intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Làm thế nào để hạnh phúc?

Chia sẻ: Hoàng Bình Nguyên | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:15

156
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hạnh phúc là một nhu cầu thiết yếu với mọi con người chúng ta. Chúng ta đã có một sự sống thì ai cũng có mưu cầu cho mình được hạnh phúc. Nhưng mà để xác định cho mình đâu là hạnh phúc đích thực, thì điều này con hơi mơ hồ đối với chúng ta. Khi chúng ta thành gia, lập thất, chúng ta thường chúc tụng với nhau là : “trăm năm hạnh phúc”. Nhưng liệu hai chữ hạnh phúc đó có được trăm năm hay không? Và chính những người đó có hiểu hết giá trị và ý nghĩa của hai chữ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Làm thế nào để hạnh phúc?

  1. Hoàng Bình Nguyên 0972.792.759 Email: Hoangbinhnguyen2009@gmail.com Eakar - Daklak HẠNH PHÚC Hạnh phúc là một nhu cầu thiết yếu với mọi con người chúng ta. Chúng ta đã có một sự sống thì ai cũng có mưu cầu cho mình được hạnh phúc. Nhưng mà để xác định cho mình đâu là hạnh phúc đích thực, thì điều này con hơi mơ hồ đối với chúng ta. Khi chúng ta thành gia, lập thất, chúng ta thường chúc tụng với nhau là : “trăm năm hạnh phúc”. Nhưng liệu hai chữ hạnh phúc đó có được trăm năm hay không? Và chính những người đó có hiểu hết giá trị và ý nghĩa của hai chữ hạnh phúc hay không? Tôi muốn chia sẻ với tất cả mọi người những thứ hạnh phúc rất là đời thường. Để giúp cho chúng ta có được cuộc sống tốt hơn và hạnh phúc đích thực hơn. Bởi vì đôi khi chúng ta đi tìm hạnh phúc, nhưng trên con đường đi tìm hạnh phúc đó thì chúng ta lại rất đau khổ, mà chúng ta lầm tưởng đó là hạnh phúc. Để hiểu nội dung này chúng ta phải hiểu được hai chữ hạnh phúc. Đây là một từ rất trừu tượng với con người chúng ta. Chúng ta đều biết hạnh phúc là cái đó. Khái niệm nó là như vậy? Nhưng để giải thích thì không thể giải thích rõ nghĩa được. Cuốn từ điển Việt nam định nghĩa rằng: “ Hạnh phúc là khi người đó thành tựu tất cả những ước mơ”. Như vậy: thử hỏi trong tất cả những người trên thế giới này ai thành tựu được các ước mơ? Chúng ta nên nhận thức rằng: Trong cuộc đời của chúng ta, không ai có thể thành tựu được tất cả các ước mơ. Xin nói rằng: Một người nào mà thành tựu được 70-80% ước mơ thì người đó đã hạnh phúc lắm rồi. Tùy mỗi người, có người thành tựu 10%, có người 20%. Và thậm chí có những người trong suốt cuộc đời của mình cũng không thành tựu được ước mơ nào, dù chỉ là một ước mơ nhỏ. Tùy vào khả năng của mỗi người, nhưng được 70% là tốt lắm rồi, chứ nói gì đến 100%. Vì vậy để hiểu được ý nghĩa hạnh phúc và tìm được con đường hạnh phúc, thực sự thì điều đó nó không xa vời, nó chỉ cái gí ở xung quanh cuộc sống của chúng ta thôi. Nó là những gì nằm trong tầm tay của chúng ta. Nhưng có khi chúng ta mơ mộng qua xa xôi để chúng ta quên đi thực tế này. Điều này chúng ta cần phải suy nghĩ. Vì vậy về ý nghĩa của hạnh phúc nó không có một ý nghĩa nào để xác định chính xác, riêng biệt của bất cứ một ai? Nó chỉ là từ có khái niệm chung chung như vậy. Và tùy vào cái sở thích, nguyện vọng của mỗi con người, mà mỗi con người hình dung, thiết lập cho mình những ước mơ và hạnh phúc khác nhau. 1
  2. Hoàng Bình Nguyên 0972.792.759 Email: Hoangbinhnguyen2009@gmail.com Eakar - Daklak Hạnh phúc của người này không là hạnh phúc của người kia. Bởi vì mỗi ước mơ của chúng ta không ai giống ai hết. Có người được cái này mới gọi là hạnh phúc, Có người được cái kia mới gọi là hạnh phúc. Có người khi được đáp ứng tình yêu là hạnh phúc, Có người khi có tiền là hạnh phúc, có người khi có danh là hạnh phúc, có người khi được đẹp là hạnh phúc,…. Tùy mỗi con người chúng ta có khả năng và tư duy thiết lập hạnh phúc theo quan điểm sở thích của mỗi con người. Thành ra không thể đem hạnh phúc của người này so sánh với người kia được. Có những người tận hưởng tất cả những gì mà mưu cầu các giác quan của chúng ta, thì đó là hạnh phúc. Những người tận hưởng được một bài nhạc hay hoặc những người làm được thật nhiều việc thiện thì cảm thấy hạnh phúc. Còn có những người say nồng trong cơn rượu say thì người ta cho đó là hạnh phúc. Thậm chí có những người nô lệ tình ái, bỏ tất cả những gì chúng ta đang có, người ta thấy rằng đua đòi với những cái đó, người ta cũng cho là hạnh phúc. Tất cả tùy thuộc vào từng quan niệm của mỗi con người mà chúng ta có các định nghĩa hạnh phúc khác nhau. Có những người cho mình tận hưởng tất cả khả năng của mình là hạnh phúc. Có những người đem tâm hồn củ mình phuc vụ mọi