intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho nam vận động viên Wushu - Taolu Lứa tuổi 12-15 một số tỉnh thành phía Bắc Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:214

24
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án "Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho nam vận động viên Wushu - Taolu Lứa tuổi 12-15 một số tỉnh thành phía Bắc Việt Nam" được hoàn thành với mục tiêu nhằm nghiên cứu lý luận và thực tiễn công tác huấn luyện TLCM cho nam VĐV Wushu - Taolu tại một số tỉnh thành phía Bắc Việt Nam, luận án tiến hành lựa chọn các bài tập phát triển TLCM phù hợp, ứng dụng và đánh giá hiệu quả các bài tập lựa chọn trên đối tượng nghiên cứu, góp phần nâng cao hiệu quả công tác huấn luyện cho nam VĐV Wushu - Taolu lứa tuổi 12-15 một số tỉnh thành phía Bắc Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho nam vận động viên Wushu - Taolu Lứa tuổi 12-15 một số tỉnh thành phía Bắc Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO BẮC NINH –––––––––––––––––––––––––– PHẠM TUẤN ANH NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN BÀI TẬP PHÁT TRIỂN THỂ LỰC CHUYÊN MÔN CHO NAM VẬN ĐỘNG VIÊN WUSHU TAOLU LỨA TUỔI 12-15 MỘT SỐ TỈNH THÀNH PHÍA BẮC VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC BẮC NINH, NĂM 2022
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO BẮC NINH –––––––––––––––––––––––––– PHẠM TUẤN ANH NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN BÀI TẬP PHÁT TRIỂN THỂ LỰC CHUYÊN MÔN CHO NAM VẬN ĐỘNG VIÊN WUSHU TAOLU LỨA TUỔI 12-15 MỘT SỐ TỈNH THÀNH PHÍA BẮC VIỆT NAM Ngành: Giáo dục học Mã số: 9140101 LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Trần Tuấn Hiếu 2. TS. Nguyễn Thế Truyền BẮC NINH, NĂM 2022
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực, đảm bảo tính khách quan, khoa học, dựa vào kết quả khảo sát thực tế. Người cam đoan Phạm Tuấn Anh
  4. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT CB : Chuẩn bị HLTT : Huấn luyện thể thao HLV : Huấn luyện viên I : Cường độ KH&CN : Khoa học và Công nghệ KL : Khối lượng LVĐ : Lượng vận động mi : Tần suất lặp lại NQ : Nghị quyết NXB : Nhà xuất bản s : Giây SBM : Sức bền mạnh SBTĐ : Sức bền tốc độ SMTĐ : Sức mạnh tốc độ TDTT : Thể dục thể thao TĐ : Thi đấu TLC : Thể lực chung TLCM : Thể lực chuyên môn TTTTC : Thể thao thành tích cao TW : Trung ương VĐV : Vận động viên
  5. MỤC LỤC Lời cam đoan Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt Mục lục Danh mục bảng, biểu đồ, sơ đồ PHẦN MỞ ĐẦU 1 Mục đích nghiên cứu 4 Nhiệm vụ nghiên cứu 4 Đối tượng nghiên cứu 4 Giả thuyết khoa học 5 Ý nghĩa khoa học của luận án 6 Ý nghĩa thực tiễn của luận án 6 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 7 1.1. Đặc điểm môn Wushu - Taolu 7 1.2. Quan điểm về huấn luyện thể lực chuyên môn cho vận động viên 11 Wushu – Taolu 1.3. Phương pháp và phương tiện huấn luyện thể lực chuyên môn cho 21 vận động viên Wushu – Taolu 1.4. Đặc điểm tâm – sinh lý vận động viên lứa tuổi 12-15 33 1.5. Các công trình nghiên cứu có liên quan 40 CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 47 2.1. Phương pháp nghiên cứu 47 2.1.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu 47 2.1.2. Phương pháp phỏng vấn, tọa đàm 48 2.1.3. Phương pháp quan sát sư phạm 49 2.1.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm 50 2.1.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm 55 2.1.6. Phương pháp toán học thống kê 56
