intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Dinh dưỡng: Hiệu quả bổ sung đa vi chất dinh dưỡng và bột lá Riềng ấm lên tình trạng dinh dưỡng và miễn dịch của trẻ em 36-59 tháng tuổi dân tộc Thái tại thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:196

25
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận án "Hiệu quả bổ sung đa vi chất dinh dưỡng và bột lá Riềng ấm lên tình trạng dinh dưỡng và miễn dịch của trẻ em 36-59 tháng tuổi dân tộc Thái tại thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La" nhằm đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ em 36-59 tháng tuổi tại thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La; Đánh giá hiệu quả của bổ sung đa vi chất dinh dưỡng và bột lá Riềng ấm lên tình trạng dinh dưỡng của trẻ 36-59 tháng tuổi dân tộc Thái.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Dinh dưỡng: Hiệu quả bổ sung đa vi chất dinh dưỡng và bột lá Riềng ấm lên tình trạng dinh dưỡng và miễn dịch của trẻ em 36-59 tháng tuổi dân tộc Thái tại thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ VIỆN DINH DƯỠNG KHÚC THN HIỀN HIỆU QUẢ BỔ SUNG ĐA VI CHẤT DINH DƯỠNG VÀ BỘT LÁ RIỀNG ẤM LÊN TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG VÀ MIỄN DNCH CỦA TRẺ EM 36-59 THÁNG TUỔI DÂN TỘC THÁI TẠI THÀNH PHỐ SƠN LA, TỈNH SƠN LA Chuyên ngành: Dinh dưỡng Mã số: 9720401 LUẬN ÁN TIẾN SĨ DINH DƯỠNG Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. Hà Anh Đức 2. PGS.TS. Bùi Thị Nhung HÀ NỘI - 2022
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện. Các số liệu, kết quả trong luận án là trung thực và chưa được tác giả khác công bố trong bất kỳ công trình nào. Tác giả Khúc Thị Hiền
  3. LỜI CẢM ƠN Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Ban Giám đốc Viện Dinh dưỡng Quốc gia, Trung tâm Đào tạo Dinh dưỡng và Thực phẩm, Khoa Dinh dưỡng Học đường và Ngành nghề, các Thầy Cô giáo và các Khoa, Phòng liên quan của Viện đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới TS. Hà Anh Đức, PGS.TS. Bùi Thị Nhung, những người Thầy tâm huyết đã tận tình hướng dẫn, động viên khích lệ và định hướng cho tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận án. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ủy ban nhân dân thành phố Sơn La, Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Sơn La, các trường mầm non trên địa bàn thành phố Sơn La, đặc biệt là Ban giám hiệu, các cô giáo, phụ huynh và trẻ em Trường Mầm non Chiềng Xôm, Hua La - thành phố Sơn La đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi tiến hành nghiên cứu. Cuối cùng, tôi xin gửi tấm lòng ân tình tới gia đình, các anh chị em, bạn bè, đồng nghiệp đã quan tâm, chia sẻ - đây là nguồn động viên và truyền nhiệt huyết để tôi hoàn thành luận án. Hà Nội, ngày tháng năm 2022 Tác giả luận án Khúc Thị Hiền
  4. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CS Cộng sự CC/T Chiều cao theo tuổi CC/CC Cân nặng theo chiều cao CN/T Cân nặng theo tuổi DTTS Dân tộc thiểu số HAZ Z-score chiều cao theo tuổi (Height for age Z-score) Hb Hemoglobin SDD Suy dinh dưỡng TB  SD Trung bình  Độ lệch chuNn VCDD Vi chất dinh dưỡng UN ICEF Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc (United N ations International Children's Emergency Fund) WAZ Z-score cân nặng theo tuổi (Weight for age Z-score) WHO Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization) WHZ Z-score cân nặng theo chiều cao (Weight for length/height Z- score) YN SKCĐ Ý nghĩa sức khỏe cộng đồng Z-score Độ lệch chuNn = (Kích thước đo được - số trung bình quần thể)/Độ lệch chuNn của quần thể tham chiếu
  5. MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................... 4 1.1. Suy dinh dưỡng ............................................................................................... 4 1.1.1. Khái niệm ......................................................................................................... 4 1.1.2. N guyên nhân suy dinh dưỡng ......................................................................... 4 1.1.3. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ em theo chỉ số Z-score ........................... 6 1.1.4. Tình trạng dinh dưỡng trẻ em thế giới ............................................................ 8 1.1.5. Tình trạng dinh dưỡng trẻ em Việt N am ...................................................... 15 1.1.6. Các nghiên cứu can thiệp bổ sung vi chất dinh dưỡng cho trẻ em .............. 22 1.2. Dinh dưỡng và nhiễm khuNn ở trẻ em .......................................................... 27 1.2.1. Tiêu chảy và nhiễm khuNn hô hấp ở trẻ em .................................................. 28 1.2.2. Mối quan hệ giữa SDD và nhiễm khuNn ...................................................... 28 1.2.3. Các nghiên cứu về bổ sung dinh dưỡng cải thiện tình trạng nhiễm khuNn của trẻ em ................................................................................................................... 31 1.3. Đặc điểm và các nghiên cứu về cây Riềng ấm ............................................. 34 1.3.1. Đặc điểm của cây Riềng ấm .......................................................................... 