ. Với xu hướng lấy mảng màu phẳng làm biện pháp chủ đạo cho sự diễn tả nông sâu ánh sáng thực nên sáng tối chính là các mảng màu tươi, tương phản lẫn nhau, tạo nên một mạch nhịp chuyển động khá táo bạo. Màu sắc trong tranh cũng góp phần tạo nên chất cảm (chất liệu của tranh), làm cho
  14. 7 tranh Đông Hồ thêm phần hoàn thiện. Trong tranh “Vinh hoa” [H2.8] - hình ảnh của em bé được diễn tả bằng màu sáng gợi chất mơn mởn, bụ bẫm, khỏe mạnh của da thịt. Mảng màu đỏ son gợi chất nhẹ nhàng, mềm mại của vải. Hình ảnh con gà được tả bằng mảng màu vàng sáng lớn ở phần ngực, chân với màu xanh, đỏ sẫm, đen xen kẽ trên phần cánh gợi nên cái săn chắc, nở nang của con gà trống khoẻ mạnh, cứng cáp có cái mào đỏ thắm như cái mũ của quan văn và có cả đôi cựa sắc lạnh như thanh kiếm của quan võ. 2.2.6. Không gian Chúng ta có thể hiểu yếu tố không gian chính là sự sắp xếp bố cục, đường nét, hình khối một cách độc đáo sáng tạo nhằm giúp người xem cảm nhận sự nông sâu, lớn nhỏ, rộng hẹp trong một tác phẩm nghệ thuật tạo hình. Trong tranh Đông Hồ, với cách tư duy tạo hình phương Đông, các nghệ nhân đều không diễn tả chiều sâu không gian. Mọi hình tượng được in, vẽ trên nền tranh một màu. Mặc dù vậy khi xem tranh chúng ta đều cảm nhận được không gian trong tranh. Không gian đó được tạo bởi các lớp, các tuyến nhân vật trước sau, bởi cảnh vật dựng lên một cách ước lệ như trong tranh “Đánh ghen”: Các nhân vật được đặt ở giữa, trước là chậu hoa, sau là tường, là cây tùng, cho ta cảm được không gian mà các nhân vật hoạt động là trong sân nhà của một gia đình khá giả thời đó. Không gian trong tranh Đông Hồ là không gian mang tính ước lệ. Phương pháp thể hiện theo không gian ước lệ của phương Đông chính là không miêu tả sự vật đúng như ta nhìn thấy, nhưng vẫn gợi cho ta cảm giác thời gian, không gian, khoảng cách và sự thuận mắt. Đó là thế mạnh của loại hình này. Các nghệ nhân Đông Hồ tạo không gian theo lối ước lệ một cách nhuần nhuyễn và hiệu quả. “Không gian ước lệ” thường đi đôi với “ước lệ tạo hình dân gian” những mảng đặc hoặc những mảng trống thường được cân nhắc kỹ càng, mỗi mảng được sử dụng thường có những ý đồ riêng, vừa thuận mắt vừa chặt chẽ. Trong tranh “Đấu vật” ngoài hình tượng của bốn đôi đô vật được các tác giả sắp xếp cân đối. Trên tranh còn hai mảng đậm treo ở phía trên. Hai mảng đậm không biết có phải là hai bánh pháo hay hai xâu tiền thưởng nhưng đã gợi cho người xem về diện đứng, phối hợp với nền tranh là diện mặt đất nằm ngang đã tạo nên chiều sâu cho không gian trong tranh. Cứ như thế, các nghệ nhân đã vẽ các nhân vật, thổi cho họ hồn sống. Đồng thời tạo cho họ một không gian để hoạt động. 2.3. Giá trị nghệ thuật trong tranh khắc gỗ dân gian Đông Hồ - Việt Nam Con người luôn hướng tới cái đẹp vì vậy mà mỹ thuật không ngừng đổi mới và phát triển các yếu tố tạo hình như chất liệu, bố cục, đường nét,… để phục vụ cho nhu cầu thẩm mỹ ngày càng cao của con người. Giá trị của các tác phẩm mỹ thuật là ở đó, đặc biệt đối với các tác phẩm mỹ thuật truyền thống, tính dân gian luôn hiện hữu và giá trị nghệ thuật luôn gắn liền với thị hiếu, quan niệm thẩm mỹ của người bình dân thời đại đó.
