intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Liên quan nồng độ hormon tuyến giáp FT3, FT4 và TSH máu với một số chỉ số hóa sinh máu và nước tiểu ở bệnh nhân hội chứng thận hư nguyên phát

Chia sẻ: Ni Ni | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

127
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết này khảo sát nồng độ hormon tuyến giáp FT3, FT4 và TSH máu ở BN HCTH nguyên phát. Bài viết tìm hiểu mối liên quan giữa nồng độ FT3, FT4 và TSH máu với albumin, protein máu và protein niệu ở những BN này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Liên quan nồng độ hormon tuyến giáp FT3, FT4 và TSH máu với một số chỉ số hóa sinh máu và nước tiểu ở bệnh nhân hội chứng thận hư nguyên phát

TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2013<br /> <br /> LIÊN QUAN NỒNG ĐỘ HORMON TUYẾN GIÁP FT3, FT4 VÀ TSH<br /> MÁU VỚI MỘT SỐ CHỈ SỐ HÓA SINH MÁU VÀ NƢỚC TIỂU Ở BỆNH<br /> NHÂN HỘI CHỨNG THẬN HƢ NGUYÊN PHÁT<br /> Phạm Thị Phương*; Lê Việt Thắng**<br /> TÓM TẮT<br /> Nghiên cứu liên quan nồng độ hormon tuyến giáp FT3, FT4 và TSH máu với albumin,<br /> protein máu; protein niệu 24 giờ ở 61 bệnh nhân (BN) hội chứng thận hƣ (HCTH) nguyên<br /> phát so với 38 ngƣời khỏe mạnh, kết quả cho thấy: nồng độ FT3, FT4 máu trung bình nhóm<br /> bệnh thấp hơn, TSH máu trung bình nhóm bệnh cao hơn nhóm chứng có ý nghĩa (p < 0,05<br /> và < 0,01). Tỷ lệ BN HCTH có giảm FT3: 27,9%, giảm FT4 29,5% và tăng TSH 21,3%.<br /> FT3, FT4 máu thấp và TSH máu cao liên quan đến giảm albumin, protein máu (p < 0,05 và<br /> < 0,01). FT3, FT4 tƣơng quan nghịch, TSH tƣơng quan thuận có ý nghĩa với lƣợng protein<br /> niệu 24 giờ (r = -0,4; -0,36; 0,39, p < 0,01).<br /> * Từ khóa: Hội chứng thận hƣ nguyên phát; Hormon tuyến giáp; Protein niệu.<br /> <br /> THE RELATION BETWEEN SERUM THYROID HORMONES FT3,<br /> FT4 AND TSH AND SOME BIOCHEMICAL PARAMETERS AND<br /> URINA IN PATIENT WITH PRIMARY NEPHROTIC SYNDROME<br /> Summary<br /> Studying relation between serum thyroid hormones FT3, FT4 and TSH with serum<br /> albumin, protein; 24h proteinuria of 61 primary nephrotic syndrome patients compared to<br /> 38 healthy people, the results showed that: average serum FT3, FT4 of patients was lower,<br /> TSH was significantly higher than control group (p < 0.05 and < 0.01). The rate of<br /> patients reducing FT3 was 27.9%, FT4 was 29.5% and increasing TSH was 21.3%. Low<br /> serum FT3, FT4 and high serum TSH related to reducing serum albumin, protein (p < 0,05<br /> and < 0,01). A negative correlation of FT3; FT4, a positive correlation of TSH significantly<br /> with 24h proteinuria were detected (r= -0.4; -0.36; 0.39, p < 0.01).