intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Biến đổi Khí hậu: Nghiên cứu quản lý tài nguyên nước thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng tại Cà Mau và Hậu Giang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:197

74
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của Luận án nhằm đề xuất mô hình phù hợp và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên nước thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng cho Đồng bằng sông Cửu Long. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Biến đổi Khí hậu: Nghiên cứu quản lý tài nguyên nước thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng tại Cà Mau và Hậu Giang

  1. BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG VIỆN KHOA HỌC Phu luc II.8.1.Hinh thuc noi dung LA va tom tat luan an.doc KHÍ TƢỢNG THỦY VĂN VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Phạm Ngọc Anh NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƢỚC THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI CÀ MAU VÀ HẬU GIANG LUẬN ÁN TIẾN SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Hà Nội, 2021
  2. BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG VIỆN KHOA HỌC KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI CÀ MAU VÀ HẬU GIANG Ngành: Biến đổi khí hậu Mã số: 9440221 LUẬN ÁN TIẾN SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Tác giả luận án TM. Tập thể giáo viên hưỡng dẫn Giáo viên hướng dẫn 1 Phạm Ngọc Anh PGS. TS. Huỳnh Thị Lan Hương Hà Nội, 2021
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tác giả. Các kết quả nghiên cứu và các kết luận trong Luận án này là trung thực, không sao chép dưới bất kỳ hình thức nào từ bất kỳ một nguồn nào. Việc tham khảo các nguồn tài liệu đã được thực hiện trích dẫn đầy đủ và ghi nguồn tài liệu tham khảo theo đúng quy định. Tác giả Luận án Phạm Ngọc Anh
  4. ii LỜI CẢM ƠN Trước tiên tác giả xin gửi lời cảm ơn đến Viện Khoa học Khí tượng Thuỷ văn và Biến đổi khí hậu, Văn phòng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành Luận án. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tác giả xin gửi lời cảm ơn đặc biệt tới hai người thầy hướng dẫn khoa học là PGS. TS. Huỳnh Thị Lan Hương và TS. Đỗ Nam Thắng đã tận tình giúp đỡ tác giả từ những bước đầu tiên xây dựng hướng nghiên cứu, cũng như trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện Luận án. Hai thầy cô đã luôn ủng hộ, động viên và hỗ trợ những điều kiện tốt nhất để tác giả hoàn thành Luận án. Tác giả trân trọng cảm ơn Lãnh đạo Văn phòng Bộ và tập thể Cổng thông tin Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ trong thời gian nghiên cứu, hoàn thành Luận án. Tác giả chân thành cảm ơn các chuyên gia, các nhà khoa học của Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Chi cục Thủy lợi, Ủy ban Nhân dân, Phòng Nông nghiệp, Phòng Tài nguyên và Môi trường các huyện tại hai tỉnh Cà Mau và Hậu Giang, các đồng nghiệp và các cơ quan hữu quan đã có những góp ý về khoa học cũng như hỗ trợ nguồn tài liệu, số liệu cho tác giả trong suốt quá trình thực hiện Luận án. Tác giả chân thành cảm ơn đề tài “Nghiên cứu mô hình cộng đồng quản lý tài nguyên nước bền vững tại đồng bằng sông Cửu Long (nghiên cứu trường hợp 0hai tỉnh: Cà Mau và Hậu Giang” (Mã số: 2015.05.13) đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả cùng tham gia nghiên cứu trong khuôn khổ của Đề tài và sử dụng số liệu của Đề tài. Cuối cùng, tác giả xin gửi lời cảm ơn tới bố, mẹ và gia đình đã luôn ở bên cạnh, động viên cả về vật chất lẫn tinh thần, tạo mọi điều kiện tốt nhất để tác giả có thể hoàn thành Luận án của mình. TÁC GIẢ Phạm Ngọc Anh
