intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam tập II (1954-1975) - Báo cáo kết quả nghiên cứu, biên soạn công trình nhiệm vụ Trung ương giao: Phần 1

Chia sẻ: Hoa La Hoa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:439

215
lượt xem
35
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu Báo cáo kết quả nghiên cứu, biên soạn công trình nhiệm vụ Trung ương giao: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam tập II (1954-1975): Phần 1 gồm nội dung 3 chương: Chương I - Đảng lãnh đạo công cuộc củng cố miền Bắc, hoạch định đường lối giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1954-1960); Chương II - Đảng lãnh đạo chống chiến lược “chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc (1961-1965); Chương III - Chuyển hướng nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ miền Bắc, đánh thắng chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mỹ ở miền Nam (1965 - 1968).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam tập II (1954-1975) - Báo cáo kết quả nghiên cứu, biên soạn công trình nhiệm vụ Trung ương giao: Phần 1

  1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NHIỆM VỤ TRUNG ƯƠNG GIAO LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TẬP II (1954-1975) Cơ quan chủ trì: VIỆN LỊCH SỬ ĐẢNG Chủ nhiệm công trình: PGS, TS Nguyễn Trọng Phúc Thư ký khoa học: Ths Trần Thị Bích Hải TS Trịnh Thị Hồng Hạnh 7619 27/01/2010 HÀ NỘI - 2009
  2. BAN CHỦ NHIỆM: - PGS, TS Nguyễn Trọng Phúc - Chủ nhiệm - PGS, TS Trần Thị Thu Hương - Phó Chủ nhiệm BAN THƯ KÝ: - Ths Trần Thị Bích Hải - TS Trịnh Thị Hồng Hạnh TẬP THỂ TÁC GIẢ THAM GIA TU CHỈNH: Chương I: - GS, TS Trịnh Nhu - Chủ biên - Ths Trần Thị Bích Hải - Ths Nguyễn Danh Lợi Chương II: - PGS, TS Trần Thị Thu Hương - Chủ biên - TS Nguyễn Danh Tiên - Ths Nguyễn Bình Chương III: - PGS, TS Nguyễn Thanh Tâm - Chủ biên - TS Khổng Đức Thiêm - TS Nguyễn Thị Thanh Chương IV: - Ths Nguyễn Xuân Ớt - Chủ biên - TS Trịnh Thị Hồng Hạnh - TS Hoàng Kim Thanh Chương V: - PGS, TS Triệu Quang Tiến - Chủ biên - TS Hồ Thị Tố Lương - Ths Dương Minh Huệ Kết luận: PGS, TS Nguyễn Trọng Phúc
  3. MỤC LỤC Chương I ĐẢNG LÃNH ĐẠO CÔNG CUỘC CỦNG CỐ MIỀN BẮC, HOẠCH ĐỊNH ĐƯỜNG LỐI GIẢI PHÓNG MIỀN NAM, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC (1954-1960) 1 I. Những nhân tố quốc tế và trong nước tác động tới hoạt động của Đảng sau hội nghị Giơnevơ (1954-1960) 1 II. Lãnh đạo khôi phục kinh tế, hoàn thành cách mạng dân tộc, dân chủ và cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc 23 III. Thay đổi tổ chức, phương pháp hoạt động của các tổ chức Đảng và đấu tranh giữ gìn lực lượng ở miền Nam 67 IV. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng và phong trào đồng khởi 85 V. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng 113 Chương II ĐẢNG LÃNH ĐẠO CHỐNG CHIẾN LƯỢC “CHIẾN TRANH ĐẶC BIỆT” Ở MIỀN NAM VÀ XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở MIỀN BẮC (1961-1965) 131 I. Chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ và tay sai ở miền Nam 131 1. Mỹ điều chỉnh chiến lược toàn cầu phản cách mạng, tiến hành “chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam Việt Nam 131 2. Chuyển từ khởi nghĩa sang chiến tranh cách mạng, đánh bại kế hoạch Sta lây - Taylo (1961-1963) 138 3. Đánh bại kế hoạch Giônxơn - Mắc Namara, làm phá sản hoàn toàn chiến lược “chiến tranh đặc biệt” (1964 - 5/1965) 183 II. Đảng lãnh đạo xây dựng chủ nghĩa xã hội, thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất ở miền Bắc (1961-1965) 203 1. Thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965) 203
