intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Lịch sử Đế chế La Mã

Chia sẻ: Nhi Nguyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:37

239
lượt xem
72
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sự thay đổi về cương thổ của Cộng hòa La Mã, Đế quốc La Mã và Đế chế Byzantine qua từng giai đoạn phát triển. Hình động, click vào để xem sự thay đổi lãnh thổ qua từng thời kỳ. Lịch sử của Đế chế La Mã (hoặc Đế quốc La Mã, tiếng Anh: Roman Empire) trải dài qua 16 thế kỷ, được xem như bắt đầu từ năm 27 TCN với sự lên ngôi của hoàng đế Augustus[1] và có nhiều mốc kết thúc khác nhau, bao gồm sự phân chia cuối cùng thành Tây La Mã và Đông La...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Lịch sử Đế chế La Mã

  1. Lịch sử Đế chế La Mã Sự thay đổi về cương thổ của Cộng hòa La Mã, Đế quốc La Mã và Đế chế Byzantine qua từng giai đoạn phát triển. Hình động, click vào để xem sự thay đổi lãnh thổ qua từng thời kỳ. Lịch sử của Đế chế La Mã (hoặc Đế quốc La Mã, tiếng Anh: Roman Empire) trải dài qua 16 thế kỷ, được xem như bắt đầu từ năm 27 TCN với sự lên ngôi của hoàng đế Augustus[1] và có nhiều mốc kết thúc khác nhau, bao gồm sự phân chia cuối cùng thành Tây La Mã và Đông La Mã vào năm 395,[2] sự diệt vong của Đế quốc Tây La Mã vào năm 476[3] và cuối cùng là sự diệt vong của Đế quốc Đông La Mã vào năm 1453.[4] Lịch sử của Đế chế La Mã bao gồm nhiều giai đoạn phát triển của nhà nước La Mã. Nó bao gồm Đế chế La Mã cổ đại, thời kỳ bị chia làm Đế quốc Tây La Mã và Đế quốc Đông La Mã, và lịch sử của Đế quốc Đông La Mã (còn gọi là Đế chế Byzantine) trong thời Trung cổ.
  2. Hoàng đế La Mã là những người cai trị đế chế. Người La Mã không dùng chính xác một từ cụ thể để chỉ danh hiệu này. Có những từ được dùng là imperator, augustus, caesar và princeps đều có nghĩa tương đương với hoàng đế. Nói chung, dù mang danh hiệu nào thì hoàng đế La Mã cũng là nhà lãnh đạo tối cao của La Mã và nắm trong tay quân đoàn La Mã. Một nguyên tắc của La Mã là các vị hoàng đế không bắt buộc phải theo kiểu cha truyền con nối, ít nhất là trên lý thuyết và trên thực tế thì cũng thường là vậy. Hoàng đế mới có thể do hoàng đế trước đó chỉ định, do Viện nguyên lão, và/hoặc dân chúng, và/hoặc quân đội chọn ra. Mục lục 1 Những năm cuối của nền Cộng hòa  2 Thời đại thịnh trị của Augustus (27 TCN-14)  3 Vương triều Julio-Claudia (14-68)  3.1 Tiberius (14-37) o 3.2 Caligula (37-41) o 3.3 Claudius (41-54) o 3.4 Nero (54-68) o 4 Năm của bốn hoàng đế (68-69)  5 Vương triều Flavia (69-96) 
  3. 5.1 Vespasian (69-79) o 5.2 Titus (79-81) o 5.3 Domitian (81-96) o 6 Năm vị minh quân (96-180)  6.1 Nerva (96-98) o 6.2 Trajan (98-117) o 6.3 Hadrian (117-138) o 6.4 Antoninus Pius (138-161) o 6.5 Marcus Aurelius (161-180) o 6.6 Commodus (180-192) o 7 Năm của năm hoàng đế (193)  8 Vương triều Severus (193-235)  9 Cuộc khủng hoảng của thế kỷ 3 (235-284)  10 Diocletian và triều đình Tứ đầu chế (284-301)  11 Vương triều Constantine (305-363)  11.1 Constantine và các con trai o 11.2 Julianus và Jovianus (361–364) o
  4. 12 La Mã từ năm 364 đến 395  12.1 Valentinian và Valens o 12.2 Đông La Mã và trận Adrianople (378) o 12.3 Nội chiến ở Tây La Mã o 12.4 Sự phân chia cuối cùng của La Mã o 13 Sự sụp đổ của Đế chế Tây La Mã (395-476)  14 Đế chế Đông La Mã (476-1453)  15 Chú thích  [ ] Những năm cuối của nền Cộng hòa Trận Actium Vào cuối thời Cộng hòa La Mã, Julius Caesar nổi lên, giành nhiều thắng lợi trong các trận chiến bên ngoài và tiêu diệt các đối thủ chính trị của mình. Ông tiến lên nắm quyền lực to lớn cả về chính trị lẫn quân sự. Sự tập trung quyền lực vào tay Caesar đã làm lung lay thể chế Cộng hòa.
