intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ: Gia đình vùng đồng bằng sông Hồng trong xây dựng nông thôn mới hiện nay

Chia sẻ: ViJenlice ViJenlice | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:194

46
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ "Gia đình vùng đồng bằng sông Hồng trong xây dựng nông thôn mới hiện nay" trình bày các nội dung chính sau: Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về gia đình và vai trò gia đình vùng đồng bằng sông Hồng trong xây dựng nông thôn mới, từ đó luận án đề xuất những quan điểm, giải pháp cơ bản nhằm phát huy vai trò của gia đình vùng đồng bằng sông Hồng trong xây dựng nông thôn mới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ: Gia đình vùng đồng bằng sông Hồng trong xây dựng nông thôn mới hiện nay

  1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ MINH HUỆ GIA ĐÌNH VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC HÀ NỘI - 2019
  2. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ MINH HUỆ GIA ĐÌNH VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC Mã số: 62 22 03 08 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS,TS Bùi Thị Ngọc Lan 2. TS Nguyễn Thị Hà HÀ NỘI - 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả luận án Nguyễn Thị Minh Huệ
  4. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 7 1.1. Các công trình nghiên cứu về gia đình, vai trò của gia đình, gia đình vùng đồng bằng sông Hồng 7 1.2. Các công trình nghiên cứu về nông thôn, xây dựng nông thôn mới và xây dựng nông thôn mới vùng đồng bằng sông Hồng 14 1.3. Những giá trị tham khảo từ các công trình có liên quan và những nội dung luận án cần tập trung nghiên cứu 23 CHƯƠNG 2: GIA ĐÌNH VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI - CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG 27 2.1. Một số vấn đề lý luận về xây dựng nông thôn mới và về vai trò của gia đình trong xây dựng nông thôn mới 27 2.2. Những yếu tố tác động đến vai trò của gia đình vùng đồng bằng sông Hồng trong xây dựng nông thôn mới 48 CHƯƠNG 3: VAI TRÒ CỦA GIA ĐÌNH VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 64 3.1. Thực trạng thực hiện vai trò của gia đình vùng đồng bằng sông Hồng trong xây dựng nông thôn mới hiện nay và nguyên nhân 64 3.2. Những vấn đề đặt ra trong thực hiện vai trò của gia đình vùng đồng bằng sông Hồng trong xây dựng nông thôn mới hiện nay 104 CHƯƠNG 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA GIA ĐÌNH VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI HIỆN NAY 113 4.1. Quan điểm cơ bản nhằm phát huy vai trò của gia đình vùng đồng bằng sông Hồng trong xây dựng nông thôn mới hiện nay 113 4.2. Giải pháp cơ bản nhằm phát huy vai trò của gia đình vùng đồng bằng sông Hồng trong xây dựng nông thôn mới hiện nay 118 KẾT LUẬN 146 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 149 DANH MỤC BÀI VIẾT ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152 PHỤ LỤC 165
  5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ĐBSH : Đồng bằng sông Hồng NTM : Nông thôn mới NXB : Nhà xuất bản UBND : Ủy ban nhân dân
  6. DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 3.1. Cơ cấu hộ gia đình phân theo nguồn thu nhập chính vùng đồng bằng sông Hồng 73 Bảng 3.2. Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền kinh tế đã qua đào tạo phân theo địa phương 77 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 2.1. Cơ cấu nghề nghiệp chính của hộ gia đình vùng đồng bằng sông Hồng 53 Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ gia đình vùng đồng bằng sông Hồng đóng góp xây dựng hạ tầng giao thông, thủy lợi, điện 65 Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ gia đình vùng đồng bằng sông Hồng đóng góp xây dựng hạ tầng văn hóa, giáo dục đào tạo, chợ, thông tin truyền thông, y tế, trụ sở, nhà ở cư dân 67 Biểu đồ 3.3. Cơ cấu hộ vùng đồng bằng sông Hồng qua 3 kỳ Tổng điều tra 71 Biểu đồ 3.4. Thu nhập bình quân đầu người của các hộ gia đình từ 2005 - 2010 và từ 2010 đến nay 73 Biểu đồ 3.5. Thể hiện tổng hợp ý kiến của gia đình vùng đồng bằng sông Hồng đánh giá về vai trò của gia đình trong giáo dục con cái theo các nội dung 81 Biểu đồ 3.6. Tổng hợp ý kiến của gia đình vùng đồng bằng sông Hồng đánh giá chủ thể tham gia vào xây dựng nông thôn mới 87 Biều đồ 3.7. Tỷ lệ đánh giá mức độ gia đình tham gia góp ý, xây dựng kế hoạch, chương trình, quy định,... của địa phương 89
