intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Làng Văn Hóa Đồng Bào Dân Tộc Đắk Nông

Chia sẻ: Van Nguyen Van | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

139
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Làng Văn Hóa Đồng Bào Dân Tộc Đắk Nông Từ thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đăk Nông dọc theo quốc lộ 14 hướng đi thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk khoảng 28 km, rẽ trái khoảng 12 km bạn sẽ đến làng văn hóa đồng bào dân tộc Mnông, một trong những làng còn lưu giữ nhiều nét văn hóa độc đáo, đặc biệt là các tác phẩm sử thi, trường ca... Làng văn hóa đồng bào Mnông có khoảng 1.500 hộ dân, trong đó bon B...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Làng Văn Hóa Đồng Bào Dân Tộc Đắk Nông

  1. Làng Văn Hóa Đồng Bào Dân Tộc Đắk Nông Từ thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đăk Nông dọc theo quốc lộ 14 hướng đi thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk khoảng 28 km, rẽ trái khoảng 12 km bạn sẽ đến làng văn hóa đồng bào dân tộc Mnông, một trong những làng còn lưu giữ nhiều nét văn hóa độc đáo, đặc biệt là các tác phẩm sử thi, trường ca... Làng văn hóa đồng bào Mnông có khoảng 1.500 hộ dân, trong đó bon Bu Prâng là bon tiêu biểu còn lưu giữ được hơn 200 pho sử thi Mnông - Ot Nrong có tính hệ thống cao và có giá trị nhân văn lớn (bộ sử thi phổ hệ). Đặc biệt, trong bon Bu Prâng có gia đình nghệ nhân Điểu Kâu đã nghiên cứu, sưu tầm, biên dịch và lưu giữ hàng trăm bộ sử thi Ot Nrong của vùng này. Cách thể hiện các bài Ot Nrong là hát, hát trong lúc lên rẫy, hát bên bếp lửa hồng, trong các ngày lễ hội mọi người cùng quây quần bên ché rượu cần cùng với tiếng chiêng rộn rã... Có thể nói rằng, thông qua ngôn ngữ truyền miệng, hát Ot Nrong thể hiện sự đoàn kết trong gia đình và xã hội, gắn liền truyền thống giáo dục từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đồng thời nó còn là món ăn tinh thần không thể thiếu được của đồng bào Mnông sau những ngày lao động vất vả... Đến thăm bon Bu Prâng, du khách không thể không ghé thăm khu nhà mồ của đồng bào Mnông. Đây là một trong những nét kiến trúc truyền thống, văn hoá tín ngưỡng của đồng bào trong quá trình hình thành và phát triển. Nhà mồ là nơi hội tụ của nhiều nền văn hóa thể hiện qua các mô típ, dáng dấp riêng của từng dân tộc. Kiến trúc nhà mồ mang tính đặc trưng ở nghệ thuật trang trí, hình tượng, văn hoa chạm trổ khá công phu trên chất liệu gỗ, đến kiến trúc nhà mang hình khối có trang trí các búp sen bằng chất liệu kết dính theo văn hóa Tây Nguyên. Ngoài ra, các lễ hội trong buôn thường được tổ chức vào tháng 3 hàng năm với các hoạt động: lễ mừng được mùa, lễ cúng sức khoẻ cho người, lễ cúng sức khoẻ cho voi,
  2. lễ hội ăn trâu, lễ cơm mới...
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2