người là hạnh phúc. Trong cuộc sống ta thấy rằng: Người cha, người mẹ vất vả, cực nhọc bản thân , ước nguyện cho con mình lớn lên, học hành đến nơi đến chốn, dù có như thế nào đi chăng nữa. Nhưng khi đứa con thành đạt thì cha mẹ cảm thấy rất hạnh phúc. Có những người chịu hàm oan, thương một người nào đó, cho một tập thể, một gia đình, chấp nhận sự hàm oan, và người ta cho đó là hạnh phúc. Ngày xưa Lê Lai, Lê lợi, Khi Lê Lai hóa trang thế Lê Lợi, để Lê Lợi giữ được tinh thần chiến sĩ, để chiến đấu. Khi bị bao vây trên núi Duy Linh và nếu như Lê Lợi không ra đầu hàng thì sẽ không có một ai sống sót hết. Cuối cùng Lê Lai giả trang thế Lê Lợi để cuối cùng chấp nhận chết. Và Lê Lai lấy cái chết đó làm vinh quang. Vậy chúng ta thấy mỗi người lấy một lý do khác nhau làm tiêu chuẩn. Chúng ta là một con người sống trong xã hội thời hiện đại này. . Vậy chúng ta lấy đâu là tiêu chuẩn của hạnh phúc? Tôi có thể nói rằng: Tất cả các bạn sinh viên ở đại học Tây nguyên này còn hạnh phúc hơn bao nhiêu người khác trên thế giới. Dẫu như ai là người đau 2
  3. Hoàng Bình Nguyên 0972.792.759 Email: Hoangbinhnguyen2009@gmail.com Eakar - Daklak khổ nhất trong cái trường này, thì tôi vẫn cho đó là người hạnh phúc hơn nhiều triệu con người khác. Tại vì nhiều khi chúng ta không thấy mình hạnh phúc, bởi vì mình mưu cầu cao quá, cho nên mình bỏ đi hạnh phúc mình đang có. Ví dụ: Bây giờ chúng ta có đôi mắt. Chúng ta thấy được người này, người kia, thấy được tất cả mọi thứ. Nếu tổi chỉ cần có đôi mắt thôi, tôi đã hạnh phúc hơn bao nhiêu triệu người mù trên thế gian này. Tôi có đôi tay này, tôi sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn bao nhiêu triệu người mà không có cánh tay này. Tôi có đôi chân này, tôi cảm thấy hạnh phúc hơn bao nhiêu người không có chân phải di chuyển bằng xe lăn,…. Và thậm chì là hôm nay tôi có một bữa ăn no, tôi đã cảm thấy hạnh phúc hơn bao nhiêu triệu con người đang chết đói trên trế gian này. Nhưng mà chúng ta đang thấy đó, chúng ta đong có tất cả, nhưng tất cả chúng ta đều cảm thấy khổ đau, chán trường, buồn nản, rồi con người chúng ta buông mình trong ma túy, gái dam, rượu chè, trong tất cả mọi tệ nạn để chúng ta giảm streets, để chúng ta thế này thế khác. Nếu chúng ta bị rơi vào trong trường hợp như thế! Thì chúng ta lấy gì để giảm street? Trong khi chúng ta có rất đầy đủ. Tại sao chúng ta không tìm những cái mà mình có được, để mình dung bồi hạnh phúc đích thực cho cuộc đời mình. Mà chúng ta lại đi hưởng cầu như vậy? Xin thưa tất cả mọi người rằng: “ Bản chất của con người là tham vọng”. Vì vậy bản thân mỗi con người chúng ta trên cuộc đời này, lúc nào cũng lấy khổ làm vui. Những thứ chúng ta cho là vui, thì người trí, người hiểu biết xem như là những vấn đề rất là đau khổ mà chúng ta cho là vui. Ma túy vui không? Rượu chè vui không? Không vui! Nhưng những người nghiện ngập trong ma túy, rượu chè cảm thấy có ma túy,rượu chè là thần tiên nhất trên cuộc đời này . Nhưng nó không vui tí nào. Nhiều khi uống ly rượu vào mất tự chủ, gây ra hậu quả nghiêm trọng. Chúng ta thấy bài bạc vui không? Nhiều khi chúng ta bán cả nhà đi để chơi bài bạc, vợ con không còn nhà ở, sự nghiệp chúng ta trắng tay, thử hỏi rằng như thế có vui không? Như vậy chúng ta cần nhận thức ra rằng: Nhân tố mình cảm thấy vui là nhân tố đau khổ! Và chính như vậy các bậc thánh nhân mới nói rằng: “ tất cả mọi người đều lấy khổ làm vui cả”. Và chúng ta cần xét lại mình, có phải là mình đang lấy khổ làm vui không? Như vậy mình có quá 3
  4. Hoàng Bình Nguyên 0972.792.759 Email: Hoangbinhnguyen2009@gmail.com Eakar - Daklak nhiều hạnh phúc sao mình lại bỏ nó qua một bên. Cho nên tôi nhớ câu chuyện như thế này: Có một ông già đi mua giày, khi ông đến nơi bán giày thì ông chọn một đôi giày, không biết chọn như thế nào mà đôi giày nhỏ hơn đôi chân của ông. Vì vậy khi ông đó đi vào thì nó chật, nó bó, nó rất là đau, nhưng ông lại thích đôi giày như vậy? nên khi ông mang nó vào, khi mà ông đi đôi giày đó về thì bàn chân ông sưng lên và rất là đau. Đến khi đó thì ông cởi đôi giày đó ra, khi cởi ra ông cảm thấy rất thoải mái, nhẹ nhàng, sảng khoái. Lúc đó ông mới nghĩa là: vì đôi giày nên mình được sảng khoái như thế! Vì vậy khi nào ông cần sảng khoái thì ông đi đôi giày này, sau đó ông cởi đôi giày này ra để tìm lại cảm giác thoải mái. Chúng ta có cảm thấy mình chính là ông già đó không? Có những lúc mình tìm vui bằng cách đó. Nếu như trong cuộc đời mà chúng ta không có sự tu học thì đến chết chúng ta vẫn loay hoay đi tin hạnh