intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Làm gì để tăng năng suất lao động của Việt Nam hiện nay?

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

12
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Năng suất lao động (NSLĐ) là chỉ tiêu đo lường số lượng sản phẩm hoặc giá trị sản phẩm mà một người lao động thực hiện trong một đơn vị thời gian (giờ, ngày, tháng...). Bài viết "Làm gì để tăng năng suất lao động của Việt Nam hiện nay?" chỉ ra những hạn chế, nguyên nhân và đề xuất những giải pháp tăng năng suất lao động ở Việt nam thời gian tới. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Làm gì để tăng năng suất lao động của Việt Nam hiện nay?

  1. LÀM GÌ ĐỂ TĂNG NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY? Nguyễn Thị Lan1 - Vũ Thị Vinh TÓM TẮT: Năng suất lao động (NSLĐ) là chỉ tiêu đo lường số lượng sản phẩm hoặc giá trị sản phẩm mà một người lao động thực hiện trong một đơn vị thời gian (giờ, ngày, tháng…). NSLĐ là yếu tố quyết định đến mức thu nhập và mức sống của người lao động. Cùng với quá trình đổi mới và phát triển kinh tế, thời gian qua, NSLĐ của Việt Nam đã cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, Việt Nam hiện tại vẫn đang có một khoảng cách lớn về NSLĐ giữa các ngành, cũng như khi so sánh với các nước khác trong cùng khu vực. Cải thiện và thúc đẩy tăng NSLĐ là một trong những vấn đề cốt lõi đối với nền kinh tế Việt Nam hiện nay. Tăng NSLĐ chính là yếu tố quyết định tới sức cạnh tranh của doanh nghiệp và của nền kinh tế. NSLĐ cao đồng nghĩa với phát triển nhanh, bền vững, chống tụt hậu so với các nước trong khu vực. Bài viết chỉ ra những hạn chế, nguyên nhân và đề xuất những giải pháp tăng năng suất lao động ở Việt nam thời gian tới. Từ khóa: Năng suất lao động; cơ cấu kinh tế; chuyển dịch cơ cấu lao động. Abstract: Labor productivity is a term for the output of a worker per an unit time (hour, day, month and etc). Labor productivity is a decisive factor to the level of income and living standards of workers. Along with the renovation process and economic development, Vietnam’s labor productivity has improved significantly over time. However, Vietnam currently has a large gap in labor productivity across sectors, as well as in comparison with other countries in the same region. Improving and promoting labor productivity growth is one of the core issues for the Vietnamese economy today. Increasing labor productivity is an importan aspect to the competitiveness of enterprises and the economy. High labor productivity means fast, sustainable development, anti-lagging compared to other countries in the region. The paper identifies the constraints, causes and suggestions for measures to increase labor productivity in Vietnam in the coming time. Key words: Labor productivity, economic structure, labor restructuring. 1. GIỚI THIỆU Năng suất lao động là một chỉ số chính của thị trường lao động, phản ánh tăng trưởng kinh tế bền vững, khả năng cạnh tranh và hiệu quả trong sử dụng lao động của mỗi quốc gia. Theo các chuyên gia kinh tế, khi các động lực tăng trưởng kinh tế đã dần tới hạn, khi cách thức tăng trưởng cũ (chủ yếu dựa vào việc gia tăng vốn đầu tư, thâm dụng lao động chi phí thấp và khai thác tài nguyên...) đã không còn phù hợp, thì đòn bẩy cho tăng trưởng bền vững chính là vấn đề tăng năng suất. Tăng năng suất