intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Lịch sử Việt Nam: Một số chuyên đề (Tập 3) - Phần 2

Chia sẻ: Hàn Linh Chi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:257

17
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phần 2 của cuốn sách "Lịch sử Việt Nam: Một số chuyên đề (Tập 3)" tiếp tục cung cấp cho bạn đọc những nội dung về: ngoại giao Việt Nam từ 1945 đến nay; giáo dục cách mạng ở vùng căn cứ địa Thủ Dầu Một - Bình Dương 1945-1975; văn hóa tộc người ở Việt Nam; đặc trưng tín ngưỡng tôn giáo của cư dân Nam bộ; các dân tộc ít người bản địa ở Đông Nam bộ;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Lịch sử Việt Nam: Một số chuyên đề (Tập 3) - Phần 2

  1. NGOAÏI GIAO VIEÄT NAM TÖØ 1945 ÑEÁN NAY Traàn Nam Tieán(*) Ngày 28/8/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh thành lập Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa gồm 15 bộ, trong đó có Bộ Ngoại giao do Chủ tịch Hồ Chí Minh kiêm Bộ trưởng. Từ đó, ngày 28/8 hàng năm trở thành ngày truyền thống của ngành Ngoại giao Việt Nam. Ngoại giao Việt Nam là một mặt trận quan trọng phối hợp nhịp nhàng với mặc trận quân sự và chính trị nhằm thực hiện sứ mệnh cao cả nhất của dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, dân chủ và giàu mạnh. Với sự phối hợp nhịp nhàng, mặt trận ngoại giao không những đã hỗ trợ đắc lực cho mặt trận quân sự và chính trị mà còn tạo ra những điều kiện quốc tế thuận lợi để đưa cách mạng Việt Nam tiếp tục tiến lên, giành nhiều thắng lợi quan trọng. Trong suốt quá trình đó, ngoại giao Việt Nam đã vượt qua nhiều thử thách, thông qua đấu tranh để tự hoàn thiện và trưởng thành, tạo nên một nền ngoại giao riêng, đầy bản sắc của Việt Nam, vừa kế thừa truyền thống dân tộc, vừa hấp thu tinh hoa của ngoại giao thế giới. 1. NGOẠI GIAO VIỆT NAM THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945 – 1954) 1.1. Thời kỳ 1945 – 1946 Sau ngày Độc lập (2/9/1945), nước Việt Nam bước vào một giai đoạn phát triển mới. Tuy nhiên, đây là thời kỳ hết sức khó khăn, phức tạp, có lúc vận mệnh dân tộc như “ngàn cân treo sợi tóc”. Sau khi ra đời, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chưa được nước nào công ( ) * Phó giáo sư ‒ Tiến sĩ, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. 227
  2. nhận, chưa có đồng minh; kinh tế đất nước những năm đầu hầu như không có gì; lực lượng quân sự mới được xây dựng phải đối phó cùng lúc với mấy chục vạn quân nước ngoài bao gồm cả Pháp, Anh, Tưởng (Trung Hoa Dân quốc) đang lăm le tiêu diệt chính quyền cách mạng còn non trẻ. Ngày 23/9/1945, thực dân Pháp dưới sự bảo trợ của quân Anh đã chính thức nổ súng đánh chiếm Sài Gòn và các tỉnh thành ở Nam Bộ nhằm xâm lược Việt Nam một lần nữa. Trong bối cảnh đó, ngoại giao được xem là một công tác hết sức trọng yếu, là vũ khí của cách mạng để chèo lái con thuyền Việt Nam vượt qua cơn thử thách. Ngày 3/10/1945, Bộ Ngoại giao Chính phủ lâm thời đã ra thông cáo về chính sách đối ngoại của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khẳng định mục tiêu phấn đấu cho nền độc lập “hoàn toàn và vĩnh viễn” của Việt Nam, hợp tác thân thiện với các nước đồng minh và các dân tộc láng giềng1. Nhiệm vụ chiến lược đặt ra cho ngoại giao lúc bấy giờ là: Khai thác mâu thuẫn trong hàng ngũ địch để ta có thể tập trung mũi nhọn vào kẻ thù chủ yếu và lâu dài; Có sách lược đấu tranh với kẻ thù chủ yếu để tranh thủ thời gian, chuẩn bị lực lượng cho cuộc kháng chiến lâu dài; Từng bước tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của bạn bè, tìm kiếm đồng minh, nhằm thoát dần thế bị bao vây, cô lập, tiến tới tranh thủ sự công nhận của thế giới đối với Nhà nước non trẻ. Đối với các nước trong phe Đồng Minh chống phát xít, Việt Nam thể hiện tinh thần thân thiện và hợp tác trên lập trường bình đẳng tương ái”. Ngày 22/10/1945, với tư cách là Bộ trưởng Ngoại giao, Hồ Chủ tịch gửi thư cho Ngoại trưởng Hoa Kỳ nêu bốn đề nghị cụ thể: “1– Vấn đề liên quan đến Việt Nam phải đuợc thảo luận tại cuộc họp đầu tiên của Hội đồng cố vấn về Viễn Đông. 2– Đoàn đại biểu Việt Nam phải được phép phát biểu quan điểm của Chính phủ Việt Nam. 3–Một ủy ban điều tra phải được cử đến Việt Nam. 4– Nền độc lập hoàn toàn của Việt Nam phải được Liên Hiệp Quốc công nhận”2. Sau đó thay mặt Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng nhiều lần gửi điện, thư, công hàm tới Chính phủ Liên Xô, Hoa 1. Vũ Dương Huân, “Thông cáo 3/10/1945 về chính sách ngoại giao: Văn kiện ngoại giao đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 39, 2008, tr. 17 – 21. 2 Trần Hữu Đính – Lê Trung Dũng, Quan hệ Việt – Mỹ trong Cách mạng Tháng Tám, NXB Khoa học Xã hội, 1997, tr. 118. 228
  3. Kỳ, Trung Quốc (Quốc Dân Đảng) là những nước lớn trong phe Đồng Minh khi đó, đề nghị thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam và công nhận nền độc lập của Việt Nam. Cụ thể, ngày 16/2/1946, Hồ Chủ tịch đã gởi điện cho Tổng thống Mỹ Harry Truman “Yêu cầu nước Mỹ với tư cách là người bảo vệ và là nhà quán quân của công lý thế giới, thực hiện một bước quyết định trong sự ủng hộ nền độc lập của Việt Nam”1. Tuy nhiên, các nước lớn trong phe Đồng Minh đã giữ một lập trường có lợi cho riêng mình nên đã “im lặng” trước những đề nghị thiện chí của phía Việt Nam về thiết lập quan hệ ngoại giao và công nhận Việt Nam. Ngay từ những ngày đầu, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra đường lối ngoại giao đa phương. Tháng 9/1947, trả lời phỏng vấn của nhà báo Mỹ về chính sách đối ngoại của Việt Nam, Hồ Chủ tịch đã đưa ra tuyên bố bất hủ là Việt Nam muốn “làm bạn với tất cả mọi nước dân chủ và không gây thù oán với một ai”2. Có thể nói, nhờ chính sách ngoại giao đa phương được xác định ngay từ ngày đầu thành lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà mà trong khi các nước lớn cự tuyệt hoặc phớt lờ quan hệ ngoại giao với Việt Nam, không công nhận nền độc lập của Việt Nam, Việt Nam vẫn đạt được những thành tựu nhất định trong việc phá thế bao vây cô lập. Cuối năm 1946 đầu năm 1947, Việt Nam đã lập được cơ quan đại diện ngoại giao ở một số nước châu Á như có trụ sở ở Bangkok (Thái Lan), Rangoon (Miến Điện), có quan hệ chính thức với Thái Lan, Miến Điện, Ấn Độ, Indonesia… Việt Nam cũng lập 11 cơ quan thông tin ở nhiều nước trên thế giới. