intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Âm nhạc học: Giảng dạy các ca khúc mang âm hưởng dân ca miền Trung trong đào tạo thanh nhạc tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:233

32
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Âm nhạc học "Giảng dạy các ca khúc mang âm hưởng dân ca miền Trung trong đào tạo thanh nhạc tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam" trình bày các nội dung chính sau: Những đặc điểm thanh nhạc của các ca khúc mang âm hưởng dân ca miền Trung và đề xuất một số giải pháp cho việc giảng dạy các ca khúc mang âm hưởng dân ca miền Trung tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, từ đó góp phần cụ thể hóa, bổ sung, làm phong phú và từng bước tiến tới hoàn thiện, thống nhất về định hướng nội dung, hình thức, phương pháp đối với việc giảng dạy ca khúc Việt Nam trong đào tạo chuyên ngành thanh nhạc bậc đại học của Học viện.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Âm nhạc học: Giảng dạy các ca khúc mang âm hưởng dân ca miền Trung trong đào tạo thanh nhạc tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH HỌC VIỆN ÂM NHẠC QUỐC GIA VIỆT NAM LÊ THỊ THƠ GIẢNG DẠY CÁC CA KHÚC MANG ÂM HƯỞNG DÂN CA MIỀN TRUNG TRONG ĐÀO TẠO THANH NHẠC TẠI HỌC VIỆN ÂM NHẠC QUỐC GIA VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ ÂM NHẠC HỌC Hà Nội, 2022
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH HỌC VIỆN ÂM NHẠC QUỐC GIA VIỆT NAM LÊ THỊ THƠ GIẢNG DẠY CÁC CA KHÚC MANG ÂM HƯỞNG DÂN CA MIỀN TRUNG TRONG ĐÀO TẠO THANH NHẠC TẠI HỌC VIỆN ÂM NHẠC QUỐC GIA VIỆT NAM Ngành: Âm nhạc học Mã số: 62210201 LUẬN ÁN TIẾN SĨ ÂM NHẠC HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Bình Định Hà Nội, 2022
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án "Giảng dạy các ca khúc mang âm hưởng dân ca miền Trung trong đào tạo thanh nhạc tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam" là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Thông tin, số liệu trích dẫn trong luận án đều được chỉ rõ nguồn gốc. Kết quả nghiên cứu của luận án là khách quan, trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị, đề tài nào khác. Hà Nội, ngày tháng năm 2022 Tác giả luận án Lê Thị Thơ
  4. i MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................1 2. Tổng quan các công trình và khoảng trống nghiên cứu ..........................................3 3. Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................................10 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .........................................................................11 5. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................12 6. Ý nghĩa khoa học của đề tài ..................................................................................13 7. Bố cục luận án .......................................................................................................13 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ..................................................14 1.1. Cơ sở lý luận của đề tài ....................................................................................14 1.1.1. Các kỹ thuật thanh nhạc cơ bản trong giảng dạy, đào tạo thanh nhạc chuyên nghiệp ........................................................................................................................14 1.1.2. Một số vấn đề về phát âm và ngữ điệu trong tiếng Việt có liên quan tới nghệ thuật ca hát ................................................................................................................16 1.1.3. Ca khúc mang âm hưởng dân ca miền Trung .................................................17 1.1.4. Đặc điểm cơ bản của một số làn điệu dân ca thường được sử dụng trong các ca khúc mang âm hưởng dân ca miền Trung .................................................................19 1.1.5. Giảng dạy ca khúc mang âm hưởng dân ca miền Trung trong đào tạo thanh nhạc chuyên nghiệp ...................................................................................................30 1.2. Thực trạng giảng dạy ca khúc mang âm hưởng dân ca miền Trung tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam ..........................................................................32 1.2.1. Cơ cấu tổ chức, giảng viên và sinh viên Thanh nhạc tại Học viện ................32 1.2.2. Thực trạng giảng dạy ca khúc mang âm hưởng dân ca miền Trung ...............35 1.2.3. Những hạn chế, bất cập trong giảng dạy các ca khúc mang âm hưởng dân ca miền Trung ................................................................................................................51
  5. ii Chương 2. ĐẶC ĐIỂM THANH NHẠC CỦA CÁC CA KHÚC MANG ÂM HƯỞNG DÂN CA MIỀN TRUNG........................................................................58 2.1. Đặc điểm về nội dung, ca từ, ngữ điệu, cách phát âm nhả chữ và sử dụng giọng hát trong các ca khúc mang âm hưởng dân ca miền Trung .....................58 2.1.1. Đặc điểm về nội dung và đề tài sáng tác .........................................................58 2.1.2. Đặc điểm về cấu trúc ca từ, ngữ điệu và cách phát âm nhả chữ .....................60 2.1.3. Đặc điểm về sử dụng giọng hát .......................................................................63 2.2. Đặc điểm về cách hát và kỹ thuật thanh nhạc ...............................................66 2.2.1. Cách hát phương Tây vận dụng kỹ thuật thanh nhạc Belcanto ......................66 2.2.2. Cách hát Việt Nam vận dụng các kỹ thuật thanh nhạc theo truyền thống âm nhạc dân tộc ...............................................................................................................69 2.2.3. Sự kết hợp giữa cách hát phương Tây với cách hát Việt Nam .......................74 2.3. Đặc điểm về thể hiện sắc thái, cảm