  4. 2. Lãnh đạo thực hiện công tác an ninh quốc phòng, đối ngoại và xây dựng Đảng trong kế hoạch 5 năm lần thứ nhất 226 3. Chuyển hướng chiến lược xây dựng và bảo vệ miền Bắc (1964-1965) 237 Chương III CHUYỂN HƯỚNG NHIỆM VỤ XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ MIỀN BẮC, ĐÁNH THẮNG CHIẾN LƯỢC “CHIẾN TRANH CỤC BỘ” CỦA MỸ Ở MIỀN NAM (1965 - 1968) 249 I. Âm mưu, thủ đoạn của Mỹ và chủ trương mới của Đảng 249 II. Chuyển hướng xây dựng miền Bắc trong điều kiện có chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ 263 1. Chủ trương của Đảng về chuyển hướng xây dựng kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng ở miền Bắc 263 2. Miền Bắc đánh thắng các bước leo thang chiến tranh phá hoại của Mỹ 309 III. Miền Nam đánh thắng chiến lược "Chiến tranh cục bộ" của đế quốc 325 Mỹ 1. Đánh thắng cuộc phản công chiến lược mùa khô 1965 - 1966 325 2. Đánh thắng cuộc phản công chiến lược mùa khô 1966 -1967 340 3. Tổng công kích và nổi dậy năm 1968 349 4. Đấu tranh ngoại giao đánh Mỹ và Hội nghị Pari 398 Chương IV ĐẢNG LÃNH ĐẠO CHỐNG CHIẾN LƯỢC “VIỆT NAM HOÁ CHIẾN TRANH” VÀ CHIẾN TRANH PHÁ HOẠI LẦN THỨ HAI CỦA MỸ, KHÔI PHỤC VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở MIỀN BẮC (1969-1/1973) 424 I. Tình hình sau Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 và chủ trương chuyển hướng chiến lược của Đảng 424 1. Tình hình sau Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 424 2. Chủ trương chuyển hướng chiến lược của Đảng 437 II. Tiếp tục xây dựng hậu phương vững mạnh, chi viện cho chiến trường đánh Mỹ 452 1. Khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế 452
  5. 2. Thực hiện kế hoạch 3 năm khôi phục và phát triển kinh tế, tăng cường lực lượng cho chiến trường miền Nam 476 III. Miền Nam khôi phục phong trào và đẩy mạnh tiến công quân sự, tạo thế và lực mới 492 1. Mỹ mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương 492 2. Phối hợp chiến trường ba nước Đông Dương 498 IV. Cả nước đẩy mạnh tiến công quân sự và ngoại giao 526 1. Cục diện chiến trường ba nước Đông Dương và quyết tâm chiến 526 lược của Đảng 2. Cuộc tiến công chiến lược trên toàn miền Nam 537 3. Đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai của đế quốc Mỹ ký kết Hiệp định Pari 552 Chương V CẢ NƯỚC DỒN SỨC GIẢI PHÓNG HOÀN TOÀN MIỀN NAM, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC (1-1973 - 4-1975) 591 I. Tình thế mới và chủ trương của Đảng 591 II. Tạo thế, tạo lực, chuẩn bị cho trận quyết chiến chiến lược 619 III. Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam 655 KẾT LUẬN 707 TÀI LIỆU THAM KHẢO 728
  6. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, BIÊN SOẠN CÔNG TRÌNH NHIỆM VỤ TRUNG ƯƠNG GIAO LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TẬP II (1954-1975) Cơ quan chủ trì: VIỆN LỊCH SỬ ĐẢNG Chủ nhiệm công trình: PGS, TS Nguyễn Trọng Phúc Thư ký khoa học: Ths Trần Thị Bích Hải TS Trịnh Thị Hồng Hạnh HÀ NỘI - 2009
  7. BAN CHỦ NHIỆM: - PGS, TS Nguyễn Trọng Phúc - Chủ nhiệm - PGS, TS Trần Thị Thu Hương - Phó Chủ nhiệm BAN THƯ KÝ: - Ths Trần Thị Bích Hải - TS Trịnh Thị Hồng Hạnh TẬP THỂ TÁC GIẢ THAM GIA TU CHỈNH: Chương I: - GS, TS Trịnh Nhu - Chủ biên - Ths Trần Thị Bích Hải - Ths Nguyễn Danh Lợi Chương II: - PGS, TS Trần Thị Thu Hương - Chủ biên - TS Nguyễn Danh Tiên - Ths Nguyễn Bình Chương III: - PGS, TS Nguyễn Thanh Tâm - Chủ biên - TS Khổng Đức Thiêm - TS Nguyễn Thị Thanh Chương IV: - Ths Nguyễn Xuân Ớt - Chủ biên - TS Trịnh Thị Hồng Hạnh - TS Hoàng Kim Thanh Chương V: - PGS, TS Triệu Quang Tiến - Chủ biên - TS Hồ Thị Tố Lương - Ths Dương Minh Huệ Kết luận: PGS, TS Nguyễn Trọng Phúc
  8. BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, BIÊN SOẠN CÔNG TRÌNH (2006-2008) Thực hiện nhiệm vụ Ban Bí thư Trung ương Đảng giao (theo Công văn số 8115- CV/VPTW ngày 15-11-2005) về việc tu chỉnh, nâng cao tác phẩm Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam tập II (1954-1975), Ban Giám đốc Học viện đưa vào chương trình nghiên cứu khoa học của Học viện; giao cho Viện Lịch sử Đảng là cơ quan chủ trì, PGS,TS Nguyễn Trọng Phúc là chủ nhiệm công trình. Công trình triển khai trong 3 năm, từ đầu năm 2006 đến tháng 12 năm 2008. I. NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TRÌNH, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ TỔ CHỨC LỰC LƯỢNG NGHIÊN CỨU 1.1. Nhiệm vụ của đề tài Thực hiện kế hoạch đã được Ban Giám đốc thông qua, công trình triển khai các nhiệm vụ sau : 1.Tu chỉnh, nâng cao chất lượng tác phẩm Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam tập II 2.Biên soạn Biên niên sự kiện thời kỳ 1954-1975 3.Thực hiện một số chuyên đề phục vụ biên soạn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam tập II. 1.2. