intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Địa lý: Phát triển du lịch đường sông ở thành phố Đà Nẵng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:168

24
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Địa lý "Phát triển du lịch đường sông ở thành phố Đà Nẵng" trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch đường sông; Các nhân tố ảnh hưởng và thực trạng phát triển du lịch đường sông ở thành phố Đà Nẵng; Định hướng và giải pháp phát triển du lịch đường sông ở thành phố Đà Nẵng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Địa lý: Phát triển du lịch đường sông ở thành phố Đà Nẵng

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ HỒNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐƯỜNG SÔNG Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÝ HỌC Thành phố Hồ Chí Minh - 2023
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ HỒNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐƯỜNG SÔNG Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Chuyên ngành: Địa lý học Mã số: 62 31 05 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÝ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS. TS. Nguyễn Kim Hồng 2. TS. Trương Phước Minh Thành phố Hồ Chí Minh - 2023
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và có nguồn gốc rõ ràng. Tác giả luận án
  4. MỤC LỤC Lời cam đoan Danh mục chữ viết tắt Danh mục bảng số liệu Danh mục hình ảnh Danh mục bản đồ MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................... 2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................. 2 4. Giới hạn nghiên cứu ............................................................................................... 2 5. Quan điểm, phương pháp nghiên cứu .................................................................... 3 6. Tổng quan các công trình nghiên cứu .................................................................... 9 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án .............................................................. 16 8. Cấu trúc của luận án ............................................................................................. 17 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐƯỜNG SÔNG ....................................................................................................... 18 1.1. Cơ sở lý luận ...................................................................................................... 18 1.1.1. Một số khái niệm liên quan ........................................................................ 18 1.1.2. Vai trò của sông ngòi đối với phát triển du lịch đường sông ..................... 25 1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch đường sông ....................... 26 1.1.4. Các chỉ tiêu đánh giá phát triển du lịch đường sông .................................. 29 1.2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................... 46 1.2.1. Xu hướng phát triển du lịch đường sông trên thế giới và Việt Nam ......... 46 1.2.2. Kinh nghiệm phát triển du lịch đường sông của một số quốc gia trên thế giới và Việt Nam ......................................................................................................... 49 1.2.3. Bài học kinh nghiệm cho phát triển du lịch đường sông ở thành phố Đà Nẵng .............................................................................................................................. 54 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ......................................................................................... 56 CHƯƠNG 2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐƯỜNG SÔNG Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ...................... 57 2.1. Tổng quan về mạng lưới sông ngòi của thành phố Đà Nẵng ............................ 57 2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch đường sông ở thành phố Đà Nẵng .................................................................................................................................. 58 2.2.1. Vị trí địa lý ................................................................................................. 58 2.2.2. Khí hậu ....................................................................................................... 60 2.2.3. Đặc điểm thủy văn ..................................................................................... 62 2.2.4. Tài nguyên du lịch đường sông .................................................................. 65 2.2.5. Cơ sở hạ tầng .............................................................................................. 68 2.2.6. Chính sách phát triển du lịch đường sông .................................................. 71
  5. 2.2.7. Phát triển kinh tế và an ninh, an toàn xã hội .............................................. 73 2.2.8. Sự tham gia của cộng đồng địa phương trong du lịch đường sông ........... 76 2.2.9. Đánh giá tổng hợp tiềm năng phát triển du lịch đường sông ở thành phố Đà Nẵng ..................................................................................................................... 77 2.2.10. Đánh giá chung ........................................................................................ 82 2.3. Thực trạng phát triển du lịch đường sông ở thành phố Đà Nẵng ...................... 84 2.3.1. Theo tuyến sông ......................................................................................... 84 2.3.2. Theo chỉ tiêu ngành du lịch ........................................................................ 89 2.3.3. Đánh giá chung ........................................................................................ 108 2.4. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với phát triển du lịch đường sông ở thành phố Đà Nẵng .............................................................................................. 