  7. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Gia đình là hạt nhân của xã hội, là nơi sản sinh nuôi dưỡng con người, vì vậy, gia đình có vị trí, vai trò quan trọng không chỉ đối với sự phát triển của mỗi cá nhân mà cả đối với xã hội được thể hiện trong việc thực hiện các chức năng kinh tế, xã hội, giữ gìn và chuyển giao các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Ở giai đoạn nào, gia đình cũng là động lực thúc đẩy sự phát triển xã hội. Gia đình là gốc của nước, vì vậy sự phát triển của gia đình sẽ tác động trực tiếp tới sự phát triển bền vững của đất nước. Nhận thức rõ vai trò và tầm quan trọng của gia đình, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản khẳng định vị trí, vai trò, tầm quan trọng của gia đình đối với sự phát triển của đất nước. Văn kiện Đại hội XI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ: “Gia đình là môi trường quan trọng, trực tiếp giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách” [31, tr.76-77]; đến Đại hội XII, Đảng ta tiếp tục nhấn mạnh “Thực hiện chiến lược phát triển gia đình Việt Nam. Phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp, xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh” [33, tr.128]. Quán triệt quan điểm trên, thực hiện vai trò của gia đình được trong bối cảnh đất nước đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) nông nghiệp, nông thôn càng trở nên cấp thiết, biểu hiện nổi bật là trong triển khai “Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới”. Xây dựng nông thôn mới (NTM) là chương trình lớn của quốc gia góp phần hiện thực hóa mục tiêu phấn đấu tới năm 2030 Việt Nam trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Để thực hiện thắng lợi các mục tiêu trước mắt và lâu dài nêu trên, cùng với các nhân tố đóng góp vào thành công của Chương trình thì gia đình có vai trò rất quan trọng, trực tiếp góp phần vào tiến độ, chất lượng chương trình xây dựng NTM hiện nay. Gia đình vùng đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) có thể nói là mô hình kiểu mẫu của gia đình nông thôn Việt Nam. Do vậy, nghiên cứu vai trò của gia đình
  8. 2 nông thôn trong xây dựng nông thôn mới Việt Nam, không thể không nghiên cứu vai trò của gia đình vùng ĐBSH. Là một trong những vùng trọng điểm, đi đầu trong phong trào xây dựng NTM ở miền Bắc nước ta, ngay sau khi phong trào xây dựng NTM được phát động, vùng ĐBSH được triển khai một cách mạnh mẽ, quyết liệt và đạt được nhiều kết quả, đã khơi dậy tiềm năng to lớn trong gia đình nông thôn vùng ĐBSH, gia đình đã và đang góp sức người, sức của để nỗ lực thực hiện thắng lợi chương trình xây dựng NTM của địa phương. Tuy nhiên, việc thực hiện vai trò của gia đình trong xây dựng NTM vùng ĐBSH hiện còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng, bất cập từ nhiều góc độ. Bản thân gia đình cũng chịu nhiều tác động như quá trình CNH, HĐH; đô thị hóa; kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa khiến cho nó cũng biến đổi theo cả chiều hướng tích cực và tiêu cực. Đặc biệt, trong việc thực hiện các chức năng của gia đình khi tham gia vào các hoạt động chung của xã hội, trong đó có Chương trình xây dựng NTM. Mặt khác, cũng cần thấy rằng việc thực hiện xây dựng NTM còn mang tính phong trào, hình thức, chạy theo thành tích nên cũng có tình trạng huy động quá sức sự đóng góp của gia đình vùng ĐBSH; NTM được xây dựng chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn của gia đình vùng ĐBSH, chưa lấy mục