lao động đang ngày càng đóng vai trò quyết định đối với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Minh chứng là yếu tố này đã đóng góp khoảng 89% tăng trưởng GDP năm 2017, cao hơn khá nhiều so với mức 66,3% giai đoạn 1990-2000 và 61,9% giai đoạn 2000-2012. Nếu không tăng nhanh năng suất lao động, Việt Nam không thể nâng cao tốc độ tăng trưởng GDP. Tuy nhiên, Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, năng suất lao động của Việt Nam năm 2016 chỉ đạt 9.894 USD, tức chỉ bằng 7% của Singapore; 17,6% Malaysia; 36,5% Thái Lan; 42,5% Indonesia; 56,7% Philippines và 87,4% Lào. Dù vậy, năng suất lao động của Việt Nam hiện nay vẫn thấp * Học viện Tài chính, TS. Nguyen Thi Lan . Tel.: +84 912103149, E-mail address: nguyenthilan61@hvtc.edu.vn
  2. PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION 1027 so với các nước trong khu vực. Tính theo PPP 2012, năng suất lao động của Việt Nam năm 2016 đạt 9.894 USD, chỉ bằng 7% mức năng suất của Singapore, 17,6% của Malaysia, 36,5% của Thái Lan. Chênh lệch về năng suất lao động giữa Việt Nam với các nước tiếp tục gia tăng.  Năm 2017, tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức cao và nền tảng kinh tế vĩ mô dần được cải thiện sẽ là cơ sở để duy trì tốc độ tăng trưởng cho năm 2018. Bên cạnh diễn biến tích cực của các chỉ số kinh tế như bội chi ngân sách, nợ công, cán cân thương mại, tỷ lệ lạm phát... nền kinh tế đã có những cải thiện trong hiệu quả đầu tư và năng lực cạnh tranh. Hệ số ICOR năm 2017 đạt 4,93, thấp hơn so với năm 2016 là 5,15. Mặc dù có thể biến động lên xuống do nhiều yếu tố tác động, nhưng rõ ràng đường xu hướng ICOR giảm xuống. Điều này phản ánh hiệu quả đầu tư của nền kinh tế đang dần được cải thiện. Biểu đồ: ICOR của nền kinh tế giai đoạn 2011 - 2017 Nguồn: Tổng cục Thống kê và tính toán của các tác giả 2. NHỮNG HẠN CHẾ KHI TĂNG NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM Thứ nhất, NSLĐ ở các ngành còn thấp, đặc biệt là ngành nông lâm ngư nghiệp máy móc, thiết bị và quy trình công nghệ còn lạc hậu. NSLĐ khu vực nông, lâm, ngư nghiệp có mức tăng bình quân cao nhất, nhưng tốc độ tăng NSLĐ khu vực này vẫn rất thấp, chỉ tạo ra được 33,62 triệu đồng/lao động trong năm 2016 (theo giá hiện hành), bằng 39,78% mức NSLĐ chung của toàn nền kinh tế. Trong khi đó, NSLĐ khu vực công nghiệp - xây dựng và khu vực dịch vụ lớn hơn nhiều lần khu vực nông, lâm, ngư nghiệp, nhưng do tốc độ tăng NSLĐ thấp hơn, nên khoảng cách về NSLĐ giữa khu vực nông, lâm-ngư nghiệp so với hai khu vực này ngày càng được thu hẹp. Bảng 1: NSLĐ và tốc độ tăng NSLĐ của các ngành kinh tế theo giá hiện hành Toàn nền Khu vực nông, Khu vực công nghiệp- Khu vực dịch vụ kinh tế lâm, ngư nghiệp xây dựng Năm Triệu đồng/ Tốc độ Triệu đồng/ Tốc độ Triệu đồng/ Tốc độ Triệu đồng/ Tốc độ lao động (%) lao động (%) lao động (%) lao động (%) 2010 43,99 - 16,33 - 67,47 - 73,68 - 2011 55,21 3,49 22,33 3,87 83,62 3,17 87,73 0,70 2012 63,11 3,06 25,61 2,95 99,94 5,64 94,79 -1,13
