intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án tiến sĩ: Đặc điểm bệnh lý bệnh còi xương ở chó và biện pháp điều trị

Chia sẻ: Co Ti Thanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:125

20
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận án nhằm xác định được một số đặc điểm bệnh lý chủ yếu của chó mắc bệnh còi xương. Xác định được hiệu quả phác đồ điều trị bệnh còi xương ở chó, từ đó làm cơ sở cho việc áp dụng phác đồ điều trị này vào trong thực tiễn sản xuất để làm giảm thiểu tác hại của bệnh gây ra.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án tiến sĩ: Đặc điểm bệnh lý bệnh còi xương ở chó và biện pháp điều trị

  1. HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM PHẠM THỊ LAN HƯƠNG ĐẶC ĐIỂM BỆNH LÝ BỆNH CÒI XƯƠNG Ở CHÓ VÀ BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018
  2. HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM PHẠM THỊ LAN HƯƠNG ĐẶC ĐIỂM BỆNH LÝ BỆNH CÒI XƯƠNG Ở CHÓ VÀ BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ Chuyên ngành: Bệnh lý học và chữa bệnh vật nuôi Mã số: 9.64.01.02 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Văn Thanh PGS. TS. Chu Đức Thắng HÀ NỘI - 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày… tháng… năm 2018 Tác giả luận án Phạm Thị Lan Hương i
  4. LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình. Nhân dịp hoàn thành luận án, cho phép tôi bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc PGS. TS. Nguyễn Văn Thanh và PGS.TS. Chu Đức Thắng đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ môn Nội - Chẩn - Dược - Độc chất, Khoa Thú y - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Phòng khám Thú y cộng đồng, Phòng khám Vietvet 89 Nghi Tàm, Phòng khám 240 Âu Cơ, Phòng khám Hanvet, Phòng khám và chăm sóc thú cưng Gaia, các hộ chăn nuôi chó tại một số tỉnh miền Bắc (Hà Nội, Lạng Sơn, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh), bệnh viện Medlatec đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận án. Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 2018 Nghiên cứu sinh Phạm Thị Lan Hương ii
  5. MỤC LỤC Lời cam đoan .....................................................................................................................i Lời cảm ơn ....................................................................................................................... ii Mục lục ........................................................................................................................... iii Danh mục chữ viết tắt ......................................................................................................vi Danh mục bảng .............................................................................................................. vii Danh mục hình .................................................................................................................ix Trích yếu luận án ..............................................................................................................x Thesis abstract................................................................................................................ xii Phần 1. Mở đầu ...............................................................................................................1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài .............................................................................2 1.2.1. Mục tiêu tổng quát ................................................................................................ 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể .....................................................................................................2 1.3. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 2 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................... 2 1.3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ........................................................................3 1.4. Những đóng góp mới của đề tài ............................................................................3 1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .............................................................. 