phúc như ông già mua giày đó. Vì vậy ở đây tất cả chúng ta không có hạnh phúc đích thực là tại và chúng ta quá tham và chúng ta không nhìn nhận những gì mình đã có. Và không bằng lòng với thực tại của chính mình, và vì vậy chúng ta mới than khổ. Có phải bây giờ chúng ta là khổ không? Có phải bây giờ chúng ta nghèo đói không? Có phải bây giờ chúng ta xấu lắm không? Chúng ta hãy nhìn lại một qua khứ từ lịch sử cho đến giờ. Cúng ta sẽ thấy rằng bây giờ chúng ta đang hạnh phúc gấp trăm lần so với ngày xưa mà mình vẫn than khổ. Rất nhiều người than phiền rằng: Bây giờ khó khăn quá! khó kiếm ra đồng tiền quá! nhưng đó không phải là nguyên nhân. Mà là chúng ta cho mình như cầu lớn quá. Hồi xưa khi mình còn đi học cấp I, đi học mà được cho 500 đồng cũng đủ, chúng ta còn ước rằng ngày nào cũng được như thế thì tốt biết bao. Và cảm thấy có số tiền đó rất hạnh phúc. Nhưng khi lên cấp II cha mẹ cho 1000 hay 5000 đồng, chúng ta tiêu xài vẫn đủ và chúng ta thấy hạnh phúc lắm rồi. Nhưng khi lên cấp III thì có các mối quan hệ khác, Chúng ta biết làm đẹp bản thân chúng ta, từ quan niệm đó thì mỗi ngày chúng ta đi học cha mẹ cho 10.000 đồng. Nhưng vẫn không đủ. Tuy nhiên cha mẹ vẫn cố gắng lao động để sắm cho con mình những đồng hồ, hoa tai, giày dép xịn, không chỉ dùng ở đó. Còn tiền bạn, tiền đi chơi, tiền đi sinh nhật. Rồi khi lớn lên nhu cầu là một gia đình thì lúc này không phải là 10.000 đồng hay 100.000 đồng nữa, mà lúc này cha mẹ 4
  5. Hoàng Bình Nguyên 0972.792.759 Email: Hoangbinhnguyen2009@gmail.com Eakar - Daklak phải cho 100.000.000 đồng để làm vốn. Như vậy khi chúng ta cố tiền để xây nhà rồi, chúng ta còn có nhu cầu về ti vi, tủ lạnh, điện thoại, xe máy,… Như vậy chúng ta không biết mình đủ chứ không phải cuộc sống làm cho mình quá khổ. Chúng ta ước mơ quá lớn chứ không phải cuộc đời này không kiếm ra tiền. Vì nhu cầu của mình quá lớn nên tự chính bản thân ta đẩy chúng ta vào đau khổ. Có những người đua đòi quá sức để đẩy mình vào tệ nạn xã hội. Đây là chính thực tế, đòi hỏi chúng ta phải nhìn nhận đúng để khác phục những nhược điểm này. Chúng ta quá diễm phúc, quá hạnh phúc mà chúng ta không biết giữ gìn Trong cuốn sách hạt giống tâm hồn có câu chuyện như sau: Một cô gái có vết sẹo trên mặt, cộ bị tai nạn trong thời kỳ cô học lớp 4, và vết sẹo này dài từ gò má đến xuống dưới cằm. Cộng thêm nữa là cô bị cận thị nên buộc lòng cô phải đeo một đôi kính rất là dày cộm, tóc của cô gái lại quăn. Từ những điều đó cô rất mặc cảm với vết sẹo trên mặt, Cặp kính cận và mái tóc quăn. Cô rất mặc cảm và cô không bao giờ soi gương, vì mỗi lần soi gương cô cảm thấy cô buồn và cô khóc. Cố rất ngại tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Cô nhận ra rằng mình rất xấu, cô cho rằng mình là người rất xấu trên cuộc đời này. Cô luôn nghĩ rằng không ai nhìn mình, ai cũng bỏ mặc mình. Nhiều lần cô thử đi dạo hội cà cô thấy rằng hình như không ai nhìn cô, và không bao giờ mời cô khiêu vũ cũng không ai đến để nói chuyện với cô. Từ như thế cô cảm thấy tủi thân và nghĩ mình xấu. Mỗi lần mà gia đình xen chương trình truyền hình, đặc biêt là những chương trình thi sắc đẹp như: Hoa hậu thế giới, thì không bao giờ cô xem. Vì khi đó lòng tủi thân dâng lên, cô lại khóc. Và cô nghĩ cuộc đời của cô sẽ dìm chết trong sự đau khổ này. Cô nghĩ cuộc đời này không có ý nghĩa và cô nghĩ mình phải thay đổi cuộc đời mình bằng cách: cắt tóc để coi được một chút. Thay đổi cái kính sao cho đẹp một chút, và ăn mặc thời trang sao cho đẹp với mọi người. Để cô có thể khắc phúc được những cái mà khuyết điểm của mình. Nhưng cô vẫn chưa tự tin về những cái đó. Sau đó cô đến trung tâm phẫu thuật thầm mỹ. Cô muốn nhờ bác sĩ xóa vết sẹo trên mặt của cô. Sau khi nhìn cô gái, bác sỉ hỏi: “ Cô có phải làm người mẫu hay không?”. Cô gái vô cùng chới với,cô cảm thấy ông này như đang chêu tức cô. Nghe một lời đó cô cảm thấy khó chịu trong người. Cô cảm thấy bực tức vô cùng. Chúng ta phải hiểu 5