tiêu nâng cao đời sống cho gia đình nông thôn làm cốt lõi để thực hiện. Những hạn chế này thực sự trở thành rào cản làm cho chủ thể gia đình vùng ĐBSH chưa được phát huy tối đa và hiệu quả trong xây dựng NTM. Từ thực tiễn cấp thiết đó đặt ra yêu cầu nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn nhằm đưa ra giải pháp khắc phục những mâu thuẫn cản trở quá trình gia đình vùng ĐBSH thực hiện vai trò trong xây dựng NTM, tạo sự cân bằng và phát triển bền vững của nông nghiệp, nông thôn của vùng nói riêng và của Việt Nam nói chung. Đề tài “Gia đình vùng đồng bằng sông Hồng trong xây dựng nông thôn mới hiện nay” mà nghiên cứu sinh lựa chọn góp phần đáp ứng yêu cầu đặt ra về phát huy vai trò gia đình trong phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
  9. 3 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu của luận án Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về gia đình và vai trò gia đình vùng ĐBSH trong xây dựng NTM, từ đó luận án đề xuất những quan điểm, giải pháp cơ bản nhằm phát huy vai trò của gia đình vùng ĐBSH trong xây dựng NTM. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án Để đạt được mục đích trên, luận án tập trung giải quyết các nhiệm vụ chủ yếu sau: - Đánh giá tổng quan các công trình nghiên cứu về gia đình, xây dựng NTM và vai trò của gia đình trong xây dựng NTM. - Luận giải những vấn đề lý luận chung về nông thôn, xây dựng nông thôn mới; gia đình và vai trò của gia đình trong xây dựng NTM; làm rõ những yếu tố tác động đến gia đình vùng ĐBSH trong xây dựng NTM hiện nay. - Làm rõ thực trạng và những vấn đề đặt ra đối với việc thực hiện vai trò của gia đình vùng ĐBSH trong xây dựng NTM. - Đề xuất quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm phát huy vai trò của gia đình vùng ĐBSH trong xây dựng NTM. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là gia đình vùng ĐBSH cụ thể là gia đình sinh sống ở nông thôn vùng ĐBSH và vai trò của họ trong xây dựng NTM hiện nay. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung nghiên cứu: Luận án tập trung làm rõ vai trò của gia đình thể hiện trong một số nội dung cơ bản sau: Vai trò của gia đình: 1) trong phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội; 2) trong phát triển kinh tế và tổ chức sản xuất; 3) trong giữ gìn, bảo lưu, phát triển các giá trị văn hóa, phát triển giáo dục, đào tạo; 4) bảo vệ môi trường; 5)
  10. 4 trong thực hiện quá trình dân chủ hóa nông thôn góp phần xây dựng hệ thống chính trị; 6) thực hiện bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực gia đình và trong đảm bảo an ninh nông thôn. - Về địa bàn nghiên cứu: Vùng đồng bằng sông Hồng gồm 11 tỉnh, thành phố nhưng để đáp ứng yêu cầu đối tượng nghiên cứu, luận án đi sâu khảo sát tại một số tỉnh/ thành phố như: (1) Thành phố Hà Nội (gồm huyện Đan Phượng, huyện Chương Mỹ) (2) Tỉnh Vĩnh Phúc (3) Tỉnh Quảng Ninh (4) Tỉnh Hải Dương (5) Tỉnh Nam Định (6) Tỉnh Thái Bình Luận án lựa chọn các địa bàn trên để khảo sát phục vụ cho các nội dung của đề tài vì: Thành phố Hà Nội là trung tâm vùng ĐBSH, trong đó hai huyện Đan Phượng và huyện Chương Mỹ là hai huyện điển hình trong quá trình xây dựng NTM; Tỉnh Vĩnh Phúc nằm phía Tây Bắc ĐBSH; Tỉnh Quảng Ninh ở phía Đông vùng ĐBSH với địa bàn đa dạng về đồng bằng, miền núi, ven đô và hải đảo; Tỉnh Hải Dương, tỉnh Nam Định và Thái Bình nằm phía nam vùng ĐBSH, với địa bàn chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, trong đó tỉnh Thái Bình được Trung ương giao nhiệm vụ đảm bảo an ninh lương thực cho toàn vùng. - Về thời gian khảo sát: Từ 2010 đến nay (khi có Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về triển khai thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới). 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Luận án thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối và những quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam về gia đình và xây dựng NTM.