3 1.5.1. Ý nghĩa khoa học ..................................................................................................3 1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn...................................................................................................4 Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................. 5 2.1. Nguồn gốc và đặc điểm sinh học của chó ............................................................. 5 2.1.1. Nguồn gốc của loài chó ........................................................................................5 2.1.2. Một số đặc tính sinh học của chó ..........................................................................6 2.1.3. Một số giống chó đang được nuôi ở Việt Nam.....................................................9 2.2. Vai trò và sự rối loạn chuyển hóa chất khoáng...................................................19 2.2.1. Vai trò của các chất khoáng ................................................................................19 2.2.2. Những tác hại của sự thiếu chất khoáng trong chăn nuôi ...................................20 2.2.3. Những nguyên nhân gây ra thiếu khoáng ........................................................... 21 2.2.4. Một số vấn đề về chuyển hóa, hấp thu Canxi và Photpho ..................................23 iii
  6. 2.3. Chuyển hóa, hấp thu vitamin D ..........................................................................29 2.3.1. Vai trò của vitamin D.......................................................................................... 30 2.3.2. Quá trình chuyển hóa vitamin D .........................................................................31 2.4. Bệnh còi xương ...................................................................................................32 2.4.1. Định nghĩa về bệnh còi xương ............................................................................32 2.4.2. Tình hình nghiên cứu bệnh còi xương trên thế giới và ở Việt Nam ...................32 2.5. Vai trò của chẩn đoán hình ảnh trong quá trình thăm khám và điều trị bệnh .....35 2.6. Vai trò của x - quang trong chẩn đoán bệnh còi xương .........................................36 Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu ............................................................ 37 3.1. Địa điểm nghiên cứu ........................................................................................... 37 3.2. Thời gian nghiên cứu .......................................................................................... 37 3.3. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu........................................................................37 3.3.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 37 3.3.2. Vật liệu nghiên cứu ............................................................................................. 38 3.4. Nội dung nghiên cứu........................................................................................... 38 3.4.1. Nghiên cứu đặc điểm bệnh lý ở chó mắc bệnh còi xương ..................................38 3.4.2. Xác định sự biến đổi về xương và khớp xương ở chó mắc bệnh bằng phương pháp chụp X- quang...............................................................................39 3.4.3. Điều tra tỷ lệ chó mắc bệnh còi xương ............................................................... 39 3.4.4. Phác đồ điều trị thử nghiệm bệnh còi xương ......................................................39 3.5. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................39 3.5.1. Phương pháp khám lâm sàng ..............................................................................39 3.5.2. Phương pháp xét nghiệm một số chỉ tiêu huyết học ở chó mắc bệnh còi xương ...........................................................................................................40 3.5.3. Xác định sự biến đổi hàm lượng Canxi, Photpho, hàm lượng vitamin D trong huyết thanh ở chó mắc bệnh còi xương .....................................................40 3.5.4. Điều tra tỷ lệ chó mắc bệnh còi xương ............................................................... 