intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Lịch sử Việt Nam - Lịch sử Nam Bộ kháng chiến (Tập 1: 1945-1954): Phần 1

Chia sẻ: Năm Tháng Tĩnh Lặng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:729

409
lượt xem
92
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu Lịch sử Nam Bộ kháng chiến (Tập 1) tập trung phản ánh cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam diễn ra trên địa bàn Nam Bộ thời kỳ 1945-1954. Nội dung Tài liệu đề cập đến rất nhiều sự kiện lịch sử xảy ra trong thời gian dài của cuộc kháng chiến có quy mô lớn, rất cam go, ác liệt, đầy hy sinh, gian khổ của quân dân Nam Bộ. Mời các bạn cùng tham khảo phần 1 của Tài liệu sau đây để tìm hiểu những chặng đường kháng chiến của Nam Bộ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Lịch sử Việt Nam - Lịch sử Nam Bộ kháng chiến (Tập 1: 1945-1954): Phần 1

  1. 9(3)2 Mã số: CTQG - 2011
  2. Lịch sử Nam Bộ kháng chiến tập - tập II (1954-1975) 4 HỘI ĐỒNG CHỈ ĐẠO BIÊN TẬP - XUẤT BẢN PGS.TS. TÔ HUY RỨA Chủ tịch Hội đồng LÊ THANH HẢI Ủy viên NGÔ VĂN DỤ Ủy viên GS.TS. LÊ HỮU NGHĨA Ủy viên TS. NGUYỄN DUY HÙNG Ủy viên TRẦN VĂN KÍNH Ủy viên
  3. Không có gì quý hơn độc lập, tự do! Hồ Chí Minh
  4. HỘI ĐỒNG CHỈ ĐẠO BIÊN SOẠN Thành lập theo Quyết định số 1431/QĐ-TTg ngày 7-11-2001 và Quyết định số 89/QĐ-TTg ngày 25-1-2002 của Thủ tướng Chính phủ 7 Chủ tịch: VÕ VĂN KIệT nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thủ tướng Chính phủ, nguyên Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng Ủy viên: TRẦN VĂN SỚM nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương NGÔ THỊ HUỆ nguyên Vụ trưởng Vụ Tổ chức - Cán bộ, Ban Tổ chức Trung ương NGUYỄN VĂN CHÍ nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương NGUYỄN MINH ĐƯỜNG nguyên Bí thư Khu ủy Khu 8 MAI CHÍ THỌ Đại tướng, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bộ trưởng Bộ Nội vụ TRẦN BẠCH ĐẰNG Nhà nghiên cứu, Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh NGUYỄN VĂN CHÍNH nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng NGUYỄN THỚI BƯNG Trung tướng - Tiến sĩ, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng CAO ĐĂNG CHIẾM Thượng tướng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội
  5. vụ VÕ TRẦN CHÍ nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh LÊ PHƯỚC THỌ nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên 8 Trưởng ban Tổ chức Trung ương NGUYỄN BẠCH TUYẾT nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai NGUYỄN VĂN HƠN nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy An Giang HUỲNH VĂN NIỀM nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Tiền Giang PHẠM VĂN HY nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu TRỊNH VĂN LÂU nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long LÊ THANH NHÀN nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Trưởng ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương LỮ MINH CHÂU nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước TRẦN HỒNG QUÂN Giáo sư - Tiến sĩ, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo LÊ VĂN KIẾN nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Long An NGUYỄN XUÂN KỶ nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre NGUYỄN THẾ HỮU nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp TRẦN QUANG QUÍT nguyên Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang DƯƠNG ĐÌNH THẢO nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Thành
