intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử: Vấn đề tự do và trách nhiệm đạo đức trong hoạt động khoa học, công nghệ và bài học đối với Việt Nam hiện nay

Chia sẻ: Nguyen Ma | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:165

52
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án phân tích những nội dung cơ bản của vấn đề tự do và trách nhiệm đạo đức trong hoạt động khoa học, công nghệ trên thế giới nói chung và ở Việt Nam hiện nay nói riêng; luận giải để rút ra những bài học đối với Việt Nam hiện nay trong việc kết hợp hài hòa giữa tự do và trách nhiệm đạo đức trong hoạt động khoa học, công nghệ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử: Vấn đề tự do và trách nhiệm đạo đức trong hoạt động khoa học, công nghệ và bài học đối với Việt Nam hiện nay

  1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ KIM HỒNG VÊN §Ò Tù DO Vµ TR¸CH NHIÖM §¹O §øC TRONG HO¹T §éNG KHOA HäC, C¤NG NGHÖ Vµ BµI HäC §èI VíI VIÖT NAM HIÖN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG VÀ CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ HÀ NỘI - 2018
  2. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ KIM HỒNG VÊN §Ò Tù DO Vµ TR¸CH NHIÖM §¹O §øC TRONG HO¹T §éNG KHOA HäC, C¤NG NGHÖ Vµ BµI HäC §èI VíI VIÖT NAM HIÖN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG VÀ CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ Mã số: 62 22 03 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. NGUYỄN ANH TUẤN 2. TS. PHAN MẠNH TOÀN HÀ NỘI - 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả Nguyễn Thị Kim Hồng
  4. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 9 1.1. Những công trình nghiên cứu lý luận chung về tự do và trách nhiệm đạo đức trong hoạt động khoa học, công nghệ 9 1.2. Những công trình nghiên cứu về nội dung của vấn đề tự do và trách nhiệm đạo đức trong hoạt động khoa học, công nghệ 24 1.3. Những công trình nghiên cứu về bài học trong việc kết hợp hài hòa giữa tự do và trách nhiệm đạo đức trong hoạt động khoa học, công nghệ ở Việt Nam hiện nay 28 1.4. Giá trị của những công trình được tổng quan và những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu, làm sáng tỏ thêm 33 Chương 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỰ DO VÀ TRÁCH NHIỆM ĐẠO ĐỨC TRONG HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ 35 2.1. Quan niệm về tự do và trách nhiệm đạo đức 35 2.2. Tự do, trách nhiệm đạo đức trong hoạt động khoa học, công nghệ 57 2.3. Mối quan hệ giữa đạo đức và khoa học, công nghệ 62 Chương 3: NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TỰ DO VÀ TRÁCH NHIỆM ĐẠO ĐỨC TRONG HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ 71 3.1. Tự do trong hoạt động khoa học, công nghệ 71 3.2. Trách nhiệm đạo đức trong hoạt động khoa học, công nghệ 92 Chương 4: TỰ DO VÀ TRÁCH NHIỆM ĐẠO ĐỨC TRONG HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ: MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ BÀI HỌC ĐỐI VỚI VIỆT NAM HIỆN NAY 116 4.1. Một số vấn đề về tự do và trách nhiệm đạo đức trong hoạt động khoa học, công nghệ được đặt ra hiện nay 117 4.2. Bài học đối với các tổ chức, cá nhân tham gia nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ 122 4.3. Bài học đối với Nhà nước Việt Nam trong việc quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ hiện nay 128 KẾT LUẬN 141 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 143 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 144 PHỤ LỤC 159
  5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT AIDS : Acquired Immuno Deficiency Syndrom (Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải) CDC : Centers for Disease Control and Prevention (Trung tâm phòng chống dịch bệnh Hoa Kỳ) GDP : Gross Dimestic Product (Tổng sản phẩm quốc nội) GLP : Good Laboratory Practice (Hệ thống an toàn chất lượng phòng thí nghiệm) GMP : Good Manufacturing Practice (Tiêu chuẩn Thực hành sản xuất tốt) NGOs : Non-Governmental Organizations (Các tổ chức phi chính phủ) Nxb : Nhà xuất bản