  11. 5 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, kết hợp với các phương pháp cụ thể để giải quyết mục tiêu và nhiệm vụ đề ra như: - Phương pháp lôgic - lịch sử; tổng kết thực tiễn chính trị - xã hội; phương pháp thu thập thông tin, phân tích, tổng hợp (thu thập tư liệu, tài liệu, các văn bản, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, báo cáo, thống kê của các cơ quan chức năng có thẩm quyền,...) các vấn đề liên quan đến vai trò gia đình, xây dựng NTM. - Phương pháp điều tra khảo sát xã hội học bao gồm: Định lượng thông qua 300 phiếu hỏi các chủ hộ đại diện cho gia đình của 6 tỉnh (Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định, Hà Nội, Hải Dương), mỗi tỉnh phát 50 phiếu điều tra; và định tính thông qua phỏng vấn sâu (một số cán bộ và người dân) tại một số địa bàn nghiên cứu. 5. Đóng góp mới của Luận án - Làm rõ lý luận về mối quan hệ giữa vai trò của gia đình với một số tiêu chí xây dựng NTM gắn trực tiếp đến gia đình. - Phân tích, luận giải, tổng kết, đánh giá thực trạng thực hiện vai trò của gia đình vùng ĐBSH trong xây dựng NTM. - Từ đó đề xuất một số quan điểm và giải pháp nhằm tiếp tục phát huy vai trò của gia đình vùng ĐBSH trong xây dựng NTM giai đoạn tiếp theo. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Kết quả nghiên cứu của Luận án góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về vai trò của gia đình và vai trò của gia đình vùng ĐBSH trong xây dựng NTM. - Luận án góp phần cung cấp luận cứ khoa học để các cơ quan chức năng có thể tham khảo khi hoạch định chính sách giải quyết những vấn đề cụ thể về xây dựng gia đình và xây dựng NTM ở ĐBSH, tạo chính sách để phát huy vai trò của gia đình trong xây dựng NTM.
  12. 6 - Luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu giảng dạy các môn lý luận chính trị, nhất là môn Chủ nghĩa xã hội khoa học tại các trường trung cấp, cao đẳng, đại học; giảng dạy những chuyên đề liên quan đến vấn đề gia đình và phát huy vai trò của gia đình, vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn và xây dựng NTM - Các giải pháp mà luận án đề xuất vận dụng vào thực tiễn góp phần phát huy vai trò của gia đình vùng ĐBSH trong xây dựng NTM trong giai đoạn tới. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình nghiên cứu của tác giả liên quan đến đề tài luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm 4 chương, 9 tiết.
  13. 7 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ GIA ĐÌNH, VAI TRÒ CỦA GIA ĐÌNH, GIA ĐÌNH VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về gia đình, vai trò của gia đình 1.1.1.1. Các công trình nghiên cứu về gia đình, vai trò của gia đình ở trong nước Gia đình được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, phân tích và tiếp cận ở nhiều góc độ khoa học khác nhau: như góc độ kinh tế, văn hóa, xã hội học, lịch sử, triết học,...; gia đình, xây dựng gia đình văn hóa xã hội chủ nghĩa cũng là một đề tài dành được sự quan tâm nghiên cứu của Chủ nghĩa xã hội khoa học. Các công trình nghiên cứu đưa ra khái niệm gia đình, vai trò, chức năng của gia đình và sự biến đổi của cơ cấu gia đình trong xã hội hiện đại. Các công trình cùng hướng nghiên cứu về khái niệm gia đình, vai trò, chức năng của gia đình như: - Tác giả Thanh Lê, Xã hội học gia đình [56] đã nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của gia đình và hoạt động của gia đình trong xã hội cụ thể, như mối quan hệ giữa gia đình và xã hội, các mối quan hệ trong gia đình, chức năng gia đình, quy mô gia đình,... Tác giả đưa ra khái niệm “gia đình là một nhóm gồm những người gắn bó với nhau bằng quan hệ vợ chồng và cha mẹ (huyết thống)” [56, tr.26]. - Đặng Cảnh Khanh, Lê Thị Quý với cuốn “Gia đình học” [48], cuốn sách sắp xếp dưới dạng một giáo trình, đây là công trình nghiên cứu công phu, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn. Các tác giả đã làm rõ khái niệm gia đình, vị trí, vai trò và chức năng của gia đình, những thay đổi của gia đình Việt Nam trước những thách thức của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước; vấn đề về giới, gia đình và phát triển cũng như chỉ ra những sai lệch giá trị gia đình hiện nay. Từ đó đưa ra giải pháp để nâng cao vai trò của gia đình trong công cuộc CNH, HĐH đất nước.