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quán triệt ý kiến chỉ đạo của Ban Bí thư nêu trong Công văn số 8115- CV/VPTW ngày 15-11- 2005 : việc nghiên cứu biên soạn “phải bảo đảm đúng tinh thần Chỉ thị số 15- CT/TW, ngày 28-8-2005 của Ban Bí thư về tăng cường và nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng Cộng sản Việt nam"; kế thừa thành quả tổng kết lý luận, thực tiễn của Đảng ta về cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, về xây dựng chủ nghĩa xã hội, về xây dựng Đảng. Nắm vững đối tượng nghiên cứu là lịch sử Đảng và các nguyên tắc tính đảng, tính khoa học, thấm nhuần quan điểm đổi mới của Đảng: nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật. Sử dụng các phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp lôgíc, phỏng vấn, khảo sát thực tế, thống kê, so sánh để
  9. tái hiện lịch sử, phân tích, đánh giá sự kiện, nhân vật lịch sử một cách khách quan, chân thực. 1.3. Tổ chức lực lượng nghiên cứu Ban chủ nhiệm : - PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc – Chủ nhiệm - PGS.TS Trần Thị Thu Hương – Phó chủ nhiệm - PGS.TS Nguyễn Hữu Cát - Phó chủ nhiệm (tháng 4-2007, đồng chí Cát chuyển công tác, đã bàn giao nhiệm vụ cho Ban chủ nhiệm) Ban Thư ký : -TS Trịnh Thị Hồng Hạnh -Ths Trần Thị Bích Hải Lực lượng nghiên cứu : Cán bộ nghiên cứu khoa học của Viện Lịch sử Đảng, gồm 37 đồng chí, trong đó có GS.TS, PGS.TS, TS, Ths... Tuỳ theo năng lực của cán bộ, Ban chủ nhiệm mời tham gia từng việc của công trình (biên soạn Lịch sử Đảng, Biên niên sự kiện, chuyên đề). Công trình phối hợp với một số cơ quan nghiên cứu lịch sử thuộc nhiều chuyên ngành liên quan với lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, một số đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nhà khoa học và Cục lưu trữ Trung ương để nghiên cứu sâu về lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam giai đoạn 1954-1975. II. QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU, BIÊN SOẠN - NHỮNG NỘI DUNG ĐƯỢC BỔ SUNG, TU CHỈNH, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH 1. Tổ chức khảo sát thực tế, sưu tầm, khai thác tài liệu: -Công trình tổ chức đi khảo sát thực tế tại một số tỉnh miền Nam (thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Côn Đảo); tổ chức nhiều cuộc toạ đàm, gặp gỡ, trao đổi các vấn đề tồn đọng trong lịch sử Đảng với một số đồng chí lãnh đạo trong Thành uỷ thành phố Hồ Chí Minh, một số đồng chí lão thành cách mạng, các nhà khoa học chuyên ngành tại thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa-Vũng Tàu, Côn Đảo, Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắc, Đắc Nông, Lâm Đồng… -Trong 3 năm (2006-2008), công trình sưu tầm, khai thác tài liệu tại các Trung tâm lưu trữ của Đảng, Nhà nước và kho lưu trữ các địa phương : +Cục Lưu trữ Trung ương Đảng, Trung tâm lưu trữ Quốc gia III, Thư viện quốc gia Hà Nội, Viện Lịch sử Quân sự, Viện Khoa học Công An, Bộ Ngoại giao…
  10. +Khai thác tài liệu tại kho lưu trữ các Tỉnh, Thành uỷ : Ban Tuyên giáo Thành uỷ thành phố Hà Nội, Ban Tuyên giáo Thành uỷ thành phố Hồ Chí Minh… Ngoài ra, công trình phối hợp chặt chẽ với Phòng Tư liệu của Viện Lịch sử Đảng để sưu tầm, khai thác các nguồn tài liệu phục vụ nghiên cứu, biên soạn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam giai đoạn 1954-1975. -Sưu tầm sách, tạp chí nghiên cứu những vấn đề về lịch sử Đảng, tiếng Việt và tiếng nước ngoài (Anh, Trung Quốc) Tổng số tài liệu đã sưu tầm : 3.000 trang tài liệu, sách. 2. Tổ chức toạ đàm, hội thảo, nghe báo cáo chuyên đề : - Tổ chức toạ đàm : Trong giai đoạn 1954-1975 , công trình lập danh mục những vấn đề tồn đọng trong lịch sử Đảng để nghiên cứu