43 3.5.5. Phương pháp chụp X - quang xương và khớp xương vùng chi .......................... 43 3.5.6. Phác đồ điều trị thử nghiệm bệnh còi xương ......................................................44 3.6. Xử lý số liệu ........................................................................................................45 Phần 4. Kết quả và thảo luận ....................................................................................... 46 4.1. Kết quả nghiên cứu đặc điểm bệnh lý ở chó mắc bệnh còi xương .....................46 iv
  7. 4.1.1. Biểu hiện lâm sàng ở chó mắc bệnh còi xương ..................................................46 4.1.2. Kết quả nghiên cứu một số chỉ tiêu lâm sàng ở chó mắc bệnh còi xương ..............50 4.1.3. Kết quả nghiên cứu một số chỉ tiêu về máu ở chó mắc bệnh còi xương ............54 4.1.4. Kết quả nghiên cứu sự biến đổi hàm lượng Ca, P, Vitamin D trong huyết thanh ở chó mắc bệnh còi xương. .......................................................................67 4.2. Kết quả theo dõi sự biến đổi về xương và khớp xương ở chó mắc bệnh còi xương bằng phương pháp chẩn đoán hình ảnh ...................................................74 4.3. Sự liên quan giữa các biểu hiện lâm sàng, một số chỉ tiêu huyết học và phương pháp chụp x- quang xương dài vùng chi ở chó mắc bệnh còi xương ..................................................................................................................79 4.4. Kết quả điều tra tỷ lệ chó mắc bệnh còi xương ..................................................82 4.4.1. Tỷ lệ mắc bệnh còi xương trên đàn chó nuôi tại một số tỉnh phía Bắc Việt Nam .............................................................................................................82 4.4.2. Tỷ lệ mắc bệnh còi xương ở chó tại một số phòng mạch thuộc Hà Nội.............84 4.4.3. Tỷ lệ mắc bệnh còi xương theo giống chó .......................................................... 86 4.4.4. Tỷ lệ chó mắc bệnh còi xương theo độ tuổi........................................................ 87 4.5. Phác đồ điều trị thử nghiệm bệnh còi xương ......................................................89 Phần 5. Kết luận và kiến nghị ......................................................................................93 5.1. Kết luận ...............................................................................................................93 5.2. Kiến nghị.............................................................................................................94 Danh mục các công trình đã công bố liên quan đến luận án .........................................95 Tài liệu tham khảo ..........................................................................................................96 Phụ lục .......................................................................................................................... 105 v
  8. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa tiếng Việt AAFCO The Association of American Feed Control Officials (Hiệp hội kiểm soát thức ăn Hoa Kỳ) BVSKTE Bệnh viện sức khoẻ trẻ em Ca Canxi CDB Council of Docked Breeds (Hiệp hội giống chó cụt đuôi) CT Computed Tomography (Chụp cắt lớp) FCI Federation Cynologique International ( Hiệp hội giống chó quốc tế) ICZN International Commission on Zoological Nomenclature (Uỷ ban quốc tế về danh mục động vật học) KHKT Khoa học kỹ thuật MRI Magnetic resonance imaging (Chụp cộng hưởng từ) NRC National Research Council (Hội đồng nghiên cứu quốc gia) P Photpho PTH Parathyroxin VKC VietNam Kennel Club (Hiệp hội chó giống quốc gia Việt Nam) vi
