intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Báo chí học: Báo chí truyền thông về chính sách cải cách hành chính nhà nước Việt Nam

Chia sẻ: Cố Linh Thư | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:333

33
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án "Báo chí truyền thông về chính sách cải cách hành chính nhà nước Việt Nam" được thực hiện với mục tiêu nhằm phân tích, luận giải, làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn về báo chí truyền thông chính sách cải cách hành chính nhà nước; khảo sát, nghiên cứu thực trạng báo chí truyền thông chính sách cải cách hành chính nhà nước Việt Nam; đề xuất một số khuyến nghị, giải pháp nâng cao hiệu quả báo chí truyền thông về chính sách cải cách hành chính nhà nước Việt Nam trong thời gian tới. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Báo chí học: Báo chí truyền thông về chính sách cải cách hành chính nhà nước Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN HÀ THỊ THU HƯƠNG BÁO CHÍ TRUYỀN THÔNG VỀ CHÍNH SÁCH CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ BÁO CHÍ HỌC HÀ NỘI - 2021
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN HÀ THỊ THU HƯƠNG BÁO CHÍ TRUYỀN THÔNG VỀ CHÍNH SÁCH CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ BÁO CHÍ HỌC Chuyên ngành: Báo chí học Mã ngành: 9 32 01 01 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Lê Thanh Bình TS. Vũ Thị Kim Hoa HÀ NỘI - 2021
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. TÁC GIẢ Hà Thị Thu Hương
  4. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BĐTĐBND Báo điện tử Đại biểu nhân dân BND Báo in Nhân dân CBCCVC Cán bộ, công chức, viên chức CCHC Cải cách hành chính CCHCNN Cải cách hành chính nhà nước CS Chính sách TTCS Truyền thông chính sách VietnamPlus Báo điện tử của Thông tấn xã Việt Nam VTV1 Kênh Thời sự - Chính luận - Tổng hợp VTV1, Đài Truyền hình Việt Nam
  5. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Phân bố lượng bài viết theo theo loại hình báo chí với độ tuổi người quan tâm đến thông tin CCHCNN (2018-2019) ................................................. 98 Bảng 2.2. Tần suất bài viết về CS CCHCNN phân bố theo thể loại báo chí .... 102 Bảng 2.3: Mức độ phản ánh nội dung của tên tác phẩm ................................... 104 Bảng 2.4: Thể loại tên tác phẩm báo chí được sử dụng .................................... 105 Bảng 2.5: Tần suất bài viết về CS CCHCNN theo tính chất phản ánh ............. 107 Bảng 2.6. Lượng bài viết về các nhiệm vụ CS CCHCNN theo cơ quan báo chí . 111 Bảng 2.7. Tần suất các bài viết về CS CCHCNN năm 2018, 2019 .................. 113 Bảng 2.8. Tần suất phân bố số lượng bài viết trong năm 2018, 2019 .............. 114 Bảng 2.9. Tần suất bài viết phân bố theo cơ quan báo chí và phạm vi đề cập...... 116 Bảng 2.10. Kết quả kiểm định Chi bình phương về sự ràng buôc giữa các bài viết theo tháng với các tờ báo khảo sát ............................................................. 127 Bảng 2.11. Kết quả kiểm định Chi bình phương về sự ràng buộc giữa bài viết của các tờ báo và phạm vi đề cập ...................................................................... 129 Bảng 2.12. Kết quả kiểm định Chi bình phương về sự ràng buộc giữa các cơ quan báo chí với tính chất phản ánh của bài viết về CS CCHCNN.................. 135 Bảng 2.13. Kết quả kiểm định Chi bình phương về sự ràng buộc giữa các cơ quan báo chí với số bài viết đăng theo khung giờ............................................. 136 Bảng 2.14. Phân bố số lượng đối tượng khảo sát quan tâm theo thể loại báo chí... 137 Bảng 2.15. Kết quả kiểm định Chi bình phương về sự ràng buộc giữa các cơ quan báo chí với thể loại báo chí....................................................................... 138 Bảng 2.16. Kết quả kiểm định Chi bình phương về sự ràng buộc giữa các cơ quan báo chí với số bài viết về quy trình CS .................................................... 140