  14. 8 Cuốn sách được các tác giả phân tích, đánh giá nhiều khía cạnh của gia đình, trong đó nêu khái niệm gia đình như sau: Gia đình là một thiết chế xã hội đặc thù liên kết con người lại với nhau nhằm thực hiện việc duy trì nòi giống, chăm sóc và giáo dục con cái. Các mối quan hệ gia đình còn được gọi là mối quan hệ họ hàng. Đó là những sự liên kết ít nhất cũng là của hai người dựa trên cơ sở huyết thống, hôn nhân và việc nhận con nuôi. Những người này có thể sống cùng hoặc khác mái nhà với nhau [48, tr.54]. Ngoài ra, tác giả còn phân tích gia đình với tư cách là một nhóm xã hội đặc thù, gia đình là một thực thể pháp nhân,...Tác giả đã làm rõ vị trí, vai trò và chức năng của gia đình. Đây là tài liệu lý luận mà luận án có thể tham khảo để làm rõ vai trò của gia đình trong xây dựng NTM. - Tác giả Mai Huy Bích tiếp cận gia đình dưới góc độ xã hội học, Xã hội học gia đình khi bàn về định nghĩa gia đình, ông có nhận định, không có định nghĩa phổ biến về gia đình do gia đình hết sức đa dạng theo thời gian và không gian [23]. Tác giả tiếp cận và viết về gia đình theo một cách riêng của xã hội học, phản ánh sự đa dạng các hình thái gia đình, hôn nhân và gia đình theo quan điểm giới, biến đổi gia đình và các cách tiếp cận lý thuyết về gia đình. Ngoài ra một số công trình nghiên cứu khác cũng làm rõ vai trò của gia đình trong giáo dục phẩm chất của các thành viên, như: Tác giả Lê Thi với bài “Vai trò của gia đình trong việc xây dựng nhân cách con người Việt Nam” [96]. Luận án “Vai trò của gia đình trong việc giáo dục thế hệ trẻ ở nước ta hiện nay”của Nghiêm Sỹ Liêm [60], v.v.. Bên cạnh đó, còn có các công trình nghiên cứu về biến đổi của gia đình trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Hiện nay, gia đình chịu tác động của quá trình CNH, HĐH, đô thị hóa, nền kinh tế thị trường nên cũng có những biến đổi trong bối cảnh mới- đây cũng là một khía cạnh được các tác giả nghiên cứu. Tác giả Lê Thi, “Gia đình Việt Nam trong bối cảnh đất nước đổi mới” [97].
  15. 9 Cuốn sách cung cấp cho người đọc những tài liệu tham khảo về tình hình gia đình Việt Nam, mối quan hệ giữa các thành viên trong bối cảnh đổi mới của đất nước. Đây là công trình nghiên cứu có giá trị và tiếp cận chủ yếu dưới góc độ về giới và gia đình văn hóa. Tác giả Trịnh Duy Luân, Helle Rydstrom và Wil Burghoorn với bài “Gia đình nông thôn Việt Nam trong chuyển đổi” [58], đã chỉ ra ở Việt Nam hiện nay 70 - 80% dân số sống ở nông thôn trong các gia đình mở rộng và gia đình hạt nhân. Trong công trình này, phân tích những biến đổi của gia đình nông thôn Việt Nam trong quá trình CNH, HĐH, biểu hiện sự di cư của thanh niên nông thôn đi tìm việc làm ở thành thị, vai trò giáo dục của cha mẹ với con cái, điều kiện kinh tế của hộ gia đình cũng ảnh hưởng đến chức năng giáo dục của gia đình; tác động đến tuổi kết hôn, cách chọn “bạn đời”, tình dục trong hôn nhân và quan hệ quyền lực giữa vợ và chồng trong gia đình nông thôn. Như vậy, các nghiên cứu này cho thấy quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn cũng tác động đến cấu trúc gia đình nông thôn ở Việt Nam hiện nay. Cùng hướng tiếp cận biến đổi gia đình trong quá trình CNH, HĐH dưới góc độ xã hội học, có các cuốn sách của các tác giả: Lê Ngọc Văn với công trình“Gia đình và biến đổi gia đình ở Việt Nam” [129], Nguyễn Hữu Minh với cuốn sách“Gia đình Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập từ cách tiếp cận so sánh” [69] và bài viết“Gia đình Việt Nam sau 30 năm đổi mới” [70]. Các công trình này nhấn mạnh tầm quan trọng và vai trò của gia đình trong quá trình CNH, HĐH đất nước, sự biến đổi nhanh chóng cơ cấu, chức năng của gia đình Việt Nam từ việc giảm quy mô gia đình, tăng tỷ lệ gia đình hạt nhân, giảm tỷ số phụ thuộc trong gia đình, cho đến những thay đổi về chức năng của gia đình. Cùng với đó là sự biến đổi về nghề nghiệp, chức năng xã hội hóa của gia đình, cha mẹ ít quan tâm đến giáo dục con cái. Các tác giả đã cung cấp những thông tin phong phú về biến đổi của giá trị, quy mô, kinh tế hộ gia đình. Ngoài ra, cũng có nhiều công trình nghiên cứu về quan điểm, giải pháp xây dựng gia đình Việt Nam hiện nay. Từ sự biến đổi của gia đình trong quá