  5. Sau khi Caesar bị ám sát vào năm 44 TCN, đã có một cuộc nội chiến xảy ra trong những năm tiếp theo. Cuối cùng, Octavian (người được Caesar chỉ định thừa kế mình) đã giành chiến thắng trước mọi đối thủ. Trong đó đáng chú ý nhất là năm 31 TCN ông đã đánh bại hoàn toàn Mark Antony và Cleopatra trong trận Actium. Octavian cũng cho xử tử con trai của Cleopatra là Caesarion (người có thể là đứa con trai duy nhất của Caesar). Không còn đối thủ chính trị nào ngáng đường, Octavian trở về kinh thành La Mã để nắm quyền. Năm 27 TCN, ông được Viện nguyên lão tôn lên thành Augustus (mang nghĩa: người ở địa vị tối cao hoặc thiêng liêng). Ông trở thành vị hoàng đế La Mã đầu tiên và thời đại Cộng hòa La Mã cũng chấm dứt từ năm này. [ ] Thời đại thịnh trị của Augustus (27 TCN-14) Tượng Augustus ở Prima Porta Octavian hiểu rằng sự chuyên quyền và chế độ quân chủ là những thứ không hề được người La Mã ưa thích. Những nhà cai trị độc tài trong thời Cộng hòa đều
  6. không nắm quyền được lâu và sự kiện ám sát Julius Caesar vẫn còn đó để cảnh tỉnh Octavian. Octavian không muốn bị xem như một tên bạo chúa chuyên quyền, vì vậy mà ông tìm cách hợp pháp hóa địa vị của mình thông qua Viện nguyên lão. Vào năm 27 TCN, Octavian tuyên bố trao trả quyền hành của mình về tay Viện nguyên lão[5] một cách rất có tính toán. Viện nguyên lão, lúc đó gồm toàn những người ủng hộ ông và được ông dàn xếp trước, đã từ chối và khẩn cầu ông ở lại. Octavian chấp thuận và trở thành Augustus.[6] Một thỏa thuận được xác lập giữa Viện nguyên lão và Augustus, thường gọi là Thỏa thuận thứ nhất, trao cho ông quyền hợp pháp để cai trị mọi người. Augustus đã đạt được thứ mình cần, và từ đây mở ra thời đại thịnh trị Pax Romana của La Mã. Ông thường được xem như vị hoàng đế vĩ đại nhất của Đế chế La Mã và đã đặt những nền móng vững chắc cho sự phát triển qua hàng thế kỷ của nó. Ở trong nước, Augustus bắt đầu cải tổ trên diện rộng về quân sự, chính trị và tài chính. Những cải cách của ông giúp làm dịu đi tình hình căng thẳng của Đế chế La Mã và củng cố chế độ mới. Về mặt quân sự, các quân đoàn La Mã, vốn đạt tới con số cao chưa từng có (khoảng 50) vì những cuộc nội chiến, được Augustus giảm xuống còn 28. Các quân đoàn có những kẻ mà lòng trung thành bị đặt nghi vấn đều bị giải tán và nhiều quân đoàn bị trộn lẫn vào nhau. Augustus cũng tạo ra 8 đội quân đặc biệt để gìn giữ hòa bình ở Italia, và để 3 đội trong số đó ở kinh đô La Mã. Những đội quân này được gọi là Đội vệ sĩ của Hoàng đế La Mã (tiếng Anh: Praetorian Guard). Về mặt chính trị, cái vỏ Cộng hòa vẫn còn, nhưng thực tế thì quyền lực chủ yếu nằm trong tay ông. Về hành chính, Augustus chia sẻ quyền đề cử thống đốc các tỉnh với Viện nguyên lão. Các tỉnh khó kiểm soát ở biên giới sẽ được điều hành bởi những người do ông chọn (được gọi là các tỉnh của hoàng đế). Các tỉnh yên bình hơn thì thống đốc sẽ do Viện nguyên lão quyết định (được gọi là các tỉnh của Viện nguyên lão)