  6. Hoàng Bình Nguyên 0972.792.759 Email: Hoangbinhnguyen2009@gmail.com Eakar - Daklak câu hỏi đó như thế nào! Ông bác sĩ nhìn thấy cô đẹp như thế nào thì mới hỏi là: “ Cô có phải là người mẫu không?”. Chứ không bao giờ ông bác sĩ này thấy cô gái này xấu xí mà lại hỏi có phải người mẫu không? Đây là lời chân thành của bác sĩ mà cô gái này không nhận ra. Và cô này cứ ôm mặc cảm trong lòng nên cứ nghĩ là ông ta đang sỉ nhục mình. Và cô ta mới nói trong bực tức và trong nước mắt: “ Ông chêu đùa tôi đó hả? tôi đã rất buồn vì tôi xấu xí. Hôm nay tôi đến đây là muốn nhờ ông xóa vết sẹo, chứ không phải tôi đến để ông sỉ nhục tôi”. Vị bác sĩ nói với giọng nghiêm nghị.: “ Nếu không vì nghề nghiệp của cô là ngừời mẫu, thì tôi sẽ không xóa vết sẹo cho cô. Cô đừng bao giờ cô nghĩ là cô xấu,cô đang đẹp theo cái cách riêng của cô mà cô không biết. Cô có nhớ những người nổi tiếng trên thế giới đều có những khiếm khuyết không? Và những khuyết điểm đó khiến họ tuyệt vời hơn, Vì những khuyết điểm đó mới chứng minh rằng: họ chính là con người”. khi này thì cô gái mới nhìn vào gương. Và đây là lần đầu tiên cô nhìn vòa gương với con mắt khách quan. Và cô nhận ra rằng: “ Vì trước đây mình cứ lấy vệt sẹo làm tự ti, và chính vết sẹo này khiến mình đau khổ hoài, và mình không làm được bất cứ việc gì? Và mình không tự tin.” Và từ đó cô thay đổi cách sống, cô thấy mọi người đều quý mến cô. Câu nói của bác sĩ rất là hay: Làm một con người thì không ai có thể hoàn chỉnh như bức tranh vẽ được. Và chính những thứkhiếm khuyết như vậy mới nói lên rằng: ta là con người, mà là con người khi “ Nhân vô thập toàn”. Trong khi chúng ta cứ nhìn vào cái khiếm khuyết rồi khiến chúng ta mặc cảm. Để rồi chúng ta bỏ hết những gì mình có, mà trong khi người ta đâu có để ý những cái đó. Người ta đến với mình vì công việc chứ có phải là người ta không đến với mình vì vết sẹo đâu. Trong cuộc sống nhiều khi mình không thừa nhận những gì mình sẵn có. Mình chỉ vì những cái nhỏ nhặt đó mà mình bỏ hết những thứ trên cuộc đời vậy sao? Nhiều gia đình vì vợ chồng xích mích với nhau mà chúng ta từ bỏ tất cả. Chúng ta phải hiểu rằng: Không phải mình có người vợ là hạnh phúc tất cả, không phải có người chồng là hạnh phúc tất cả. chúng ta đau khổ, khóc lóc với những người hy sinh cho mình còn đáng. Chứ mình khóc lóc đau khổ với những người không cho chút nhân tính, không có tình người như vậy, thì tội gì ta 6
  7. Hoàng Bình Nguyên 0972.792.759 Email: Hoangbinhnguyen2009@gmail.com Eakar - Daklak phải khóc với họ. Nhiều người còn có ý định chết đi vì những việc như thế! Thử hỏi rằng cái chết của chúng ta có ý nghĩa gì? Tôi đồng tình với cái chết, nhưng chết làm sao cho xứng đáng. Chết vì một lý tưởng như anh Nguyễn Văn Trỗi thì được, chứ chết vì những điều như vậy thì phí một kiếp người quá. Cho nên chúng ta hãy đứng lên một cách mạnh mẽ. Vì mình phải mạnh mẽ thì ta mới thấy cái đúng. Đừng vì một người mà ta sống khổ đau như vậy. Đời chúng ta con nhiều lợi ích lắm, ít nhất thì chúng ta còn bảo vệ được chính mình chứ. Còn các con, vì lợi ích cho cộng đồng, xã hội chứ! Tại sao vì những con người thiếu lương tâm đó mà chúng ta phải phế bỏ mình. Chúng ta hãy trân trọng và giữ lấy những gì mình đang có. Đừng vội vàng mà đẩy mình vào trong ngõ cụt, đừng nuôi nhưng ước vọng không chính đáng để rồi ta làm khổ cho mình và cho người. Chúng ta phải hiểu giá trị hạnh phúc từ những cái đó. Cuộc đời chúng ta là tương đối. Như vậy nếu chúng ta không biết trân trọng những cái gì mình đang có, mà để đánh mất những gì mình đang có. Vì chúng ta kém hiểu biết, kém thông minh, nên chúng ta không biết phải làm gì ? Con người do có ham muốn nhiều nên gây ra đau khổ. Ít ham muốn thì thân được tự tại. Có phải là khi chúng ta ước mơ cái gì đó nhưng chúng ta không được thì chúng ta khổ. Có phải chúng ta không sánh được với người nên chúng ta khổ. Dường như tất cả những điều này là do khao khát, ước muốn của chúng ta mà nó sinh ra phải đày đọa và khổ sở bản thân. Có những người qua sung túc với cuộc đời nhưng vẫn than là mình đau khổ. cho nên theo tôi nghĩ : Trong cuộc đời này chúng ta hơn nhau không phải là nhà 1 lầu hay nhà 10 lầu. Mà hơn nhau ở chỗ con người nào có an lạc hơn. Anh nhà 10 tầng nhưng anh đày đoạ anh suốt cuộc đời thì anh cũng không thể an nhàn hơn người nhà 1 tầng được. Anh nhà giàu làm được cả đống vàng. Nhưng khi chết có mang đi được không? Nhiều khi chúng ta làm mà không biết chúng ta làm để làm gì? tiền thật là nhiều cũng chẳng biết để làm gì? Tham cho thật nhiều cũng chẳng biết để làm gì? Nhưng rồi không ăn, không ngủ được với những thứ vô duyên này. Mà đời xài cũng chẳng được bao nhiêu nữa. Chúng ta phải biêt đủ, Biết đủ ở đây không phải mang nghĩa tiêu cực. Mình biết rằng hoàn cảnh không cho mình hơn nữa, thì trong hoàn cảnh đó mình hài lòng với tự tại mà không giận hờn, không oán trách, đau khổ, 7