xúc trong các ca khúc mang âm hưởng dân ca miền Trung ..................................................................................................81 2.3.1. Đối với ca khúc mang âm hưởng dân ca Thanh Hóa ......................................81 2.3.2. Đối với ca khúc mang âm hưởng dân ca Nghệ Tĩnh ......................................84 2.3.3. Đối với ca khúc mang âm hưởng dân ca Bình Trị Thiên ................................87 2.3.4. Đối với ca khúc mang âm hưởng dân ca Nam Trung bộ ................................88 2.4. Kinh nghiệm thể hiện ca khúc mang âm hưởng dân ca miền Trung qua thực tế biểu diễn của một số ca sĩ, nghệ sĩ thành danh .................................................90 2.4.1. Kinh nghiệm thể hiện từ các nữ ca sĩ, nghệ sĩ ................................................90 2.4.2. Kinh nghiệm thể hiện từ các nam ca sĩ, nghệ sĩ ..............................................92 2.4.3. Một số nhận định rút ra từ kinh nghiệm thể hiện ca khúc của các ca sĩ, nghệ sĩ thành danh .................................................................................................................94 Chương 3. GIẢI PHÁP GIẢNG DẠY VÀ THỰC NGHIỆM .............................97 3.1. Giải pháp giảng dạy các ca khúc mang âm hưởng dân ca miền Trung trong đào tạo thanh nhạc tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam ..........................97 3.1.1. Giải pháp lựa chọn và sắp xếp ca khúc đưa vào giảng dạy ............................97
  6. iii 3.1.2. Giải pháp hướng dẫn rèn luyện kỹ thuật nền tảng về hơi thở, khẩu hình và cách phát âm nhả chữ khi hát ..........................................................................................109 3.1.3. Giải pháp giảng dạy kỹ thuật thanh nhạc các ca khúc ..................................116 3.2. Thực nghiệm giảng dạy các ca khúc mang âm hưởng dân ca miền Trung trong đào tạo thanh nhạc tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam ..............135 3.2.1. Mục đích thực nghiệm ..................................................................................135 3.2.2. Nội dung thực nghiệm ..................................................................................135 3.2.3. Địa điểm, thời gian và đối tượng tham gia thực nghiệm ..............................135 3.2.4. Quá trình tiến hành thực nghiệm. ..................................................................136 3.2.5. Kết quả thực nghiệm .....................................................................................138 3.3. Một số kiến nghị với các cơ quan quản lý và khuyến nghị vận dụng cho các cơ sở đào tạo thanh nhạc ngoài Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam ..........141 3.3.1. Kiến nghị đối với cơ quan quản lý cấp trên ..................................................141 3.3.2. Khuyến nghị vận dụng đối với các cơ sở đào tạo thanh nhạc ngoài Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam ..................................................................................141 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ............145 1. Kết luận ...............................................................................................................145 2. Một số hạn chế của luận án .................................................................................147 3. Kiến nghị hướng nghiên cứu tiếp theo ................................................................147 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ...............................................148 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................149 PHỤ LỤC ................................................................................................................158
  7. iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ÂN Âm nhạc Bộ VH-TT Bộ Văn hóa -Thông tin Bộ VHTTDL Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch CK Ca khúc DC Dân ca DT Dân tộc GS.TS Giáo sư, tiến sĩ PGS.TS Phó giáo sư, tiến sĩ GV Giảng viên HS Học sinh Học viện ÂNQGVN Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam KT Kỹ thuật NCS Nghiên cứu sinh NGND Nhà giáo Nhân dân NGƯT Nhà giáo Ưu tú NSND Nghệ sĩ Nhân dân NSƯT Nghệ sĩ Ưu tú NT Nghệ thuật SV Sinh viên TN Thanh nhạc VN Việt Nam
  8. v MỘT SỐ THUẬT NGỮ, KHÁI NIỆM VÀ KÝ HIỆU SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN - Hơi thở trong ca hát: Có 4 kiểu thở điển hình trong ca hát:  Thở ngực trên: Kiểu thở thuần túy ở lồng ngực trên, cơ hoành nằm im,  Thở bụng dưới: Kiểu thở thuần túy ở bụng dưới, cơ bụng cố tình nhô ra phía trước, hơi thở không sâu,  Thở ngực dưới: Khi hít vào, phần ngực dưới nở, cơ hoành làm việc tích cực,  Thở cơ hoành: Hít hơi sâu xuống hai lá phổi, lồng ngực, cơ hoành làm việc tích cực, ngực và cơ hoành giãn nở rõ rệt. - Khẩu hình: Hình dáng cả bên ngoài lẫn bên trong của miệng do hoạt động phối hợp giữa môi, lưỡi, hàm dưới, vòm mềm tạo ra khi phát âm. Mở khẩu hình không đúng sẽ ảnh hưởng không chỉ đến chất lượng âm thanh, mà nhất là ảnh hưởng đến việc rõ lời, một yêu cầu cơ bản trong thanh nhạc. - Khẩu hình dọc (mở khẩu hình chiều dọc): Loại khẩu hình hay được các ca sĩ giọng trung và giọng trầm áp dụng. Miệng mở theo chiều dọc, cả môi trên và môi dưới hơi đưa ra phía trước. - Khẩu hình ngang (mở khẩu hình chiều ngang) : Là cách mở khẩu hình được thực hiện khi môi trên được nhếch lên, hở hàm răng trên, người ta còn gọi là khẩu hình cười. Cách mở khẩu hình chiều ngang thường được các ca sĩ giọng nữ cao nhẹ, nữ cao màu sắc và giọng nam cao áp dụng. Khẩu hình chiều ngang tạo ra âm thanh sáng, nhẹ và bay, phù hợp với giọng hát nhẹ, đặc biệt là giọng nữ cao màu sắc. - Phát âm, nhả chữ: Là kết quả của quá trình tạo âm, phát âm, với các hoạt động của môi, răng, lưỡi, hàm dưới, vòm mềm (hàm ếch mềm, ngạc mềm và miệng).