  7. Về mặt tài chính, trước khi Viện nguyên lão kiểm soát ngân khố, Augustus định ra rằng tiền thuế từ các tỉnh của hoàng đế sẽ được chuyển vào Fiscus (một ngân khố riêng của hoàng đế). Điều này khiến Augustus trở nên giàu hơn cả Viện nguyên lão và dư dả tiền bạc để đảm bảo sự trung thành của binh lính. Trong số các tỉnh của hoàng đế, đặc biệt có Ai Cập là một vùng rất trù phú, và các thành viên Viện nguyên lão thậm chí còn không được phép tới đây. Vào năm 23 TCN, Augustus xác lập Thỏa thuận thứ hai giữa ông và Viện nguyên lão, về danh nghĩa thì địa vị của ông có thay đổi, nhưng quyền lực thì vẫn to lớn như trước. Vinh quang của ông lớn đến mức người ta đổi tên tháng 8 để vinh danh ông (August). Ở bên ngoài, Augustus hoàn tất cuộc chinh phục Hispania và một số viên tướng giúp lãnh thổ Đế chế mở rộng hơn ở Bắc Phi và Tiểu Á. Ông cũng tiến hành những cuộc xâm lược vào Illrya, Moesia, Pannonia (phía Nam sông Danube) và Germania (phía Tây sông Elbe). Lúc đầu mọi chuyện thuận lợi nhưng rồi người Illyria nổi dậy và 3 quân đoàn La Mã bị các tộc người German do Arminius chỉ huy diệt sạch trong trận rừng Teutoburg vào năm 9 sau CN,[7] khiến đà tiến của đế chế bị chặn lại ở đây. Augustus không liều lĩnh tiến quân thêm nữa mà chỉ giữ chặt các vùng bờ tây sông Rhine và tiến hành những cuộc cướp phá trả đũa. Từ đó về sau, sông Rhine và sông Danube trở thành biên giới của Đế chế La Mã ở phía Bắc. [ ] Vương triều Julio-Claudia (14-68) Augustus qua đời để lại ba cháu trai được sinh hạ bởi con gái của ông là Julia the Elder, gồm Gaius Caesar, Lucius Caesar and Agrippa Postumus. Không ai trong số đó còn sống để kế vị ông. Ngôi vị vì thế được trao đến Tiberius, vốn là con riêng của Livia (vợ thứ 3 của Augustus) với chồng cũ là Tiberius Nero. Augustus là người thuộc dòng họ Julia, một trong những dòng dõi quý tộc lâu đời nhất ở kinh đô La Mã, còn Tiberius thuộc dòng họ Claudia, cũng lâu đời chẳng kém gì dòng họ Julia. Ba người kế vị sau đó đều thuộc dòng họ Claudia hoặc Julia nên giai đoạn này được gọi là vương triều Julio-Claudia.
  8. [ ] Tiberius (14-37) Những năm đầu triều đại Tiberius diễn ra thái bình khi ông bảo vệ được quyền lực của Đế quốc La Mã và làm đầy thêm ngân khố. Thế nhưng sau đó Tiberius trở nên hoang tưởng và hay nghi ngờ. Năm 19, nhiều người quy tội cho ông vì cái chết của người cháu là Germanicus,[8] vốn là một danh tướng nổi tiếng. Năm 23, đến lượt con ruột của Tiberius là Julius Caesar Drusus cũng chết. Vị hoàng đế bắt đầu một loạt những phiên tòa xử tội mưu phản và các màn tra tấn hành hạ. Tiberius giao quyền cho một viên tướng là Lucius Aelius Sejanus rồi tới đảo Capri ở ẩn từ năm 26.[9] Sejanus bắt đầu củng cố quyền lực và ông cũng tiếp tục những màn hành hạ của Tiberius. Vào năm 31, Sejanus được phong là đồng Chấp chính quan (tiếng Anh: consul) cùng Tiberius và cưới cháu gái của hoàng đế là Livilla. Thế nhưng, ngay trong năm đó, ông lại bị chính thứ mà mình đã lợi dụng để làm bàn đạp tiến thân hại chết: sự hoang tưởng lo sợ của Tiberius. Sejanus và phe cánh của ông bị kết tội mưu phản và xử tử. Những vụ hành hạ tiếp tục kéo dài cho tới khi Tiberius chết vào năm 37. [ ] Caligula (37-41) Gaius (thường được gọi là Caligula), con trai của Germanicus và Agrippina the Elder, được chọn làm người kế vị. Ông bà nội của Caligula là Nero Claudius Drusus và Antonia Minor, ông bà ngoại của ông là Marcus Vipsanius Agrippa và Julia the Elder. Vì vậy nên ông là hậu duệ của cả Augustus và Livia.