  8. Hoàng Bình Nguyên 0972.792.759 Email: Hoangbinhnguyen2009@gmail.com Eakar - Daklak không ghen tuông, không đố kỵ. Nói thì rất dễ, nhưng thử hỏi rằng bao nhiêu người trên thế gian này biết đủ ? Con người chúng ta còn có nhữngc tật xấu như sau: Chị hạnh phúc hơn tôi! nhưng bà kia nhìn thấy mình thì bà ấy lại nói: ‘‘Anh hạnh phúc hơn tôi’’ . Cái sự hạnh phúc ở đây do chính chúng ta tưởng tượng, khi chúng ta không nghe thấy ai than vãn thì chúng ta cho đó là hạnh phúc. Chúng ta thường có tâm lý đứng núi này trông núi kia. Ai cũng có những đau khổ riêng, chỉ khác là người ta có thổ lộ ra hay không thôi. Ngày xưa có hai người, một người là thương gia giàu có và một người là chủ tiệm trà nghèo. Một hôm ông thương gia giàu có, sau những ngày miệt mài cực khổ trên thương thường thì ông mới đi về vùng quê để tìm cảm giác an nhàn. Ông này đã đến quán trà của người nghèo này. Và ông thấy người bán chè thư thái nằm trên chiếc võng đu đưa. Ông nhà giàu này thấy rằng : ‘‘Đây là cuộc sống yên tĩnh, tự do, tự tại, thậm chí là ngủ không cần phải khóa cửa nữa. Khi đó người nhà giàu rất ngưỡng mộ cuộc sống của người bán trà. Khi hai người ngồi nói chuyện với nhau thì ông nhà giàu mới hỏi: ‘‘Này ông bán trà! ông sống một cuộc đời như thế nào ?’’. Thì ông bán trà mới trả lời rằng: ‘‘Mặc dù tôi chẳng làm ra được nhiều tiền, nhưng tôi sống một cuộc sống an nhàn, thoải mái, có khách thì bán, không có khách thì tôi chơi’’. Thì lúc đó ông thương gia này mới ngưỡng mộ quá và ông nghĩ lại mình: ‘‘Mình quá ư là phiền toái trên thương trường, ước gì mình sống cuộc sống an nhàn như thế này thì tốt biết mấy. Tại sao trời bất công với tôi thế ?’’. Rồi ông bán trà mới hỏi người thương gia: ‘‘cuộc sống của ông thế nào?. ‘‘Người thương gia mới trả lời: ‘‘Tôi khổ lắm, tôi dốc bao nhiêu tiền và các tiệc rượu, rượu này, rượu kia. Từng ngủ ở các khách sạn sang trọng. Từng đi tất cả mọi nơi, tiền bạc rất là nhiều.’’ ông bán trà mới nói rằng: ‘‘Sao trời bất công vậy? Sao không cho tôi một cuộc sống của người nhà giàu này, tôi thấy rằng cuộc sống của tôi khổ quá’’. Hai người khi bày tỏ thì đều ngưỡng mộ nhau hết và mong ước có được cuộc sống của nhau. Và một hôm hai người tuy không hẹn nhau nhưng cùng gặp nhau trước mặt Thượng đế. Và 2 người cùng muốn đổi cuộc sống này cho 8
  9. Hoàng Bình Nguyên 0972.792.759 Email: Hoangbinhnguyen2009@gmail.com Eakar - Daklak nhau. Thượng đế đồng ý, lập tức hai người đổi vị trí cho nhau ngay tức khắc. Và chúng ta thử nghĩ đi, điều gì sẽ xảy ra? Vào đúng 1 ngày 2 người không hẹn nhau và gặp trước Thượng đế. Họ đều không thể chấp nhận cuộc sống của người khác. Người bán trà thì không thể chịu được sự lừa gạt trên thương trường, không thể chịu được cuộc sống khi trên người mình bao giờ cùng nồng nạc mùi rượu. Người thương gia cũng không thể chấp nhận cuộc sống tẻ nhạt như vậy, và không có tiền để xài. Sau đó Thượng đế trả lại vị trí của mỗi người như ban đầu. Đó là một câu chuyện không có thật. Nhưng câu chuyện muốn nói rằng: Chúng ta luôn không bằng lòng với thực tế, chúng ta không biết vị trí của mình đang ở đâu? Chúng ta nên thấy đây là các điều cực kỳ nguy hiểm. Nếu chúng ta quá tham vọng, vượt quá khả năng và hiểu biết của mình, thì chúng ta sẽ thấy tai họa ập đến với chúng ta ngay một lúc. Chúng ta đừng nên nghĩ họ là Giáo sư, học giàu có, họ là lãnh đạo, và mình luôn ước rằng mình được như vậy. Nhưng thử đưa các vị trí đó cho chúng ta thì chúng ta có chịu nổi được hay không ? Chúng ta hãy để ý ông Bararack Obama đi. Chúng ta luôn nghĩ rằng sẽ rất hạnh phúc khi làm được tổng thống, nhưng thử hỏi xem từ một con người trẻ trung giờ trở thành tóc bạc trắng rồi đó. Chúng ta không thể thấy được cái nỗi khổ trong đó. Tất cả chúng ta nếu không thừa nhận cái thực chất của mình, không thừa nhận những gì mình sẵn có, mà đi theo đuổi với những gì ngoài tầm tay, khả năng của mình. Thì chính bản tự bản thân chúng ta đày đọa, và làm khổ mình thôi. Chúng ta phải tự biết cách sống tồn tại, thích nghi cuộc sống của mình. Cho nên ngày xưa Khổng Tử có nói một câu như thế này: ‘‘Ở đời có ba việc nguy. Việc nguy thứ nhất là tài kém mà chức cao. Việc nguy thứ hai là công nhỏ mà lộc lớn. Việc nguy thứ ba là đức ác mà ân nhiều’’. Ba việc này là việc nguy, là tai họa, là khổ lụy. Chúng ta thử nghĩ đi. Tài kém chức cao có khổ không? Ví dụ: Giờ tôi dốt mà người ta bầu tôi làm giáo sư, hiệu trưởng, thì tôi biết làm cái gì bây giờ? Thực lực của tôi không có thì tôi biết làm cái gì bây giờ. Chúng ta phải hiểu tài kém mà chức cao là như vậy? Thực lực mình không có, mà tham vọng của mình như vậy, thì liệu chúng ta có được không? Cho nên một người tham vọng muốn đạt được tất cả những thứ đó, cho dù họ đạt được đi chăng nữa thì cũng không khác gì là ‘‘Đang xây nhà lầu trên cát, nó sẽ đổ vỏ 9