  6. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, con người đang phải quan tâm đến những vấn đề lớn như ô nhiễm, hủy hoại môi trường, nghịch lý giữa các thành tựu công nghệ với thái độ ứng xử đạo đức của con người, hay những tác động của toàn cầu hóa đến tiến Bộ Khoa học, công nghệ và đến đời sống của con người… Tất cả đều đang đặt ra những nhiệm vụ nghiên cứu lý luận và giải quyết thực tiễn. Nổi lên hàng đầu trong số đó là các vấn đề đạo đức nói chung, và tự do, trách nhiệm của con người trong sự phát triển khoa học, công nghệ nói riêng. Bước sang thế kỷ XXI, khoa học và công nghệ hiện đại đã có những phát triển vượt bậc, đạt được nhiều thành tựu to lớn. Song, bên cạnh đó là những hiểm họa của việc ngày càng gia tăng những tác động xấu đến con người và xã hội từ những mặt trái của chính sự phát triển đó. Điều này đã đặt ra nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách cần giải quyết, trong đó phải trả lời được cho câu hỏi: làm sao có thể kết hợp hài hòa giữa tự do sáng tạo và trách nhiệm, đặc biệt là trách nhiệm đạo đức của các chủ thể trong các hoạt động khoa học, công nghệ, vì một sự phát triển lành mạnh của khoa học, công nghệ - nơi con người có thể bộc lộ hết các khả năng của mình, cũng như sự phát triển chung của xã hội loài người? Trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, và hội nhập quốc tế, Việt Nam đã cố gắng tiếp thu và ứng dụng nhiều thành tựu khoa học, công nghệ của thế giới, dành nhiều nguồn lực đầu tư phát triển nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ. Những thành tựu tuy còn ít ỏi của khoa học, công nghệ nước nhà đã tạo đà cho đất nước phát triển trên nhiều mặt từ kinh tế đến chính trị, văn hóa,... Tuy nhiên, bên cạnh việc nhận thức được vai trò to lớn của khoa học, công nghệ đối với sự phát triển đất nước, chúng ta
  7. 2 cần hiểu sâu sắc những vấn đề nảy sinh trong hoạt động khoa học, công nghệ, như vấn đề: quyền tự do, môi trường tự do... trong sáng tạo và ứng dụng khoa học vào sản xuất và đời sống; vấn đề xử lý trách nhiệm của các chủ thể hoạt động trong lĩnh vực khoa học, công nghệ như thế nào? Phải có những biện pháp cụ thể nào để có thể phát huy tối đa sức mạnh của khoa học, công nghệ mà vẫn đảm bảo kết hợp hài hòa giữa tự do và trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực trên? Với ý nghĩa đó, chúng tôi cho rằng, việc lựa chọn nghiên cứu đề tài Vấn đề tự do và trách nhiệm đạo đức trong hoạt động khoa học, công nghệ và bài học đối với Việt Nam hiện nay là một việc làm có ý nghĩa lý luận chung không chỉ góp phần làm rõ hơn mối liên hệ biện chứng giữa tự do và trách nhiệm trong hoạt động khoa học, công nghệ, mà còn có ý nghĩa thực tiễn đối với sự phát triển của khoa học, công nghệ đất nước ta trong bối cảnh hiện nay. Dưới đây là một số điểm cụ thể hóa tính cấp thiết nêu trên của đề tài: Thứ nhất, tự do vừa là bản chất tự nhiên, vừa là khát vọng thường trực của mỗi người. Ai cũng yêu tự do, ai cũng khát khao tự do. Tự do mạnh mẽ và vĩ đại đến nỗi tìm kiếm nó trở thành bản năng sống còn của con người. Càng thiếu tự do, con người càng khát khao tự do, giống như sự thèm muốn bị thôi thúc bởi cơn khát khi không có nước. Chính vì thế, khó có ai yên phận sống trong sự nô dịch của người khác và không một dân tộc nào cam chịu sống trong sự thống trị của dân tộc khác. Các cuộc kháng chiến chính là đề giải phóng con người ra khỏi sự nô dịch và kiềm tỏa. Tự do vừa cụ thể lại vừa trừu tượng, vì thế, đúng như tên gọi, tự do không chịu khuôn mình vào bất kỳ khuôn mẫu nào, ngay cả trong những nỗ lực của các nhà triết học, các nhà khoa học ở mọi thời đại nhằm mô tả và lý giải nó. Có lẽ vì thế, cho nên đến nay, tự do vẫn là cái gì đó vừa quen thuộc vừa xa lạ đối với con người. Nhận thức của nhân loại về tự do tập trung nhiều ở những phát hiện của các nhà triết học thời kỳ Khai sáng. Trong khi đó, với tư cách là một đối tượng quan