  6. 2.2. Tổ chức nghiên cứu 58 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 60 3.1. Thực trạng công tác huấn luyện thể lực chuyên môn cho nam vận động viên Wushu -Taolu Lứa tuổi 12-15 một số tỉnh thành phía Bắc 60 Việt Nam 3.1.1. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả công tác huấn luyện cho nam vận động viên Wushu -Taolu Lứa tuổi 12-15 một số tỉnh 60 thành phía Bắc Việt Nam 3.1.2. Thực trạng phát triển thể lực chuyên môn của nam vận động viên 66 Wushu-Taolu Lứa tuổi 12-15 tại một số tỉnh thành phía Bắc Việt Nam 3.1.3. Bàn luận kết quả nghiên cứu nhiệm vụ 1 82 3.2. Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho nam vận động viên Wushu-Taolu lứa tuổi 12-15 một số tỉnh thành phía 89 Bắc Việt Nam 3.2.1. Lựa chọn bài tập huấn luyện thể lực chuyên môn cho nam vận động viên Wushu-Taolu lứa tuổi 12-15 một số tỉnh thành phía Bắc Việt 89 Nam 3.2.2. Xây dựng kế hoạch huấn luyện thể lực chuyên môn cho nam vận động viên Wushu-Taolu Lứa tuổi 12-15 một số tỉnh thành phía Bắc Việt 99 Nam 3.2.3. Bàn luận kết quả nghiên cứu nhiệm vụ 2 115 3.3. Nghiên cứu ứng dụng các bài tập lựa chọn trong phát triển thể lực chuyên môn cho nam vận động viên Wushu - Taolu Lứa tuổi 12-15 119 một số tỉnh thành phía Bắc Việt Nam 3.3.1. Tổ chức thực nghiệm ứng dụng các bài tập lựa chọn trong phát triển thể lực chuyên môn cho nam vận động viên Wushu - Taolu Lứa tuổi 119 12-15 một số tỉnh thành phía Bắc Việt Nam 3.3.2. Đánh giá hiệu quả thực nghiệm ứng dụng các bài tập lựa chọn 121 trong phát triển thể lực chuyên môn cho nam vận động viên Wushu - Taolu
  7. Lứa tuổi 12-15 một số tỉnh thành phía Bắc Việt Nam 3.3.3. Bàn luận kết quả nghiên cứu nhiệm vụ 3 130 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 134 A. Kết luận 134 B. Kiến nghị 135 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN 136 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  8. DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ Thể Số Nội dung Trang loại TT 1.1 Mô hình thời gian huấn luyện, lứa tuổi tối thiểu để tuyển chọn vào nhóm, số lượng VĐV tối thiểu trong nhóm trong 15 môn whusu - Taolu 1.2 Những chủ đề cơ bản và kế hoạch hóa khối lượng lý thuyết 16 trong các nhóm huấn luyện ở môn Wushu - Taolu (giờ) 1.3 Các chỉ số kế hoạch hóa hoạt động thi đấu trong môn 19 Wushu - Taolu 3.1 Phân chia thời gian kế hoạch huấn luyện năm của vận động 61 viên Wushu – Taolu lứa tuổi 12-15 3.2 Bảng phân chia tỷ lệ % các thành phần huấn luyện năm 61 3.3 Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ huấn luyện VĐV Wushu 63 Taolu lứa tuổi 12-15 tại một số tỉnh thành phía Bắc (n=6) 3.4 Thực trạng đội ngũ huấn luyện viên huấn luyện vận động Bảng 64 viên Wushu - Taolu lứa tuổi 12-15 3.5 Thực trạng sử dụng các phương pháp huấn luyện thể lực chuyên môn cho nam VĐV Wushu Taolu lứa tuổi 12-15 tại 65 một số tỉnh thành phía Bắc (n=6) 3.6 Thực trạng sử dụng các phương tiện huấn luyện thể lực cho nam VĐV Wushu Taolu lứa tuổi 12-15 tại một số tỉnh 66 thành phía Bắc (n=6) 3.7 Thực trạng sử dụng bài tập phát triển thể lực chuyên môn Sau cho nam VĐV Wushu – Taolu tại một số tỉnh thành phía Tr.67 Bắc Việt Nam (n=6) 3.8 Kết quả phỏng vấn xác định các tố chất thể lực chuyên môn đặc thù của nam VĐV Wushu Taolu lứa tuổi 12-15 69 (n=33)
