intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Làm gì đề nâng cao chất lượng ảnh báo chí

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

141
lượt xem
28
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chúng ta thử đặt câu hỏi, có bao nhiêu phần trăm ảnh báo chí đúng nghĩa, bao nhiêu phần trăm chất lượng cao, trong cái đống ảnh đồ sộ mà báo chí sử dụng hàng ngày ? Sự thống nhất quan niệm về ảnh báo chí trong giới hoạt động nhiếp ảnh cũng như trong giới báo chí là điều rất cần thiết. Nếu không, phóng viên và biên tập không gặp nhau, trên báo chí ngày càng thưa thớt những bức ảnh tin và ảnh phóng sự độc lập tồn tại, độc lập có giá trị. Ảnh báo chí...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Làm gì đề nâng cao chất lượng ảnh báo chí

  1. Làm gì đề nâng cao chất lượng ảnh báo chí Chúng ta thử đặt câu hỏi, có bao nhiêu phần trăm ảnh báo chí đúng nghĩa, bao nhiêu phần trăm chất lượng cao, trong cái đống ảnh đồ sộ mà báo chí sử dụng hàng ngày ? Sự thống nhất quan niệm về ảnh báo chí trong giới hoạt động nhiếp ảnh cũng như trong giới báo chí là điều rất cần thiết. Nếu không, phóng viên và biên tập không gặp nhau, trên báo chí ngày càng thưa thớt những bức ảnh tin và ảnh phóng sự độc lập tồn tại, độc lập có giá trị. Ảnh báo chí là tên gọi những bức ảnh thời sự trực tiếp thực hiện chức năng thông tin. Đối tượng thể hiện của ảnh báo chí là đề tài thời sự. Phương pháp thể hiện là phương pháp phóng sự. Sức cảm hoá và giá trị thẩm mỹ của ảnh báo chí chủ yếu đẻ ra từ khoảnh khắc bấm máy điển hình chứ không phải từ sự sắp xếp theo kiểu sáng tác. Với hình ảnh chân thật, sinh động làm trụ cột, lời chú thích bổ sung những yếu tố tin tức cần thiết, ảnh báo chí làm vừa lòng bạn đọc về cả hai mặt – lượng
  2. thông tin đầy đủ và cảm xúc thẩm mỹ đậm đà. Công chúng ngày nay không có thời gian ngâm nga câu chữ. Họ muốn xem nhanh, hiểu nhanh. Ảnh báo chí đáp ứng xuất sắc nhu cầu này. Trong thời kỳ cách mạng giải phóng dân tộc, trên báo ta xuất hiện đều đều những bức ảnh tin nóng hổi nức lòng nhân dân cả nước và bầu bạn thế giới. Nhiều bức ảnh tin được công nhận là tác phẩm báo chí xuất sắc, là tác phẩm nghệ thuật trứ danh như “Hiên ngang trên tư thế tiến công” – Vũ Tạo, “Vào lửa” – Vũ Ba, “Nữ dân quân” – Nguyễn Đình Ưu, “O du kích nhỏ giương cao súng” – Phan Thoan, “Mẹ con ngày gặp lại” – Lâm Hồng Long … Sở dĩ có nhu cầu rất lớn đối với ảnh báo chí vì người ta muốn hiểu đúng một đối tượng nào đó, muốn biết một sự kiện nào đó xảy ra như thế nào. Tuy ảnh chỉ ghi lại một khoảnh khắc trong dòng phát triển của sự kiện, nhưng đó là sự thật một trăm phần trăm, là nguyên hình, cho nên có sức thuyết phục cao, để lại ấn tượng lâu bền trong lòng bạn đọc. Sử dụng ưu thế đó của ảnh và bổ sung cho nó những gì nó không nói lên được, tức là kết hợp hình ảnh với ngôn ngữ, chắc chắn nó sẽ hoàn thành vai trò thông tin xuất sắc hơn tin viết đơn thuần. Sự kết hợp này đem lại cho báo chí ít ra là hai thể loại mới độc đáo, đó là ảnh tin và ảnh phóng sự mà người ta gọi chung là ảnh báo chí. Ảnh tin đúng nghĩa phải có đủ 3 bộ phận cấu thành – hình ảnh, đầu đề, chú thích. Ảnh chụp theo phương pháp phóng sự. Đầu đề ảnh tin tương tự như đầu đề tin viết nhưng độc đáo ở chỗ một chân đặt vào ảnh, một