  6. ủy Thành phố Hồ Chí Minh PHẠM CHÁNH TRỰC nguyên Phó Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương CAO VĂN SÁU nguyên Ủy viên Ban Tuyên huấn Trung 9 ương Cục miền Nam, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Tiền Giang MẠC ĐƯỜNG Phó Giáo sư - Tiến sĩ, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh TRẦN CHÍ ĐÁO Phó Giáo sư - Tiến sĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, nguyên Giám đốc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh VIỄN PHƯƠNG Nhà văn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, Phó Chủ tịch Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam TRẦN ĐÌNH BÚT Phó Giáo sư, thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ, Ủy viên Hội đồng Khoa học xã hội Thành phố Hồ Chí Minh Thư ký Hội đồng: TRẦN VĂN KÍNH nguyên Phó Trưởng ban Tuyên huấn Tỉnh ủy Long An, Tổng Biên tập báo Long An
  7. BAN THƯỜNG TRỰC HỘI ĐỒNG CHỈ ĐẠO BIÊN SOẠN 10 VÕ VĂN KIỆT NGUYỄN THỚI BƯNG NGUYỄN VĂN CHÍ MAI CHÍ THỌ TRẦN VĂN SỚM TRẦN BẠCH ĐẰNG PHẠM VĂN HY NGÔ THỊ HUỆ Thư ký: TRẦN VĂN KÍNH BAN BIÊN SOẠN Chủ biên: TRẦN BẠCH ĐẰNG Thư ký: NGUYỄN TRỌNG XUẤT DƯƠNG ĐÌNH THẢO nguyên Ủy viên Thường vụ - Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh TÔ BỬU GIÁM nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang, Phó Chánh Văn phòng Trung ương Cục miền Nam NGUYỄN TRỌNG XUẤT nguyên Chánh Văn phòng Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, Phó Trưởng Ban Tuyên huấn Khu ủy Sài Gòn - Gia Định TRẦN PHẤN CHẤN Đại tá, nguyên Phó Trưởng phòng Khoa học công nghệ và môi trường Quân khu 7 NGUYỄN THIỆN CHIẾN nguyên Phó Giám đốc Trường Đảng Nguyễn Văn Cừ Thành phố Hồ Chí
  8. Minh BÙI CÔNG ĐẶNG nguyên Trưởng khoa Quản lý Kinh tế Trường Nguyễn Ái Quốc II VŨ HẠNH Nhà văn, nguyên Tổng thư ký Lực lượng Bảo vệ Văn hóa Dân tộc Việt Nam 11 TS. PHAN VĂN HOÀNG nguyên Tổ trưởng Tổ Trinh sát vũ trang, Ban An ninh Khu Sài Gòn - Gia Định (T4) TS. HÀ MINH HỒNG Trưởng khoa Lịch sử Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh PGS. HUỲNH LỨA nguyên Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh PHẠM QUANG nguyên Phó Trưởng ban Tuyên huấn Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh; Giám đốc Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh NGUYỄN VĂN TÒNG Đại tá, nguyên Chính ủy Sư đoàn 9 Quân Giải phóng miền Nam, nguyên Phó Chính ủy Quân khu 9 LÊ THANH VĂN nguyên Phó Trưởng ban Dân vận Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Các cộng tác viên: Giáo sư Nguyễn Công Bình Nhà nghiên cứu Nguyễn Quế Giáo sư Nguyễn Phan Quang Thạc sĩ Nguyễn Thanh Bền Kỹ sư Nguyễn Đăng Nhà báo Huỳnh Hùng Lý Kỹ sư Huỳnh Kim Trương Nhà báo Trương Võ Anh Giang Nhà Ngoại giao Võ Anh Tuấn Bác sĩ Ngô Văn Quỹ
  9. Đại tá, Tiến sĩ Hồ Sơn Đài Bác sĩ Lê Hồng Quang Đại tá, Tiến sĩ Nguyễn Hữu Nguyên ThS. Nguyễn Thị Ánh Xuân Nhà nghiên cứu Lưu Tấn Phát Bà Trần Thị Ngọc Lan Nhà nghiên cứu Lý Bích Quang Bà Trần Thị Kim Anh 12 Nhà nghiên cứu Tăng Anh Dũng Ông Trang Sĩ Sơn
