intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Lịch sử cuộc viễn chinh nam kỳ năm 1861 - CHƯƠNG I

Chia sẻ: Linh Ha | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:30

110
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ngưng chiến ở Bắc Kinh giúp các lực lượng Pháp rảnh tay - Phó thủy sư đề đốc Charner được Hoàng Đế đề cử thống lãnh viễn chinh Nam Kỳ - Các lực lượng viễn chinh tổ chức trở lại, rời nước đến Sài Gòn trong những ngày đầu tháng hai 1861...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Lịch sử cuộc viễn chinh nam kỳ năm 1861 - CHƯƠNG I

  1. Lịch sử cuộc viễn chinh nam kỳ năm 1861 CHƯƠNG I Đề cương: Ngưng chiến ở Bắc Kinh giúp các lực lượng Pháp rảnh tay - Phó thủy sư đề đốc Charner được Hoàng Đế đề cử thống lãnh viễn chinh Nam Kỳ - Các lực lượng viễn chinh tổ chức trở lại, rời nước đến Sài Gòn trong những ngày đầu tháng hai 1861 Hoàng đế Hien - fung bất thần đào tẩu về Zhe-hol nơi tận cùng xứ Mãn Châu làm quân đồng minh hết hy vọng thương thuyết với Thiên quốc. Quyết định cực đoan của hoàng đế nước Tàu gây ra mối hiểm nguy lớn nhất cho việc tiến quân của lực lượng đồng minh lúc bấy giờ. Tương lai cho thấy nhiều điềm xấu và tối tăm: Quân đồng minh đang lâm vào cuộc chiến man
  2. rợ, kéo dài, nhưng muốn chấm dứt trong danh dự cũng thật khó khăn. Mùa đông đã báo hiệu và mọi người đều biết sẽ vô cùng gay go trên đất Tàu, buộc ta phải chọn 1 quyết định. Lực lượng đồng minh vì thế buộc phải rút lui, đóng quân chặt chẽ tại Tien- tsin, thiết lập liên lạc với căn cứ hành quân trên bờ biển qua các ngõ Tien-kou, Sing-ko, Takou. Lực lượng Hải quân cũng bắt buộc phải chuẩn bị theo để gánh chịu mùa đông. Bộ mặt mới của tất cả mọi việc sẽ phải thay đổi hết, tùy thuộc vào những yếu tố mới, tức việc tiếp xúc với Hoàng tử Kong, từ tính tình, vị thế vương quyền của ông ta cho đến kết quả trung gian của 1 lực lượng Châu Âu liên hệ thân hữu từ lâu với nước Tàu (Tức là nước Nga - ND). Ngày 25 tháng 10 năm 1860, nam tước Gros, huân tước Elgin và Hoàng tử Kong cùng ký 1 hiệp ước hòa bình. Hiệp ước thành công nhờ sự dàn xếp của đại tướng Ignatieff. Nhờ vậy tình
  3. trạng tháo mở, quân đội của 2 cường quốc được giải tỏa (Nước Anh và nước Pháp liên kết đi đánh Tàu - ND). Lực lượng hải quân và 1 phần đội quân viễn chinh của ta được rảnh tay để kéo xuống đập vào Nam Kỳ (An Nam) với mục đích củng cố vị thế thống lãnh của Pháp ở phần đất Châu Á này. Hoàng đế (Tức Nã phá Luân đệ tam - ND) giao phó việc chỉ huy viễn chinh cho Phó đề đốc Hải quân Charner. Phó đề đốc Charner liền tổ chức lại lực lượng hải quân do chính ông làm chỉ huy trưởng từ lúc mới khởi đầu cuộc chiến tranh với Tàu. Ông thành lập 2 sư đoàn lớn. Sư đoàn thứ nhất gọi là sư đoàn Tàu, lo việc bảo vệ và canh giữ Ta-kou, Tche- fou, Thượng Hải, luôn cả các hòn đảo Chu-san và Nhật Bản; ông sai Chuẩn đề đốc hải quân Protet thống lãnh sư đoàn này. Ông quyết định là các chiến thuyền thuộc sư đoàn Tàu phải thật linh động, di chuyển ngắn hạn ở Nhật, cốt để phô trương khả năng