35 1.3.2. Các nghiên cứu về hoạt tính sinh học của Alpinia zerumbet ....................... 36 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................... 41 2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................... 41 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 41 2.1.2. Địa điểm nghiên cứu ...................................................................................... 42 2.1.3. Thời gian nghiên cứu ..................................................................................... 43 2.2. Thiết kế nghiên cứu ...................................................................................... 44 2.3. Cỡ mẫu và chọn mẫu .................................................................................... 44 2.3.1. Cỡ mẫu cho nghiên cứu mô tả cắt ngang ...................................................... 44 2.3.2. Cỡ mẫu cho nghiên cứu can thiệp ................................................................. 45 2.3.3. Chọn mẫu ....................................................................................................... 46 2.4. Phương pháp thu thập số liệu và đánh giá các chỉ số/biến số nghiên cứu ........... 49 2.4.1. Thu thập thông tin chung và thông tin về tình hình bệnh tật của trẻ............ 49
  6. 2.4.2. Thu thập số liệu và đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ ......................... 49 2.4.3. Thu thập số liệu và đánh giá chỉ số huyết học, miễn dịch ............................ 52 2.4.4. Thu thập số liệu và đánh giá khNu phần ........................................................ 52 2.4.5. Tình trạng nhiễm khuNn (tiêu chảy, nhiễm khuNn hô hấp) của trẻ............... 53 2.5. Triển khai nghiên cứu ................................................................................... 54 2.5.1. Thời gian can thiệp ........................................................................................ 54 2.5.2. ChuNn bị địa bàn nghiên cứu ......................................................................... 54 2.5.3. Tập huấn cho cán bộ tham gia nghiên cứu ................................................... 54 2.5.4. Triển khai nghiên cứu mô tả cắt ngang ......................................................... 55 2.5.5. Triển khai nghiên cứu can thiệp .................................................................... 55 2.5.6. Giám sát triển khai nghiên cứu can thiệp ...................................................... 57 2.6. Sản phNm bổ sung đa vi chất dinh dưỡng và bột lá Riềng ấm...................... 57 2.6.1. Thành phần của sản phNm bổ sung đa vi chất dinh dưỡng và bột lá Riềng ấm 57 2.6.2. Kiểm nghiệm, đánh giá chất lượng sản phNm .............................................. 60 2.6.3. Đánh giá mức độ chấp nhận sản phNm ......................................................... 61 2.7. Xử lý và phân tích số liệu .............................................................................. 62 2.8. Các biện pháp khống chế sai số .................................................................... 65 2.9. Đạo đức trong nghiên cứu ............................................................................ 66 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................. 67 3.1. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ em 36-59 tháng tuổi tại thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La .............................................................................................................................. 67 3.1.1. Thông tin chung về trẻ em nghiên cứu ......................................................... 67 3.1.2. Chỉ số nhân trắc trung bình của trẻ em nghiên cứu ...................................... 69 3.1.3. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ em nghiên cứu .............................................. 73 3.2. Hiệu quả bổ sung đa vi chất dinh dưỡng và bột lá Riềng ấm đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ 36-59 tháng tuổi dân tộc Thái ....................................................... 79 3.2.1. Thông tin về trẻ 36-59 tháng tuổi dân tộc Thái trước can thiệp ................... 79 3.2.2. Đặc điểm khNu phần của trẻ em 36-59 tháng tuổi ......................................... 81 3.2.3. Hiệu quả bổ sung đa vi chất dinh dưỡng và bột lá Riềng ấm đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ 36-59 tháng tuổi dân tộc Thái ................................................................ 83
