intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp sản xuất nhằm tăng cường nguồn lực cho giáo dục nghề nghiệp trong bối cảnh tự chủ

Chia sẻ: Phó Cửu Vân | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

7
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp sản xuất nhằm tăng cường nguồn lực cho giáo dục nghề nghiệp trong bối cảnh tự chủ" trình bày nghiên cứu lý luận về kết hợp đào tạo giữa nhà trường và ngành nghề, những kinh nghiệm được rút ra từ các nước điển hình trong thế giới; đánh giá tình hình thực tế sự kết hợp; Đề xuất phương thức kết hợp, đưa ra các giải pháp khả thi, phù hợp để thực hiện nhằm nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp trong giai đoạn hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp sản xuất nhằm tăng cường nguồn lực cho giáo dục nghề nghiệp trong bối cảnh tự chủ

  1. LIÊN KẾT GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT NHẰM TĂNG CƯỜNG NGUỒN LỰC CHO GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH TỰ CHỦ Trần Khắc Hoàn1 Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh Abstract The physical conditions and the environment for practical capacity training for students at universities are facing challenges, revealing certain limitations, especially in terms of resources.This paper presents studying theory of training combination between schools and industries, its experiences that withdrawn from the typical countries in the world; evaluating the actual situation the combination; Proposing the mode of the combination, giving feasible and suitable solutions to carry it out to improve quality of professional education at current period Keywords: Autonomy, combination, school, enterprise, source. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong bối cảnh tự chủ giáo dục, xu thế hội nhập quốc tế và khu vực, với cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước, ngành về Đổi mới căn bản và toàn diện, thực hiện tự chủ giáo dục, tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, hệ thống trường lớp, hệ thống quản lý giáo dục, gắn với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ quá trình chuyển đổi cơ cấu ngành nghề, cơ cấu trình độ, cơ cấu xã hội. Chính sách của nhà nước về việc gắn đào tạo với thị trường, với doanh nghiệp và giáo dục nghề nghiệp (GDNN), phát triển đã có nhiều nỗ lực đổi mới và đạt được những kết quả đáng kể, đáp ứng yêu cầu về chất lượng ngày càng cao của thực tiễn, góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH - HĐH) địa phương và cả nước. Song, bên cạnh những kết quả đạt được và những cơ hội phát triển, GDNN đang đứng trước những thách thức, bộc lộ những hạn chế nhất định: “Chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao chưa đáp ứng yêu cầu phát triển; còn nặng về lý thuyết, nhẹ về thực hành, chưa quan tâm đúng mức đến kỹ năng xã hội, kỹ năng sống và kỹ năng tự học, kỹ năng sáng tạo”, “kết cấu hạ tầng ít được đầu tư, nhất là các phòng thí nghiệm, cơ sở thực hành” “chất lượng thực hành còn chưa đáp ứng yêu cầu” [1]. Trong bối cảnh tự chủ, những bất cập đó đang được đặt ra bức bách, cần phải có hệ giải pháp đồng bộ, hữu hiệu để giải quyết. Theo kinh nghiệm đào tạo của các nước trên thế giới, UNESCO và các chuyên gia, một trong các hướng để giải quyết vấn đề nói trên là thực hiện phương thức liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp sản xuất. [2]. Trên thế giới, việc đào tạo liên kết tại trường và doanh nghiệp sản xuất (DNSX) được nghiên cứu, áp dụng ở nhiều nước. Ở Việt Nam, trên thực tế, đã có một số hoạt động liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp trong GDNN, một số nghiên cứu đã thực hiện ở những phương diện khác nhau, nhưng chưa đồng bộ, thiếu các giải pháp hữu hiệu, khả thi để liên kết đào tạo trong thực tiễn [3]. 1 hoanktv155@gmail.com 569