  9. 3.9 Kết quả phỏng vấn lựa chọn test đánh giá thể lực chuyên môn đặc thù của nam VĐV Wushu Taolu lứa tuổi 12-15 71 (n=32) 3.10 Mối tương quan giữa các test đánh giá TLCM với thành Sau tích thi đấu của nam VĐV Wushu – Taolu lứa tuổi 12-15 Tr.72 tại một số tỉnh thành phía Bắc Việt Nam (n=59) 3.11 Mối tương quan giữa hai lần lập test của các test đánh giá Sau TLCM cho nam VĐV Wushu – Taolu lứa tuổi 12-15 tại Tr.73 một số tỉnh thành phía Bắc Việt Nam (n=59) 3.12 So sánh sự khác biệt trình độ thể lực chuyên môn của nam Sau VĐV Wushu Taolu lứa tuổi 12-15 tại một số tỉnh thành Tr.74 phía Bắc Việt Nam 3.13 Tiêu chuẩn phân loại đánh giá trình độ thể lực chuyên môn của nam VĐV Wushu Taolu lứa tuổi 12-13 tại một số tỉnh 76 thành phía Bắc Việt Nam 3.14 Tiêu chuẩn phân loại đánh giá trình độ thể lực chuyên môn của nam VĐV Wushu Taolu lứa tuổi 14-15 tại một số tỉnh 77 Bảng thành phía Bắc Việt Nam 3.15 Bảng điểm đánh giá trình độ thể lực chuyên môn của nam VĐV Wushu Taolu lứa tuổi 12-13 tại một số tỉnh thành 78 phía Bắc Việt Nam 3.16 Bảng điểm đánh giá trình độ thể lực chuyên môn của nam VĐV Wushu Taolu lứa tuổi 14-15 tại một số tỉnh thành 78 phía Bắc Việt Nam 3.17 Bảng điểm tổng hợp đánh giá trình độ TLCM của nam VĐV Wushu – Taolu lứa tuổi 12-15 tại một số tỉnh thành 80 phía Bắc Việt Nam 3.18 Thực trạng trình độ TLCM của nam VĐV Wushu – Taolu lứa tuổi 12-15 tại một số tỉnh thành phía Bắc Việt Nam 81 (n=59)
  10. 3.19 Kết quả phỏng vấn lựa chọn bài tập phát triển TLCM cho Sau nam VĐV Wushu – Taolu lứa tuổi 12-15 một số tỉnh thành Tr.96 phía Bắc Việt Nam (n=31) 3.20 Phân chia tỷ lệ huấn luyện thời kỳ chuẩn bị chung 103 3.21 Diễn biến lượng vận động thể lực thời kỳ chuẩn bị chung 1 103 3.22 Bảng phân chia tỷ lệ huấn luyện thời kỳ chuyên môn 1 104 3.23 Diễn biến lượng vận động thời kỳ chuyên môn 1 104 3.24 Bảng phân chia tỷ lệ huấn luyện thời kỳ thi đấu 1 105 3.25 Diễn biến lượng vận động thời kỳ thi đấu 1 105 3.26 Phân chia tỷ lệ huấn luyện thời kỳ quá độ 1 106 3.27 Diễn biến lượng vận động thời kỳ quá độ 1 106 Bảng 3.28 Phân chia tỷ lệ huấn luyện thời kỳ chuẩn bị chung 2 107 3.29 Diễn biến lượng vận động thời kỳ chuẩn bị chung 2 107 3.30 Phân chia tỷ lệ huấn luyện thời kỳ chuẩn bị chuyên môn 2 108 3.31 Diễn biến lượng vận động thời kỳ chuẩn bị chuyên môn 2 108 3.32 Phân chia tỷ lệ huấn luyện thời kỳ thi đấu 2 109 3.33 Diễn biến lượng vận động thời kỳ thi đấu 2 109 3.34 Phân chia tỷ lệ huấn luyện thời kỳ chuyển tiếp 2 110 3.35 Diễn biến lượng vận động thời kỳ chuyển tiếp 2 110 3.36 Phân chia tỷ lệ huấn luyện thời kỳ chuẩn bị chung 3 111 3.37 Diễn biến lượng vận động thời kỳ chuẩn bị chung 3 111 3.38 Phân chia tỷ lệ huấn luyện thời kỳ chuẩn bị chuyên môn 3 112 3.39 Diễn biến lượng vận động thời kỳ chuẩn bị chuyên môn 3 112 3.40 Phân chia tỷ lệ huấn luyện thời kỳ thi đấu 3 113 3.41 Diễn biến lượng vận động thời kỳ thi đấu 3 113 3.42 Phân chia tỷ lệ huấn luyện thời kỳ chuyển tiếp 3 104 3.43 Diễn biến lượng vận động thời kỳ chuyển tiếp 3 104 3.44 So sánh trình độ TLCM của VĐV lứa tuổi 12-13 nhóm đối 122 chứng và nhóm thực nghiệm – thời điểm trước thực