  4. về phương tiện mạnh mẽ mà nước Pháp có sẵn tại các vùng biển này. Mặc dù đóng ở xa mặt trận đang được chuẩn bị là Nam Kỳ, vị thế của đơn vị thuộc miền Bắc nước Tàu thật quan trọng vì giữ nhiều trọng trách như: canh chừng Nhật Bản; khống chế bọn nổi loạn trong các xí nghiệp kinh doanh ở Thượng Hải và NingPo; nuôi đạo quân viễn chinh và hồi hương quân lính; ngoài ra còn phải bảo vệ hiệp ước vừa ký mà sự thực thi chưa chắc được bảo đảm; việc duy trì đường dây liên lạc giữa Ta-kou và Tche-fou. Sư đoàn thứ hai dùng để hành quân ở Nam Kỳ. Vị tổng tư lệnh chỉ định Chuẩn đề đốc Page trực tiếp chỉ huy sư đoàn thứ hai và đặt dưới sự chỉ đạo của chính mình. Hai khu vực Hồng Kông và Canton tách ra khỏi trách nhiệm chỉ huy của tổng hành dinh Sài Gòn. Phó đề đốc Charner thân hành đến Tien-tsin để hội ý với sứ thần các nước và các tướng lãnh đồng minh, để biết những gì đã được quyết định liên hệ đến phía
  5. Pháp. Chiến hạm Duchayla giao cho nam tước Gros sử dụng, ông này phải trở về Pháp sau khi sắp xếp cho ông de Bourboulon đổi từ Thượng Hải đến nhậm chức ở Bắc Kinh. Chiến hạm Duchayla trên đường về sẽ ghé Hồng Kông, Manille và có thể cả Sài Gòn.Chiến hạm Duchayla mang theo quân bổ sung (Thật ra vào lúc đó, tình thế của đạo quân ở Sài Gòn đã được cải thiện, nhưng vị chỉ huy trưởng Canton buộc phải tuân lệnh của Tổng tư lệnh gửi đi từ tháng 7 năm 1860 bắt phải chuyển 1 đại đội bộ binh đến Sài Gòn. Trong khi ấy trại quân Sài Gòn vừa được bổ sung 100 thủy quân lục chiến do tàu Weser chở tới. 200 quân bổ sung khác sẽ còn được liên tục chở đến sau - TG) cho trại binh Sài Gòn. Theo các tin tức mới nhất thì quân trại Sài Gòn càng ngày càng thiếu nhân lực, việc canh phòng khó khăn vì vòng đai phòng thủ rộng. Đoàn quân đổ bộ trước kia đã tiến chung với
  6. quân đồng minh vào Bắc Kinh được giải thể. Thủy quân lục chiến cũng tách ra khỏi quân đoàn viễn chinh trên đất Tàu để tăng cường một phần cho trại quân Ta-kou; phần còn lại chuyển đến Canton, và sau đó là Sài Gòn. Đại tướng Jamim cùng với Trung đoàn bộ binh 101, Tiểu đoàn 2 bộ binh, một giàn pháo binh 12 khẩu, một giàn pháo binh 4 khẩu, một Đại đội công binh và một nửa bộ phận hành chính được chuyển về Thượng Hải. Đại tướng Collineau được chỉ định chiếm đóng Tien-tsin với đoàn lục quân 102, 2 giàn pháo binh, 1 đại đội công binh, một số kỵ binh và một nửa còn lại của bộ phận hành chính. Chiến thuyền Forbin giao cho đại tướng Cousin- Montauban, vì ông này muốn thanh tra vài nơi tại Nhật Bản trước khi quay về Thượng Hải. Việc điều động lực lượng vừa kể đột nhiên làm mất tầm quan trọng chiến lược của Tche-fou. Trong suốt cuộc viễn chinh Tàu, Tche-fou là kho lương chính
  7. của quân đội. Nay kho lương này chỉ còn dùng để tiếp tế cho các chiến hạm trong vùng, cho toán quân phòng ngự địa phương và cho vùng sông Pei -ho khi cần tới. Tuy vậy vị trí này còn giữ 1 tầm quan trọng khác; trong thời gian mà vịnh Pe-tche-li và sông Pei- ho bị đóng băng thì phải dùng ngõ Tche-fou để liên lạc với Tien-tsin. các vấn đề chi tiết được giải quyết giữa các chỉ huy trưởng thuộc các Tổng tư lệnh Hải quân và quân đội. Công cuộc chuyển quân lên tàu để trực chỉ Nam Kỳ bắt đầu, mặc dù băng giá, xa bờ và bão tố. __________________ Gió thổi gần như liên tục từ ngoài khơi vào; sóng đứng trên đáy biển bùn, chuyển thành sóng đập, tạo sình lầy gây thật nhiều trở ngại cho việc chuyển quân; nếu sóng lăn và dài thì ít gây khó khăn hơn. Khí lạnh đã bắt đầu gay gắt: dây thừng trên tàu đóng