<br /> * Key words: Primary nephrotic syndrome; Thyroid hormone; Proteinuria.<br /> * Trường Đại học Y Thái Bình<br /> ** Bệnh viện 103<br /> Người phản hồi (Corresponding): Phạm Thị Phương (phuongytb1808@yahoo.com)<br /> Ngày nhận bài: 11/9/2013; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 24/10/2013<br /> Ngày bài báo được đăng: 5/11/2013<br /> 128<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2013<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Hội chứng thận hƣ đặc trƣng bởi tổn<br /> thƣơng màng lọc cầu thận gây mất nhiều<br /> protein qua nƣớc tiểu, giảm protein và<br /> albumin máu, tăng lipid máu và có phù.<br /> HCTH hay gặp trên lâm sàng, có khả<br /> năng điều trị khỏi, tuy nhiên tỷ lệ tái phát<br /> cao. HCTH có nhiều biến chứng, trong đó<br /> biến chứng suy chức năng tuyến giáp,<br /> giảm nồng độ hormon tuyến giáp do mất<br /> những hormon này qua nƣớc tiểu gặp<br /> khoảng 30% BN HCTH. Những BN<br /> HCTH có giảm nồng độ hormon tuyến<br /> giáp làm tiến triển lâm sàng BN nặng lên,<br /> đáp ứng điều trị kém đi. Đánh giá mối liên<br /> quan giữa giảm nồng độ hormon tuyến<br /> giáp với mức thải protein qua nƣớc tiểu,<br /> mức giảm protein và albumin máu là cơ<br /> sở cho việc giải thích cơ chế bệnh sinh<br /> suy giáp ở BN HCTH. Tại Việt Nam,<br /> chƣa có một nghiên cứu nào về nồng độ<br /> hormon tuyến giáp FT3, FT4 và TSH máu<br /> và mối liên quan với một số đặc điểm BN<br /> HCTH nguyên phát. Vì vậy, chúng tôi<br /> thực hiện đề tài này nhằm:<br /> - Khảo sát nồng độ hormon tuyến<br /> giáp FT3, FT4 và TSH máu ở BN HCTH<br /> nguyên phát.<br /> - Tìm hiểu mối liên quan giữa nồng<br /> độ FT3, FT4 và TSH máu với albumin,<br /> protein máu và protein niệu ở những BN này.<br /> <br /> - Nhóm chứng: 38 ngƣời khỏe<br /> mạnh, tuổi tƣơng đồng nhóm nghiên<br /> cứu.<br /> <br /> ĐỐI TƢỢNG PHƢƠNG PHÁP<br /> NGHIÊN CỨU<br /> 1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br /> <br /> - BN đƣợc khám lâm sàng và làm các<br /> xét nghiệm cận lâm sàng huyết học và<br /> sinh hóa máu thƣờng quy. Chẩn đoán<br /> HCTH khi protein niệu 24 giờ ≥ 3,5 g,<br /> albumin máu giảm < 30 g/l, protein máu<br /> giảm < 60 g/l, mỡ máu tăng và có phù.<br /> <br /> - Nhóm nghiên cứu: 61 BN đƣợc chẩn<br /> đoán xác định có HCTH nguyên phát.<br /> <br /> * Tiêu chuẩn lựa chọn:<br /> - BN đƣợc chẩn đoán xác định HCTH<br /> nguyên phát, chẩn đoán lần đầu ≥ 18<br /> tuổi.<br /> - BN không có bệnh lý tuyến giáp:<br /> Basedow, suy giáp....<br /> - BN không có rối loạn chức năng<br /> vùng dƣới đồi - tuyến yên.<br /> - BN không sử dụng thuốc kháng giáp<br /> tổng hợp.