  8. 3 trọng của triết học, bên cạnh những nội dung nguyên thủy, khái niệm tự do vẫn không ngừng vận động và ngày càng cuốn thêm vào mình nhiều nội dung mới. Đặc biệt là việc xem xét tự do trong mối quan hệ biện chứng không thể tách rời với trách nhiệm. Tự do và trách nhiệm là hai khái niệm đã được nghiên cứu, tiếp cận riêng biệt từ các góc nhìn xã hội học, đạo đức học, luật học… Song, vẫn rất cần một tiếp cận triết học để nghiên cứu mối liên hệ giữa chúng một cách khái quát, có hệ thống. Để chúng đi vào cuộc sống không bao giờ là những khái niệm đứng riêng biệt với nhau. Thứ hai, về mặt lý luận, tự do và trách nhiệm là hai phương diện của một vấn đề. Không thể có trách nhiệm mà không được lựa chọn giá trị và hoạt động, cũng như không thể có tự do thuần túy không liên quan gì đến trách nhiệm đối với người khác, đối với xã hội. Về mặt thực tiễn, tự do và trách nhiệm hình thành, phát triển trong tiến trình lịch sử của nhân loại, cũng như của các cộng đồng người và là mục tiêu, động lực của sự phát triển xã hội và con người. Trong bối cảnh khoa học và công nghệ phát triển mạnh mẽ như hiện nay, thì tự do và trách nhiệm của con người càng được mở rộng và nâng cao hơn bao giờ hết, nhưng cũng đang ngày càng phải chịu những thách thức nghiêm trọng. Tự do ở đây vẫn gắn với trách nhiệm nhưng đây đó đã có hiện tượng tự do buông xuôi không chịu trách nhiệm hoặc ít chịu trách nhiệm. Bởi vậy, nâng cao trách nhiệm của mỗi người và của toàn nhân loại trong việc giải quyết những vấn đề toàn cầu do hoạt động này gây ra là con đường tất yếu để phát triển tự do của con người và loài người. Thứ ba, cuộc cách mạng khoa học, công nghệ hiện đại đang tác động sâu sắc đến quá trình phát triển của các nước, nhất là các nước đang phát triển như Việt Nam hiện nay. Nó trở thành nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của xã hội, đưa nhân loại tiến vào một nền văn minh mới. Tuy nhiên, cùng với sự bùng nổ của cách mạng khoa học, công nghệ thì rất nhiều những
  9. 4 nghiên cứu lý thuyết và nhất là ứng dụng của chúng đã để lại những hậu quả nghiêm trọng đối với sự phát triển của loài người. Tự do là điều kiện, là động lực cho sự phát triển của khoa học, công nghệ hiện đại, nhưng trách nhiệm xã hội đối với những hậu quả của cuộc cách mạng này như thế nào cũng là một vấn đề nhức nhối được đặt ra và cần giải quyết. Thứ tư, nền văn minh tiện nghi công nghệ dưới sự tác động của kinh tế thị trường, bên cạnh những mặt tích cực mà nó đem lại, thì cũng không thể phủ nhận những tác động tiêu cực của nó đối với môi trường và xã hội. Môi trường sinh thái bị phá vỡ, con người trở nên dường như vô cảm, thờ ơ hơn trước các vấn đề của bản thân mình, người ta đang có xu hướng đề cao thái quá chủ nghĩa cá nhân, “cái tôi”, coi trọng đồng tiền hơn các giá trị đạo đức, văn hóa… Chính điều đó đã làm cho một bộ phận giảm sút trách nhiệm của mình với chính mình và với toàn xã hội. Những hoạt động vì lợi ích cá nhân đang diễn ra ngày càng “lệch chuẩn” so với những giá trị đạo đức cơ bản. Trong hoạt động khoa học, công nghệ, việc giải quyết tích cực mối quan hệ giữa tự do và trách nhiệm (đặc biệt là trách nhiệm đạo đức) cũng là một trong những vấn đề bức thiết hiện nay. Thứ năm, bước vào thế kỷ XXI, Việt Nam đã cố gắng tiếp thu và ứng dụng các thành tựu khoa học và cộng nghệ của thế giới. Những thành tựu của khoa học và công nghệ đã tạo đà cho sự phát triển của nền kinh tế, giúp chúng ta đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hiến pháp năm 2013 nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ghi rõ: “Phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, giữ vai trò then chốt trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước” [37]. Đại hội Đảng lần thứ VIII Đảng Cộng sản Việt Nam cũng nhấn mạnh: “Khoa học và công nghệ phải trở thành nền tảng và động lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.