  6. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biều đồ 2.1. Xu hướng quan tâm thông tin những điểm mới của CS CCHCNN so với thông tin CCHCNN (2015- 2020) ............................................................ 90 Biều đồ 2.2. So sánh lượng thông tin những thành công và những hạn chế CS CCHCNN (2005- 2020) ...................................................................................... 92 Biểu đồ 2.3. Xu hướng quan tâm thông tin về quan điểm và giải pháp thực hiện CS CCHCNN của báo chí trên internet (giai đoạn 2015-2020) ........................... 95 Biểu đồ 2.4. Phân bố lượng bài viết theo thể loại báo chí ................................ 103 Biểu đồ 2.5: Phân bố bài viết về CS CCHCNN theo tính chất phản ánh ......... 107 Biểu đồ 2.6. Tần suất bài viết về CS CCHCNN theo cơ quan báo chí và tính chất phản ánh ............................................................................................................ 108 Biểu đồ 2.7: Kết quả phân bố bài viết theo nhiệm vụ CCHCNN ..................... 109 Biểu đồ 2.8. Xu hướng phân bố bài viết về CS CCHCNN theo tháng ............. 114 Biểu đồ 2.9. Số lượng bài viết về CS CCHCNN phân bố theo năm................. 115 Biểu đồ 2.10. Phân bố bài đăng hay phát theo khung giờ................................. 115 Biểu đồ 2.11. Tần suất phân bố bài viết về CS CCHCNN theo địa phương .... 117 Biểu đồ 2.12: Phân bố bài viết theo quy trình CS CCHCNN ........................... 117 Biều đồ 2.13. Số lượng bài viết phân bố theo phạm vi đề cập ......................... 128 Biểu đồ 2.14. Tần suất quan tâm của đối tượng khảo sát đối với loại hình báo chí130 Biểu đồ 2.15. Tần suất quan tâm đến loại hình báo chí của người khai thác và sử dụng thông tin CS CCHCNN............................................................................. 132 Biểu đồ 2.16. Tần suất bài báo theo nhiệm vụ CCHCNN và đối tượng khai thác, sử dụng thông tin quan tâm ................................................................................ 134
  7. DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1. Mô hình nghiên cứu quy trình thông tin báo chí TTCS CCHCNN ....... 73 Sơ đồ 2. Mô hình đánh giá chất lượng thông điệp báo chí TTCS CCHCNN ...... 79 Sơ đồ 3. Mô hình đánh giá tác động của thông điệp báo chí TTCS CCHCNN 80
  8. MỤC LỤC Danh mục bảng Danh mục biểu đồ Danh mục sơ đồ MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU BÁO CHÍ TRUYỀN THÔNG VỀ CHÍNH SÁCH CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VIỆT NAM ..................... 13 Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN BÁO CHÍ TRUYỀN THÔNG VỀ CHÍNH SÁCH CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VIỆT NAM ......................................................................................... 42 1.1. Một số khái niệm cần thiết cho cơ sở lý luận........................................... 42 1.2. Quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước về báo chí truyền thông chính sách cải cách hành chính nhà nước Việt Nam ............................ 60 1.3. Vai trò và nhiệm vụ báo chí truyền thông về chính sách cải cách hành chính nhà nước Việt Nam ............................................................................... 66 1.4. Mô hình và tiêu chí phân tích báo chí truyền thông về chính sách cải cách hành chính nhà nước Việt Nam .............................................................. 73 Chương 2: THỰC TRẠNG BÁO CHÍ TRUYỀN THÔNG VỀ CHÍNH SÁCH CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VIỆT NAM ..................... 86 2.1. Thông tin cơ quan báo chí trong diện khảo sát ........................................ 86 2.2. Thực trạng báo chí truyền thông về chính sách cải cách hành chính nhà nước Việt Nam ......................................................................................... 89 2.3. Thành tựu và hạn chế báo chí truyền thông về chính sách cải cách hành chính nhà nước Việt Nam....................................................................... 118 Chương 3: DỰ BÁO VÀ GIẢI PHÁP BÁO CHÍ TRUYỀN THÔNG VỀ CHÍNH SÁCH CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VIỆT NAM ....... 144 3.1. Dự báo báo chí truyền thông về chính sách cải cách hành chính nhà nước Việt Nam ................................................................................................ 144 3.2. Giải pháp bảo đảm báo chí truyền thông về chính sách cải cách hành chính nhà nước Việt Nam ............................................................................... 151 3.3. Khuyến nghị ............................................................................................. 161 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 170 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 172 DANH MỤC CÁC BÀI BÁO ĐƯỢC CÔNG BỐ Phụ lục
