intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

LỊCH SỬ OLYMPIC VẬT LÍ QUỐC TẾ (IPhO)

Chia sẻ: Trần Bá Trung | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

278
lượt xem
40
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

LỊCH SỬ OLYMPIC VẬT LÍ QUỐC TẾ (IPhO) Waldemar GORZKOWSKI Viện Vật lý, Viện Hàn lâm Khoa học Balan 1. Tóm tắt lịch sử của IPhO Olympic Vật lí Quốc tế là cuộc thi Vật lí mang tầm quốc tế dành cho các học sinh trung học. Cuộc thi đầu tiên do Giáo sư Czesław Ścisłowski tổ chức ở Warsaw (Ba Lan) vào năm 1967. Từ thời gian đó Olympic Vật lí Quốc tế đã được tổ chức hàng năm ở mỗi quốc gia khác nhau, trừ một số ngoại lệ sẽ được đề cập sau đây. Việc tổ chức Olympic...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: LỊCH SỬ OLYMPIC VẬT LÍ QUỐC TẾ (IPhO)

  1. LỊCH SỬ OLYMPIC VẬT LÍ QUỐC TẾ (IPhO) Waldemar GORZKOWSKI Viện Vật lý, Viện Hàn lâm Khoa học Balan 1. Tóm tắt lịch sử của IPhO Olympic Vật lí Quốc tế là cuộc thi Vật lí mang tầm quốc tế dành cho các học sinh trung học. Cuộc thi đầu tiên do Giáo sư Czesław Ścisłowski tổ chức ở Warsaw (Ba Lan) vào năm 1967. Từ thời gian đó Olympic Vật lí Quốc tế đã được tổ chức hàng năm ở mỗi quốc gia khác nhau, trừ một số ngoại lệ sẽ được đề cập sau đây. Việc tổ chức Olympic Vật lí Quốc tế đã được đề xuất trước năm 1967. Olympic Vật lí Quốc tế cần phải là một sự kiện hàng năm giống như Olympic Toán học Quốc tế đã được tổ chức vào năm 1959. Thành công của Olympic Toán học Quốc tế và kinh nghiệm có được từ việc tổ chức đã khích lệ các nhà vật lí trong ngành giáo dục vật lí và những nhà vật lý quan tâm đến tương quan kiến thức của những sinh viên giỏi nhất đến từ các nước khác nhau. Sự cống hiến và quá trình làm việc miệt mài của ba giáo sau là rất đáng khen ngợi: Giáo sư ZcisBowski CzesBaw của Ba Lan, Giáo sư Rostislav Kostial của Czechoslovakia và Giáo sư Rudolf Kunfalvi của Hungary. Mỗi giáo sư đều đã cân nhắc những khả năng tổ chức Olympic Vật lí Quốc tế đầu tiên ở nước mình. Và họ kết luận rằng Ba Lan là nước có những điều kiện tốt nhất và môi trường thuận lợi nhất cho việc tổ chức một sự kiện như vậy. Chính nhờ điều này cùng với đóng góp to lớn của cá nhân Giáo sư CzesBaw ZcisBowski, cuộc thi vật lí quốc tế đầu tiên đã được tổ chức ở Warsaw vào năm 1967. Một điều cần phải nhấn mạnh ở đây là có sự khác nhau giữa Olympic Toán học Quốc tế và Olympic Vật lí Quốc tế. Tại cuộc thi Olympic Vật lí Quốc tế, các thí sinh phải giải quyết không chỉ bài thi lý thuyết mà còn có cả bài thi thực hành. Vì lí do đó mà việc tổ chức cuộc thi vật lí phức tạp hơn và tốn kém hơn. Một vài tháng trước khi IPhO đầu tiên diễn ra, thư mời được gửi tới tất cả các nước Châu Âu. Thư mời này đã được các nước Bungaria, Czechoslovakia, Hungary và Romania nhận lời (5 quốc gia trong đó có Ba Lan, nước tổ chức cuộc thi). Mỗi đội gồm có ba học sinh trung học và một giám sát viên đi cùng. Cuộc thi được sắp xếp theo các thứ tự của giai đoạn cuối của Olympic Vật lí Ba Lan: một ngày dành cho thi lý thuyết và một ngày dành để thi thực hành. Sự khác biệt rõ ràng đó là các thí sinh phải đợi bài làm của mình được chấm. Trong thời gian chờ đợi, Ban tổ chức đã sắp xếp 2 chuyến đi tham quan bằng máy bay tới Kraków và Gdańsk. Tại cuộc thi IPhO đầu tiên, các thí sinh phải làm 4 câu lý thuyết và 1 bài thực hành.