  10. 5 Tuy nhiên, bên cạnh việc nhận thức được vai trò to lớn của khoa học và công nghệ đối với sự phát triển của đất nước, chúng ta cần chỉ ra được những vấn đề cần giải quyết và biện pháp cụ thể để phát huy sức mạnh của khoa học và công nghệ, trong đó những vấn đề liên quan đến quyền tự do, môi trường tự do… trong sáng tạo và ứng dụng các thành tựu khoa học trong các hoạt động khoa học, công nghệ là những vấn đề cấp thiết được đặt ra trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời, cần tìm ra được những giải pháp để ngăn chặn và giải quyết tốt nhất những hậu quả của những ứng dụng khoa học, công nghệ gây ra đối với đất nước và đối với nhân loại. Đây không chỉ là một nhiệm vụ nặng nề của Đảng, Nhà nước và dân tộc ta, mà còn là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi con người Việt Nam. Có thể khẳng định rằng, vấn đề tự do và trách nhiệm, đặc biệt là trách nhiệm đạo đức trong hoạt động khoa học, công nghệ, có ý nghĩa xã hội, khoa học và chính trị to lớn, là một trong những vấn đề triết học cấp thiết nhất hiện nay rất cần được suy ngẫm và tiếp tục nghiên cứu thấu đáo. Tự do và trách nhiệm, trong khi ra nhập vào cấu trúc của tồn tại và ý thức của mỗi người, trong khi là những nhu cầu xã hội cao nhất của cá nhân, đang đòi hỏi sự luận chứng lý thuyết trong thời kỳ phát triển mới của xã hội nhằm mục đích hiện thực hóa chúng vào thực tiễn. Xuất phát từ những lý do cơ bản đó, tôi lựa chọn đề tài “Vấn đề tự do và trách nhiệm đạo đức trong hoạt động khoa học, công nghệ và bài học đối với Việt Nam hiện nay” làm luận án tiến sĩ triết học, chuyên ngành chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu của luận án Luận án phân tích những nội dung cơ bản của vấn đề tự do và trách nhiệm đạo đức trong hoạt động khoa học, công nghệ trên thế giới nói chung
  11. 6 và ở Việt Nam hiện nay nói riêng; luận giải để rút ra những bài học đối với Việt Nam hiện nay trong việc kết hợp hài hòa giữa tự do và trách nhiệm đạo đức trong hoạt động khoa học, công nghệ. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án Một là, tổng quan các công trình nghiên cứu về tự do và trách nhiệm đạo đức trong hoạt động khoa học, công nghệ. Hai là, làm rõ những vấn đề lý luận chung về tự do và trách nhiệm đạo đức trong hoạt động khoa học, công nghệ. Ba là, phân tích những nội dung cơ bản về tự do và trách nhiệm đạo đức trong hoạt động khoa học, công nghệ. Bốn là, khái quát những vấn đề đặt ra và rút ra những bài học đối với Việt Nam hiện nay trong việc kết hợp hài hòa giữa tự do và trách nhiệm đạo đức trong hoạt động khoa học, công nghệ. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án Vấn đề tự do và trách nhiệm đạo đức trong hoạt động khoa học, công nghệ 3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án - Phạm vi về nội dung: Luận án nghiên cứu những nội dung cơ bản của vấn đề tự do và trách nhiệm đạo đức trong hoạt động nghiên cứu khoa học và hoạt động ứng dụng công nghệ. Từ việc phân tích những nội dung cơ bản đó, luận án rút ra một số bài học đối với Việt Nam hiện nay trong việc kết hợp hài hòa giữa tự do và trách nhiệm đạo đức trong lĩnh vực hoạt động này. - Phạm vi không gian và thời gian nghiên cứu: Tự do và trách nhiệm đạo đức trong hoạt động khoa học, công nghệ ở Việt Nam từ năm 2007 đến nay - năm đánh dấu Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
  12. 7 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Cơ sở lý luận của luận án Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử, nhất là phần lý luận về quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội. Đề tài cũng dựa trên những quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về vai trò của khoa học, công nghệ trong tiến trình phát triển của đất nước. Ngoài ra, luận án cũng được thực hiện trên cơ sở tiếp thu kết quả của những công trình khoa học trong và ngoài nước thời gian qua có liên quan đến đề tài. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án được thực hiện trên cơ sở vận dụng phương pháp luận biện chứng duy vật, sử dụng các phương pháp như trừu tượng hóa khoa học, thống nhất lịch sử - lôgic, thống nhất phân tích - tổng hợp. Luận án còn sử dụng các phương pháp đối chiếu, so sánh, thống kê... 5. Đóng góp mới của luận án - Luận án phân tích một cách có hệ thống các quan niệm về tự do và trách nhiệm đạo đức cũng như mối quan hệ giữa chúng trong lịch sử tư tưởng triết học phương Tây. - Luận án phân tích sự biểu hiện của tự do và trách nhiệm đạo đức trong hoạt động khoa học, công nghệ trên thế giới nói chung, ở Việt Nam nói riêng. Từ đó, luận án khái quát những vấn đề đặt ra và rút ra một số bài học đối với Việt Nam hiện nay trong việc kết hợp hài hòa giữa tự do và trách nhiệm đạo đức trong hoạt động khoa học, công nghệ. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa khoa học của luận án Những vấn đề mà luận án đề cập và giải quyết sẽ góp phần làm sáng tỏ lý luận về vấn đề tự do và trách nhiệm đạo đức trong hoạt động khoa học, công nghệ và bài học đối với Việt Nam hiện nay.