  9. DANH MỤC BẢNG TT Tên bảng Trang 2.1. Giá trị trung bình về hàm lượng một số nguyên tố khoáng trong cơ thể động vật ................................................................................................................. 19 2.2. Phân chia nhóm khoáng chất ................................................................................. 20 2.3. Các yếu tố làm tăng hoặc giảm hấp thu chất khoáng vi lượng ............................. 23 4.1. Biểu hiện lâm sàng ở chó mắc bệnh còi xương..................................................... 47 4.2. Thân nhiệt, tần số hô hấp và tần số tim mạch ở giống chó nội mắc bệnh còi xương..................................................................................................................... 52 4.3. Thân nhiệt, tần số hô hấp và tần số tim mạch ở giống chó ngoại mắc bệnh còi xương ............................................................................................................... 53 4.4. Số lượng hồng cầu, tỷ khối huyết cầu, thể tích trung bình của hồng cầu ở giống chó nội mắc bệnh còi xương ....................................................................... 57 4.5. Số lượng hồng cầu, tỷ khối huyết cầu, thể tích trung bình của hồng cầu ở giống chó ngoại mắc bệnh còi xương.................................................................... 58 4.6. Hàm lượng huyết sắc tố, nồng độ huyết sắc tố trung bình, lượng huyết sắc tố trung bình của hồng cầu ở giống chó nội mắc bệnh còi xương ........................ 61 4.7. Hàm lượng huyết sắc tố, nồng độ huyết sắc tố trung bình, lượng huyết sắc tố trung bình của hồng cầu ở giống chó ngoại mắc bệnh còi xương..................... 62 4.8. Số lượng bạch cầu, công thức bạch cầu ở giống chó nội mắc bệnh còi xương..................................................................................................................... 65 4.9. Số lượng bạch cầu, công thức bạch cầu ở giống chó ngoại mắc bệnh còi xương..................................................................................................................... 66 4.10. Hàm lượng Ca, P trong huyết thanh ở giống chó nội mắc bệnh còi xương ......... 69 4.11. Hàm lượng Ca, P trong huyết thanh của giống chó ngoại mắc bệnh còi xương..................................................................................................................... 69 4.12. Hàm lượng vitamin D trong huyết thanh (25 - OH - D3 và 1,25 - (OH)2 - D3) của giống chó nội mắc bệnh còi xương .......................................................... 73 4.13. Hàm lượng vitamin D trong huyết thanh (25 - OH - D3 và 1,25 - (OH)2 - D3) của giống chó ngoại mắc bệnh còi xương ...................................................... 73 vii
  10. 4.14. Kết quả theo dõi sự biến đổi về xương và khớp xương ở chó mắc bệnh còi xương bằng phương pháp chụp X – quang ........................................................... 75 4.15. Sự liên quan giữa các biểu hiện lâm sàng, một số chỉ tiêu máu và hình ảnh phim chụp X- quang xương dài vùng chi ở chó mắc bệnh còi xương .................. 81 4.16. Tỷ lệ mắc bệnh còi xương trên đàn chó nuôi tại một số tỉnh phía Bắc Việt Nam ............................................................................................................... 82 4.17. Tỷ lệ các bệnh trên đàn chó đem tới khám và điều trị tại một số phòng mạch thuộc Hà Nội ................................................................................................ 85 4.18. Tỷ lệ mắc bệnh còi xương theo giống chó (n = 1394) .......................................... 86 4.19. Tỷ lệ mắc còi xương ở chó theo tuổi (n = 1394) ................................................... 87 4.20. Kết quả điều trị thử nghiệm bệnh còi xương ở chó (n =18) .................................. 90 4.21. Nhu cầu khuyến nghị Ca, P, Vitamin D của AFFCO ........................................... 90 4.22. Hàm lượng Ca, P trong huyết thanh của giống chó nội mắc bệnh còi xương sau điều trị ............................................................................................................. 91 4.23. Hàm lượng Ca, P trong huyết thanh của giống chó ngoại mắc bệnh còi xương sau điều trị .................................................................................................. 91 4.24. Hàm lượng vitamin D trong huyết thanh (25 - OH - D3 và 1,25 -(OH)2 - D3) của giống chó nội mắc bệnh còi xương sau điều trị .............................................. 92 4.25. Hàm lượng vitamin D trong huyết thanh (25 - OH - D3 và 1,25 -(OH)2 - D3) của giống chó ngoại mắc bệnh còi xương sau điều trị .......................................... 92 viii