  2. Olympic thứ hai do Giáo sư Rudolf Kunfalvi tổ chức ở Budapest, Hungary vào năm 1968. Trong cuộc thi này có 8 quốc gia đã tham dự: 5 nước ở cuộc thi lần I và có thêm Cộng hòa Dân chủ Đức, Liên Xô và Nam Tư. Đại diện cho mỗi quốc gia có 3 học sinh và 1 giám sát viên. Trước IPhO lần thứ hai, bản Quy chế và Chương trình thi sơ bộ đã được soạn thảo. Sau đó, Hội đồng Quốc tế với thành phần là các giám sát viên của các đội tuyển chính thức duyệt bản dịch này. Một cuộc họp đặc biệt đã được tổ chức ở Bruno, Czechoslovakia, một vài tháng sau IPhO lần thứ hai để duyệt các văn bản trên . Cần nhấn mạnh rằng tuy đã bị thay đổi nhiều nhưng tất cả các đặc tính cơ bản của những Quy chế đầu tiên vẫn được duy trì cho đến ngày nay. Năm 1969, IPhO lần thứ ba đã được tổ chức bởi Giáo sư Rostislav Kostial ở Bruno, Czechoslovakia. Tại IphO lần này, mỗi đội tuyển gồm có 5 thí sinh và 2 giám sát viên. Cuộc thi ở Bruno được tổ chức theo Quy chế chính thức đã được thông qua trước đó. Olympic tiếp theo được diễn ra tại Moscow, Liên Xô vào năm 1970. Đại diện cho mỗi quốc gia có 6 học sinh và 2 giám sát viên. Trong Olympic đó, Quy chế thi đã có một số thay đổi nhỏ. Kể từ IPhO lần thứ năm, được tổ chức tại Sofia, Bungaria vào năm 1971, mỗi đội tuyển sẽ gồm có 5 học sinh và 2 giám sát viên. IPhO lần thứ sáu được tổ chức ở Bucharest, Romania vào năm 1972. Đó là 1 sự kiện quan trọng vì có sự tham gia lần đầu tiên của 2 quốc gia, Cu Ba - quốc gia đầu tiên không thuộc Châu Âu và Pháp - nước tư bản chủ nghĩa đầu tiên. Tại lần Olympic này, Hội đồng Quốc tế đã quyết định có một số thay đổi trong Quy chế (tuy nhiên không được đưa ra bằng văn bản ). Đáng tiếc là năm 1973 Olympic đã không được tổ chức vì không có nước nào sẵn sàng đứng ra tổ chức mặc dù số lượng các nước tham gia đã tăng hơn năm trước. Khi mà Olympic Vật lí Quốc tế đứng trước nguy cơ không được tổ chức nước, Ba Lan - nước khởi xướng cuộc thi Quốc tế này đã tiếp tục tổ chức IPhO lần thứ bảy ở Warsaw vào năm 1974 (đây là lần thứ hai Ba Lan tổ chức IPhO). Lần này đã có thêm sự tham gia lần đầu tiên của Cộng hòa Liên bang Đức. Thực tế này chắc chắn mang một ý nghĩa tượng trưng. Trước cuộc thi Ban tổ chức giới thiệu trong Quy chế những thay đổi đã được thảo luận và được chấp nhận ở Bucharest. Bản Quy chế mới này được gửi tới tất cả các nước được mời tham dự cuộc thi. Các câu chữ trong bản Quy chế do Ban tổ chức đề nghị đều được đa số các nước chấp nhận (chỉ có duy nhất 1 nước phản đối). Những thay đổi quan trọng nhất là: a) Số các câu hỏi lý thuyết đã được giảm từ 4 câu xuống còn 3 câu. b) Ngôn ngữ làm việc của Olympic Vật lí Quốc tế (trước đây là: tiếng Nga, tiếng Anh, tiếng Đức và tiếng Pháp, sau này được rút xuống còn tiếng Anh và tiếng Nga). c) Giữa 2 ngày thi lý thuyết và thực hành có 1 ngày nghỉ.
  3. d) Tiêu chí cho các giải thưởng cần phải được biểu thị bằng tỉ lệ phần trăm đối với điểm cao nhất đạt được trong một cuộc thi (trước đây khung điểm giải thưởng được tính đối với điểm lý thuyết khả dĩ cao nhất). Vào các năm 1975, 1976, 1977 Olympic Vật lí Quốc tế được tổ chức lần lượt tại CHDC Đức, Hungary và Czechoslovakia. Mùa xuân năm 1977 tại Ulan-Bator, Mông Cổ, đã diễn ra Hội nghị Bộ trưởng Giáo dục các nước Xã hội Chủ nghĩa. Hội nghị đã quyết định các nước Xã hội Chủ nghĩa sẽ tổ chức các cuộc thi Olympic Hóa học, Toán học và Vật lí quốc tế 2 năm 1 lần. Một số người cho rằng quyết định này có mục đích chính trị, đó là làm giảm sự liên kết giữa các học sinh của các nước phương Đông và các nước phương Tây. Khía cạnh này không nên bỏ qua, nhưng chắc chắn quyết định đó xuất phát từ việc tăng số lượng nước tham gia và nhanh chóng tăng chi phí tổ chức. Nêú không xét đến những lý do thực tế thì theo cách hiểu chung, quyết định trên thông thường được ngầm hiểu như một lời mời đối với những nước khác để đảm đương Olympic khoa học quốc tế. Điều này giải thích lý do vì sao năm 1978 và năm 1980 không tổ chức Olympic; không có 1 nước không thuộc khối