110 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ....................................................................................... 113 CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐƯỜNG SÔNG Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ................................................... 114 3.1. Định hướng phát triển du lịch đường sông ở thành phố Đà Nẵng .................. 114 3.1.1. Cơ sở khoa học của định hướng ............................................................... 114 3.1.2. Định hướng phát triển du lịch đường sông ở thành phố Đà Nẵng ........... 119 3.2. Giải pháp phát triển du lịch đường sông ở thành phố Đà Nẵng ...................... 127 3.2.1. Giải pháp chung ....................................................................................... 127 3.2.2. Giải pháp riêng ......................................................................................... 139 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ....................................................................................... 144 KẾT LUẬN ........................................................................................................... 145 DANH MỤC CÁC BÀI BÁO, CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .............................................................................................................. 147 TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................... 149 PHỤ LỤC
  6. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Tiếng Việt STT Chữ viết tắt Nội dung đầy đủ 1 COD Chất hữu cơ 2 CSHT Cơ sở hạ tầng 3 CSVCKT Cơ sở vật chất kỹ thuật 4 DAT Độ an toàn 5 DL Du lịch 6 DLĐS Du lịch đường sông 7 DTI Bộ chỉ số chuyển đổi số 8 DTC Độ tin cậy 9 DHD Độ hấp dẫn 10 GIS Hệ thống thông tin địa lý 11 KT - XH Kinh tế - xã hội 12 PTHH Phương tiện hữu hình 13 SDU Sự đáp ứng 14 SWOT Mô hình (ma trận) phân tích kinh doanh 15 TP Thành phố 16 TSS Chất rắn lơ lửng 17 UBND Ủy ban Nhân dân
  7. Tiếng Anh STT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ Nghĩa tiếng Việt 1 EFA Exploratory Factor Analysis Phân tích nhân tố khám phá Gross Regional Domestic Tổng sản phẩm trên địa bàn 2 GRDP Product Importance-performance Mô hình mức độ quan trọng 3 IPA analysis và thực hiện dịch vụ Chỉ số xem xét thích hợp 4 KMO Kaiser-Meyer-Olkin của phân tích nhân tố 5 MAN Metropolitan Area Network Mạng đô thị Multiple Linear Regression Phân tích hồi quy đa biến 6 MLRA Analysis 7 SERVQUAL Service Quality Mô hình chất lượng dịch vụ 8 SERVPERF Service Performance Mô hình chất lượng dịch vụ United Nations Environment Chương trình Môi trường 9 UNEP Programme Liên hợp quốc United Nations Educational Tổ chức Giáo dục, Khoa học 10 UNESCO Scientific and Cultural và Văn hóa Liên Hợp Quốc Organization The Commission for Cục Thống kê Liên Hợp 11 UNSTAT Statistics of the United Quốc Nations 12 UNWTO World Tourism Organization Tổ chức Du lịch Thế giới
  8. DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU 1. Bảng 1.1. Tiêu chí khả năng tiếp cận.................................................................... 29 2. Bảng 1.2. Tiêu chí kích thước sông ...................................................................... 30 3. Bảng 1.3. Tiêu chí độ hấp dẫn cảnh quan ............................................................. 31 4. Bảng 1.4. Tiêu chí khả năng liên kết với điểm du lịch dọc bờ sông ................... 32 5. Bảng 1.5. Tiêu chí cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đường sông33 6. Bảng 1.6. Tiêu chí môi trường sông ..................................................................... 34 7. Bảng 1.7. Điểm đánh giá tổng hợp tiềm năng phát triển du lịch đường sông ...... 37 8. Bảng 1.8. Xác định tổng hợp và phân hạng tuyến sông ...................................... 38 9. Bảng 1.9. Yếu tố cấu thành nên sự hài lòng của du khách đối với du lịch đường sông ở thành phố Đà Nẵng .................................................................................. 37 10. Bảng 1.10. Thang đo phương tiện hữu hình của du lịch đường sông .................. 40 11. Bảng 1.11. Thang đo độ an toàn du lịch đường sông ........................................... 41 12. Thang đo độ tin cậy của nhà cung ứng du lịch đường sông ................................. 42 13. Bảng 1.13. Thang đo sự đáp ứng của nhân viên và hướng dẫn viên .................... 42 14. Bảng 1.14. Thang đo độ hấp dẫn của du lịch đường sông .................................... 43 15. Bảng 1.15. Thang đo về sự hài lòng của du khách đối với du lịch đường sông ... 43 16. Bảng 1.16. Kiểm tra độ tin cậy thang đo .............................................................. 45 17. Bảng 2.1. Các tuyến sông chính của thành phố Đà Nẵng .................................... 57 18. Bảng 2.2. Tổng lượng dòng chảy năm trên các sông ........................................... 62 19. Bảng 2.3. Kết quả đánh giá tổng hợp tiềm năng phát triển du lịch đường sông ở thành phố Đà Nẵng (chưa nhân hệ số) .................................................................. 78 20. Bảng 2.4. Kết quả đánh giá tổng hợp tiềm năng phát triển du lịch đường sông và phân hạng ở thành phố Đà Nẵng (nhân hệ số) ...................................................... 78 21. Bảng 2.5. Số lượt khách du lịch đến thành phố Đà Nẵng, 2010 – 2020 .............. 89 22. Bảng 2.6. Kết quả phân tích hồi quy mô hình nghiên .......................................... 94 23. Bảng 2.7. Vai trò của các yếu tố với sự hài lòng của khách du lịch đối với DLĐS ở TP. Đà Nẵng ...................................................................................................... 95 24. Bảng 2.8. Bến tàu trên cách sông ở thành phố Đà Nẵng .................................... 101 25. Bảng 2.9. Phân tích ma trận SWOT phát triển du lịch đường sông ở thành phố Đà Nẵng .................................................................................................................... 110