  9. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài CCHCNN là lĩnh vực được nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm, trong đó có Việt Nam. Với mục tiêu xây dựng chính phủ gọn nhẹ hơn để có thể vận động nhanh nhạy và hiệu quả, CCHCNN gắn với hệ thống CS do cơ quan có thẩm quyền ban hành được xem là yếu tố quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Nhà nước, hướng tới phục vụ tốt hơn các nhu cầu, lợi ích hợp pháp của mỗi công dân và cả xã hội. Văn kiện của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) xác định: “Để thiết lập cơ chế quản lý quản lý mới, cần thực hiện một cuộc cải cách lớn về tổ chức bộ máy của các cơ quan”. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII chỉ rõ CCHCNN được xem là một trong ba khâu đột phá trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đất nước giai đoạn 2011-2020 và đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. CS CCHCNN có mặt trong tất cả các lĩnh vực của đời sống và được thể hiện bằng các hình thức đa dạng, liên quan trực tiếp đến quyền lợi của mọi người dân, doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức. Do đó, CS CCHCNN nhận được sự quan tâm của nhiều đối tượng, trong đó có báo chí, truyền thông. Chủ đề về CCHCNN gắn với CS của Nhà nước trong những năm gần đây được đăng tải rất nhiều trên các phương tiện truyền thông đại chúng, đặc biệt là vai trò trung tâm của báo chí khi đưa thông tin về vấn đề này. Điều đó cơ bản đáp ứng được yêu cầu truyền thông về CCHCNN của Chính phủ thể hiện trong Đề án “Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về CCHCNN giai đoạn 2012-2015” và Đề án “Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền CCHCNN giai đoạn 2016-2020” ban hành theo Quyết định 3490/QĐ-BNV ngày 10/10/2016 của Bộ Nội vụ - cơ quan được Chính phủ giao nhiệm vụ chủ trì triển khai công tác tuyên truyền về CCHCNN. Đứng trước yêu cầu của Chính phủ và do tính chất rộng, phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều quy định của pháp luật, báo chí cần phải thường xuyên truyền thông để tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về CS CCHCNN để đưa CS vào cuộc sống, tạo đồng thuận xã hội và nâng cao hiệu quả công tác quản lý xã hội. 1
  10. Báo cáo tổng kết chương trình tổng thể CCHCNN giai đoạn 2011-2020 và định hướng giai đoạn 2021-2030 chỉ rõ, công tác thông tin, tuyên truyền về CCHCNN trong đó có CS CCHCNN đã góp phần nâng cao nhận thức và trách nhiệm đối với đội ngũ công chức, viên chức về triển khai các nhiệm vụ CCHCNN; đồng thời nhận được sự quan tâm theo dõi, góp ý của xã hội, người dân và các cơ quan nhà nước. Các cơ quan báo chí đã phát hành hơn 35.800 bản tin chuyên đề CCHCNN trên sóng đài phát thành - truyền hình. Tuy nhiên, hoạt động này ở một số bộ, ngành, địa phương vẫn chưa thật sự tạo ra sức lan tỏa tới công chúng nhận thức về CCHCNN, tác động của CCHCNN nói chung và CS CCHCNN nói riêng. Điều đó đòi hỏi phải có sự vào cuộc hơn nữa của báo chí truyền thông về CCHCNN gắn với những CS cụ thể của Nhà nước. Trong giai đoạn phát triển mới của đất nước, Văn kiện Đại hội XIII của Đảng tiếp tục khẳng định vai trò của CCHCNN trong việc xây dựng Nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; gắn với tinh giản biên chế, nâng cao chất lượng và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. CCHCNN đã bước sang năm đầu tiên của giai đoạn 2021-2030 theo Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể CCHCNN giai đoạn 2021-2030 với nhiều nội dung mới trên các lĩnh vực: Cải cách thể chế, trong đó tập