và xin ý kiến, tổ chức nhiều cuộc toạ đàm, gặp gỡ, trao đổi các vấn đề tồn đọng trong lịch sử Đảng với một số đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các đồng chí lão thành cách mạng, các nhà khoa học chuyên ngành tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, ... - Nghe báo cáo một số chuyên đề : Vai trò và hoạt động của lực lượng Công An nhân dân những năm 1954-1975; về hoạt động và kết luận vụ Nhân văn giai phẩm; về vụ án chống Đảng; Những tác động của tình hình quốc tế đối với cách mạng Việt Nam thời kỳ 1954-1975; về vấn đề lực lượng thứ ba trong thừi kỳ chống Mỹ,.… Những nội dung toạ đàm là những vấn đề tồn đọng từ lâu trong Lịch sử Đảng, chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện; do nhiều nguyên nhân, chủ yếu là do thiếu những tài liệu gốc có đủ độ tin cậy cao.Trên cơ sở những Văn kiện, tài liệu mới, những ý kiến đóng góp của những nhân chứng lịch sử, lão thành cách mạng, các nhà khoa học và những nghiên cứu mới của tập thể tác giả, hội thảo đã làm sáng rõ và kết luận được nhiều vấn đề đặt ra. Những kết luận tại hội nghị toạ đàm được chọn lọc đưa vào Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam tập II (1954-1975). Đề tài còn tổ chức hội thảo nhiều lần trong tập thể tác giả về bản thảo . 3. Biên niên sự kiện tập 2 (1954-1975) Cuốn Những sự kiện lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam thời kỳ 1954-1975 xuất bản năm 1979 chia nội dung thành 2 tập : Những sự kiện Lịch sử Đảng- phần chống Mỹ cứu nước tập III (1954-1975); Những sự kiện Lịch sử Đảng- phần xã hội chủ nghĩa tập IV (1954-1975). Để thống nhất phương pháp nghiên cứu và biên soạn biên niên sự kiện lịch sử Đảng Cộng sản Việt nam từ khi Nguyễn ái Quốc tìm đường cứu
  11. nước(1911) đến nay, tiếp theo 3 cuốn Lịch sử Biên niên Đảng Cộng sản Việt nam (1911-1929), (1930-1945), (1945-1954) xuất bản năm 2007, 2008, Biên niên sự kiện Lịch sử Đảng năm 1954-1975 được biên soạn bổ sung nhiều sự kiện mới với nội dung hết sức phong phú trên cơ sở Văn kiện Đảng mới xuất bản, những tài liệu và nghiên cứu mới, xắp xếp sự kiện theo thời gian, không tách hai nhiệm vụ ở hai miền như sách cũ. Biên niên sự kiện 1954-1975 là sản phẩm quan trọng, trong đó thể hiện toàn bộ hoạt động của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và cách mạng Việt Nam trên mọi lĩnh vực từ 1954 đến 1975, phục vụ biên soạn, bổ sung nâng cao chất lượng tác phẩm Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam tập II (1954-1975). Tổng số sự kiện : 1950 sự kiện với 2050 trang 4. Chuyên đề Tiến hành nghiên cứu những vấn đề tồn đọng trong lịch sử Đảng giai đoạn 1954-1975 : bao gồm các lĩnh vực về đường lối cách mạng của Đảng, xây dựng đảng về tư tưởng, chính trị và tổ chức, về Mặt trận , đấu tranh ngoại giao… Những chuyên đề này tổng kết, đánh giá, rút ra những kết luận quan trọng, phục vụ trực tiếp cho nghiên cứu, biên soạn, bổ sung năng cao chất lượng tác phẩm Lịch sử Đảng Cộng sảnViệt Nam tập 2. 5. Tác phẩm Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam tập II (1954-1975) : Đây là sản phẩm chính của của công trình. Trong quá trình nghiên cứu, biên soạn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam tập II (1954-1975), các tác giả đã tập trung trí tuệ và công sức thực hiện mục tiêu nêu trong Kế hoạch nghiên cứu, biên soạn được Ban Giám đốc Học viện phê duyệt : Đó là nghiên cứu, tu chỉnh, biên soạn bổ sung nâng cao chất lượng một cách có hệ thống, toàn diện Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam tập II (1954-1975). Nêu rõ vai trò lãnh đạo, sự sáng tạo của Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc hoạch định đường lối, chủ trương, phương pháp cách mạng qua từng thời kỳ, nhất là trong các bước ngoặt lịch sử. Làm rõ sự chủ động, sáng tạo của các cấp bộ đảng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ và xây dựng chủ nghĩa xã hội (1954-1975). Trình bày những nét chính yếu phong trào cách mạng rộng lớn, tiêu biểu của nhân dân, của khối đại đoàn kết dân tộc.
