intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Làm gì khi bị bàng quang cấp

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

71
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bàng quang là một bộ phận quan trọng trong hệ thống tiết niệu của con người, là nơi chứa nước tiểu từ thận chảy xuống. Khi bàng quang bị bệnh sẽ ảnh hưởng rất lớn đến các chức năng của hệ tiết niệu, trong đó viêm ngược dòng từ bàng quang lên thận là một nguyên nhân gây nên viêm thận, suy thận.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Làm gì khi bị bàng quang cấp

  1. Làm gì khi bị bàng quang cấp? Bàng quang là một bộ phận quan trọng trong hệ thống tiết niệu của con người, là nơi chứa nước tiểu từ thận chảy xuống. Khi bàng quang bị bệnh sẽ ảnh hưởng rất lớn đến các chức năng của hệ tiết niệu, trong đó viêm ngược dòng từ bàng quang lên thận là một nguyên nhân gây nên viêm thận, suy thận. Nguyên nhân Có nhiều nguyên nhân gây nên viêm bàng quang cấp như sỏi thận, sỏi niệu quản hoặc do sỏi bàng quang. Viêm bàng quang cấp cũng có thể do thăm khám hoặc thực hiện các thủ thuật bằng dụng cụ không được vô khuẩn tuyệt đối của các nhà chuyên môn, hoặc cũng có trường hợp bàng quang bị tổn thương do sinh hoạt tình dục quá độ... Tuy nhiên, nguyên nhân do vi khuẩn đóng một vai trò đáng kể. Có nhiều loại vi khuẩn gây viêm bàng quang, có loại do đi ngược dòng nước tiểu, có loại từ máu đi qua thận rồi xuống bàng quang (vãng khuẩn huyết, nhiễm khuẩn huyết). Hầu hết các loại vi khuẩn Ảnh minh họa gây viêm bàng quang là vi khuẩn họ đường ruột, với chủ yếu là E.coli, sau đó là các vi khuẩn proteus mirabilis, kelbsiela pneumoniae, enterobacter, citrobacter, serrater. Có một số vi khuẩn có độc tính rất cao cũng rất có khả năng gây nên viêm bàng quang và rất khó khăn cho việc điều trị, bởi vì chúng có khả năng kháng nhiều thuốc kháng sinh như: trực khuẩn mủ xanh (pseudomonas aeruginosa), tụ cầu vàng
  2. (S.aureus), tụ cầu hoại sinh (S.saprophyticus), tụ cầu da (S.Epidermidis). Ngoài ra còn phải kể đến một số vi khuẩn thường ngày cộng sinh ở đường sinh dục nhưng khi xâm nhập vào hệ tiết niệu chúng cũng có khả năng gây bệnh như: corynebacterium hoffmani, tụ cầu da (S.epidermidis), liên cầu đường ruột (enterococcus)... Muốn biết viêm bàng quang do loại vi khuẩn gì, việc xét nghiệm nước tiểu là hết sức quan trọng. Nước tiểu phải lấy lúc sáng sớm vừa ngủ dậy, lấy nước tiểu giữa dòng vừa để nhuộm tìm bạch cầu, hồng cầu, trụ niệu, trụ hạt hoặc làm phản ứng (test) xác định LN (lymcocyt - nitrit). Nước tiểu lấy theo kỹ thuật này cũng được dùng để xét nghiệm nuôi cấy tìm vi khuẩn bằng phương pháp cấy đếm, xác định vi khuẩn và làm kháng sinh đồ tìm độ nhạy cảm của vi khuẩn với kháng sinh giúp cho việc chọn lựa kháng sinh thích hợp hơn trong điều trị. Để nuôi cấy xác định vi khuẩn, cần lấy nước tiểu đúng quy cách và tuyệt đối vô khuẩn thì kết quả mới đáng tin cậy, vì vậy cần lưu ý đến khâu lấy nước tiểu ở phụ nữ và trẻ nhỏ. Triệu chứng Bệnh viêm bàng quang cấp tính là một bệnh thường xảy ra đột ngột, trong đó có một số triệu chứng có thể làm cho người bệnh dễ nhận biết mình đang lâm bệnh. Viêm bàng quang cấp tính là loại hay gặp nhất trong các loại viêm đường tiết niệu dưới (niệu quản, bàng quang, niệu đạo). Thương tổn chủ yếu xảy ra tại niêm mạc bàng quang với các hình thái phù nề, sung huyết có khi gây xuất huyết. Các triệu chứng thường xảy ra đột ngột như tiểu buốt kèm theo đau dọc theo từ niệu đạo lên bàng quang. Đau và buốt trong suốt thời gian đi tiểu và còn kéo dài sau khi tiểu hết nước tiểu trong nhiều phút. Do niêm mạc bàng quang bị viêm nên rất dễ bị kích thích do đó số lần đi tiểu tăng lên làm cho bệnh nhân lúc nào cũng buồn đi tiểu. Tuy vậy, do mỗi lần