  9. vi - Tròn vành, rõ chữ: Tròn vành là cách sử dụng hơi của diễn viên làm cho âm thanh khi hát tròn trịa, đầy đặn để có độ vang, to, ấm và đẹp; có sức biểu hiện cao, tạo nên được hình tượng qua âm thanh, tình ý qua từ. Rõ nghĩa là cách phát âm rõ được lời hát, chữ nào gọn chữ ấy, rõ vần bằng hay vần trắc. Nếu phải ngân dài thì dùng các nguyên âm i, a, ơ hoặc phải thêm âm luyến để hát cho rõ chữ. - Luyến láy: Trong dân ca và hát cổ truyền chuyên nghiệp, luyến láy là một đặc trưng và mang đậm bản sắc văn hóa Việt. Luyến láy làm cho quyện giữa âm này với âm kia, khiến cho chữ (ca từ) được mềm mại và câu hát được rền. - Vang, rền, nền, nảy: Người Quan họ cho rằng, đây là tiêu chí do họ đặt ra và được nhiều ngành nghệ thuật ca hát khác áp dụng nhưng với mức độ và kỹ thuật xử lý không giống nhau. + Vang: Là tiêu chí đầu tiên. Mỗi dòng ca hát truyền thống lại có những quan niệm, xử lý khác nhau, tùy thuộc vào không gian và đối tượng thưởng thức. + Rền: Là tiêu chí thứ hai. Khi có vang phải đẩy độ vang tới mức cần thiết để âm thanh lan truyền và vang động tới không gian rộng lớn hơn. Rền còn có nghĩa là dền (legato), âm thanh, giai điệu, ca từ gắn kết chặt chẽ khiến câu hát trở thành một dòng âm thanh hài hòa, giàu sức biểu cảm. + Nền: Có thể hiểu là giọng hát, câu hát được diễn đạt một cách tế nhị, nền nã, không thô bạo, chát, sượng. Nền cũng có thể được hiểu như là giọng hát giữ được độ ngân, độ mở của ca từ để đáp ứng được với cấu trúc của giai điệu âm nhạc. + Nảy: Là kỹ thuật khá đặc biệt của nghệ thuật ca hát dân tộc. Nó được thể hiện và xử lý không giống nhau. Quan họ gọi là hơi hột, nảy hạt, Tuồng gọi là láy rúc…Để tạo ra hơi hột, nghệ nhân thu hơi vào phía trong, đẩy mạnh lên
  10. vii khoang vòm miệng và mũi, tiếng bật thành các hạt âm thanh liên tiếp. Hột to được ví như hạt đỗ, hột nhỏ gọi là con kiến (đổ con kiến). - Lối hát khép: Là cách hát của ngôn ngữ đa thanh, đơn âm tiết. Đây là khái niệm chung, chỉ cách hát theo phong cách thanh nhạc của người Việt Nam. - Lối hát mở : Là cách hát của ngôn ngữ đa âm. Đây là khái niệm chung, chỉ cách hát theo phong cách thanh nhạc cổ điển của phương Tây. - Luyến giọng (portamento) : Là một kỹ xảo trong thanh nhạc phương Tây Hát luyến nối hai nốt, có thể là quãng 2, 3, 4, 5 hoặc xa hơn nữa, có khi luyến từ nốt thấp lên nốt cao hoặc ngược lại, vị trí thanh âm cao và nhất quán. - Cách hát phương Tây: Là cách hát vận dụng các kỹ thuật thanh nhạc kinh điển theo phong cách Bel canto trong âm nhạc phương Tây như: hát liền tiếng, mềm mại (legato, cantilena), hát rõ từng âm, từng từ (non legato), hát nhanh, hát nhiều nốt (passage), hát ngắt âm, nảy âm (staccato), hát rung láy(trillo). Đây là phương pháp cơ bản nhất cho biểu diễn opera và chi phối ảnh hưởng rộng rãi đến biểu diễn ca hát của nhiều thể loại khác, nó phù hợp với các tác phẩm thanh nhạc cổ điển sử dụng các ngôn ngữ đơn thanh, đa âm như: tiếng Ý, tiếng Đức, tiếng Pháp. Cách hát này thiên về mở rộng khẩu hình, mở rộng tầm cữ giọng, khuếch đại âm thanh, tạo độ vang lớn, dùng hơi thở ngực, hơi thở ngực-bụng, hát bằng giọng giả thanh (cộng minh), không dùng từ đệm lót, không tự ý luyến láy, yêu cầu phải hát đúng theo khuôn mẫu. - Cách hát Việt Nam: Là cách hát vận dụng các kỹ thuật thanh nhạc có trong truyền thống âm nhạc của Việt Nam, được đúc kết từ trong các lối hát âm nhạc dân gian (hát dân ca ở các vùng miền) và các lối hát trong ca nhạc thính phòng cổ truyền (ca trù, ca Huế, đờn ca tài tử…), trong sân khấu cổ truyền (tuồng, chèo, cải lương…). Cách hát này phù hợp với việc biểu diễn các thể loại tác phẩm thanh nhạc bằng tiếng Việt, với đặc điểm đơn âm, đa thanh, có nhiều luyến láy, nhấn nhá để làm rõ dấu giọng và ngữ điệu của ngôn ngữ tiếng Việt, cũng như thể hiện sắc thái của các làn điệu, thể loại âm nhạc truyền thống dân tộc có trong tác phẩm. Cách hát này dùng khẩu hình mở vừa phải hoặc mở