  11. DANH MỤC HÌNH TT Tên hình Trang 2.1. Giống chó Bắc Hà ............................................................................................... 10 2.2. Giống chó Lài ..................................................................................................... 11 2.3. Giống chó H’mông cộc ....................................................................................... 12 2.4. Giống chó Phú Quốc ........................................................................................... 13 2.5. Giống Bergie Đức ............................................................................................... 15 2.6. Giống chó Rottweiler .......................................................................................... 16 2.7. Giống chó Poodle................................................................................................ 17 2.8. Giống chó Fox .................................................................................................... 18 2.9. Sơ đồ hấp thu khoáng hóa trị 2 ........................................................................... 21 2.10. Chuyển hoá vitamin D trong cơ thể .................................................................... 31 4.1. Biểu hiện hạ bàn chân ở chó Phú Quốc mắc bệnh .............................................. 48 4.2. Biểu hiện hạ bàn chân ở chó Bergie mắc bệnh ................................................... 49 4.3. Biểu hiện cong xương dài vùng chi (chân trước) ở chó mắc bệnh ..................... 49 4.4. Sưng khớp vùng chi sau ở chó mắc bệnh còi xương .......................................... 49 4.5. Xương dài vùng chi ở chân sau chó khoẻ mạnh ................................................. 76 4.6. Xương dài vùng chi bị cong ở chân sau chó mắc bệnh còi xương ..................... 76 4.7. Xương dài vùng chi ở chân trước chó khoẻ mạnh .............................................. 77 4.8. Xương dài vùng chi bị cong ở chân sau chó mắc bệnh còi xương ................... 77 4.9. Cấu trúc của một xương dài vùng chi ................................................................. 77 4.10. Sụn tiếp hợp mở rộng.......................................................................................... 77 ix
  12. TRÍCH YẾU LUẬN ÁN Tên tác giả: Phạm Thị Lan Hương Tên luận văn: Đặc điểm bệnh lý bệnh còi xương ở chó và biện pháp điều trị Chuyên ngành: Bệnh lý học và chữa bệnh vật nuôi Mã số: 9.64.01.02 Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Mục đích nghiên cứu Xác định được một số đặc điểm bệnh lý chủ yếu của chó mắc bệnh còi xương. Xác định được hiệu quả phác đồ điều trị bệnh còi xương ở chó, từ đó làm cơ sở cho việc áp dụng phác đồ điều trị này vào trong thực tiễn sản xuất để làm giảm thiểu tác hại của bệnh gây ra. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu đặc điểm bệnh lý chủ yếu ở chó mắc bệnh còi xương bằng các phương pháp thường quy như: theo dõi trực tiếp và hỏi chủ nuôi chó, phương pháp khám lâm sàng, phương pháp xét nghiệm các chỉ tiêu sinh lý máu bằng máy huyết học 18 chỉ tiêu (Hema Screen - 18), phương pháp xét nghiệm hàm lượng canxi, photpho trong huyết thanh bằng máy xét nghiệm hoá sinh tự động AU 5800, xét nghiệm hàm lượng vitamin D trong huyết thanh bằng phương pháp sắc ký lỏng cao áp và quang phổ khối. Xác định sự biến đổi về xương và khớp xương ở chó mắc bệnh còi xương bằng phương pháp chụp X - quang. Xây dựng 02 phác đồ điều trị thử nghiệm bệnh còi xương với các chế phẩm Calcium gluconate 10%, Calcium chloride 10%, VID ADE, B - complex, Strychnine sulfate 0,1%. Kết quả chính và kết luận 171 chó ở độ tuổi từ 1- 9 tháng tuổi mắc bệnh còi xương thuộc 4 giống chó khác nhau được thu thập từ 7 tỉnh phía Bắc Việt Nam gồm Hà Nội, Lạng Sơn, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh có biểu hiện bệnh lý điển hình của bệnh còi xương. Biểu hiện lâm sàng: hạ bàn chân (94,73%), cong xương dài vùng chi (88,88%), ăn bậy (85,83%), rối loạn tiêu hoá (35,08%), sưng khớp vùng chi (33,33%), nằm nhiều (19,88%), giảm ăn x