  9. DANH MỤC HÌNH ẢNH 1. Sơ đồ 1.1. Hệ thống tiêu chí đánh giá tổng hợp tiềm năng phát triển du lịch đường sông ở thành phố Đà Nẵng ................................................................................. 35 2. Sơ đồ 1.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất ............................................................. 44 3. Hình 2.1. Biểu đồ phân tích các tiêu chí đánh giá thành phần ........................... 79 4. Hình 2.2. Điểm trung bình đánh giá tổng hợp tiềm năng phát triển du lịch đường sông của các tuyến sông ..................................................................................... 81 5. Hình 2.3. Lượt khách du lịch đường sông thành phố Đà Nẵng, 2010 - 2020 .... 90 6. Hình 2.4. Chi tiêu bình quân khách du lịch đường sông thành phố Đà Nẵng, 2016 - 2020 .................................................................................................................. 92 7. Hình 2.5. Doanh thu du lịch và du lịch đường sông của thành phố Đà Nẵng, 2010 – 2020 ................................................................................................................. 98 DANH MỤC BẢN ĐỒ 1. Bản đồ hành chính thành phố Đà Nẵng năm 2020 2. Bản đồ sông, hồ thành phố Đà Nẵng 3. Bản đồ các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch thành phố Đà Nẵng 4. Bản đồ phân bố tài nguyên du lịch ven sông ở thành phố Đà Nẵng 5. Bản đồ đánh giá tổng hợp tiềm năng phát triển du lịch đường sông ở thành phố Đà Nẵng 6. Bản đồ hiện trạng phát triển du lịch đường sông thành phố Đà Nẵng năm 2010 - 2020
  10. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngày nay, du lịch (DL) là ngành kinh tế ngày càng đóng vai trò quan trọng tạo ra những chuyển biến tích cực đối với sự phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa và quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam. Chính vì vậy, Thủ tướng Chính phủ đã xác định “Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn” (Văn phòng Chính phủ, 2016) là định hướng chiến lược quan trọng để phát triển đất nước, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác cũng như các địa phương trong bối cảnh mới, đặc biệt là những địa phương có nhiều lợi thế tài nguyên phát triển du lịch. Thành phố (TP) Đà Nẵng là một trong những trung tâm DL hấp dẫn của Việt Nam được thiên nhiên ưu đãi với nguồn tài nguyên DL phong phú, tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác đa dạng các loại hình DL, trong đó du lịch đường sông (DLĐS) cũng có nhiều lợi thế phát triển. TP. Đà Nẵng nằm ở hạ lưu của hệ thống sông Vu Gia được hợp lưu và phân lưu tại ngã ba sông Cái gồm sông Hàn, sông Vĩnh Điện, sông Cẩm Lệ - Túy Loan và sông Cổ Cò. Phía Bắc TP có sông Cu Đê bắt nguồn từ rừng núi phía Tây đổ ra biển. Với sự giàu có về tài nguyên sông nước, từ năm 2010 DLĐS đã được đưa vào khai thác ở tuyến sông Hàn, năm 2010 lượng khách DLĐS đạt 100 nghìn lượt, đến năm 2019 đã tăng lên 726,5 nghìn lượt. Điều này cho thấy DLĐS có sức hút ngày càng lớn và cũng từng bước gắn liền với hình ảnh DL của TP. Đà Nẵng. Do vậy, TP đã định hướng “đẩy mạnh phát triển du lịch đường sông” (Sở Du lịch TPĐN, 2015) và “phát triển du lịch đường sông trở thành sản phẩm du lịch chủ lực của thành phố” (UBND TP. Đà Nẵng, 2019). Tuy nhiên, thực tiễn hoạt động DLĐS của TP. Đà Nẵng hiện nay chỉ mới khai thác trên tuyến sông Hàn trong khi trên nhiều tuyến sông khác có rất nhiều tiềm năng thì ít được đầu tư phát triển, sản phẩm DLĐS cũng còn khá nghèo nàn. Chính vì vậy, việc nghiên cứu phát triển DLĐS ở TP. Đà Nẵng là rất cần thiết để khai thác có hiệu quả loại hình DL này và tạo sản phẩm DL đặc trưng cho TP. Đà Nẵng. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn trên, đề tài “Phát triển du lịch đường sông ở thành phố Đà Nẵng” được chọn làm đề tài nghiên cứu cho luận án Tiến sĩ với mong muốn làm rõ được tiềm năng, thực trạng và đưa ra định hướng nhằm phát triển DLĐS ở TP. Đà Nẵng hiệu quả.
  11. 2 2. Mục tiêu nghiên cứu Vận dụng cơ sở lí luận và thực tiễn về phát triển DLĐS, mục tiêu chủ yếu của luận án là nghiên cứu phát triển DLĐS ở TP. Đà Nẵng dưới góc độ địa lý học, tập trung phân tích các nhân tố ảnh hưởng, tiềm năng và thực trạng phát triển, từ đó đề xuất định hướng và giải pháp nhằm phát triển DLĐS ở TP. Đà Nẵng. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quan vấn đề lí luận và thực tiễn về phát triển DLĐS để vận dụng vào địa bàn nghiên cứu. - Xây dựng các tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá phát triển DLĐS áp dụng cho TP. Đà Nẵng. - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng và đánh giá tiềm năng phát triển DLĐS ở TP. Đà Nẵng. - Phân tích thực trạng phát triển DLĐS ở TP. Đà Nẵng giai đoạn 2010 - 2020. - Đề xuất định hướng và giải pháp nhằm phát triển DLĐS ở TP. Đà Nẵng trong tương lai. 4. Giới hạn nghiên cứu 4.1. Về nội dung Luận án tập trung phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển DLĐS ở TP. Đà Nẵng theo 8 nhóm nhân tố. Đánh giá tiềm năng phát triển DLĐS ở TP. Đà Nẵng theo 6 nhóm tiêu chí. Phân tích thực trạng phát triển DLĐS ở TP. Đà Nẵng dưới góc độ địa lý học theo tuyến sông và chỉ tiêu ngành DL. Đề xuất định hướng và giải pháp cơ bản nhằm phát triển DLĐS ở TP. Đà Nẵng. 4.2. Về không gian Phạm vi nghiên cứu của đề tài là địa bàn TP. Đà Nẵng ngoại trừ huyện đảo Hoàng Sa, trong đó sẽ đi sâu phân tích các con sông và vùng phụ cận trong phạm vi bán kính từ 3 km đến 5 km ở các sông: Sông Hàn, sông Cổ Cò, sông Cẩm Lệ, sông Túy Loan và sông Cu Đê. 4.3. Về thời gian nghiên cứu Đề tài nghiên cứu trong giai đoạn 2010 - 2020, định hướng đến năm 2030. Tuy nhiên, đây là loại hình DL mới được TP. Đà Nẵng đưa vào khai thác, do đó nhiều số liệu thứ cấp còn thiếu và chưa liên tục.