  8. đá và sàn tàu cũng đông đá trơn trợt; ban ngày cũng thường đóng băng; ban đêm hàn thử biểu tuột xuống đến mười hay mười hai độ dưới số không. Thủy thủ đoàn của các pháo hạm lớn từ Nam Kỳ vừa đưa tới đây, vì đã quá mệt mỏi sau hai năm chiến đấu dưới khí hậu nhiệt đới, nên phải chịu kham khổ vô cùng. Vào khoảng 20 tháng 11, nước đá bắt đầu bít sông Pei-ho. Pháo hạm Alarme bị một cơn gió mạnh làm mắc cạn trên bãi ngay phía trước Ta-kou, mất luôn bánh lái và 1 phần đuôi tàu. Hộ tống hạm Alom-prah gặp khó khăn vì chân vịt không sử dụng được. Pháo hạm Fusée bị kẹt băng trên sông Pei-ho, sau cùng nhờ 1 trận nước lũ bất ngờ mới thoát ra được, nhưng khi ấy thì việc chuyển quân đã thực hiện xong, cả đạo quân lên đường hết rồi. Một phần quân số và hành trang được chuyển lên tàu từ 1 địa điểm cách bờ 6 hải lý, vào đúng lúc cái lạnh của mùa đông càng ngày càng mãnh liệt. Đây là cuộc
  9. hành quân không chiến đấu khó khăn nhất mà hải quân nước ta đã thực hiện. Cuộc chuyển quân đánh dấu cuộc viễn chinh nước Tàu đã chấm dứt, chuyển sang chuẩn bị cho cuộc viễn chinh Nam Kỳ. Nhưng thật ra thì việc chuẩn bị viễn chinh Nam Kỳ được điều động ở Sha-lui-tien cách Bắc Kinh 60 dặm và cách Sài Gòn đến 800 dặm ( Mỗi dặm là 4.445km - ND): các đoàn quân dùng cho chiến dịch Nam Kỳ tiến về Sha-lui-tien, các pháo hạm bằng sắt cũng được kéo về nơi này. Pháo hạm bằng sắt loại nhỏ hết sức đắc dụng trong các trận chiến, đã góp công thật đáng kể vào các trận đánh buộc các đồn bót trên sông Pei-ho phải đầu hàng. Người ta thấy loại pháo hạm này ngược xuôi không ngừng trên sông, chuyên chở quân lính và tiếp liệu. Chúng hết sức hữu dụng ở bất cứ loại công tác nào giao phó. Cách đóng các pháo hạm bằng sắt vừa kể đâu có dự trù để dùng vào việc chuyên chở giữa bến Sha-lui-tien và các chiến hạm ở cửa sông Pei-ho; khoảng cách 6 hải lý, biển động,
  10. sóng lắc, tàu chòng chành 1 cách đáng ngại. Máy tàu không đủ mạnh để ngược sóng trong lúc gió mạnh, nhưng lại là một phương tiện vô cùng quý giá giúp cho người lính hải quân trên đường chiến đấu: Pháo hạm đủ sức dùng làm tàu kéo, đôi khi cũng dùng để chở nặng. Nhờ các tàu này mà việc chuyển quân hoàn tất trong 20 ngày, mặc dù biển động, gió bão và trời lạnh. Các tàu này đã giúp thật nhiều cho thủy thủ đoàn khỏi ra tay chéo chống; thật ra thì thủy thủ đoàn dù có bắt buộc chèo họ cũng không đủ sức. Ở Nam Kỳ, nơi sông ngòi chằng chịt, vai trò của các pháo hạm sẽ còn cần thiết hơn nữa; ta có thể đoán trước rồi đây các tàu này sẽ là những phương tiện rất tốt vừa để chiến đấu vừa để tiếp vận trong cuộc chiến ở Nam Kỳ. Nhưng phải công nhận việc kéo những chiếc Sa- lúp pháo hạm chạy bằng hơi nước, chỉ dự trù hoạt động trong vùng nước êm, suốt 800 dăm đường biển để đến Nam Kỳ, là 1 kinh nghiệm mới cho ngành hải quân. Súng đại bác, đạn dược, lương thực trên sa-lúp