  2. Vì vậy, tiếp tục nghiên cứu mô hình liên kết đào tạo, xây dựng các giải pháp phù hợp, khả thi để thực hiện mô hình liên kết giữa nhà trường và DNSX trong thực tiễn là vấn đề quan trọng, cần thiết nhằm tăng cường nguồn lực, nâng cao chất lượng đào tạo, đặc biệt là đào tạo thực hành tại các cơ sở GDNN trong bối cảnh tự chủ, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới hiện nay. 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 2.1. Vấn đề nghiên cứu Xây dựng được mô hình và các giải pháp thực hiện phương thức liên kết giữa nhà trường và DNSX phù hợp và khả thi, sẽ nâng cao chất lượng đào tạo nói chung và đào tạo ở các cơ sở GDNN trong giai đoạn hiện nay. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu theo tiếp cận phương pháp duy vật biện chứng của triết học Mác - Lênin là phương pháp luận nền tảng xuyên suốt quá trình nghiên cứu; Quan điểm đổi mới đào tạo theo hướng đáp ứng yêu cầu thực tiễn và thị trường lao động kỹ thuật trên nguyên tắc đảm bảo phát triển nền giáo dục xã hội chủ nghĩa; Dựa trên cơ sở lý thuyết hệ thống khi nghiên cứu vấn đề liên kết đào tạo, đề xuất mô hình và các giải pháp thực hiện và tiếp cận chất lượng. Nhóm các phương pháp nghiên cứu - Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý thuyết: nghiên cứu các văn kiện, tài liệu, Nghị quyết của Đảng, nhà nước, Bộ GD&ĐT, Tổng cục GDNN... về lý luận GD&ĐT, GDNN, các chủ trương về đào tạo, đánh giá về liên kết đào tạo, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật Lao động... Phân tích tổng hợp các tài liệu trong và ngoài nước về lý luận giáo dục, GDNN, các hình thức tổ chức đào tạo, phương thức liên kết đào tạo ở Việt Nam và trên thế giới. - Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: phương pháp điều tra để điều tra, thu thập thông tin về thực trạng liên kết đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp sản xuất, đánh giá làm cơ sở để đề xuất mô hình liên kết, xây dựng các giải pháp thực hiện, khảo nghiệm, thử nghiệm về tính khả thi và hiệu quả của các giải pháp đã đề xuất; phương pháp chuyên gia: trao đổi, tham khảo ý kiến, thăm dò về thực trạng đào tạo, chất lượng đào tạo, liên kết đào tạo, tính khả thi, hợp lý của mô hình đề xuất và các giải pháp thực hiện liên kết. - Phương pháp thống kê toán học, sử dụng phần mềm SPSS để phân tích số liệu khảo sát thực trạng, khảo nghiệm. 2.3. Kết quả nghiên cứu 2.3.1. Nghiên cứu xây dựng mô hình liên kết đào tạo giữa trường và doanh nghiệp Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về liên kết giữa nhà trường và DNSX (các cơ sở khoa học của liên kết; các hình thức liên kết; các phương thức liên kết; mục tiêu liên kết; nguyên tắc liên kết, nội dung liên kết, phương pháp liên kết, mức độ liên kết, qui trình liên kết); đánh giá thực trạng liên kết giữa nhà trường và DNSX (vĩ mô và vi mô; chính sách và thực tiễn; ở các cơ sở GDNN; doanh nghiệp với các nội dung liên kết); các căn cứ pháp lý (luật Giáo dục Nghề nghiệp về quyền và trách nhiệm của doanh nghiệp trong hoạt động 570