  11. nghiệm (n=32) 3.45 So sánh trình độ TLCM của VĐV lứa tuổi 14-15 nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm – thời điểm trước thực 123 nghiệm (n=27) 3.46 So sánh tỷ lệ phân loại thể lực chuyên môn của VĐV nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm thời điểm trước thực 124 nghiệm (n=59) 3.47 So sánh trình độ TLCM của VĐV lứa tuổi 12-13 nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm – thời điểm sau 12 tháng thực 125 nghiệm (n=32) 3.48 So sánh trình độ TLCM của VĐV lứa tuổi 14-15 nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm – thời điểm sau 12 tháng thực 126 nghiệm (n=27) 3.49 Nhịp tăng trưởng trình độ TLCM của VĐV Wushu – Taolu lứa tuổi 12-15 nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm sau 127 12 tháng thực nghiệm (n=27) 3.50 So sánh tỷ lệ phân loại thể lực chuyên môn của VĐV nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm thời điểm sau 12 tháng 128 thực nghiệm (n=59) 3.51 So sánh thành tích đạt được của VĐV nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm thời điểm sau 12 tháng thực nghiệm 130 (n=59) 3.1 Biểu đồ diễn biến lượng vận động thời kỳ chuẩn bị chung 1 103 3.2 Biểu đồ diễn biến lượng vận động thời kỳ chuyên môn 1 104 3.3 Biểu đồ diễn biến lượng vận động thời kỳ thi đấu 1 105 3.4 Biểu đồ diễn biến lượng vận động thời kỳ quá độ 1 106 Biểu đồ 3.5 Biểu đồ diễn biến lượng vận động thời kỳ chuẩn bị chung 2 107 3.6 Biểu đồ diễn biến lượng vận động thười kỳ chuẩn bị 108 chuyên môn 2 3.7 Biểu đồ diễn biến lượng vận động thời kỳ thi đấu 2 109
  12. 3.8 Biểu đồ diễn biến lượng vận động thời kỳ chuyển tiếp 2 110 3.9 Biểu đồ diễn biến lượng vận động thời kỳ chuẩn bị chung 3 111 3.10 Biểu đồ diễn biến lượng vận động thời kỳ chuẩn bị chuyên 112 môn 3 Biểu đồ 3.11 Biểu đồ diễn biến lượng vận động thời kỳ thi đấu 3 113 3.12 Biểu đồ diễn biến lượng vận động thời kỳ chuyển tiếp 3 114 3.13 Nhịp tăng trưởng TLCM của nam VĐV Wushu-Taolu lứa 128 tuổi 12-13 sau 12 tháng thực nghiệm 3.14 Nhịp tăng trưởng TLCM của nam VĐV Wush-Taolu lứa 128 tuổi 14-15 sau 12 tháng thực nghiệm Sơ đồ 1.1 Các phương pháp huấn luyện thể lực 22
  13. 1 PHẦN MỞ ĐẦU Thể thao thành tích cao là một bộ phận cấu thành nền thể dục thể thao xã hội chủ nghĩa. Mục đích của thể thao thành tích cao là vươn tới những đỉnh cao thành tích. Động cơ thành tích chính là động lực mạnh mẽ thúc đẩy vận động viên (VĐV) trong việc vươn tới các thành tích kỷ lục, cũng như thúc đẩy hoạt động khoa học thể thao nhằm tìm ra những phương pháp, biện pháp, yếu tố mới thúc đẩy, khai thác tối đa khả năng của con người trong việc vươn tới các thành tích đó. Để thực hiện mục tiêu đó, ngành thể dục thể thao cũng đã đưa ra những quan điểm, giải pháp hữu hiệu để đổi mới công tác đào tạo tài năng thể thao, chú ý tập trung phát triển một số môn thể thao mũi nhọn để tham gia các đại hội thể dục thể thao quốc tế và khu vực, trong đó có một số môn võ thuật. Ở nước ta, so với các môn thể thao khác, võ thuật đã được các thành phố và các địa phương quan tâm đầu tư có hệ thống như, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Vĩnh Phúc, Lạng Sơn, Phú Thọ... hơn thế nữa, võ thuật đã có những đóng góp không nhỏ về thành tích thi đấu tại các đấu trường quốc tế. Trong hệ thống đào tạo VĐV các môn thể thao nói chung cũng như, các môn võ thuật nói riêng, việc nâng cao thành tích thể thao phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố tác động như lối sống, điều kiện, môi trường, công tác tuyển chọn, đào tạo... Ngoài việc hoàn thiện trình độ kỹ, chiến thuật, thể lực chung và rèn luyện ý chí, VĐV wushu trẻ cần phải được phát triển thể lực chuyên môn thông qua các bài thể lực chuyên môn tại các nội dung VĐV đó tập luyện và thi đấu. Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 1 tháng 12 năm 2011 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về TDTT đến năm 2020 đã nêu rõ: "Đầu tư cho thể dục, thể thao là đầu tư cho con người, cho sự phát triển của đất nước. Tăng tỉ lệ chi ngân sách nhà nước, ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở vật chất TDTT và đào tạo VĐV thể thao thành tích cao; đồng thời phát huy các nguồn lực của xã hội để phát triển thể dục, thể thao." [37] Để thực hiện các mục tiêu đó, ngành TDTT cũng đã xách định rõ những quan điểm giải pháp hữu hiệu để đổi mới công tác đào tạo tài năng thể thao, cụ
  14. 2 thể là: Chú ý tập trung phát triển một số môn thể thao mũi nhọn để tham gia các Đại hội thể thao quốc tế và khu vực, trong đó có môn Wushu. Wushu là một môn võ cổ truyền của người Trung Quốc. Wushu dịch sang tiếng Việt có nghĩa là võ thuật. Wusshu rất quen thuộc với người Việt Nam, nó vừa mang tính chất văn hoá phương Đông vừa mang đặc điểm riêng của dân tộc, Wushu được chia làm hai nội dung, đó là Shan Shou (phiên âm theo tiếng Hán việt gọi là Đả lôi đài, hay Wushu taolu (biểu diễn), nội dung biểu diễn và đối luyện tay không với binh khí hoặc binh khí với binh khí. Taolu nội dung biểu diễn gồm các nội dung sau: Trường quyền, nam quyền, đao thuật, kiếm thuật, nam đao, thương thuật, thái cực quyền, thái cực kiếm, đối luyện tay không,đối luyện binh khí. Trong khi thi đấu các VĐV có thể được sử dụng các bài biểu diễn quy dịnh với các nhóm tổ hợp thuộc các bài biểu diễn như: Tay không quyền thuật, nhóm bài với đao thuật, nhóm bài với kiếm thuật, nhóm bài với thương thuật, nhóm bài vói côn thuật, trường quyền, nam quyền.... Chính vì vậy đòi hỏi các VĐV phải có một tố chất thể lực toàn diện, đặc biệt là thể lực chuyên môn cho VĐV wushu trẻ là rất quan trọng của môn võ này. Thể lực chuyên môn là tố chất thể lực nền tảng để phát triển kỹ thuật động tác đóng vai trò quan trọng trong tất cả các môn thể thao nói chung và nội dung Taolu - nội dung biểu diễn nói riêng. Thể lực chuyên môn liên quan trực tiếp đến mọi hoạt động và tầm ảnh hưởng rất lớn và quyết định trực tiếp đến thành tích thi đấu của các VĐV. Môn Wushu du nhập vào Việt Nam từ rất sớm. Tới năm 1991 Wushu Việt Nam đã được Đảng và Nhà nước quan tâm đầu tư, Tổng cục TDTT Việt Nam đã chính thức mời những huấn luyện viên (HLV) giỏi của Nam Ninh - Trung Quốc sang huấn luyện Đội tuyển Việt Nam (Phan Hán Quang, Trần Húc Hồng). Từ thời điểm này, Wushu của Việt Nam đã có những bước tiến bộ rõ rệt và đã đạt được những thành cao trong các giải thi đấu quốc tế cụ thể như VĐV Nguyễn Thúy Hiền, Mai Thanh Ba... và ngay tại giải Vô địch Wushu thế giới lần thứ 3 được tổ chức tại Malaisia VĐV Nguyễn Thúy Hiền, Mai Thanh Ba đã đem về cho thể thao Việt Nam những chiếc Huy chương Vàng Thế giới đầu tiên.