  9. Tranh vẽ Caligula vào thời Phục hưng Caligula được mọi người dân La Mã tung hô khi mới lên ngôi vì người ta vẫn còn rất yêu quý cha ông là Germanicus.[10] Vị tân vương khởi đầu suôn sẻ, chấm dứt những màn tra tấn từ thời Tiberius. Nhưng rồi Caligula bỗng nhiên bị bệnh thần kinh và hóa điên. Ông gây ra một loạt chuyện điên rồ. Theo sử sách ghi lại, Caligula đòi đưa con ngựa Incitatus của mình vào Viện nguyên lão.[11] Ông còn hạ lệnh đưa quân xâm lược đảo Anh để chiến đấu với thần biển Neptune, nhưng giữa chừng lại dừng ở bờ biển, sau đó Caligula cầm gươm chém điên cuồng xuống biển rồi ra lệnh cho quân sĩ làm trò hề khi đi thu nhặt vỏ sò làm chiến lợi phẩm.[12] Nhiều khả năng là Caligula đã loạn luân với ba người chị em ruột của mình.[13] Ông còn đòi dựng tượng mình ở đền thờ Herod, suýt chút nữa gây nên nổi loạn nếu không có vị vua Agrippa I can ngăn.[14] Caligula có trò vui là bí mật giết hại người khác sau đó mời họ tới cung điện của mình. Khi họ không tới, ông ta nói đùa rằng chắc hẳn họ đã tự tử.[15]
  10. Năm 41, triều đại bệnh hoạn của Caligula được chấm dứt khi ông bị vị chỉ huy đội cận vệ là Cassius Chaerea tổ chức ám sát.[16] Người duy nhất còn lại trong gia đình hoàng tộc để lên ngôi là chú của Caligula, Claudius. [ ] Claudius (41-54) Claudius là em của Germanicus và trước đây luôn bị coi là một kẻ ngu ngốc và có thể trạng yếu đuối.[17] Thế nhưng ông là một nhà cai trị giỏi, không bị hoang tưởng như Tiberius hay điên loạn như Caligula. Ông cải tiến hệ thống hành chính và giải quyết các vấn đề liên quan tới công dân và Viện nguyên lão. Dưới thời Claudius, lãnh thổ của Đế chế được mở rộng đáng kế với sự sáp nhập các tỉnh Thrace, Noricum, Pamphylia, Lycia, Judea và Mauretania,[18] cùng cuộc chinh phục xa nhất là tới đảo Anh vào năm 43.[19] Claudius cũng cho tổ chức lại các tỉnh phía đông của đế chế và xây một cảng ở Ostia Antica, giúp ngũ cốc có thể chuyển về kinh thành La Mã trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Thế nhưng Claudius lại thất bại trong đời sống gia đình. Vợ ông là Hoàng hậu dâm đãng Messalina phản bội ông và bị xử tử.[20] Sau đó ông cưới cháu mình là Agrippina Trẻ (em gái của Caligula), và có thể chính người phụ nữ này đã đầu độc ông vào năm 54,[21] mở đường cho con trai của bà ta là Lucius Domitius Nero lên ngôi hoàng đế (Nero không phải là con của Claudius mà là con riêng của của Agrippina với chồng trước là Gnaeus Domitius Ahenobarbus). [ ] Nero (54-68)
  11. Tranh A Christian Dirce của Henryk Siemiradzki mô tả cảnh một người phụ nữ theo đạo Thiên chúa bị hành quyết bằng cách dựng lại truyền thuyết về Dirce. Nero chú trọng vào ngoại giao, thương mại, và đóng góp nhiều vào văn hóa. Ông cho xây nhiều nhà hát và khuyến khích các trò mua vui trong đấu trường. Điều này làm người dân thành La Mã rất yêu thích ông, mặc dù thực sự thì ông là một bạo chúa. Triều đại của Nero được đánh dấu bằng một chiến thắng quân sự và sau đó là hòa ước với Đế chế Parthia (58–63),[22] một cuộc nổi loạn bị dập tắt (60-61),[23] và việc thắt chặt sự liên hệ với văn hóa Hy Lạp.