  3. 1028 PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION 2013 68,65 3,83 26,39 2,45 107,30 3,28 104,70 3,12 2014 74,53 4,72 28,55 3,40 116,48 5,08 112,38 3,61 2015 79,35 6,68 30,63 7,47 115,99 2,43 118,78 3,96 2016 84,50 4,71 33,62 5,56 114,28 -,79 126,31 4,25 2017 93,2 10,30 35,50 5,59 116,04 1,54 131,26 3,92 Nguồn: Tổng cục Thống kê Thứ hai, chất lượng, cơ cấu và hiệu quả sử dụng lao động còn thấp Đến cuối năm 2017, chỉ có 21,5% lao động cả nước đã qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ, trong đó khu vực nông thôn rất thấp, chỉ khoảng 13%. Cơ cấu lao động theo trình độ đào tạo còn bất hợp lý, thiếu hụt nhân lực là kỹ sư thực hành, công nhân kỹ thuật bậc cao. Kết nối cung cầu trên thị trường lao động còn nhiều bất cập. Tình trạng thất nghiệp ở nhóm lao động trẻ hoặc không phù hợp giữa công việc và trình độ đào tạo còn khá phổ biến. Việc khai thác, sử dụng lao động đã làm việc và học tập ở nước ngoài trở về nước còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, ý thức chấp hành kỷ luật lao động không cao; lao động thiếu các kỹ năng mềm, trình độ ngoại ngữ hạn chế. Đây chính là rào cản lớn cho việc cải thiện NSLĐ. Thứ ba, trình độ tổ chức, quản lý và hiệu quả sử dụng các nguồn lực còn nhiều bất cập. Năng lực quản lý, quản trị doanh nghiệp còn hạn chế; còn một số “điểm nghẽn” về cải cách thể chế và thủ tục hành chính. Tỷ lệ đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) cho tăng trưởng GDP của Việt Nam thời gian qua còn ở mức thấp, giai đoạn 2001-2010 chỉ đạt 4,3%, trong khi Hàn Quốc đạt 51,3%; Ma-lai-xi-a đạt 36,2%; Thái Lan đạt 36,1%, Trung Quốc đạt 35,2%; Ấn Độ đạt 31,1%. Trong giai đoạn 2011-2015, đóng góp của TFP được nâng lên nhưng vẫn ở mức thấp là 33,58%, trong khi đóng góp của vốn là 51,20% và đóng góp của lao động là 15,22%. Tỷ lệ đóng góp của TFP trong tăng trưởng GDP phản ánh trình độ, ý thức tổ chức và quản lý trong sản xuất kinh doanh của lao động Việt Nam còn ở mức thấp chưa đáp ứng được yêu cầu của nền sản xuất hiện đại. Thứ tư, khu vực doanh nghiệp chưa thực sự là động lực quyết định tăng trưởng NSLĐ của nền kinh tế. Qua tính toán từ kết quả Điều tra doanh nghiệp cho thấy, NSLĐ bình quân toàn bộ khu vực doanh nghiệp]  năm 2015 theo giá hiện hành đạt 254,6 triệu đồng/lao động, cao gấp 3,2 lần NSLĐ của toàn nền kinh tế nhưng tăng trưởng thấp hơn so với mức tăng NSLĐ chung: Bình quân giai đoạn 2011-2015, NSLĐ khu vực doanh nghiệp (theo giá hiện hành) tăng 5,1%/năm, trong khi năng suất lao động của toàn nền kinh tế tăng 9,5%/năm. Bên cạnh đó, tốc độ tăng năng suất lao động khu vực doanh nghiệp tăng thấp hơn tốc độ tăng của tiền lương bình quân một lao động khu vực doanh nghiệp. Theo giá hiện hành, giai đoạn 2007-2013 tiền lương bình quân một lao động khu vực doanh nghiệp tăng 16,9%/năm, trong khi năng suất lao động bình quân khu vực này chỉ tăng 12,9%/năm. Điều này cho thấy, tăng tiền lương chưa phản ánh tăng năng suất lao động; tiền lương tăng nhanh và cao hơn so với tăng năng suất lao động chủ yếu do tác động của chính sách điều chỉnh mức lương tối thiểu. Hiện nay, khu vực DN chưa thực sự là động lực quyết định tăng trưởng năng suất lao động của nền kinh tế. Trình độ công nghệ của DN còn lạc hậu, DN tham gia các hoạt động liên quan đến sáng tạo còn hạn chế, chưa tham gia sâu trong chuỗi cung ứng toàn cầu nên chưa tận dụng được tính lan toả của tri thức, công nghệ và năng suất lao động từ các công ty/tập đoàn xuyên quốc gia vào DN trong nước. Thứ năm, NSLĐ của Việt Nam còn ở mức thấp so với các nước khác trong khu vực. Số liệu thống kê cho thấy, năng suất lao động toàn nền kinh tế năm 2017 theo giá hiện hành ước đạt 92,1 triệu đồng, tương