  10. Lôøi Nhaø xuaát baûn 13 LỜI NHÀ XUẤT BẢN Lịch sử Nam Bộ kháng chiến là một bộ sách có ý nghĩa chính trị, tư tưởng, xã hội to lớn và sâu sắc ở nước ta. Bộ sách có số lượng lớn về tư liệu lịch sử, sự kiện, nhân vật, con số... được khái quát trong hàng nghìn trang in khổ lớn; chứa đựng khối lượng nội dung hết sức phong phú và đa dạng rất nhiều hoạt động về cuộc kháng chiến cứu nước đầy gian khổ, hy sinh anh dũng của đồng bào, đồng chí ở vùng đất Nam Bộ liên tục suốt gần một phần ba thế kỷ (1945-1975); phản ánh, khắc ghi khá trung thực những chiến công lừng lẫy của quân dân Thành đồng Tổ quốc đã được cả nước và thế giới ngưỡng mộ, ngợi ca. Lịch sử Nam Bộ kháng chiến là bộ sách có ý nghĩa to lớn còn là vì, “động thái của Nam Bộ kháng chiến không chỉ liên quan đến Nam Bộ, mà mỗi động tĩnh của Nam Bộ đều dính đến động tĩnh chung của cả Việt Nam”; “Nam Bộ là biểu tượng tinh thần quật khởi dân tộc, nơi đầu tiên “đứng mũi chịu sào” trước quân xâm lược, nơi “đi trước về sau” là đội xung kích của kháng chiến toàn quốc”. Lịch sử Nam Bộ kháng chiến là kết quả làm việc nghiêm túc, chấp hành Quyết định của Bộ Chính trị và các Quyết định số 1431/QĐ-TTg ngày 7-11-2001 và số 89/QĐ-TTg ngày 25-1- 2002 của Thủ tướng Chính phủ. Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Hội đồng Chỉ đạo biên soạn, sự làm việc miệt mài, cố gắng rất lớn của Ban Thường trực, Ban Biên soạn và hàng trăm cộng tác viên, đến nay công trình đã được hoàn thành.
  11. Lịch sử Nam Bộ kháng chiến - tập I (1945-1954) Chúng ta kính cẩn nghiêng mình tưởng nhớ và tri ân các đồng chí Võ Văn Kiệt, Trần Bạch Đằng và các đồng chí trong Hội đồng Chỉ đạo biên soạn, trong Ban Biên soạn, cộng tác viên vì tuổi cao, bệnh nặng, chịu hậu quả của cuộc chiến tranh ác liệt đã qua đời trong thời gian 14 thực hiện công trình Lịch sử Nam Bộ kháng chiến đầy ý nghĩa này. Thiết thực chào mừng Đại hội lần thứ XI của Đảng và kỷ niệm 81 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật phối hợp với Hội đồng Chỉ đạo biên soạn Lịch sử Nam Bộ kháng chiến cho ra mắt bạn đọc tập I và II phần chính sử bộ sách Lịch sử Nam Bộ kháng chiến cùng tập Biên niên sự kiện lịch sử Nam Bộ kháng chiến 1945-1975 và Những vấn đề chính yếu trong lịch sử Nam Bộ kháng chiến do cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt làm Chủ tịch Hội đồng Chỉ đạo biên soạn, cố đồng chí Trần Bạch Đằng làm Chủ biên. Nội dung bộ sách đề cập rất nhiều sự kiện lịch sử xảy ra trong thời gian dài của cuộc kháng chiến có quy mô lớn, rất cam go, ác liệt, đầy hy sinh, gian khổ của quân dân Nam Bộ. Đặc biệt, công trình được tiến hành trong điều kiện cuộc chiến tranh đã lùi xa 35 năm, nhiều hồ sơ, nhân chứng lịch sử đã không còn, nhiều tư liệu bị phân tán, thất lạc; vì vậy, bộ sách khó tránh khỏi những hạn chế, khiếm khuyết. Rất mong nhận được sự thể tất, lượng thứ của đồng bào, đồng chí trong cả nước và bạn bè thế giới, nhất là các đồng chí từng là nhân chứng của các sự kiện, thời khắc lịch sử mà bộ sách đề cập. Chúng tôi mong nhận được sự hợp tác, cung cấp thông tin, những góp ý xây dựng của bạn đọc để tiếp tục hoàn thiện trong lần xuất bản sau. Tập I phần chính sử tập trung phản ánh cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam diễn ra trên địa bàn Nam Bộ thời kỳ 1945-1954.