  11. viii hẹp, có trường hợp hát kín miệng, không nối âm, sử dụng hơi ngực và hơi bụng, hát bằng giọng thật, không mở rộng tầm cữ giọng, dùng nhiều kỹ thuật luyến láy để làm rõ từ, tạo vang ở sau chữ bằng các nguyên âm hoặc từ đệm lót, lấy hơi nhẹ, rung giọng sau khi khép chữ, hát không theo một khuôn mẫu cứng nhắc mà luôn có những ứng biến, sáng tạo tùy từng trường hợp nhưng vẫn đảm bảo giữ được những nguyên tắc chính của lòng bản, của phong cách thể loại, làn điệu. - Các chữ cái được sử dụng làm ký hiệu âm thanh (theo bảng chữ cái La tinh): C, D, E, F, G, A, B, H là các chữ cái được dùng để biểu thị các âm: đô, rê, mi, pha, xon, la, xi giáng, xi bình. Khi biểu thị các âm theo đúng vị trí quãng tám thì dùng cách viết như sau: Quãng tám trưởng (còn gọi là quãng tám lớn): C, D, E, F … Quãng tám thứ (còn gọi là quãng tám nhỏ): c, d, e, f… Quãng tám thứ nhất: c1, d1, e1, f1 …. Quãng tám thứ hai: c2, d2, e2, f2… Quãng tám thứ ba: c3, d3, e3, f3 … Khi biểu thị các âm có dấu hóa thì viết kèm theo dấu hóa ở phía trước ký hiệu âm: Ví dụ: #c1 (đô thăng ở quãng tám thứ nhất), be2 (mi giáng ở quãng tám thứ hai), b1 (xi giáng ở quãng tám thứ nhất), ba (la giáng ở quãng tám thứ), f (pha thăng ở quãng tám thứ hai) .v.v. # 2
  12. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong khoảng 20 năm gần đây, các tiết mục, các chương trình biểu diễn ca nhạc trên sân khấu, trên làn sóng phát thanh - truyền hình, trên mạng internet hoặc được ghi trên băng đĩa, bao gồm cả các cuộc thi giọng hát hay như: Sao Mai, Sao Mai điểm hẹn, Giọng hát Việt, Tiếng hát truyền hình, cũng như các Album, dự án sản xuất chương trình ca nhạc của các cá nhân hoặc nhóm ca sĩ, hầu như không bao giờ thiếu vắng các ca khúc (CK) mang âm hưởng dân ca (DC) miền Trung. Điều không thể phủ nhận là, chính loại loại ca khúc này đã góp phần làm nên tên tuổi của không ít nhạc sĩ và ca sĩ ở nước ta. Trong chương trình đào tạo chuyên ngành thanh nhạc của Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam (Học viện ÂNQGVN), bên cạnh việc sử dụng các tác phẩm thanh nhạc nước ngoài, chủ yếu là phương Tây, việc giảng dạy các tác phẩm thanh nhạc Việt Nam là một nhiệm vụ bắt buộc. Những tác phẩm thanh nhạc Việt Nam được đưa vào giảng dạy có nhiều loại khác nhau như: dân ca, ca khúc, romance, trường ca, oprera trích trong các nhạc kịch, hợp xướng. Điều đáng lưu ý ở đây là, mặc dù trong Giáo trình chuyên ngành Thanh nhạc bậc đại học gần đây nhất của Học viện ÂNQGVN (biên soạn năm 2006, được nghiệm thu năm 2007) đã đề ra qui định về tỷ lệ, số lượng bài VN trong từng năm học, nhưng ở đó mới chỉ đưa ra danh mục và bài bản cụ thể về các tác phẩm thanh nhạc (TN) phương Tây, còn bài Việt Nam thì không có gợi ý gì cũng như những yêu cầu gì về giảng dạy kỹ thuật (KT) thanh nhạc, kỹ năng thể hiện tác phẩm. Do vậy, việc giảng dạy các tác phẩm thanh nhạc VN thiếu sự thống nhất, từ khâu chọn bài đến sắp xếp đưa vào tiến độ năm học và xác định yêu cầu sẽ dạy những KT thanh nhạc gì, hướng dẫn thể hiện tác phẩm như thế nào, chủ yếu là do các giảng viên căn cứ vào năng lực của HS, SV và đặc điểm của từng tác phẩm cụ thể mà quyết định.