  10. Hoàng Bình Nguyên 0972.792.759 Email: Hoangbinhnguyen2009@gmail.com Eakar - Daklak rất là mau’’. Vì vậy nếu chúng ta không đủ tài năng, không đủ thực lực mà chúng ta lại chiếm địa vị cao. Thì đúng là hiểm họa cho bản thân và cho xã hội. Người này sống một cuộc đời chỉ mang đau khổ cho người khác, đau khổ cho mình là một con người thiếu ĐỨC, thiếu lương tâm và thiếu suy nghĩ. Và suốt cả cuộc đời không bao giờ nhận ra bản thân mình là ai. Điều rất là nguy hiểm như vậy. Thứ hai : Công nhỏ mà lộc lớn. Nếu chúng ta làm cho một ai đó không nhiều, nhưng chúng ta nhận lại một sự hậu hình thì chúng ta cần xem xét lại. Sự hậu hĩnh này sẽ có kết quả như thế nào? Mình phải tự đặt câu hỏi là nó đã tương xứng với công mình hay chưa? Tất cả những điều này chúng ta phải kiếm soát rất là kỹ. Đừng thấy mình làm ít mà hưởng công nhiều là hạnh phúc, là ngon lành lắm. Làm không bao nhiêu mà ăn cho nhiều, cái này rất nguy hiểm. Chúng ta sẽ phải trả lại vào một ngày nào đó, Mà sự trả lại rất là đắt, chứ không đơn giản như chúng ta nghĩ đâu. Cho nên có một số bạn trẻ ở vùng quê đi lên thành phố, chúng ta được mọi người nói cho những lời khen, tặng cho chúng ta món quà gì đó. Rồi sau đó chúng ta sập bẫy mà không hay. Tất cả chúng ta thấy đó chỉ là những chuyện nhỏ, còn rất chuyện lớn khác mà chúng ta cần để ý. Và thứ ba là : Đức ác mà ân nhiều, nhiều khi ta sống không có ĐỨC, mình đàn áp, mình đè bẹp người khác, mình sống hung tợn, mà mình lại được ân nhiều. Tức là ai cũng sợ chúng ta. Đó là khi mình còn đương thời, đương chức. Nhưng sau này mà mình mất sự nghiệp thì mính sẽ biết ngay thôi. ‘‘Cá ăn kiến thì cũng có ngày kiến ăn cá chứ’’. Cái đức ác mà ân nhiều là như thế. Chúng ta không làm được một việc tốt mà chúng ta ỷ vào những gì chúng ta có được, ỷ và cha mẹ, hay quyền lực gì đó. Chúng ta sống bất nhân bất nghĩa trong cuộc đời này. Những người bị áp bức họ vẫn cúi đầu im lặng vì mình vẫn còn thế lực. Nhưng mà mình sống thiếu đạo đức, rồi đên một ngày thế lực của mình mất đi. Chúng ta sẽ nhận lại sự khinh rẻ của mọi người. Ta phải hiểu rằng: Giàu có, xinh đẹp, quyền lực tất cả không thể tồn tại mãi mãi. Nếu chúng ta thiếu đức độ, thiếu lương tâm, thì ta sẽ thu ngắn những gì là hạnh phúc của mình. Càng làm nhiều những việc đó, càng bày tỏ những việc đó chừng nào thì khoảng cách hạnh phúc sẽ xa vời và đau khổ, bất hạnh sẽ đến gần với chúng ta hơn. Đây là cuộc sống mà chúng ta cần để ý. Vì vậy chúng ta sống thực với lương tâm, với đạo đức, những những gì sẵn có trong lòng chúng ta, trái 10
  11. Hoàng Bình Nguyên 0972.792.759 Email: Hoangbinhnguyen2009@gmail.com Eakar - Daklak tim chúng ta. Thì ta sẽ thấy hạnh phúc rất là chân thực, rất là chính xác. Có hai con hổ ghen tị với nhau. Con hổ trong chuồng ghen tị với con hổ rừng là : Anh được sống tự do thoải mái, được sống trong thiên nhiên tuyệt vời, và được tận hưởng những gì mà ông trời ban cho loài hổ. Con hổ ngoài rừng nói với con hổ nhà rằng: Anh thật là sung sướng, lúc nào anh cũng được người ta chăm sóc, chiều chuộng, không phải suốt ngày đi kiếm ăn như tôi. Sau đó hai con hổ mới đồng ý đổi vị trí cho nhau. Thì đến một ngày hai con hổ này cùng bị chết. Con hổ trong chuồng đưa ra bên ngoài không biết săn mồi, đói quá chết. Con hổ trong rừng đưa vào trong chuồng buồn quá rồi chết. Đơn giản là hai con hổ, nhưng họ cho mình một bài học. Cho nên chúng ta hãy thấy rằng: Nhìn lại chính bản thân mình đi. Những lại những gì xung quanh chúng ta. Tôi thấy có những gia đình rất là hạnh phúc, nhưng không biết hạnh phúc xung quanh mình, không biết hạnh phúc từ những người chồng, người vợ của mình. Rồi sau đó chúng ta lại bỏ cái hạnh phúc này đi, để đi tìm những hạnh phúc khác, để nô lệ tình ái một cách không đáng tiếc, khi chúng ta bỏ đi thứ hạnh phúc mà mình sẵn có. Thường thường chúng ta hãy thấy những thứ khác, những người khác rồi chúng ta hình dung là người này tuyệt vời hơn những người mà ta từng chung sống. Nhưng mà thực sự rằng họ có thật tuyệt vời hay không? Tuyệt vời trong cách chúng ta tưởng tượng hay tuyệt vời bằng cái thật. Cho nên có người sau 6 năm ly hôn với vợ, và sau này đã trở về và được người vợ tha thứ. Ông đã nói với những người họ hàng, hàng xóm như thế này: ‘‘Trên cuộc đời không ai tuyệt vời hơn vợ mình đâu’’. Và tất cả chúng ta, nếu chúng ta rơi vào trường hợp đó, thì chúng ta nghĩ sao ? Ông đó đã đánh mất thời gian 6 năm, để làm đau khổ cho đôi bên. Như vậy để có được một bài học như vậy thì ông này đã mất 6 năm ! Như vậy tất cả chúng ta nếu ai biết giữ gìn và trân trọng những gì mình đang có, và mình biết được rằng : Mình là như vậy ! Duyên mình như vậy ! Nồi nào vung ấy. Nếu như chúng ta nghĩ được những gì mà mình đồng cam cộng khổ với nhau trong cả quá trình của cuộc sống , thì chắc chắn rằng chúng ta không làm khổ ai, bằng những suy nghĩ tưởng tượng như vậy. Tôi chắc chắn rằng sẽ không có gia đình nào đổ vỡ một cách đáng tiếc. Có nhiều gia đình đổ vớ mà khiến nhiều người tiếc, và nói rằng : ‘‘Ước gì tôi được như anh, như chị. Mà tôi cảm thấy suốt đời tôi còn 11