  3. chân đặt vào chú thích. Chú thích ghi cụ thể sự kiện gì, ai tham gia, xảy ra ở đâu, lúc nào, nguyên nhân, kết quả. Bức ảnh thời sự dù đẹp đến mấy mà thiếu chú thích, thiếu đầu đề thì chưa phải là ảnh tin đúng nghĩa, không thể tồn tại như một thể loại độc lập, cuối cùng chỉ để minh hoạ mà thôi. Ảnh phóng sự là câu chuyện kể bằng ảnh với 3 ảnh trở lên, phổ biến là từ 3 – 5 ảnh, trong đó có bức ảnh “đinh” to nhất, mỗi ảnh là một mắt xích của câu chuyện được chụp từ những góc độ khác nhau, bố cục khác nhau, kèm chú thích cụ thể. Sau đầu đề là lời dẫn cô đúc giới thiệu nội dung, gắn kết các ảnh với nhau thành câu chuyện mạch lạc, hấp dẫn, gợi cảm xúc. Phóng sự ảnh là thể loại đặc thù, bạn đọc mất ít thời gian mà cảm nhận được hết cái hay cái đẹp. Phóng viên ngoài việc lo chụp ảnh còn phải lo ghi chép tài liệu chính xác để viết phần lời, lo trình bày thiên phóng sự thế nào cho bắt mắt. Trong quá trình thực hiện thiên phóng sự, tác giả phải biết kết hợp nhuần nhuyễn tư duy nội dung với tư duy hình tượng, vừa giỏi chụp, vừa giỏi viết mới mong đạt được chất lượng cao. Muốn có ảnh báo chí chất lượng cao, trước hết chúng ta phải thống nhất yêu cầu đối với ảnh tin và ảnh phóng sự, phóng viên ảnh có khả năng phát hiện cái mới có ý nghĩa tin tức, vừa giỏi kỹ thuật vừa giỏi tạo hình. Nhưng cái yếu nhất hiện nay nằm ở phương pháp chụp. Phương pháp chụp ảnh báo chí không giống với phương pháp sáng tác ảnh nghệ thuật. Ảnh báo chí thuộc phạm trù tin tức với chức năng rõ rệt
  4. thông tin. Yêu cầu đối với thông tin là nhanh, chính xác, lượng thông tin đầy đủ. Phóng viên chụp ảnh để thông tin thì mọi xử lý kỹ thuật phải tuân theo ý nghĩa tin tức và nội dung tư tưởng của sự việc, người chụp dùng phương pháp phóng sự mà cốt lõi là lựa chọn điển hình để xử lý đề tài. Ảnh sáng tác thuộc phạm trù nghệ thuật với chức năng chủ yếu là thẩm mỹ. Người nghệ sĩ cốt sao xây dựng cho được hình tượng nghệ thuật tiêu biểu từ cuộc sống với tính khái quát cao, sức rung cảm lớn, và chỉ bấm máy khi hình tượng trước ống kính ăn khớp với hình tượng tư duy. Ước nguyện vươn tới nghệ thuật là ước nguyện cao qúi. Thực tế cho thấy trong ảnh báo chí cũng như trong ảnh sáng tác có những bức ảnh đạt tới giá trị nghệ thuật đáng được gọi là tác phẩm. Song, do có sự khác nhau về phạm trù và chức năng mà có sự khác nhau về phương pháp thể hiện. Tính nghệ thuật của mỗi loại ảnh do đó cũng có sự khác nhau. Nếu lẫn lộn hoặc đánh đồng, khó có thể chọn đúng ảnh chất lượng cao trong từng lĩnh vực hoạt động nhiếp ảnh.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2