[24] Thế nhưng Nero lại là kẻ tự cao tự đại và luôn căng thẳng với mẹ mình (cuối cùng ám sát bà vào năm 59).[25] Ông cũng luôn tìm cách đàn áp những người theo Thiên Chúa giáo, thường đổ tội cho họ là thủ phạm gây ra những bất ổn trong chế độ của mình. Nhiều nhà sử học cho rằng chính Nero đã hạ lệnh đốt kinh thành La Mã trong vụ cháy nổi tiếng năm 64 để lấy chỗ xây dựng những công trình của mình.[26] Một trong những lý do khiến người ta nghĩ vậy là việc Nero tin mình là một vị thần và xây một cung điện tráng lệ cho ông ta (Domus Aurea) ngay trên đống đổ nát sau vụ cháy.[27] Nero cũng nhân cơ hội này để vu tội phóng hỏa cho các tín đồ Thiên chúa giáo và bức hại họ.[28] Một vụ nổi loạn của quân đội đã buộc Nero phải ẩn trốn vào năm 68. Đối mặt với việc bị xử tử bởi Viện nguyên lão, Nero đã tự sát.[29] [ ] Năm của bốn hoàng đế (68-69)
  12. Đế chế La Mã vào năm 69. Sau cái chết của Nero, bốn vị tướng hùng mạnh nhất trong Đế chế đã thay nhau chiếm giữ ngôi vị Bài chi tiết: Năm của bốn hoàng đế Cái chết của Nero dẫn đến một cuộc chiến giành ngôi. Đây là lần đầu tiên La Mã có một cuộc nội chiến kể từ sau cái chết của Mark Anthony vào năm 31 TCN. Bốn vị tướng hùng mạnh từ bốn vùng của Đế chế đã lần lượt đấu đá với nhau để lên ngôi. Từ tháng 6 năm 68 đến tháng 12 năm 69, kinh thành La Mã đã lần lượt chứng kiến sự thăng trầm của Galba, Otho và Vitellius, cho đến khi Vespasian khởi đầu vương triều Flavia. Giai đoạn này được xem như ví dụ tiêu biểu cho sự bất an chính trị trong lịch sử Đế chế La Mã, nó chứng tỏ rằng bất cứ vị tướng nào cũng có thể tranh giành ngai vàng, nếu đủ mạnh.[30] Đầu tiên, Galba (được các quân đoàn ở Tây Ban Nha hậu thuẫn) đã tiến vào thành La Mã vào tháng 6/68 và nắm quyền tới tháng 1/69 thì bị ám sát. Otho lên ngôi, nhưng sau khi để thua trận Bedriacum trước đối thủ của mình là Vitellius (được các quân đoàn German hậu thuẫn) thì ông đã tự sát. Vitellius tại vị từ tháng 4/69, nhưng rồi tới lượt ông cũng bị ám sát vào tháng 12/69. Cuối cùng, Vespasian
  13. (được các quân đoàn ở phần đông của Đế chế hậu thuẫn) lên ngôi và chấm dứt cuộc nội chiến.[31] [ ] Vương triều Flavia (69-96) Triều Flavia dù ngắn ngủi nhưng đã giúp Đế chế bình ổn lại. Mặc dù những hoàng đế của thời kỳ này đều bị chỉ trích vì thâu tóm quá nhiều quyền lực trong việc cai trị nhưng họ đã đề ra những cải cách giúp Đế chế đủ ổn định để tồn tại tới thế kỷ thứ 3. Tuy nhiên, cái gốc quân đội của họ đã dẫn tới sự tách ly khỏi Viện nguyên lão ngày càng tăng và mức độ thống trị của họ cũng tiến gần hơn tới khái niệm hoàng đế. [ ] Vespasian (69-79) Vespasian tiếp tục quá trình làm suy yếu Viện nguyên lão. Họ buộc phải ghi nhận ngày lên ngôi của Vespasian là ngày 1 tháng 7 (ngày quân đội tôn ông lên làm hoàng đế), thay vì ngày 21 tháng 12 (ngày Viện nguyên lão chính thức xác nhận chuyện đó). Vào năm 73, Vespasian nắm luôn quyền tổ chức Viện nguyên lão. Ông tống cổ các thành viên phản đối mình và nâng tổng số thành viên của Viện nguyên lão lên con số 1000, với hầu hết các thành viên mới tới từ khắp các vùng ở Italy và Tây Âu, thay vì chỉ ở kinh thành La Mã.