  15. 8 2.3.1. Giá trị nghệ thuật trong tranh khắc gỗ dân gian Đông Hồ Người nghệ nhân sáng tác tranh khắc gỗ dân gian Đông Hồ đã linh hoạt sắp xếp các yếu tố tạo hình trong tranh một cách tự nhiên và thuận mắt, đạt giá trị thẩm mỹ cao, thoả mãn nhu cầu thường thức mỹ thuật của tầng lớp bình dân và nhân dân lao động. Các tác phẩm tranh khắc gỗ dân gian phong phú về đề tài và sáng tạo trong cách sắp xếp bố cục, điều này góp phần nâng cao cảm thụ thẩm mỹ của người dân cũng như người nghệ nhân qua các thời kì. Để thẩm thấu, mở mang tri thức và có cảm nhận sâu về giá trị thẩm mỹ nhằm khơi dậy cảm hứng sáng tạo trong dạy và học của thầy và trò thì cần phải nghiên cứu sâu những mảng kiến thức liên quan về nghệ thuật dân tộc, đặc biệt là nghệ thuật dân gian. Chính sự quay về nghiên cứu những thành tựu của cha ông, chúng ta có cơ hội tiếp xúc sâu hơn với các hệ thống kiến thức của các môn liên ngành, làm cơ sở lí luận trong nhận định và đánh giá thẩm mỹ. Những phân tích các yếu tố tạo hình trong tranh khắc gỗ dân gian Đông Hồ nhằm làm rõ những giá trị và đặc trưng điển hình trong sáng tác nghệ thuật dân gian của cha ông chúng ta, làm hành trang trong học tập và đào tạo nghệ thuật ngày nay. Trong dòng tranh Đông Hồ, các tranh có đề tài mang tính lịch sử, chúc tụng, phê phán thói hư tật xấu của người dân và phản ánh một cuộc sống mới, tinh thần mới trong mỗi bức tranh. Từ đây, chúng ta có một cái nhìn về tầng thức suy nghĩ, phán đoán trước những hiện tượng cuộc sống của người nông dân Việt Nam và chính điều đó tác động vào tâm thức tạo hình của họ ý nghĩ về tự nhiên, về vũ trụ lớn lao. Điều đó tạo ra giá trị nghệ thuật đặc sắc cho một dòng tranh tiêu biểu của dân tộc. Những giá trị tư tưởng trong tranh dân gian Đông Hồ là tư duy riêng biệt của ý nghĩ biểu trưng một tư duy nông nghiệp, nổi bật đặc trưng nội dung tranh biểu đạt tính chất phác và tinh thần dân tộc. Trên tinh thần sáng tạo nghệ thuật dân gian được tích lũy từ thế hệ này đến thế hệ khác, mang những tố chất hiền hậu, chân chất của nếp sống quê nhà người Việt Nam, ngoài ra tranh dân gian Đông Hồ còn mang một giá trị biểu trưng giàu tính triết lí của một lối tư duy đậm chất người Phương Đông. Điều triết lí được khắc họa trong tranh Đông Hồ là sự quan niệm cuộc sống nhân sinh và triết lí âm dương của vũ trụ. Mỗi bức tranh biểu hiện mang một giá trị nội dung riêng biệt, tượng trưng cho một giá trị sinh động về mặt tư tưởng và tính nhân văn của người Việt Nam. Chính những giá trị đó tạo dựng niềm tin và chỗ dựa cho tầng lớp nhân dân lao động và được nghệ nhân sáng tác tranh thổi hồn vào tác phẩm mang một giá trị truyền thống, dân gian đặc trưng của dòng tranh. 2.3.2. Tính ứng dụng vào các sáng tác hiện đại Trong thế kỉ XXI, các nhà nghiên cứu về văn hóa cũng như những chuyên gia kinh tế - xã hội luôn trăn trở trước sự thâm nhập của lối sống phương Tây ngày một sâu đậm. Bằng cách nào đó, mà bản sắc văn hóa Việt vẫn luôn được giữ gìn.