  5. i MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii MỤC LỤC .............................................................................................................. i DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ..................................................................... iv DANH MỤC BẢNG ............................................................................................ vi DANH MỤC HÌNH ........................................................................................... viii MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 1. Đặt vấn đề ...................................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................... 3 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.................................................................. 3 4. Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................ 5 5. Luận điểm của Luận án .................................................................................. 5 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Luận án ................................................... 7 7. Đóng góp mới của Luận án ............................................................................ 8 8. Phƣơng pháp nghiên cứu................................................................................ 8 9. Kết cấu của Luận án ....................................................................................... 9 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƢỚC THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG ........................... 10 1.1. Quản lý tài nguyên nƣớc thích ứng với biến đổi khí hậu ......................... 10 1.2. Quản lý tài nguyên nƣớc dựa vào cộng đồng ........................................... 11 1.3. Thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng ................................. 15 1.4. Quản lý tài nguyên nƣớc thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng .................................................................................................................. 17 Tiểu kết Chƣơng 1............................................................................................ 21 CHƢƠNG 2. PHƢƠNG PHÁP LUẬN ĐÁNH GIÁ MÔ HÌNH QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƢỚC THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG ..................................................................................................... 25 2.1. Cơ sở lý luận nghiên cứu quản lý tài nguyên nƣớc thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng .............................................................................. 25 2.1.1. Cách tiếp cận trong quản lý tài nguyên nước thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng ........................................................................... 25 2.1.2. Nguyên tắc quản lý tài nguyên nước thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng ........................................................................................ 26 2.1.3. Tiêu chí lựa chọn và các nhân tố ảnh hưởng đến mô hình quản lý tài nguyên nước thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng ................. 28
  6. ii 2.1.4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 30 2.2. Xây dựng bộ chỉ số đánh giá mô hình quản lý tài nguyên nƣớc thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng tại địa bàn nghiên cứu ..................... 36 2.2.1. Sự cần thiết, yêu cầu và nguyên tắc xây dựng bộ chỉ số đánh giá ..... 36 2.2.2. Đề xuất phương pháp đánh giá .......................................................... 39 2.2.3. Xác định phạm vi và nội dung đánh giá ............................................. 46 2.2.4. Thiết lập các chỉ số đánh giá .............................................................. 48 2.2.5. Thu thập, thống kê dữ liệu .................................................................. 59 2.2.6. Tính toán và phân tích giá trị các chỉ số ............................................ 60 Tiểu kết Chƣơng 2............................................................................................ 