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cử nhiều đặc phái viên Chính phủ và sĩ quan liên lạc đến hơn 10 nước và khu vực khác nhau ở châu Á, châu Âu, tới các Hội nghị thuộc Liên Hợp Quốc ở khu vực… theo hình thái ngoại giao đa phương. Tuy nhiên, giai đoạn 1945 – 1946, ngoại giao Việt Nam tập trung vào nhiệm vụ chính là đối phó với Tưởng và Pháp. Trong hoàn cảnh phải đối phó với cuộc xâm lược trở lại của thực dân Pháp ở Nam Bộ, sự uy hiếp của quân Tưởng ở ngoài Bắc nhằm lật đổ chính quyền cách mạng, Chính phủ cùng với Hồ Chủ tịch đã vạch rõ: tránh trường hợp một mình đối phó với nhiều kẻ thù cùng một lúc, từ đó chủ trương tạm 1. Trần Hữu Đính – Lê Trung Dũng, sđd, tr. 142. 2. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 5, NXB Chính trị Quốc gia, 2000, tr. 220. 229
  4. thời hòa hoãn, tránh xung đột với quân Tưởng. Nhằm hạn chế sự phá hoại của quân Tưởng ở miền Bắc, tại kỳ họp đầu tiên, Quốc hội khóa I đã đồng ý nhường cho bọn tay sai theo chân quân Tưởng về Việt Nam 70 ghế trong Quốc hội cùng với 4 ghế bộ trưởng trong Chính phủ liên hiệp, cho Nguyễn Hải Thần (lãnh tụ Việt Cách) giữ chức Phó chủ tịch nước; đồng thời nhân nhượng cho quân Tưởng một số quyền lợi kinh tế như: cung cấp một phần lương thực, thực phẩm, phương tiện giao thông vận tải, nhận tiêu tiền Trung Quốc. Sau một thời gian, quân Tưởng đã bắt tay với Pháp, ký Hiệp ước Hoa – Pháp (28/2/1946) cho phép quân Pháp thay quân Tưởng ra Bắc giải giáp quân Nhật1. Hiệp ước Hoa – Pháp đặt Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trước sự lựa chọn một trong hai con đường: hoặc cầm súng chiến đấu chống Pháp, không cho chúng đổ bộ lên miền Bắc; hoặc hòa hoãn, nhân nhượng Pháp để tránh tình trạng phải đối phó một lúc nhiều kẻ thù. Ngày 3/3/1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp đã chọn giải pháp “Hòa để tiến” đối với Pháp. Chiều ngày 6/3/1946, tại Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh (thay mặt Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) đã ký với Jean Sainteny (đại diện Chính phủ Pháp) bản Hiệp định sơ bộ. Bản Hiệp định có các nội dung chính sau: – Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia tự do, có chính phủ riêng, nghị viện riêng, quân đội riêng, tài chính riêng và là thành viên của Liên bang Đông Dương, nằm trong khối Liên hiệp Pháp; – Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đồng ý cho 15. 000 quân Pháp vào miền Bắc thay thế cho quân Trung Hoa Quốc dân đảng để giải giáp quân Nhật, số quân này sẽ đóng tại những địa điểm quy định và rút dần trong thời hạn 5 năm; – Hai bên thực hiện ngưng bắn, giữ nguyên quân đội tại vị trí hiện thời để đàm phán về chế độ tương lai của Đông Dương, quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và nước ngoài và những quyền lợi kinh tế và văn hóa của Pháp ở Việt Nam2. 1. Theo Hiệp ước Hoa – Pháp, Pháp sẽ trả lại các tô giới, nhượng địa của Pháp trên đất Trung Quốc và được vận chuyển hàng hóa qua cảng Hải Phòng vào Vân Nam không phải đóng thuế. Xem David G. Marr, Vietnam. State, War and Revolution (1945 – 1946), Berkeley: University of California Press, 2013, p. 249. 2. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 4, NXB Chính trị Quốc gia, 2000, tr. 324 – 326. 230
  5. Việc ký Hiệp định sơ bộ với Pháp giúp cho Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tránh được việc phải đối đầu với nhiều kẻ thù, đẩy 20 vạn quân Tưởng cùng bọn tay sai ra khỏi Việt Nam, đồng thời có thêm thời gian hòa bình để củng cố chính quyền cách mạng, chuẩn bị lực lượng cho cuộc kháng chiến lâu dài. Do Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kiên quyết đấu tranh, sau Hội nghị trù bị tại Đà Lạt (4/5/1956), Pháp buộc phải ngồi vào đàm phán chính thức với ta từ ngày 6/7/1946 tại Fontainebleau (Pháp). Cuộc đàm phán thất bại vì phía Pháp cố chấp không chịu công nhận nền độc lập và thống nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong khi đó, tại Việt Nam, quân Pháp tiến hành nhiều hoạt động quân sự khiêu khích, khiến cho quan hệ Việt – Pháp ngày càng căng thẳng, có nguy cơ nổ ra chiến tranh. Trước tình hình này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đang trong thời gian viếng thăm Pháp, đã ký với Marius Moutet – đại diện Chính phủ Pháp, bản Tạm ước ngày 14/9/1946, tiếp tục nhân nhượng cho Pháp một số quyền lợi về kinh tế – văn hóa ở Việt Nam. Bản Tạm ước 14/9 đã tạo điều kiện cho Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kéo dài thêm thời gian hòa hoãn để xây dựng, củng cố lực lượng, chuẩn bị bước vào cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp không tránh khỏi. Thực hiện chủ trương “Hòa để tiến”, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã tiến hành nhiều cuộc đấu tranh ngoại giao với Pháp. Việc ký Hiệp định sơ bộ (ngày 6/3/1946), ký Tạm ước (ngày 14/9/1946) nhằm tranh thủ thêm thời gian và lực lượng chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài chống thực dân Pháp mà Người tiên đoán nhất định sẽ xảy ra. Hoạt động ngoại giao của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong giai đoạn này vô cùng phong phú và sôi động, đã trở thành mẫu mực trong đấu tranh ngoại giao là cùng lúc đấu tranh với nhiều lực lượng đối địch, lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ địch, có sách lược thích hợp và hòa hoãn có nguyên tắc, đồng thời ra sức tranh thủ mọi lực lượng có thể tranh thủ được, đưa cách mạng Việt Nam từng bước tiến lên một cách vững chắc. Do thực dân Pháp bội ước, ngày 19/12/1946, nhân dân Việt Nam đã bước vào cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp xâm lược với một niềm tin chiến thắng. 231