  12. 3 5. Quan điểm, phương pháp nghiên cứu 5.1. Quan điểm nghiên cứu 5.1.1. Quan điểm hệ thống Dưới góc độ địa lý, mỗi lãnh thổ được xem như một hệ thống bao gồm các thành phần chức năng có tác động qua lại lẫn nhau làm cho hệ thống này vận động và phát triển. Mặt khác, mỗi lãnh thổ lại được coi như là một tiểu hệ thống trong hệ thống cấp lớn hơn. Theo đó, phát triển DLĐS được xem là một bộ phận của phát triển DL ở TP. Đà Nẵng. Các khía cạnh liên quan đến phát triển DLĐS được xem xét, phân tích và đánh giá trong tổng thể phát triển DL ở TP. Đà Nẵng. Vì vậy, luận án vận dụng quan điểm này để đánh giá các vấn đề nghiên cứu. 5.1.2. Quan điểm tổng hợp - lãnh thổ Quan điểm này xem xét DLĐS là một bộ phận DL, được cấu thành bởi nhiều đối tượng như tài nguyên DL, điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa, con người, môi trường. Các đối tượng này có mối quan hệ mật thiết với nhau trong một hệ thống chỉnh thể và phân bố trên một địa bàn lãnh thổ rộng lớn. Luận án vận dụng quan điểm này để phân tích, đánh giá đa chiều về các thành phần ảnh hưởng, thực trạng phát triển DLĐS trong mối quan hệ tương hỗ với hệ thống lãnh thổ DL của TP. Đà Nẵng, từ đó có cơ sở khoa học để đưa ra những định hướng, giải pháp cho phát triển DLĐS ở TP. Đà Nẵng. 5.1.3. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh Mọi đối tượng nghiên cứu của địa lý nói chung luôn có sự vận động, biến đổi theo thời gian và không gian, DLĐS cũng có sự vận động và biến đổi theo từng giai đoạn. Vì vậy, việc đánh giá các vấn đề của phát triển DLĐS phải đứng trên quan điểm lịch sử - viễn cảnh. Luận án vận dụng quan điểm này để đánh giá những biến đổi của hoạt động DLĐS theo thời gian từ quá khứ - hiện tại - tương lai, từ đó có cơ sở để định hướng, dự báo khả năng và giải pháp phát triển DLĐS ở TP. Đà Nẵng. 5.1.4. Quan điểm phát triển bền vững Du lịch đường sông là loại hình DL gắn liền với nguyên tắc sống hòa hợp với thiên nhiên, hòa nhập với môi trường và mang tính bền vững (Rahman et al., 2020). Do đó, việc phát triển DLĐS không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế mà còn phải đảm bảo được các nguyên tắc về môi trường, giữ gìn và phát triển các giá trị văn hóa - xã hội, mang lại hiệu quả cho phát triển DLĐS của TP. Đà Nẵng. Vì vậy, trong nghiên cứu luận
  13. 4 án sẽ chú trọng quan điểm này để khai thác hiệu quả và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên DLĐS theo hướng phát triển bền vững. 5.2. Phương pháp nghiên cứu 5.2.1. Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu Đây là phương pháp truyền thống được sử dụng hầu hết ở các công trình nghiên cứu. Trong nghiên cứu luận án, phương pháp được sử dụng theo các bước: Bước 1. Xác định đối tượng, nội dung và dạng thông tin gắn với đề tài: Đó là các tài liệu liên quan đến cơ sở lý luận, thực tiễn về phát triển DLĐS; thực trạng phát triển DL và DLĐS ở TP. Đà Nẵng; tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội (KT - XH) của TP; các kế hoạch, quy hoạch, định hướng phát triển DL, DLĐS của TP. Đà Nẵng. Dạng tài liệu chủ yếu gồm: sách, báo cáo, văn bản, bản đồ, tranh ảnh. Bước 2. Tiến hành thu thập tài liệu theo kế hoạch và các danh mục đã lập: + Các tài liệu thứ cấp: Là những tài liệu được thu thập từ các công trình liên quan đến đề tài của những nghiên cứu tin cậy trong và ngoài nước như: Các báo cáo, thống kê, kế hoạch, quy hoạch của Sở Giao thông Vận tải, Sở Du lịch, Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban Nhân dân (UBND), Cục Thống kê, Cảng vụ đường thủy TP. Đà Nẵng ; Các nghiên cứu khác về DL, DLĐS, đặc điểm tự nhiên, KT - XH của TP. Đà Nẵng ; Luật Du lịch, luật giao thông đường thủy nội địa, luật tài nguyên nước, các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến đường sông và DLĐS, công trình, đề tài, báo cáo liên quan được trình bày trong các tạp chí, kỷ yếu, sách chuyên khảo, giáo trình… của các nhà khoa học trong, ngoài nước và các ban ngành phục vụ cho việc nghiên cứu, đánh giá luận án. + Các tài liệu sơ cấp: Được thu thập thông qua khảo sát, thực địa, phỏng vấn, chụp ảnh và điều tra tại khu vực nghiên cứu. Bước 3. Xử lý tài liệu: Từ tài liệu thu thập được, tác giả sẽ chọn lọc và xử lý theo mục đích nghiên cứu với sự hỗ trợ của phần mềm Microsoft office Excel 2016. 5.2.2. Phương pháp khảo sát thực địa Phương pháp này được vận dụng để khảo sát thực tế, thực trạng phát triển DLĐS của các tuyến sông ở TP. Đà Nẵng, nhằm thẩm định tính xác thực và độ tin cậy của các thông tin, dữ liệu thu thập được. Đồng thời, là cơ sở thực tiễn quan trọng hỗ trợ phương