  11. pháo hạm đều chuyển sang các tàu kéo. các khe 2 bên vách tàu được bịt kín, than đem dôn về phía mũi tàu để khi kéo thì đầu tàu khỏi bị ngóc cao quá độ. các sa-lúp pháo hạm đã vượt qua khỏi mọi thử thách, chỉ mất có 2 chiếc bị chìm trên đường đến Nam Kỳ. Trong khi đó các tàu lớn lần lượt ra khơi sau khi chuẩn bị xong. Tàu Saône chở cu li từ Canton. Tàu Duchayla rời bến ngày 10 tháng 10 với nam tước Gros; cột chính của tàu có treo cờ quốc gia kích thước hình vuông có hình ngọn lửa (Đó là dấu hiệu trọng vọng lớn lao, nhưng hơi khác với cờ của Tổng tư lệnh trong hải quân, cũng gần giống như vậy - TG) . Ngay ngày hôm sau, huân tước Elgin cũng đi Hồng Kông. Ngày 1 tháng 12, tàu Nemesis ra khơi quay về Pháp sau 5 năm hoạt động ở Tàu. Đã có bao nhiêu người ra đi với chiếc tàu này mà từ nay sẽ không bao giờ trở về nữa.
  12. __________________ Suốt thời gian hoạt động vừa kể trên, tàu Nemesis đã tham dự vào tất cả các cuộc hành quân đánh phá ở Tàu và Nam Kỳ, sử dụng đại pháo và cả thủy thủ đoàn của tàu để đổ bộ. các tàu Renommée, Monge, Dryade, Dragonne, Forbin lần lượt ra khơi theo lịch trình đã định trước. Các tàu này sẽ thượng cờ Pháp khi đế Nagasaki và Yedo; phô trương thanh thế xong thì trực chỉ Woo-sung hoặc Hồng Kông. Ngày 5 tháng 12 năm 1860, các toán quân chuyển từ Bắc Kinh, đúng ra phải đến đóng ở Thượng Hải, lại đem lên tàu để đưa đi Nam Kỳ. Các tàu chiến cuối cùng của Pháp trong vùng cũng nhổ neo rời bến trên sông Pei-ho. Cửa sông hình phễu không thấy bờ bến giống như ở giữa biển khơi, nước thì vàng khè vì phù sa sông Pei-ho và sông Peh-tang; cuối vịnh Pe-tche- li, mà người ta thường gọi sai là vũng tàu Sha-lui-
  13. tien, và cả sông Pei-ho trở nên vắng tanh, thật hiu quạnh sau khi hơn 400 tàu đã nhổ neo. Tàu Impératrice-Eugénie kéo cờ hiệu của phó thủy sư đề đốc Charner, Tàu Echo dùng làm tàu truyền lệnh, cả hai lên đường đến Tche-fou, nơi đây chỉ cách Ta-kou hơn 60 dặm. Hai tàu đã đến nơi chiều ngày 6 tháng 12. Sau khi sắp xếp chi tiết công việc tại đây xong, Phó thủy sư đề đốc tổng tư lệnh cùng với hai tàu lại lên đường ngày 7, đến Woo-sung tiền đồn của Thượng Hải vào ngày 10 tháng 12. các chiến hạm khác chậm trễ vì công tác cũng lần lượt tới nơi. Chỉ huy trưởng viễn chinh là phó thủy sư đề đốc Charner có toàn quyền gây chiến hay làm hòa với xứ An Nam. Từ Thượng Hải, eo biển Sakhaline, biển Nhật Bản cho đến eo biển Malacca và eo biển quần đảo Sonde, suốt 1800 dặm, tất cả tàu bè trương cờ Pháp phải chịu mệnh lệnh của ông. Trọng trách của ông rất lớn: Vì tình trạng chiến tranh, vì cách xa mẫu
  14. quốc, thêm việc nắm giữ hai trọng trách một lúc, vừa là chỉ huy trưởng viễn chinh, vừa là sứ thần, thêm số chiến thuyền quan trọng dưới quyền chỉ huy của mình; tất cả các trách nhiệm hệ trọng đó đã góp phần làm chói lòa thanh danh của Phó đề đốc. Chính đây là sự ủy quyền rộng rãi nhất từ thời Đệ nhất đế chế (Là chế độ chính trị Pháp từ tháng 5 năm 1804 đến tháng 4 năm 1814, Nã Phá Luân đệ Nhất làm Hoàng Đế - ND) giao cho một vị tướng lãnh Hải quân. Quyền chỉ huy của ông bao trùm một hải đội hơn 60 chiếc, gồm 1 tàu chuyên chở có tải trọng nặng, 2 tàu chiến đấu loại một chạy bằng chân vịt, 5 tàu chiến đấu loại một chạy bằng buồm, 1 đại đội pháo hạm chạy chân vịt trang bị đại bác, 2 đại pháo hạm chạy chân vịt trang bị súng nặng đặt trên sàn tàu, 2 hộ tống hạm loại hai chạy chân vịt, 1 hộ tống hạm loại một chạy bánh xe, 5 tàu hộ tống nhẹ chạy bánh xe, 6 chiến hạm chạy buồm, 5 pháo hạm loại một chạy