62 CHƢƠNG 3. QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƢỚC THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI CÀ MAU VÀ HẬU GIANG ........ 65 3.1. Đánh giá hiện trạng tài nguyên nƣớc, quản lý tài nguyên nƣớc tại Cà Mau, Hậu Giang ........................................................................................................ 65 3.1.1. Hiện trạng tài nguyên nước, quản lý tài nguyên nước tỉnh Cà Mau .. 65 3.1.2. Hiện trạng tài nguyên nước, quản lý tài nguyên nước tỉnh Hậu Giang75 3.2. Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nƣớc, quản lý tài nguyên nƣớc tại Cà Mau và Hậu Giang ........................................................... 83 3.2.1. Tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước tại Cà Mau và Hậu Giang ..................................................................................................... 83 3.2.2. Tác động của biến đổi khí hậu và yêu cầu quản lý tài nguyên nước thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng tại Cà Mau và Hậu Giang .......... 94 3.3. Đánh giá mô hình quản lý tài nguyên nƣớc thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng tại Cà Mau và Hậu Giang ................................................. 98 3.3.1. Đánh giá mô hình quản lý cấp nước sinh hoạt thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng tại tỉnh Cà Mau ................................................ 98 3.3.2. Đánh giá mô hình quản lý nước tưới thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng tại tỉnh Hậu Giang .................................................................... 107 3.4. Đề xuất giải pháp quản lý tài nguyên nƣớc thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng cho Đồng bằng sông Cửu Long ...................................... 118 3.4.1. Ứng dụng bộ chỉ số đánh giá mô hình quản lý tài nguyên nước thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng ............................................. 118 3.4.2. Đề xuất giải pháp, chính sách quản lý tài nguyên nước thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long125 Tiểu kết Chƣơng 3.......................................................................................... 135 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................................... 137 1. Kết luận ...................................................................................................... 137
  7. iii 2. Kiến nghị .................................................................................................... 138 NHỮNG CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA LUẬN ÁN ............................ 140 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 141 PHỤ LỤC .......................................................................................................... 146 Phụ lục 1. Bộ chỉ số đánh giá mô hình quản lý tài nguyên nƣớc thích ứng biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng ...................................................................... 147 Phụ lục 2a. Thay đổi lƣu lƣợng trung bình mùa lũ tƣơng ứng với các kịch bản biến đổi khí hậu .............................................................................................. 158 Phụ lục 2b. Thay đổi lƣu lƣợng trung bình mùa cạn tƣơng ứng với các kịch bản biến đổi khí hậu ....................................................................................... 161 Phụ lục 2c. Thay đổi lƣu lƣợng trung bình tháng nhỏ nhất tƣơng ứng với các kịch bản biến đổi khí hậu ............................................................................... 164 Phụ lục 3. Một số hình ảnh khảo sát thực địa tại Cà Mau và Hậu Giang ...... 167 Phụ lục 4. Mẫu Phiếu điều tra ........................................................................ 169 Phụ lục 5. Tổng hợp kết quả điều tra, khảo sát .............................................. 180 Phụ lục 6. Danh sách chuyên gia tham vấn ................................................... 182