  7. 3.3. Hiệu quả bổ sung đa vi chất dinh dưỡng và bột lá Riềng ấm đến chỉ số miễn dịch và tình trạng nhiễm khuNn của trẻ 36-59 tháng tuổi dân tộc Thái ............................... 93 3.3.1. Hiệu quả bổ sung đa vi chất dinh dưỡng và bột lá Riềng ấm đến chỉ số miễn dịch của trẻ 36-59 tháng tuổi dân tộc Thái ........................................................... 93 3.3.2. Hiệu quả bổ sung đa vi chất dinh dưỡng và bột lá Riềng ấm đến tình trạng nhiễm khuNn của trẻ 36-59 tháng tuổi dân tộc Thái ............................................. 95 Chương 4: BÀN LUẬN ........................................................................................ 106 4.1. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ em 36-59 tháng tuổi tại thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La ................................................................................................................ 106 4.1.1. Đặc điểm nhân trắc của trẻ em 36-59 tháng tuổi tại thành phố Sơn La ........... 106 4.1.2. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ em 36-59 tháng tuổi tại thành phố Sơn La .................... 109 4.2. Hiệu quả bổ sung đa vi chất dinh dưỡng và bột lá Riềng ấm đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ 36-59 tháng tuổi dân tộc Thái ..................................................... 117 4.2.1. Hiệu quả bổ sung đa vi chất dinh dưỡng và bột lá Riềng ấm đến chỉ số nhân trắc của trẻ 36-59 tháng tuổi dân tộc Thái .......................................................... 117 4.2.2. Hiệu quả bổ sung đa vi chất dinh dưỡng và bột lá Riềng ấm đến tỷ lệ suy dinh dưỡng của đối tượng nghiên cứu ........................................................................ 121 4.2.3. Hiệu quả bổ sung đa vi chất dinh dưỡng và bột lá Riềng ấm đến nồng độ Hemoglobin và tỷ lệ thiếu máu của trẻ em nghiên cứu ...................................... 124 4.3. Hiệu quả bổ sung đa vi chất dinh dưỡng và bột lá Riềng ấm đến chỉ số miễn dịch (IgG, IgM) và tình trạng nhiễm khuNn (tiêu chảy, nhiễm khuNn hô hấp) của trẻ 36-59 tháng tuổi dân tộc Thái ....................................................................... 126 4.3.1. Hiệu quả bổ sung đa vi chất dinh dưỡng và bột lá Riềng ấm đến chỉ số miễn dịch ................................................................................................................ 126 4.3.2. Hiệu quả bổ sung đa vi chất dinh dưỡng và bột lá Riềng ấm đến tình trạng nhiễm khuNn của trẻ............................................................................................. 128 4.4. Một số hạn chế trong quá trình triển khai nghiên cứu ................................ 137 KẾT LUẬN ........................................................................................................... 138 KHUYẾN NGHN ................................................................................................... 140 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  8. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Phân loại mức độ SDD thể nhẹ cân trên cộng đồng ......................... 51 Bảng 2.2. Phân loại mức độ SDD thấp còi, gầy còm và thừa cân, béo phì trên cộng đồng .......................................................................................... 51 Bảng 2.3. Thành phần Polyphenol trong 100g sản phNm Bột lá cây Riềng ấm 58 Bảng 2.4. Thành phần 1 gói (1g) sản phNm bổ sung đa vi chất dinh dưỡng và bột lá Riềng ấm ....................................................................................... 59 Bảng 3.1. Phân bố trẻ em nghiên cứu theo tuổi, dân tộc và giới tính ............... 67 Bảng 3.2. Phân bố trẻ em nghiên cứu theo dân tộc và khu vực sống ................ 68 Bảng 3.3. Chỉ số nhân trắc trung bình của trẻ em nghiên cứu .......................... 69 Bảng 3.4. Chỉ số Z-score trung bình của trẻ em nghiên cứu ............................. 71 Bảng 3.5. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ em nghiên cứu theo độ tuổi và giới tính . 73 Bảng 3.6. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ em dân tộc Thái ................................ 77 Bảng 3.7. Sự phối hợp giữa các thể suy dinh dưỡng của trẻ em nghiên cứu .... 78 Bảng 3.8. Đặc điểm giới tính và độ tuổi của trẻ em nghiên cứu ....................... 79 Bảng 3.9. Đặc điểm nhân trắc của trẻ em trước can thiệp ................................. 79 Bảng 3.10. Đặc điểm của bà mẹ và kinh tế hộ gia đình .......................................... 80 Bảng 3.11. Giá trị dinh dưỡng khNu phần của trẻ em trước can thiệp................. 81 Bảng 3.12. Giá trị dinh dưỡng khNu phần của trẻ em tại thời điểm kết thúc can thiệp ................................................................................................... 82 Bảng 3.13. Tính cân đối của khNu phần trước và sau can thiệp .......................... 83 Bảng 3.14. Sự thay đổi các chỉ số nhân trắc của trẻ em sau can thiệp ................ 84 Bảng 3.15. Hiệu quả can thiệp đến các chỉ số nhân trắc của trẻ em nghiên cứu. 85 Bảng 3.16. Sự thay đổi về tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em nghiên cứu .................. 86 Bảng 3.17. Hiệu quả phòng bệnh suy dinh dưỡng đến trẻ em nghiên cứu.......... 87 Bảng 3.18. Hiệu quả điều trị suy dinh dưỡng đến trẻ em nghiên cứu ................. 88 Bảng 3.19. Hiệu quả can thiệp phòng bệnh và điều trị suy dinh dưỡng đến trẻ em nghiên cứu ......................................................................................... 89 Bảng 3.20. Sự thay đổi nồng độ Hemoglobin và tỷ lệ thiếu máu của trẻ em nghiên