  3. GDNN, Bộ Luật Lao động năm 2019, Nghị định số: 15/2019/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật giáo dục nghề nghiệp, Nghị định số: 12/2015/NĐ- CP quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều tại các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế, Thông tư số: 11/VBHN-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Thông tư số: 05/2022/TT-BLĐTBXH quy định về liên kết tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trong giáo dục nghề nghiệp…); Phân tích rút ra từ những kinh nghiệm quốc tế và trong nước về liên kết đào tạo giữa nhà trường và DNSX. Căn cứ tình hình thực tiễn và bối cảnh, định hướng trong những năm tới, tác giả đề xuất mô hình liên kết giữa nhà trường và DNSX như sau: Các nội dung liên kết gồm các thành tố tổ chức đào tạo và các điều kiện đảm bảo chất lượng: chuẩn đầu ra (CĐR), mục tiêu (MT), nội dung chương trình đào tạo (ND); đánh giá - công nhận tốt nghiệp; tuyển sinh; việc làm; tổ chức đào tạo (ĐT); cơ sở vật chất (CSVC), trang thiết bị đào tạo; tài chính; đội ngũ giảng viên (GV) và cán bộ quản lý. Vai trò, hoạt động của trường và DNSX trong tổ chức, quản lý quá trình liên kết đào tạo theo các nội dung. (Xem bảng 3.1 sau) Bảng 3.1: Vai trò, hoạt động của trường và DNSX theo các nội dung cơ bản liên kết đào tạo tại trường và DNSX LIÊN KẾT Nội dung Cơ sở GDNN DNSX Tuyển sinh. Tổ chức tuyển sinh theo qui chế Tham gia liên kết. Phối hợp, cung cấp thông tin: (vai trò chủ đạo). nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng phát triển nhân lực. Tuyển hoặc cử đội ngũ cần đào tạo của doanh nghiệp gửi đến cơ sở đào tạo để tham gia khóa học. Xây dựng CĐR, Phát Tổ chức hội nghị, chỉ đạo xây dựng Tham gia liên kết. Cử đại diện tham gia, cung triển mục tiêu, nội chuẩn đầu ra, mục tiêu, nội dung cấp yêu cầu, chuẩn đầu ra, góp ý sửa đổi mục dung chương trình đào chương trình đào tạo (vai trò chủ đạo). tiêu, nội dung chương trình đào tạo theo yêu cầu tạo. thực tiễn của sản xuất. GV. Bố trí GV lý thuyết và thực hành cơ Cử cán bộ kỹ thuật (đủ chuẩn) hướng dẫn thực bản của cơ sở đào tạo. tập sản xuất tại xưởng doanh nghiệp. Cán bộ quản lý. Quản lý toàn bộ quá trình đào tạo tại Tham gia liên kết, giám sát đào tạo tại trường. trường và chỉ đạo giám sát thực tập tại Tổ chức quản lý thực tập sản xuất tại xưởng của xưởng của DNSX. Vai trò chủ đạo. DNSX. Tài chính. Ngân sách và các khoản thu hợp lệ. Đóng góp thông qua khấu hao thiết bị, nhà xưởng, tiền công dạy học thực tập sản xuất hoặc theo qui định bằng tiền mặt. CSVC, trang thiết bị. Toàn bộ CSVC của cơ sở đào tạo. Nhà xưởng và các dây chuyền sản xuất phù hợp. Đánh giá tốt nghiệp. Tổ chức các kỳ thi: thi lý thuyết và Liên kết với cơ sở đào tạo tham gia đánh giá thực thực hành cơ bản tại trường, tổ chức hành, tổ chức thi thực hành tại xưởng của DNSX liên kết thi thực hành tại xưởng của nếu phù hợp. doanh nghiệp. Việc làm Tìm kiếm thị trường việc làm, cung Giới thiệu yêu cầu vị trí việc làm. Tiếp nhận cấp thông tin, giới thiệu các địa chỉ tin người học tốt nghiệp theo thỏa thuận. cậy cho học sinh tốt nghiệp. 571