  13. 2 Trong số những tác phẩm VN được đưa vào giảng dạy, các ca khúc mang chất liệu âm nhạc truyền thống của DT (chủ yếu là dân tộc Kinh) chiếm tỷ lệ lớn, nhất là các CK mang âm hưởng DC miền Trung. Trên thực tế, loại ca khúc mang âm hưởng dân ca miền Trung đã được nhiều nhạc sĩ nổi tiếng như: Nguyễn Văn Tý, Trần Hoàn, Nguyễn Văn Thương, Xuân Giao, Hoàng Vân, Doãn Nho, An Thuyên, Nguyễn Tài Tuệ sáng tác. Vì thế, có thể nói, nó là loại CK vừa mang rõ nét phong cách vùng miền, vừa đạt được những hiệu quả tốt trong việc thể hiện các yếu tố mang tính kỹ thuật, nghệ thuật đối với một tác phẩm viết cho thanh nhạc. Đồng thời, đó cũng là lý do vì sao những ca khúc ấy được sử dụng nhiều trong biểu diễn và giảng dạy thanh nhạc. Tại các cơ sở đào tạo thanh nhạc chuyên nghiệp ở nước ta nói chung và tại Học viện ÂNQGVN nói riêng, các CK mang âm hưởng DC miền Trung như: Quảng Bình quê ta ơi, Hà Nội - Huế - Sài Gòn (Hoàng Vân); Giữa Mạc Tư Khoa nghe câu hò Ví dặm, Lời Bác dặn trước lúc đi xa (Trần Hoàn); Chào sông Mã anh hùng (Xuân Giao); Xa khơi (Nguyễn Tài Tuệ); Một khúc tâm tình của người Hà Tĩnh (Nguyễn Văn Tý); Đêm nghe hát đò đưa nhớ Bác, Neo đậu bến quê (An Thuyên); Huế tình yêu của tôi (Trương Tuyết Mai); Bình Trị Thiên khói lửa (Nguyễn Văn Thương) là những ca khúc hay được các giảng viên lựa chọn đưa vào giảng dạy, mặc dù việc này chưa đi vào qui chế, chưa trở thành vấn đề bắt buộc trong chương trình đào tạo chuyên môn của chuyên ngành thanh nhạc. Chính sự chú trọng này, trên sâu khấu biểu diễn âm nhạc chuyên nghiệp, nhiều học viên của Học viện, cũng như ca sĩ khác đã gặt hái được nhiều giải thưởng cao. Điều đó cho thấy, loại CK này thực sự có ý nghĩa, có giá trị và hiệu quả trong đào tạo thanh nhạc ở nước ta. Tuy nhiên, giảng dạy các ca khúc mang âm hưởng dân ca miền Trung tại Học viện ÂNQGVN nói riêng, tại các cơ sở đào tạo thanh nhạc ngoài Học viện ÂNQGVN nói chung hiện nay còn nhiều bất cập như việc việc lựa chọn và sắp
  14. 3 sếp các ca khúc chưa thực phù hợp; cách thể hiện các đặc điểm thanh nhạc của ca khúc chưa đạt kỹ thuật cao. Từ những lý do đã trình bày ở trên, việc lựa chọn đề tài luận án "Giảng dạy các ca khúc mang âm hưởng dân ca miền Trung trong đào tạo thanh nhạc tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam" là cần thiết cả về lý luận và thực tiễn. Hy vọng rằng, thông qua đề tài luận án sẽ góp phần hệ thống hóa và làm rõ được đặc điểm thanh nhạc của các ca khúc mang âm hưởng dân ca miền Trung; đồng thời đề xuất được giải pháp đổi mới, nâng cao hiệu quả giảng dạy các ca khúc mang âm hưởng dân ca miền Trung tại Học viện ÂNQGVN cũng như một số cơ sở đào tạo thanh nhạc chuyên nghiệp khác trong cả nước; từ đó hình thành được nhiều hơn các ca sĩ suất sắc trong biểu diễn các ca khúc mang âm hưởng dân ca miền Trung. 2. Tổng quan các công trình và khoảng trống nghiên cứu 2.1. Các công trình nghiên cứu về nghệ thuật thanh nhạc Việt Nam (hát mới) Ngay từ những năm đầu thế kỷ XX, vấn đề xây dựng một nền thanh nhạc Việt Nam, thuộc bộ phận hát mới, nên đi theo hướng nào, cần đạt được những tiêu chuẩn gì…đã được một số công trình, bài viết nói đến. Trong đó có thể kể đến một số trường hợp như dưới đây: - Lô Thanh (1977): Vài suy nghĩ về bộ môn thanh nhạc Việt Nam, bài đăng trên tạp chí Văn nghệ số 49/1977. Tác giả đã chỉ ra những tồn tại trong biểu diễn thanh nhạc thể hiện ở ba vấn đề: “Hát căng cứng, hát không rõ lời, xử lý tác phẩm chưa sâu, chưa chính xác” [44; 710]. Tuy vậy, bài viết cũng chưa nêu ra cách khắc phục những hạn chế ấy như thế nào. - Mịch Quang (1994), trong bài viết Về thanh nhạc dân tộc, đăng trên Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật số 6, số 8- 1994. Bài viết nói về các qui chuẩn KT thanh nhạc trong âm nhạc cổ truyền, qua đó bàn về yêu cầu “tròn vành, rõ chữ” trong thanh nhạc mới. Tác giả cho rằng: “Tròn vành thuộc về kỹ thuật phát âm,