  15. chân vịt, 16 thuyền đại pháo bằng sắt có thể tháo lắp được, 2 tàu trọng tải chạy chân vịt mang theo mỗi tàu hai dàn đại pháo, 4 tàu chuyên chở ngựa chạy chân vịt, 11 tàu chuyên chở đại pháo chạy chân vịt, 1 tàu cơ xưởng chạy chân vịt. Tất cả là 68 chiến thuyền gồm 13 chạy buồm và 55 chạy chân vịt. Nhân lực gồm có 4 Đại tướng, 13 Đại úy thuyền trưởng đại chiến hạm, 22 thuyền trưởng tàu chiến đấu, 95 Trung úy chiến hạm, 105 sỹ quan hải quân cấp Trung úy, khoảng chừng 100 Chuẩn úy, 100 bác sĩ y khoa, 80 sỹ quan hành chính, 8000 lính thủy. Sức mạnh hỏa lực gồm 475 miệng lửa; sức mạnh mã lực của đội hải thuyền tổng cộng 7.866 mã lực.Nhiều tàu hơi nước của các công ty hàng hải thuộc vùng bán đảo và Viễn Đông được thuê bao để nối liền các cứ điểm từ bờ biển nước Tàu đến Nam Kỳ. Các tàu thuê đều phải mang cờ Pháp: Vị Tổng tư lệnh chọn lựa và biệt phái sỹ quan của mình giữ chức thuyền trưởng hoặc đại diện cho quân đội trên các tàu này. Tóm lại có 80 tàu
  16. buôn do nước Pháp thuê, chở lương thực, đạn dược, than, tạo thành một hải đội thương thuyền mà tầm quan trọng thật đáng chú ý. Điều không may là một số các chiến hạm đã chiến đấu từ bốn năm nay, vài chiếc đã bước vào năm thứ năm. Thiết bị trên tàu ở vào tình trạng hư hỏng, các nồi hơi súp-de của 4 phào hạm lớn và 3 hộ tống hạm gần như rã rời từng mảnh. Tuy nhiên thủy thủ đoàn tốt, sỹ quan xuất sắc, rất thành thạo sau 4 năm chiến đấu. Có thể nói rằng họ tuy có mòn mỏi nhưng không phải là kiệt lực, họ được khích động bằng một luồng sinh khí anh hùng. Trong số các sỹ quan dời Pháp đã lâu, có nhiều người khi đến Tàu vẫn còn là vị thành niên. Họ già đi trong gian khổ và chỉ còn biết nước Pháp qua các bức tranh họ mang theo, họ cũng chẳng hiểu gì hết về thói tục của những dân tộc trước mặt họ, biết đâu họ cũng chỉ vô tình như những thủy thủ
  17. khác mà thôi. Những năm tốt đẹp nhất của đời họ đã trôi đi trong khắc khổ, thiếu hẳn sự gần gũi với xã hội xung quanh; sự chung đụng mà ta thấy nơi nào trên trái đất cũng có, nhưng tuyệt nhiên thiếu hẳn ở cái đất Tàu này. Chẳng có gì làm rung động trái tim của người trai trẻ mới 25 tuổi đời (Tiếc quá, tác giả chẳng tìm được cô gái Tàu nào ở Thượng Hải sao? Có thể đây là cách viết của tác giả để tự ám chỉ mình một các kín đáo - ND). Vì thế, họ đành chú tâm tới những chuyện khác vậy. Họ kể chuyện xông pha chiến đấu, những thành tích xuất sắc trong ngành nghề của mình, họ bàn với nhau về bảng thăng thưởng. Rút lại cũng là lợi lộc (tôi muốn nói ở đây là danh dự chớ không phải tiền bạc) đã làm món mồi để lôi cuốn tham vọng, làm mất đi ý nghĩa hy sinh cao cả của đời họ, kể cả những sở thích riêng tư họ cũng phải hy sinh, nhưng lúc nào họ cũng sẵn sàng hy sinh thêm, họ coi giá trị của huân chương và cấp bậc từ trên ban xuống thật xứng đáng với sự hy sinh của họ.