trung xây dựng, hoàn thiện hệ thống thể chế của nền hành chính và nâng cao hiệu lực, hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên nghiệp, có năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và sự phát triển đất nước, trong đó, chú trọng cải cách CS tiền lương; xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số. Để thực hiện tốt công cuộc cải cách của đất nước, báo chí cần vào cuộc mạnh mẽ hơn hơn nữa để đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến, quán triệt về CS CCHCNN tới toàn thể đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người dân và toàn xã hội để tạo động lực, sự đồng thuận trong xã hội về thực hiện công cuộc CCHCNN gắn với thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Với mục đích phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp, kiến nghị phát triển hoạt động báo chí TTCS CCHCNN nước ta, nghiên cứu sinh đã lựa chọn đề tài: “Báo chí truyền thông chính về sách cải cách hành chính nhà nước Việt Nam” để nghiên cứu. 2
  11. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích Phân tích, luận giải, làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn về báo chí TTCS CCHCNN; khảo sát, nghiên cứu thực trạng báo chí TTCS CCHCNN Việt Nam; đề xuất một số khuyến nghị, giải pháp nâng cao hiệu quả báo chí truyền thông về CS CCHCNN Việt Nam trong thời gian tới. 2.2. Nhiệm vụ - Tổng quan tình hình nghiên cứu ở trong và ngoài nước có liên quan đến báo chí TTCS CCHCNN và rút ra những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu; - Hệ thống hóa, phân tích, luận giải, làm rõ những vấn đề lý luận liên quan đến đề tài nghiên cứu; xây dựng, hình thành khung lý thuyết, công cụ khảo sát báo chí TTCS CCHCNN; - Khảo sát thực trạng báo chí TTCS CCHCNN; rút ra thành công, hạn chế và nguyên nhân của thành công, hạn chế báo chí TTCS CCHCNN; - Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, luận án đưa ra dự báo và giải pháp, khuyến nghị để phát triển báo chí TTCS CCHCNN. 3. Đối tượng nghiên cứu, khảo sát và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3.1. Đối tượng nghiên cứu - Hình thức, nội dung, cách thức báo chí TTCS CCHCNN; - Giá trị nội dung thông tin CS CCHCNN của các loại hình báo chí; - Yếu tố tác động đến sự hài lòng của công chúng đối với báo chí TTCS CCHCNN. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Luận án khảo sát các bài viết, các tác phẩm báo chí trên VTV1, BND, VietnamPlus, BĐTĐBND. Đây đều là cơ quan báo chí cấp trung ương và được giao trực tiếp thực hiện công tác truyền thông về CCHCNN theo Nghị quyết 30C/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể CCHCNN giai đoạn 2011-2020. - Thời gian khảo sát: Từ ngày 01/01/2018 đến ngày 31/12/2019. 4. Giả thuyết nghiên cứu Luận án đề xuất các giả thuyết nghiên cứu sau: 3
  12. - Báo chí, trong đó có VTV1, BND, VietnamPlus, BĐBND là kênh thông tin quan trọng trong TTCS CCHCNN Việt Nam? - Thực trạng báo chí TTCS CCHCNN Việt Nam hiện nay? Những yếu tố nào tác động đến báo chí TTCS CCHCNN Việt Nam? - Báo chí TTCS CCHCNN tác động tích cực và ý nghĩa đối với quy trình CS CCHCNN trong thời gian qua. - Hình thức, nội dung và cách thức báo chí TTCS CCHCNN tác động tích cực và ý nghĩa đối với sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp, CBCCVC đối với chính phủ? - Những thành tựu và hạn chế báo chí TTCS CCHCNN Việt Nam xuất phát từ một hệ thống nguyên nhân cần được làm rõ để từ đó đề xuất những khuyến nghị, giải pháp khả thi nhằm phát triển báo chí TTCS CCHCNN Việt Nam trong bối cảnh hiện nay? 