  13. (17,54%). Tỷ lệ mắc bệnh còi xương có sự sai khác giữa các giống chó và lứa tuổi của chó. Ở những giống chó ngoại (Bergie, Rottweiler) có tỷ lệ mắc bệnh còi xương cao hơn so với giống chó nội (H Mông cộc, Phú Quốc). Chó từ 2 - 4 tháng tuối có tỷ lệ mắc bệnh còi xương cao nhất (17,44%). Các chỉ tiêu về máu ở chó mắc bệnh còi xương: số lượng hồng cầu từ 4,51 (106 /µl) tới 4,95 (106 /µl), tỷ khối huyết cầu (20,06 - 20,44%), thể tích trung bình hồng cầu (35,65 - 36,12 fl), hàm lượng huyết sắc tố (80,14 - 90,51g/l), nồng độ huyết sắc tố trung bình của hồng cầu (320,18 - 330,22 g/l), lượng huyết sắc tố trung bình của hồng cầu (15,31 - 17,43 pg) giảm so với chó khỏe. Chỉ tiêu về số lượng bạch cầu và công thức bạch cầu có sự thay đổi. Số lượng bạch cầu 11,07 - 11,21 (103/µl), tỷ lệ bạch cầu đa nhân trung tính (58,21 - 59,35 %) thấp hơn so với chó khỏe. Các chỉ tiêu về hàm lượng canxi, photpho và vitamin D trong huyết thanh ở chó mắc bệnh còi xương: hàm lượng Ca tổng số (1,60 - 1,93 mmol/L), hàm lượng Ca ion (0,86 - 1,13 mmol/L), hàm lượng P (0,70 - 0,83 mmol/L); hàm lượng vitamin D dạng 25 - OH - D3 (18,46 - 20,11nmol/L); hàm lượng vitamin D dạng 1,25 - (OH)2 - D3 (12,45 - 14,13 Pmol/L) đều giảm so với chó khỏe . Hình ảnh trên phim chụp X - quang ở xương dài vùng chi của chó mắc bệnh còi xương thấy: xương dài vùng chi bị cong, sụn tiếp hợp mở rộng. Tiến hành điều trị thử nghiệm bệnh còi xương trên chó bằng 2 phác đồ nhận thấy phác đồ 2 (bổ sung canxi bằng chế phẩm calcium cloride 10% tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch, tiêm bắp với chế phẩm vitamin ADE, thuốc tăng cường trương lực cơ, kích thích tiêu hóa và bồi bổ thần kinh Strychnine sulfate 0,1%) cho hiệu quả điều trị cao hơn. xi
  14. THESIS ABSTRACT PhD candidate: Pham Thi Lan Huong Thesis title: Pathological characteristics of ricket in dogs and treatment methods. Major: Veterinary pathology and Therapeutics of the disease of domestic animals Code: 9.64.01.02 Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA) Research objectives To identify several pathological characteristics of rickets-affected dogs. To verify the effectiveness of rickets treatment regimen, which will leveraged to roll out the regimen in the farming sector in order to mitigate the adverse impacts of the disease. Materials and Methods Study main pathological characteristics on rickets-affected dogs through various methods i.e direct observations, references from dog owners, clinical examinations, hematological indicators examinations (Hema Screen - 18), Blood calcium level examination, Blood phosphorous level examination by AU 5800, blood vitamin D level examination by High Pressure Liquid Chromatography (HPLC) and mass spectrometry. Identify the changes to bones and joints on rickets-affected dogs through X- ray (radiography). Develop 02 experimental treatment regimens by using Calcium gluconate 10%, Calcium chloride 10%, VID ADE, B- complex, Strychnine sulfate 0,1%. Main findings and conclusions 171 affected dogs aging from 1-9 months of 4 different breeds coming from 07 Northern provinces namely Hanoi, Lang Son, Hai Duong, Hung Yen, Thai Binh, Hai Phong, Quang Ninh are subject to typical pathological symptoms. Clinical symptoms include: walking on the soles of feet (94,73%), lateral bowing of the long bones (88,88%), garbage-eating (85,83%), digestive disorders (35,08%), swollen leg joints (33,33%), lying excessive lying down (19,88%), decreased appetite (17,54%). The percentage of rickets affection varies among xii