  15. 3 Chính vì những thành tích này, môn WuShu đã được xác định là môn thể thao trọng điểm loại 1 được đầu tư trong chiến lược phát triển của Ngành TDTT Việt Nam (Các môn thể thao trọng điểm bao gồm: 10 môn thể thao trọng điểm loại 1 (điền kinh, bơi, cử tạ, Wushu, vật (hạng cân nhẹ), bắn súng, Karatedo, boxing (nữ), cầu lông, bóng bàn; 22 môn thể thao trọng điểm loại 2 (bóng đá, bóng chuyền, Judo, Wushu, cầu mây, đấu kiếm, thể dục dụng cụ, Pencak Silat, bắn cung, xe đạp, cờ vua và cờ tướng, bi sắt, lặn, bóng ném, Dance Sport, Sport Aerobic, quần vợt, thể hình, Canoe-Kayak, Rowing, Billiard-Snooker và Vovinam). [52] Tuy nhiên trong quãng thời gian qua, công tác huấn luyện TLCM cho nam VĐV Wushu Taolu chưa thực sự hiệu quả. Các VĐV thể hiện sự giảm sút rõ dàng về sức nhanh, sức mạnh, khả năng phối hợp vận động... khi thực hiện nửa sau các bài quyền, đặc biệt là phần cuối bài. Theo đánh giá của các nhà chuyên môn, vấn đề chính là do thể lực chuyên môn của VĐV chưa thực sự bảo đảm và chưa đáp ứng nhu cầu tập luyện, thi đấu. Chính vì vậy việc nghiên cứu thể lực chuyên môn (TLCM) cho nam VĐV Wushu - Taolu lứa tuổi 12-15 một số tỉnh thành phía Bắc Việt Nam là công việc rất quan trọng đối với công tác chuyên môn. Thực tế quan sát các giải thi đấu của VĐV trẻ Việt Nam và tại các tỉnh, thành miền Bắc Việt Nam cho thấy, việc phát triển TLCM cho VĐV đạt hiệu quả chưa cao. VĐV chưa đảm bảo trình độ TLCM để thực hiện tốt các kỹ thuật cũng như hoàn thành chiến thuật cho VĐV đề ra. Đây là một hạn chế trong công tác huấn luyện VĐV Wushu - Taolu trẻ tại Việt Nam hiện nay. Đã có một số công trình nghiên cứu về võ thuật của các tác giả như: Nguyễn Đương Bắc (2006) [3], Trần Tuấn Hiếu (1999), (2004) [24], [25], Nguyễn Thi Ngọc (2007) [43], Đặng Thị Hồng Nhung (2011) [42], Mai Thị Bích Ngọc (2017) [44], Vũ Xuân Thành (2012) [55], Trần Kim Tuyến (2009) [68],... Các đề tài trên đã nghiên cứu phát triển các tố chất thể lực riêng lẻ qua tập luyện võ thuật, xây dựng chương trình tập luyện cho các đối tượng khác nhau hay đánh giá trình độ tập luyện của VĐV, nhưng chưa có đề tài nghiên cứu
  16. 4 lựa chọn bài tập phát triển TLCM cho nam VĐV Wushu - Taolu lứa tuổi 12-15 một số tỉnh thành phía Bắc Việt Nam. Xuất phát từ tầm quan trọng tính bức thiết của vấn đề lựa chọn bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho nam vận động viên wushu trẻ một số tỉnh thành phía Bắc Việt Nam. chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho nam vận động viên Wushu - Taolu Lứa tuổi 12-15 một số tỉnh thành phía Bắc Việt Nam”. * Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn công tác huấn luyện TLCM cho nam VĐV Wushu - Taolu tại một số tỉnh thành phía Bắc Việt Nam, luận án tiến hành lựa chọn các bài tập phát triển TLCM phù hợp, ứng dụng và đánh giá hiệu quả các bài tập lựa chọn trên đối tượng nghiên cứu, góp phần nâng cao hiệu quả công tác huấn luyện cho nam VĐV Wushu - Taolu lứa tuổi 12-15 một số tỉnh thành phía Bắc Việt Nam. * Nhiệm vụ nghiên cứu: Nhiệm vụ 1: Thực trạng công tác huấn luyện thể lực chuyên môn cho Wushu - Taolu Lứa tuổi 12-15 một số tỉnh thành phía Bắc Việt Nam. Nhiệm vụ 2: Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho Wushu - Taolu lứa tuổi 12-15 một số tỉnh thành phía Bắc Việt Nam. Nhiệm vụ 3: Nghiên cứu ứng dụng các bài tập lựa chọn trong phát triển thể lực chuyên môn cho Wushu - Taolu Lứa tuổi 12-15 một số tỉnh thành phía Bắc Việt Nam. Đối tượng nghiên cứu: Là bài tập phát triển TLCM cho nam VĐV Wushu - Taolu Lứa tuổi 12-15 một số tỉnh thành phía Bắc Việt Nam. Khách thể nghiên cứu: Số lượng VĐV thuộc đối tượng khảo sát: 59 VĐV, trong đó có 16 VĐV lứa tuổi 12, 16 VĐV lứa tuổi 13, 13 VĐV lứa tuổi 14 và 14 VĐV lứa tuổi 15. Đối tượng phỏng vấn trực tiếp: 11 HLV huấn luyện VĐV Wushu – Taolu tại 06 đơn vị trong diện khảo sát của luận án.