  14. 5 pháp nghiên cứu khác của luận án. Việc nghiên cứu thực địa được tiến hành nhiều lần, tùy thuộc vào mục tiêu của từng đợt khảo sát, trong nghiên cứu luận án việc khảo sát được tiến hành theo các đợt sau: Đợt 1: Khảo sát sơ bộ các con sông và vùng phụ cận làm cơ sở cho việc xác định đối tượng, tiêu chí đánh giá, thực trạng phát triển DLĐS ở TP. Đà Nẵng. Đợt 2: Tiến hành khảo sát thực địa, chấm điểm theo danh mục cho các tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá nhằm thu thập dữ liệu đầu vào cho việc đánh giá tiềm năng, thực trạng phát triển DLĐS ở TP. Đà Nẵng. Đợt 3: Tiến hành sau khi có kết quả đánh giá tổng hợp về tiềm năng phát triển DLĐS của TP. Đà Nẵng, nhằm kiểm chứng xác minh lại những nghi vấn của kết quả nghiên cứu khi cần thiết. 5.2.3. Phương pháp thang điểm tổng hợp Phương pháp thang điểm tổng hợp được vận dụng đánh giá nhằm xác định vị trí xếp hạng về mức độ thuận lợi và hấp dẫn của các tuyến sông cho phát triển DLĐS ở TP. Đà Nẵng bằng việc đánh giá tổng hợp các tiêu chí, kết hợp với phương pháp định tính. Quy trình áp dụng phương pháp đánh giá theo thang điểm tổng hợp như sau: - Lựa chọn đối tượng đánh giá: Các tuyến sông đưa vào đánh giá được lựa chọn từ nhiều căn cứ khác nhau như: quá trình khảo sát thực tế, hiện trạng phát triển và khả năng khai thác các tuyến sông để phát triển DL, trên cơ sở đó đề tài đã xác định 5 tuyến sông, bao gồm: Sông Hàn, sông Cổ Cò, sông Cẩm Lệ, sông Túy Loan và sông Cu Đê. - Lựa chọn tiêu chí đánh giá: Các tiêu chí xác định phải phản ánh được tiềm năng phát triển DLĐS của tuyến sông, đồng thời thể hiện được vai trò tác động của từng tiêu chí đối với phát triển DLĐS. Do đó, 06 tiêu chí được lựa chọn bao gồm: (1) Kích thước sông, (2) Độ hấp dẫn cảnh quan, (3) Khả năng liên kết với điểm du lịch, (4) Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đường sông, (5) Môi trường sông và (6) Khả năng tiếp cận. - Xây dựng thang đo và hệ số (trọng số) đánh giá: Trong luận án, tiêu chí đánh giá được chia theo thang đo Likert với 5 bậc, mỗi bậc cách nhau 3 điểm. Hệ số của từng tiêu chí phụ thuộc vào vai trò của tiêu chí đó đối với phát triển DLĐS. Tác giả sử dụng 3 mức hệ số tương ứng với vai trò của từng tiêu chí. Các tiêu chí có hệ số 3 là những
  15. 6 tiêu chí quan trọng, hệ số 2 là tiêu chí có vai trò trung bình, tiêu chí có vai trò ít quan trọng có hệ số 1. - Xác lập công thức tính: Trên cơ sở các tiêu chí, thang đo và hệ số đã được xác lập, công thức tính điểm tổng hợp của tuyến sông như sau: 𝑛 X = ∑ 𝑊𝑖. 𝑆𝑖 𝑖=1 Trong đó: Wi là hệ số tính theo từng tiêu chí; Si là điểm xác định theo bậc; i là số thứ tự các tiêu chí (từ 1 - 6). - Xếp hạng đánh giá: Sau khi có điểm tổng hợp của các tiêu chí, tác giả sử dụng công thức của Armand (1975) để phân hạng đánh giá: 𝐼𝑚𝑎𝑥 − 𝐼𝑚𝑖𝑛 𝑖= 𝑀 Trong đó: i là khoảng cách nhóm; Imax là điểm tổng cao nhất; Imin là điểm tổng nhỏ nhất; M là số nhóm đánh giá. 5.2.4. Phương pháp điều tra xã hội học Phương pháp điều tra xã hội học được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu nhằm thu thập thông tin mà số liệu thứ cấp không có được để bổ sung kịp thời và đưa ra những kết luận có độ tin cậy, khách quan và có giá trị khoa học cao. Đối với đề tài luận án, phương pháp điều tra được tiến hành theo các bước: * Xác định nội dung điều tra - Mục đích điều tra: Thu thập số liệu để bổ sung những thông tin còn thiếu hoặc chưa đủ, nhằm phân tích sự hài lòng của khách DL đối với DLĐS ở tuyến sông Hàn TP. Đà Nẵng để phản ánh được thực trạng khai thác từ phía khách du lịch. - Đối tượng điều tra: Khách DL tham gia hoạt động DLĐS tại tuyến sông Hàn, TP. Đà Nẵng. - Nội dung điều tra: Đánh giá mức độ hài lòng của khách DL đối với hoạt động DLĐS ở tuyến sông Hàn, TP. Đà Nẵng bằng 5 nhóm yếu tố: Phương tiện hữu hình, độ tin cậy, sự đáp ứng, độ an toàn và độ hấp dẫn. - Địa điểm điều tra: Dọc tuyến sông Hàn. - Chọn mẫu: Xác định cỡ mẫu cần điều tra là việc làm nhằm đảm bảo độ tin cậy, khoa học trong quá trình nghiên cứu. Kích thước mẫu sẽ phụ thuộc vào yêu cầu của
