intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

LẬP KẾ HOẠCH GIÁO DỤC SỨC KHỎE

Chia sẻ: Đàng Quốc Phương | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:20

2.960
lượt xem
112
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bước 1: Thu thập thông tin, xác định các vấn đề cần GDSK Bước 2: Chọn vấn đề sức khỏe ưu tiên cần giáo dục Bước 3: Xác định mục tiêu - Đối tượng GDSK Bước 4: Soạn thảo nội dung GDSK Bước 5: Xác định nguồn lực, lựa chọn các phương pháp và phương tiện truyền thông GDSK Bước 6: Thử nghiệm các phương pháp và phương tiện GDSK Bước 7: Xây dựng chương trình hoạt động cụ thể Bước 8: Lập kế hoạch đánh giá chương trình GDSK...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: LẬP KẾ HOẠCH GIÁO DỤC SỨC KHỎE

  1. LẬP KẾ HOẠCH GIÁO DỤC SỨC KHỎE BS. Trần Hữu Phước
  2. Mục tiêu 1. Trình bày các điểm cần chú ý khi lập kế hoạch GDSK. 2. Liệt kê đủ các bước của lập kế hoạch GDSK 3. Phân tích nội dung của các bước lập kế hoạch GDSK.
  3. 1. Những điểm cần lưu ý khi lập kế hoạch giáo dục sức khỏe Phân Đánh giá tích thực nguyên trạng Assessm nhân ent (Analysi s) Thực hiện chương trình (Action)
  4. 1.Những điểm cần lưu ý khi lập kế hoạch giáo dục sức khỏe 1.1. Khảo sát ( Điều tra nghiên cứu trước ) 1.2. Lồng ghép kế hoạch GDSK vào các kế hoạch, chương trình y tế, các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội 1.3. Thống nhất được với địa phương 1.4. Phối hợp liên ngành 1.5. Dự kiến những nguồn lực có thể sử dụng trong giáo dục sức khỏe 1.6. Tiến hành thí điểm
  5. 2. Các bước lập kế hoạch giáo dục sức khỏe Bước 1: Thu thập thông tin, xác định các vấn đề cần GDSK Bước 2: Chọn vấn đề sức khỏe ưu tiên cần giáo dục Bước 3: Xác định mục tiêu - Đối tượng GDSK Bước 4: Soạn thảo nội dung GDSK Bước 5: Xác định nguồn lực, lựa chọn các phương pháp và phương tiện truyền thông GDSK Bước 6: Thử nghiệm các phương pháp và phương tiện GDSK Bước 7: Xây dựng chương trình hoạt động cụ thể Bước 8: Lập kế hoạch đánh giá chương trình GDSK
  6. Bước 1: Thu thập thông tin, xác định các vấn đề cần GDSK Các câu hỏi cần được quan tâm đến là : + Vấn đề sức khỏe của cộng đồng là gì. + Số lượng những người có vấn đề sức khỏe đó. + Những hành vi có thể dẫn đến vấn đề sức khỏe + Những lý do khác của vấn đề sức khỏe. Các thông tin khác cần được lưu ý: - Niềm tin, lối sống, phong tục tập quán của cộng đồng. - Dân số, nghề nghiệp của người dân trong cộng đồng, - Mức sống, trình độ văn hóa chung. - Các hình thức sinh hoạt văn hóa, câu lạc bộ. Các tổ chức xã hội tại cộng đồng. - Các dịch vụ chăm sóc sức khỏe đang có.
  7. Thu thập thông tin Thu thập thông tin sẽ giúp cho cán bộ Y tế nhận biết rõ vấn đề sức khỏe đó là gì, tầm quan trọng và ảnh hưởng như thế nào đến đời sống kinh tế chính trị, xã hội. Thu thập thông tin chính xác, đầy đủ sẽ giúp cho cán bộ Y tế lựa chọn giải pháp, chiến lược thích hợp để giải quyết vấn đề sức khỏe.
  8. Các phương pháp thu thập thông tin: - Quan sát - Phỏng vấn -Thu thập thông tin qua sổ sách và các tài liệu báo cáo lưu trữ
  9. Bước 2: Chọn vấn đề sức khỏe ưu tiên cần giáo dục Các tiêu chuẩn để xét ưu tiên TCC SXH VĐHH TNGT 1. Mức độ phổ biến 4 3 5 2 2. Mức độ trầm trọng 2 3 0 5 3. Ảnh hưởng đến người nghèo 5 5 5 5 4. Đã có kỹ thuật phương tiện giải 0 1` 0 0 quyết 5. Cộng đồng chấp nhận 5 5 5 5 6. Kinh phí chấp nhận được 5 4 4 3 Cộng điểm 21 21 19 20
  10. Bước 3: Xác định mục tiêu giáo dục sức khỏe - Đối tượng giáo dục Mục tiêu GDSK chính là những thay đổi hành vi có lợi cho sức khỏe của đối tượng sau khi được giáo dục mà trước đó họ có những hành vi có hại cho sức khỏe. Các yếu tố của một mục tiêu GDSK cụ thể gồm: + Một hành động + Mức độ hoàn thành + Nêu rõ đối tượng đích + Các điều kiện để hoàn thành ( Ví dụ: 60% các bà mẹ đang nuôi con nhỏ tự pha được dung dịch OREZOL và các dung dịch thay thế tại nhà ).