  6. 1.2. Thời kỳ 1947 – 1953 Vào những năm đầu thập niên 50 (thế kỷ XX), trên thế giới xuất hiện một số nhân tố mới, tác động sâu sắc đến cục chiến tranh ở Đông Dương. Hệ thống xã hội chủ nghĩa được mở rộng, nối liền từ tây sang đông. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời (1/10/1949) đã làm thay đổi cơ bản tương quan lực lượng toàn cầu có lợi cho xu thế cách mạng xã hội chủ nghĩa và phong trào giải phóng dân tộc trên toàn thế giới. Thời kỳ này, Liên Xô đã đạt được những thành tựu quan trọng trên lĩnh vực kinh tế, quân sự, qua đó cải thiện vị trí cường quốc của mình trong quan hệ quốc tế, đứng đầu hệ thống xã hội chủ nghĩa và cùng với các nước này trở thành chỗ dựa vững chắc của phong trào cách mạng đang đấu tranh cho hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ trên thế giới. Lúc này, Liên Xô và cộng đồng xã hội chủ nghĩa đã trở thành đối trọng hàng đầu của Mỹ và các nước đế quốc khác ở phương Tây trong thời kỳ chiến tranh lạnh. Ở Việt Nam, những thắng lợi của ta trên chiến trường cả nước đã đưa đến sự thay đổi cục diện của cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Ta đã giành lại thế chủ động chiến trường, nhất là chiến trường chính ở phía Bắc. Với những thất bại liên tiếp, thực dân Pháp bị đẩy vào thế bị động đối phó. Đứng trước khả năng Pháp có thể thất bại, đồng thời lúc đó cộng sản đã thắng lợi ở Trung Quốc, nên vào đầu năm 1950 Mỹ quyết định hỗ trợ cho Pháp ở Đông Dương, bước đầu trực tiếp dính líu vào Việt Nam1. Quyết định can thiệp vào cuộc chiến tranh Đông Dương là một tính toán trong chiến lược toàn cầu của Mỹ, nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của Liên Xô và Trung Quốc đang lan rộng ở vùng Viễn Đông cũng như lo ngại ảnh hưởng của Việt Nam sẽ lôi kéo các nước Đông Nam Á vào trào lưu cách mạng, tuyến phòng thủ từ xa của Mỹ nối từ Nhật Bản đến Australia sẽ bị suy yếu. Trước tình hình trên, từ Hội nghị cán bộ Trung ương tháng 1/1949 đến Đại hội Đảng lần thứ II (2/1951), Đảng và Nhà nước ta đã đề ra đường lối đối ngoại và sách lược ngoại giao trong giai đoạn mới. Qua đó, hoạt động đối ngoại trong giai đoạn này là phục vụ cho mục tiêu lớn nhất của công cuộc kháng chiến: “Tiêu diệt thực dân Pháp và 1. George C. Hering, Cuộc chiến tranh dài ngày nhất của nước Mỹ, NXB Chính trị Quốc gia, 1998, tr. 18. 232
  7. đánh bại bọn can thiệp Mỹ, giành thống nhất độc lập hoàn toàn, bảo vệ hòa bình thế giới”1. Qua đó, đường lối đối ngoại của ta là đoàn kết chặt chẽ và giúp đỡ hai nước Campuchia và Lào kháng chiến giành độc lập, cùng Việt Nam giải phóng hoàn toàn Đông Dương; tích cực ủng hộ phong trào giải phóng của các dân tộc bị áp bức; đoàn kết chặt chẽ với Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa khác; góp phần vào công cuộc chống đế quốc, gìn giữ hòa bình và dân chủ thế giới. Tất cả các hoạt động này phải dựa trên nguyên tắc tôn trọng độc lập dân tộc, chủ quyền lãnh thổ, bình đẳng về quyền lợi, bảo vệ hòa bình dân chủ thế giới. Trên cơ sở đó, ngày 14/1/1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố trước thế giới: “Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là Chính phủ hợp pháp duy nhất của toàn thế nhân dân Việt Nam… Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sẵn sàng đặt quan hệ ngoại giao với chính phủ nước nào tôn trọng quyền bình đẳng, chủ quyền lãnh thổ và chủ quyền quốc gia của nước Việt Nam, để cùng nhau bảo vệ hòa bình và xây đắp dân chủ thế giới”2. Ngày 2/1/1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm Trung Quốc, hội đàm với lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc. Hai bên đi đến thỏa thuận công nhận lẫn nhau. Ngày 15/1/1950, Việt Nam tuyên bố công nhận Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Ngày 18/1/1950, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa công bố công nhận Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ngày 30/1/1950, Liên Xô cũng tuyên bố công nhận Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về mặt ngoại giao. Ngày 3/2/1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm Liên Xô, hội đàm với Stalin và ban lãnh đạo Liên Xô về tình hình Việt Nam và Đông Dương. Sau khi Trung Quốc và Liên Xô công nhận Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, các nước dân chủ nhân dân Đông Âu, Triều Tiên cũng lần lượt tuyên bố công nhận Việt Nam về mặt ngoại giao. Đánh giá ý nghĩa to lớn của thắng lợi này, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, đây là “thắng lợi to lớn nhất trong lịch sử Việt Nam… Chắc rằng cuộc thắng lợi chính trị ấy sẽ là cái đà cho những thắng lợi quân sự”3. Có thể nói, trong bối cảnh quốc tế thuận lợi, việc thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa 1. Nguyễn Phúc Luân (chủ biên), Ngoại giao Việt Nam hiện đại vì sự nghiệp giành độc lập, tự do (1945 – 1975), NXB Chính trị Quốc gia, 2001, tr. 114. 2. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 6, NXB Chính trị Quốc gia, 2000, tr. 7 – 8. 3. Hồ Chí Minh, sđd, tập 6, tr. 81 – 82. 233
  8. khác đã làm cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của ta gắn liền với hậu phương lớn xã hội chủ nghĩa. Thông qua thắng lợi về ngoại giao này, ta có điều kiện để tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của các nước xã hội chủ nghĩa và sự chi viện về vật chất, khí tài rất lớn từ bên ngoài, đặc biệt là từ Trung Quốc và Liên Xô. Với Trung Quốc, sau khi thiết lập cơ quan sứ quán giữa hai nước, hai bên đã cử các đoàn đàm phán về việc Trung Quốc giúp ta vật tư, khí tài và ký Hiệp định Mậu dịch giữa hai bên. Trung Quốc còn cử chuyên gia, cố vấn quân sự, chính trị sang giúp ta, quan hệ hữu nghị và tin cậy lẫn nhau có bước phát triển tốt đẹp. Quan điểm của Trung Quốc là ủng hộ cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam. Điều này đã được Chủ tịch Trung Quốc Lưu Thiếu Kỳ khẳng định: “Cuộc kháng chiến ở Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo rất đúng và rất hay. Đảng Cộng sản Trung Quốc hết sức giúp đỡ Đảng Cộng sản Việt Nam hoàn thành nhiệm vụ đó”1. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, Trung Quốc đã viện trợ cho Việt Nam 1. 700 tấn gạo; 3. 