  8. iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BVMT Bảo vệ môi trƣờng BĐKH Biến đổi khí hậu BSC Thẻ điểm cân bằng (Balanced Scorecard) BQL Ban quản lý CBWRM Quản lý tài nguyên nƣớc dựa vào cộng đồng CĐ Cộng đồng CTMTQG Chƣơng trình mục tiêu quốc gia ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long EBA Tiếp cận hệ sinh thái HTX Hợp tác xã KH Kế hoạch KPIs Bộ chỉ số KB Kịch bản KH&CN Khoa học và công nghệ KT-XH Kinh tế - xã hội IPCC Uỷ ban liên Chính phủ về biến đổi khí hậu MH Mô hình NBD Nƣớc biển dâng NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn NSNN Ngân sách Nhà nƣớc PIM Quản lý thủy lợi có sự tham gia PTBV Phát triển bền vững
  9. v QL Quản lý QLRRTT Quản lý rủi ro thiên tai QLTNN Quản lý tài nguyên nƣớc TNN Tài nguyên nƣớc TN&MT Tài nguyên và Môi trƣờng TNHH Trách nhiệm hữu hạn TT NS&VSMTNT Trung tâm Nƣớc sạch và Vệ sinh môi trƣờng nông thôn SXNN Sản xuất nông nghiệp XNM Xâm nhập mặn UBND Ủy ban nhân dân UNEP Chƣơng trình Môi trƣờng Liên Hiệp Quốc VBQPPL Văn bản quy phạm pháp luật WMO Tổ chức Khí tƣợng Thế giới
  10. vi DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Đánh giá tính bền vững của mô hình cộng đồng quản lý tài nguyên nƣớc tại Cà Mau và Hậu Giang...................................................... 14 Bảng 2.1. Đánh giá sự phù hợp từ Bộ chỉ số của các tác giả trong và ngoài nƣớc liên quan đến hƣớng nghiên cứu của Luận án ................................... 40 Bảng 2.2. Bộ chỉ số đánh giá mô hình quản lý tài nguyên nƣớc thích ứng với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực cấp nƣớc sinh hoạt tại Cà Mau và tƣới tiêu trong nông nghiệp tại Hậu Giang......................................................... 55 Bảng 3.1. Vị trí đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nƣớc tỉnh Cà Mau và Hậu Giang ................................................................ 85 Bảng 3.2. Thay đổi lƣu lƣợng trung bình mùa lũ ứng với các kịch bản biến đổi khí hậu tại các trạm Cần Thơ, Vị Thanh, Phụng Hiệp, Cà Mau .......... 87 Bảng 3.3. Thay đổi lƣu lƣợng trung bình mùa cạn tƣơng ứng với các kịch bản biến đổi khí hậu tại các trạm Cần Thơ, Vị Thanh, Phụng Hiệp, Cà Mau ..................................................................................................................... 88 Bảng 3.4. Thay đổi lƣu lƣợng trung bình tháng nhỏ nhất ứng với các kịch bản biến đổi khí hậu tại trạm Cần Thơ, Vị Thanh, Phụng Hiệp, Cà Mau .. 89 Bảng 3.5. Thiệt hại do mƣa lũ, ngập lụt tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2010 - 2020 ............................................................................................................. 93 Bảng 3.6. Tổng hợp các chỉ số đánh giá mô hình quản lý cấp nƣớc sinh hoạt thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng - tỉnh Cà Mau .... 99 Bảng 3.7. Kết quả đánh giá mô hình quản lý cấp nƣớc sinh hoạt thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng tại tỉnh Cà Mau..................... 10707 Bảng 3.8. Tổng hợp các chỉ số đánh giá mô hình quản lý nƣớc tƣới thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng tại tỉnh Hậu Giang ............. 108
  11. vii Bảng 3.9. Kết quả đánh giá mô hình quản lý nƣớc tƣới trong nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng tại tỉnh Hậu Giang.... 117 Bảng 3.10. Khuyến nghị hoàn thiện mô hình cấp nƣớc sinh hoạt thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng ............................................... 12020 Bảng 3.11. Khuyến nghị hoàn thiện Mô hình quản lý nƣớc tƣới nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng .................. 12222