  16. 9 Chính tính truyền thống dân gian đã làm được điều đó, từ kỹ thuật thể hiện đến nội dung đề tài và bút pháp đã tạo cho tranh khắc gỗ dân gian chuyển mình qua các thời kỳ điển hình như kỹ thuật đồ hoạ tạo hình phát triển tiếp nối sau đó là kỹ thuật in lụa, in kỹ thuật số, điêu khắc số… Các lĩnh vực mỹ thuật ứng dụng ra đời ngày càng đa dạng và phong, tuy nhiên chúng không thể tự thân phát triển riêng lẻ với các sản phẩm riêng lẻ mà phải kết hợp với những sản phẩm truyền thống bằng cách vận dụng kỹ năng tạo hình, sáng tác truyền thống với ứng dụng kỹ thuật công nghệ để làm nên sản phẩm trang trí đáp ứng nhu cầu thời đại mà phát huy được giá trị nghệ thuật truyền thống. Một số ứng dụng tranh khắc gỗ dân gian Đông Hồ vào sáng tác, thiết kế hiện đại: Vận dụng kỹ thuật chạm khắc bản in vào sáng tác các tác phẩm đồ họa truyền họa truyền thống như đồ họa đen trắng, tranh sơn khắc đen trắng và sơn khắc màu… Vận dụng kỹ thuật chạm khắc gỗ trang trí vào trang trí các sản phẩm nội thất gỗ, tranh trang trí chạm khắc có ứng dụng kỹ thuật chạm khắc 3D công nghệ Lazer, CNC. Điển hình như các sản phẩm: Vách ngăn chạm khắc, quà tặng chạm khắc trang trí, tượng tròn thờ cúng và trang trí, chạm khắc các thanh đố cửa… Vận dụng nội dung đề tài tranh khắc gỗ dân gian Đông Hồ vào các sáng tác lịch in offset hàng năm, các thiết kế thương hiệu truyền thống, tạo dáng đồ chơi với phong cách dí dỏm cho trẻ em, ý tưởng vào sáng tác trang trí tranh tường các quán cafe, khu triển lãm, ý tưởng thiết kế thời trang trẻ em và đường phố… 3. KẾT LUẬN Các yếu tố tạo hình tác động qua lại lẫn nhau, giúp tranh Đông Hồ thể hiện được đặc trưng riêng của nó. Bằng cách kết hợp các yếu tố mảng khối, đường nét, màu sắc; không gian tranh Đông Hồ được miêu tả theo lối ước lệ, thể hiện vật thể tồn tại trong không gian theo hội họa phương Đông. Đường nét giúp giới hạn các vật thể trong tranh, làm nên kết cấu tranh cùng với hình - mảng, màu sắc, bố cục; từ đó tạo nên sự liên tưởng đến các vật thể. Màu sắc mang lại sự trong trẻ, hòa hợp cho tranh dân gian Đông Hồ. Với nghệ thuật độc đáo của tranh dân gian Đông Hồ đã để lại kho tàng mỹ thuật dân tộc thêm một giá trị văn hoá tiêu biểu. Từ màu sắc cổ truyền đến chất ganh của giấy,... tạo nên những tác phẩm tinh tế đến diệu kỳ. Vẻ đẹp ấy còn nguyên đến nay và là nền tảng cho việc nghiên cứu, phát triển loại hình nghệ thuật dân tộc./. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu sách 1. Đặng Thị Bích Ngân (2012), Từ điển thuật ngữ Mỹ thuật phổ thông, Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo dục. 2. Nguyễn Thái Lai (2002), Làng tranh Đông Hồ, Hà Nội: Nhà xuất bản Mỹ thuật. 3. Phạm Thị Chỉnh (2013), Lịch sử mỹ thuật Việt Nam, Hà Nội: Nhà xuất bản Đại
  17. 10 học Sư phạm. 4. Trần Tiểu Lâm – Phạm Thị Chỉnh (2013), Giáo trình Mỹ thuật học, Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Sư phạm. Tài liệu Internet 5. Đỗ Hữu Bảng (2019), Vài nét về tranh dân gian Đông Hồ. Truy cập ngày 27/02/2022, từ https://bitly.com.vn/blnsww 6. Lê Thị Hồng Dư (2013), Tranh Đông Hồ - một nét Kinh Bắc. Truy cập ngày 27/02/2022, từ https://bitly.com.vn/zk53tw 7. Lê Tiến Quang (2015), Luận văn Tính minh triết trong tranh dân gian Đông Hồ Việt Nam. Truy cập ngày 01/03/2022, từ https://bitly.com.vn/ezo74o 8. Nguyễn Thành Đoàn (2016), Không gian trong tranh khắc gỗ dân gian Việt Nam. Truy cập ngày 