<br /> * Tiêu chuẩn loại trừ:<br /> - BN HCTH thứ phát do đái tháo<br /> đƣờng, lupus…<br /> - BN có rối loạn chức năng tuyến nội<br /> tiết: rối loạn chức năng vùng dƣới đồi tuyến yên, rối loạn chức năng tuyến giáp.<br /> - BN điều trị tia xạ hay hóa liệu pháp.<br /> - BN đang sử dụng thuốc kháng giáp<br /> tổng hợp.<br /> - BN không hợp tác nghiên cứu.<br /> 2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br /> Nghiên cứu tiến cứu mô tả cắt ngang,<br /> có so sánh nhóm BN và nhóm chứng.<br /> * Nội dung nghiên cứu:<br /> <br /> 129<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2013<br /> <br /> - Định lƣợng hormon FT3, FT4, TSH<br /> máu ở cả nhóm bệnh và nhóm chứng.<br /> Giá trị các chỉ số ở BN trong khoảng X<br /> ± SD nhóm chứng đƣợc coi là bình<br /> thƣờng. Ở nhóm bệnh so với X + hoặc SD của nhóm chứng đánh giá mức tăng<br /> hoặc giảm.<br /> - Định lƣợng protein niệu 24 giờ.<br /> * Xử lý số liệu: bằng phần mềm thống<br /> kê SPSS và Excel.<br /> KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br /> BÀN LUẬN<br /> Tuổi trung bình nhóm nghiên cứu<br /> 35,5 ± 14,0, tỷ lệ nam/nữ 2,4.<br /> 1. Nồng độ FT3, FT4, TSH máu ở<br /> nhóm BN.<br /> Bảng 1: Nồng độ FT3, FT4, TSH<br /> máu ở nhóm bệnh và nhóm chứng.<br /> <br /> CHỈ SỐ<br /> <br /> NHÓM<br /> BỆNH<br /> (n = 61)<br /> <br /> NHÓM<br /> CHỨNG<br /> (n = 38)<br /> <br /> FT3<br /> (pg/ml)<br /> <br /> 1,86 ±<br /> 0,70<br /> <br /> 2,06 ±<br /> 0,60<br /> <br /> < 0,05<br /> <br /> FT4<br /> (ng/dl)<br /> <br /> 0,75 ±<br /> 0,24<br /> <br /> 1,17 ±<br /> 0,16<br /> <br /> < 0,05<br /> <br /> TSH<br /> (IU/ml)<br /> <br /> 3,96 ±<br /> 2,45<br /> <br /> 1,58 ±<br /> 1,17<br /> <br /> < 0,01<br /> <br /> p<br /> <br /> - Các chỉ số FT3, FT4 ở nhóm BN<br /> nghiên cứu đều thấp hơn có ý nghĩa<br /> thống kê so với nhóm chứng (p < 0,05).<br /> - Nồng độ TSH nhóm BN cao hơn có<br /> ý nghĩa thông kê so với nhóm chứng<br /> (p < 0,01).<br /> <br /> * Tỷ lệ BN có nồng độ FT3, FT4 máu<br /> giảm, TSH máu tăng (n = 61):<br /> FT3 < 1,46 pg/ml: 17 BN (27,9%);<br /> FT4 < 1,01 ng/dl: 18 BN (29,5%); TSH<br /> > 2,75 IU/ml: 13 BN (21,3%).<br /> 27,9% BN có FT3, 29,5% BN có FT4<br /> giảm và 21,3% BN có TSH tăng so với<br /> nhóm chứng.<br /> Kết quả này là hợp lý, vì BN HCTH<br /> thải nhiều protein qua nƣớc tiểu kéo theo<br /> mất nhiều hormon FT3 và FT4. Tuy<br /> nhiên, khi lƣợng FT3 và FT4 trong máu<br /> giảm, cơ thể phản ứng bằng cách tăng<br /> tiết TSH từ tuyến yên làm nồng độ TSH<br /> tăng lên trong máu. Bản chất FT3 và<br /> FT4 đều là các protein, khi cầu thận bị<br /> tổn thƣơng, protein thoát qua màng lọc<br /> cầu thận ra nƣớc tiểu qua 3 cơ chế: tổn<br /> thƣơng màng đáy, rối loạn điện tích<br /> màng và thay đổi huyết động học. Quá<br /> trình bệnh sinh của HCTH thể hiện quá<br /> trình hoạt động của bệnh, tổn thƣơng lan<br /> tỏa cầu thận và các vị trí của cầu thận.