  12. Làm sáng tỏ những vấn đề tồn đọng trong lịch sử bằng những tư liệu mới và cách lý giải khoa học. Đúc kết kinh nghiệm hoạt động của Đảng. Nhiệm vụ của các tác giả khi biên soạn cuốn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam tập II là phải đạt được các mục tiêu trên. Cụ thể từng chương đã tu chỉnh, bổ sung nội dung như sau : Chương I (1954 - 1960) 1. Về xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc: Làm rõ nguyên nhân đưa tới sự thay đổi chủ trương tiến dần từng bước vững chắc lên chủ nghĩa xã hội bằng chủ trương tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội khi bước vào giai đoạn cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp, công thương nghiệp và cải tạo tư bản tư doanh. Đánh giá rõ những khó khăn trục trặc trong bước đầu tiến hành hợp tác hóa nông nghiệp, cải tạo công thương nghiệp và tư bản tư doanh. 2. Bổ sung những nét chính yếu tình hình tổ chức toàn Đảng và hệ thống tổ chức Đảng tại miền Bắc. 3. Đánh giá thấu đáo hơn, cụ thể hơn vấn đề Nhân văn giai phẩm 4. Tinh thần chủ động, sáng tạo của Đảng bộ miền Nam (Xứ ủy Nam Bộ, Khu V, Trị Thiên). 5. Quá trình chuẩn bị nội dung và những quan điểm chính đưa ra thảo luận tại Hội nghị lần thứ 15 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Chương II (1961 - 1965) 1.Tác động của tình hình thế giới đối với cách mạng Việt Nam : Làm rõ hơn bối cảnh phức tạp của tình hình thế giới, nhất là mâu thuẫn trong phong trào cộng sản quốc tế, trong bối cảnh đó, ta chuyển từ khởi nghĩa sang chiến tranh cách mạng, chưa được sự ủng hộ thực sự của Liên Xô, Trung Quốc. 2.Về cách mạng miền Nam : Sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Cục miền Nam và Đảng bộ các khu, trong đó, chú ý làm nổi bật hơn nữa về Trung ương Cục lãnh đạo, chỉ đạo cuộc đấu tranh chống phá ấp chiến lược, xương sống của "chiến tranh đặc biệt". Bổ sung nội dung về công tác xây dựng Đảng bộ miền Nam, nhất là về tư tưởng và tổ chức. 3.Về xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc : Bổ sung các nghị quyết, chỉ thị của Bộ Chính trị, Ban Bí thư lãnh đạo, chỉ đạo các hoạt động kinh tế: công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, thương nghiệp, xây dựng hệ thống chính trị, công tác tư tưởng - văn hóa, chính sách xã hội, quốc phòng an ninh, đối ngoại... Bổ sung những nội dung hoạt động và thành tựu của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội miền Bắc trong kế hoạch 5 năm lần thứ nhất. Đây là thời
  13. kỳ miền Bắc phát triển mạnh nhất về mọi mặt do chưa có chiến tranh phá hoại và chủ trương xây dựng miền Bắc vững mạnh làm hậu phương lớn cho cách mạng miền Nam. 4.Đấu tranh nội bộ Đảng, những khuynh hướng tư tưởng và hoạt động sai lầm (trên cơ sở kế thừa chuyên đề nhóm chống Đảng). 5.Phân tích kỹ hơn quan hệ đối ngoại giữa Việt Nam - Liên Xô, Việt Nam - Trung Quốc, Việt Nam - Lào - Campuchia. Chương III (1965-1968) 1.Sự lãnh đạo về đường lối, chỉ đạo thực tiễn của Đảng (Trung ương Đảng, Trung ương cục miền Nam, các Đảng bộ miền, khu, tỉnh, thành) để đánh thắng chiến lược "chiến tranh cục bộ" của đế quốc Mỹ. 2.Sự lãnh đạo và chỉ đạo của Đảng (Trung ương, khu ủy, tỉnh, thành ủy) chuyển miền Bắc từ thời bình sang thời chiến, thực hiện các nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ miền Bắc XHCN, tích cực chi viện miền Nam và làm nhiệm vụ quốc tế. 3. Phối hợp chiến đấu chống Mỹ và tay sai Mỹ của quân dân ta với nhân dân các nước Đông Dương. 4.ủng hộ vật chất và tinh thần của các nước XHCN cho nhân dân miền Bắc, miền Nam Việt Nam trong những năm 1965-1968. 5.Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy ở miền Nam Tết Mậu Thân - Thắng lợi và kinh nghiệm (qua những kết quả nghiên cứu mới). 6.Công tác xây dựng Đảng ở miền Bắc và miền Nam trong thời kỳ 1965- 1968. 7.Công tác lãnh đạo xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất ở miền Bắc và miền Nam 1965-1968. Chương IV (1969-1972) 1.Sự chỉ đạo của Trung ương Cục đối với cách mạng miền Nam. 2.Công tác tư tưởng của Đảng ở cả hai miền, đặc biệt là những thời điểm quan trọng. 3.Công tác xây dựng Đảng ở miền Bắc; hệ thống tổ chức Đảng ở miền Nam (Trung ương Cục miền Nam, các địa phương). 4.Công tác an ninh trật tự, đấu tranh chống các loại tội phạm ở miền Bắc trong xây dựng kinh tế-văn hoá, chống chiến tranh phá hoại. 5.Đấu tranh chống bình định trên các mũi chính trị và binh vận ở các địa phương miền Nam. 6.Hoạt động của Chính phủ, Quốc hội, chính quyền địa phương các cấp ở miền Bắc