Xã hội chủ nghĩa nào sẵn sàng đứng ra tổ chức cuộc thi khi mà họ chưa có được những chuẩn bị cần thiết cho cuộc thi. Chính nhờ nỗ lực làm việc của Tiến sĩ Gunter Lind mà IPhO đầu tiên do một nước không phải là nước Xã hội Chủ nghĩa tổ chức là IPhO lần thứ XIII diễn ra ở Malente, CHLB Đức vào năm 1982. Và được sự chấp thuận của Hội đồng Quốc tế lần đầu tiên các thí sinh làm 2 bài thi thực hành thay vì chỉ làm 1 bài như các cuộc thi trước. Năm 1983, IPhO lần thứ hai được tổ chức ở Bucharest, Romania. Trong IPhO này, số câu hỏi mà Ban tổ chức đưa ra cho thí sinh nhiều hơn rất nhiều so với số câu hỏi đã quy định trong Quy chế, Hội đồng Quốc tế đã phải thảo luận rất nhiều về Quy chế và Đề cương thi và tương lai của các kỳ Olympic. Bàn về tương lai của Olympic Vật lí Quốc tế chỉ có một quyết định quan trọng được đưa ra trong cuộc họp ở Bucharest. Quyết định đó là cuộc thi tiếp theo sẽ diễn ra ở Thụy Điển vào năm 1984. Thật không may không có quốc gia nào đứng ra đăng cai tổ chức Olympic vào các năm 1985, 1986 và 1987. Trước tình hình này, theo đề nghị của Tiến sĩ Gunter Lind (CHLB Đức), Hội đồng Quốc tế đã quyết định thành lập Ban thư kí thường trực (gồm có 1 người: Giáo sư Waldemar Gorzkowski) để duy trì hoạt động lâu dài của Olympic Vật lí Quốc tế và tuyên truyền Olympic. Cùng thời điểm đó, Hội đồng Quốc tế đã quyết định Ban thư ký cùng với Giáo sư Lars Silverberg (Thụy Điển), người sẽ đảm nhiệm việc tổ chức cuộc thi tiếp theo ở Sigtuna, Thụy Điển vào 1984, cần phải chuẩn bị một bản thảo Quy chế mới. Công việc chỉnh sửa bản Quy chế đã được hoàn tất và bản Quy chế mới được thông qua tại IPhO lần thứ chín. Thực tế cũng chỉ có một vài điểm khác nho nhỏ giữa bản Quy chế cũ và bản Quy chế mới. Điểm khác nhau quan trọng nhất là bản quy chế mới hợp pháp hóa sự tồn tại của Ban thư ký Olympic Vật lí Quốc tế, gồm có hai người (theo cách gọi mới đây là: Chủ tịch - Tiến sĩ Waldemar Gorzkowski và Thư ký- Tiến sĩ
  4. Andrzej Kotlicki). Một điểm thay đổi nữa đó là trong phần thi thực hành các thí sinh có thể được cho phép làm 1 hoặc 2 bài, còn trước đây thí sinh chỉ được phép làm 1 bài thực hành. Có thể nói rằng bản Quy chế mới khác với Quy chế cũ. Về câu chữ bản Quy chế mới chính xác và xúc tích hơn nhiều. Mỗi quốc gia gồm có 2 Trưởng đoàn và các Trưởng đoàn này trở thành ủy viên của Hội đồng Quốc tế, là những nhà chức trách cao nhất của Olympic Vật lí Quốc tế. Hàng năm, Hội đồng Quốc tế thay đổi không đáng kể. Đa số các thành viên trong Hội đồng Quốc tế đều biết rất rõ về nhau. Đó là một môi trường làm việc thân thiện, thoải mái, vui vẻ. Chính nhờ thái độ và thiện chí này mà những khó khăn đều được giải quyết nhanh chóng. Đây cũng là lý do vì sao Ban thư ký có thể giải quyết việc tổ chức Olympic Vật lí Quốc tế trong các năm 1985, 1986 và 1987. Năm 1985 Olympic Vật lí Quốc tế đã diễn ra tại Portoroż (Yugoslavia), năm 1986 - ở London-Harrow (Anh) và năm 1987 - ở Jena (Cộng hòa Dân chủ Đức). Chúng tôi muốn nhấn mạnh ở đây là Vương quốc Anh đã tổ chức IPhO XVII ở London-Harrow trong vòng chỉ 2 năm sau khi tham gia cuộc thi. Đấy chính là nhờ quá trình làm việc vất vả và sự nhiệt tình của Tiến sĩ Cyril Isenberg, Tiến sĩ Guy Bagnall và ngài William Jarvis. Nhờ những nỗ lực chung của Ban thư ký và Ban tổ chức của cuộc thi năm 1985 (Giáo sư Anton Moljk và Tiến sĩ Bojan Golli) và năm 1986 (Tiến sĩ Guy Bagnall và Tiến sĩ Cyril Isenberg) mà bản Đề cương thi mới đã được soạn ra. Phần thi lý thuyết đã được thông qua trong kỳ thi ở Portoroż năm 1985 và lần đầu tiên được áp dụng trong kỳ thi ở London-Harrow năm 1986. Sau đó, theo đề nghị của Hội đồng Quốc tế, Ban thư ký đã chuẩn bị một đề cương mới còn được gọi là Đề cương có chia cột. Bản Đề cương này không chỉ thể hiện chiều rộng về nội dung của vật lí mà còn yêu cầu tiếp cận cả chiều sâu của môn học. Trong thực tế Đề cương của Olympic Vật lí Quốc tế rất hiện đại. Tuy vậy, Hội đồng Quốc tế luôn sẵn sàng cải tiến Quy chế và Đề cương và sẽ cải tiến