  15. 4 rõ chữ thuộc về phương pháp nhả chữ. Hai vấn đề ấy là hai mặt tương đối mâu thuẫn với nhau, đòi hỏi phải được xử lý thống nhất trong thanh nhạc. Thông thường thì “tròn vành” dễ làm cho “không rõ chữ” và ngược lại “rõ chữ” dễ bị “không tròn vành”. Thống nhất được tròn vành và rõ chữ là một tiêu chuẩn rất cơ bản của thanh nhạc DT ta, là đạt được “cái đẹp” trong thanh nhạc” [44; tập 5B, trang 329]. Tuy nhiên, bài viết cũng chưa chỉ ra cách thực hành và giảng dạy những kỹ thuật đó như thế nào. - Võ Văn Lý (2011): Phát âm tiếng Việt trong nghệ thuật ca hát. Luận án TS Âm nhạc học, tại Học viện ÂN QGVN. Tác giả đã đi vào nghiên cứu những biện pháp nhằm giúp cho việc đạt được hiệu quả tròn vành, rõ chữ trong nghệ thuật ca hát. Tuy nhiên, về phát âm, nhả chữ tiếng Việt ở miền Trung, tác giả cũng chỉ lưu ý một vài đặc điểm về sự thay đổi ngữ điệu, dấu giọng của người miền Trung trong khi hát; ngoài ra, không đề cập đến đặc điểm KT, nghệ thuật và cách giảng dạy CK mang âm hưởng DC miền Trung. - Trương Ngọc Thắng (2008): “Quá trình hình thành và phát triển của ca hát chuyên nghiệp Việt Nam”. Luận án TS Âm nhạc học, tại Học viện ÂNQG VN. Đề tài nghiên cứu về lịch sử nghệ thuật ca hát chuyên nghiệp ở VN. Thông qua việc tìm hiểu, khảo sát về công tác đào tạo thanh nhạc chuyên nghiệp và hoạt động biểu diễn của các đơn vị nghệ thuật, các ca sĩ, nghệ sĩ thanh nhạc nổi tiếng tác giả luận án đã khái quát lên bức tranh toàn cảnh về đào tạo, biểu diễn và công tác quản lý của ngành ca hát chuyên nghiệp ở VN, đồng thời, nêu ra những thành tựu, những hạn chế và một số ý kiến góp phần định hướng cho sự phát triển trong tương lai [11]. 2.2. Các công trình nghiên cứu về đào tạo thanh nhạc - Mai Khanh (1977) trong Tuyển tập thanh nhạc, đã sưu tầm, chỉnh lý 25 bài hát để dùng cho đào tạo đại học thanh nhạc. Tác giả đã nêu ra các kỹ thuật về tư thế, khẩu hình, cách lấy hơi, cách rung nhấn, cách hát luyến (legato), cách hát nảy âm (staccato). Đây là một trong những tài liệu giảng dạy đầu tiên được
  16. 5 sử dụng trong đào tạo TN chuyên nghiệp ở nước ta. Tuy nhiên, tác giả hoàn toàn không đề cập đến đặc điểm và phương pháp giảng dạy các CK mang âm hưởng dân ca VN [52; 162]. - Lô Thanh (1996) trong Giáo trình Đại học Thanh nhạc 5 năm, đã được Bộ Văn hóa - Thông tin lựa chọn làm giáo trình giảng dạy tại các cơ sở đào tạo thanh nhạc chuyên nghiệp. Trong giáo trình, ngoài những KT thanh nhạc về lấy hơi, khẩu hình tác giả cũng đã đưa ra danh mục một số tác phẩm thanh nhạc phương Tây và một số ca khúc VN dùng giảng dạy cho đại học TN. Tuy nhiên, cuốn giáo trình cũng không có mục nào nói về giảng dạy các CK mang âm hưởng DC và cách thể hiện sắc thái DT trong các ca khúc VN [34]. - Nguyễn Trung Kiên (2007): Giáo trình chuyên ngành thanh nhạc bậc đại học, đã sưu tập và hướng dẫn cách dạy và học nhiều trích đoạn opera của các nhạc sĩ phương Tây (G.Verdi, F. Handel, W. A. Mozart, M. Glinka…) cho các giọng: nữ cao, nam cao, nam trung, nam trầm. Tuy nhiên, phần về giảng dạy ca khúc VN, giáo trình không nêu ra yêu cầu và tên của một ca khúc VN cụ thể nào[18]. - Hồ Mộ La (2008): Phương pháp dạy thanh nhạc, Nxb Từ điển Bách khoa, 2008. Cuốn sách đề cập tới các phương pháp sư phạm thanh nhạc tiêu biểu trên thế giới đã được áp dụng vào VN. Bên cạnh đó, sách còn trình bày về các kỹ xảo TN và tổng kết những kinh nghiệm của cá nhân tác giả trong quá trình giảng dạy TN chuyên nghiệp. Tuy nhiên, sách cũng chưa đề cập đến việc giảng dạy ca khúc VN sử dụng chất liệu dân ca [21]. - Năm 2013, Khoa Thanh nhạc, Học viện ÂNQGVN đã tổ chức xây dựng 2 tập Bài hát Việt Nam với phần đệm piano, kèm theo đĩa CD với sự trình diễn mẫu của các nghệ sĩ, GV trong khoa. NSND Quang Thọ biên tập và tổ chức thực hiện, TS. Nguyễn Huy Phương hiệu đính phần đệm piano. Tập 1 – Vietnam Songs 1 gồm 17 bài hát dành cho giọng nam cao và nữ cao, tập 2 – Vietnam Songs 2 gồm 15 bài hát dành cho giọng nam trung và nữ trung. Đây là một dạng