  12. Hoàng Bình Nguyên 0972.792.759 Email: Hoangbinhnguyen2009@gmail.com Eakar - Daklak không được, anh chị có được như vậy, mà còn đi tìm những cái khác để làm đau khổ cho nhau. Chúng ta không thể thích nghi được nên chúng ta mói có hành động như thế. Chúng ta là con hổ chuồng thì chúng ta phải thích nghi với con hổ chuồng. Chúng ta là con hổ rừng thì chúng ta phải tập thích nghi với con hổ ở rừng. Chúng ta phải tùy vào điều kiện để thích nghi với cuộc sống. Chúng ta phải hiểu được hoàn cảnh, môi trường, để từ đó bằng lòng với những gì mình đang có. Nhiều khi người phụ nữ đã than rằng : Chàng ơi phụ thiếp làm chi Thiếp là cơm nguội đỡ khi đói lầm Nói như vậy giống như là than thân trách phận quá ! Anh cứ đi cho đã đi, rồi khi nào không còn chỗ nào nữa tì lại quay về. Như vậy thì tội cho người phụ nữ quá. Chúng ta phải thấy được giá trị của ‘‘một gói khi đói bằng một gói khi no”, để chúng ta phải biết trân trọng sự hy sinh của những người đã hy sinh cho mình. Nếu như chúng ta từng nghĩ cái gì đó để đánh mất hạnh phúc thực tế này, thì mình hãy nghĩ rằng: Cả một quá trình dài mình đã từng cống hiến và hy sinh như thế nào? Vậy mà có những người đang tâm vì một cái gì đó. Vì tưởng tượng là có ‘‘ngọn núi’’ nào cao hơn. Mà chúng ta sẵn sằng từ bỏ, mặc cho người này đau khổ, vật vã. Nếu như trong cuộc sống mà chúng ta không có sự tu học thì nhiều khi chúng ta nuốt hạnh phúc chứ không phải là tận hưởng hạnh phúc. Chúc ta nuốt trọn để thực hiện lòng tham, tham tài, tham sắc. Nhiều khi tham mà chúng ta không biết để làm gì? và cũng không hiểu ý nghĩa của nó là gì? chúng ta cứ dồn vào rồi hậu quả rất khó lường. Còn những người mà họ hiểu được, họ không bao giờ dồn vào như thế. Và trong cuộc đời không khéo mình nuốt hạnh phúc của mình như thế. Không biết hạnh phúc của mình là cái gì? Như vậy cơn khát của hạnh phúc, cơn khát để phục vụ những thứ tham tài, tham sắc nó cứ thôi thúc chúng ta. Mà chúng ta cũng không thể hiểu tham như vậy thì được cái gì? Có những người ăn thì nhiều nhưng chẳng được bao nhiêu hết. Nếu như những người không có hiểu biết, Không biêt trân trọng những gì mình đang có là đang nuốt hạnh phúc của mình. Chúng ta có hiểu biết thì chúng ta biết trân trọng với những gì mình đang có, thì mình sẽ chiêm nghiệm cuộc sống bằng cái cái đạo đức, 12
  13. Hoàng Bình Nguyên 0972.792.759 Email: Hoangbinhnguyen2009@gmail.com Eakar - Daklak lương tâm của mình. Khi đó cho dù mình có một điều nhỏ là mình đã thấy hạnh phúc như thế nào? Có một câu danh ngôn như thế này: ‘‘Chúng ta luôn mơ mộng với những bông hồng hiểm ảo nơi chân trời xa thẳm mà không biết tận hưởng những bông hoa kề cận mình’’. Chúng ta phải nhìn, chúng ta phải cảm nhận. Chúng ta thấy một cái gì xa xôi, hạnh phúc là những cái mà trong tầm tay có được. Hạnh phúc là đôi bàn tay này, hạnh phúc là đôi mắt này, hạnh phúc là tôi có người yêu này, hạnh phúc là người biết hy sinh. Tất cả những thứ đó chúng ta có mà chúng ta không biết. Để rồi khi tan nát thì chúng ta mới hối hận. Làm con người ai nói là mình chưa bao giờ hối hận? Trong đời chúng ta, ai cũng có hối hận việc này việc kia. Hối hận về hiếu thảo, hối hận về đạo đức, hối hận về gia đình, hối hận về tài sản. Nhiều khi chúng ta cứ tiếc rẻ và hối hận mãi mãi. Khi ta mất cái gì thì khi đó ta chỉ mong rằng mình được quay trở về như xưa. Như vậy là mình đã cảm thấy hạnh phúc lắm rồi. Cho nên hạnh phúc mà ta không biết trân trọng, giữ gìn với những gì mình có, thì mình sẽ đánh mất nó như chơi. Và khi đánh mất rồi thì khó có thể lấy lại được. Và chúng ta cũng nên nhớ, không nên cứ ôm giữ những cái mà không thuộc về của mình. Có những người cứ nghĩ tham thế này, tham thế kia mà chúng ta không biết rằng nó không phải là của mình, để rồi chúng ta cố ôm, cố giữ, chắc chắn là không được đâu. Vì vậy chúng ta hãy nghĩ lại đi. Chúng ta nên giữ những gì trong tầm tay và giữ những gì mình đang có. Cái gì nó là của mình thì suốt