  4. Chức năng của liên kết: Hội đồng Tư vấn trường - ngành. Chức năng trong tích hợp liên kết đào tạo. Chức năng Chức năng của cơ sở đào tạo. của doanh nghiệp sản xuất. Đào tạo Sản xuất Sơ đồ 3.1: Sơ đồ cấu trúc chức năng liên kết đào tạo tại trường và DNSX Hội đồng điều phối, tư vấn như là Hội đồng tư vấn quan hệ trường - ngành (School - Industry Advisory Council), gồm: đại diện của các trường, đại diện của ngành, sở ngành quản lý, các thành phần khác nhằm điều phối, tư vấn các quan hệ, thực hiện phương thức liên kết giữa nhà trường và DNSX. Trên đây tác giả đã giới thiệu mô hình tổng quát liên kết giữa nhà trường và DNSX. Để thực hiện mô hình liên kết trên, các giải pháp cần thiết được xây dựng sau đây: 2.3.2. Các giải pháp thực hiện mô hình liên kết trường và DNSX Sau khi xây dựng các giải pháp liên kết giữa nhà trường và DNSX được xây dựng và đã thực hiện thăm dò sự cần thiết và khả bằng các phương pháp trắc nghiệm mở trên giấy (150 phiếu) của các nhà quản lý giáo dục, các doanh nghiệp sản xuất (với đối tượng khảo sát là cán bộ quản lý, kỹ sư, kỹ thuật viên), các cơ sở GDNN (đối tượng là cán bộ quản lý và GV), các người học tốt nghiệp, thăm dò bằng phương pháp chuyên gia, đăng tải trên các tạp chí khoa học quốc gia. Kết quả được đánh giá cao, cho thấy các giải pháp đề xuất trên là phù hợp, cần thiết và khả thi. Sau khi hoàn thiện, các giải pháp như sau: 2.3.2.1. Giải pháp đổi mới chuẩn đầu ra, mục tiêu, nội dung chương trình, phương pháp đào tạo nhằm thực hiện việc liên kết đào tạo tại trường và DNSX - Đổi mới chuẩn đầu ra, mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo theo hướng thị trường lao động - việc làm. + Bộ GD&ĐT, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổng cục GDNN, các cơ quan quản lý GDNN địa phương tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở đào tạo có thể xây dựng mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo cho từng khóa học (trên cơ sở chuẩn đầu ra, mục tiêu chung, chương trình khung quốc gia thống nhất có) điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu thực tế. + Chỉ đạo, kiểm tra các cơ sở đào tạo phát triển chương trình đào tạo phải có sự tham gia của đại diện cơ quan sử dụng lao động, đặc biệt là DNSX. + Cơ sở đào tạo cần tổ chức thực hiện việc phát triển chương trình đào tạo cho từng khóa học. Khi xây dựng mục tiêu cần bám sát yêu cầu của thị trường lao động, DNSX. Nhưng không vượt qua tỷ lệ giới hạn điều chỉnh cho phép của cơ quan quản lý cấp trên, 572
  5. đảm bảo chuẩn quốc gia để quản lý và sử dụng lao động thống nhất trên toàn quốc. Để thực hiện xây dựng được mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo sát với yêu cầu doanh nghiệp sản xuất, cơ sở đào tạo cần phải mở Hội nghị khách hàng để thảo luận, xây dựng mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo của khóa học. Thành phần hội nghị bao gồm: cơ sở đào tạo, DNSX, quản lý đào tạo cấp trên, giới công nghiệp, lãnh đạo địa phương… Mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo của mỗi khóa học cũng thể hiện tính linh hoạt, chủ động, sáng tạo, trình độ tổ chức và quản lý của cơ sở đào tạo. + Cơ quan quản lý DNSX chỉ đạo các cơ sở sản xuất kinh doanh tham gia góp phần định hướng mục tiêu đào tạo. Doanh nghiệp sản xuất cần lên kế hoạch, tổ chức tham gia vào các hội nghị khách hàng của cơ sở dạy nghề tổ chức để đưa ra các yêu cầu về phẩm chất, năng lực, tác