  15. breeds and ages. Foreign breeds (Bergie, Rottweiler) are more prone to rickets than local breeds (H Mông cộc, Phú Quốc). Dogs of 2 - 4 months old have the highest risk of rickets affection (17,44%). Hematological indicators in affected dogs, including Red blood cells (4,51 - 4,95 (106/µl), Hematocrit (20,06 - 20,44%), MCV (35,65 - 36,12 fl), Hemoglobin (80,14 - 90,51 g/l), MCH (320,18 - 330,22 g/l), MCHC (15,31 - 17,43 pg) are lower than those of healthy dogs. There are changes in the indicators of white blood cells and white blood cell count formula. White blood cells 11,07 - 11,21 (103/µl), and % neutrophils (58,21 - 59,35 %) are lower than healthy dogs. Calcium, phosphorous and vitamin D indicators in blood serum of affected dogs: Total calcium concentration (1,60 - 1,93 mmol/L), Ca ion concentration (0,86 - 1,13 mmol/L), P concentration (0,70 - 0,83 mmol/L); vitamin D 25 - OH - D3 concentration (18,46 - 20,11 nmol/L); vitamin D 1,25 - (OH)2 - D3 (12,45 - 14,13 Pmol/L) concentration are all lower than those of healthy dogs. Radiographs of long bones in affected dogs show bowing of long bones and widening of growth plates. Treating rickets in dogs by 02 trial regimen (direct intravenous injection of calcium chloride 10%, intramuscular injection of vitamin ADE, Strychnine sulfate 0,1% to improve muscle tone, stimulate digestion, and nourish brain) has brought about better results. xiii
  16. PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Chó là một giống vật nuôi được con người thuần hóa từ rất sớm (cách đây khoảng 15000 năm vào cuối Kỷ băng hà) (Brewer et al., 2002) và là một trong những động vật được nuôi phổ biến ở trên thế giới. Với đặc tính nhanh nhẹn, thông minh, tình cảm, trung thành, … loài chó đã chiếm được một vị trí quan trọng trong đời sống của con người và được con người sử dụng vào nhiều công việc thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Chúng có thể thay con người thực hiện từ những công việc bình thường như giữ nhà, bắt chuột, chăn dắt gia súc, kéo xe,… đến các công việc phức tạp như: dùng để phát hiện ma túy, bom mìn, truy tìm tội phạm,… Ngày nay, những con chó đang ngày càng được sử dụng với những mục đích xã hội như hướng dẫn cho người mù và tàn tật. Thậm chí chó còn được sử dụng trong các nhà dưỡng lão và bệnh viện để giúp bệnh nhân hồi phục. Vì vậy, chó được coi như người bạn tốt của con người. Ở Việt Nam, việc nuôi chó đã và đang phát triển rộng rãi tại các thành phố cũng như các vùng nông thôn. Khi số lượng chó tăng lên thì đồng nghĩa với việc dịch bệnh ở chó xảy ra nhiều hơn và thường xuyên hơn. Trong các bệnh thường xảy ra trên chó thì phải kể đến các bệnh về hệ hô hấp như viêm phổi, các bệnh về hệ tiêu hóa như viêm ruột tiêu chảy, các bệnh truyền nhiễm như care…Ngoài các bệnh trên, bệnh còi xương cũng là một trong những bệnh thường xuyên xuất hiện trên đàn chó. Còi xương là bệnh của gia súc non đang trong thời kỳ phát triển nói chung và chó nói riêng. Bệnh có liên quan mật thiết đến rối loạn quá trình chuyển hóa Ca, P và vitamin D. (Ettinger et al., 2000). Bệnh thường gặp ở chó từ 2-6 tháng tuổi, đây là giai đoạn mà hệ xương phát triển mạnh. Nguyên nhân gây còi xương ở chó thường là do thiếu vitamin D và chế độ ăn thiếu Ca, P. Vitamin D giúp tăng cường hấp thu Ca. Khi thiếu vitamin D làm cho cơ thể không hấp thu đủ lượng Ca ở ruột và dẫn đến thiếu Ca trong máu. Bệnh còi xương làm cho sự cốt hóa ở các đầu xương kém và hậu quả làm xương bị biến dạng, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển của chó (Đào Trọng Đạt, 2004; Phạm Ngọc Thạch và cs., 2006). Bên cạnh đó, bệnh còi xương còn làm giảm hiệu quả thậm chí làm mất khả năng làm việc của chó, đặc biệt là làm mất đi tính cân đối thân hình, mất đi vẻ đẹp đáng yêu và làm giảm giá trị của chó. 1