  12. viii DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Quản lý tài nguyên nƣớc - Thích ứng với biến đổi khí hậu: Hành động từ địa phƣơng đến quốc gia, khu vực và toàn cầu ................................. 11 Hình 1.2. Sơ đồ nghiên cứu của Luận án ....................................................... 24 Hình 2.1. Mô hình đánh giá thẻ điểm cân bằng (Balanced scorecard - BSC) 45 Hình 2.2. Khung Bộ chỉ số đánh giá mô hình quản lý tài nguyên nƣớc thích ứng với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực cấp nƣớc sinh hoạt tại Cà Mau........ 49 Hình 2.3. Khung bộ chỉ số quản lý tài nguyên nƣớc thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng trong lĩnh vực quản lý nƣớc tƣới tại Hậu Giang 54 Hình 3.1. Bản đồ mạng lƣới trạm cấp nƣớc sinh hoạt tỉnh Cà Mau .............. 69 Hình 3.2. Mô hình cấp nƣớc sinh hoạt tập trung tại tỉnh Cà Mau ................. 72 Hình 3.3. Trạm cấp nƣớc Loại 1 .................................................................... 73 Hình 3.4. Trạm cấp nƣớc Loại 2 .................................................................... 73 Hình 3.5. Mô hình tổ hợp tác dùng nƣớc tại tỉnh Hậu Giang ........................ 81 Hình 3.6. Bản đồ mạng lƣới trạm bơm tỉnh Hậu Giang................................. 82 Hình 3.7. Mạng thủy lực mô hình ISIS .......................................................... 84 Hình 3.8. Bản đồ vị trí đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nƣớc tỉnh Cà Mau và Hậu Giang .................................................................... 85
  13. 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Biến đổi khí hậu (BĐKH) ảnh hƣởng mạnh mẽ tới tài nguyên nƣớc (TNN) trên mọi phƣơng diện. Theo Uỷ ban liên Chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC), BĐKH với sự gia tăng của nhiệt độ, lƣợng mƣa, nƣớc biển dâng (NBD); gia tăng tần suất của các hiện tƣợng khí hậu cực đoan nhƣ (bão, lũ lụt, hạn hán) sẽ ảnh hƣởng đến các khía cạnh của TNN liên quan tới tính sẵn có của TNN (Water availability); chất lƣợng nƣớc (Water Quality) và nhu cầu sử dụng nƣớc (Water demand) [1]. Nghiên cứu tác động của BĐKH đối với TNN đƣợc thực hiện bắt đầu từ những năm 1980. Năm 1985, Tổ chức Khí tƣợng Thế giới (WMO) công bố báo cáo đánh giá tác động của BĐKH đến TNN. Sau đó, WMO đƣa ra một số phƣơng pháp thử nghiệm, đánh giá và công bố báo cáo phân tích độ nhạy của tác động BĐKH đối với thủy văn và TNN. Vào năm 1987, WMO đã tóm tắt các vấn đề về độ nhạy cảm trong hệ thống TNN cho tƣơng lai và BĐKH hiện đại. Để đẩy nhanh tiến trình nghiên cứu, WMO và Chƣơng trình Môi trƣờng Liên Hiệp Quốc (UNEP) thành lập Uỷ ban liên Chính phủ về BĐKH (IPCC) vào năm 1988. IPCC chuyên về đánh giá BĐKH và đã hoàn thành 5 báo cáo đánh giá vào năm 1990, 1995, 2001 và 2007 và 2013. Các báo cáo của IPCC là tài liệu khoa học tin cậy cung cấp các hiểu biết về vấn đề BĐKH và tác động đến TNN. Ở Việt Nam, theo các nguồn thống kê cho thấy, BĐKH gây ra các tác động đến dòng chảy năm; tác động đến dòng chảy mùa lũ ở phần lớn các sông có xu hƣớng tăng (trừ sông Đồng Nai); tác động gia tăng mức độ nguy hiểm của lũ lụt (thể hiện ở lƣu lƣợng đỉnh lũ và tổng lƣợng lũ tăng lên); tác động đến dòng chảy mùa cạn (tất cả các sông có xu hƣớng giảm, nhƣng mức giảm
  14. 2 khác nhau giữa các sông); tác động đến lũ lụt, ngập lụt; tác động đến xâm nhập mặn (XNM). Đặc biệt, ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) trong 50 năm tới, diện tích bị XNM với nồng độ trên 4g/l chiếm 45% diện tích; gần 4/5 diện tích vùng bán đảo Cà Mau bị XNM; và tác động đến nhu cầu dùng nƣớc của các ngành (nông nghiệp, thủy điện,…)… [19]. Nhiều chính sách và giải pháp đƣợc nghiên cứu, đề xuất thực hiện ở quy mô cấp quốc gia, vùng hay địa phƣơng, cụ thể nhƣ: Quản lý tổng hợp TNN theo lƣu vực sông trong điều kiện BĐKH; củng cố, nâng cấp các công trình khai thác nƣớc; hoàn chỉnh, nâng cấp, hiện đại hóa hệ thống quan trắc, dự báo, cảnh báo lũ, lụt; tăng