600 viên đạn 105mm cùng 24 khẩu pháo; 1 tiểu đoàn DKZ 75mm, 1 tiểu đoàn Kachiusa cùng 1.136 viên đạn2. Về phía Liên Xô, nước bạn đã chủ động trong tuyền truyền, vận động quốc tế đề cao cuộc kháng chiến của ta, qua đó tác động rất lớn đến các nước xã hội chủ nghĩa khác trong việc giúp đỡ, ủng hộ cuộc kháng chiến của nhân dân ta. Tháng 10/1952, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến Mátxcơva để tham dự Đại hội lần thứ XIX Đảng Cộng sản Liên Xô. Tại đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bày tỏ tình đoàn kết keo sơn với nhân dân Liên Xô và Đảng Cộng sản Liên Xô. Đồng thời, Người cũng nói lên tình cảm sâu đậm của nhân dân ta đối với cuộc đấu tranh giành độc lập tự do, hòa bình và chủ nghĩa xã hội của nhân dân các nước trên thế giới. Từ đây, quan hệ hợp tác, ủng hộ và giúp đỡ lẫn nhau giữa Việt Nam và các nước trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, phong trào đấu tranh cho hòa bình dân chủ thế giới do những người cộng sản lãnh đạo ở khắp các châu lục đã có bước phát triển mới. 1. Tư liệu nghiên cứu về quan hệ của Trung Quốc với Việt Nam, tập 1. Dẫn theo Phạm Mai Hùng, Sự giúp đỡ quốc tế đối với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam (1945 – 1954), Kỷ yếu Hội thảo quốc gia “Kỷ niệm 50 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ và công cuộc đổi mới, phát triển đất nước (1954 – 2004)”, NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 2004. 2. Hồ sơ viện trợ quốc tế của Tổng cục Hậu cần, cấp số 20, 21. Dẫn theo Phạm Mai Hùng, tlđd. 234
  9. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng tham gia nhiều hoạt động quốc tế bảo vệ hòa bình như Đại hội Hòa bình thế giới ở Vácsava (Ba Lan, 11/1950), Đại hội Hòa bình thế giới ở Viên (Áo, 11/1951), Hội nghị châu Á – Thái Bình Dương vì hòa bình ở Bắc Kinh (Trung Quốc, 10/1952). Đồng thời ta cũng tích cực phối hợp với các hoạt động của các tổ chức dân chủ thế giới, nhất là trong phong trào thanh niên, phụ nữ dân chủ và tổ chức liên hiệp công đoàn thế giới. Việc đoàn kết với cuộc đấu tranh của nhân dân Triều Tiên chống đế quốc Mỹ xâm lược là biểu hiện của chính sách đoàn kết quốc tế của Đảng và Nhà nước ta. Trong thời kỳ này, việc đoàn kết với phong trào nhân dân Pháp đấu tranh cho hòa bình và chống chiến tranh Đông Dương là một trong những định hướng quan trọng trong công tác đối ngoại và vận động quốc tế của ta. Tháng 7/1950, Léo Figuères, Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Pháp đã sang thăm Việt Nam và bày tỏ tình đoàn kết với cuộc chiến đấu của nhân dân ta. Tại Việt Nam, L. Figuères đã đến thăm các đơn vị chiến đấu, đến tận nơi quan sát những trận càn quét, ném bom của quân đội Pháp, gặp gỡ trò chuyện với nhân dân… Trở về Pháp, L. Figuères đã viết một cuốn sách về Việt Nam, qua đó đánh thức được sự hiểu biết cũng như lương tâm của công chúng Pháp. Phong trào phản chiến ở Pháp bắt đầu phát triển mạnh. Khẩu hiệu đòi chấm dứt chiến tranh, rút quân Pháp về nước trở thành một trong những mục tiêu đấu tranh của các tầng lớp nhân dân Pháp, thể hiện tinh thần đoàn kết, ủng hộ cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam. Cùng với việc tăng cường quan hệ với Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa khác, Đảng và Nhà nước Việt Nam chú trọng thúc đẩy quan hệ đoàn kết giữa ba nước Đông Dương. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp lần này, Đông Dương là một chiến trường. Nhân dân và quân đội cách mạng cả ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia cùng phối hợp và liên minh chống kẻ thù chung là thực dân xâm lược Pháp. Ngày 11/3/1951, Hội nghị nhân dân ba nước Đông Dương họp ở Việt Bắc, tuyên bố thành lập khối liên minh chiến đấu Việt Nam – Campuchia – Lào dựa trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, tương trợ và tôn trọng chủ quyền của nhau… Liên minh khẳng định mục tiêu của mình là “đánh đuổi bọn xâm lược Pháp và can thiệp Mỹ… làm cho Việt Nam, Lào, Campuchia hoàn toàn độc lập…”. Có thể nói, quá trình tiến triển của cuộc kháng chiến là quá trình 235
  10. phối hợp liên minh chiến đấu của quân, dân ba nước và sự giúp đỡ to lớn của Việt Nam đối hai nước bạn Lào, Campuchia. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Việt Nam – Lào – Campuchia như anh em một nhà. Cả ba dân tộc đoàn kết chặt chẽ thì nhất định sẽ đánh bại thực dân Pháp. Nhân dân Việt Nam hết lòng thành thật giúp đỡ nhân dân Lào, nhân dân Campuchia một cách vô điều kiện…”1. Người cũng nhấn mạnh: “Giúp nhân dân nước bạn tức là mình tự giúp mình”2. Theo tinh thần đó, nhiều đơn vị bộ đội Việt Nam được cử sang giúp đỡ nhân dân Lào và Campuchia tổ chức kháng chiến. Vốn sẵn tinh thần yêu nước nồng nàn, chẳng bao lâu sau, cùng với Việt Nam, nhân dân Lào và Campuchia đã giành được những thắng lợi hết sức quan trọng, góp phần đánh bại âm mưu chia rẽ của thực dân Pháp đối với ba nước Đông Dương. Cùng với những chuyển biến mạnh mẽ của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Việt Nam đã chủ động phá thế bảo vây của các thế lực đế quốc, gắn cuộc kháng chiến của nhân dân ta với hậu phương xã hội chủ nghĩa. Quan hệ ngoại giao của Việt Nam cũng được mở rộng hơn trước, với nhiều lực lượng khác nhau bên ngoài, nhất là kết hợp với phong trào phản chiến của nhân dân Pháp. Có thể nói, những thắng lợi về ngoại giao của Việt nam đã góp phần thay đổi cục diện quốc tế của cuộc chiến tranh và thúc đẩy chiều hướng phát triển bất lợi cho thực dân Pháp trên chiến trường và trên bàn đàm phán sau này. 1.3. Ngoại giao Việt Nam ở Hội nghị Giơnevơ 1954 Cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 – 1954 mà đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ đã đập tan những cố gắng chiến tranh cao nhất và cũng là nỗ lực cuối cùng của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ. Chiến thắng Điện Biên Phủ 7/5/1954 “đi vào lịch sử thế giới như một chiến công chói lọi đột phá thành trì của hệ thống nô dịch thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc”3. Và chính chiến thắng Điện Biên Phủ là nhân tố trực tiếp thúc đẩy việc ký kết Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương. Hội nghị Giơnevơ khai mạc ngày 26/4/1954. Ngày 8/5/1954, vấn đề Đông Dương được đưa lên bàn nghị sự. Trải qua tám phiên họp toàn 1. Tổng kết cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, NXB Chính trị Quốc gia, 1996, tr. 371. 2. Lê Mậu Hãn (chủ biên), sđd, tr. 111. 3. Dẫn theo Nguyễn Phúc Luân (chủ biên), sđd, tr. 134. 236