  16. 7 nghiên cứu từ dữ liệu thu thập được và mối quan hệ mà nghiên cứu đề xuất (Mugenda & Mugenda, 1999). Theo Bollen (1986) kích cỡ mẫu hợp lý là mẫu có 5 khách DL cho 1 biến quan sát và tốt nhất là 10 khách DL cho 1 biến quan sát. Nghiên cứu thực hiện chọn mẫu theo quan điểm này, do đó kích cỡ mẫu trong nghiên cứu tốt nhất cần lớn hơn 300 cho tổng 30 biến quan sát. Các mẫu trong nghiên cứu này thỏa mãn điều kiện là khách DL có tham gia vào hoạt động du thuyền và các hoạt động văn hóa, giải trí sự kiện ven sông. Để tiếp cận được các đáp viên đáp ứng yêu cầu, nghiên cứu đã được tiến hành khảo sát trong 03 giai đoạn với các khoảng thời gian khác nhau vào cả ban ngày và ban đêm. - Thời gian điều tra: Tháng 4, 5 và tháng 7, 8 năm 2019, tháng 12 năm 2020. * Xây dựng phiếu điều tra Trên cơ sở nội dung đề ra, tác giả xây dựng phiếu điều tra (phụ lục 1). * Tiến hành điều tra Việc điều tra được tiến hành theo phương pháp phỏng vấn trực tiếp và trả lời câu hỏi qua mạng xã hội. * Xử lý kết quả Từ các phiếu điều tra thu thập được, tác giả tổng hợp và sử dụng phần mềm SPSS 20.0 để xử lý. 5.2.5. Phương pháp thống kê Trong giới hạn của luận án, phương pháp này được vận dụng nhằm bước đầu lượng hóa ảnh hưởng của một số nhân tố đến sự hài lòng của khách DL đối với DLĐS ở tuyến sông Hàn, TP. Đà Nẵng. Cụ thể, luận án sử dụng phương pháp Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis - EFA) và Phân tích hồi quy đa biến (Multiple Linear Regression Analysis - MLRA) như sau: Bước 1. Xác định mẫu, nhóm nhân tố (diễn đạt và mã hóa thang đo) Kích thước mẫu sẽ phụ thuộc vào yêu cầu của nghiên cứu từ những dữ liệu thu thập được và mối quan hệ mà nghiên cứu đề xuất. Tuy nhiên, thực tế là việc chọn mẫu còn phụ thuộc vào thời gian và năng lực tài chính của người nghiên cứu. Các nhà nghiên cứu đã đưa ra cách chọn mẫu theo nhiều quan điểm khác nhau. Luận án sử dụng phương pháp chọn mẫu của Bolen (1996). Sau thời gian khảo sát điều tra, tổng số phiếu hợp lệ thu được là 432 mẫu, lớn hơn đáp ứng yêu cầu về số mẫu tối thiểu và đáp ứng điều kiện
  17. 8 để tiến hành phân tích. Trong nghiên cứu đánh giá sự hài lòng của khách DL đối với DLĐS ở tuyến sông Hàn, TP. Đà Nẵng trên cơ sở kế thừa yếu tố của mô hình SERVPERF, phát triển từ các mô hình nghiên cứu liên quan trước đó (Cronin & Taylor, 1992, Chaudhary & Aggarwal, 2012, Attallah, 2015, Huỳnh, 2021, Sơn & Tin, 2021, Carvalho & Medeiros, Baker et al., 2010) và thực tiễn phát triển DLĐS tại Đà Nẵng, luận án đề xuất 5 nhóm yếu tố gồm: Phương tiện hữu hình (biến PTHH1 - PTHH6); Độ tin cậy (biến DTC1 - DTC6); Năng lực đáp ứng (biến SDU1 - SDU4); Độ an toàn (biến DAT1 - DAT6); Độ hấp dẫn (biến DHD1 - DHD4) (phụ lục 2). Bước 2: Phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha và EFA Cronbach Alpha là công cụ giúp loại đi những biến quan sát, những thang đo không đạt yêu cầu. Các biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng (item total correlation) nhỏ hơn 0,30 sẽ bị loại. Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng khi Cronbach alpha từ 0,8 đến gần 1 thì thang đo lường tốt, từ 0,7 đến gần bằng 0,8 là sử dụng được. Các biến quan sát của các thang đo đáp ứng yêu cầu được giữ cho phân tích nhân tố khám phá EFA. Phân tích EFA được tiến hành cho các biến quan sát thông qua kết quả rút trích được của nhân tố tại Eigenvalue (>1), tổng phương sai trích (> 50%); hệ số KMO (> 0,5); ý nghĩa thống kê của kiểm định Bartlett (Sig. < 0,05). Các thang đo được đảm bảo để tiến hành các phân tích kế tiếp và đủ điều kiện thực hiện Phân tích hồi quy đa biến. Bước 3: Phân tích hồi quy đa biến Phân tích hồi quy đa biến được thực hiện nhằm xác định sự ảnh hưởng của các yếu tố tới sự hài lòng của khách DL với DLĐS trên sông Hàn. 5.2.6. Phương chuyên gia Đây là phương pháp sử dụng để đánh giá các nội dung thiên về định tính, kiểm nghiệm lại các tính toán và những nhận định làm căn cứ cho việc đưa ra các kết luận có tính khoa học. Trong nghiên cứu luận án sẽ thực hiện tham vấn ý kiến của các chuyên gia là các nhà quản lý, nhà khoa học, doanh nghiệp kinh doanh DL liên quan đến việc phát triển DLĐS ở TP. Đà Nẵng (phụ lục 3). Các ý kiến, quan điểm thu thập được từ chuyên gia có ý nghĩa quan trọng hỗ trợ trong việc giải quyết các nội dung của luận án và xây dựng những định hướng phát triển DLĐS ở TP. Đà Nẵng.
  18. 9 5.2.7. Phương pháp bản đồ và hệ thống thông tin địa lý (GIS) Phương pháp bản đồ và hệ thống thông tin địa lý (GIS) là một trong những phương pháp quan trọng được sử dụng trong nghiên cứu luận án. Bản đồ được xem như công cụ để xác định, đánh giá về mặt không gian và mối quan hệ giữa các hiện tượng địa lí có ảnh hưởng đến phát triển DLĐS, các bản đồ được tác giả kế thừa để thu thập thông tin liên quan phục vụ cho công tác nghiên cứu. Đồng thời, những kết quả nghiên cứu được tác giả biên tập và xây dựng thành các bản đồ chuyên đề cho luận án. - Bản đồ hành chính thành phố Đà Nẵng năm 2020. - Bản đồ sông hồ thành phố Đà Nẵng. - Bản đồ các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch đường sông ở thành phố Đà Nẵng. - Bản đồ phân bố tài nguyên du lịch ven sông ở thành phố Đà Nẵng. - Bản đồ đánh giá tổng hợp tiềm năng phát triển du lịch đường sông ở thành phố Đà Nẵng. - Bản đồ hiện trạng phát triển du lịch đường sông thành phố Đà Nẵng năm 2010 - 2020. 5.2.8. Phương pháp phân tích SWOT SWOT là tập hợp viết tắt những chữ cái đầu tiên của các từ tiếng Anh: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức). Mô hình phân tích SWOT được vận dụng trong luận án nhằm đánh giá tổng quan những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của phát triển DLĐS ở TP. Đà Nẵng trên cơ sở đó xây dựng các chiến lược phát triển DLĐS (SO: Điểm mạnh - Cơ hội; ST: Điểm mạnh - Thách thức; WO: Điểm yếu - Cơ hội; WT: Điểm yếu - Thách thức) gắn với việc giải quyết những lợi thế và các vấn đề còn tồn tại trong khai thác DLĐS hiện nay ở TP. Đà Nẵng. 6. Tổng quan các công trình nghiên cứu 6.1. Trên thế giới 6.1.1. Công trình nghiên cứu về tài nguyên du lịch đường sông Trong phát triển DLĐS không phải bất kỳ con sông nào cũng có khả năng khai thác DL. Do đó, cần phải tiến hành nghiên cứu đánh giá tài nguyên để xem xét khả năng phát triển DLĐS, nội dung này đã nhận được sự quan tâm của một số công trình nghiên
  19. 10 cứu. Cho đến nay, đã có các nghiên cứu đánh giá về tiềm năng tài nguyên DLĐS của Leopold & Marchand (1968), Chubb & Bauman (1976), Kenneth., Hughey., & Mary, (2010) và Nuruddin & Ali (2013). Những nghiên cứu này dựa trên các bộ tiêu chí để đánh giá định lượng phát triển DLĐS cho mỗi con sông. Công trình Về bản kiểm kê định lượng của cảnh quan, nghiên cứu nguồn nước - On the Quantitative Inventory of the Riverscape, Water Resources Research (Leopold and Marchand, 1968) đã đánh giá giá trị của con sông, trong đó có phục vụ cho mục đích phát triển DL, giải trí. Tương tự, trong công trình So sánh định lượng của một vài yếu tố thẩm mỹ dọc các con sông - Quantitative comparison of some aesthetic factors among rivers (Leopold, 1969) cũng đánh giá sông cho mục đích cảnh quan, giải trí và giá trị danh thắng theo các tiêu chí về đặc điểm vật lý và hóa học, sinh học của con sông và sự quan tâm và sử dụng của con người. Các biến của những tiêu chí này chỉ đánh giá dựa trên đặc điểm tự nhiên của con sông do đó, chưa đánh giá được giá trị của các yếu tố về văn hóa, xã hội dọc hai bên