phong công nghiệp, kinh nghiệm việc làm… đối với người học nghề sau khi tốt nghiệp. Bằng cách đó, nguồn lao động kỹ thuật qua đào tạo sẽ đáp ứng tốt hơn các yêu cầu về trình độ chuyên môn, tay nghề, kinh nghiệm việc làm. DNSX cũng chủ động hơn trong kế hoạch tuyển lao động cho đơn vị mình. - Đổi mới phương pháp đào tạo. + Tổ chức, chỉ đạo tăng cường dạy học thực hành ngay trong môi trường sản xuất thực tiễn. + Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hiện đại, cập nhật công nghệ sản xuất tiên tiến đang phát triển. 2.3.2.2. Các giải pháp về các nguồn nhân - tài - vật lực nhằm thực hiện việc liên kết đào tạo tại trường và DNSX - Giải pháp về cơ sở vật chất - khuôn viên nhà xưởng, trang thiết bị: + Bộ, Ngành chủ quản và chính quyền quản lý ở địa phương chỉ đạo DNSX đầu tư nhà xưởng, thiết bị vào việc đào tạo (cho người học thực tập sản xuất). Một phần khấu hao máy móc, thiết bị và chi phí bù lỗ các sản phẩm hư hỏng được tính vào khoản chi phí đóng góp cho đào tạo. Giảm một tỷ lệ thuế phù hợp tương ứng với khoản tiền đầu tư nói trên. Nếu DNSX nào không đầu tư nhà xưởng - thiết bị sản xuất cho đào tạo thì phải đóng thuế sử dụng lao động qua đào tạo. + Cơ sở đào tạo xây dựng kế hoạch, thiết lập quan hệ hợp tác với các DNSX có cùng ngành để tổ chức đào tạo. Ngược lại, nếu cơ sở đào tạo không tổ chức thực hiện quan hệ hợp tác, thì không được hưởng sự đầu tư của DNSX. + Doanh nghiệp sản xuất lập kế hoạch phối liên kết đào tạo trong từng năm để có thể tổ chức thực hiện (cho người học thực tập sản xuất tại nhà máy) khi hợp tác đào tạo. Kế hoạch này được thực hiện định kỳ hàng năm. Nếu DNSX nào không có kế hoạch này thì sẽ bị đánh giá là chưa hoàn thành nhiệm vụ trong công tác đào tạo, bồi dưỡng phát triển đội ngũ. - Giải pháp về tài chính. + Bộ, Ngành, quản lý cấp địa phương tổ chức thực hiện thu một khoản (tạm gọi là thuế) từ DNSX (có những tên gọi như là thuế sử dụng lao động, thuế đào tạo, quĩ phát triển kỹ năng, như một số nước đã thực hiện). 573
  6. Công thức tính thuế được chúng tôi nghiên cứu, đề xuất tham khảo là:[5] T = 1% Pr  Ks  Ka  Kf Trong đó: - T : tiền thuế. - Pr: quĩ lương của cơ quan. - Ks: hệ số qui mô của cơ quan. - Ka: hệ số vùng miền. - Kf: hệ số ngành. Công thức: 3.1. Công thức định mức tính thuế đào tạo đối với DNSX. (Công thức này được giới thiệu ra đây để tham khảo do chúng tôi nghiên cứu đề xuất trong phạm vi liên quan đến vấn đề liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp) + Cơ sở đào tạo lên kế hoạch, tổ chức liên hệ với DNSX để hợp tác, huy động nguồn tài chính đầu tư cho đào tạo trong việc liên kết đào tạo. + DNSX lập kế hoạch đào tạo tuyển dụng mới, đào tạo lại, đào tạo tiếp đội ngũ lao động kỹ thuật hiện có để hoạch định kinh phí cần cho đào tạo để đầu tư trong từng năm. Hợp tác với cơ sở đào tạo cùng chuyên ngành để đào tạo. (Tuy nhiên, người học nghề phải đóng góp học phí theo qui định của Nhà nước và các khoản thu hợp pháp khác để đầu tư thêm vào quá trình đào tạo). Trên thực tế liên kết đào tạo, mô hình đóng góp tài chính từ DNSX cho đào tạo được vận dụng linh hoạt, phù hợp với hoàn cảnh thực tế. - Giải pháp về đội ngũ GV. + Bộ chủ quản và các cơ quan quản lý đào tạo chỉ đạo và kiểm tra về việc cập nhật công nghệ - thiết bị hiện đại theo định kỳ, kỹ năng tay nghề sản xuất thực tế của GV thực hành