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Luận án dựa trên cơ sở nhận thức luận những vấn đề lý luận Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí, truyền thông đại chúng với hai chức năng chính là tuyên truyền, cổ vũ tinh thần của công chúng, hướng công chúng đến mục đích chung là được cung cấp thông tin về CS CCHCNN; trên cơ sở đó thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi để xây dựng một xã hội thượng tôn pháp luật. Hệ thống lý luận này được thể hiện cụ thể trong đường lối, CS về báo chí của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn hiện nay. Đây cũng chính là những căn cứ để luận án đưa vào để phân tích báo chí truyền thông về CS CCHCNN Việt Nam. Bên cạnh đó, báo chí truyền thông về CS CCHCNN Việt Nam được nghiên cứu dựa trên nền tảng kết hợp của các lý thuyết phổ biến trong lĩnh vực truyền thông và truyền thông liên ngành sau: - Lý thuyết “Sử dụng và hài lòng”: Công chúng chủ động chọn “tiêu thụ” những sản phẩm truyền thông một các có ý thức nhằm thỏa mãn những nhu cầu cụ thể của cá nhân; thông qua phân tích động cơ tiếp xúc với phương tiện truyền thông của công chúng và sự tiếp tục này đã thỏa mãn được những nhu 4
  13. cầu gì của họ để khảo sát những lợi ích mà truyền thông đem lại cho tâm lý và hành vi của con người. Tác giả sử dụng lý thuyết “Sử dụng và hài lòng” để phân tích các vấn đề: công chúng có thường xuyên theo dõi thông tin về CS CCHCNN trên VTV1, BND và VietnamPlus hay không; nhu cầu và thói quen của công chúng khi tiếp cận thông tin trên báo chí và mức độ hài lòng của công chúng đối với truyền thông xét theo một số tiêu chí về nội dung và hình thức cụ thể. - Lý thuyết “Định hình chương trình nghị sự”: Theo lý thuyết này, truyền thông đại chúng có thể không trực tiếp tạo ra dư luận xã hội, nhưng lại có khả năng xác định chương trình nghị sự cho dư luận xã hội. Lý thuyết này được vận dụng phổ biến và có hiệu quả trong các chiến dịch truyền thông thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi đối với những mục tiêu và đối tượng xác định. Theo đó, vấn đề nào được truyền thông định hình, được làm nổi bật thì vấn đề đó được quan tâm, chú ý, bàn luận trong dư luận xã hội. Lý thuyết “Định hình chương trình nghị sự” là cơ sở để tác giả tìm hiểu thực trạng và các yếu tố tác động đến báo chí truyền thông về CS CCHCNN. - Lý thuyết Chức năng: Trong lý thuyết này, nhà xã hội học Robert K. Merton phân biệt giữa “chức năng” (function) và “loạn chức năng” (dysfunction). Chức năng là cái làm cho một hệ thống duy trì được sự tồn tại của mình và tiếp tục vận hành trôi chảy. Loạn chức năng là cái gây cản trở cho quá trình đó. Một hoạt động có thể vừa có chức năng lẫn loạn chức năng. Trong nhiều trường hợp, những thông tin lan truyền trên các phương tiện truyền thông thay vì đóng vai trò cảnh báo đối với người dân, thì ngược lại, có thể gây ra hậu quả là làm gia tăng nỗi lo âu và hoang mang đối với một số tầng lớp các hội. Để hạn chế những tính chất “loạn chức năng” của thông tin đại chúng, vấn đề định hướng dân dư luận của các phương tiện truyền thông thông qua việc chọn lọc những tin tức để phát sóng, cùng với việc cung cấp những giải thích và bình luận cần thiết kèm theo các tin tức cho bạn đọc, cho khán thính giả. Lý thuyết này giúp tác giả phân tích những thành tựu và hạn chế, giải pháp bảo đảm báo chí truyền thông về CS CCHCNN Việt Nam. 5
  14. - Lý thuyết về các bên liên quan trong CS công: Lý thuyết về các bên liên quan được Freeman (1984) phát triển từ những khái niệm về “các bên liên quan” đầu tiền trên cơ sở mô hình quản trị doanh nghiệp. Sự phát triển của lý thuyết các bên liên quan mở rộng sang lĩnh vực CS công và quản trị nhà nước. Theo đó, việc áp dụng lý thuyết về các bên liên quan để phân tích, giải thích nhiều lĩnh vực nghiên cứu khác nhau trong các vấn đề CS công. CS công được phân tích theo xu hướng phân tích các bên liên quan bao hàm cả những người ra quyết định, các nhóm lợi ích liên quan, nhóm hưởng lợi, những người phải chi trả và các thế hệ tương lai chịu ảnh hưởng. Lý thuyết này là cơ sở để tác giả luận án phân tích và lý giải trạng thái cũng như hành vi của các bên liên quan trong quá trình báo chí truyền thông về CS CCHCNN Việt Nam. - Lý thuyết các bên liên quan trong quản trị công: Lý thuyết các bên liên quan trong quản trị công tập trung vào việc xác định và phân tích các mối liên hệ giữa các cá nhân, tổ chức ảnh hưởng đến quản trị công trong một quốc gia. Theo đó, 8 nhân tố chính tương tác với nhau trong quản trị công gồm: các cá nhân (công dân), các tổ chức cộng đồng và tương tự, các tổ chức phi lợi nhuận, giới kinh doanh, truyền thông, các cấp chính quyền, các chính