  16. 10 trình CNH, HĐH cần đưa ra những quan điểm và giải pháp để xây dựng gia đình Việt Nam, thực hiện Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam giai đoạn 2010-2020. Đề cập đến các giải pháp có các bài viết, công trình nghiên cứu của các tác giả: Tác giả Nguyễn Thị Hà, "Lồng ghép giới trong xây dựng gia đình văn hóa ở Việt Nam hiện nay" [38], tác giả bài viết khẳng định: Xây dựng gia đình văn hóa, đặc biệt là xây dựng gia đình văn hóa ở nông thôn là một trong những chỉ tiêu cơ bản, quan trọng của Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020 và tầm nhìn 2030. Trong bối cảnh hiện nay của Việt Nam, áp dụng phương pháp lồng ghép giới trong xây dựng gia đình văn hóa làm thay đổi các định kiến giới, các khuôn mẫu giới đã định hình trong hầu hết các quan hệ liên quan đến hôn nhân, gia đình. Với việc phân tích thành tựu và hạn chế của việc áp dụng lồng ghép giới trong xây dựng gia đình văn hóa, bài viết cho thấy lồng ghép giới là một quá trình diễn ra liên tục, xuyên suốt và tính thống nhất từ quy trình xây dựng luật pháp và chính sách đến việc thực hiện, xây dựng cơ chế và biện pháp cụ thể để đảm bảo việc thực hiện bình đẳng giới một cách thực chất và bền vững. Cùng hướng nghiên cứu, tác giả Bùi Thị Ngọc Lan có các bài viết về gia đình và giải pháp xây dựng gia đình văn hóa trong thời kỳ mới như bài viết “Gia đình Việt Nam hiện nay nhìn từ góc độ giới” [53] và bài “Mấy vấn đề đặt ra trong xây dựng gia đình văn hóa thời kỳ đổi mới” [54]. Tác giả Đỗ Thị Thạch có bài viết “Về xây dựng gia đình văn hóa Việt Nam dưới ánh sáng Đại hội XI của Đảng” [89], tác giả đã trình bày quan điểm của Đảng về vai trò của gia đình Việt Nam thời kỳ CNH, HĐH và hội nhập quốc tế hiện nay. Tác giả đã chỉ ra, Đảng ta cần tập trung vào những giải pháp xây dựng gia đình văn hóa Việt Nam trong giai đoạn tới, trong đó nhấn mạnh đến hai giải pháp là sớm có chiến lược quốc gia về xây dựng gia đình Việt Nam, góp phần giữ gìn và phát triển những giá trị truyền thống của văn hóa, con người Việt Nam, nuôi dưỡng, giáo dục thế hệ trẻ; hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật xây dựng gia đình văn hóa.
  17. 11 1.1.1.2. Các công trình nghiên cứu về gia đình, vai trò của gia đình ở nước ngoài Gia đình cũng là một đề tài được các nhà nghiên cứu ở nước ngoài quan tâm và có các công trình tiêu biểu sau: - Robert Cliquet có công trình nghiên cứu với tựa đề “Những xu hướng chính ảnh hưởng đến gia đình trong thiên niên kỷ mới ở Tây Âu và Bắc Mỹ” [84]. Nghiên cứu nêu lên thực trạng biến đổi về cấu trúc và chức năng gia đình ở các nước thuộc Tây Âu và Bắc Mỹ trong thế kỷ 20 và những xu hướng chính ảnh hưởng đến gia đình trong giai đoạn hiện nay, như: quy mô hộ gia đình trở nên nhỏ hơn nhưng đa dạng và phức tạp về cấu trúc và chức năng; Sự không nối kết về tình dục, hôn nhân và sinh sản sẽ tiến xa hơn, tạo nên sự tách biệt hành vi quan hệ và hành vi sinh sản; Nhiều người sẽ trải qua cuộc sống gia đình phức tạp, ít chung sống bền lâu. Nghiên cứu được Liên hiệp quốc xem là một trong những tư liệu quan trọng khi nghiên cứu về sự phát triển của gia đình trong bối cảnh hiện nay. - Bert