  17. 6 giáo trình giảng dạy cho thanh nhạc bậc đại học rất thiết thực, hiệu quả. Trong số đó, có một số bài là CK mang âm hưởng DC miền Trung như: Ơi mẹ làng Sen (sáng tác: Trần Mạnh Hùng, biểu diễn: Tân Nhàn), Chào sông Mã anh hùng (sáng tác: Xuân Giao, biểu diễn: Trọng Tấn), Xa khơi (sáng tác: Nguyễn Tài Tuệ, biểu diễn: Anh Thơ), Bình Trị Thiên khói lửa (sáng tác: Nguyễn Văn Thương, biểu diễn: NSND Quang Thọ). Tuy nhiên, bộ sản phẩm này chỉ gồm sách in bài hát và đĩa CD hát mẫu các ca khúc đã được lựa chọn, ngoài ra, không có lời giới thiệu hoặc hướng dẫn nào kèm theo [61]. - Trần Ngọc Lan (2010): Nâng cao chất lượng đào tạo hát tiếng Việt trong nghệ thuật hát mới. Luận án TS Âm nhạc học, tại Học viện ÂNQGVN. Đề tài đã nghiên cứu phương pháp xử lý ngôn ngữ tiếng Việt trong dân gian và kinh nghiệm của một số nghệ nhân tiêu biểu, có ảnh hưởng đến NT ca hát mới như: hát ru, dân ca, hát chèo, hát tuồng… để ứng dụng vào đào tạo, giảng dạy TN, nhằm đạt được tiêu chí hát tròn vành, rõ chữ, hát đẹp, hát hay. Tác giả luận án cũng đã đưa ra một số giải pháp ứng dụng KT, kinh nghiệm của nghệ thuật ca hát truyền thống và bài tập cụ thể nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo hát tiếng Việt trong nghệ thuật hát mới ở nước ta [48]. - Lê Thị Minh Xuân (2015): Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo thanh nhạc chuyên nghiệp trong giai đoạn mới. Luận án TS chuyên ngành Âm nhạc học, tại Học viện ÂNQGVN. Đề tài đi vào nghiên cứu nội dung chương trình, giáo trình, đội ngũ GV, hoạt động học tập của SV trong đào tạo đại học thanh nhạc tại Học viện ÂNQGVN, Học viện Âm nhạc Huế và Nhạc viện TP. Hồ Chí Minh, từ đó, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo thanh nhạc chuyên nghiệp ở Việt Nam trong giai đoạn mới [52]. - Nguyễn Thị Tân Nhàn (2019): Đào tạo giọng Soprano Việt Nam chất lượng cao. Luận án TS Âm nhạc học, tại Học viện ÂNQGVN. Đề tài đã nghiên cứu nội dung chương trình, giáo trình, phương pháp giảng dạy để đào tạo giọng soprano ở VN với chất lượng cao. Trong đó đưa ra các biện pháp cần thiết cho
  18. 7 việc giảng dạy và vận dụng các KT belcanto trong đào tạo giọng soprano với chất lượng cao, sao cho phù hợp với đặc điểm và điều kiện của người VN. Tuy nhiên, luận án cũng không có mục nào nói về việc giảng dạy các ca khúc VN mang âm hưởng dân ca [49]. 2.3. Các công trình nghiên cứu về ca khúc mang âm hưởng dân ca miền Trung - Trên Tạp chí Âm nhạc số 2/1983 của Hội Nhạc sĩ VN và Hợp tuyển Tài liệu nghiên cứu lý luận phê bình âm nhạc VN thế kỷ XX [44; tập 5A, trang 1013-1017] có đăng bài: Về tính kế thừa truyền thống của ca khúc mới Việt Nam (1945-1975) của tác giả Nguyễn Thị Nhung. Trong bài viết, tác giả đã đi vào phân tích các phương pháp sử dụng chất liệu DC của các nhạc sĩ. Đồng thời, cũng đưa ra các ví dụ cụ thể qua các ca khúc: Trông cây lại nhớ đến Người (Đỗ Nhuận), hợp xướng Sóng cửa Tùng (Doãn Nho), Dân ta đánh giặc anh hùng (Nguyễn Văn Thương), Đào công sự (Nguyễn Đức Toàn), Quảng Bình quê ta ơi (Hoàng Vân) [44; tập 5A, trang 1014-1016]. - Tổng tập Âm nhạc Việt Nam- Tác giả và tác phẩm, tập 1, Nxb Văn hóa Dân tộc, 2010, do nhóm tác giả: Nguyễn Trọng Bằng (Chủ biên), Nguyễn Thị Nhung, Phạm Tú Hương, Lê Văn Toàn, Vũ Tự Lân và Nguyễn Thị Minh Châu thực hiện. Cuốn sách giới thiệu chân dung và tác phẩm tiêu biểu của 61 nhạc sĩ VN. Trong số đó, có những CK mang âm hưởng DC miền Trung. Chẳng hạn như, tác giả Phạm Tú Hương đã giới thiệu, bình luận các ca khúc Bình Trị Thiên khói lửa(Nguyễn Văn Thương) [45; 81], Một khúc tâm tình của người Hà Tĩnh(Nguyễn Văn Tý) [45; 247- 248]; tác giả Vũ Tự Lân đã giới thiệu, bình luận các ca khúc: Cảm xúc từ Làng Sen, Lời Bác dặn trước lúc đi xa, phát triển chất liệu dân ca Nghệ Tĩnh của nhạc sĩ Trần Hoàn, ca khúc Giữ biển trời Quảng Bình – Vĩnh Linh của Xuân Giao, đã vận dụng sáng tạo lối xướng – xô trong các điệu hò dân gian miền Trung [45; 368, 688]; tác giả Lê Văn Toàn đã giới thiệu nhạc sĩ Hoàng Đạm với việc vận dụng sáng tạo cấu trúc và lối diễn xướng đối đáp trong Hò sông Mã ở tác phẩm Thanh hóa anh hùng [45; 674-676]; tác giả Nguyễn Thị Minh Châu đã giới thiệu về cách sáng tác của nhạc sĩ Doãn