ở các cơ sở đào tạo. Có cơ chế khuyến khích, tổ chức hướng dẫn cơ sở đào tạo hợp đồng với các cán bộ kỹ thuật, công nhân bậc cao có kinh nghiệm sản xuất đủ chuẩn để giảng dạy, hướng dẫn thực hành, thực tập sản xuất. Đặc biệt là khi liên kết đào tạo giữa trường và DNSX, người học thực tập sản xuất ngay trên dây chuyền ở nhà máy của DNSX. + Cơ quan quản lý DNSX chỉ đạo các cơ sở sản xuất kinh doanh tạo điều kiện cho các cơ sở đào tạo (cùng ngành) trong việc tổ chức dạy học sản xuất tại doanh nghiệp. + Doanh nghiệp sản xuất lên kế hoạch hướng dẫn thực tập sản xuất cho người học vào kế hoạch hoạt động của nhà máy. Tổ chức, phân công kỹ thuật viên, công nhân bậc cao hướng dẫn thực tập sản xuất cho người học khi thực hiện liên kết đào tạo. Chi phí trả tiền công cho người hướng dẫn thực tập sản xuất có thể được tính vào số tiền đầu tư cho đào tạo. 2.3.2.3. Các giải pháp về thực hiện tổ chức đào tạo trong quá trình liên kết Các nội dung cơ bản gồm: + Tổ chức thảo luận, thống nhất tổng thể về liên kết đào tạo (như ở bảng 3.1); lập bảng cam kết chung và lên kế hoạch liên kết đào tạo; cùng thực hiện công tác tuyển sinh. 574
  7. + Cơ sở đào tạo tổ chức phát triển chương trình với vai trò chủ đạo, DNSX tham gia với tư cách là tư vấn về góp phần định hướng mục tiêu, các yêu cầu về tri thức - kỹ năng - thái độ và thông qua về mặt đáp ứng yêu cầu thực tiễn của chương trình. + Thống nhất quyền và trách nhiệm trong quá trình thực hiện đào tạo. + Khảo sát, lập kế hoạch, thống nhất, bố trí các nguồn lực cho khóa đào tạo: GV dạy lý thuyết, GV dạy thực hành, GV hướng dẫn thực tập sản xuất, trách nhiệm và mô hình đóng góp kinh phí cho khóa đào tạo, cơ sở vật chất - trang thiết bị cho quá trình đào tạo. + Lập kế hoạch, thống nhất về thời gian và địa điểm tiến hành đào tạo. Trong đó, thời gian đào tạo theo qui định của cơ quan quản lý đào tạo đối với bậc đào tạo tương ứng, dạy lý thuyết và thực hành cơ bản tại trường, dạy học thực tập sản xuất tại DNSX. + Thống nhất các hội đồng đánh giá kết quả học tập: kiểm tra định kỳ, hết môn, thi tốt nghiệp lý thuyết và thực hành. + Thực hiện đào tạo theo kế hoạch liên kết đã thống nhất. 2.3.2.4. Các giải pháp về tuyển sinh, đánh giá tốt nghiệp và thông tin dịch vụ đào tạo - việc làm - Giải pháp về công tác tuyển sinh. Nội dung của giải pháp này như sau: + Tổ chức xây dựng hệ thống thông tin - dịch vụ đào tạo hỗ trợ công tác tuyển sinh: cơ sở đào tạo chủ động liên kết DNSX và các cơ sở khác để thiết lập hệ thống thông tin - dịch vụ đào tạo như: năng lực đào tạo; chất lượng đào tạo; các khóa đào tạo; các mô hình đào tạo; các nguồn lực phục vụ đào tạo; các dịch vụ hỗ trợ; uy tín và những thành tựu đã đạt được trong đào tạo. + Chỉ đạo đa dạng hóa các nguồn tuyển sinh. Trong đó, chú trọng các nguồn người học từ các DNSX tham gia liên kết đào tạo bảo trợ. + DNSX khảo sát, đánh giá, dự báo, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng phát triển nhân lực phục vụ sản xuất theo các thời kỳ: ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. + Cơ sở đào tạo tổ chức thực hiện việc trao đổi, cập nhật thông tin về nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ lao động kỹ thuật của DNSX với những yêu cầu về số lượng, chất lượng và cơ cấu. - Giải pháp về đánh giá công nhận tốt nghiệp. Giải pháp này có ý nghĩa chủ yếu là đánh