  11. Bước 4: Soạn thảo nội dung GDSK Nguyên tắc : Dựa vào mục đích GDSK và những kiến thức Y học cần thiết để soạn thảo nội dung cần giáo dục * Thông tin phải biết : Là thông tin mà mỗi người dân phải biết và họ có thể tiếp thu được và thực hiện được. * Thông tin cần biết : Giúp cho đối tượng hiểu biết nhiều hơn và liên quan đến vấn đề cần giáo dục. * Thông tin nên biết : Giúp cho đối tượng nắm vững chủ đề và có thể sẵn sàng giải đáp thắc mắc.
  12. Bước 4: Soạn thảo nội dung GDSK Yêu cầu : - Cần phải biết bài GDSK viết cho ai ? Viết nh ững gì ? - Lượng thông tin cần và đủ. - Chỉ viết những vấn đề chắc chắn được khẳng định - Khả năng của người hướng dẫn - Chuẩn bị đủ tài liệu cần hổ trợ cho phần kỹ thuật
  13. Bước 5: Xác định nguồn lực, lựa chọn các phương pháp và phương tiện TT GDSK Nguồn lực bao gồm: + Nhân lực: Ai sẽ tham gia vào các hoạt động giáo dục sức khỏe ? + Kinh phí: Kinh phí địa phương cấp, kinh phí theo kế hoạch, đóng góp của cộng đồng, của các tổ chức khác... + Cơ sở vật chất: phương tiện, trang bị nào có thể huy động vào hoạt động TT GDSK + Thời gian: Nên sắp xếp thời gian hợp lý, đồng thời cũng nên dự kiến thời gian nào sẽ tiến hành chưong trình GDSK để đạt được kết quả cao nhất
  14. Bước 5: Xác định nguồn lực, lựa chọn các phương pháp và phương tiện TT GDSK Lựa chọn phương pháp - phương tiện TT GDSK. Tùy theo các phương tiện sẵn có mà lựa chọn phương pháp GDSK thích hợp để đạt được mục tiêu đã dự định. Điều cần lưu ý là các phương pháp GDSK bao giờ cũng gắn liền với việc sử dụng phương tiện TT GDSK. Phương pháp và phương tiện TT- GDSK có thể sử dụng phối hợp với nhau và được lựa chọn phù hợp với điều kiện thực tế, nguồn lực có sẵn, thời gian, địa điểm, nội dung giáo dục và đặc biệt là thích hợp với đối tượng đích.
  15. Bước 6: Thử nghiệm các phương pháp và phương tiện GDSK - Thử nghiệm sẽ mang lại hiệu quả kinh tế, tránh lãng phí những nguồn lực không cần thiết - Nêu một số câu hỏi thử nghiệm trên một nhóm đ ối tượng đích được chọn ngẫu nhiên để tránh kết quả sai lệch và nhiễu - Sau khi thử nghiệm cần thảo luận đi đến quyết định sửa đổi, bổ sung và thử nghiệm lại nếu cần sau đó quyết định lựa chọn phương pháp, phương tiện GDSK thích hợp nhất.
  16. Bước 7: Xây dựng chương trình hoạt động cụ thể Chương trình hoạt động cụ thể phải nêu rõ: Những việc cần phải làm, làm khi nào? ai chịu trách nhiệm, cơ quan phối hợp, phương tiện, phương pháp nào, nguồn lực cần những gì? Mọi hoạt động cần ghi chi tiết trên thời gian biểu để tiện theo dõi khi th ực hiện. Các hoạt động GDSK thường phối hợp với các hoạt động dịch vụ y tế ( các hoạt động chủ yếu) và các hoạt động hổ trợ nhằm tạo thuận lợi cho các hoạt động chính như: tổ chức cộng đồng tham gia, phối hợp liên nghành..
  17. Bước 7: Xây dựng chương trình hoạt động cụ thể Mẫu kế hoạch hoạt động cụ thể - Tên chương trình GDSK: ........................... - Mục tiêu: 1/ ............................................... 2/ ............................................... Tên các Người, cơ Người Nguồn Kết quả Thời gian quan lực cần hoạt động Người giám sát dự kiến Bắt đầu Kết thúc thực hiện phối hợp thiết Lưu ý: Kế hoạch càng cụ thể và chi tiết sẽ giúp cho việc điều hành và giám sát kế hoạch dễ dàng thu ận l ợi.
  18. Bước 8: Lập kế hoạch đánh giá chương trình GDSK Người lập kế hoạch GDSK cần xác định các phương pháp đánh giá thích hợp dựa trên các chỉ tiêu, chỉ số được xây dựng để đo lường mục tiêu đã đề ra
  19. 1. Xác định 2. Chọn vấn đề vấn đề SK SK ưu tiên 8. Lập 3. Xác định kế hoạch mục tiêu và đánh giá đối tượng CÁC BƯỚC LẬP KẾ HOẠCH GDSK 7. Xây dựng 4. Xác định chươngtrình nội dung Hành động GDSK 6. Thử nghiệm 5. Xác định PP, PT nguồn lực, GDSK phương tiện PP GDSK
  20. TÓM LẠI Kế hoạch GDSK phải trả lời được các câu hỏi sau đây:  Tạ i sao phải giáo dục vấn đề đó ?  Giáo dục cho ai ?  Nội dung giáo dục là gì ?  Giáo dục bằng những hình thức nào ?  Dùng phương tiện nào ? Tài liệu gì ?  Ai làm được ? Cần đào tạo và huấn luyện không ?  Ngân sách từ đâu?  Làm ở đâu?  Làm thế nào? Vấn đề nào làm trước? Vấn đề nào làm sau ?  Làm sao để đánh giá  Bài học rút ra là gì ?  Cần làm gì nếu không đạt được mục tiêu như đã định?
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2