  11. thể và 23 phiên họp hẹp rất căng thẳng và phức tạp, nhưng với thiện chí và cố gắng của phái đoàn ta, ngày 20/7/1954, Hiệp định Giơnevơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam được ký kết. Các nước tham gia Hội nghị tuyên bố tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, Lào, Campuchia. Như vậy, “tiếp theo chiến thắng oanh liệt Điện Biên Phủ, chúng ta đã giành được thắng lợi trong việc ký kết Hiệp định Giơnevơ, lập lại hòa bình ở Việt Nam và Đông Dương, phá tan âm mưu của đế quốc Mỹ kéo dài và mở rộng chiến tranh Đông Dương”1. Với việc ký kết Hiệp định Giơnevơ (1954), Việt Nam được quốc tế công nhận là một nước độc lập, thống nhất, có chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Như vậy, so với Hiệp định sơ bộ (6/3/1946), Hiệp định Giơnevơ đã tiến một bước dài trong việc công nhận về pháp lý: nước ta là một quốc gia hoàn toàn bình đẳng trong quan hệ quốc tế. Sau khi Hiệp định được ký kết, một nửa nước đã được giải phóng, nối liền với các nước xã hội chủ nghĩa, tạo điều kiện cho ta bắt đầu thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược liên quan mật thiết với nhau là tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam, tiến tới thống nhất nước nhà. Việc quân Pháp phải rút về nước sẽ làm cho lực lượng ngụy quân, ngụy quyền thân Pháp rất hoang mang và mâu thuẫn sâu sắc với lực lượng tay sai thân Mỹ. Ta đã triệt để lợi dụng mâu thuẫn nội bộ địch để tập hợp lực lượng cho cách mạng miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Xét về tầm vóc, Hội nghị Giơnevơ 1954 là lần đầu tiên, phái đoàn của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã bước vào Hội nghị Giơnevơ với tư thế chững chạc, đàng hoàng, không những trực tiếp đàm phán với phái đoàn Pháp mà còn với nhiều phái đoàn các nước lớn. Trong lịch sử ngoại giao hiện đại, chưa có một phái đoàn của nước “nhược tiểu” nào lại giành được vị trí quốc tế long trọng đó. Có thể nói, chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954) và Hiệp định Giơnevơ được ký kết (20/7/1954) là một thắng lợi to lớn của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống xâm lược Pháp và can thiệp Mỹ, qua đó giải phóng hoàn miền Bắc, đưa cách mạng Việt Nam 1. Đảng Lao động Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam xuất bản, Hà Nội, 1960, tr. 23 – 24. 237
  12. chuyển qua một giai đoạn mới, giai đoạn xây dựng miền Bắc theo con đường xã hội chủ nghĩa và tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc ở miền Nam, hoàn thành độc lập dân tộc, dân chủ và thống nhất đất nước. Đây là “lần đầu tiên trong một xứ thuộc địa nhỏ yếu đã đánh thắng một nước hùng mạnh. Đó là thắng lợi vẻ vang của nhân dân Việt Nam, đồng thời cũng là một thắng lợi của lực lượng hòa bình, dân chủ và chủ nghĩa xã hội trên thế giới”1. Thắng lợi này có ý nghĩa rộng lớn hơn nhiều khi nhân dân các thuộc địa lấy đó làm tấm gương để vùng lên đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân giành độc lập dân tộc. Thắng lợi này cũng chứng tỏ sự đoàn kết và sức mạnh của chủ nghĩa xã hội đang trở thành nhân tố có ảnh hưởng to lớn đến chiều hướng phát triển của quan hệ quốc tế2. Đối với Việt Nam, chiến thắng Điện Biên Phủ đi đôi với Hiệp định Giơnevơ, đã nêu cao vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế. Nước Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám – 1945, qua 8 năm kháng chiến đã được thế giới chú ý. Nhưng từ trận Điện Biên Phủ và thắng lợi Giơnevơ thì địa vị Việt Nam lại càng nổi bật lên. Vị thế và uy tín của Việt Nam trở thành một nhân tố quan trọng tác động đến việc hình thành xu thế phát triển quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam với các nước. Xu thế ủng hộ Việt Nam ở trên thế giới cũng có những bước chuyển mới. 2. NGOẠI GIAO VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC (1954 – 1975) 2.1. Thời kỳ 1954 – 1965 Sau chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954), Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trở thành một thành viên của hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới. Trong kháng chiến chống Pháp, các nước xã hội chủ nghĩa, nhất là Trung Quốc và Liên Xô, đã có sự ủng hộ, chi viện to lớn đối với công cuộc đấu tranh, giải phóng của ta. Nhằm tiếp tục phát huy mối quan hệ với đồng minh chiến lược trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của các nước anh em. Năm 1956, Chủ tịch Hồ Chí Minh lần đầu tiên thăm chính 1. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 10, NXB Chính trị Quốc gia, 1996, tr. 12. 2. Trần Văn Đào – Phan Doãn Nam, Giáo trình Lịch sử quan hệ quốc tế 1945 – 1990, Học viện Quan hệ Quốc tế, 2001, tr. 74. 238
  13. thức Liên Xô, Trung Quốc và Mông Cổ. Năm 1957, Chủ tịch Hồ Chí Minh dẫn đầu một phái đoàn đại biểu Việt Nam đã sang thăm Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa, dân tộc chủ nghĩa ở Đông Âu, Bắc Á… Qua các chuyến thăm này, ta đã trao đổi về tình hình Việt Nam, Đông Dương và quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về đường lối cách mạng nước ta trong giai đoạn mới, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ, giúp đỡ thiết thực của các nước này với sự nghiệp cách mạng nước ta trong thời kỳ thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược. Điều này được Đảng ta xác định rõ: “…tăng cường đoàn kết với các nước xã hội chủ nghĩa anh em do Liên Xô đứng đầu, để đưa miền Bắc tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội, xây dựng đời sống ấm no hạnh phúc ở miền Bắc và củng cố miền Bắc thành cơ sở vững mạnh cho cuộc đấu tranh thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà, góp phần tăng cường phe xã hội chủ nghĩa, bảo vệ hòa bình ở Đông – Nam Á và thế giới”1. Đi đôi với việc trao đổi các đoàn cao cấp với các nước xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ này, ta đã chủ động mời thêm các cơ quan đại diện ngoại giao cấp đại sứ ở các nước Đông Âu, Bắc Á và thúc đẩy việc lập sứ quán của các nước này tại Hà Nội. Ta cũng phối hợp tốt với phái đoàn Ba Lan trong Ủy ban quốc tế giám sát việc thi hành Hiệp định Giơnevơ. Tranh thủ được sự giúp đỡ về nhiều mặt của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là những khoản viện trợ to lớn của các nước xã hội chủ nghĩa đã góp phần quan trọng vào việc hoàn thành Kế hoạch 3 năm khôi phục kinh tế (1955 – 1957) và Kế hoạch ngắn hạn 3 năm phát triển kinh tế, văn hóa (1958 – 1960). Có thể nói, trong giai đoạn này, Việt Nam đã nhận được sự giúp đỡ rất lớn và hiệu quả về nhiều mặt, đặc biệt là sự giúp đỡ về vật chất, trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, vũ khí… từ các nước xã hội chủ nghĩa, trong đó quan trọng nhất là Liên Xô và Trung Quốc. Có thể nói, Liên Xô và Trung Quốc giúp Việt Nam xuất phát từ lập trường của chủ nghĩa quốc tế xã hội chủ nghĩa, vì lợi ích của phe xã hội chủ nghĩa, của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, và đương nhiên cũng xuất phát từ lợi ích dân tộc của từng nước. Sau Hiệp định Giơnevơ (7/1954), quan hệ giữa Việt Nam và hai nước láng giềng trên bán đảo Đông Dương có những thay đổi phù hợp 1. Đảng Lao động Việt Nam, sđd, tr. 78. 239
  14. với tình hình Mỹ thực hiện mưu đồ can thiệp vào Đông Dương. Việt Nam cần tăng cường phát triển hơn mối quan hệ giữa Việt Nam với Lào và Campuchia trên cơ sở thi hành Hiệp định Giơnevơ ngăn chặn sự gia nhập “Khối phòng thủ Đông Nam Á”, “Khối phòng ngự sông Cửu Long của đế quốc Mỹ”1. Với chủ trương trên, ngày 1/1/1955, Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sẵn sàng lập quan hệ hữu hảo với Lào và Campuchia, quan hệ giữa ba nước Đông Dương chuyển sang thời kỳ mới: chống sự can thiệp, thống trị bên ngoài vì độc lập tự do của nhân dân mỗi nước. Với Lào, Việt Nam kiên trì ủng hộ chính sách hòa bình trung lập, hòa hợp dân tộc của Chính phủ Lào do Thủ tướng Phuma đứng đầu, giúp các lực lượng yêu nước Pathét Lào xây dựng lực lượng để đối trọng với thế lực phái hữu ở Lào, tạo cơ sở để chống lại sự can thiệp ngày càng sâu của Mỹ vào Lào. Với Campuchia, Việt Nam thể hiện sự nhất quán ủng hộ chính sách hòa bình trung lập và nền độc lập của Campuchia trên cơ sở của Hiệp định Giơnevơ và 10 nguyên tắc Băng Đung về cùng tồn tại hòa bình và láng giềng thân thiện, không tán thành việc đàn áp những người kháng chiến cũ, nhưng hoan nghênh việc Campuchia thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô, Trung Quốc, tạo sự cân bằng trong quan hệ với các nước lớn, duy trì được chính sách hòa bình trung lập của Campuchia, hướng Campuchia vào hành động chung, chống đế quốc Mỹ, can thiệp vào Đông Dương, vì lợi ích toàn cục, hòa bình, độc lập, thông nhất cho các nước Đông Dương. Sau năm 1954, Việt Nam đã tính cực, chủ động mở rộng quan hệ với các nước độc lập dân tộc và ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc ở Á, Phi, Mỹ La tinh. Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954) và Hiệp định Giơnevơ (20/7/1954) đã ghi nhận sự thất bại hoàn toàn của cuộc chiến tranh xâm lược tái chiếm thuộc địa của chủ nghĩa thực dân Pháp ở Việt Nam, đã góp phần to lớn thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa, bán thuộc địa phát triển. Từ năm 1950 đến năm 1961, hơn 30 nước ở châu Á và châu Phi giành lại được độc lập từ các nước thực dân, đế quốc phương Tây. Sau Hội nghị Giơnevơ (7/1954), vai trò của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được củng cố trong quan hệ 1. Nguyễn Đình Bin (chủ biên), Ngoại giao Việt Nam 1945 – 2000, NXB Chính trị Quốc gia, 2002, tr. 176. 240
  15. quốc tế. Ta có điều kiện để thực hiện việc mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác, ủng hộ lẫn nhau giữa cuộc đấu tranh của nhân dân ta với các quốc gia và phong trào đấu tranh cho độc lập dân tộc. Tháng 4/1955, Đoàn đại biểu Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Văn Đồng dẫn đầu đã tham gia Hội nghị cấp cao Á – Phi tổ chức tại Bandung (Indonesia). Tham gia Hội nghị Bandung có 23 nước châu Á (Afghanistan, Miến Điện, Ấn Độ, Indonesia, Jordan, Iran, Irắc, Yemen, Trung Quốc, Campuchia, Lào, Syria, Libăng, Nêpan, Pakistan, Arập Xêút, Thổ Nhĩ Kỳ, Sri Lanka, Philippines, Thái Lan, Nhật Bản, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Việt Nam Cộng hòa) và 6 nước châu Phi (Ai Cập, Ghana, Ethiopia, Liberia, Libi và Suđăng). Síp và Palestin tham dự với tư cách là quan sát viên. Lần đầu tiên Việt Nam có điều kiện tiếp cận với đông đảo các nước Á – Phi, bày tỏ sự đoàn kết châu Á, châu Phi. Việt Nam tuyên bố tán thành 10 nguyên tắc Bandung, cùng đoàn kết hướng đến mục tiêu chung, chống chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa đế quốc, phấn đấu vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Trong diễn văn đọc trước toàn thể hội nghị, Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng tuyên bố: “Nhiệm vụ chủ yếu của chúng ta trong hội nghị này là biểu thị rõ rệt và mạnh mẽ ý chí của nhân dân Á – Phi muốn chung sống hòa bình với nhau và toàn thế giới, kiên quyết giữ gìn và củng cố hòa bình, kiên quyết chống lại mọi âm mưu chiến tranh… Cùng với nhân dân Á – Phi, nhân dân Việt Nam kịch liệt chống lại mọi âm mưu gây chiến, chống lại mọi khối quân sự xâm lược, chống lại chiến tranh nguyên tử… Nhân dân Á – Phi đòi hỏi một nền hòa bình lâu dài, vững chắc, đòi hỏi quyền độc lập và bình đẳng dân tộc là để có thể gây dựng đời sống ấm no, hạnh phúc. Tình hữu nghị, đoàn kết và quan hệ mật thiết về mọi mặt giữa các nước Á – Phi chính là một điều kiện cần thiết để đạt được mục đích ấy”1. Thành công của Hội nghị Bandung 1955 chứng tỏ rằng các nước có chế độ xã hội và khuynh hướng chính trị khác nhau có thể vượt qua tất cả các bất đồng nếu họ có chung nguyện vọng bảo vệ hòa bình thế giới, độc lập tự do của các dân tộc, bình đẳng và hợp tác cùng có lợi giữa các quốc gia. Đó là tinh 1. Báo Nhân dân, ngày 23/4/1955. Dẫn theo Võ Anh Tuấn, Phong trào Không liên kết, NXB Chính trị Quốc gia, 1999, tr. 31. 241