giá trình độ của người học một cách thực tế hơn, khách quan hơn, sát hơn với yêu cầu của thực tiễn đòi hỏi, đánh giá theo mục tiêu của cơ quan sử dụng lao động. Ngược lại, người sử dụng lao động có cơ hội trực tiếp đánh giá chất lượng của người học tốt nghiệp từ đó việc đánh giá chất lượng trong và chất lượng đánh giá ngoài sẽ rút ngắn khoảng cách. + Tổ chức, chỉ đạo thực hiện đổi mới công tác đánh giá tốt nghiệp. Trong đó, nội dung thi chú trọng tới yêu cầu thực tiễn, đặc biệt là đánh giá kỹ năng thực hành ngay trong môi trường sản xuất thực tế. + Tổ chức thi thực hành tại xưởng sản xuất của doanh nghiệp. 575
  8. + Tổ chức khảo sát, đánh giá trình độ của cán bộ kỹ thuật của DNSX, lên kế hoạch mời cán bộ kỹ thuật (đủ tiêu chuẩn) của DNSX tham gia Hội đồng đánh giá tốt nghiệp. - Giải pháp về việc làm của người học sau tốt nghiệp. Giải pháp này có ý nghĩa trong việc góp phần giải quyết lưu thông phân phối, giải quyết việc làm cho người học tốt nghiệp và giúp DNSX trong công tác tuyển dụng đội ngũ LĐKT. Nội dung giải pháp này như sau: + Tổ chức xây dựng mạng lưới về thông tin - dịch vụ việc làm và chỉ đạo cập nhật các thông tin, gồm: nhu cầu lao động kỹ thuật hiện tại và dự báo trong tương lai (khu vực, vùng, miền, quốc tế); các địa chỉ liên hệ việc làm tin cậy; các cơ quan hợp tác với trường; địa chỉ công tác của người học tốt nghiệp; các thông tin khác về dịch vụ việc làm. + Tổ chức thành lập bộ phận dịch vụ giới thiệu việc làm cho người học sau khi tốt nghiệp với mục đích vì hiệu quả xã hội trong đào tạo. Chỉ đạo việc liên hệ chặt chẽ với các doanh nghiệp để cập nhật nhu cầu tuyển dụng theo các thời điểm người học tốt nghiệp. 2.3.2.5. Các giải pháp về chính sách. Để thực hiện liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, cần có hệ thống chính sách đồng bộ. Trong khuôn khổ nghiên cứu này, trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm ngoài nước, chúng tôi đề xuất các Bộ ngành cần ban hành một số chính sách tập trung vào các vấn đề sau: - Ban hành Qui định và hướng dẫn về việc “Thiết lập Hội đồng trường – ngành” (nhà trường và doanh nghiệp); - Ban hành Qui định và hướng dẫn về việc “Huy động đóng góp tài chính từ doanh nghiệp”; - Ban hành Qui định về “Thu hút các chuyên gia, kỹ sư có trình độ cao, kinh nghiệm của các doanh nghiệp tham gia một số khâu trong công tác đào tạo của nhà trường”; - Ban hành Qui định về “Giao chỉ tiêu đào tạo theo địa chỉ (theo nhu cầu) cho các trường”; - Ban hành Qui định về “Quyền của Doanh nghiệp trong việc tham gia một số khâu trong quá trình đào tạo của nhà trường”; - Ban hành Qui định về “Nghĩa vụ của Doanh nghiệp trong việc hỗ trợ cho đào tạo của nhà trường”; - Ban hành Qui định về “Doanh nghiệp tham gia định hướng nghề nghiệp”; - Ban hành Qui định về “Doanh nghiệp Hỗ trợ giải quyết việc làm cho HSSV tốt nghiệp”. Trên đây là giải pháp về chính sách nhằm tạo ra hành lang pháp lý quan trọng thúc đẩy hoạt động liên kết, đồng thời là điều kiện quan trọng để thực hiện các giải pháp thực hiện mô hình liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp nói trên. Tóm lại: Liên kết đào tạo làm tăng cường các điều kiện đảm bảo chất lượng, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo GVDN, nghề. Nghiên cứu, hoàn thiện loại mô hình nói trên và áp dụng vào thực tiễn đào tạo là việc làm thiết yếu, bức bách ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. 576