  12. Lôøi Nhaø xuaát baûn Xin trân trọng giới thiệu tập I của bộ sách với bạn đọc. Tháng 12 năm 2010 NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA - SỰ THẬT 15
  13. Lịch sử Nam Bộ kháng chiến - tập I (1945-1954) 16 LỜI GIỚI THIỆU NGUYỄN MINH TRIẾT Ủy viên Bộ Chính trị Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tôi rất vinh dự viết Lời giới thiệu cho bộ sách quý Lịch sử Nam Bộ kháng chiến - một công trình khoa học đồ sộ, một bộ chính sử oanh liệt về một miền đất rất giàu truyền thống cách mạng và lịch sử - văn hoá, về một giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc ta trong thời đại Hồ Chí Minh. Đây cũng là bản anh hùng ca đẹp nhất về chủ nghĩa yêu nước Việt Nam được cả nước và thế giới biết đến, ca ngợi và ngưỡng mộ. Với tầm vóc và ý nghĩa to lớn, Lịch sử Nam Bộ kháng chiến đã thu hút được sự tham gia của nhiều nhà khoa học đầu ngành, cán bộ lãnh đạo cách mạng qua các thời kỳ, các cựu chiến binh, các nhân chứng lịch sử đã từng trực tiếp tham gia chiến đấu, có mặt trong những thời khắc oanh liệt làm nên chiến công vang dội của Nam Bộ thành đồng năm xưa. Với tinh thần làm việc khoa học, nghiêm túc và đầy trách nhiệm, những người tham gia soạn thảo đã dồn tâm sức, dành tình cảm thiết tha, yêu thương vô bờ cho quân dân Nam Bộ anh hùng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: Nam Bộ là máu của máu Việt Nam, là thịt của thịt Việt Nam. Đồng bào Nam Bộ là dân nước Việt Nam; sông có thể cạn, núi có thể mòn, song
  14. Lôøi Nhaø xuaát baûn chân lý đó không bao giờ thay đổi. Với nhân dân cả nước, Nam Bộ là “khúc ruột” đau thương, nơi đầu sóng ngọn gió, luôn đối đầu với quân thù tàn bạo, là miền đất “đi trước về sau”, nơi mở đầu và kết thúc hai cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ. Cách mạng 17 Tháng Tám năm 1945 thành công, được hưởng niềm vui nước nhà độc lập vẻn vẹn trong 28 ngày (24-8 đến 23-9), nhân dân Nam Bộ đã buộc phải cầm súng bước vào cuộc kháng chiến đầy gian lao mà anh dũng để bảo vệ hòa bình và độc lập cho Tổ quốc. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trung ương Đảng, của Xứ ủy Nam Bộ, sau này là của Trung ương Cục, của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, quân dân Nam Bộ suốt 30 năm ròng rã (1945-1975) kiên cường, bền bỉ chiến đấu, lập nên nhiều chiến công, đỉnh cao là Đại thắng mùa Xuân 1975 - giải phóng hoàn toàn miền Nam. Lịch sử Nam Bộ kháng chiến là một tác phẩm lớn, chứa đựng nhiều tư liệu lịch sử quý báu, nhưng chưa thể phản ánh đầy đủ tầm vóc của sự nghiệp kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đầy ác liệt, cam go và phức tạp, sự hiến dâng công sức, máu xương của đồng bào khắp cả nước trên chiến trường Nam Bộ. Tôi đề nghị các nhà khoa học, các tác giả hãy tiếp tục nghiên cứu để sao cho không một chiến công nào, sự hy sinh nào, một sự kiện lịch sử nào bị lãng quên. Đó là nét đẹp văn hóa, là đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc Việt Nam. Tôi tin tưởng bộ sách Lịch sử Nam Bộ kháng chiến sẽ là tài liệu quý đối với cán bộ, đảng viên và đồng bào cả nước, nhất là thế hệ trẻ. Xin trân trọng giới thiệu. Hà Nội, tháng 11 năm 2010