khách được bầu cử, các tổ chức thương mại. Các nhân tố này được chia thành 3 nhóm chủ yếu: nhà nước, thị trường và xã hội dân sự. Các bên liên quan thuộc khu vực nhà nước được tổ chức theo dạng thứ bậc, các doanh nghiệp và khu vực kinh doanh thường hoạt động ở thị trường và các cộng đồng được tổ chức rất đa dạng. Mỗi vấn đề công đều được giải quyết thông qua quá trình tương tác, phân phối quyền lực, khả năng và sự tương tác của các nhân tố mới trong mạng lưới. Người dân tham gia vào các vấn đề CS thông qua các mối liên hệ tương tác với các bên liên quan khác nhau để tác động vào vấn đề. Tại Việt Nam, người dân đóng vai trò là nền tảng của quyền lực nhà nước. Điều này hàm ý rằng mọi quyền lực đều thuộc về nhân dân và được nhân dân ủy quyền cho các cơ quan: lập pháp, hành pháp và tư pháp. Quá trình tương tác của người dân đối với các cơ quan chính quyền thông qua các hình 6
  15. thức theo ba kênh: lập pháp (bầu cử, tiếp xúc cử trị), hành pháp (thực hiện hay không thực hiện CS - pháp luật, biểu tình, kiến nghị), tư pháp (thông qua các cấp tòa án). Sự tham gia của người dân vào CS được thực thi thông qua sự tương tác của các nhân tố được quy định (lập pháp, tư pháp, hành pháp) hoặc thông qua các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội dân sự. Báo chí cũng như các hiệp hội và nhóm lợi ích để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ. 5.2. Phương pháp nghiên cứu 5.2.1. Các phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu tài liệu, phân tích nội dung, lịch sử - logic, phỏng vấn, điều tra xã hội học... Cụ thể như sau: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Phương pháp này được tiến hành thông qua việc sưu tầm, tuyển chọn, nghiên cứu, phân tích, tìm hiểu các công trình khoa học, sách, bài báo khoa học, tác phẩm báo chí, quan điểm, đường lối của Đảng, Nhà nước về nội dung liên quan đến báo chí, báo chí TTCS, CCHCNN, báo chí TTCS CCHCNN... Trên cơ sở đó, nghiên cứu sinh hệ thống hóa luận điểm, so sánh, minh họa cùng các kết quả khảo sát của mình, từ đó đưa ra quan điểm của cá nhân để khẳng định khung lý thuyết của vấn đề nghiên cứu. - Phương pháp phân tích nội dung: Trên cơ sở phân tích hệ thống văn bản, báo cáo tổng kết thực tiễn, các tác phẩm báo chí, ý kiến trưng cầu về báo chí TTCS CS CCHCNN, luận án tổng hợp vấn đề, rút ra những kết luận, nhận định về vai trò của báo chí trong truyền thông CS CCHCNN hiện nay. - Phương pháp nghiên cứu lịch sử-logic: Phương pháp này dùng để tìm cơ sở khoa học của quá trình hình thành, phát triển của TTCS nói chung và báo chí TTCS nói riêng, phát hiện bản chất và quy luật vận động của báo chí TTCS CCHCNN. Cụ thể là phát hiện những thành tựu lý thuyết đã có nhằm kế thừa, bổ sung và phát triển, hoặc phát hiện những thiếu sót, không hoàn chỉnh trong các tài liệu đã có… từ đó xác định vị trí đề tài nghiên cứu của tác giả. - Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi (Anket) + Đối với công chúng: Phương pháp này được tiến hành thông qua việc lập phiếu điều tra nhằm thu nhận các ý kiến, đánh giá của công chúng về đối 7
  16. tượng nghiên cứu của đề tài. Quy mô điều tra xã hội học thông qua phỏng vấn bằng bảng hỏi với 260 mẫu thuộc 3 đối tượng là nhà báo; cán bộ, công chức, viên chức; chủ doanh nghiệp; người dân, phân bổ theo: + Phương pháp chọn mẫu: Phương pháp chọn mẫu thuận tiện, lấy mẫu dựa trên sự tính dễ tiếp cận của đối tượng. Địa điểm lấy mẫu là 5 địa phương gồm thành phố Hà Nội, tỉnh Lào Cai, tỉnh Lâm Đồng, tỉnh Quảng Nam, thành phố cần Thơ. Cụ thể như sau: Thành phố Hà Nội: Cơ cấu đơn vị hành chính được lựa chọn gồm: STT Quận/Huyện Đặc điểm Xã/Phường 1 Quận Tây Hồ Quận Tây Hồ là trung tâm dịch vụ - Phường du lịch, trung tâm văn hoá, của Thủ đô Xuân La Hà Nội. 2 Quận Quận Bắc Từ Liêm được thành lập Phường Bắc Từ Liêm năm 2013. Kinh tế phát triển mạnh Xuân Tảo theo cơ cấu dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp, trong đó nông nghiệp vẫn giữ tỷ trọng lớn. Văn hóa làng xã vẫn còn phổ biến. Tỉnh Lào Cai: Cơ cấu đơn vị hành chính được lựa chọn gồm: STT Quận/Huyện Đặc điểm Xã/Phường 1 Thành phố Thành phố