N. Adams, Jan Trost, "Cẩm nang về Nghiên cứu gia đình trên thế giới (Handbook of World Families)" [16], bao gồm 25 chương, là tập hợp các bài viết của 34 tác giả về cuộc sống gia đình ở 25 quốc gia thuộc 6 khu vực địa lý trên thế giới. Nghiên cứu phân tích và thảo luận các chủ đề về gia đình như sự hình thành gia đình, mức sinh và quá trình xã hội hoá, vấn đề giới, hôn nhân, mâu thuẫn và bạo lực trong gia đình, ly hôn và tái hôn, dòng họ, quá trình già hoá dân số và cái chết, gia đình và các thiết chế khác,... Ngoài ra, do những đặc thù riêng của từng nền văn hoá, các bài viết dành một phần thảo luận những chủ đề mang tính đặc thù của vùng và quốc gia [16]. - Martine Segalen (dịch giả Phan Ngọc Hà), "Xã hội học gia đình" [64], ngoài mở đầu, cuốn sách bao gồm 4 phần và 12 chương, tác giả đã phân tích những biến đổi của quan hệ thân tộc, biến đổi của gia đình và các chức năng của gia đình,... Cuốn sách cho thấy những cách nhìn phong phú về gia đình ở Pháp và ở Châu Âu với cách tiếp cận của các nhà xã hội học; các tác giả chỉ ra
  18. 12 những biến đổi sâu sắc của xã hội liên quan đến kinh tế, văn hóa, không gian đô thị... có tác động đến các thành viên trong gia đình có quan hệ huyết thống hoặc hôn nhân. Như vậy, gia đình là một đề tài được các nhà nghiên cứu tiếp cận dưới nhiều góc độ từ khái niệm gia đình, vai trò, chức năng của gia đình, những thay đổi của gia đình trong giai đoạn CNH, HĐH đất nước, phát triển kinh tế hộ gia đình vùng ĐBSH. Đây là những tài liệu tham khảo có giá trị lớn đối với luận án. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu về gia đình vùng đồng bằng sông Hồng Hiện nay gia đình vùng đồng bằng sông Hồng cũng đã được tiếp cận, phân tích dưới các góc độ như: đặc điểm gia đình vùng ĐBSH, mối quan hệ giữa gia đình vùng ĐBSH và xã hội, bình đẳng giới,... Điều này được thể hiện rõ trong các công trình như: Mai Huy Bích, “Đặc điểm gia đình đồng bằng sông Hồng” [22], tác giả nghiên cứu đặc điểm, cấu trúc, chức năng của các gia đình vùng ĐBSH từ góc độ dân tộc học và xã hội học, từ đó làm rõ mối quan hệ giữa tính cộng đồng và chức năng tái sinh sản, chức năng xã hội hóa, mục đích của hôn nhân trong gia đình Việt Nam truyền thống và hiện đại. - Luận án của Sim Sang Joon, “Gia đình người Việt ở Châu thổ sông Hồng và mối liên hệ của nó với cộng đồng xã hội” [86] đã trình bày gia đình người Việt trong quan hệ nội tại và ngoại hàm cộng đồng xã hội, khái quát bản sắc gia đình người Việt nói riêng và một phần về bản sắc văn hóa dân tộc Việt nói chung. Một số dự báo và hướng giải quyết các vấn đề sẽ phát sinh trong gia đình người Việt dưới tác động của nền kinh tế thị trường. - Luận án của Chu Thị Thoa, “Bình đẳng giới trong gia đình ở nông thôn đồng bằng sông Hồng hiện nay” [92] đã phân tích thực trạng bình đẳng giới trong gia đình ở nông thôn ĐBSH trong công cuộc đổi mới. Những phương hướng cơ bản và giải pháp chủ yếu nhằm giảm dần tiến tới xóa bỏ sự bất bình đẳng giới trong gia đình nông thôn ĐBSH. - Tác giả Nguyễn Linh Khiếu,“Gia đình và phụ nữ trong biến đổi văn hóa- xã hội nông thôn” [49], cuốn sách đã phân tích những biến đổi văn hóa - xã