  9. cứu trước và sau can thiệp................................................................. 90 Bảng 3.21. Hiệu quả cải thiện nồng độ Hemoglobin của trẻ em nghiên cứu ....... 91 Bảng 3.22. Hiệu quả phòng bệnh và điều trị thiếu máu của trẻ em nghiên cứu ....... 91 Bảng 3.23. Kết quả phân tích hiệu quả can thiệp đến phòng bệnh và điều trị thiếu máu của trẻ em nghiên cứu ............................................................... 92 Bảng 3.24. Sự thay chỉ số miễn dịch của trẻ em trước và sau can thiệp ............. 93 Bảng 3.25. Hiệu quả cải thiện nồng độ IgG, IgM của trẻ em nghiên cứu ........... 94 Bảng 3.26. Tỷ lệ mắc bệnh của trẻ em nghiên cứu trong điều tra ban đầu ......... 95 Bảng 3.27. Thời gian từ khi can thiệp đến khi mắc tiêu chảy lần đầu ................ 96 Bảng 3.28. Kết quả phân tích hiệu quả can thiệp đến tỷ lệ mắc tiêu chảy lần đầu từ khi can thiệp .................................................................................. 97 Bảng 3.29. Số đợt mắc tiêu chảy/trẻ trong thời gian can thiệp ........................... 98 Bảng 3.30. Số ngày mắc tiêu chảy/đợt trong thời gian can thiệp ........................ 99 Bảng 3.31. Số ngày mắc tiêu chảy/trẻ trong thời gian can thiệp ....................... 100 Bảng 3.32. Hiệu quả can thiệp đến tỷ lệ mắc mới tiêu chảy theo thời gian ...... 100 Bảng 3.33. Thời gian từ khi can thiệp đến khi mắc nhiễm khuNn hô hấp lần đầu ......................................................................................................... 101 Bảng 3.34. Kết quả phân tích hiệu quả can thiệp đến tỷ lệ mắc nhiễm khuNn hô hấp lần đầu từ khi can thiệp ............................................................ 102 Bảng 3.35. Số đợt mắc nhiễm khuNn hô hấp/trẻ trong thời gian nghiên cứu .... 103 Bảng 3.36. Số ngày mắc nhiễm khuNn hô hấp/đợt trong thời gian can thiệp .... 103 Bảng 3.37. Số ngày mắc nhiễm khuNn hô hấp/trẻ trong thời gian can thiệp ..... 104 Bảng 3.38. Hiệu quả can thiệp đến tỷ lệ mắc mới nhiễm khuNn hô hấp theo thời gian .................................................................................................. 105 Bảng 4.1. Chỉ số Z-score của trẻ em trong một số nghiên cứu gần đây .......... 109 Bảng 4.2. Tỷ lệ SDD của một số trẻ em dân tộc trong các nghiên cứu gần đây ......................................................................................................... 113
  10. DANH MỤC BIỂU ĐỒ   Biểu đồ 3.1. Phân bố trẻ em nghiên cứu theo dân tộc và khu vực sống.............. 69 Biểu đồ 3.2. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ em nghiên cứu theo trường mầm non .. 74 Biểu đồ 3.3. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ em nghiên cứu theo dân tộc ........... 75 Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em nghiên cứu theo khu vực sống ... 76 Biểu đồ 3.5. Mức thay đổi tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em nghiên cứu ............ 87 Biểu đồ 3.6. Mức tăng nồng độ IgG, IgM của trẻ em nghiên cứu ...................... 94 Biểu đồ 3.7. Biểu đồ theo dõi tình hình mới mắc tiêu chảy lần đầu từ khi can thiệp ......................................................................................................... 96 Biểu đồ 3.8. Biểu đồ phân tích đơn biến và đa biến về tỷ lệ mới mắc tiêu chảy lần đầu tích lũy từ khi can thiệp ............................................................ 98 Biểu đồ 3.9. Biểu đồ theo dõi tình hình hồi phục khi mắc tiêu chảy trong thời gian can thiệp .......................................................................................... 99 Biểu đồ 3.10. Theo dõi tình hình mới mắc nhiễm khuNn hô hấp lần đầu từ khi can thiệp............................................................................................... 101 Biểu đồ 3.11. Biểu đồ phân tích đơn biến và đa biến về tỷ lệ mới mắc nhiễm khuNn hô hấp lần đầu tích lũy từ khi can thiệp ........................................ 102 Biểu đồ 3.12. Tình hình hồi phục khi mắc nhiễm khuNn hô hấp trong thời gian can thiệp............................................................................................... 104
  11. DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Mô hình nguyên nhân – hậu quả của suy dinh dưỡng trẻ em ............... 5 Hình 1.2. Phân bố trẻ em suy dinh dưỡng thấp còi 2019 ...................................... 8 Hình 1.3. Xu hướng suy giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi của trẻ em dưới 5 tuổi giai đoạn 2000-2019 .............................................................................. 9 Hình 1.4. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng gầy còm năm 2019 ................................ 10 Hình 1.5. Sự thay đổi tỷ lệ trẻ em thấp còi, gầy còm, thừa cân tại các quốc gia có mức thu nhập khác nhau giai đoạn 2000 – 2019 ................................. 11 Hình 1.6. Tỷ lệ thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ em trên thế giới ............................ 12 Hình 1.7. Tỷ lệ thiếu kẽm trên thế giới ............................................................... 13 Hình 1.8. Tỷ lệ thiếu vitamin A ở trẻ em trên thế giới ........................................ 14 Hình 1.9. Sự thay đổi tỷ lệ và số lượng trẻ em suy dinh dưỡng và thừa cân giai đoạn 2000 – 2019 ................................................................................ 