khi cần thiết. Sau này, Cuộc thi đã được tổ chức hàng năm - danh sách của các quốc gia tham dự và tổ chức được nêu trong Bảng 1 và 2. Theo đề nghị của Tiến sĩ Rodney Jory (Úc) năm 1996 Hội đồng quốc tế đã quyết định thành lập Ban cố vấn do Chủ tịch triệu tập. Hiện tại Ban cố vấn gồm có 14 thành viên đã có nhiều năm kinh nghiệm về Olympic. Mỗi năm trong bản Quy chế đều có 1 số thay đổi. Thường thì những thay đổi đó chỉ là những thay đổi thứ yếu. Đôi khi, những thay đổi đó cũng là những thay đổi chính trong Quy chế. Điểm thay đổi chính gần đây nhất được đưa ra là vào năm 1999. Bản Quy chế được chia thành 2 phần: Quy chế và Quy định. Những thay đổi trong phần “Quy chế” phải là những thay đổi được đa số tán thành về mặt chuyên môn khi biểu quyết, trong khi đó những thay đổi trong “Quy định” chỉ đơn giản là cần được đa số tán thành khi biểu quyết. Theo cách này, những điểm quan trọng nhất của "Điều luật Olympic" đã
  5. được phân chia từ những điểm ít quan trọng hơn. Từ năm 1984, việc phân chia những Quy chế là thay đổi quan trọng nhất và nó luôn được mọi người quan tâm. Sự phân chia này xuất phát từ ý kiến của Tiến sĩ Rodney Jory (Úc) năm 1997, sau cuộc thảo luận sơ bộ (hầu như chỉ bằng e-mail) năm 1997/8 và đã được Hội đồng Quốc tế chấp thuận năm 1998 ở Reykjavik, Ai Len. Một tiểu ban gồm 4 thành viên đã được thành lập: Tiến sĩ Gunter Lind, Tiến sĩ Cyril Isenberg, Tiến sĩ Vidar Agustsson và Tiến sĩ Waldemar Gorzkowski. Với đóng góp chính của Tiến sĩ Gunter Lind, Tiểu ban đã chuẩn bị một bản thảo Quy chế đã được phân chia. Bản Quy chế này sau đó được đưa ra thảo luận trong cuộc họp đặc biệt của Ban cố vấn ở Warsaw vào tháng 3 năm 1999 và được ban cố vấn chấp thuận. Tại IPhO lần thứ 30 ở Padova, Italy, Hội đồng quốc tế cũng thông qua bản Quy chế thay đổi này. Bản Quy chế, Quy định, Đề cương và các tài liệu khác của Olympic luôn có sẵn tài khoản ftp Olympic (server: ftp.ifpan.edu.pl). Ở đây chúng tôi muốn làm rõ hoạt động hiệu quả của Ban thư ký không chỉ nhờ những nỗ lực cá nhân của những thành viên trong Ban thư ký mà còn nhờ có sự giúp đỡ của những thành viên trong Hội đồng Quốc tế. Được nói tới ở đây có sự giúp đỡ Tiến sĩ Gunter Lind (CHLB Đức), Giáo sư Helmuth Mayr (Úc), Giáo sư Lars Silverberg (Thụy Điển), Giáo sư Lars Gislen (Thụy Điển), Ngài Nicola Velchev (Bungaria), Tiến sĩ Hans Jordens (Hà Lan), Tiến sĩ Dwight Neuenschwander (Hoa Kỳ) và các thành viên khác. 2. Cơ cấu của cuộc thi Cuộc thi diễn ra trong 2 ngày. Một ngày dành cho thi lý thuyết (3 câu lý thuyết đều có liên quan đến kiến thức của ít nhất 4 lĩnh vực vật lý dạy ở THPT). Ngày còn lại thi thực hành (gồm 1 hoặc 2 bài). Giữa 2 ngày thi có ít nhất 1 ngày nghỉ. Thời gian để làm bài thi bình thường là 5 giờ. Các thí sinh tham dự của mỗi đội tuyển phải đều là học sinh THPT (có thể đã thi tốt nghiệp nhưng chưa bắt đầu học đại học). Mỗi đoàn có 5 học sinh và 2 giám sát viên. Các giám sát viên đó chính là những thành viên tham gia trong Hội đồng Quốc tế. Ở đây không cần phải miêu tả lại cuộc thi vì có thể tìm thấy trong bản Quy chế. Chúng tôi xin lưu ý một số đặc trưng quan trọng: 1. Bài thi được dịch ra ngôn ngữ quốc gia của thí sinh và thí sinh đó làm bài bằng tiếng mẹ đẻ; IPhO là cuộc thi vật lí không dùng ngoại ngữ trong bài thi. 2. Những điểm thưởng bởi Ban tổ chức được so sánh với những điểm thưởng bởi Hội đồng quốc tế, được Ban tổ chức và Hội đồng Quốc tế thảo luận cho đến khi đưa ra được mức điểm chuẩn của bài thi. Theo cách này đảm bảo được công bằng trong việc phân loại. 3. Theo Quy chế hiện hành, người thắng cuộc được phân loại theo luật lệ sau:
  6. Trung bình cộng các điểm của 3 thí sinh giỏi nhất được coi là 100%. Thí sinh đạt điểm từ trên 90% trở lên được giải nhất. Thí sinh đạt điểm từ 78% đến 90% được giải nhì Thí sinh đạt điểm từ 65% đến 78% được giải ba. Thí sinh đạt điểm từ 50% đến 65% được giải khuyến khích. Các thí sinh còn lại được giấy chứng nhận đã tham gia kì thi. Thí sinh có điểm cao nhất được giải đặc biệt. Có thể có các giải đặc biệt khác. Chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng số giải thưởng trong mỗi phần thi không hạn chế. Việc điểm thi thay đổi, cùng với cuộc thảo luận giữa các trưởng đoàn và cán bộ chấm thi, dẫn đến "sự thay đổi" của một số người tham gia từ nhóm những người đoạt giải nhì sang nhóm những người đọat giải nhất thì việc phân loại giải thưởng của những người tham gia khác không thay đổi. Do đó, các Trưởng đoàn đại diện cho các quốc gia khác nhau không cạnh tranh với nhau. Đây là một điểm rất quan trọng của IPhO. Chúng ta có thể hỏi: việc xếp loại đội tuyển thì sao? Câu trả lời rất đơn giản: việc xếp loại cho đội tuyển không hề có. IPhO là cuộc thi tài giữa cá nhân. Không phải là cuộc thi dành cho các đội tuyển với nhau nên không có kết quả chung dành cho đội tuyển. Tuy nhiên, có một số người lại cố gắng tạo ra sự xếp hạng một cách không chính thức dành cho đội tuyển. Một số người lấy trực tiếp tổng điểm xem như kết quả của đội. Một số khác lại lấy tổng điểm của ba người thí sinh giỏi nhất trong mỗi đội. Một số thì lấy kết quả tốt nhất trong mỗi bài thi độc lập (bài thi lý thuyết hoặc thực hành) của thí sinh làm kết quả cho đội, vân vân… Bảng điểm cuối cùng phụ thuộc vào cách tính kết quả của đội, và người ta có thể luôn thấy cách tính khác lạ về kết quả đội thể hiện đội có kết quả cao nhất hoặc một trong số những đội có số điểm cao nhất. Việc xếp hạng của đội không tồn tại là điều quan trọng. Chúng tôi không muốn có sự cạnh tranh giữa các quốc gia. Sau đây là những nguyên tắc tài chính của việc tổ chức cuộc thi: * Quốc gia cử đội tuyển tham dự phải thanh toán các chi phí khứ hồi cho đội tuyển và các giám sát viên; * Các khoản chi phí từ lúc đến cho đến lúc rời đi của các đoàn đều do nước đăng cai đảm nhiệm. Các khoản chi phí này bao gồm chi phí cho các chuyến du lịch địa phương, chỗ ăn nghỉ, các chuyến đi tham quan, giải thưởng vân vân …Gần đây, Hội đồng Quốc tế đã có vài lần xem xét các đề nghị khác nhau nhằm áp dụng một số lệ phí tham gia thi. Năm 1997 khoản phí tự nguyện đã được đưa ra sau khi xem x ét khả năng tài chính của các quốc gia. Tuy nhiên, có khả năng là trong tương lai khoản phí tự nguyện này sẽ trở thành phí bắt buộc. Tuy vậy, số lượng các quốc gia tham dự cuộc thi vẫn tiếp tục tăng. Năm 1999, đã có 62 quốc gia tham dự (Bảng 1). Mỗi năm số lượng các quốc gia tham dự và chi phí tổ chức
  7. thi đều tăng. Hơn nữa, việc tổ chức phần thi thí nghiệm ngày càng khó vì các nhà tổ chức muốn mọi sinh viên đều có điều kiện thí nghiệm như nhau. Chúng ta có thể hỏi: Số lượng tối đa của các quốc gia tham dự sẽ là bao nhiêu? Số quốc gia tham dự có thể tăng lên trong thời gian bao lâu mà không cần bất kỳ thay đổi nào (giả dụ cơ cấu của cuộc thi vẫn không thay đổi)? Chúng ta có nên bắt đầu nghĩ đến "Làng Olympic"? Cho đến nay Ban tổ chức vẫn luôn có khả năng để giải quyết mọi vấn đề tổ chức liên quan đến số lượng những người tham gia ngày càng tăng. Trước đây, số lượng tối đa các nước tham gia Olympic không quá 60. Nhưng đã có những sự kiện chính trị nhất định diễn ra, như sự tan rã của Liên bang Xô Viết, sự đổ vỡ của Yugoslavia, vân vân... Do kết quả của những tan rã này, nhiều nước mới đã được thành lập. Hầu hết các nước này đều rất quan tâm đến việc tham gia IPhO. Có vẻ như số nước thực sự tham dự IPhO sẽ không vượt quá 80 hoặc 90. 80 nước với 5 thí sinh của mỗi nước sẽ lên đến 400 bộ dụng cụ thí nghiệm. Đây quả là 1 con số rất lớn. Tuy nhiên, một số nước có thể cung cấp đủ số lượng dụng cụ thí nghiệm như vậy. Một số nước khác thì có thể chia bài thi thí nghiệm ra thành 2 nhóm. Con số này có thể đạt đến 80-90 hay không? Trên lý thuyết thì có. Nhưng thực tế thì không thể. Chi phí du lịch (và phí tham dự dự tính có thể sẽ được đưa ra trong tương lai) có thể giới hạn số nước tham dự. Nhiều quốc gia đã không thể cử đội tuyển của mình đi tham dự vì lý do tài chính. Số nước tham gia có lẽ sẽ dao động khoảng 80 nước, điều