cƣờng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; điều tra, khảo sát, quan trắc và đánh giá TNN; hoàn thiện thể chế, chính sách, tổ chức quản lý TNN hiệu quả,… Bên cạnh đó, cũng đã có nhiều hình thức QLTNN ứng phó với những thay đổi của khí hậu nhƣ áp dụng công nghệ tƣới tiết kiệm, nâng cao hiệu quả sử dụng nƣớc, chung sống với lũ bão bằng cách đắp đê bao, quy hoạch khu dân cƣ đồng bằng ven biển thƣờng bị bão lũ hay khu vực miền núi thƣờng bị lũ quét,…. Đối với ĐBSCL, trong đó có hai tỉnh Cà Mau, Hậu Giang đang gặp phải các vấn đề, thách thức về TNN, đặc biệt trong bối cảnh BĐKH và suy giảm nguồn nƣớc do phát triển thƣợng nguồn; trong khi cách thức QLTNN hiện hành chƣa hiệu quả, đòi hỏi phải có sự thích ứng, dựa trên sự tham gia của cộng đồng. Cộng đồng không chỉ tham gia vào việc thực thi, triển khai các chính sách, quy định về TNN, QLTNN hiệu quả hơn, mà họ còn có thể tham gia cùng với Nhà nƣớc quản lý các mô hình, công trình cấp nƣớc; tham gia giám sát, quản lý, vận hành hiệu quả các công trình này. Đã có nhiều nghiên cứu trong và ngoài nƣớc đánh giá về vai trò và sự tham gia của cộng đồng trong QLTNN nói chung và ĐBSCL nói riêng, tuy nhiên, thực tiễn cho thấy sự tham gia của cộng đồng trong các mô hình QLTNN này còn thiếu tính
  15. 3 bền vững [15]. Cộng đồng sẽ tham gia và khẳng định đƣợc vai trò tích cực của mình trong QLTNN khi họ đƣợc nhìn nhận, đánh giá và đƣợc hỗ trợ để có đủ năng lực thực hiện. Chính vì vậy, việc xây dựng và sử dụng “Bộ chỉ số đánh giá mô hình QLTNN thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng” nhằm mục tiêu không chỉ phục vụ cho việc đánh giá, nâng cao hiệu quả QLTNN, mà quan trọng là trên cơ sở đó sẽ giúp cho việc phân tích và đề xuất đƣợc các hoạt động, giải pháp cho cộng đồng quản lý TNN hiệu quả hơn, bền vững hơn, qua đó, giúp cộng đồng nâng cao năng lực quản lý TNN của mình. 2. Mục đích nghiên cứu (i) Nghiên cứu cơ sở khoa học và phƣơng pháp đánh giá các mô hình QLTNN thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng; (ii) Áp dụng phƣơng pháp đánh giá mô hình QLTNN thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng đối với hai tỉnh Cà Mau và Hậu Giang; đề xuất mô hình phù hợp và giải pháp nâng cao hiệu quả QLTNN thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng cho ĐBSCL. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu đánh giá mô hình cấp nƣớc sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Cà Mau và mô hình sử dụng nƣớc tƣới cho nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hậu Giang: (i) Lĩnh vực cấp nước sinh hoạt đối với tỉnh Cà Mau Cà Mau là tỉnh duy nhất trong vùng ĐBSCL và cả nƣớc có 3 mặt giáp biển, kéo dài từ biển Đông sang biển Tây với bờ biển dài 254km. Phần lớn diện tích của tỉnh thuộc vùng đất ngập nƣớc ven biển, có nhiều cửa sông, cửa biển; dân cƣ sống rải rác, dễ bị ảnh hƣởng trƣớc tác động của BĐKH và NBD, nên công tác phòng, tránh thiên tai, bảo vệ sản xuất, phát triển kinh tế, đặc biệt cung cấp nƣớc ngọt phục vụ đời sống nhân dân gặp không ít khó khăn, tốn kém.
  16. 4 Việc quản lý, đảm bảo cấp nƣớc sinh hoạt là nhu cầu cơ bản, cần thiết của ngƣời dân, tuy nhiên, việc tiếp cận nguồn nƣớc và mạng lƣới dịch vụ nƣớc ngày càng khó khăn. Đối mặt với tình trạng khan hiếm nguồn nƣớc ngọt, ngƣời dân Cà Mau buộc sử dụng khai thác nƣớc ngầm là chính, đặc biệt trong các tháng mùa khô. Để giải quyết nhu cầu về nƣớc sinh hoạt của gia đình, các hộ dân đã tự thực hiện việc khoan giếng lấy nƣớc, khi đó những giếng này thƣờng khai thác ở tầng nông và không đảm bảo yêu cầu về chất lƣợng (bị nhiễm phèn, mặn, mùi hôi…). Đồng thời, việc khai thác nƣớc ngầm với lƣu lƣợng lớn không theo quy hoạch làm ô nhiễm các tầng nƣớc dƣới đất, đặc biệt là hạ thấp mực nƣớc ngầm dẫn đến tình trạng xâm nhập mặn của nƣớc biển vào các tầng nƣớc dƣới đất gây nhiễm mặn. Hệ lụy của việc khoan giếng tràn lan là gây sụt giảm, cạn kiệt