  14. Chương V (1973-1975) 1.Chính sách của một số nước lớn đối với cách mạng Việt Nam sau Hiệp định Pari (Mỹ, Pháp, Liên Xô, Trung Quốc). 2.Vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Bộ Tổng tư lệnh, Trung ương Cục miền Nam, Khu ủy V, khu ủy Trị Thiên - Huế và các tỉnh miền Nam. 3.Thành tựu hơn 2 năm khôi phục, phát triển kinh tế miền Bắc và vai trò của miền Bắc ở giai đoạn cuối của sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước. 4.Phong trào nổi dậy ở một số tỉnh, nhất là các tỉnh ở Nam Bộ theo phương châm "Tỉnh giải phóng tỉnh, huyện giải phóng huyện, xã giải phóng xã". 5.Công tác binh vận trong giai đoạn 1973-1975. Sau một thời gian tập trung cao độ công sức, trí tuệ tu chỉnh, biên soạn bổ sung, nâng cao chất lượng bản thảo Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam tập II, đến nay công trình đã hoàn thành, gồm trang . Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ Sau 3 năm triển khai nhiệm vụ (2006-2008), công trình nhận được sự chỉ đạo của Ban Giám đốc, sự giúp đỡ tận tình của các cơ quan chức năng (Vụ Quản lý khoa học, Vụ kế hoạch-Tài chính, Văn phòng Học Viện, Phòng Tài vụ), với sự chỉ đạo sát sao của Ban chủ nhiệm, của Viện Lịch sử Đảng, sự cố gắng của tập thể tác giả, công trình đã hoàn thành tốt nhiệm vụ theo đúng kế hoạch và tiến độ. -Tổ chức lực lượng tham gia công trình một cách khoa học, phân công phân nhiệm hợp lý. -Thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra tiên độ công việc; chủ động trong mọi hoạt động khoa học của công trình. -Kinh phí : phân bổ và sử dụng kinh phí hợp lý, đúng chế độ qui định của Bộ Tài chính, thanh- quyết toán kịp thời. * Dù đã hoàn thành nhiệm vụ đề ra trong kế hoạch, song chúng tôi nghĩ rằng, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam thời kỳ 1954-1975, vẫn còn nhiều vấn đề cần được nghiên cứu sâu sắc hơn. Tiếp thu ý kiến của Hội đồng nghiệm thu, chúng tôi sẽ tu chỉnh, nâng cao hơn chất lượng công trình để trình Ban Bí thư, xin được xuất bản Xin trân trọng cảm ơn các đồng chí. Chủ nhiệm công trình
  15. PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc
  16. MỤC LỤC I. NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TRÌNH, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ TỔ CHỨC LỰC LƯỢNG NGHIÊN CỨU 1 1.1. Nhiệm vụ của đề tài 1 1.2. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 1 1.3. Tổ chức lực lượng nghiên cứu 2 II. QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU, BIÊN SOẠN - NHỮNG NỘI DUNG 2 ĐƯỢC BỔ SUNG, TU CHỈNH, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH 1. Tổ chức khảo sát thực tế, sưu tầm, khai thác tài liệu 2 2. Tổ chức toạ đàm, hội thảo, nghe báo cáo chuyên đề 3 3. Biên niên sự kiện tập 2 (1954-1975) 3 4. Chuyên đề 4 5. Tác phẩm Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam tập II (1954-1975) 4
  17. Chương I ĐẢNG LÃNH ĐẠO CÔNG CUỘC XÂY DỰNG, CỦNG CỐ MIỀN BẮC, HOẠCH ĐỊNH ĐƯỜNG LỐI GIẢI PHÓNG MIỀN NAM, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC (1954-1960) I. NHỮNG NHÂN TỐ QUỐC TẾ VÀ TRONG NƯỚC TÁC ĐỘNG TỚI HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẢNG SAU HỘI NGHỊ GIƠNEVƠ (1954-1960) Sau 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ, nhân dân Việt Nam bước vào thời kì lịch sử đặc biệt. Theo Hiệp định Giơnevơ, đất nước ta tạm thời bị chia cắt làm hai miền. Miền Bắc từ vĩ tuyến 17 trở ra hoàn toàn giải phóng, miền Nam tạm thời dưới sự kiểm soát của thực dân Pháp. Trong thời gian 2 năm, sau Hiệp định Giơnevơ hai miền sẽ tổ chức Tổng tuyển cử thống nhất đất nước. Trong giai đoạn mới, cách mạng Việt Nam có hai nhiệm vụ chiến lược, đó là tiếp tục đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đồng thời từng bước xây dựng chế độ xã hội mới - xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc. Cả hai nhiệm vụ này đều do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo vì một mục tiêu chung là độc lập dân tộc, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ trên phạm vi cả nước, thống nhất đất nước, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Việc thực hiện các nhiệm vụ cách mạng Việt Nam trong giai đoạn này có nhiều thuận lợi nhưng cũng có nhiều khó khăn, phức tạp. Trên thế giới, sự lớn mạnh của Liên Xô và hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa có tác động to lớn đối với cách mạng Việt Nam. Về kinh tế, các nước trong khối SEV1 và các nước xã hội chủ nghĩa khác tiếp tục tăng cường hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau, tạo điều kiện cùng nhau phát triển. Năm 1955, Liên Xô hoàn thành trước thời hạn kế hoạch 5 năm lần thứ năm (1951-1955) với nhiều thành tựu quan trọng. Trong đó, tổng sản 1 . Ngày 8-1-1949, hội nghị kinh tế gồm đại biểu các nước Liên Xô, Anbani, Ba Lan, Bungari, Hunggari, Rumani, Tiệp Khắc đã quyết định thành lập tổ chức kinh tế của các nước xã hội chủ nghĩa (khối SEV) nhằm thúc đẩy sự hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau về kinh tế, văn hoá và khoa học - kỹ thuật giữa Liên Xô với các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu 1
  18. lượng công nghiệp năm 1955 tăng 85% so với năm 1951, gấp 3,5 lần trước chiến tranh; than đá năm 1955 chiếm 20% tổng sản lượng của thế giới; sản lượng dầu lửa tăng từ năm 1953- 1957 tăng bình quân hàng năm 11,4 triệu tấn (trong khi Mỹ 8,8 triệu tấn) nâng tổng sản lượng năm 1958 lên 113 triệu tấn. Từ năm 1950, Liên Xô đứng đầu châu Âu và thứ hai thế giới về sản lượng điện, đến năm 1958 là 233 tỉ kw/h. Trong khoa học, kĩ thuật, Liên Xô là nước đầu tiên trên thế giới sản xuất điện nguyên tử và sau đó phóng thành công vệ tinh nhân tạo lên vũ trụ. Các nước xã hội chủ nghĩa được sự giúp đỡ của Liên Xô tiếp tục giành được nhiều thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế -xã hội. Năm 1955, công nghiệp Ba Lan tăng gấp 4 lần trước chiến tranh, trong đó có nhiều ngành công nghiệp mới ra đời; Năm 1956, Cộng hoà Dân chủ Đức thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ hai, qua đó trở thành nước đứng đầu châu Âu về sản lượng điện theo đầu người, thứ hai thế giới về sản lượng hoá chất theo đầu người. Năm 1957, Trung Quốc hoàn thành kế hoạch 5 năm (1953-1957) với nhiều kết quả mới trong phát triển kinh tế- xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu trên, trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, các nước xã hội chủ nghĩa cũng đã bắt đầu mắc nhiều sai lầm nghiêm trọng, đặc biệt là chủ trương đại nhảy vọt và công xã nhân dân ở Trung Quốc Về quân sự, sau khi sản xuất được bom khinh khí vào năm 1953, tháng 10 năm 1957, Liên Xô lại sản xuất được tên lửa vượt đại châu. Sự lớn mạnh của Liên Xô về kinh tế và quốc phòng dẫn đến cuộc khủng hoảng tên lửa của hệ thống đế quốc nhất là Mỹ. Liên Xô có tên lửa vượt đại châu có nghĩa là mạng lưới bao vây Liên Xô bằng hệ thống tên lửa tầm trung bình ở Tây Âu của Mỹ đã giảm tác dụng, lãnh thổ Mỹ không còn bất khả xâm phạm. Chiến lược quân sự “trả đũa ồ ạt” của Aixenhao bị đảo lộn. Xu hướng “ly tâm” khỏi Mỹ của các nước Tây Âu do Đờ Gôn khởi xướng đang phát triển. Các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu được sự giúp đỡ của Liên Xô đã hoàn thành công cuộc hợp tác hóa nông nghiệp và bước vào xây dựng chủ nghĩa xã hội với quy mô lớn. 2
  19. Tháng 5-1955, tổ chức Hiệp ước Vácsava ra đời1 nhằm đối phó với việc phục hồi chủ nghĩa quân phiệt Tây Đức và khối Bắc Đại Tây Dương. Tháng 10 năm 1956, cuộc khủng hoảng ở Hunggari và Ba Lan được giải quyết. Tháng 11 năm 1957, Hội nghị quốc tế 64 đảng cộng sản và công nhân họp ở Mátxcơva ra tuyên bố hòa bình. Cũng trong thời gian này còn có Hội nghị của các Đảng cầm quyền ở các nước xã hội chủ nghĩa tổng kết kinh nghiệm xây dựng chủ nghĩa xã hội ở các nước xã hội chủ nghĩa. Hội nghị nhất trí nhận định, tuy có khác nhau về hình thức trong cuộc cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhưng những quy luật phổ biến đã