  19. 13 hội nông thôn tác động đến gia đình và phụ nữ và thực hiện khảo sát gia đình và phụ nữ trong biến đổi văn hóa - xã hội nông thôn tại 10 điểm nghiên cứu cụ thể của 3 miền Bắc - Trung - Nam, cả đồng bằng và miền núi, cả người kinh và người dân tộc... Các bài viết đã khắc họa một cách rõ nét những biến đổi văn hóa, xã hội nông thôn ảnh hưởng đến đời sống của gia đình và người phụ nữ và cái nhìn phức hợp, đa dạng và sinh động về đời sống văn hóa, xã hội và gia đình nông thông trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước. - Nguyễn Đức Truyền,“Kinh tế hộ gia đình và các quan hệ xã hội ở nông thôn đồng bằng sông Hồng trong thời kỳ đổi mới” [101]. Cuốn sách bao gồm 6 phần: Phần I: Nhập đề. Phần II: Cấu trúc và chức năng của kinh tế hộ gia đình. Phần III: Kinh tế hộ và sự tái cấu trúc các quan hệ gia đình. Phần IV: Kinh tế hộ và sự tái cấu trúc các quan hệ họ hàng. Phần V: Kinh tế hộ và sự tái cấu trúc các quan hệ làng xã. Phần VI: Thư mục sách và tài liệu tham khảo. Tác giả đã nhấn mạnh trong quá trình đổi mới ở nông thôn ĐBSH, nền kinh tế đã bắt đầu chuyển đổi theo cơ chế thị trường, điều này đã kéo theo sự thay đổi các giá trị chuẩn mực và các quy tắc ứng xử trong gia đình, đặc biệt là trong mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình. - Luận án của tác giả Khúc Thị Thanh Vân, “Vai trò của vốn xã hội trong phát triển kinh tế hộ gia đình ở nông thôn đồng bằng sông Hồng hiện nay - Nghiên cứu trường hợp tại Nam Định và Bắc Ninh” [130] lại tiếp cận một hướng cụ thể để phát triển kinh tế hộ gia đình đó là vai trò của vốn xã hội. Tác giả đã phân tích những vấn đề lý luận và thực tiễn về vốn xã hội và vai trò của vốn xã hội trong phát triển kinh tế hộ gia đình. Nghiên cứu vốn xã hội ở ĐBSH hiện nay và đầu tư, duy trì, khai thác vốn xã hội trong phát triển kinh tế hộ gia đình vùng ĐBSH. - Tác giả Đỗ Văn Quân có cách tiếp cận mới khi nghiên cứu về phát triển kinh tế hộ gia đình ở đồng bằng sông Hồng với bài viết “Phát triển kinh tế hộ gia đình trong tiến trình xây dựng nông thôn mới ở đồng bằng sông Hồng hiện nay” [81]. Tác giả đã đánh giá tương quan giữa học vấn, nghề nghiệp, độ tuổi
  20. 14 với cơ cấu ngành nghề của chủ hộ, của gia đình, đất đai - tư liệu sản xuất của hộ gia đình; thu nhập của hộ gia đình; tiếp cận nguồn vốn tín dụng phục vụ sản xuất, kinh doanh và đời sống. Từ những số liệu khảo sát tác giả đã đưa ra kết luận có giá trị tham khảo với luận án như: Để kinh tế hộ gia đình phát triển trong điều kiện mới một cách bền vững, rất cần có sự tham gia phối hợp đồng bộ giữa các yếu tố: hiệp hội, tổ chức, hợp tác xã, áp dụng khoa học - công nghệ, thị trường, vốn, đất đai, ngành nghề truyền thống, sức lao động, giao thông, quy hoạch và thực hiện các khu tiểu thủ công nghiệp, trang trại, dịch vụ... tập trung ở các địa phương, nhằm hướng đến sự phát triển kinh tế hộ gia đình một cách đồng bộ. Các công trình này đều khẳng định vai trò quan trọng của gia đình vùng đồng bằng sông Hồng trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng… ở vùng. 1.2. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ NÔNG THÔN, XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI VÀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG 1.2.1. Các công trình nghiên cứu về nông thôn và xây dựng nông thôn mới 1.2.1.1. Các công trình nghiên cứu về nông thôn và xây dựng nông thôn mới ở trong nước Hiện nay có nhiều tác giả nghiên cứu về nông thôn và xây dựng nông thôn mới, một số công trình nổi bật như: - Trần Ngọc Ngoạn, “Phát triển nông thôn bền vững: Những vấn đề lý luận và kinh nghiệm thế giới” [74]. Tác giả đã đưa ra và phân tích rõ các nội dung cơ bản của phát triển bền vững nông thôn đó là phát triển bền vững kinh tế nông thôn, phát triển bền vững xã hội nông thôn; an toàn môi trường và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và phát triển thể chế bền vững. Đây là công trình ra đời khi chương trình xây dựng NTM chưa được triển khai nhưng các nội dung về phát triển bền vững nông thôn mà tác giả đưa ra khá gần với các tiêu chí xây dựng NTM, vì vậy công trình có giá trị tham khảo tốt khi triển khai luận án.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2