15 Hình 1.10. Diễn biến suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi trên toàn quốc ............. 16 Hình 1.11. Tình trạng SDD thấp còi trẻ dưới 5 tuổi phân bố theo vùng sinh thái năm 2018 ............................................................................................. 17 Hình 1.12. Xu hướng giảm tỷ lệ thiếu máu giai đoạn 1995 - 2020....................... 18 Hình 1.13. Xu hướng giảm tỷ lệ thiếu vitamin A tiền lâm sàng ở trẻ em dưới 5 tuổi và trong sữa mẹ giai đoạn 2010 – 2020 .............................................. 19 Hình 1.14. Xu hướng giảm tỷ lệ thiếu kẽm giai đoạn 2010 – 2020 ...................... 20 Hình 1.15. Tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em Sơn La và trung bình của cả nước năm 2015 ..................................................................................................... 21 Hình 1.16. N hững ảnh hưởng đối lập của nhiễm khuNn đến nồng độ chất dinh dưỡng và nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể ........................................... 29 Hình 1.17. Alpinia zerumbet ................................................................................. 35 Hình 2.1. Bản đồ hành chính thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La ............................ 43 Hình 2.2. Sơ đồ nghiên cứu ................................................................................. 48 Hình 2.3. Sản phNm Bột lá Riềng ấm - Phòng thí nghiệm Makise Lifeup ......... 58 Hình 2.4. Sản phNm bổ sung đa vi chất dinh dưỡng và bột lá Riềng ấm ............ 60
  12. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay, suy dinh dưỡng (SDD) vẫn là một vấn đề có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng tại các quốc gia đang phát triển. SDD bao gồm SDD protein - năng lượng (nhẹ cân, thấp còi, gầy còm), thiếu vi chất dinh dưỡng (VCDD) và thừa cân, béo phì [1]. Khoảng 1,9 tỷ người trưởng thành trên thế giới bị thừa cân, trong khi có 462 triệu người thiếu cân. Đặc biệt, SDD thường xảy ra ở đối tượng trẻ em dưới 5 tuổi. N ăm 2019, ước tính có khoảng 149 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị SDD thể thấp còi, gần 50 triệu trẻ gầy còm, 340 triệu trẻ thiếu VCDD [2] và 38,2 triệu trẻ bị thừa cân hoặc béo phì [3]. SDD gây rối loạn chức năng ruột làm giảm hấp thu, rối loạn điều hòa các chất dinh dưỡng và chuyển hóa, hệ thống miễn dịch đặc hiệu cũng như các cơ chế bảo vệ bNm sinh đều bị suy yếu. Điều đó dẫn đến những ảnh hưởng lâu dài gồm suy giảm tăng trưởng thể chất và phát triển nhận thức [4]. Tình trạng SDD ở giai đoạn này không chỉ làm giảm khả năng vận động, giác quan, chức năng sinh sản mà còn làm tăng nguy cơ nhiễm khuNn, bệnh tật và tử vong của trẻ em. Hơn thế nữa, SDD còn làm tăng chi phí chăm sóc sức khỏe, giảm năng suất của người lao động, gây suy giảm sự phát triển kinh tế, là yếu tố cản trở tăng trưởng của mỗi quốc gia. Chính vì thế, việc bổ sung dinh dưỡng cho trẻ dưới 5 tuổi là hết sức quan trọng, đặc biệt là giai đoạn 36-59 tháng tuổi. Đây là lứa tuổi mẫu giáo, trẻ được làm quen, khám phá môi trường mới và cũng tăng nguy cơ tiếp xúc với nhiều mầm bệnh nên trẻ dễ bị nhiễm bệnh và SDD. Để cải thiện tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe của trẻ em ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình, Liên hợp quốc đã đề xuất nhiều giải pháp như đảm bảo an ninh lương thực, bảo trợ xã hội và giáo dục, điều chỉnh hệ thống y tế, đảm bảo các chính sách thương mại và đầu tư cải thiện dinh dưỡng, hỗ trợ dinh dưỡng, giám sát dinh dưỡng... trong đó, can thiệp bổ sung VCDD được đánh giá là một trong những giải pháp cấp bách nhất và tiết kiệm chi phí nhất [6], [7], [8]. Việc bổ sung VCDD có thể là bổ sung một VCDD đơn lẻ (axit folic, i-ốt, sắt, vitamin A, vitamin D, vitamin B12 hoặc kẽm) hoặc bổ sung đa VCDD (≥3 VCDD), bổ sung sắt-axit folic hoặc VCDD vào trong thực phNm [6], [9]. Mặc dù một số can thiệp VCDD được báo cáo có tác động trước mắt và lâu dài đối với sức khỏe như cải thiện tình trạng thiếu VCDD, giảm tỷ lệ SDD nhẹ cân, SDD thấp còi, cải thiện sự phát triển nhận thức, giảm nguy cơ mắc bệnh, giảm tỷ lệ tử vong [9], [10], [11]. Tuy nhiên, các kết quả thu
  13. 2 được từ các nghiên cứu can thiệp bổ sung VCDD còn chưa đồng nhất, có sự khác biệt giữa các đối tượng nghiên cứu khác nhau, một số tác động của VCDD đối với cơ thể, hiệu quả kết hợp tối ưu nhất của VCDD còn chưa được nghiên cứu đầy đủ [12]. Vì vậy, cần nhiều nghiên cứu về can thiệp bổ sung VCDD trên các đối tượng khác nhau để đánh giá ảnh hưởng, mức độ tác động của các VCDD ở những môi trường khác nhau giúp cơ thể trẻ em khỏe mạnh, phát triển tối đa tiềm năng cơ thể. Các can thiệp dinh dưỡng còn được nghiên cứu theo hướng cải thiện hệ thống miễn dịch, nâng cao sức khỏe, giảm nguy cơ bệnh tật ở trẻ em. Đã có nhiều loại thuốc, nhiều sản phNm dinh dưỡng được đưa vào sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, các thuốc có nguồn gốc tổng hợp hóa dược thường có nhiều tác dụng không mong muốn, đôi khi có thể gây hại cho cơ thể, đặc biệt là đối với trẻ em dưới 5 tuổi. Vì thế, xu hướng nghiên cứu, sử dụng các sản phNm có nguồn gốc tự nhiên