  3. đi tiểu gây buốt nên người bệnh tiểu không hết nước tiểu phải tạm dừng vì đau và buốt (gọi là đái dắt). Lúc bị bệnh viêm bàng quang cấp, người bệnh thường có cảm giác tức ở vùng dưới rốn (vùng tương ứng với vị trí của bàng quang). Mặc dù viêm bàng quang do nhiễm trùng nhưng ít khi sốt cao mà chỉ sốt nhẹ (hoặc không sốt) nên người bệnh không cảm nhận được. Nước tiểu thường đục ở đầu bãi hay toàn bãi, đôi khi nước tiểu có máu, gọi là đái máu (hoặc đái máu đại thể hoặc đái máu vi thể). Đái máu đại thể là đái ra máu cùng với nước tiểu mà ngay người bệnh cũng nhận biết được. Đái máu vi thể là đái ra máu nhưng mắt thường không thể nhìn thấy mà phải làm xét nghiệm soi kính hiển vi tìm hồng cầu trong nước tiểu mới phát hiện được. Chính triệu chứng đái máu đại thể làm cho người bệnh hốt hoảng, lo sợ không hiểu mình đang mắc bệnh gì. Viêm bàng quang cấp gặp ở nữ nhiều hơn nam giới, bởi vì ở nữ giới ngoài việc cấu tạo của niệu đạo ngắn thì lỗ đái gần với bộ phận sinh dục ngoài nên vi sinh vật rất dễ theo đường niệu đạo đi lên gây viêm bàng quang (người ta gọi là viêm bàng quang ngược dòng). Tuy nhiên đối với nữ giới, trong những ngày hành kinh và sau hành kinh vài ba ngày trong nước tiểu có thể còn lẫn một ít hồng cầu, do vậy khi xét nghiệm nước tiểu cho phụ nữ nên hỏi kỹ vấn đề này. Viêm bàng quang cấp, ngoài các triệu chứng lâm sàng thì siêu âm, chụp X- quang, xét nghiệm nước tiểu, nội soi bàng quang là hết sức cần thiết. Nếu viêm bàng quang cấp tính mà không chẩn đoán sớm và điều trị đúng phác đồ thì rất dễ trở thành viêm bàng quang mạn tính. Thông thường do người bệnh ngại đi khám hoặc ngại không nói cho người thân, người nhà biết nhất là những trường hợp vừa mới thành hôn (do sinh hoạt tình dục nhiều và lại
  4. không đảm bảo vệ sinh) hoặc người cao tuổi, vì vậy bệnh dễ trở thành mạn tính. Viêm bàng quang mạn tính thường xảy ra nhiều lần trong một năm với những triệu chứng tương tự như viêm bàng quang cấp tính nhưng âm ỉ hơn. Do viêm nhiễm bàng quang lâu ngày nên thành của bàng quang bị dày lên, xơ hóa làm cho tính đàn hồi của bàng quang bị suy giảm mỗi lần co bóp để tống nước tiểu ra ngoài, đặc biệt ở người cao tuổi nên sẽ có hiện tượng đái són. Nên làm gì? Khi nghi bị viêm bàng quang cấp cần bình tĩnh và nên đi khám ở cơ sở y tế càng sớm càng tốt. Khi người bệnh đi khám bệnh, thầy thuốc sẽ xác định căn nguyên gây nên viêm bàng quang cấp, để điều trị và hướng dẫn cho người bệnh các biện pháp phòng ngừa cần thiết. Viêm bàng quang cấp hầu hết do vi khuẩn, vì vậy cần vệ sinh sạch sẽ hàng ngày đối với bộ phận sinh dục ngoài, nhất là nữ giới. Cần vệ sinh bộ phận sinh dục ngoài sạch sẽ trước và sau khi quan hệ tình dục. Đối với nữ giới cần lưu ý mỗi lần vệ sinh bộ phận sinh dục ngoài cần dội nước từ trước ra sau để tránh nước bẩn chảy vào bộ phận sinh dục và lỗ đái. Khi có bệnh viêm đường sinh dục - tiết niệu cần điều trị dứt điểm không để mầm bệnh lây lan đến bàng quang và hệ thống tiết niệu nói chung. Những bệnh như viêm niệu đạo, âm đạo, bàng quang do lậu cầu khuẩn hoặc E.coli hoặc chlamydia hoặc mycoplasma... là những vi khuẩn cần chọn kháng sinh thích hợp để điều trị, nếu không, kết quả sẽ không được như ý muốn. Vì vậy người bệnh phải được điều trị theo đơn của bác sĩ khám bệnh và thực hiện một cách nghiêm túc, không tự tiện thay đổi thuốc, không tự động thay đổi liều lượng thuốc kháng sinh hoặc không được ngưng điều trị khi thấy hết triệu chứng viêm bàng quang cấp.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2