  14. Vespasian xây đại hý trường ở thành La Mã. Về kinh tế và xã hội, Vespasian có công cứu Đế chế thoát khỏi gánh nặng tài chính gây ra do thói hoang phí của Nero và các cuộc nội chiến. Ông nâng thuế và đặt ra các loại thuế mới. Khi quốc khố đã dồi dào, ông cho xây dựng nhiều công trình công cộng, đáng chú ý nhất là việc khởi công Đại hý trường nổi tiếng. Ông cũng cho xây dựng một nơi hội họp (tiếng Anh: forum) và trợ cấp nhiều tiền bạc cho các ngành nghệ thuật cũng như là những người viết lách. Về chính trị, Vespasian là vị hoàng đế cai trị có hiệu lực ở các tỉnh. Ở phía tây, ông ưu ái xứ Hispania (bán đảo Iberia), trao quyền La tinh (một mức trung gian giữa quyền công dân La Mã đầy đủ và không có quyền công dân La Mã) cho hơn 300 thành thị, tạo ra một kỷ nguyên mới cho việc đô thị hóa ở những tỉnh từng một thời là man tộc. Nhờ vào những cải cách của ông ở Viện nguyên lão mà các tỉnh của Viện nguyên lão có tầm ảnh hưởng lớn hơn, và vì vậy giúp Đế chế hợp nhất hơn. Về quân sự, vấn đề tồn đọng lớn nhất sau cuộc nội chiến là việc cát cứ ở địa phương, nghĩa là quân đoàn ở tỉnh nào thì hành động chỉ vì quyền lợi cho tỉnh đó. Nguyên do của việc này là bởi trước đây, các đơn vị quân sĩ được tuyển mộ ở đâu thì cũng phục vụ ngay tại địa phương đó. Vespasian chấm dứt chuyện này bằng cách trộn lẫn các đơn vị quân đội địa phương với những binh sĩ từ các vùng khác, hoặc chuyển luôn đơn vị đó đi tới nơi khác. Ở biên giới, thay vì tập trung các quân đoàn thì ông chia nhỏ họ ra để tránh nguy cơ làm phản. Cải cách quan trọng nhất của Vespasian có lẽ là việc ông cho phép những người từ Gaul và Hispania tham gia vào quân đoàn La Mã, thay vì chỉ tuyển người Italy như trước. Ông cũng có những hoạt động để củng cố hệ thống phòng ngự ở biên giới của đế chế. [ ] Titus (79-81)
  15. Titus là con trưởng của Vespasian và là một đại tướng có tài, từng chỉ huy quân La Mã ở Syria và Iudaea. Ông đã đập tan cuộc nổi dậy của người Do Thái trong thời gian cầm quân, và vào năm 70, ông đã đánh chiếm Jerusalem. Sau khi lên ngôi, Titus được các nhà sử học xem là một ông vua giỏi. Ông đã gọi về những người bị cha mình đày đi. Khi thành Pompeii bị tàn phá sau sự kiện núi lửa Vesuvius phun trào (năm 79) và thành La Mã bị hỏa hoạn (năm 80), ông đã mạnh tay tu những nơi này và giành được sự yêu mến của dân chúng. Trong thời gian ở ngôi ngắn ngủi, Titus cũng đã hoàn tất đấu trường Colosseum được xây từ thời cha mình. [ ] Domitian (81-96) Em trai của Titus là Domitian lên nối ngôi. Mặc dù Vespasian và Titus đều đã có quan hệ không tốt với Viện nguyên lão, ở thời Domitian mối quan hệ đó thậm chí còn trở nên căng thẳng hơn. Ông thẳng thừng dẹp bỏ cái vỏ Cộng hòa mà cha và anh mình còn cố ngụy trang, thậm chí là thường xuyên xuất hiện với trang phục quân đội. Đối với dân chúng, Domitian rất biết cách xử sự. Ông trao những tặng phẩm cho mọi công dân thành La Mã, tổ chức những trò mua vui ở đấu trường và tiếp tục các công trình công cộng của đời trước. Ông cũng để lại cho những người kế vị một ngân khố đầy ắp. Ở bên ngoài, dưới thời Domitian, quân đội La Mã đã tấn công Caledonia (nay là Scotland) và Dacia (bao gồm Romania và Moldova ngày nay). Mặc dù giành được một vài thắng lợi nhưng họ không chinh phục hoàn toàn được những nơi này. Những năm sau này, Domitian trở nên hoang tưởng và gây ra nhiều vụ bắt bớ, tử hình, tịch biên tài sản. Cuối cùng ông bị những kẻ thù trong Viện nguyên lão ám sát chết vào năm 96. [ ] Năm vị minh quân (96-180)