  16. thần Bandung thường được nhắc tới trong quan hệ quốc tế. Đoàn đại biểu Việt Nam chào mừng hội nghị lịch sử này và cũng chính là chào mừng sự thức tỉnh, chào mừng vai trò to lớn của nhân dân Á – Phi trên cục diện thế giới lúc bấy giờ. Từ năm 1955 đến năm 1960, ta đã đón tiếp hơn 10 đoàn cấp cao của các nước độc lập dân tộc và Nam Á, Đông Nam Á, châu Phi đến thăm nước ta. Đồng thời, ta đã cử các đoàn cấp cao đi thăm gần 20 nước ở châu Âu và các nước khu vực nói trên. Việt Nam đã thiết lập quan hệ tổng lãnh sự với Ấn Độ, Miến Điện và Indonesia, lập quan hệ ngoại giao với Cuba và một số nước châu Phi mới giành được độc lập. Để thể hiện thiện chí của mình, năm 1957, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi thăm Ấn Độ, Miến Điện, Indonesia, đồng thời cũng tiếp đón trọng thị các nguyên thủ quốc gia này sang thăm Việt Nam. Các cuộc viếng thăm này đã góp phần rất lớn tăng cường mối quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam với các nước này. Sau Cao trào Đồng khởi ở miền Nam, ngày 20/12/1960, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập, trở thành tổ chức chính trị lãnh đạo phong trào đấu tranh của nhân dân miền Nam. Từ khi Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam được thành lập (từ ngày 6/6/1969 là Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam), hoạt động ngoại giao Việt Nam trở nên rất phong phú, đa dạng và có đặc thù riêng, dưới hình thức “tuy một mà hai và tuy hai mà một”. Cùng với Bộ Ngoại giao của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, từ nay còn có Bộ Ngoại giao của Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Cả hai đều dưới sự lãnh đạo của Đảng Lao động Việt Nam, có một mục tiêu chiến lược chung nhưng hoạt động dưới hai phương thức khác nhau. Có thể nói, giai đoạn 1954 – 1965 là thời kỳ hoạt động ngoại giao Việt Nam thu hút sự chú ý của toàn thế giới. Cùng với những diễn biến ở chiến trường, hoạt động ngoại giao của ta trong thời kỳ này trở thành trung tâm của sinh hoạt chính trị thế giới, nhất là từ năm 1960 trở đi. Nhiệm vụ của ngoại giao thời kỳ này cũng rất nặng nề và phức tạp. Để phục vụ nhiệm vụ chiến lược là xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, chúng ta đã triển khai nhiều hướng hoạt động, phát triển quan hệ với các nước xã hội chủ nghĩa, tăng cường đoàn kết với các phong trào cộng sản và công nhân quốc tế và các lực lượng tiến bộ, 242
  17. đấu tranh vì hòa bình, dân chủ trên thế giới; đồng thời tranh thủ cảm tình của nhân dân và chính giới một số nước phương Tây. Nhiệm vụ thứ hai của ngoại giao liên quan mật thiết đến nhiệm vụ thứ nhất là phục vụ cuộc đấu tranh chống Mỹ – ngụy phá hoại Hiệp định Giơnevơ, và sau đó từ năm 1965 là chống cuộc chiến tranh trực tiếp của Mỹ ở miền Nam Việt Nam và chiến tranh phá hoại ở miền Bắc. Qua đó, hoạt động ngoại giao làm cho nhân dân thế giới thấy rõ mong muốn của nhân dân Việt Nam là hòa bình và thống nhất đất nước, thấy rõ tính phi nghĩa của cuộc chiến tranh xâm lược do Mỹ tiến hành, từ đó ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của chúng ta. 2.2. Giai đoạn 1965 – 1973 Kể từ khi Mỹ can thiệp trực tiếp vào miền Nam Việt Nam, ngoại giao và quân sự được xem là hai mặt trận gắn liền hữu cơ và hỗ trợ lẫn nhau. Trên bàn đàm phán không thể giành được những gì mà trên chiến trường không giành được. Mặt khác, những gì giành được trên chiến trường sẽ không được khẳng định nếu không có nghệ thuật giành thắng lợi trên bàn đàm phán. Hơn thế nữa, thắng lợi trên bàn đàm phán tạo thêm điều kiện thuận lợi để giành thắng lợi lớn hơn trên chiến trường. Ngay từ cuối năm 1965, lãnh đạo ta đã tính đến việc nói chuyện với Mỹ. Nhưng chỉ sau Hội nghị Trung ương 8, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mới thực sự triển khai kế hoạch này. Ngày 28/1/1967, trả lời phỏng vấn nhà báo Burchet, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh tuyên bố: Chỉ sau khi Mỹ chấm dứt không điều kiện việc ném bom và mọi hành động chiến tranh khác chống Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có thể nói chuyện với Mỹ. Cuối tháng 12/1967, Bộ trưởng Nguyễn Duy Trinh lại nêu "sau khi Mỹ chấm dứt không điều kiện việc ném bom và mọi hành động chiến tranh khác chống nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sẽ nói chuyện với Mỹ về những vấn đề liên quan". Như vậy, đầu năm chúng ta nói "có thể", đến cuối năm chúng ta đã chuyển sang khẳng định là "sẽ" nói chuyện với Mỹ nếu Mỹ chấp nhận ngừng ném bom. Việt Nam muốn Mỹ ngừng ném bom trước, còn Mỹ muốn Việt Nam cam kết sẽ thảo luận với Mỹ trước. Chính vì thế, hai bên vẫn chưa tiến hành gặp gỡ. Chỉ đến khi chúng ta mở cuộc Tổng tiến công Tết Mậu Thân, Tổng thống Mỹ mới buộc phải tuyên bố hạn chế ném bom miền Bắc, chịu nhượng bộ đi bước đầu tiên trên con đường 243
  18. thương lượng. Đây không những là sự thừa nhận đầy đủ nhất về sự phá sản của chiến lược "Chiến tranh cục bộ", mà còn là bước đầu tiên cho quá trình xuống thang chiến tranh của Mỹ. Như vậy, thắng lợi quân sự đã mở cánh cửa cho đàm phán ngoại giao. Ngày 31/10/1968, Tổng thống L. B. Giônxơn ra lệnh cho không quân và hải quân Mỹ chấm dứt mọi cuộc đánh phá chống Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và mở ra hội nghị gồm bốn bên. Cùng ngày, Trưởng Đoàn tiền trạm của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam cũng đến Paris. Ngày 8/12/1968, Tổng thống Việt Nam cộng hòa Nguyễn Văn Thiệu cử một phái đoàn đi Paris. Ngày 10 tháng 12, Mặt trận cử đoàn đại biểu chính thức do đồng chí Trần Bửu Kiếm, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Mặt trận làm Trưởng đoàn. Về phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Bộ trưởng Xuân Thủy, người dẫn đầu Phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong cuộc đàm phán hai bên từ tháng 5/1968, tiếp tục làm Trưởng Đoàn trong đàm phán bốn bên. Ngày 25/1/1969, Hội nghị bốn bên chính thức khai mạc. Đây là một thắng lợi lớn, bởi từ chỗ không chấp nhận, nay Mỹ phải ngồi vào đàm phán bốn