  13. 8 6.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận án Luận án có thể làm tư liệu tham khảo cho sinh viên, học viên cao học và những người quan tâm nghiên cứu về đạo đức học, cũng như cho những người quan tâm đến các vấn đề về lý luận và thực tiễn phát triển khoa học, công nghệ trên thế giới và Việt Nam. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm 4 chương, 12 tiết.
  14. 9 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN Đã có những công trình nghiên cứu đề cập đến từng nội dung nhất định trong hệ vấn đề tự do và trách nhiệm đạo đức trong hoạt động khoa học, công nghệ và bài học đối với Việt Nam hiện nay. Vì vậy, khi tổng quan những vấn đề này, chúng tôi đã có điều kiện tiếp xúc với nguồn tài liệu khá phong phú. Để giải quyết những nhiệm vụ do luận án đặt ra, tác giả đã tổng quan tình hình nghiên cứu theo nội dung chính các chương của luận án. Tác giả luận án sắp xếp những tài liệu đó thành những nhóm chính như sau: 1.1. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỰ DO VÀ TRÁCH NHIỆM ĐẠO ĐỨC TRONG HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ 1.1.1. Những nghiên cứu lý luận chung về tự do và trách nhiệm đạo đức Lịch sử tư tưởng nhân loại đã ghi nhận rất nhiều quan niệm khác nhau về tự do và trách nhiệm. Trong quá trình phát triển của xã hội loài người, tự do và trách nhiệm, được nhìn nhận dưới nhiều giác độ khác nhau như triết học, đạo đức học, chính trị học, văn hóa học… Tuy nhiên, đa số các công trình nghiên cứu về tự do, về trách nhiệm, cũng như tư tưởng nhìn nhận tự do và trách nhiệm trong mối liên hệ biện chứng, chỉ mới được bắt đầu từ những năm 90 của thế kỷ XX. Những công trình này bao gồm những cuốn sách, các bài báo trên tạp chí, các đề tài nghiên cứu... Chúng ta có thể kể đến những công trình như: E. Fromm - một nhà triết học Mỹ trong tác phẩm "Trốn thoát tự do" (Begstvo ot svobody) [53], được dịch giả Bùi Thanh Châu dịch sang Tiếng Việt, đã phân tích sâu sắc mối quan hệ giữa tự do và trách nhiệm ở các thời đại lịch sử khác nhau, nhất là trong thời kỳ chuyển biến từ xã hội phong kiến
  15. 10 sang xã hội tư bản. Theo tác giả, sở dĩ người ta phải chạy trốn tự do, không dám đón nhận tự do bởi càng tự do bao nhiêu, thì trách nhiệm của con người với chính bản thân mình cũng như với xã hội cũng từ đó mà tăng theo [53, tr.124-132]. Mà dám chịu trách nhiệm là năng lực rất khiếm khuyết ở con người đại chúng, phần lớn nhân loại không có năng lực này, họ đã quen sống dựa dẫm, ỷ lại, đã có người khác chỉ bảo phải làm gì, nghĩ hộ mình rồi, phải trái, đúng sai đã có người khác, họ không phải chịu trách nhiệm gì nữa. Trong tác phẩm này, E. Fromm không đưa ra quan niệm của mình về tự do, hay không đi sâu theo hướng phân tích thế nào là tự do nhưng đã phần nào đó đề cập đến một trong những khía cạnh của quan niệm về trách nhiệm đó là vấn đề “chịu trách nhiệm”. “Chạy trốn tự do” là tài liệu quý giúp tác giả luận án có cái nhìn sâu sắc hơn về mối quan hệ giữa tự do và trách nhiệm, khi nghiên cứu mối quan hệ giữ chúng cần đặt trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể của một thời đại, một mối quan hệ… thì mới có thể