  9. 2.3.3. Khảo nghiệm Nội dung khảo nghiệm là áp dụng các giải pháp đã xây dựng để thực hiện mô hình liên kết đào tạo đề xuất. Đối tượng khảo nghiệm: khoá đào tạo nghề Gò-Hàn (lớp khảo nghiệm) và các lớp khảo sát (LKS). Lớp khảo nghiệm (LKN) được áp dụng các giải pháp quản lý kết hợp đào tạo nghề tại cơ sở đào tạo nghề và DNSX (Công ty TNHH Cơ - Điện Xây dựng) để tiến hành tổ chức thực hiện quá trình đào tạo. Bảng 3.2: Tổng hợp kết quả đánh giá tốt nghiệp thực hành LKN so với các lớp khảo sát Tiêu chí Điểm thi tốt nghiệp thực hành Điểm Trong đó, tỷ lệ TT trung bình Ghi chú Khá, giỏi Trung bình Lớp (X ) (%) (%) 1 LKN 7.72 75.0 25.0 2 LKS 01 6.56 37.5 62.5 3 LKS 02 6.75 40.0 60.0 4 LKS 03 7.05 63.6 36.4 5 LKS 04 6.88 60.4 39.6 6 LKS 05 6.79 50.0 50.0 Từ bảng tổng hợp kết quả khảo nghiệm, điểm đánh giá kỹ năng thực hành của lớp khảo nghiệm cao hơn các lớp khảo sát, tỷ lệ điểm khá và giỏi cũng cao hơn. Rõ ràng chất lượng lớp khảo nghiệm được nâng lên đáng kể. 3. KẾT LUẬN Nghiên cứu đề xuất và áp dụng mô hình liên kết giữa nhà trường và DNSX nhằm tăng cường các nguồn lực, nâng cao các điều kiện đảm bảo chất lượng, đặc biệt là năng lực thực hành góp phần nâng cao chất lượng đào tạo GDNN trong bối cảnh tự chủ, đáp ứng yêu cầu đổi mới hội nhập quốc tế. Tác giả đề xuất mô hình liên kết giữa nhà trường và DNSX với các nội dung gồm các thành tố tổ chức đào tạo và các điều kiện đảm bảo chất lượng: chuẩn đầu ra, mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo; đánh giá - công nhận tốt nghiệp; tuyển sinh; việc làm; tổ chức đào tạo; cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo; tài chính; đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý; Xây dựng các giải pháp thực hiện, gồm: giải pháp đổi mới chuẩn đầu ra, mục tiêu, nội dung chương trình, phương pháp đào tạo; giải pháp về các nguồn nhân - tài - vật lực; các giải pháp về thực hiện tổ chức đào tạo; các giải pháp về tuyển sinh, đánh giá tốt nghiệp và thông tin dịch vụ đào tạo - việc làm; các giải pháp về chính sách. Mô hình và các giải pháp đã được thử nghiệm bước đầu thành công. ________________ Tài liệu tham khảo [1] Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội. [2] Trần Khắc Hoàn (2006), Liên kết đào tạo tại trường và doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sỹ, ĐHQG Hà Nội. 577
  10. [3] Trần Khắc Hoàn (2009), Nghiên cứu và xây dựng mô hình liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề ở Nghệ An. Đề tài Khoa học Công nghệ cấp Tỉnh. [4] Nguyễn Xuân Mai, Trần Khắc Hoàn (2008), Các giải pháp huy động tài chính từ doanh nghiệp cho Đào tạo nghề, Đề tài Khoa học Công nghệ cấp Bộ LĐ-TB và XH. [6] CEDEFOP–ILO (2003), Organization of further vocational education, France. [7] Monica Recdecker (2004), Financing of vocational training, International seminar on Effective Management of Training Institutions, Thailand. [8] Ole Frahm Reindell (2004), Employment-oriented Co-operative Training, International seminar on Effective management of training institutions, Thailand. [9] Volker Ihde (2004), The Dual system of vocational education in Germany- Basic Assess of the system and its adaptation to the challenges of the 21 first century, Germany. 578
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2