này phụ thuộc vào việc nước nào sẽ tổ chức. Chính điều này sẽ không đòi hỏi thành lập "Làng Olympic". Việc tổ chức IPhO ngày càng trở nên khó khăn. Có rất nhiều khó khăn nhưng tôi sẽ không liệt kê tất cả những khó khăn đó ra đây, Tuy nhiên tôi xin đơn cử 1 ví dụ về thay đổi ngôn ngữ. Việc chấm bài (các bài làm viết bằng tiếng mẹ đẻ) do Ban tổ chức đảm nhiệm. Ban tổ chức có nhiệm vụ dịch chính xác bài làm của thí sinh. Đối với một số thứ tiếng có nhiều quốc gia sử dụng như tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Pháp hoặc tiếng Tây Ban Nha thì không có khó khăn gì nghiêm trọng. Và cũng không có khó khăn gì đối với những quốc gia có cộng đồng lớn người Do Thái sinh sống (ví dụ như Ba Lan). Nhưng trong trường hợp của những ngôn ngữ thiểu số nhất định ( ví dụ như tiếng Phần Lan, tiếng AixơLen...) thì Ban tổ chức đôi khi cũng phải đối mặt với những rắc rối lớn. May mắn thay, mọi lỗi khả dĩ mắc phải trong thời gian chấm bài đều được điều chỉnh tại những cuộc họp kiểm định với các trưởng đoàn, dù đôi khi việc làm này rất tốn thời gian. Tuy vậy, rắc rối về ngôn ngữ có vẻ rất khó và có lẽ một số thay đổi trong những Quy chế sẽ là cần thiết. Trong bối cảnh những ảnh hưởng "bão hòa" được đề cập ở trên liên quan đến khả năng hạn chế của Ban tổ chức (tài chính và kỹ thuật) và những khả năng hạn chế của người tham dự (chi phí du lịch, phí tham dự có thể có trong tương lai) cần phải xem xét ý tưởng
  8. tổ chức Olympic vật lý khu vực. Đây không phải là ý tưởng mới. Trước đây Olympic Vật lí của các nước vùng Balkan đã được hình thành. Cuộc thi này có sự tham gia của các nước ở Châu Âu, tạm gọi là các nước vùng Balkan. Đã có ít nhất 3 Olympic như vậy được tổ chức. Vào năm 1992 Olympic Vật lí Iberoamerican đã được tổ chức (ở Colombia). Đây là Olympic Vật lí dành cho các nước nói tiếng Tây Ban Nha hoặc tiếng Bồ Đào Nha. Không may, vì những lý do khác (thiếu sự hợp tác quốc tế, tài chính và các vấn đề tổ chức) mà mãi đến năm 1997 Olympic như vậy lần thứ hai mới được tổ chức (ở Mexico). Không lâu trước chiến tranh vùng Vịnh, Olympic Vật lí vùng Vịnh (cho những nước Ả-rập được diễn ra ở Vịnh Ả-rập) đã được tổ chức. Cho đến nay bốn Olympic như vậy được tổ chức. Gần đây châu Á đã trở thành khu vực năng động trong phong trào Olympic. Năm 2000, cuộc thi Olympic Vật lý châu Á lần đầu tiên đã được tổ chức. Kể từ đó, Olympic Vật lý diễn ra thường niên. Trình độ tổ chức và khoa học của Olympic Vật lý châu Á rất cao. Có vẻ như sự hiện diện của APhO dần dần có ảnh hưởng đến kết quả của các nước châu Á tại các kỳ Olympic Vật lý Quốc tế.. 3. Mức độ khó của các đề thi Olympic Những đề thi của 1 vài Olympic Vật lí Quốc tế đầu không quá khó. Nó cũng chỉ khó tương tự như những gì đã học ở trường. Sau đó, mức khó của những đề thi ngày càng tăng. Không dễ dàng đo được mức độ khó của những đề thi. Có hai cách tiếp cận tới đề thi này. Cách thứ nhất, những đề thi được bà G. S. Tarasiuk ra [1]. Bà đã định nghĩa hệ số của mức độ khó K của đề thi như một số lượng cân đối đối với tỷ lệ của điểm cao nhất có thể đối với điểm trung bình mà những người tham gia đạt được. Tương tự, bà định nghĩa mức khó của cả Olympic. Thống kê của bà có liên quan đến 10 cuộc thi đầu tiên. Số lượng mà bà Tarasiuk đưa ra có vẻ khá hay. Tuy nhiên, điều này không thể áp dụng cho các Olympic gần đây kể từ khi Hội đồng quốc tế quyết định không công bố kết quả của người tham dự không đoạt giải. Vì vậy mức điểm trung bình của tất cả những người tham gia không tính được. Cách tiếp cận thứ hai là do Barbara và Rudolf Gau [2]. Họ đưa ra một tham số khác A tham số này được gọi là mức yêu cầu. Định nghĩa của tham số này quá phức tạp để nêu lên ở đây. Tuy vậy, nó có vẻ khá thú vị để chỉ ra tham số A thay đổi như thế nào- Hình 1 cho thấy sự phụ thuộc của A đối với hai mươi Olympic Vật lí Quốc tế đầu tiên. Lưu ý sự gia tăng nhanh trong thời kỳ từ năm 1986 đến năm 1989. ( Không may, không ai tính tham số A trong những cuộc thi gần đây.)