  4. PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION 1029 đương khoảng 4.100 USD/lao động, tăng 5,9% so với năm 2016, cao hơn so với mức tăng bình quân 4,5% giai đoạn 2011- 2016 và cao hơn nhiều so với mức tăng 3,45%/năm giai đoạn 2006-2010. Như vậy, năng suất lao động của Việt Nam đã có sự cải thiện đáng kể, tuy nhiên tốc độ tăng năng suất lao động của Việt Nam hiện nay không thể hiện sự vượt trội so với các nước Đông Á, Đông Nam Á khác và thấp xa so với Trung Quốc trong cùng kỳ (4,7% so với 9,07%). Cụ thể, mức tăng trên chỉ mới bằng 7% năng suất lao động của Singapore; 17,6% của Malaysia và chỉ tương đương với 87,4% của Lào. Bảng 2: NSLĐ của Việt Nam và một số nước, giai đoạn 2001-2016 Đơn vị: USD (giá PPP-2015) Việt Thái Hàn Ma-lai- In-đô-nê- Trung Xin-ga-po Ấn Độ Năm Nam Lan Quốc xi a xi a Quốc 2001 5.838 19.696 59.012 44.320 33.175 14.811 6.976 6.913 2002 6.070 20.302 64.578 46.917 35.266 15.335 7.279 7.445 2003 6.356 21.260 71.413 48.934 37.254 15.867 7.371 8.195 2004 6.666 22.019 82.046 51.000 40.341 16.503 7.458 9.030 2005 6.982 22.598 93.151 53.161 43.572 17.398 8.008 10.092 2006 7.251 23.436 99.042 56.009 46.540 18.067 8.643 11.339 2007 7.540 24.325 107.969 58.830 50.348 18.354 9.347 12.965 2008 7.706 24.232 106.972 60.491 53.105 18.960 9.991 14.314 2009 8.064 23.613 108.785 62.125 51.599 19.399 10.538 15.645 2010 8.330 25.165 123.543 65.999 51.897 19.971 11.616 17.363 2011 8.694 25.093 130.325 67.960 53.740 20.920 12.466 19.086 2012 8.960 26.601 132.466 69.090 55.223 21.954 13.460 20.571 2013 9.304 27.372 136.891 70.739 56.129 22.777 14.145 22.183 2014 9.760 28.211 139.421 72.201 58.539 23.532 14.889 23.783 2015 10.416 29.047 145.721 74.517 60.346 24.620 15.662 25.449 2016 10.945 29.784 152.598 77.317 63.267 25.548 16.407 27.148 Tốc độ tăng trung bình/năm 4,28 2,82 6,65 3,79 4,44 3,71 5.89 9,57 (%) Nguồn: The Total Economy Database Tuy nhiên, khoảng cách tuyệt đối (chênh lệch GDP/lao động giữa các nước) giữa NSLĐ của Việt Nam với hầu hết các nước trong cùng khu vực ở trình độ phát triển cao hơn lại có xu hướng gia tăng. Đáng chú ý là nếu so với Trung Quốc và Ấn Độ, NSLĐ của Việt Nam tăng chậm hơn đáng kể, dẫn đến sự gia tăng khoảng cách tuyệt đối về NSLĐ với hai nước trên. Năm 2006, khoảng cách của Trung Quốc và Ấn Độ về NSLĐ với Việt Nam lần lượt là: 1,19 và 1,56 lần (Việt Nam là 1), thì đến năm 2016 con số này đã tăng lên đến 1,5 và 2,48 lần tương ứng với hai quốc gia. Trung Quốc có sự thay đổi đặc biệt, từ nhóm nước có mức
  5. 1030 PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION NSLĐ trung bình sang nước có mức NSLĐ trung bình khá. Trước năm 2002, NSLĐ của Trung Quốc nằm trong nhóm tương đương với NSLĐ của Việt Nam, Lào hoặc Ấn Độ, nhưng từ năm 2002, NSLĐ của Trung Quốc đã thay đổi nhanh chóng, vượt Phi líp pin, In đô nê xi a và đang dần bắt kịp Thái Lan. Điều đó chứng tỏ, khoảng cách và thách thức ngày càng lớn cho nền kinh tế Việt Nam khi đối mặt với việc bắt kịp mức NSLĐ của các nước. Nguyên nhân chủ yếu của thực trạng trên là do: Quy mô nền kinh tế của nước ta còn nhỏ, xuất phát điểm thấp; cơ cấu kinh tế chậm chuyển dịch, trong khi Việt Nam vừa bao cấp, dựa vào nông nghiệp và lạc hậu, thì các nước phát triển đã có một nền công nghiệp tương đối mạnh cùng với KHCN phát triển cao; trình độ tổ chức, quản lý và hiệu quả sử dụng các nguồn lực còn nhiều bất cập, tăng trưởng chủ yếu dựa vào đóng góp của yếu tố vốn và lao động, đóng góp của TFP còn thấp. Ngoài ra, còn một số “điểm nghẽn” và “rào cản” về cải cách thể chế và thủ tục hành chính chậm được khắc phục. 