Lào Cai là thủ phủ của Phường Kim Tân Lào Cai tỉnh Lào Cai, là một trong những (Phường trung thành phố địa đầu của tổ quốc, có vị tâm của thành trí đặc biệt quan trọng về kinh tế, phố Lào Cai) chính trị, quốc phòng, an ninh của cả nước. 2 Huyện Bảo Thắng là một huyện biên giới Thị trấn Phố Lu Bảo Thắng cửa ngõ của tỉnh Lào Cai. Phía Bắc (trung tâm kinh giáp huyện Hà Khẩu (Vân Nam - tế - chính trị - Trung Quốc) với đường biên giới dài văn hoá xã hội 15 km. Bảo Thắng có nhiều tài của huyện Bảo nguyên khoáng sản quý. Mỏ Apatít Thắng) với trữ lượng lớn, hàm lượng cao, chạy dài hàng chục km bên hữu ngạn sông hồng. Bảo Thắng là 8
  17. huyện dân tộc gồm Kinh, Tày, Giáy, Dao, Mông, Phù Lá. Tỉnh Lâm Đồng Cơ cấu đơn vị hành chính được lựa chọn gồm: STT Quận/Huyện Đặc điểm Xã/Phường 1 Thành phố Đà Lạt là thành phố của tỉnh Lâm Phường 9 Đà Lạt Đồng, nằm trên cao nguyên Lâm Viên, thuộc vùng Tây Nguyên. Đây là đô thị miền núi đông dân đứng thứ hai cả nước, sau thành phố Buôn Ma Thuột. 2 Huyện Trung tâm huyện cách thành phố Thị trấn Bảo Lâm Hồ Chí Minh 210 km về phía đông Lộc Thắng bắc, cách thành phố Đà Lạt 140 km về phía tây nam. Huyện gồm thị trấn Lộc Thắng và 13 xã. Tỉnh Quảng Nam: Cơ cấu đơn vị hành chính được lựa chọn gồm: STT Quận/Huyện Đặc điểm Xã/Phường 1 Thành phố Thành phố Tam Kỳ là thủ phủ của Phường An Mỹ Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam, có vị trí đặc biệt (phường hành quan trọng về kinh tế, chính trị, cách chính loại I của Đà Nẵng 70km và cách sân bay Chu thành phố Tam Lai 30km Kỳ) 2 Thị xã Điện Bàn là thị xã đồng bằng ven biển Phường Điện Điện Bàn phía Bắc của tỉnh Quảng Nam, cách Ngọc (nằm ở thành phố Đà Nẵng 25km về phía phía bắc thị xã Nam, hội tụ đầy đủ những yếu tố cần Điện Bàn) thiết để phát triển từ đô thị vệ tinh trở thành đô thị kết nối với các đô thị lớn, thành phố du lịch trong khu vực như Đà Nẵng, Hội An, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, với trọng tâm là công nghiệp, dịch vụ và du lịch Thành phố Cần Thơ: Cơ cấu đơn vị hành chính được lựa chọn gồm: STT Quận/Huyện Đặc điểm Xã/Phường 1 Quận Quận Ninh Kiều là quận trung tâm Phường Cái Khế Ninh Kiều của thành phố Cần Thơ, là nơi tập trung nhiều cơ quan Đảng, hành chính, đoàn thể, cơ sở thương mại, dịch vụ, tài chính, ngân hàng, viễn thông, vận tải, giáo dục, y tế, văn hoá 9
  18. - xã hội, an ninh, quốc phòng… của trung ương và thành phố Cần Thơ; là đầu mối giao thông quan trọng giữa thành phố Cần Thơ với toàn Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. 2 Huyện Huyện Vĩnh Thạnh là một huyện Thị trấn Vĩnh Vĩnh Thạnh thuộc thành phố Cần Thơ, một huyện Thạnh (thủ phủ ngoại thành xa xôi nhất của thành của huyện Vĩnh phố Cần Thơ về phía Tây Bắc, giáp Thạnh) với hai tỉnh An Giang và Kiên Giang. Huyện được thành lập ngày 02/01/2004. Huyện gồm thị trấn Vĩnh Thạnh và 7 xã. + Phương pháp thảo luận nhóm: Để có được kết quả khách quan, nghiên cứu sinh tiến hành thảo luận nhóm công chúng... về các vấn đề chính liên quan đến thực trạng báo chí TTCS CCHCNN. Quy mô thảo luận nhóm: Nghiên cứu sinh đã thực hiện 18 cuộc trao đổi với 06 nhà báo, 10 nhà quản lý và nhà khoa học có kinh nghiệm, 2 lãnh đạo cơ quan truyền thông; 03 cuộc thảo luận nhóm với người dân, chủ doanh nghiệm ở thành phố Hà Nội và thành phố Cần Thơ. - Phỏng vấn sâu: Phương pháp này được tiến hành thông qua việc phỏng vấn sâu những nhà quản lý, chuyên gia, nhà báo, người có uy tín liên quan đến đối tượng nghiên cứu của luận án, nhằm có cái nhìn về thực trạng báo chí TTCS CCHCNN. Tổng số có 05 phỏng vấn sâu chuyên gia, nhà nghiên cứu. 5.2.2. Kĩ thuật xử lý thông tin và số liệu điều tra Dữ kiện thu thập được từ việc điều tra bằng bảng hỏi, bảng mã phân tích, thảo luận nhóm, phiếu thực nghiệm và phỏng vấn sâu được tổng hợp và phân tích theo các hướng sau: - Phân tích định tính: Dữ liệu thứ cấp được nghiên cứu tổng hợp từ 1318 tác phẩm báo chí trong 2 năm (2018-2019). Dữ liệu thứ cấp được thu tập trực tiếp từ bảng hỏi. Bảng hỏi được xây dựng dựa trên ý kiến các chuyên và và có sự điều chỉnh cho phù hợp gồm hai phần. Phần thông tin nhân khẩu gồm: tuổi, giới tính, trình độ, nghề nghiệp. Phần thông tin chung gồm 3 mục (16 biến đo lường). Phần khảo sát đánh giá tác động khảo sát thực trạng gồm 8 mục (31 biến đo lường) và nội dung các cuộc thảo luận nhóm, phỏng vấn sâu được ghi chép, phân tích theo nhóm để 10