bờ sông cho hoạt động DLĐS. Đánh giá được chấm theo thang điểm 5 với giá trị của các biến đều có hệ số như nhau nên vẫn chưa xác định được vai trò ảnh hưởng khác nhau của từng biến trong phát triển du lịch đường sông. Trên cơ sở nghiên cứu của Leopold và Marchand, nhóm tác giả Chubb và Bauman đã phát triển thành Bản kiểm kê sông ngòi và đánh giá biến cho sự phù hợp với giải trí (RIVERS) – River Inventory and Variable Evaluation for Recreation Suitability (Chubb and Bauman, 1976) được xây dựng 6 nhóm tiêu chí là: đặc điểm vật lý cơ bản, vật lý đặc biệt, sinh học, chất lượng nguồn nước, vấn đề sử dụng đất và đặc điểm sinh học và thẩm mỹ của sông nhằm đánh giá sông cho hoạt động DL, giải trí. Tiêu chí đánh giá liên quan đến một loạt các biến tự nhiên và văn hóa được áp dụng cho các loại sông từ vùng sâu, vùng xa đến đô thị hóa cao. Nghiên cứu thực hiện cho hoạt động DLĐS được xác định: Chèo thuyền ở khu vực hoang dã; chèo thuyền nói chung, thuyền buồm nhỏ; xuồng máy/thuyền điện; lướt ván, bơi lội; câu cá bờ sông; câu cá ở trên thuyền; nghiên cứu tự nhiên; săn bắn; cắm trại dọc đường; cắm trại bằng xe; picnic. Các biến sử dụng đều có trọng số như nhau và được tính theo phương pháp thang điểm tổng hợp với 5 mức độ. Tất cả hoạt động DL đều được đánh giá với hệ số đánh giá như nhau, tuy nhiên, một số trường hợp tùy thuộc về tính chất các biến để có sự quy đổi khi đánh giá
  20. 11 (hệ số đánh giá), do đó cũng tạo sự bất lợi, khó khăn khi xác định tầm quan trọng của mỗi biến cho từng hoạt động DLĐS. Trong các đánh giá sông ngòi ở New Zealand, công trình Hệ thống đánh giá các giá trị sông ngòi: Tập 1: Tổng quan về phương pháp, các hướng dẫn cho sử dụng và ứng dụng đối với các giá trị giải trí – The River Values Assessment System: Volume 1: Overview of the Method, Guidelines for Use and Application to Recreational Values (Kenneth., Hughey., and Mary, 2010) đã xây dựng hệ thống quy trình đánh giá trị sông cho hoạt động DLĐS theo các tiêu chí khác nhau với số lượng được yêu cầu dưới 10 biến cho đánh giá. Công trình Tổ chức du lịch tự nhiên sử dụng đánh giá tài nguyên và giải trí dựa trên sông cho Sungai Dinding, Perak, Malaysia - Nature tourism planning using river-based resources and recreational assessment for Sungai Dinding, Perak, Malaysi (Nuruddin and Ali, 2013) đã vận dụng phương pháp RIVERS để đánh giá sông ngòi cho 3 hoạt động DLĐS là nghiên cứu tự nhiên, chèo thuyền kayak và câu cá với trên sông Sungai Dinding của Malaysia. Kết quả đánh giá làm cơ sở để xây dựng định hướng và giải pháp khai thác DLĐS đối với sông Sungai Dinding, Manjung, Perak của Malaysia. 6.1.2. Công trình nghiên cứu về hoạt động du lịch đường sông Du lịch đường sông đã sớm được khai thác ở nhiều quốc gia trên thế giới cho nên, hướng nghiên cứu này cũng đã nhận được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học với những góc độ tiếp cận khác nhau. Công trình River Tourism (Du lịch đường sông) của hai tác giả Prideaux và Cooper (2009) là tập hợp của nhiều nghiên cứu khác nhau về DLĐS trên thế giới, nội dung bao gồm những vấn đề lý luận chung, thực tiễn về phát triển DLĐS ở trên thế giới. Đối với vấn đề lý luận, nghiên cứu đã đưa ra khái niệm DLĐS, xác định loại hình DL này bao gồm những hoạt động DL diễn ra trên sông và những hoạt động ở vùng phụ cận sông, chịu ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội; phân tích hoạt động DLĐS ở các khía cạnh vật lý, sinh thái và con người hay tài nguyên nước bền vững và an ninh nguồn nước. Ở nội dung nghiên cứu về thực tiễn phát triển DLĐS, các tác giả cũng đã phân tích những tiềm năng, thực trạng khai thác DLĐS tại các con sông như: sông Colorado, sông Mississippi, sông Nile, sông Mekong, sông Dương Tử, sông Darling, sông Murray và các sông ở châu Âu. Đối với mỗi con sông, việc khai thác DL mang những đặc điểm rất khác nhau, phù hợp với những đặc tính tự nhiên, cảnh quan và văn hóa bản địa ở những khu vực sông chảy qua.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2