và nguy cơ ô nhiễm nguồn nƣớc ngầm... [21]. (ii) Lĩnh vực sử dụng nước tưới cho nông nghiệp đối với tỉnh Hậu Giang Hậu Giang ở vị trí trung tâm giữa vùng thƣợng lƣu châu thổ sông Hậu (An Giang, TP. Cần Thơ) và vùng ven biển Đông (Sóc Trăng, Bạc Liêu), đồng thời là vùng trung tâm của hệ thống sông Hậu (chịu ảnh hƣởng triều biển Đông) và hệ thống sông Cái Lớn (chịu ảnh hƣởng triều biển Tây). Là địa phƣơng có phần lớn sinh kế ngƣời dân là nông nghiệp. Nông nghiệp là ngành sử dụng nƣớc lớn nhất và hiệu quả sử dụng nƣớc của ngành này sẽ quyết định nguồn cung nƣớc cho các mục tiêu sử dụng khác trong khu vực. Tuy nhiên, trƣớc những diễn biến khó lƣờng của thời tiết, các biểu hiện khí hậu cực đoan thì tỉnh Hậu Giang cũng đã chịu nhiều tác động đến kinh tế cũng nhƣ đời sống sinh hoạt của ngƣời dân, thể hiện qua nguy cơ mất diện tích đất nông nghiệp và thổ cƣ, cùng với những thiệt hại lớn về sản xuất nông, lâm, ngƣ…Bên cạnh đó, nông nghiệp đặc biệt dễ bị tổn thƣơng bởi
  17. 5 các rủi ro liên quan tới khí hậu, chủ yếu là do những thay đổi không chắc chắn về nguồn cấp nƣớc. 4. Câu hỏi nghiên cứu Luận án tập trung vào giải đáp các câu hỏi sau: - ĐBSCL nói chung và hai tỉnh Cà Mau, Hậu Giang nói riêng đã, đang và sẽ phải đối mặt với những vấn đề, thách thức nào về TNN, QLTNN trong điều kiện hiện tại và trong điều kiện BĐKH? Mô hình QLTNN nào phù hợp cho khu vực nghiên cứu trong bối cảnh BĐKH? - Cộng đồng có vai trò nhƣ thế nào trong sử dụng, QLTNN tại khu vực nghiên cứu? Có nên phát triển QLTNN thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng tại khu vực ĐBSCL nói chung và hai tỉnh Cà Mau, Hậu Giang nói riêng? - Làm thế nào để triển khai đƣợc các mô hình QLTNN thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng tại đây? Triển khai các mô này nhƣ thế nào để có hiệu quả? 5. Luận điểm của Luận án Các luận điểm bảo vệ của Luận án gồm: Luận điểm 1: Trong điều kiện BĐKH, TNN tại hai tỉnh Cà Mau, Hậu Giang sẽ khó đảm bảo về số lƣợng và chất lƣợng cho nhu cầu của địa phƣơng; đặt ra yêu cầu phải thay đổi phƣơng thức QLTNN phù hợp, hƣớng đến điều chỉnh nhu cầu sử dụng nƣớc (của cộng đồng) phù hợp với khả năng cung về nƣớc trong điều kiện mới (nghĩa là QLTNN thích ứng với BĐKH). Trong đó, dựa vào cộng đồng là phƣơng thức quản lý phù hợp cho hai tỉnh nói riêng và ĐBSCL nói chung. Luận điểm 2: Sự tham gia của cộng đồng trong QLTNN ở ĐBSCL nói chung và tỉnh Cà Mau (trong cấp nƣớc sinh hoạt) và Hậu Giang (trong quản lý nƣớc tƣới cho nông nghiệp) là chƣa thực sự có ý nghĩa và hiệu quả. Do vậy,
  18. 6 sẽ có hiệu quả nếu xây dựng đƣợc một bộ công cụ giúp cộng đồng quản trị các mô hình QLTNN thích ứng với BĐKH, đồng thời có vai trò quan trọng, giúp nâng cao năng lực cộng đồng tham gia QLTNN và thích ứng với các rủi ro do BĐKH trong hiện tại và tƣơng lai. Luận điểm 3: Để cộng đồng có thể tham gia nhiều hơn, hiệu quả hơn trong QLTNN, đồng thời nâng cao đƣợc năng lực thích ứng với BĐKH, sẽ cần những giải pháp, hƣớng dẫn, hành động cụ thể, giúp cộng đồng quản trị đƣợc mô hình QLTNN của mình; đồng thời cũng cần những giải pháp chính sách để phát triển, nâng cao hiệu quả các mô hình QLTNN thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng cho hai tỉnh Cà Mau, Hậu Giang nói riêng và ĐBSCL nói chung. Trên cơ sở các luận điểm nêu trên, Luận án tập trung vào các nội dung chủ yếu sau đây: - Để chứng minh Luận điểm nghiên cứu 1, Luận án tập trung phân tích tổng quan các nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam về QLTNN thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng. Tiếp theo, Luận án đánh giá hiện trạng và tác động của BĐKH đến TNN, QLTNN tại hai tỉnh Cà Mau, Hậu Giang. - Để chứng minh Luận điểm nghiên cứu 2, Luận án đã đánh giá hiện trạng các mô hình QLTNN dựa vào cộng đồng tại khu vực nghiên cứu, bao gồm, mô hình cấp nƣớc sinh hoạt có sự tham gia của cộng đồng tại tỉnh Cà Mau, mô hình quản lý nƣớc tƣới trong nông nghiệp có sự tham gia của cộng đồng tại tỉnh Hậu Giang. Từ đó, tiến hành xây dựng cơ sở lý luận của QLTNN thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng gồm: cách tiếp cận; nguyên tắc; tiêu chí lựa chọn mô hình; phƣơng pháp đánh giá mô hình QLTNN thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng. Để đánh giá, Luận án đã xây dựng Bộ chỉ số đánh giá mô hình QLTNN thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng và áp dụng Bộ chỉ số đánh giá mô hình QLTNN thích ứng với BĐKH tại tỉnh Cà