  9. 8 6 4 2 0 5 10 15 20 Hình 1. mức yêu cầu A (trục tung) và số Olympic (trục hoành). Người ta nhận thấy rằng bất kỳ cách đo “mức khó” nào của Olympic cũng chỉ là con số gần đúng. Biện pháp tốt nhất gồm những "tham số" như: trình bày rõ ràng của bài thi, chiều dài của những bài làm ( Đúng nguyên văn!- Một số bài dài quá mức cần thiết), các cách giải bài khác nhau, tính sáng tạo trong bài làm, phạm vi kiến thức được kiểm tra qua các bài làm, vân vân... Mỗi một tham số này nói chung không được xác định rõ lắm. Hơn nữa, mỗi một tham số cũng cần phải có trọng lượng nào đó, cũng chưa được xác định rõ. 4. Hiệu quả tham dự của các quốc gia trong cuộc thi Như chúng tôi đã đề cập, không có sự phân loại đội tuyển chính thức nào – Quy chế của Olympic không xác định bất kỳ kết quả nào dành cho đội. Mặc dù vậy, nhiều nước tham gia Olympic Vật lí Quốc tế vẫn muốn biết mức độ thành công của đội họ qua các năm. Đôi khi cách thức đo lường như vậy lại cần thiết đối với họ để ước tính hiệu quả của các hình thức làm việc khác nhau. Tất nhiên, người ta có thể đưa ra những thông số khác nhau miêu tả “tính hiệu quả” của việc tham dự cuộc thi. Cách thức hợp lý sẽ liên quan đến mức khó của cuộc thi, chất lượng đánh giá, chất lượng của những bài làm… Nói chung, đó là 1 vấn đề nan giải. Đây là lý do vì sao chúng tôi lại đề nghị sử dụng thông số được xác định dưới Bảng 3 [4]. Bảng này chứa dữ liệu thống kê 30 nước đã tổ chức IPhO tính cho đến nay (xem Bảng 4 và 5). Thông số này không phải là thông số hoàn hảo cho việc dao động về số nước tham dự cuộc thi.
  10. 5. Sự thể hiện và vai trò của những kết quả đạt được tại cuộc thi Việc nhìn nhận kết quả cuộc thi ở mỗi quốc gia là khác nhau. Ở một số nước, trong một số thời kỳ, kết quả của cuộc thi được coi như là thành tích lớn của quốc gia: những người tham gia trải qua đợt huấn luyện đặc biệt với cường độ rất cao, trước và sau cuộc thi những người đoạt giải sẽ nhận được những đặc quyền lớn. Nhưng dường như đó là một cách tiếp cận không tiêu biểu lắm. Hầu hết những nước xem Olympic giống như là một thước đo thực trạng giáo dục vật lí. Tất nhiên, thành công hay không đều không có ý nghĩa đặc biệt. Nó có thể là một sự dao động. Nhưng vấn đề thành công hay không trong vài năm cần phải được xem xét nghiêm túc. Đây là lý do tại sao những kết quả của những cuộc thi lại được phân tích tỉ mỉ. Các bài thi, Đề cương thi cũng vậy… Trong hệ quả của những phân tích này, một số nước thay đổi Đề cương quốc gia của họ về Vật lí bằng việc giới thiệu những cách tiếp cận mới ( ví dụ: trong nhiệt động học), những đề tài mới ( vd: tính tương đối, vật lí kim ngạch), hay bằng việc giảm bớt một số phần đặc tính quá truyền thống ( vd: Quang học, hình học). Những sự thay đổi như vậy là hệ quả của Olympic Vật lí Quốc tế, nếu xem xét danh sách các thí sinh đoạt giải trong cuộc thi. Chắc chắn trong một quy mô dài hạn, kết quả này quan trọng hơn tên của những người đoạt giải, vì bất kỳ sự cải tiến nào trong sự giáo dục Vật lí ảnh hưởng đến tất cả các học sinh. Rõ ràng chính sự tồn tại của Olympic Vật lí Quốc tế là kết quả của sự hợp tác Quốc tế bền vững. Quan trọng hơn là một sự hợp tác Quốc tế lâu dài giữa những thành viên của Hội đồng Quốc tế. Sự hợp tác này đã tồn tại từ khi Olympic được bắt đầu, thí dụ từ IPhO đầu tiên. Những thành viên của Hội đồng Quốc tế trao đổi các vấn đề về Vật lí, những cuốn sách, nhật ký, những bài báo, họ thảo luận kinh nghiệm họ có được trong thời gian tổ chức những cuộc thi Vật lí quốc gia vân vân... Vì sự liên lạc thường xuyên hoặc bán thường xuyên, và vì sự tồn tại của Olympic Vật lí Quốc tế mà một số nước đã tổ chức Olympic Vật lí quốc gia hay, ít nhất, những cuộc thi có quy mô nhỏ hơn để lựa chọn những đội để tham dự cuộc thi Quốc tế. Gần như tất cả những nước tham gia IPhO đều có huấn luyện đặc biệt dành cho những người tham dự. Tất nhiên, sự huấn luyện cường độ quá cao có thể làm biến dạng kết quả. ( Sau thời gian huấn luyện dài và cường độ cao thậm chí một con voi có thể nhảy theo giai điệu của người thổi sáo, nhưng chắc chắn đó không phải là những khả năng tự nhiên của con voi và người ta sẽ ngờ rằng con voi sẽ không hạnh phúc với điều đó). Hậu quả của sự huấn luyện cường độ cao là kết quả có thể không phản ánh được khả năng thực sự của học sinh. Nó cũng không phản ánh đúng thực trạng giáo dục vật lí. Tuy nhiên, hầu hết các nước tiếp cận tới vấn đề cũng có chừng mực. Những thời gian huấn luyện…vân vân. ở những nước khác nhau được trình bày trong Bảng 6. 