bên, có Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tham dự với tư cách một bên độc lập, bình đẳng. Hiệp định Paris có ba giai đoạn chính và gắn chặt với ba bước ngoặt trên chiến trường Việt Nam. Giai đoạn I là từ khi bắt đầu đàm phán cho đến khi Mỹ hoàn toàn chấm dứt ném bom miền Bắc, bốn bên ngồi vào đàm phán chính thức. Giai đoạn này gắn với thắng lợi Tết Mậu Thân năm 1968. Giai đoạn II kéo dài từ lúc bốn bên ngồi vào đàm phán cho đến giữa năm 1972. Lúc này, trên chiến trường ta chưa giành được thắng lợi quyết định, thậm chí trong một thời gian đầu, chúng ta còn rơi vào tình thế khó khăn. Chính vì thế, đàm phán giẫm chân tại chỗ, các bên chủ yếu là thăm dò lẫn nhau. Chỉ sau thắng lợi của các cuộc tiến công chiến lược Xuân – Hè 1972, ta giành lại được thế chủ động trên chiến trường, đàm phán mới đi vào thực chất (giai đoạn III) và đi đến ký kết Hiệp định vào tháng Giêng năm 1973. Cuộc tấn công Tết Mậu Thân cùng với những đợt tấn công quân sự trước và sau đó, gây cho Mỹ nhiều tổn thất về người và của, đã tác động sâu sắc đến nội tình nước Mỹ. Phong trào ủng hộ Việt Nam phát triển mạnh trên thế giới càng đưa thế chính trị của Việt Nam lên cao, tiếng nói chính nghĩa của Việt Nam có thêm sức thuyết phục. 244
  19. Trong phiên họp đầu tiên của Hội nghị bốn bên, Trưởng đoàn của Mặt trận Trần Bửu Kiếm đưa ra lập trường Năm điểm, thực chất là tuyên bố chính trị, và bốn tháng sau đưa ra giải pháp toàn bộ Mười điểm về vấn đề miền Nam Việt Nam (3). Đây là giải pháp hoàn chỉnh đầu tiên được đưa ra tại Hội nghị. Đối phó lại, ngày 14/5/1969, Tổng thống R. Nixơn đưa ra kế hoạch Tám điểm với nội dung chính là đòi đánh đổi việc rút quân Mỹ với việc rút quân miền Bắc và giữ chính quyền Sài Gòn. Với sự ra đời của Liên minh các lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình Việt Nam đầu năm 1968, Mặt trận đoàn kết dân tộc ở miền Nam được mở rộng. Ngày 6/6/1969, Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam tuyên bố thành lập, làm cho vị thế của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tại bàn đàm phán càng vững mạnh. Hai ngày sau, Tổng thống R. Nixơn công bố chính sách "Việt Nam hóa chiến tranh" và việc rút đợt đầu 25.000 quân Hoa Kỳ ra khỏi miền Nam Việt Nam. Trong giai đoạn II này, trên cơ sở phát triển giải pháp toàn bộ Mười điểm, thông qua các Tuyên bố của Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam (tám điểm ngày 14/9/1970, bảy điểm ngày 1/7/1971, và hai điểm nói rõ thêm trong giải pháp bảy điểm), ta đòi Mỹ phải rút nhanh toàn bộ quân đội Mỹ ra khỏi miền Nam Việt Nam, thành lập ở miền Nam Việt Nam một chính phủ hòa hợp dân tộc ba thành phần để tổ chức tuyển cử. Xuân – Hè 1972, đánh địch trên các mặt trận từ Trị – Thiên đến đồng bằng sông Cửu Long, giải phóng một vùng rộng lớn, làm thay đổi lớn so sánh lực lượng, tạo ra khả năng kết thúc chiến tranh, tháng 7 năm 1972, Bộ Chính trị đã đưa ra quyết sách: phấn đấu đạt một giải pháp thương lượng cuối năm 1972 để chuyển sang giai đoạn đấu tranh mới. Giai đoạn III đàm phán bắt đầu từ đây. Trong ba tháng 7, 8, 9 ở Pari, Lê Đức Thọ và Kissinger có một loạt cuộc gặp riêng bàn vấn đề một cách thực chất. Trên cơ sở "Dự thảo Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam" do Việt Nam dân chủ cộng hòa đưa ra trong cuộc gặp riêng ngày 8/10/1972, hai bên bắt đầu mặc cả từng câu, chữ cho Hiệp định. Ngày 21/10, Tổng thống R. Nixơn gửi thư cho Thủ tướng Phạm Văn Đồng khẳng định: "Văn bản của Hiệp định bây giờ có thể xem như đã hoàn thành". Quan hệ hỗ trợ nhau giữa quân sự với ngoại giao một lần nữa lại thể hiện ở chính giai đoạn chót của đàm phán này. Sau khi vượt qua 245
  20. được tuyển cử, Mỹ trở mặt; đàm phán diễn ra căng thẳng trong suốt tháng 11 và đầu tháng 12. Đến ngày 12/12/1972, hai bên chỉ còn phải thỏa thuận vấn đề khu phi quân sự và cách ký các văn kiện và đều phải về nước xin chỉ thị. Nhưng khi đồng chí Lê Đức Thọ vừa đến Hà Nội, cũng là lúc Mỹ bắt đầu cuộc tập kích chiến lược bằng B. 52 vào Hà Nội và Hải Phòng. Đúng như dự đoán của Bác Hồ là nhất định Mỹ sẽ thất bại, nhưng sớm muộn Mỹ cũng sẽ dùng B. 52 đánh phá Hà Nội, Hải Phòng trước khi chịu thua. Bị tổn thất nặng nề trong trận "Điện Biên Phủ trên không" và bị dư luận quốc tế lên án, ngày 30/12/1972, Mỹ buộc phải ngừng ném bom phía Bắc vĩ tuyến 20, phải ký tắt Hiệp định ngày 23/1/1973 và ký chính thức "Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam" ngày 27/1/1973, mà nội dung chủ yếu vẫn giữ nguyên như văn bản đã thỏa thuận ngày 20/10/1972. Trải qua 174 phiên họp công khai, 24 đợt gặp riêng bí mật ở cấp cao, ngày 27/1/1973 Hiệp định Paris được ký kết1, Mỹ buộc phải rút quân chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Từ ngày 27/2 đến 2/3/1973, Hội nghị quốc tế về Việt Nam được triệu tập ở Paris, gồm đại diện 12 chính phủ là Canada, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Pháp, Hunggari, Indonesia, Ba Lan, Liên Xô, Anh, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Việt Nam Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Tổng thư ký Liên Hợp Quốc tham dự với tư cách là khách mời. Hội nghị quốc tế thông qua định ước, trịnh trọng ghi nhận, tuyên bố tán thành và ủng hộ Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam và bốn nghị định thư của hiệp định. Các bên ký định ước trịnh trọng công nhận về mặt pháp lý quốc tế Hiệp định Paris về Việt Nam, triệt để tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam và bảo đảm cho Hiệp định được thi hành nghiêm chỉnh. Với việc ký kết Hiệp định Paris (27/1/1973), nhiệm chiến lược “đánh cho Mỹ cút” đã được quân và dân ta hoàn thành và nhiệm vụ chiến lược “đánh cho ngụy nhào” được tiếp tục triển khai. Hơn nữa, bản thân việc Mỹ rút khỏi miền Nam Việt Nam cũng đã là một đòn nặng nề đối với ngụy quân ngụy quyền, làm cho chúng trở nên không nơi nương tựa và trực tiếp đối mặt với sự sụp đổ hoàn toàn trong một 1. Nguyễn Thành Lê, Cuộc đàm phán Paris về Việt Nam (1968 – 1973), NXB Chính trị Quốc gia, 1998, tr. 208. 246
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2