  17. 5 Đối tượng phỏng vấn xác định các tố chất TLCM đặc thù cho nam VĐV Wushu – Taolu lứa tuổi 12-15 là 33 chuyên gia, HLV, trọng tài môn Wushu- Taolu Đối tượng phỏng vấn lựa chọn test đánh giá TLCM cho nam VĐV Wushu- Taolu lứa tuổi 12-15 là 32 chuyên gia, HLV Wushu-Taolu lâu năm, trọng tài Wushu – Taolu. Đối tượng phỏng vấn lựa chọn bài tập phát triển TLCM cho nam VĐV Wushu-Taolu lứa tuổi 12-15 tại một số tỉnh thành phía Bắc Việt Nam gồm 31 chuyên gia, HLV Wushu – Taolu có thời gian công tác trên 5 năm, các trọng tài Wushu – Taolu. Phạm vi nội dung nghiên cứu: Thực trạng TLCM của nam VĐV Wushu - Taolu Lứa tuổi 12-15 một số tỉnh thành phía Bắc Việt Nam. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển TLCM cho nam VĐV Wushu - Taolu Lứa tuổi 12-15 một số tỉnh thành phía Bắc Việt Nam. Các bài tập phát triển TLCM cho cho nam VĐV Wushu - Taolu Lứa tuổi 12-15 một số tỉnh thành phía Bắc Việt Nam. Phạm vi về địa điểm nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành tại 6 đơn vị huấn luyện gồm: Trung tâm huấn luyện TDTT Quảng Ninh, Trung tâm huấn luyện và thi đấu TDTT Lạng Sơn, Trung tâm đào tạo VĐV Hải Phòng; Trung tâm huấn luyện và thi đấu TDTT Vĩnh Phúc; Trung tâm TDTT Thái Nguyên, Trung tâm Huấn luyện TDTT Thái Bình. Đây là các đơn vị huấn luyện VĐV Wushu Taolu có uy tín tại các tỉnh, thành phía Bắc Việt Nam. * Giả thuyết khoa học của luận án Qua quan sát các VĐV Wushu Taolu trẻ một số tỉnh thành phía Bắc Việt Nam thi đấu tại các giải đấu cho thấy trình độ thể lực chuyên môn của VĐV chưa đáp ứng được yêu cầu thi đấu, thể hiện ở VĐV có sự giảm sút rõ rệt về thể lực chuyên môn ở mỗi nội dung thi đấu cũng như ở các lượt thi đấu sau. Giả thuyết nguyên nhân chính dẫn tới hiện tượng này là chưa có hệ thống bài tập
  18. 6 phát triển TLCM phù hợp cho VĐV. Nếu lựa chọn được các bài tập phát triển TLCM phù hợp, có hiệu quả sẽ giúp phát triển TLCM của VĐV, từ đó nâng cao nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nam VĐV Wushu – Taolu Lứa tuổi 12- 15 một số tỉnh thành phía Bắc Việt Nam. Ý nghĩa khoa học của luận án Hệ thống hóa và hoàn thiện các kiến thức lý luận về việc phát triển thể lực chuyên môn, sử dung bài tập phát triển TLCM cho VĐV nói chung và cho nam VĐV Wushu Taolu lứa tuổi 12-15 tại một số tỉnh thành phía Bắc Việt Nam; Ý nghĩa thực tiễn của luận án Đánh giá được thực trạng công tác huấn luyện và trình độ TLCM cho nam VĐV Wushu Taolu lứa tuổi 12-15 tại một số tỉnh thành phía Bắc Việt Nam, trên cơ sở đó, lựa chọn được được 82 bài tập phù hợp, có hiệu quả thuộc 6 nhóm tố chất TLCM đặc thù để phát triển TLCM cho đối tượng nghiên cứu. Ứng dụng các bài tập đã lựa chọn trong thực tế đã cho thấy hiệu quả thiết thực tới việc phát triển TLCM cho VĐV.
  19. 7 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Đặc điểm môn Wushu - Taolu 1.1.1. Khái quát chung của môn Wushu Wushu (Trung văn giản thể: 武朮; Trung văn phồn thể: 武術, Hán Việt: Võ thuật) là môn võ thuật hiện đại của Trung Quốc với chương trình luyện tập, các bài quyền tổng hợp từ các võ phái cổ truyền nổi tiếng như Thiếu Lâm, Võ Đang, Nga Mi, Không Động, Vịnh Xuân Quyền, Thái cực quyền… Được thống nhất giảng dạy trên các võ đường Trung Quốc cũng như tại nhiều quốc gia trên thế giới như một môn phái võ thuật hiện đại thiên về tính chất thể thao, Wushu được hiểu là môn quốc võ tiêu biểu nhất đại diện cho tinh hoa nền võ thuật của Trung Quốc. Năm 1949 Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời và Wushu được trọng dụng như một môn thể dục được chấp nhận rộng rãi và cũng được xem như một môn nghệ thuật thừa kế của quốc gia. Dưới chính quyền mới, tâm điểm của Wushu được chỉ đạo theo hướng rèn luyện thân thể và sức khỏe hơn là dùng trong thực chiến, nghĩa là nhấn mạnh tính chất thể thao của bộ môn. Dựa vào nhiều môn phái truyền thống, nhiều ủy ban các bậc danh sư như Zhang Wenguang, Wang Ziping, Sha Guozeng và Chai Longyun, phát triển những phương thức luyện tập thành một hệ thống mà ngày nay gọi là Wushu Trung Hoa đương đại.Wushu là môn quốc võ tiêu biểu nhất cho tinh hoa nền võ thuật Trung Quốc. [82], 86], [87, [91], [95], [96], [100]. Môn Wushu được chia thành hai nội dung thi đấu: (1). Diễn quyền (Taolu) được thực hiện với các động tác dịch (đá), đả (đập), suất (ném), nã (chộp), kích (đánh), thích (đâm)... Taolu chia ra: (a). Quyền thuật: là bài quyền tay không gồm Trường quyền, Thái cực quyền, Nam quyền. (b). Quyền binh khí gồm: binh khí ngắn (đao, kiếm), binh khí dài (côn, thương, đại đao), binh khí đôi (đao, kiếm, câu, thương, roi), nhuyễn binh khí. (c). Ðối luyện là giao đấu theo bài bản quy định hai người hay nhiều người, tay không hay binh khí. (d). Diễn quyền tập thể nhiều người. (2). Giao đấu (Sanshou) là thi đấu đối kháng hai người theo luật lệ quy định. Wushu sanshou là môn giao đấu đối kháng trực tiếp, là tổng hợp của sức mạnh thể chất và sức mạnh ý chí. Do đặc điểm là môn thể thao đối kháng mạnh mẽ và hấp dẫn nên sanshou đã trở thành một môn võ được nhiều người yêu thích.