đời nó là của mình. Cái gì không thuộc về của mình thì chúng ta càng cố giữ thì nó càng dễ mất chừng đó. Cho nên đừng nên khổ đau với những gì không thuộc về của mình, để rồi tiếc rẻ. Nếu nó thuộc về mình thì yên phận giữ một cách thanh thản, bình an. Có một câu chuyện rất là hay như thế này: Một cô gái đi vào rừng chơi, thì nhặt được hai con chim con rơi xuống đất. Cô ta thấy thương chúng quá nên mang về nhà nuôi. Cô rất quý hai con chim đó, rồi đến một ngày hai con chim nó lớn lên và nó đủ lông đủ cánh, hai con chim đó đã biết bay. Cô gái suy nghĩ rằng : Cô muốn thả hai con chim này vào rừng, vì nuôi như vậy thì tội nghiệp cho chúng quá, cho nên cô thả lồng ra để cho nó bay. Nhưng khi cô mở cửa lồng ra thì con chim đầu tiên nó bay ra, khi đó thì cô lại cảm thấy tiếc. Khi đó cô mới đưa tay chộp con chim lại, khi cô chộp lại mạnh quá thì con chim đó bị 13
  14. Hoàng Bình Nguyên 0972.792.759 Email: Hoangbinhnguyen2009@gmail.com Eakar - Daklak chết. Cô muốn giữ nó lại quá, nhưng rồi nó lại chết mất. Khi đó thì cô cảm thấy hối hận quá ! Cô chỉ vô ý thôi, cô rất thương nó, nhưng vì muốn giữ lại mà nó chết mất. lần này cố quyết tâm thả con chim còn lại để cô bớt hối hận đi. Cô mở cửa lồng thì chim vờn cánh và bay, nhưng điều kỳ lại là khi con chim này bay vài vòng thì nó lại quay trở lại với cô gái. Câu chuyện này muốn nói lên cái g ? cái gì không phải là của mình thì mình có níu giữ cũng không được. Mà cái gì nó thuộc sở hữu của mình, thì mình có buông ra đó thì nó cũng là của mình mà thôi, nó không có mất. Chính vì cái đó, nếu chúng ta hy sinh mình cho người khác thì mình sẽ cảm thấy rất là hạnh phúc, rất là an lạc. Càng sống cho chính mình, càng tham cho chính mình, càng hùa vào cho mình thật nhiều, thì cuộc đời chúng ta cảm thấy vô vị , sợ hãi và mất mát. Chúng ta thấy rằng : Sống trong khủng loạn thì chúng ta sẽ cảm thấy mệt mỏi với những khát khao của chính mình. Trên cuộc đời này những người hạnh phúc là những người biết sống vì người khác. Ví dụ : Cha mẹ hy sinh mình vì con cái, thì cha mẹ sẽ thấy hạnh phúc khi con cái họ đạt được cái gì đó. Con cái biết sống vì cha me để làm nên sự nghiệp, thì cha mẹ cảm thấy hạnh phúc vô cùng. Trong cuộc sống vợ chồng hy sinh cho nhau cái gì đó thì chúng ta sẽ cảm thấy hạnh phúc vì những điều đó. Nếu tất cả chúng ta không biết hy sinh những gì trong khả năng của mình, thì người đó không bao giờ tìm ra cho mình cuộc sống đích thực. Và hạnh phúc chân thật bao giờ cũng có sự ban tăng. Ban tặng không bao giờ mất đi, chúng ta cảm thấy rằng: Khi ban tặng thì chúng ta mất đi, chúng ta thiệt thòi. Xin nói với tất cả mọi người rằng: Cuộc đời không bao giờ như vậy. Cho nên ở đây nếu mà sống đúng nghĩa, sống tốt thì cuộc sống của chúng ta cứ ban cho. Ban cho với những khả năng mà mình đang có, Chứ không phải ban cho là ôm hết những gì mình đang có đổ ra ngoài đường. Chúng ta hãy sống tốt với tất cả mọi người, chúng ta không nên hưởng thụ một cách ích kỷ, hưởng thụ với một cách vô tội vạ, hưởng thụ với một cách là không cần biết đến đau khổ của người khác. Như vậy sẽ không có kết quả tốt đối với một cá nhân nào? Và không bao giờ tìm được hạnh phúc với những người có lương tâm như vậy. 14
  15. Hoàng Bình Nguyên 0972.792.759 Email: Hoangbinhnguyen2009@gmail.com Eakar - Daklak Chúng ta phải nên hiểu rằng : Trên cuộc đời này, chúng ta không tìm được ở đâu 1m2 nào hạnh phúc như chúng ta tưởng tượng. Không bao giờ chúng ta tim được trên trái đất này 1 m2 nào là hạnh phúc an lạc. Tất cả chúng ta có được hạnh phúc hay không là tùy ý của mỗi con người. Chúng ta phải biêt tư duy, chúng ta phải biết thích nghi để có cuộc sống an lạc tại một nơi nào đó. Chứ đừng tưởng tượng hạnh phúc là ở đâu cả. Không có một vị trí nào dành riêng cho chúng ta. Chúng ta phải hiểu rằng : Tất cả sự thật trên cuộc đời này nó là trái ớt. Bản chất của trái ớt là cay, nếu chúng ta thích nghi được với trái ớt này thì tuy cay mà ngon. Còn không thì chúng ta ăn cay mà đau khổ, Mà cuộc sống thì luôn bắt chúng ta phải ăn. Bởi vì trong cuộc sống thì ai cũng phải ăn hết,không trừ một ai. Bản chất cuộc đời là đau khổ, Nhưng người này an lạc, hạnh phúc hơn, không phải vì người này ăn được trái ót ngọt, mà người này biết luyện tập, biết thích nghi với cuộc sống thì trái ớt đó tuy cay mà ngon. Tôi chỉ hy vọng rằng tất cả chúng ta ăn mà ngon chứ đừng có đau khổ vì cay. Tôi hy vọng rằng tất cả chúng ta sẽ tìm được hạnh phúc ở hiện tại và tương lại. 02/09/2010 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2