  15. Lịch sử Nam Bộ kháng chiến - tập I (1945-1954) 18
  16. Cùng bạn đọc 19 CÙNG BẠN ĐỌC 1. Công trình Lịch sử Nam Bộ kháng chiến viết về những cuộc kháng chiến chống xâm lược của nhân dân Việt Nam, trong bối cảnh thế giới, khu vực và cả nước ta ở vào thời kỳ từ giữa thế kỷ XX, bắt đầu chiến tranh Thái Bình Dương trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1941) đến hết cuộc chiến tranh Bảo vệ biên giới phía Tây Nam Tổ quốc (1978), đi sâu vào hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ (1945-1975). Nói Nam Bộ kháng chiến là nói về địa bàn diễn ra sự kiện (Nam Bộ), còn con người thì từ mọi miền đất nước quy tụ về, không chỉ người tại chỗ. Về tên gọi của địa bàn, chúng tôi dùng tên phổ biến nhất là Nam Bộ, mặc dù trong lịch sử, Nam Bộ có lúc được gọi là đất Đồng Nai - Gia Định (thời khai hoang, lập ấp), Nam Kỳ lục tỉnh (triều Nguyễn), Nam Kỳ (thời Pháp), Nam Phần (thời Pháp và Mỹ)... 2. Công trình có Lời nói đầu vạch đường hướng chung, quan điểm biên soạn. Công trình được chia làm 5 phần: Phần mở đầu: Nam Bộ trong lòng Việt Nam: khái quát quá trình hình thành vùng đất và con người Nam Bộ từ khi có Đồng Nai - Gia Định cho đến Cách mạng Tháng Tám thành công. Phần thứ nhất: Nam Bộ kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954). Phần thứ hai: Nam Bộ kháng chiến chống đế quốc Mỹ (1954- 1975).
  17. Lịch sử Nam Bộ kháng chiến - tập I (1945-1954) Phần thứ ba: Lịch sử chiến tranh chống Khmer Đỏ xâm lược, bảo vệ Tổ quốc trên hướng Tây Nam (5-1975 - 12-1978). Tổng luận 30 năm Nam Bộ kháng chiến. Mỗi phần trong công trình thể hiện dưới dạng chính sử. 20 Trong các phần chính sử, có chú thích làm rõ hơn về chi tiết những vấn đề cần hiểu rộng và sâu. Những sự kiện lịch sử còn có nhận định khác nhau, được chú thích tóm lược những nội dung khác nhau để độc giả tham khảo. Những đoạn trích dẫn hoặc trong văn kiện, trong tư liệu, hoặc của các tác giả, đều được ghi xuất xứ rõ ràng. Ngoài chính sử, công trình có kèm theo tập Biên niên sự kiện lịch sử Nam Bộ kháng chiến 1945-1975 và Những vấn đề chính yếu trong lịch sử Nam Bộ kháng chiến gồm những chuyên đề mang tính tổng hợp để soi sáng thêm chính sử như: phong trào nông dân và vấn đề ruộng đất, nông thôn; phong trào cách mạng ở đô thị; phong trào các dân tộc thiểu số; hoạt động yêu nước của đồng bào các tôn giáo; phong trào phụ nữ; vấn đề kinh tế - tài chính; mặt trận văn hóa, văn nghệ, báo chí; vấn đề xây dựng lực lượng vũ trang và đấu tranh vũ trang; cuộc đấu tranh trong các nhà tù... Công trình có hình ảnh, bản đồ, tài liệu tham khảo. 3. Ban Biên soạn được sự chỉ đạo thường xuyên của Ban Thường trực Hội đồng Chỉ đạo biên soạn. Ban Thường trực Hội đồng Chỉ đạo biên soạn góp ý chỉnh sửa nội dung từng chương của Phần thứ nhất và Phần thứ hai. Dự thảo mỗi phần đều được gửi xin ý kiến của các thành viên của Hội đồng Chỉ đạo biên soạn, tổ chức nghiên cứu lịch sử địa phương của 19 tỉnh thành và hai quân khu 7 và 9 của Nam Bộ, đồng thời tranh thủ ý kiến đóng góp của nhiều nhà sử học của các Viện và các Trường Đại học trong cả nước.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2