  20. 8 Trong thi đấu sanshou, các vận động viên lấy cương thắng nhu, lấy SMTĐ làm cơ bản, do đó cần phải có những phương pháp huấn luyện chuyên biệt. Theo lý thuyết huấn luyện các môn giao đấu đối kháng nhằm mục đích cao nhất là chiến thuật để đột phá phòng thủ đối phương giành chiến thắng. Vì vậy trong huấn luyện cần huấn luyện chuyên sâu, chuyên môn đối kháng, hệ thống lâu dài để nâng cao năng lực giao đấu tối ưu nên trong thời gian dài phải chịu đựng lượng vận động lớn và tương đối lớn xen kẽ cường độ và số lần lớn nhất, gần lớn nhất. [82], 86], [87], [81], [95], [96], [100]. Tán thủ (tiếng Trung: 散手, tiếng Anh: Sanshou) là võ chiến đấu tay không tự do ra đời ở Trung Quốc chú trọng vào các dạng chiến đấu tự do thực tế, đòi hỏi sự thành thạo các kỹ thuật võ thuật Trung Hoa (còn gọi là kungfu). Bản thân môn tán thủ lại được phân chia ra 3 dạng: Tán thủ Thể thao (Sport Sanshou, Chinese Kickboxing): Đòn thế thể thao; Tán thủ Dân sự (Civillian Sanshou): Đòn thế dân sự; Tán thủ Quân sự (Military Sanshou, AKA Qinna Gedou): Đòn thế dành cho quân đội. Tại Việt Nam hiện đang lưu hành 2 dòng là: Tán thủ dân sự và Tán thủ thể thao. Ở Việt Nam hiện nay, wushu là một trong những môn thể thao có hệ thống tổ chức rất khoa học và chặt chẽ do phù hợp cho tập luyện của mọi người nên đã phát triển nhanh chóng và sâu rộng. Từ 1989 đến nay, phong trào tập luyện wushu từng bước đi vào nề nếp, cả nước có 50 tỉnh, thành, ngành có phong trào tập luyện wushu (miền Bắc: 19 tỉnh, thành; miền Trung: 17 tỉnh, thành; miền Nam: 11 tỉnh, thành và 2 ngành là Quân đội, Công an). Wushu hiện được coi là một trong những môn thể thao mũi nhọn của ngành TDTT giành huy chương trên đấu trường quốc tế. [16], [17] 1.1.2. Đặc điểm môn Wushu - Taolu Thi đấu biểu diễn quyền, binh khí, đối luyện trong Taolu là hình thức thi đấu biểu diễn mà trong đó VĐV phải thể hiện kỹ thuật của mình thông qua biểu diễn một cách chính xác các kỹ thuật quy định (nhịp độ, tiết tấu, biên độ động tác...), mạnh mẽ, có mức độ biểu cảm cao, thể hiện rõ tinh thần võ đạo trong các động tác của bài quyền, trang phục làm bật lên tính nghệ thuật. [101], [105] Trong Wushu Taolu bao gồm những nội dung sau: Các bài quyền: Trường quyền, Nam quyền, Thái cực quyền; Các bài binh khí: Kiếm thuật, Đao thuật, Thương thuật, Thái cực kiếm, Nam côn, Nam đao; Đối luyện: Đối luyện tay không, Đối luyện binh khí.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2