<br /> Khi mất protein qua nƣớc tiểu sẽ dẫn<br /> đến mất hormon qua nƣớc tiểu, trong đó<br /> có hormon tuyến giáp. Một số nghiên<br /> cứu cho thấy, nồng độ hormon tuyến<br /> khác nhƣ sinh dục trong máu BN HCTH<br /> cũng giảm so với nhóm chứng. Nhƣ vậy,<br /> cơ chế chính của quá trình giảm hormon<br /> tuyến giáp trong máu ở BN HCTH là<br /> quá trình mất qua nƣớc tiểu. Ở đây tuyến<br /> giáp vẫn hoạt động bình thƣờng, không<br /> 130<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2013<br /> <br /> có suy chức năng tuyến, do vậy khi điều<br /> trị HCTH ổn định, nồng độ hormon<br /> tuyến giáp trong máu sẽ trở lại bình<br /> thƣờng. Khi đó tuyến yên sẽ giảm tiết<br /> TSH, nên nồng độ TSH máu cũng trở lại<br /> bình thƣờng. Ở BN HCTH tái phát hoặc<br /> phụ thuộc corticoid có thể có tình trạng<br /> suy giáp do quá trình mất trƣờng diễn,<br /> hơn nữa sẽ có quá trình ảnh hƣởng đến<br /> cấu trúc tuyến giáp. Một số nghiên cứu<br /> chỉ ra rằng BN suy thận mạn tính có tình<br /> trạng giảm FT3, FT4, tăng TSH máu, cơ<br /> chế đƣợc giải thích là do tổn thƣơng<br /> thực thể tại tuyến nhƣ thiếu máu, xơ và<br /> vôi hóa tổ chức tuyến…<br /> 2. Liên quan giữa FT3, FT4, TSH máu<br /> với nồng độ protein, albumin máu và<br /> mức thải protein niệu.<br /> <br /> Bảng 2: Liên quan giữa FT3 với<br /> protein và albumin máu.<br /> THÔNG SỐ<br /> ALBUMIN<br /> SINH HÓA MÁU<br /> (g/l)<br /> ( X ± SD)<br /> FT3 máu <<br /> 1,46 pg/ml<br /> (n = 18)<br /> FT3 máu ≥<br /> 1,46 pg/ml<br /> (n = 43)<br /> <br /> p<br /> <br /> PROTEIN<br /> (g/l)<br /> <br /> 17,59 ± 2,03 39,65 ± 2,52<br /> <br /> bình thấp hơn nhóm có nồng độ FT3<br /> bình thƣờng, p < 0,05.<br /> Bảng 3: Liên quan giữa FT4 với protein<br /> và albumin máu.<br /> THÔNG SỐ<br /> ALBUMIN<br /> SINH HÓA MÁU<br /> (g/l)<br /> <br /> PROTEIN<br /> (g/l)<br /> <br /> ( X ± SD)<br /> <br /> FT4 máu <<br /> 1,01 ng/dl<br /> (n = 17)<br /> <br /> 16,72 ± 1,90 38,17 ± 2,92<br /> <br /> FT4 máu ≥<br /> 1,01 ng/dl<br /> (n = 44)<br /> <br /> 19,81 ± 3,40 42,35 ± 2,69<br /> <br /> p<br /> <br /> < 0,01<br /> <br /> < 0,01<br /> <br /> Nhóm BN có nồng độ FT4 giảm có<br /> nồng độ albumin và protein máu trung<br /> bình thấp hơn nhóm có nồng độ FT3<br /> bình thƣờng, p < 0,01.<br /> Bảng 4: Liên quan giữa TSH với protein<br /> và albumin máu.