và sàng lọc các sản phNm đó để tìm ra các hợp chất sinh học mới, ít độc tính hơn với chi phí cho nghiên cứu phát triển thấp hơn đang ngày càng được ưu tiên. Riềng ấm (Alpinia zerumbet) một loài cây lâu năm, phát triển rộng rãi ở vùng cận nhiệt đới và nhiệt đới được người dân nhiều nước sử dụng làm các món ăn cũng như làm thành nhiều bài thuốc dân gian [13], [14]. Với thành phần chủ yếu khoảng 20 polyphenol có hoạt tính sinh học cao như axit chlorogenic, axit ferulic, quercetin, epicatechin, catechin, kaempferol... nhiều nghiên cứu cho thấy cây Riềng ấm có tác dụng chống oxi hóa, giảm nguy cơ bệnh tim mạch và một số bệnh mãn tính, chống viêm, giảm đau, kháng khuNn [15], [16], [17], [18], [19]. N hờ đặc điểm chứa nhiều hợp chất có hoạt tính sinh học giá trị, cây Riềng ấm được xem là một loại thần dược ở Okinawa, N hật Bản [20]. Vì thế, ngày càng có nhiều nghiên cứu xác định, phân lập, chiết xuất các hợp chất sinh học có trong cây Riềng ấm ứng dụng tăng cường miễn dịch, nâng cao sức khỏe và kéo dài tuổi thọ của con người. Tuy nhiên, vẫn chưa có nhiều công trình tìm hiểu về tác dụng của cây Riềng ấm lên sức khỏe của trẻ em. Sơn La, một tỉnh nghèo miền núi Tây Bắc, có địa hình gồm 3/4 là đồi núi và cao nguyên. Sơn La có 12 dân tộc anh em (Thái, Kinh, Mông, Xinh Mun, Mường, Dao, Lào, La Ha, Kháng, Hoa, Khơ Mú, Tày) cùng sinh sống, trong đó, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm trên 80% và đông nhất là đồng bào dân tộc Thái (54%). Đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều phong tục tập quán lạc hậu, dân trí thấp, kinh tế chủ yếu dựa trên sản xuất nông nghiệp tự cung tự cấp nên việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ còn chưa được chú trọng và đảm bảo. Trong những năm gần đây, kinh tế, đời sống, các
  14. 3 dịch vụ y tế, văn hóa, giáo dục không ngừng được cải thiện song tình trạng thể lực của nguồn nhân lực Sơn La vẫn chưa được cải thiện nhiều [21]. Tỷ lệ SDD trẻ dưới 5 tuổi của tỉnh Sơn La vẫn ở mức cao trong khu vực Tây Bắc và so với toàn quốc: 21,3% SDD thể nhẹ cân; 34,3% SDD thể thấp còi và 15,7% thể gày còm (2015) [22]. Tình trạng SDD này gặp phổ biến ở trẻ em dân tộc thiểu số, trong đó có trẻ em dân tộc Thái. Vì thế, để góp phần giảm tỷ lệ SDD, giảm nguy cơ bệnh tật của trẻ em mầm non, người dân tộc thiểu số vùng khó khăn cần có nhiều công trình nghiên cứu tìm hiểu về nguyên nhân, các yếu tố ảnh hưởng cũng như tác dụng của các biện pháp can thiệp đến tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe. Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Hiệu quả bổ sung đa vi chất dinh dưỡng và bột lá Riềng ấm lên tình trạng dinh dưỡng và miễn dịch của trẻ em 36-59 tháng tuổi dân tộc Thái tại thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La”. Nghiên cứu được tiến hành với mục tiêu sau: 1. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ em 36-59 tháng tuổi tại thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La. 2. Đánh giá hiệu quả của bổ sung đa vi chất dinh dưỡng và bột lá Riềng ấm lên tình trạng dinh dưỡng của trẻ 36-59 tháng tuổi dân tộc Thái. 3. Đánh giá hiệu quả của bổ sung đa vi chất dinh dưỡng và bột lá Riềng ấm lên chỉ số miễn dịch IgG, IgM và nhiễm khuẩn (tiêu chảy, nhiễm khuẩn hô hấp) của trẻ 36-59 tháng tuổi dân tộc Thái.
  15. 4 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Suy dinh dưỡng 1.1.1. Khái niệm Các định nghĩa trước đây cho rằng, SDD là tình trạng cơ thể chậm phát triển do thiếu dinh dưỡng, gây giảm năng lượng. Tất cả các chất dinh dưỡng đều có thể thiếu nhưng phổ biến nhất là thiếu protein và năng lượng. Bệnh biểu hiện ở nhiều mức độ khác nhau nhưng đều ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ em [23]. SDD có ở tất cả các giai đoạn của cuộc đời, từ bào thai đến người lớn tuổi, trong điều kiện được coi là “dinh dưỡng trong suốt vòng đời” [24]. Tuy nhiên, gần đây, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra khái niệm về SDD [1]: Suy dinh dưỡng là sự thiếu hụt, dư thừa hoặc mất cân bằng năng lượng hoặc chất dinh dưỡng của cơ thể. N ó bao gồm các mức độ dinh dưỡng thiếu hoặc thừa khác nhau, dẫn đến những thay đổi về thành phần cơ thể, chức năng cơ thể và kết quả lâm sàng. N ói cách khác, suy dinh dưỡng là một thuật ngữ bao hàm tất cả các biểu hiện của dinh dưỡng kém và bao gồm từ đói cực độ và thiếu dinh dưỡng đến béo phì [25]. Thuật ngữ SDD bao gồm 2 nhóm tình trạng lớn. Một là “thiếu dinh dưỡng” - gồm thấp còi, gầy còm, nhẹ cân hoặc thiếu VCDD (thiếu các vitamin và khoáng chất quan trọng). Loại còn lại là thừa cân, béo phì và các bệnh không lây nhiễm liên quan đến chế độ ăn uống (như bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư). Việc phát hiện tình trạng thiếu dinh dưỡng và thừa cân, béo phì trong một đối tượng là khá phổ biến (như có thể vừa thừa cân vừa thiếu VCDD). 1.1.2. Nguyên nhân suy dinh dưỡng Khung khái niệm của Quỹ N hi đồng Liên hợp quốc (UN ICEF) về suy dinh hưỡng cho bà mẹ và trẻ em (hình 3.1) đã được quốc tế công nhận để hiểu rõ các yếu tố quyết định về suy dinh dưỡng. Khung chia thành 3 cấp độ: nguyên nhân trực tiếp, nguyên nhân gián tiếp và nguyên nhân cơ bản [23].