  18. Không cón ai non dại. Họ đều có vẻ rắn rỏi và năng hoạt; người nào trước kia dù có nông nổi cũng đã trở nên nghiêm trang hơn; nhiều người đúng ra đã bước vào tuổi thích nghĩ ngơi nhưng vẫn tỏ ra rất hăng hái. Họ dễ bị khích động vì vinh quang, vì danh dự để bảo tồn thanh danh của người thủy thủ; họ tạo thành một khối quân nhận đoàn kết chặt chẽ, nếu sau này có tan rã thì dù cho có gặp hoàn cảnh thuận lợi như trước cũng biết đâu không bao giờ còn tái tạo lại được một khối chặt chẽ như vậy, vì những người đã từng tạo ra nó không còn nữa. Không cần phải khó khăn tìm tòi, ta cũng nhận thấy họ là những người của biển cả, những chiến sĩ, những nhà địa lý thủy học, bác học, ngôn ngữ học; vị chỉ huy trưởng nào chẵng sung sướng thấy dưới tay điều khiển của mình có những Đại úy thuyền trưởng mới 30 tuổi, chiến đấu không ngừng với sóng gió trên mặt biển xứ Tàu, cặp bờ vào đất Thượng Hải ở bất cứ thời tiết nào, mặc dù bờ biển nơi đây được coi là khó khăn nhất thế giới. Khả năng
  19. quyết định được đem ra thử thách liên tục ở mọi sự kiện, nagy khi hành động đang xảy ra, đã tạo cho mỗi người con đường đi lên. Người chỉ huy có thể trông cậy và tin cẩn ở những con người như thế. Công bố cuộc viễn chinh đánh chiến Nam Kỳ với một lực lượng hùng hậu cũng giống như có một dòng máu mới bơm vào huyết quản của họ, những huyết quản đã bao lần sôi sục. Giai đoạn chuẩn bị viễn chinh Nam Kỳ làm bừng dậy tinh thần đồng đội; nhiều người đã từ lâu được quyền trở về Pháp cũng không muốn nhắc tới chuyện này. Người nào cũng muốn dự phần vào cuộc hành quân sắp diễn ra. Woo-sung là một làng Tàu nghèo nàn ở ngã ba sông Yang-tze và Wam-poo. Làng là bến đậu và chỗ họp của hạm đội. Vùng đồng ruộng chung quanh thật
  20. bằng phẳng, chỉ hơi nhấp nhô một vài nơi; Gồm có ruộng lúa và ruộng trồng bông vải thấp ;lè tè. Cảnh vật buồn tênh. Tất cả sinh hoạt đều dồn trên mặt sông Thượng Hải, thuyền buồm ngược xuôi không ngừng; nhiều chiếc trọng tải đến 300 tấn: có đủ khả năng đi biển, rất linh hoạt, xoay trở thật tài tình nhờ bánh lái có đục lỗ. Tàu bè Châu Âu từ khắp nơi trên thế giới đến, xuôi dòng trên sông nhưng thường thì không ghé vào Woo-sung. Hải quân bỏ neo thành hàng dài thật oai nghiêm bên phía tả ngạn vì nước sâu hơn; phía hữu ngạn nước cạn có nhiều cồn. Từ trên cột buồm của chiến hạm Impératrice-Eugénie có thể nhìn thấy thành phố Thượng Hải (câu này ta đoán tác giả là người ở trên chiến hạm Impératrice-Eugénie, hoặc thuộc đạo thủy binh lục chiến được đưa lên tàu đi Nam Kỳ-ND); liên lạc thường xuyên từ tàu với thành phố Thượng Hải nhờ vào các pháo hạm bằng sắt, thuyền buồm hay kỵ mã do Hải quân thuê mướn. Đại tướng Cousin-Montauban đặt bộ chỉ huy tại Thượng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2