  16. Thế kỷ tiếp theo được gọi là thời kỳ "Năm vị minh quân" vì sự nối ngôi diễn ra êm đẹp và Đế chế hưng thịnh. Năm hoàng đế trong giai đoạn này là Nerva (96–98), Trajan (98–117), Hadrian (117–138), Antoninus Pius (138–161) và Marcus Aurelius (161–180), lần lượt từng người được vị hoàng đế trước mình nhận làm con nuôi. Mặc dù những người kế vị được chọn lựa vì phẩm chất của họ, có nhiều người tranh luận rằng lý do thật sự của chuyện này là việc chẳng ai trong số họ có hậu duệ để nối ngôi. [ ] Nerva (96-98) Nerva được Viện nguyên lão chỉ định làm hoàng đế, nhưng ông không làm được gì nhiều vì thời gian ở ngôi quá ngắn, ngoại trừ một số nỗ lực để cải thiện mối quan hệ giữa hoàng đế và Viện nguyên lão. Trong khi đó, thế lực của Domitian trong quân đội vẫn còn lớn mạnh. Vào tháng 10 năm 97, đội vệ sĩ của Hoàng đế La Mã vây hãm cung điện và bắt giữ Nerva. Ông buộc phải thỏa mãn các yêu sách của họ, bao gồm việc giao nộp những kẻ đứng sau cái chết của Domitian và phải đứng ra đọc một bài diễn văn tạ ơn những kẻ nổi loạn.[32] Sau đó, Nerva nhận Trajan, một chỉ huy ở mặt trận German, làm con nuôi. Ông mất vào năm 98, mở đường cho sự lên ngôi của Trajan. [ ] Trajan (98-117)
  17. Sự mở rộng của La Mã dưới thời Trajan. Triều đại của Trajan được đánh dấu bằng những chiến công to lớn ngoài chiến trường. Sau khi lên ngôi, Trajan chuẩn bị kỹ lưỡng và tiến hành một chiến dịch quân sự nhắm vào Dacia, nơi đã đối đầu với La Mã từ lâu. Năm 101, Trajan tự mình vượt sông Danube và đánh bại vua Dacia là Decebalus ở Tapae (xem trận Tapae lần hai). Vị hoàng đế không tiếp tục chinh phục triệt để vì cần tái tổ chức lại quân đội, nhưng thay vào đó ông buộc người Dacia phải ký một hòa ước với những điều khoản hết sức nặng nề. Năm 105, Trajan một lần nữa tiến quân và sau một năm chinh chiến thì đã đánh chiếm được kinh đô của người Dacia là Sarmizegetusa Regia. Vua Decebalus tự sát để không rơi vào tay địch và từ đó Dacia trở thành một tỉnh của La Mã. Cuộc chinh phục Dacia được xem là một chiến tích lớn của Trajan. Ông hạ lệnh ăn mừng trong 123 ngày trên toàn đế chế và cho xây dựng cột trụ Trajan ở thành La Mã để tôn vinh chiến thắng. Cũng cùng khoảng thời gian này thì một trong những vị vua chư hầu của La Mã là Rabbel II Soter đã qua đời. Sự kiện đó có thể đã dẫn đến sự sáp nhập vương quốc Nabataean vào La Mã. Trên vùng đất này, người La Mã lập ra tỉnh Arabia Petraea (ngày nay thuộc Nam Jordan và Tây Bắc Ả Rập Saudi).[33] Từ thời Nero, hai đế chế La Mã và Parthia đã cùng chia sẻ việc kiểm soát vương quốc Armenia, với vương triều Arsacid ở đây là một nhánh của hoàng tộc Parthia. Năm 112, Trajan tức giận vì việc vua Osroes I của Parthia đưa cháu mình là Exedares lên ngai vàng Armenia. Sự kiện này đã phá vỡ thế cân bằng quyền lực ở Armenia và cũng chấm dứt luôn hòa ước giữa hai đế chế đã tồn tại 50 năm.[34] Các quân đoàn La Mã lại sẵn sàng xung trận. Đầu tiên, Trajan tiến quân vào Armenia. Ông phế truất vị vua mới lên ngôi và sáp nhập nơi đây vào La Mã. Sau đó ông hướng về Parthia, chiếm các thành phố
  18. Babylon, Seleucia và cuối cùng là kinh thành Ctesiphon (năm 116).[35] Trajan tiếp tục tiến về phía nam tới Vịnh Ba Tư và tuyên bố Lưỡng Hà là một tỉnh mới của Đế chế. Ở đây, ông than thở rằng mình đã quá già để có thể tiếp tục tiến theo lộ trình chinh phạt vĩ đại của Alexander Đại đế.