  19. 7 Mau (cho lĩnh vực cấp nƣớc sinh hoạt) và Hậu Giang (cho lĩnh vực quản lý nƣớc tƣới trong nông nghiệp). - Để chứng minh Luận điểm nghiên cứu 3, trên cơ sở các phân tích về cơ sở khoa học và thực tiễn trên, Luận án đã đề xuất giải pháp ứng dụng Bộ chỉ số nhằm nâng cao năng lực QLTNN, đồng thời hỗ trợ cộng đồng quản trị các mô hình QLTNN thích ứng với BĐKH. Ngoài ra, Luận án cũng phân tích, đánh giá và đề xuất các giải pháp hoàn thiện, các đề xuất cải tiển, phát triển các mô hình QLTNN. Một cách tổng quát, Luận án đã đề xuất giải pháp, chính sách phát triển QLTNN thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng cho hai tỉnh Cà Mau, Hậu Giang nói riêng và ĐBSCL nói chung. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Luận án Ý nghĩa khoa học Xây dựng luận cứ khoa học và phƣơng pháp luận cho việc đánh giá các mô hình QLTNN thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả các mô hình QLTNN dựa vào cộng đồng có xét đến tác động của BĐKH cho ĐBSCL. Xây dựng Bộ chỉ số đánh giá các mô hình QLTNN thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng, làm cơ sở cho việc QLTNN thích ứng với BĐKH cho khu vực ĐBSCL. Ý nghĩa thực tiễn Các đề xuất của Luận án về mô hình, giải pháp QLTNN dựa vào cộng đồng; các giải pháp nâng cao hiệu quả các mô hình QLTNN dựa vào cộng đồng có ý nghĩa thực tiễn trong hỗ trợ cộng đồng và chính quyền địa phƣơng hoàn thiện mô hình QLTNN dựa vào cộng đồng phù hợp cho ĐBSCL trong điều kiện BĐKH.
  20. 8 7. Đóng góp mới của Luận án Luận án đã xác định đƣợc phƣơng pháp luận và xây dựng đƣợc Bộ chỉ số đánh giá các mô hình QLTNN thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng. Đánh giá đƣợc tác động của BĐKH đến TNN; đánh giá và đề xuất phát triển các mô hình QLTNN thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng cho hai tỉnh Cà Mau và Hậu Giang. Luận án đã kiến nghị, đề xuất đƣợc các giải pháp hỗ trợ cộng đồng quản trị mô hình QLTNN thích ứng với BĐKH; các giải pháp, chính sách phát triển mô hình QLTNN thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng cho các tỉnh ĐBSCL. 8. Phương pháp nghiên cứu Các phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng trong Luận án gồm: Phương pháp tổng quan, phân tích tài liệu đƣợc sử dụng trong nghiên cứu tổng quan các cơ sở lý thuyết, mô hình QLTNN dựa vào cộng đồng. Phương pháp điều tra, khảo sát đƣợc thực hiện để thu thập thông tin thực tiễn liên quan đến các mô hình QLTNN dựa vào cộng đồng tại hai tỉnh, trong đó tập trung chủ yếu vào lĩnh vực cấp nƣớc sinh hoạt tại tỉnh Cà Mau và cấp nƣớc tƣới tiêu cho nông nghiệp tại tỉnh Hậu Giang. Phương pháp tổng hợp, thống kê và phân tích trong đánh giá hiện trạng TNN, QLTNN; đánh giá tác động của BĐKH đến TNN, QLTNN; xây dựng Bộ chỉ số đánh giá mô hình QLTNN thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng; đánh giá các mô hình QLTNN có sự tham gia của cộng đồng hiện có tại hai tỉnh Cà Mau và Hậu Giang; đề xuất mô hình và giải pháp QLTNN thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng cho khu vực nghiên cứu. Phương pháp mô hình toán. Luận án đã sử dụng mô hình ISIS để tính toán thủy lực cho khu vực Mekong (từ Kratie trở xuống bao gồm hồ Tonle Sap và sông Vàm Cỏ). Đồng thời, kịch bản BĐKH mới nhất (RCP4.5, 6.0
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2