6. Lời bình
  11. Tác động của Olympic Vật lí Quốc tế ngày càng lớn mạnh. Các tổ chức quốc tế như UNESCO và EPS (Hội Vật lí Châu Âu) cũng đã nhận ra được vai trò của Olympic Vật lí Quốc tế. Những liên lạc đầu tiên với UNESCO diễn ra vào năm 1968, nhưng sự hợp tác được đẩy mạnh hơn bắt đầu vào năm 1984. Trong thời gian từ năm 1984 đến năm 1991, UNESCO hỗ trợ về mặt tài chính việc xuất bản những kỷ yếu của Olympic kế tiếp. Kỷ yếu được gửi đến tất cả các nước thành viên của UNESCO. Việc đó đã đem lại cho chúng ta sự quảng bá hữu ích và thuận tiện. Ngoài ra, UNESCO đã xuất bản một số cuốn sách về Olympic Vật lí bằng những ngôn ngữ khác nhau. Sự giúp đỡ của tổ chức UNESCO rất quí giá, đặc biệt là trong việc tuyên truyền. Không may, là nguồn tài chính từ UNESCO để tổ chức cuộc thi thì không nhiều. Tuy nhiên, cũng nên nhận thấy rằng mục đích của UNESCO và các tổ chức quốc tế khác không giống với các mục đích của Olympic Vật lí Quốc tế (mặc dù thường thì có nhiều điểm chung). Chẳng hạn, bằng việc tăng số lượng nước tham gia có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng cho việc tổ chức. Ban tổ chức của các Olympic gần đây phải đối mặt với rất nhiều khó khăn về kỹ thuật và tài chính. Để cho việc tổ chức có phần dễ dàng, vào năm 1997 khoản phí tình nguyện đóng góp bởi các nước tham gia đã được đề ra. Khoản phí này bao gồm phần chi phí tổ chức và là một điểm xuất phát thuận lợi cho việc tăng thêm quỹ từ các nhà tài trợ khả dĩ. Để bảo đảm việc tổ chức được thuận lợi, việc tăng số thành viên tham gia vào Olympic Vật lí Quốc tế cần phải được khống chế. Nếu không việc tổ chức của IPhO có thể sẽ không còn nữa. Cũng giống như UNESCO, EPS đã ủng hộ chúng tôi rất nhiều về mặt tinh thần cũng như về mặt quảng bá và tuyên truyền những thành quả của chúng tôi tới các nước thành viên của EPS. Chính EPS đã tạo cảm hứng cho chúng tôi trong việc chuẩn bị và xuất bản cuốn sách Những thủ tục lựa chọn đội tuyển tham dự Olympic Vật lí Quốc tế [3]. Cuốn sách gồm có tài biên soạn các báo cáo của những đoàn đại biểu khác nhau nó rất quan trọng và hữu ích cho những nước muốn tham gia cuộc thi. Cuốn sách này được Ban thư ký cùng với Giáo sư Silverberg Lars chuẩn bị và được cá nhân Giáo sư xuất bản tại Lund (Thụy Điển). Vào năm 1989, EPS đưa ra một giải thưởng đặc biệt cố hữu dành cho người đoạt giải trong Olympic nếu đạt được điểm cân bằng nhất giữa những bài thi lý thuyết và bài thi thực hành. Tài liệu tham khảo [1] Galina Seregeyevna Tarasyuk, Issledovanye mezhdunarodnych olimpyad po fizikye kak sredstva razvitiya sposobnostyei uchashchikhsya, manuscript of the lecture given in Varna during the XII IPhO (distributed among the delegation leaders)
  12. [2] Barbara Gau, Rudolf Gau, On Alternations in the Structure and Requirement Level of Theoretical Problems Set in IPhO, „International Physics Olympiads - vol. I” (ed. by W. Gorzkowski), World Scientific Publishing Company, Singapore 1990, pp. 53 - 71 [3] Waldemar Gorzkowski, Andrzej Kotlicki, Lars Silverberg, Procedures for Selecting Teams to the International Physics Olympiads, publ. by L. Silverberg, Lund 1986 [4] International Physics Olympiads. - vol. I, ed. by W. Gorzkowski, World Scientific Publishing Company, Singapore 1990, pp. 126 - 127 Warsaw; 2 /8/1999
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2