[36] Nhưng Trajan chưa dừng lại. Sau đó, cũng trong năm 116, ông chiếm thành phố Susa, truất ngôi Oesroes I và đưa bù nhìn của mình là Parthamaspates lên ngôi. Chưa bao giờ La Mã tiến xa về phía đông như vậy. Dưới thời của Trajan, Đế chế La Mã mở rộng ra tới mức cực đại; người ta có thể đi từ đảo Anh tới vịnh Ba Tư mà vẫn chưa ra khỏi lãnh thổ La Mã. [ ] Hadrian (117-138) Mặc dù cũng là một nhà quân sự giỏi nhưng vào thời Hadrian không có nhiều cuộc chiến tranh, ngoại trừ cuộc nổi loạn Bar Kokhba của người Do Thái (132-135). Ông không tiếp tục theo đuổi những chiến dịch chinh phạt triệt để đầy tham vọng của Trajan ở Lưỡng Hà vì nghĩ rằng nơi đây khó phòng thủ được. Suýt chút nữa đã có một cuộc chiến với Vologases III ở đông Parthia vào năm 121, nhưng nó đã được ngăn lại bằng một hòa ước. Ông chú tâm vào việc phòng thủ đế chế rộng lớn của mình nhiều hơn. Hadrian là vị hoàng đế đầu tiên đi kinh lý bao quát các tỉnh, chi tiền cho các công trình xây dựng ở địa phương nơi ông tới. Nhiều người đời sau nhớ tới ông nhờ việc xây dựng bức tường Hadrian nổi tiếng ở Anh. Ngoài ra ông cũng xây dựng một loạt những tiền đồn, pháo đài, tháp canh và công sự dọc sông Danube và sông Rhine. [ ] Antoninus Pius (138-161) Ông được xem là một đại minh quân trong lịch sử La Mã cổ, có lối sống giản dị.[37] Đế chế La Mã tiếp tục phát triển thịnh vượng và hòa bình. Thậm chí có một nhà sử học hiện đại còn cho là trong suốt thời kỳ trị vì của Antoninus Pius, ông
  19. chưa từng lại gần một quân đoàn nào trong bán kính 500 dặm.[38] Có những cuộc đụng độ ở Mauretania, Judaea, và với người Brigantes ở Anh Quốc, nhưng không có lần nào là đáng kể. Marcus Aurelius [ ] Marcus Aurelius (161-180) Các bộ tộc người German tiến hành nhiều cuộc cướp phá dọc biên giới phía Bắc của La Mã, đặc biệt là nhắm vào xứ Gaul và dọc sông Danube. Nguyên do của việc này có lẽ là do họ bị những bộ tộc hiếu chiến hơn tới từ phía Đông gây áp lực từ phía sau. Người Chatti tấn công tỉnh Thượng Germania vào năm 162 và bị đẩy lùi. Nguy hiểm hơn, năm 166, Marcomanni của người Bohemia (chư hầu của La Mã từ năm 19) vượt sông Danube cùng người Lombard và các bộ tộc German khác. Cùng lúc đó, người Sarmatia tấn công vào khu vực giữa sông Danube và sông Theiss. Hoàng đế Marcus Aurelius thân chinh xuất quân đánh các bộ tộc
  20. German trong phần lớn thời gian ở ngôi của mình, nhưng vì những vấn đề ở phía Đông nên quân đội La Mã gặp nhiều khó khăn. Ít nhất là họ đã thất bại hai trận lớn trước bộ tộc Quadi và Marcomanni, người sau đó đã vượt dãy núi Alps để tàn phá Opitergium (Oderzo) và vây hãm Aquileia, một thành phố lớn của La Mã ở Đông Bắc Ý. Sau một thời gian dài vất vả thì hoàng đế Marcus Aurelius cũng đẩy lùi được những kẻ xâm lăng, nhưng có rất nhiều người German đã trú lại các tỉnh biên giới như Dacia, Pannonia, Đức và ngay cả trên đất Italy. Chuyện này không phải là mới, nhưng số lượng đông đảo của họ đã buộc chính quyền La Mã phải tạo ra hai tỉnh mới dọc bờ Tây sông Danube là Sarmatia và Marcomannia (ngày nay thuộc Bohemia và Hungary). Những chiến công của Marcus Aurelius được ghi lại trong cột Marcus Aurelius. Ở châu Á, một đế chế Parthia mới trỗi dậy tiếp tục thách thức La Mã. Marcus Aurelius đưa vị đồng hoàng đế với mình là Lucius Verus tới thân chinh thống lĩnh các quân đoàn ở đây và cuối cùng đã đánh bại họ (xem Chiến tranh La Mã-Parthia 161-166). Vào năm 175, Marcus Aurelius tiêu diệt cuộc nổi loạn của Avidius Cassius (ông này làm phản do tưởng nhầm là Marcus đã qua đời). Trong những năm cuối đời, Marcus Aurelius, không những là một hoàng đế mà còn là một triết gia, đã viết tác phẩm "Suy ngẫm". Cuốn sách này được xem là đóng góp lớn của hoàng đế Marcus Aurelius cho nền triết học. Khi Marcus Aurelius qua đời vào năm 180, ngai vàng được trao tới tay con trai ông là Commodus, người cũng đã vươn tới ngôi vị đồng hoàng đế vào năm 177. Sự kiện này cũng đã chấm dứt thời kỳ các vị hoàng đế La Mã nhận con nuôi để làm người kế vị. [ ] Commodus (180-192) Thời đại "Năm vị minh quân" kết thúc bởi triều đại của Commodus từ năm 180 đến 192. Nhiều người dân La Mã trông chờ ông sẽ rộng lượng và hào hiệp như cha
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2