  19. 8 Nho qua việc sử dụng những quãng đặc trưng trong dân ca Nghệ Tĩnh ở ca khúc Năm anh em trên một chiếc xe tăng [45; 779]. - Trần Thế Phú Cường: Dân ca Việt Nam là nguồn suối trong cho các ca khúc Việt Nam hiện đại, bài đăng trên Tạp chí Văn hóa dân gian số 1- 1996 [44; tập 5B, trang 355-361]. Sau khi diễn giải những yếu tố bản sắc DT trong DC mà các nhạc sĩ có thể vận dụng, tác giả đã phân tích, đưa ra dẫn chứng qua một số tác phẩm cụ thể. Chẳng hạn như, Giữa Mạc Tư Khoa nghe câu hò Ví Dặm (Trần Hoàn), sử dụng âm điệu hát ví, hát dặm nhưng có sự phát triển phong phú; Xa khơi (Nguyễn Tài Tuệ), vận dụng khéo léo âm điệu theo lối ngâm ngợi từ các điệu ví của người Nghệ Tĩnh [44; tập 5B, trang 359- 360]. - Trong bài viết: Ứng dụng chất liệu dân ca Bình Trị Thiên vào tác phẩm mới, tác giả Nguyễn Viêm đã tiến hành phân tích giai điệu trong một số ca khúc của các nhạc sĩ VN sử dụng chất liệu DC Bình Trị Thiên, đặc biệt là hai thể loại tiêu biểu: hò và lý.Trong đó có các CK như: Nhớ về quê mẹ (Vân Đông), Hà Nội – Huế - Sài Gòn (nhạc: Hoàng Vân, lời: Lê Nguyên và Hoàng Vân), hợp xướng Sóng cửa Tùng (Doãn Nho), Dân ta đánh giặc thật anh hùng (Nguyễn Văn Thương) [44; tập 5A, trang 830-836]. - Ở mức độ cao hơn là đề tài Ca khúc nghệ thuật Việt Nam của Tạ Hoàng Mai Anh, luận án TS Âm nhạc học, năm 2020, tại Học viện ÂN QGVN. Tác giả luận án đã tiến hành phân tích dưới góc độ âm nhạc học 136 ca khúc nghệ thuật của 16 nhạc sĩ [46; 3-15, 95-110]. Trong số đó, có một số bài mang âm hưởng DC miền Trung, ví dụ như, 2 ca khúc viết cho giọng baryton của nhạc sĩ Doãn Nho: bài Mướp con (phổ thơ Phạm Đông Hưng) và bài Người lính mùa xuân về (phổ thơ Nguyễn Thụy Kha); ca khúc Nhớ mẹ ta xưa (nhạc: Hoàng Cương, thơ: Nguyễn Duy); ca khúc Hát ru (Trần Thanh Hà)…Những CK nghệ thuật có phần đệm piano nói trên rất phù hợp cho việc lựa chọn để đưa vào giảng dạy thanh nhạc chuyên nghiệp. Tất nhiên, trong đó chỉ có một số bài là CK mang âm hưởng DC miền Trung [46].
  20. 9 2.4. Các công trình nghiên cứu về việc giảng dạy ca khúc mang âm hưởng dân ca miền Trung Qua khảo sát các đề tài luận văn, luận án về giảng dạy thanh nhạc ở các cơ sở đào tạo đại học âm nhạc như Học viện ÂNQGVN, Học viện Âm nhạc Huế, Nhạc viện TP. Hồ Chí Minh, Trường Đại học SPNTTW, cho thấy chưa có một công trình nghiên cứu nào chuyên đi vào nghiên cứu về giảng dạy các ca khúc mang âm hưởng dân ca miền Trung. Có một số nghiên cứu có liên quan gián tiếp đến giảng dạy các ca khúc mang âm hưởng dân ca miền như: Dạy học các ca khúc mang âm hưởng dân gian của nhạc sĩ An Thuyên tại Trường Đại học VHNT Quân đội, Dạy học ca khúc của Nguyễn Văn Tý cho SV Trường Cao đẳng Sư phạm TW.v.v. Mặt khác, các đề tài đó không phải là nghiên cứu ở trình độ tiến sĩ, mà chỉ là khóa luận tốt nghiệp đại học hoặc luận văn thạc sĩ. 2.5. Khoảng trống tiếp tục nghiên cứu trong luận án Qua kết quả tổng quan các công trình nghiên cứu về nghệ thuật thanh nhạc Việt Nam, về đào tạo thanh nhạc, về ca khúc mang âm hưởng dân ca miền Trung và giảng dạy ca khúc mang âm hưởng dân ca miền Trung như đã trình bày ở trên cho thấy: 1) Hiện nay đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về đặc điểm thanh nhạc các ca khúc và giảng dạy các ca khúc trong đó có ca khúc dân ca. Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu nào về đặc điểm thanh nhạc các ca khúc và giảng dạy ca khúc mang âm hưởng dân ca miền Trung, nhất là giảng dạy tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam. 2) Hiện nay đã có một số công trình nghiên cứu có nội dung có liên quan gián tiếp đến đặc điểm thanh nhạc các ca khúc và giảng dạy các ca khúc mang âm hưởng dân ca miền Trung. Tuy nhiên, các công trình này chỉ mới đề cập đến một vài khía cạnh nhỏ của vấn đề này.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2