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP Thứ nhất, có chính sách ưu đãi về đất đai, ưu đãi về thuế, tín dụng... đối với các doanh nghiệp sử dụng dây chuyền công nghệ cao, hiện đại; khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư đổi mới, sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu để tăng năng suất; khuyến khích, tạo thuận lợi, hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực và đội ngũ doanh nhân. Tăng cường công tác thông tin hỗ trợ doanh nghiệp; thúc đẩy nhanh và hiệu quả quá trình cơ cấu lại doanh nghiệp Nhà nước. Thứ hai, Tạo điều kiện và môi trường kinh doanh thuận lợi nhất cho doanh nghiệp, trong đó có khu vực kinh tế tư nhân. Cạnh tranh thị trường công bằng là động lực chính thúc đẩy gia tăng hiệu quả sử dụng nguồn lực, gia tăng năng suất lao động. Vì vậy, tất cả các giải pháp cải cách thế chế, cải thiện môi trường kinh doanh đều hướng đến phát triển các loại thị trường, đảm bảo cạnh tranh công bằng và tăng mức độ cạnh tranh thị trường nhằm tăng hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bố và hiệu quả động năng, là động lực chủ yếu của tăng trưởng kinh tế. Đồng thời, làm cho hoạt động kinh doanh tự do hơn, thuận lợi hơn, an toàn hơn, rủi ro giảm và chi phí giảm,.v.v.. Tăng lợi nhuận cho nhà đầu tư và doanh nghiệp…. Thực hiện các giải pháp cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh hiện có cả về quy mô và cường độ; Đề cao trách nhiệm cá nhân của các Bộ trưởng, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; thúc đẩy, giám sát và tạo sức ép hành chính, sức ép công luận gia tăng tốc độ những chuyển động tích cực ở các bộ, địa phương. Thứ ba, đẩy mạnh cơ cấu lại đầu tư công, khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, tham nhũng, lãng phí, nợ đọng xây dựng cơ bản để nâng cao hiệu quả đầu tư công; đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn đầu tư nhà nước, cải cách quản trị đối với doanh nghiệp nhà nước; đẩy mạnh sắp xếp, cơ cấu lại, giao quyền tự chủ đầy đủ đi đôi với giao trách nhiệm rõ ràng cho các tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập (như y tế, giáo dục, viện nghiên cứu, v.v.). Thứ tư, cần tăng năng suất nội ngành, nâng cấp chuỗi giá trị trong phát triển ngành đối với cả ba ngành, nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ, từ đó thúc đẩy năng suất nội ngành. Các chính sách công nghiệp cần phải được kết hợp, điều phối một cách chặt chẽ và đồng bộ để có hiệu quả cao và đạt được mục tiêu cụ thể trong nâng cấp chuỗi giá trị của các ngành. Trong đó, chú trọng các biện pháp khuyến khích và hỗ trợ ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, thúc đẩy liên kết ngành và liên kết vùng. Thứ năm, Chính phủ cần có những biện pháp củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định và thuận lợi cho tăng năng suất. Các giải pháp chính sách thuộc nhóm này bao gồm cơ cấu lại ngân sách nhà nước trong đó tập trung quản lý nợ công theo hướng bảo đảm an toàn, bền vững; siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính
  6. PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION 1031 - ngân sách nhà nước; củng cố và phát triển hệ thống tài chính tín dụng lành mạnh, tập trung xử lý có hiệu quả các tổ chức tín dụng yếu kém, tiếp tục cơ cấu lại các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu của nền kinh tế một cách căn bản và triệt để, phát triển thị trường tài chính một cách cân bằng hơn; điều hành chủ động, linh hoạt và phối hợp tốt chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa và các chính sách khác, nhất là chính sách điều chỉnh các loại giá, phí do nhà nước quản lý. Theo dự báo của Chính phủ, giai đoạn 2010-2020, lực lượng lao động Việt Nam sẽ chỉ tăng 0,6%/năm, nghĩa là chỉ bằng gần 1/4 mức tăng 2,8%/năm trong những năm 2000 - 2010. Sự gia tăng lực lượng lao động vẫn sẽ tiếp tục đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế nhưng mức độ đóng góp sẽ thấp hơn nhiều so với thập niên trước. Vì vậy, muốn kinh tế tăng trưởng bình quân khoảng 7%/năm, tốc độ tăng năng suất lao động của Việt Nam cần đẩy nhanh 1,5 lần để đạt mức khoảng 6,4%/năm so với mức bình quân 4,1%/ năm trước đây. Theo giới chuyên gia, đây là một thách thức vô cùng lớn, bởi khả năng nâng cao năng suất nhờ tái phân bổ lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ tất yếu sẽ suy giảm theo thời gian. Hiện nay, thị trường lao động đang có xu hướng dần thắt chặt. Giá lao động tại Bangladesh và Campuchia sau khi điều chỉnh tỷ giá hiện nay đều thấp hơn Việt Nam. Rõ ràng, một khi chi phí nhân công và giá cả tăng lên thì Việt Nam bắt đầu trở nên kém hấp dẫn đối với các nhà đầu tư FDI (Foreign directed investment). Để giữ nhịp tăng trưởng đạt được trong thời gian qua, Việt Nam cần bù đắp sự suy giảm lợi thế cơ cấu dân số vàng bằng cách tăng năng suất của nền kinh tế. Thời gian tới, Việt Nam cần phải nâng cao năng lực DN trong nước thông qua các dự án phát triển công nghiệp phụ trợ, phát triển nhà cung cấp cho cả DN trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, cần khuyến khích tăng cường cơ chế hợp tác, liên kết giữa DN trong nước và DN FDI. Việc thu hút FDI hiện nay thông qua nhiều công cụ ưu đãi nhưng cần phải gắn chặt với việc tạo dựng mạng lưới cung cấp trong nước... 4. KẾT LUẬN NSLĐ là một chỉ số chính của thị trường lao động, phản ánh tăng trưởng kinh tế bền vững, khả năng cạnh tranh và hiệu quả trong sử dụng lao động của mỗi quốc gia. Tăng NSLĐ đang ngày càng đóng vai trò quyết định đối với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Nhiệm vụ tăng NSLĐ cần được thực hiện không chỉ bởi các chính sách khuyến khích của nhà nước, doanh nghiệp mà còn phải được xuất phát từ ý thức trách nhiệm với cộng đồng của bản thân mỗi lao động trong nền kinh tế. Tăng NSLĐ sẽ là chìa khóa vàng mở ra thời đại phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam. 5. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] TS. Nguyễn Thị Tuệ Anh (2018), Tác động lan tỏa năng suất của đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam; [2] TS. Lê Văn Hùng (2017), FDI và tăng trưởng năng suất lao động ở Việt Nam - Ngụ ý đối với dòng vốn FDI từ EU; [3] Viện Nghiên cứu Toàn cầu McKinsey (2012), Giữ nhịp tăng trưởng bền vững tại Việt Nam: Thách thức về năng suất. [4] Tổng cục Thống kê (2016), Năng suất lao động của Việt Nam: Thực trạng và giải pháp; [5] Tạp chí tài chính số 15/12/2017 [6] Quyết định số 339/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013 - 2020.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2