  19. thấy được những hướng nổi trội, đồng thời cùng được sử dụng làm ví dụ để phân tích trong một số trường hợp cần viện dẫn. - Phân tích định lượng: Dữ liệu trả lời của công chúng được cộng sự mã hoá, nhập liệu và xử lý với phần mềm SPSS 20 và AMOS 20. Bên cạnh những phân tích mô tả dưới dạng tần suất và tỉ lệ để thuận tiện cho việc đo lường, so sánh và khái quát hoá. Kỹ thuật phân tích thống kê chuyên sâu được áp dụng như kỹ thuật phân tích độ tin cậy của thang đo, kỹ thuật phân tích nhân tố khám phá, kỹ thuật phần tích phương trình cấu trúc song song và kỹ thuật kiểm định Chi bình phương. 6. Đóng góp khoa học của đề tài Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần: - Xây dựng những vấn đề lý luận liên quan đến báo chí TTCS CCHCNN, vai trò và nhiệm vụ của báo chí trong TTCS CCHCNN, mô hình nghiên cứu và tiêu chí báo chí TTCS CCHCNN. - Kết quả khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng báo chí TTCS CCHCNN Việt Nam, cùng việc nghiên cứu lý thuyết khẳng định thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của thành tựu, hạn chế của báo chí trong TTCS CCHCNN. - Trên cơ sở nghiên cứu và thông qua các kết quả nghiên cứu, luận án luận giải một số vấn đề có căn cứ khoa học và đưa ra các khuyến nghị, giải pháp phát triển báo chí TTCS CCHCNN. Luận án là sự tổng hợp đầu tiên trong nghiên cứu về báo chí TTCS CCHCNN, đáng chú ý là đã đưa ra được mô hình nghiên cứu, tiêu chí phân tích báo chí TTCS CCHCNN. - Kết quả nghiên cứu của luận án là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho cho các nhà quản lý, nhà nghiên cứu, các trường đại học nghiên cứu, cập nhật kiến thức về báo chí TTCS CCHCNN. 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài - Ý nghĩa lý luận: + Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ cung cấp một bức tranh toàn cảnh về thực trạng công tác báo chí TTCS CCHCNN Việt Nam. Từ đó rút ra những thành công, hạn chế và đưa ra quan điểm, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả báo chí TTCS nói chung và TTCS CCHCNN nói riêng trong tương lai, đưa ra mô hình nghiên cứu, tiêu chí phân tích báo chí TTCS CCHCNN. Đây là điểm mới chưa được bàn đến trong hầu hết các nghiên cứu trong nước. 11
  20. + Luận án góp phần làm phong phú, sinh động hơn về lý luận và thực tiễn về báo chí TTCS và TTCS CCHCNN, một vấn đề đang được chính phủ, cơ quan hành chính nhà nước, nhà nghiên cứu và nhà làm truyền thông quan tâm. - Ý nghĩa thực tiễn: + Kết quả nghiên cứu của luận án là tài liệu tham khảo bổ ích, tin cậy trong việc giảng dạy cũng như nghiên cứu lý luận về TTCS ở Việt Nam hiện nay. Đây cũng là tài liệu tham khảo đối với sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh khi nghiên cứu những vấn đề liên quan đến báo chí, CS, TTCS, CCHCNN. + Luận án cơ sở tham khảo cho những nhà quản lý về lĩnh vực thông tin, truyền thông về CS nhằm thực hiện có hiệu quả công tác báo chí vào quá trình hoạch định và thực thi CS. + Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các nhà báo, phóng viên, biên tập viên quan tâm. + Kết quả nghiên cứu của luận án có thể vận dụng, áp dụng vào giải quyết những vấn đề đặt ra đối với công tác TTCS, truyền thông về CS CCHCNN trong bối cảnh hiện nay. + Đóng góp số liệu, thông tin cho hệ thống thư viện, phòng lưu trữ, nhà văn hóa cũng như cho báo chí khu vực,… 8. Kết cấu của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án gồm có Tổng quan và 03 chương, cụ thể: - Chương 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn báo chí truyền thông về chính sách cải cách hành chính nhà nước Việt Nam - Chương 2: Thực trạng báo chí truyền thông về chính sách cải cách hành chính nhà nước Việt Nam - Chương 3: Dự báo và giải pháp báo chí truyền thông về chính sách cải cách hành chính nhà nước Việt Nam. 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2