  16. 5 Hình 1.1. Mô hình nguyên nhân – hậu quả của suy dinh dưỡng trẻ em (Nguồn: UNICEF, 1997) N guyên nhân trực tiếp dẫn đến SDD là khNu phần ăn thiếu về số lượng hoặc kém về chất lượng và bệnh tật ở trẻ em.
  17. 6 N guyên nhân sâu xa (tiềm tàng) là sự yếu kém trong dịch vụ chăm sóc bà mẹ, trẻ em; Kiến thức của người chăm sóc trẻ, yếu tố chăm sóc của gia đình, vấn đề nước sạch, vệ sinh môi trường và tình trạng nhà ở không đảm bảo vệ sinh, tình trạng đói nghèo, lạc hậu về các mặt phát triển nói chung bao gồm cả mất bình đẳng về kinh tế. N guyên nhân cơ bản (gốc rễ) dẫn đến thiếu dinh dưỡng đó là kiến trúc thượng tầng, chế độ xã hội, chính sách, tiềm năng của mỗi quốc gia. 1.1.3. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ em theo chỉ số Z-score Tình trạng dinh dưỡng là tập hợp các đặc điểm chức phận, cấu trúc và hoá sinh phản ánh mức đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể [26]. Tình trạng dinh dưỡng của cá thể là kết quả của ăn uống và sử dụng các chất dinh dưỡng của cơ thể. Cơ thể sử dụng các chất dinh dưỡng có trong thực phNm không những phải trải qua quá trình tiêu hoá, hấp thu, mà còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như sinh hoá, sinh lý trong quá trình chuyển hoá. Việc sử dụng thực phNm phụ thuộc vào tình trạng sức khoẻ của cá thể. Tình trạng dinh dưỡng tốt phản ánh sự cân bằng giữa thức ăn ăn vào và tình trạng sức khoẻ. Khi cơ thể có tình trạng dinh dưỡng không tốt (thiếu hoặc thừa dinh dưỡng), là thể hiện có vấn đề về sức khoẻ hoặc dinh dưỡng, hoặc cả hai. Tình trạng dinh dưỡng của một quần thể dân cư được thể hiện bằng tỷ lệ của các cá thể bị tác động bởi các vấn đề về dinh dưỡng. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi thường được coi là đại diện cho tình hình dinh dưỡng và thực phNm của một cộng đồng. Các tỷ lệ trên phản ánh tình trạng dinh dưỡng của toàn bộ quần thể dân cư ở cộng đồng đó, và có thể sử dụng để so sánh với số liệu của quốc gia hoặc các cộng đồng khác [27]. Có nhiều chỉ số nhân trắc để đánh giá tình trạng dinh dưỡng ở trẻ em. Đó là các chỉ số chiều cao, cân nặng, chu vi cánh tay, nếp gấp cơ tam đầu và nhị đầu, vòng đầu… Tuy nhiên, phổ biến nhất vẫn là chỉ số chiều cao và cân nặng của trẻ. Theo đó, các số đo chiều cao, cân nặng của trẻ sẽ được sử dụng để tính toán các chỉ số cân nặng theo tuổi, chiều cao theo tuổi và cân nặng theo chiều cao [28]. Do trẻ em dưới 5 tuổi nếu được nuôi dưỡng hợp lý và điều kiện sống hợp vệ sinh thì khả năng phát triển không khác nhau theo chủng tộc, nên Tổ chức Y tế Thế giới năm 1980 đã chọn
  18. 7 số liệu N CHS (N ational Center for Health Statistics) của Hoa Kì làm quần thể tham chiếu để so sánh. Tháng 4 năm 2006, Tổ chức Y tế Thế giới đã chính thức khuyến cáo sử dụng quần thể chuNn (WHO Child Growth Standards) để đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ, thay thế cho quần thể N CHS đã được sử dụng trước đó. ChuNn mới mô tả sự phát triển bình thường của trẻ dưới điều kiện môi trường tối ưu và có thể sử dụng để đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ em ở bất kỳ nơi nào, bất kể dân tộc, tình trạng kinh tế xã hội và tập quán nuôi dưỡng [29]. Tại Việt N am, Viện Dinh dưỡng cũng đã khuyến cáo sử dụng quần thể chuNn 2006 này [30]. Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo sử dụng các chỉ số Z-scores để đánh giá TTDD ở trẻ. Z- score được tính bằng công thức [31]: Kích thước đo được trị số trung bình của quần thể Z score Độ lệch chuẩn của quần thể chuẩn N hư vậy ta có các chỉ số Z-score tương ứng với các chỉ số nhân trắc bao gồm chiều cao theo tuổi (Height for age Z-score - HAZ), cân nặng theo tuổi (Weight for age Z-score - WAZ), cân nặng theo chiều cao (Weight for length/height Z-score - WHZ). Ba chỉ số này so sánh chiều cao, cân nặng của một trẻ với giá trị trung bình của quần thể chuNn được nuôi dưỡng tốt cùng tuổi và cùng giới. Chỉ số HAZ được sử dụng để đo lường tình trạng SDD mạn tính ở trẻ. Chỉ số WHZ sử dụng để đo lường SDD cấp tính ở trẻ và chỉ số này có thể thay đổi rất nhanh. Chỉ số WAZ bị ảnh hưởng bởi SDD cấp tính và mạn tính. Một trẻ được coi là SDD nhẹ cân, SDD thấp còi và SDD gầy còm khi các chỉ số Z-score tương ứng WAZ, HAZ, WHZ dưới -2 [29], [31]. - Cân nặng theo tuổi (WAZ): là chỉ số được dùng sớm và phổ biến nhất. Trẻ có WAZ thấp là trẻ bị SDD chung, không phân được SDD mạn tính hay cấp tính, trường hợp này còn được gọi là trẻ nhẹ cân (Underweight). - Chiều cao theo tuổi (HAZ): phản ánh sự tăng trưởng về chiều cao, HAZ thấp chỉ sự thiếu sức khỏe hay thiếu dinh dưỡng đã kéo dài và tích lũy. Trẻ có HAZ thấp gọi là trẻ bị thấp còi (Stunting). - Cân nặng theo chiều cao (WHZ): phản ánh trọng lượng với chiều cao cơ thể, chỉ số này thấp là hậu quả của một quá trình cấp tính và nặng dẫn tới mất cân bằng đáng kể, thường là đói cấp tính hoặc bệnh nặng. Trẻ có WHZ thấp gọi là trẻ SDD cấp hay gầy còm (Wasting).
  19. 8 1.1.4. Tình trạng dinh dưỡng trẻ em thế giới 1.1.4.1. Tình trạng thiếu dinh dưỡng Tình trạng thiếu dinh dưỡng ở trẻ em là một gánh nặng của thế giới, đặc biệt nghiêm trọng ở các nước đang phát triển, gây ảnh hưởng không chỉ trong lĩnh vực sức khỏe mà còn trong mọi lãnh vực khác như kinh tế, xã hội [32]. N ăm 2020, theo thống kê của UN ICEF, WHO và N gân hàng Thế giới (WB), trên toàn cầu có khoảng có 144,0 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị SDD thể thấp còi, 47,0 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị gầy còm, trong đó 14,3 triệu trẻ bị SDD nặng. N hư vậy, SDD vẫn ở tình trạng báo động. Đặc biệt, SDD thể thấp còi giảm rất chậm và SDD thể gầy còm còn ảnh hưởng đến nhiều trẻ em. Hình 1.2 cho thấy, sự phân bố SDD thể thấp còi của trẻ dưới 5 tuổi trên thế giới. Có khoảng hơn 90% các trường hợp thấp còi sống ở châu Phi và châu Á. Trong số đó, có hơn một nửa trẻ thấp còi phân bố ở Châu Á (khoảng 78,2 triệu trẻ) và khoảng 2/5 phân bố ở Châu Phi (57,5 triệu) [33]. Tỷ lệ trẻ thấp còi vẫn còn chiếm ở mức rất cao trong cộng đồng (khu vực Đông Phi 34,5%, N am Á 31,7%, Trung Phi 31,5%). Hình 1.2. Phân bố trẻ em suy dinh dưỡng thấp còi 2019 (Nguồn: UNICEF, WHO, WB, 2020) N guyên nhân được giải thích cho tỷ lệ SDD cao ở các khu vực trên vì SDD có liên quan chặt chẽ đến nghèo đói [34]. Tác động của nghèo đói đối với các cá nhân có thể được nhìn thấy qua nhiều biểu hiện, bao gồm tình trạng dinh dưỡng kém, mất an ninh lương thực, dễ bị bệnh tật, giảm năng suất, và sự phát triển thể chất và trí tuệ bị tổn hại. N goài ra, những người sống trong cảnh nghèo đói không thể tiếp cận các
  20. 9 nhu cầu thiết yếu bao gồm thực phNm dinh dưỡng, môi trường hợp vệ sinh, nơi ở thích hợp và chăm sóc sức khỏe đầy đủ [35]. Do đó, sẽ không sai khi cho rằng, mặc dù SDD là một hiện tượng toàn cầu, nhưng những người sống trong cảnh nghèo đói phải đối mặt với gánh nặng cao hơn. Một nghiên cứu khác đã xác định các yếu tố liên quan đến tình trạng thấp còi ở trẻ là: trình độ học vấn của mẹ thấp, giới tính nam, hộ nghèo, thời gian cho con bú kéo dài, trẻ nhẹ cân, tuổi của mẹ (
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2