diễn ra ở các nước này, đó là: sự lãnh đạo của giai cấp công nhân do đội tiên phong của nó là đảng Mác- Lê nin đối với cách mạng; liên minh giữa giai cấp công nhân, nông dân và các tầng lớp lao động khác xây dựng chế độ sở hữu công cộng đối với các phương tiện sản xuất chủ yếu; kế hoạch hoá nền kinh tế; cách mạng xã hội chủ nghĩa trên các lĩnh vực tư tưởng, văn hóa, đào tạo đội ngũ trí thức xã hội chủ nghĩa; bình đẳng dân tộc, đoàn kết quốc tế; bảo vệ thành quả cách mạng. Đoàn đại biểu Đảng ta do Chủ tịch Hồ Chỉ Minh dẫn đầu đã làm hết sức mình để góp phần vào thành công của hội nghị. Hội nghị quốc tế các đảng Mác - Lê nin năm 1957 đã củng cố đoàn kết trong hệ thống xã hội chủ nghĩa và phong trào cộng sản quốc tế. Tuy nhiên, Hội nghị đã đánh giá quá cao kinh nghiệm thành công của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu, từ đó khái quát thành những quy luật phổ biến về chế độ sở hữu công cộng tư liệu sản xuất chủ yếu, mà không quan tâm tới vấn đề đa sở hữu và vai trò của kinh tế hàng hoá. Trên thực tế, từ nửa cuối thập kỉ năm 50 của thế kỉ XX, những bất cập về lí luận và thực tiễn trong xây dựng chủ nghĩa xã hội bắt đầu xuất hiện làm ảnh hưởng tiêu cực đến phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Đó là vụ bạo động chính trị ở Hung ga ri (tháng 10-1956), Ba Lan (tháng 6- 1956); là tư tưởng xét lại ở Liên xô và đường lối “tam hoà” (thi đua hoà bình, quá độ hoà bình và đấu tranh hoà bình) của Đảng Cộng sản Trung Quốc; là những mâu thuẫn, bất hòa giữa hai quốc gia trụ cột Liên Xô và Trung Quốc. Những 1 Khối này được thành lập ngày 14 tháng 5 năm 1955 tại Warszawa, sau khi các nước: Liên Xô Albania, Ba Lan, Bulgaria, Cộng hoà dân chủ Đức, Hungary, Romania, Tiệp Khắc ký kết Hiệp ước hữu nghị hợp tác và tương trợ, có hiệu lực từ tháng 6 năm 1955 3
  20. nhân tố tiêu cực này đã ảnh hưởng rất lớn tới trào giải phóng dân tộc trên thế giới, trong đó có cách mạng Việt Nam. Liên xô và Trung quốc, hai nước lớn trong phe xã hội chủ nghĩa tuy đặt quan hệ ngoại giao và giúp đỡ cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta từ năm 1950 nhưng họ vẫn chưa thật hiểu và tin tưởng về cách mạng Việt Nam. Hai nước đồng ý quan điểm chia Việt Nam thành hai miền Nam - Bắc với chế độ chính trị khác nhau và mong muốn duy trì hiện trạng đó. Đó cũng là những khó khăn đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam Phong trào giải phóng dân tộc đang tiến những bước mới. Tháng 8- 1954, Chính phủ Xatxtrô Amítgiôgiô của Inđônêxia chủ trương độc lập, hòa bình, trung lập, tuyên bố hủy bỏ các hiệp ước hạn chế nền độc lập Inđônêxia của Hà Lan. Tháng 12-1953, Ấn Độ nhận viện trợ của Liên Xô. Năm 1954, Ấn Độ từ chối viện trợ quân sự của Mỹ và thu hồi bốn thành phố thuộc địa Pháp. Tháng 12-1956, quân đội Anh, Pháp phải rút khỏi Ai Cập. Ảnh hưởng của Liên Xô ở Trung Đông tăng lên, nhưng Mỹ cũng nhân cơ hội đó nhúng tay vào Ai Cập. Ở Angiêri, được sự cổ vũ chiến của thắng Điện Biên Phủ, tháng 8-1954, Đảng Mặt trận giải phóng dân tộc phát động cuộc khởi nghĩa ở miền rừng núi và mở rộng cuộc chiến tranh du kích ra khắp nước. Năm 1956, thực dân Pháp phải đưa 400.000 quân viễn chinh sang đàn áp, nhưng không thể dập tắt được cuộc kháng chiến của nhân dân Angiêri. Năm 1958, Chính phủ lâm thời Cộng hòa Angiêri thành lập. Nhân dân Angiêri đã giành được thắng lợi, buộc thực dân Pháp ký Hiệp nghị Eviăng và rút quân khỏi Angiêri (2- 1962). Tháng 3-1957, Gana, nước châu Phi đầu tiên tuyên bố độc lập. Ngày 1-1-1959, cách mạng Cuba giành được thắng lợi trong cả nước. Chế độ độc tài phản động Batista bị đánh đổ. Tháng 5-1960, Chính phủ Cuba đặt quan hệ ngoại giao với Liên Xô và tuyên bố đứng vào hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa bất chấp sự thù địch của đế quốc Mỹ. Hòa cùng thắng lợi của ba nước Đông Dương, phong trào giải phóng dân tộc có ý nghĩa lớn lao làm sụp đổ căn bản chủ nghĩa thực dân cũ và bước đầu đẩy chủ nghĩa thực dân mới vào cuộc khủng hoảng. Phong trào độc lập dân tộc giai đoạn này mang nhiều nét mới, đặc sắc: nổi dậy đều khắp cả Á, 4
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2