intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Lớp Hai mảnh vỏ (Bivalvia) Cấu tạo và sinh lý-1

Chia sẻ: Nguyễn Thị Phương Anh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

196
lượt xem
30
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cơ thể dẹp bên và đối xứng 2 bên. Phần đầu tiêu giảm, chân hình lưỡi rìu phía dưới thân, thò ra ngoài khi di chuyển. Xoang áo phát triển hơn so với các động vật Thân mềm khác. Vỏ gồm có 2 mảnh, chứa toàn bộ hay phần lớn cơ thể (hình 6.16). Chân của chân rìu trong bộ Mang nguyên thuỷ (Nucula, Solemya, Yoldia...) ngắn và có hình đế. Khi di chuyển, chân đào bùn, cát, sau đó phình to, móc vào đất, kéo phần còn lại của cơ thể. Chỉ cần một vài lần co cơ là chúng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Lớp Hai mảnh vỏ (Bivalvia) Cấu tạo và sinh lý-1

  1. Lớp Hai mảnh vỏ (Bivalvia) - Cấu tạo và sinh lý-1 Cơ thể dẹp bên và đối xứng 2 bên. Phần đầu tiêu giảm, chân hình lưỡi rìu phía dưới thân, thò ra ngoài khi di chuyển. Xoang áo phát triển hơn so với các động vật Thân mềm khác. Vỏ gồm có 2 mảnh, chứa toàn bộ hay phần lớn cơ thể (hình 6.16).
  2. Chân của chân rìu trong bộ Mang nguyên thuỷ (Nucula, Solemya, Yoldia...) ngắn và có hình đế. Khi di chuyển, chân đào bùn, cát, sau đó phình to, móc vào đất, kéo phần còn lại của cơ thể. Chỉ cần một vài lần co cơ là chúng vùi
  3. cơ thể sâu xuống bùn. Chân của một số nhóm khác tuy không có dạng đế nhưng vẫn có cơ chế hoạt động giống như vậy. Chân thò ra ngoài nhờ hoạt động phối hợp của duỗi cơ chân và áp suất của dịch trong chân. Chân thụt vào nhờ hoạt động của cơ co chân. Ngoài ra nhóm Sò nứa (Cardium) có thể di chuyển theo kiểu “nhảy”, chân thò ra ngoài rồi lại đột ngột co vào, kéo cơ thể về phía trước. Chân rìu sống bám như hầu (Ostreidae), điệp (Ammusium pleuronectes) có chân tiêu giảm, chúng di chuyển bằng cách đột ngột khép 2 mảnh vỏ, tạo ra 2 tia nước bắn về phía bản lề để bơi theo hướng ngược lại. Với cơ chế tương tự, giống Lima bơi nhanh hơn điệp. Chân của loài vẹm xanh (Mytilus edulis) cũng tiêu giảm, phía sau chân có tuyến tơ (byssus) tiết tơ bám chặt vào giá thể.
  4. Xoang áo là khoảng trống giữa 2 vạt áo, là nơi thực hiện trao đổi khí và vận chuyển thức ăn. Một số loài chân rìu dòng nước đưa thức ăn từ phía trước và thoát ra bên ngoài về phía sau cơ thể. Chất cặn bã bám lại trên mang, chân, vạt áo được tống ra ngoài theo từng đợt nhờ hoạt động co khép đột ngột của vỏ. Ở các chân rìu khác (Mang nguyên thủy v.v...) dòng nước đưa thức ăn vào phía sau cơ thể, sau đó di chuyển ngoằn nghoèo hình chữ U rồi cũng lại thoát ra về phía sau cơ thể. Nhờ cơ chế này mà hệ tiêu hoá của chân rìu không bị rối loạn khi phần trước cơ thể ngập trong bùn. Hai bờ vạt áo của phần lớn chân rìu dính liền với nhau, chỉ để hở một số nơi hình thành ống hút nước và thoát nước, tạo chỗ thò ra ngoài cho chân và tơ bám. Ống hút nước và thoát nước có thể rất dài, giúp cho chân rìu sống lâu
  5. dưới bùn, cát mà vẫn sinh trưởng bình thường. Bờ vạt áo trên thiết diện ngang có thể phân thành 3 thùy là thùy trong tập trung tế bào cơ vòng và cơ phóng xạ, thùy giữa giữ nhiệm vụ cảm giác và thùy ngoài làm nhiệm vụ tiết vỏ. Bờ ngoài của thùy ngoài tiết ra lớp lăng trụ can xi và lớp xà cừ (có sự tham gia của biểu bì ngoài của áo), còn bờ trong thùy ngoài tiết ra lớp sừng (hình 6.17).
  6. Vỏ gồm có 2 mảnh, che kín 2 bên thân, dính liền với nhau ở mặt lưng nhờ dây chằng và các khớp. Ví dụ cấu tạo vỏ trai sông như sau: Bao bọc bên ngoài cơ thể gồm nhiều lớp khác nhau (ngoài cùng là lớp sừng - conchiolin, màu nâu sẫm, tiếp đến là lớp đá vôi dày, màu trắng, trong cùng là lớp xà cừ có màu sắc lóng lánh, sặc sỡ). Vỏ trai sông gồm 2 mảnh bằng nhau, xếp đối xứng trái, phải, dính với nhau ở phía lưng. Chỗ 2 vỏ dính với nhau có dây chằng và bản lề, đó cũng chính là đỉnh vỏ, là nơi được tạo ra sớm nhất của trai. Khi trai lớn dần thì các vòng vỏ càng lớn, tạo ra các đường cong càng lớn xung quanh đỉnh vỏ và được gọi là đường tuổi. Phân biệt phía đầu là vỏ hơi lồi, phía đuôi hơi nhọn. Hai mảnh vỏ được khép chặt nhờ 2 khối cơ khép vỏ lớn và khỏe, thấy rõ ở mặt trong của vỏ trai. Mặt trong của vỏ còn thấy rõ đường viền của áo trai, nối liền 2 vết bám của khối cơ khép
  7. vỏ. Một số chân rìu khác có 2 mảnh vỏ không đều nhau, một mảnh vỏ lớn chứa nội quan, còn mảnh nhỏ làm nắp đậy. Vỏ của nhóm sống ký sinh như hà bún (Teredo, Bankia...) tiêu giảm, chỉ còn lại 1/20 chiều dài cơ thể. Bờ lưng của 2 vỏ khép với nhau nhờ các răng, có thể phân biệt 2 kiểu răng là răng đồng nhất gồm có các răng giống nhau về kích thước (như ở sò Arca) và răng không đồng nhất gồm có các răng khác nhau về kích thước, một số không có răng (trai sông). Răng là đặc điểm chẩn loại quan trọng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2