nghiên cứu được. K. Jaspers trong tác phẩm "Mục đích và sứ mệnh của lịch sử" [88], khi bàn về tự do tác giả đã cho rằng: “Tự do là tài sản quý giá nhất; nó không bao giờ tự đến và không được giữ lại một cách tự động. Con người chỉ có thể giữ gìn tự do ở nơi mà nó được ý thức và con người cảm nhận thấy phải có trách nhiệm về nó” [88, tr.166] và khi đó, vấn đề trách nhiệm đối với tự do được coi là một trong những vấn đề “thầm kín” nhất. Trong tác phẩm, tác giả đã một lần nữa khẳng định giữa tự do và trách nhiệm có mối liên hệ mật thiết với nhau, muốn có được và giữ được tự do thì phải có trách nhiệm, nhưng chưa chỉ rõ cụ thể mối liên hệ ấy như thế nào. Đây là vấn đề mà luận án sẽ hướng đến làm rõ hơn. E.V. Zolotukhiana - Abolina bàn về phạm trù tự do và trách nhiệm trên quan điểm là cần phân biệt rõ ràng các khía cạnh của tự do và trách nhiệm như: bản chất tự do; vấn đề lựa chọn tự do; con người có trách nhiệm trước ai và cho cái gì?; vấn đề tự trị của đạo đức - phán xử thế nào về hành vi thực
  16. 11 hiện tự do?... là những vấn đề mà tác giả đặt ra và giải quyết trong tác phẩm “Đạo đức học hiện đại: cội nguồn và những vấn đề” [54], được Trung tâm xuất bản “Mart” phát hành bằng tiếng Nga. Tác phẩm đã được nhóm các dịch giả chuyển ngữ sang tiếng Việt để làm tài liệu tham khảo. Đây là tài liệu quý giá giúp tác giả luận án có cái nhìn toàn diện hơn về khái niệm tự do và khái niệm trách nhiệm. Đặc biệt, tác phẩm bàn về khái niệm trách nhiệm dưới quan điểm đạo đức học khá sâu sắc và cụ thể. Khái niệm trách nhiệm được E.V. Zolotukhiana - Abolina bàn đến ở tầng cao nhất của nó là trách nhiệm đạo đức. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa tự do và trách nhiệm chưa được tác giả phân tích rõ. Tự do và trách nhiệm được tác giả nhìn nhận dưới quan điểm triết học hiện sinh là chủ yếu nên không tránh khỏi một số những hạn chế nhất định. Luận án sẽ kế thừa và phân tích cụ thể mối quan hệ này. John Stuart Mill, trong tác phẩm "Bàn về tự do" [87], đã đề cập đến khái niệm tự do như là ranh giới giữa kiểm soát xã hội và độc lập cá nhân. Ông xuất phát từ nhận định của Wilhelm Von Humboldt cho rằng: mục tiêu của nhân loại là sự phát triển cao nhất và hài hòa nhất mọi năng lực của con người, và cần có hai điều kiện - tự do và sự đa dạng của các tình huống - để mục tiêu ấy có thể đạt được. Ông đưa ra các nguyên lý về tự do nhằm đạt được sự hài hòa trong quan hệ giữa con người cá nhân và cộng đồng xã hội, hướng tới mục tiêu phát triển. Và, tự do là điều mà tất thảy mọi người đều khao khát, và phải đấu tranh hết sức để giành lấy nó. Như vậy, John Stuart Mill một lần nữa đề cao vai trò của tự do đối với mỗi người, tự do như là điều kiện đầu tiên cho sự phát triển nhưng tự do không tự dưng mà có. Là tác phẩm chuyên biệt bàn về tự do nhưng tác giả không bàn về mối quan hệ giữa tự do và trách nhiệm, mà John Stuart Mill luận bàn vấn đề theo hướng đặt tự do cá nhân trong mối quan hệ với toàn bộ cộng đồng xã hội, chịu sự kiểm soát của xã hội. Như vậy, tác giả gián tiếp khẳng định mối liên hệ giữa tự do và trách nhiệm là không thể tách rời khi cá nhân tham gia vào các hoạt động xã hội.