  17. Ở nước ta, bệnh còi xương ở chó chưa được quan tâm, hơn nữa khi chó mắc bệnh nếu không được chẩn đoán sớm sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị bệnh. Bên cạnh đó, những công trình nghiên cứu về bệnh còi xương trên chó hầu như rất ít. Xuất phát từ thực tế trên, trong đề tài này chúng tôi tiến hành nghiên cứu về đặc điểm bệnh lý của chó mắc bệnh còi xương, đồng thời tiến hành điều trị thử nghiệm bệnh còi xương trên chó. Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa rất quan trọng cung cấp dữ liệu khoa học hỗ trợ việc chẩn đoán bệnh dựa vào đặc điểm bệnh lý đặc trưng của bệnh và lựa chọn được phác đồ điều trị bệnh hiệu quả góp phần làm giảm thiệt hại do bệnh còi xương gây ra cho đàn chó nuôi ở trong nước. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 1.2.1. Mục tiêu tổng quát Xác định được một số đặc điểm bệnh lý chủ yếu của chó mắc bệnh còi xương. Bên cạnh đó cũng xác định được hiệu quả phác đồ điều trị bệnh còi xương ở chó, từ đó làm cơ sở cho việc áp dụng phác đồ điều trị này vào trong thực tiễn sản xuất để làm giảm thiểu tác hại của bệnh gây ra . 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Việc thực hiện đề tài luận án này nhằm đạt được những mục tiêu sau: - Xác định được các biểu hiện lâm sàng cũng như sự thay đổi về các chỉ tiêu huyết học khi chó mắc bệnh còi xương. - Xác định được sự biến đổi về cấu trúc của xương và khớp xương ở chó mắc bệnh còi xương. - Xác định hiệu quả điều trị bệnh còi xương ở chó. 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên bốn giống chó (H’mông cộc, Phú Quốc, Bergie, Rottweiler) ở độ tuổi từ 1 đến 9 tháng tuổi mắc bệnh còi xương. Các giống chó được nghiên cứu trong đề tài đều được kiểm tra bằng các phương pháp thường quy và tiên tiến để loại bỏ các bệnh về ký sinh trùng (giun, sán) và các bệnh truyền nhiễm (care, pavovirus, xoắn khuẩn). 2
  18. 1.3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu Các nghiên cứu được thực hiện từ 2014 - 2017, tại các địa điểm: - Phòng khám Thú y cộng đồng, Khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam. - Một số phòng khám tại Hà Nội (Phòng khám Vietvet 89 Nghi Tàm, Phòng khám 240 Âu Cơ, Phòng khám Hanvet). - Các hộ chăn nuôi gia đình tại một số tỉnh miền Bắc (Hà Nội, Lạng Sơn, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh). - Phòng thí nghiệm bộ môn Nội- Chẩn- Dược- Độc chất, Khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam. - Bệnh viện đa khoa Medlatec, 42 Nghĩa Dũng, Ba Đình, Hà Nội. - Phòng khám và chăm sóc thú cưng Gaia, 38 Đường 1, F361, An Dương, Tây Hồ, Hà Nội. 1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI Kết quả của luận án cho thấy các biểu hiện lâm sàng (sự biến đổi về xương) và sự thay đổi các chỉ tiêu huyết học (đặc biệt là hàm lượng Ca, P và vitamin D) ở 4 giống chó H’mông cộc, Phú Quốc, Bergie, Rottweiler (1- 9 tháng tuổi) mắc bệnh còi xương thu thập từ 7 tỉnh phía Bắc Việt Nam (Hà Nội, Lạng Sơn, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh. Bên cạnh đó, điểm mới trong nghiên cứu này là ứng dụng phương pháp chẩn đoán hình ảnh để thấy được sự biến đổi của khớp xương khi bệnh ở giai đoạn sớm. Từ đó giúp cho việc chẩn đoán bệnh ở giai đoạn sớm, làm giảm những ảnh hưởng mà bệnh gây ra và giúp cho việc điều trị bệnh có hiệu quả cao. 1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.5.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo dùng trong giảng dạy và nghiên cứu về bệnh còi xương ở chó trong các trường, viện nghiên cứu chuyên ngành thú y. Đây cũng là tư liệu khoa học quý báu và cần thiết cho những người làm công tác thú y cơ sở về bệnh còi xương. Đồng thời các kết quả nghiên cứu của đề 3
  19. tài phục vụ cho các nghiên cứu tiếp theo về bệnh còi xương ở chó, đồng thời đóng góp tư liệu tham khảo dùng trong giảng dạy ngành thú y. 1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu là cơ sở cho việc chẩn đoán, phát hiện bệnh dựa vào các biểu hiện lâm sàng và những biến đổi về chỉ tiêu huyết học. Bên cạnh đó, các hình ảnh về sự biến đổi của xương, khớp xương qua phương pháp chẩn đoán hình ảnh giúp cho việc chẩn đoán sớm bệnh còi xương từ đó tạo cơ sở cho việc điều trị bệnh đạt hiệu quả cao và góp phần giảm bớt những thiệt hại do bệnh gây ra. 4
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2