16/10/2021, từ https://bitly.com.vn/r1blq8 9. Nguyễn Thị Hạnh (2012), Luận văn Thạc sĩ làng tranh Đông Hồ, xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh: hiện trạng và hướng phát triển. Truy cập ngày 28/02/2022, từ https://bitly.com.vn/te9jk8 10. Trần Hữu (2013), Mảng - nét trong tranh dân gian Đông Hồ. Truy cập ngày 16/10/2021, từ https://bitly.com.vn/vj1gey 11. Vương Quốc Chính (2020), Giáo trình sáng tác tranh khắc gỗ màu. Truy cập ngày 16/10/2021, từ https://bitly.com.vn/4z7z4m PHỤ LỤC HÌNH ẢNH Hình 2.1: Đám cưới chuột. Hình 2.3: Lợn đàn. Nguồn: TLTK 11. Nguồn: TLTK 7. Hình 2.3: Đấu vật. Hình 2.4: Đánh ghen. Nguồn: TLTK 11. Nguồn: TLTK 11.
  18. 11 Hình 2.5: Thầy đồ cóc. Hình 2.6: Hứng dừa. Nguồn: TLTK 11. Nguồn: TLTK 11.
  19. 12 ỨNG DỤNG HỌA TIẾT CÁC LOÀI HOA ĐẶC TRƯNG MIỀN NAM VÀO PHÁC THẢO TRANG TRÍ GỐM BÌNH DƯƠNG 1. Lưu Thị Ngọc Tiên, 2022104030344 2. Nguyễn Hữu Triều, 202210403013 3. Nguyễn Ngọc Tuyết, 2022104030132 Khoa: Công Nghiệp Văn Hóa TÓM TẮT Gốm sứ nói chung hay gốm Bình Dương nói riêng đều là một nghề lâu đời, xuất hiện trên thế giới được 25.000 năm và tại Việt Nam từ khoảng 6000 – 7000 năm trước, thế nên nghề gốm còn gì xa lạ với mọi người. Sản phẩm gốm Bình Dương được sử dụng trong đời sống hằng ngày với vai trò của một vật trang trí và ứng dụng trong sinh hoạt. Bất kì nơi đâu cũng dễ dàng tìm thấy sản phẩm gốm, chúng được trang trí bằng như hình ảnh thân quen nhằm phản ánh cuộc sống binh dị của người dân lao động. Tuy nhiên chưa thể hiện được đặc trưng miền Nam qua họa tiết trang trí. Thông qua nghiên cứu, bài báo góp phần nâng cao tính phong phú trong hoa tiết trang trí gốm, nhằm mục đích sáng tạo phong phú các sản phẩm gốm Bình Dương, định hướng đi riêng gốm Bình Dương so với khu vực trong nước và quốc tế mà vẫn thể hiện được đặc trưng miền Nam. Từ khóa: gốm Bình Dương, họa tiết trang trí gốm Bình Dương, các loài hoa đặc trưng miền Nam. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ: Trang trí gốm là một công đoạn không thể thiếu nhằm tạo nên tính thẩm mỹ, giá trị nghệ thuật cho sản phẩm, đồng thời còn thu hút ánh nhìn của người xem. Những họa tiết hoa văn thường thấy trong trang trí gốm Bình Dương là những hình ảnh vô cùng quen thuộc, bình dị trong đời sống sinh hoạt hằng ngày, như: trái lựu, trái đào, con gà, bát tiên,… được tạo bởi đường nét, bố cục, mảng, màu sắc tạo nên những sản phẩm gốm đẹp mắt từ bàn tay tài hoa của người nghệ nhân. Tuy nhiên chưa có làng nghề nào sử dụng họa tiết đặc trưng vùng miền, địa phương vào trang trí gốm thế nên Việc chọn lọc họa tiết trang trí và ứng dụng vào sản phẩm gốm Bình Dương là một điều cấp thiết, thế nên nhóm nghiên cứu đã chọn đề tài Ứng dụng hoạ tiết loài hoa đặc trưng của miền Nam vào phác thảo trang trí gốm Bình Dương thuộc loại hình nghiên cứu ứng dụng để làm nên hệ thống hoạ tiết trang trí các loài hoa miền Nam, đồng thời cũng để quảng bá linh vật miền Nam – các loài hoa Nam Bộ đến với mọi người thông qua sản phẩm gốm. Ngoài ra còn giúp nhóm nghiên cứu nâng cao khả năng cách điệu, tư duy thẩm mỹ đồng thời nghiên cứu sẽ mang lại một hệ thống các hoạ tiết hoa văn trang trí chủ đề hoa lá góp phần nâng cao tính phong phú trong hoa tiết trang trí gốm, nhằm mục đích sáng tạo phong phú các sản phẩm, định hướng đi riêng gốm Bình Dương so với khu vực trong nước và quốc tế mà vẫn thể hiện được đặc trưng miền Nam.