  17. 12 Trên cơ sở phân tích phạm trù nghĩa vụ đạo đức, tác giả Vũ Trọng Dung trong "Giáo trình đạo đức học Mác - Lênin" [43] đã bước đầu đề cập đến phạm trù trách nhiệm. Dựa trên quan niệm của đạo đức học Mác - Lênin, tác giả cho rằng nghĩa vụ đạo đức là “ý thức trách nhiệm của con người, là ý thức cần phải làm và mong muốn làm, hành động tự giác vì lợi ích của người khác và vì lợi ích của xã hội” [43, tr.197]. Xét ở phương diện đạo đức, đây cũng được xem là một trong những khái niệm gần với khái niệm trách nhiệm mà luận án quan tâm nghiên cứu. Nguyễn Trần Bạt qua cuốn sách "Cội nguồn cảm hứng" [19], đã cho chúng ta một cái nhìn khá mới mẻ, hiện đại mà sâu sắc về khái niệm tự do và vai trò của nó đối với sự phát triển của xã hội. Tác giả cho rằng, cần phải định nghĩa gần gũi hơn về tự do. Vì nếu định nghĩa tự do trong mối quan hệ với tất yếu thì “nhiều khi con người không nhận ra cái tất yếu để hành động, do đó, phần đông con người vẫn không hiểu về tự do và giá trị cao quý của tự do” [19, tr.13]. Kết lại, tác giả định nghĩa tự do như sau: “Tự do là quá trình dịch chuyển song song của ý nghĩ và hành vi” [19, tr.15]. Chỉ có sự dịch chuyển song song đó thì con người mới chủ động trong hành động của mình. Tác giả cuốn sách có tư tưởng gần với với tư tưởng của John Stuart Mill trong tác phẩm “Bàn về tự do” khi cho rằng tự do là điều kiện đầu tiên, là tiền đề cho sự phát triển. Tác giả cũng đã đưa ra quan niệm của riêng mình về tự do sau khi khảo cứu các quan niệm về tự do trong lịch sử. Đây là tác phẩm quan trọng, luận án có thể tham khảo khi tìm hiểu về lịch sử của khái niệm tự do. Từ việc khảo cứu các quan niệm về tự do theo dòng lịch sử triết học phương Tây (từ triết học cổ đại đến triết học Mác - Lênin) thông qua một số tác giả tiêu biểu, tác giả Vương Thị Bích Thủy trong công trình "Tất yếu và tự do - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn" [143] đã nêu cách hiểu của mình về phạm trù tự do trong mối quan hệ với cái tất yếu. Tác giả đã xem xét quan niệm về tự do dưới hai khía cạnh, thứ nhất với tư cách là một phạm trù triết
  18. 13 học và thứ hai với tư cách là một phạm trù chính trị - xã hội. Thông qua đó, tác giả khẳng định, tự do xuất phát từ tính tất yếu, nảy sinh dưới sự quy định của tất yếu. Cuốn sách tuy không bàn về mối quan hệ giữa tự do và trách nhiệm, nhưng thông qua cách triển khai nghiên cứu của tác giả về mối quan hệ giữa tự do và tất yếu sẽ là một tham khảo quý giá cho tác giả luận án triển khai nghiên cứu mối quan hệ giữa tự do và trách nhiệm (đặc biệt là tự do trong mối quan hệ với trách nhiệm đạo đức). Khái niệm tự do cũng được tác giả Vương Bích Thủy khảo cứu theo dòng lịch sử triết học khá toàn diện. Đó chính là cơ sở lý luận giúp tác giả luận án dễ dàng hơn khi tiếp cận và đưa ra quan điểm của mình về tự do. Tác giả Đinh Ngọc Thạch trong bài viết “Về “tự do” với tư cách phạm trù triết học xã hội” [131], cũng chỉ ra rằng “tự do là giá trị thiêng liêng và là đặc tính bản chất của con người, là cơ sở bản thể luận của đời sống. Phạm trù “Tự do” dùng để chỉ nhu cầu và khả năng của con người trong những hoạt động phù hợp với những lợi ích và mục tiêu của mình, không cần sự can thiệp hay cản trở từ bên ngoài” [131]. Hơn thế nữa, tự do còn là “một phạm trù xã hội, tự do chỉ được bàn đến trong xã hội, trong hệ thống các quan hệ giữa người với người”. Do đó, tác giả đã nhìn nhận “tự do” là một phạm trù lịch sử và nó là sản phẩm được nhận thức và lý giải theo tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại. Tác giả khảo cứu các quan niệm của các nhà triết học từ cổ đại đến hiện đại và phần nào đó lý giải nó dựa vào đặc điểm thời đại khi quan niệm ấy ra đời. Tác giả dựa trên quan niệm của triết học Mác - Lênin về tự do và khẳng định tự do chân chính của con người bị chi phối bởi cả hai yếu tố quyền lợi và nghĩa vụ. Theo đó, không có tự do tuyệt đối mà tự do của con người luôn bị giới hạn bởi các yếu tố của đời sống xã hội. Có thể khẳng định, bài viết là một tư liệu quý giá giúp tác giả luận án có cái nhìn khái quát về quan niệm tự do trong lịch sử triết học. Đặc biệt, cần chú ý quan điểm khẳng định tự do của con người là không tuyệt đối mà bài viết đã khảo cứu và nhấn mạnh.