<br /> THÔNG SỐ<br /> ALBUMIN<br /> SINH HÓA MÁU<br /> (g/l)<br /> <br /> PROTEIN<br /> (g/l)<br /> <br /> ( X ± SD)<br /> <br /> 19,41 ± 3,62 41,68 ± 3,47<br /> <br /> < 0,05<br /> <br /> < 0,05<br /> <br /> Nhóm BN có nồng độ FT3 giảm có<br /> nồng độ albumin và protein máu trung<br /> <br /> TSH máu ><br /> 2,75 IU/ml<br /> (n = 13)<br /> <br /> 17,54 ± 3,28 39,69 ± 4,35<br /> <br /> TSH máu ≤<br /> 2,75 IU/ml<br /> (n = 48)<br /> <br /> 19,27 ± 3,29 41,50 ± 2,95<br /> <br /> p<br /> <br /> < 0,05<br /> <br /> < 0,05<br /> <br /> 131<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2013<br /> <br /> Bảng 5: Tƣơng quan giữa FT3, FT4,<br /> TSH với protein niệu 24 giờ ở nhóm bệnh.<br /> CHỈ SỐ<br /> ĐÁNH<br /> GIÁ<br /> TƢƠNG<br /> QUAN<br /> <br /> PROTEIN<br /> NIỆU 24 GIỜ<br /> PHƢƠNG TRÌNH<br /> (g/24 giờ)<br /> TƢƠNG QUAN<br /> <br /> r<br /> <br /> p<br /> <br /> FT3<br /> pg/ml )<br /> <br /> -0,4<br /> <br /> < 0,01<br /> <br /> FT3 = -0,1197 x<br /> protein niệu +<br /> 2,4757<br /> <br /> FT4<br /> (ng/ml )<br /> <br /> -0,36 < 0,01<br /> <br /> FT4 = -0,0371 x<br /> protein niệu +<br /> 0,941<br /> <br /> TSH<br /> (µUI/ml )<br /> <br /> 0,39 < 0,01<br /> <br /> TSH = 0,3126 x<br /> protein niệu +<br /> 2,3649<br /> <br /> Nồng độ FT3, FT4 tƣơng quan<br /> nghịch, TSH có mối tƣơng quan thuận<br /> mức độ vừa có ý nghĩa thống kê với<br /> protein niệu 24 giờ, p < 0,05.<br /> Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho<br /> thấy có mổi liên quan giữa nồng độ FT3,<br /> FT4 và TSH máu với nồng độ albumin,<br /> protein máu và mức thải protein niệu.<br /> Nồng độ FT3, FT4 máu liên quan thuận<br /> với nồng độ protein và albumin máu,<br /> còn nồng độ TSH máu liên quan nghịch<br /> với nồng độ albumin và protein máu.<br /> Điều này là hợp lý vì trong cơ chế bệnh<br /> sinh liên quan đến giảm hormon tuyến<br /> <br /> giáp và tăng hormon tuyến yên TSH ở<br /> BN HCTH nguyên phát. Hormon tuyến<br /> giáp bản chất là các protein, bệnh sinh<br /> của HCTH là giảm protein và albumin<br /> máu do mất hai chất này qua nƣớc tiểu.<br /> Lƣợng TSH cũng thải qua nƣớc tiểu, có<br /> thể trong một thời điểm nào đó, BN<br /> giảm TSH máu. Tuy nhiên, khi hormon<br /> tuyến giáp giảm, theo cơ chế sẽ kích<br /> thích tuyến yên tăng tiết TSH để hormon<br /> này kích thích tuyến giáp tiết bù lƣợng<br /> hormon tuyến giáp đã mất qua nƣớc<br /> tiểu. Chính vì vậy có hiện tƣợng giảm<br /> hormon tuyến giáp và tăng TSH trong<br /> máu. Kết quả của chúng tôi cho thấy tỷ<br /> lệ BN giảm FT3, FT4 máu cao hơn tỷ lệ<br /> TSH máu tăng.<br /> Nồng độ FT3 máu (pg/ml)<br /> <br /> Nhóm BN có nồng độ TSH tăng có<br /> nồng độ albumin và protein máu trung<br /> bình thấp hơn nhóm có nồng độ FT3<br /> bình thƣờng, p < 0,05.<br /> <br /> Protein niệu (g/24<br /> giờ)<br /> <br /> Đồ thị 1: Tƣơng quan giữa FT3 máu với<br /> protein niệu 24 giờ.<br /> <br /> 132<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2