  20. 13 2. NỘI DUNG 2.1. Lịch sử hình thành nghề gốm và các làng gốm Bình Dương 2.1.1. Sơ lược quá trình hình thành các làng gốm Bình Dương Làng gốm Bình Dương xuất hiện vào những năm cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. Trong đó có ba làng nghề sản xuất gốm sứ lâu đời là: Tân Phước Khánh, Lái Thiêu và Chánh Nghĩa. Chủ nhân các lò sản xuất gốm tại đây đa số là người Việt gốc Hoa. Là một trong những làng gốm nổi tiếng và lâu đời, những sản phẩm của làng gốm Bình Dương luôn được nhiều người quý mến bởi đa dạng mẫu mã, kích thước, màu sắc. Với nhu cầu tiêu thụ ngày càng lớn, thẩm mỹ của con người ngày càng cao, vào những năm 1950 – 1960, các lò gốm ở đây đã bắt đầu sản xuất thêm gốm sứ trang trí để đáp ứng với nhu cầu của người sử dụng trong và ngoài nước. Đặc trưng của gốm Bình Dương: về màu sắc thường sử dụng màu men ngọc, đề tài dân gian gần gũi thiên nhiên cuộc sống và con người: Con gà, gà đà, lợn đàn, trái đào, trái lựu, các chéo, tứ linh và kỹ thuật dùng bút lông vẽ trên men gốm đòi hỏi người nghệ nhân phải vẽ giỏi. Gốm Lái Thiêu: Gốm Lái Thiêu bắt đầu phát triển vào đầu thế kỷ 20. Khi gốm Sài Gòn bắt đầu bước vào giai đoạn khó khăn nên một số lò gốm đã chuyển ra khu vực lân cận, từ đó hình thành làng gốm Lái Thiêu. Gốm Tân Phước Khánh: Làng gốm Tân Phước Khánh xuất hiện từ giữa thế kỷ 17, khi một thương nhân người Hoa tình cờ phát hiện ra loại đất quý màu trắng có thể làm gốm. Đến những năm 30 của thế kỷ 20, Tân Phước Khánh đã có hơn 10 lò gốm thủ công với các sản phẩm là bát, đĩa, ấm chén, chậu hoa, chân đèn, bình lọ… Gốm Chánh Nghĩa: Làng gốm Chánh Nghĩa (làng gốm Bà Lụa), ra đời vào cuối thế kỷ 19 với tên gọi chính thức là lò Vương Lương – lò ông Tía. Với nguồn nguyên liệu đất chính là đất đen, đất trắng và đất Vĩnh Tường. Các sản phẩm gốm đều mang dấu ấn của gốm Đông Triều. 2.2. Nghệ thuật trang trí trên sản phẩm gốm Bình Dương. 2.2.1. Gốm Lái Thiêu Gốm Lái Thiêu là một tên gọi chung, được phân thành ba dòng rõ rệt Gốm Quảng, gốm Tiều (Triều Châu), và gốm Phước Kiến. Sản phẩm Các loại đèn dầu, lu, hũ, vịm, chén rượu, bình đựng nước (Gốm Quảng Đông). Màu men chủ đạo Trắng, men đa sắc. (hình 1.2.1)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2