  19. 14 Tác giả Vũ Thị Thu Lan trong bài tạp chí “Vấn đề giá trị đạo đức trong đạo đức học Cantơ” [97], cho rằng, nếu triết học lý luận của Cantơ hướng tới việc xác định năng lực nhận thức của con người và trả lời cho câu hỏi: “Tôi có thể biết được cái gì”, thì triết học thực tiễn của ông nghiên cứu các nguyên lý hoạt động thực tiễn của con người trong xã hội và giải đáp tiếp các câu hỏi: “Tôi cần phải làm gì”, “Tôi có thể hy vọng gì”. Với cách tiếp cận đó, Cantơ đã dành nhiều tâm huyết để xây dựng một học thuyết tập trung luận chứng cho tính hợp pháp và các giá trị của đạo đức. Hướng tới việc giải quyết những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống và hoạt động thực tiễn của con người, khi xây dựng đạo đức học của mình, Cantơ đã đưa ra một quan niệm độc đáo về giá trị đạo đức để trên cơ sở đó, đánh giá hành vi ứng xử của con người. Khác với các nhà triết học trước ông và đương thời với ông, Cantơ không gắn giá trị đạo đức với hạnh phúc, tức là với sự thoả mãn các nhu cầu hưởng thụ cá nhân. Với ông, hành vi đạo đức là hành vi thực hiện “bổn phận vì bổn phận”. Coi thực hiện bổn phận đạo đức là sự tuân thủ “mệnh lệnh tuyệt đối”. Khi phân tích giá trị đạo đức theo quan niệm của Cantơ, tác giả đã chỉ ra việc giải quyết những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống và thực tiễn của con người, chính điều đó đã đưa tới những giá trị đạo đức, và phải dựa trên đó để đánh giá hành vi, ứng xử của con người. Câu hỏi “tôi cần phải làm gì để hành vi của tôi được đánh giá là hành vi đạo đức?” đã đề cập đến khía cạnh trách nhiệm của con người đối với cuộc sống xung quanh mình, với xã hội. Trong bài viết “Tự do và trách nhiệm trong đạo đức học hiện sinh” của Đỗ Minh Hợp [72] cho rằng đạo đức “càng trở nên đặc biệt cấp bách trong bối cảnh hiện nay, khi loài người đang đối mặt với vô số nguy cơ đe doạ bản thân sự tồn tại của họ, khi những người có lương tâm đang cùng nhau đi tìm một thứ đạo đức thực sự nhân văn, có khả năng đảm bảo sự phát triển thực sự có tính người của mỗi người và của toàn thể cộng đồng nhân loại” [72]. Do
  20. 15 vậy, trên cơ sở làm rõ tự do và trách nhiệm với tư cách là những phạm trù đạo đức cơ bản trong triết học hiện sinh qua việc làm rõ quan niệm của các đại diện tiêu biểu như E. Husserl, M. Heidegger, K. Jaspers, J.P. Sartre và A. Camus, tác giả bài viết đã đưa ra những ý kiến đánh giá xác đáng về đóng góp của các nhà triết học hiện sinh trong lĩnh vực đạo đức học. Một trong những nhận định khá quan trọng của tác giả là: “nhân loại tự do đang đứng trước trách nhiệm về tương lai của mình, tức là về các thế hệ tương lai” [72] và “tự do và trách nhiệm (đối với tự do) là hai hiện sinh thể quan trọng nhất. Trách nhiệm không phải là sự sao chép lại tự do, mà là luận điểm cơ bản thứ hai của triết học hiện sinh” [72]. Xét về mặt triết học, tác giả cho rằng trách nhiệm đối với tự do là cái quy định trách nhiệm đối với cả quá khứ, lẫn hiện tại và tương lai. Bài viết trên của tác giả Đỗ Minh Hợp là một trong số không nhiều các nghiên cứu về mối quan hệ giữa tự do và trách nhiệm trong lịch sử triết học - đạo đức học, giúp tác giả luận án có cái nhìn sâu sắc hơn về vấn đề này. Tuy nhiên, đúng như tiêu đề của bài viết, tác giả chỉ mới nghiên cứu “tự do và trách nhiệm trong đạo đức học hiện sinh”, mối quan hệ giữa tự do và trách nhiệm ở các giai đoạn khác của lịch sử đạo đức học cần được bổ sung nghiên cứu. Đây là vấn đề mà luận án sẽ tiếp tục làm rõ. Tác giả Nguyễn Văn Thức, trong bài tạp chí “Vai trò của nhà nước và vấn đề trách nhiệm xã hội” [141], đã phân tích những nội dung cơ bản của khái niệm trách nhiệm xã hội cũng như vai trò của nhà nước đối với việc tổ chức và thực thi trách nhiệm xã hội. Tác giả cho rằng: Trách nhiệm được hiểu là điều phải làm, phải gánh vác, hoặc phải nhận lấy về mình. Trách nhiệm thuộc phạm trù đạo đức học và luật học, phản ánh thái độ xã hội đặc biệt và thái độ đạo đức - pháp luật của cá nhân đối với xã hội (đối với nhân loại nói chung); thái độ này biểu thị sự hoàn thành nghĩa vụ đạo đức của mình và các tiêu chuẩn pháp luật [141].
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2