intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án tiến sĩ Giáo dục học: Nghiên cứu và ứng dụng các bài tập phát triển sức bền cho vận động viên đội tuyển bóng đá nữ thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: Phong Tỉ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:240

53
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích cơ bản của luận án này là cơ sở đánh giá thực trạng trình độ phát triển sức bền của vận động viên đội tuyển bóng đá nữ TP.HCM, xây dựng và ứng dụng các bài tập sức bền cho phù hợp với điều kiện thực tiễn, đặc điểm thể chất, nhằm nâng thành tích thi đấu cho nữ VĐV đội tuyển bóng đá TP.HCM.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án tiến sĩ Giáo dục học: Nghiên cứu và ứng dụng các bài tập phát triển sức bền cho vận động viên đội tuyển bóng đá nữ thành phố Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ , THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO TP.HCM ******************* DƢƠNG VĂN HIỀN NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG CÁC BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC BỀN CHO VẬN ĐỘNG VIÊN ĐỘI TUYỂN BÓNG ĐÁ NỮ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC TP.HỒ CHÍ MINH - 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ , THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO TP.HCM ******************* DƢƠNG VĂN HIỀN NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG CÁC BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC BỀN CHO VẬN ĐỘNG VIÊN ĐỘI TUYỂN BÓNG ĐÁ NỮ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Ngành: Giáo dục học Mã số: 9140101 LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: 1. GS.TS Dƣơng Nghiệp Chí 2. PGS.TS Lê Thiết Can TP.HỒ CHÍ MINH - 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong luận án là trung thực và chưa tác giả nào công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án Dƣơng Văn Hiền
  4. MỤC LỤC Trang Trang bìa Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt Danh mục các bảng, các hình và biểu đồ ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................Error! Bookmark not defined. Chƣơng I: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ......................4 1.1. Cơ sở pháp lý, thể chế, chính sách về phát triển thể thao thành tích cao và chuyên nghiệp hoá thể thao. .................................................................... 4 1.2. Một số khái niệm và thuật ngữ liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu. ..... 7 1.3. Đặc điểm phát triển tâm - sinh lý phụ nữ ............................................ 10 1.3.1. Cơ quan vận động ...................................................................... 10 1.3.2. Hệ tuần hoàn - Hô hấp ............................................................... 11 1.3.3. Lượng mỡ và thân nhiệt ............................................................. 12 1.3.4. Các yếu tố tâm lý đặc thù của nữ với tập luyện bóng đá ........... 13 1.3.5.Huấn luyện trong thời kỳ kinh nguyệt ........................................ 17 1.4. Cơ sở lý luận về bài tập sức bền và huấn luyện sức bền cho vận động viên nữ. ....................................................................................................... 21 1.4.1. Đặc điểm huấn luyện sức bền (VO2max) cho các cầu thủ nữ: .. 21 1.4.2. Bài tập sức bền và huấn luyện sức bền cho VĐV nữ ................ 23 1.5. Cơ sở lý luận huấn luyện sức bền cho VĐV bóng đá [93] ................ 36 1.5.1. Huấn luyện sức bền ưa khí cho VĐV bóng đá .......................... 36 1.5.2. Huấn luyện sức bền yếm khí cho VĐV bóng đá ....................... 39 1.5.3. Tập luyện sức bền yếm khí cho VĐV bóng đá.......................... 40
  5. 1.6. Các công trình nghiên cứu liên quan .................................................. 43 1.6.1.Tình hình nghiên cứu ngoài nước ............................................... 43 1.6.2. Tình hình nghiên cứu trong nước .............................................. 46 Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG, PHƢƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU ............................................................................................................52 2.1. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................... 52 2.2. Phương pháp nghiên cứu..................................................................... 52 2.2.1. Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu. ............................. 52 2.2.2. Phương pháp phỏng vấn ............................................................ 53 2.2.3. Phương pháp kiểm tra y sinh ..................................................... 53 2.2.4. Phương pháp kiểm tra huyết học: .............................................. 58 2.2.5. Phương pháp kiểm tra sư phạm ................................................. 59 2.2.6. Phương pháp thực nghiệm sư phạm .......................................... 65 2.2.7. Phương pháp toán học thống kê................................................. 66 2.3.Tổ chức nghiên cứu .............................................................................. 67 2.3.1. Thời gian nghiên cứu ................................................................. 67 2.3.2. Địa điểm nghiên cứu .................................................................. 68 Chƣơng 3 ....................................................................................................69 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ...........................................69 3.1. Đánh giá thực trạng sức bền vận động viên đội tuyển bóng đá nữ Thành phố Hồ Chí Minh. ........................................................................... 69 3.1.1. Xác định những yếu tố cần thiết đánh giá sức bền cho nữ VĐV đội tuyển bóng đá TP.HCM: ................................................................ 70 3.1.2. Hệ thống hoá các test đánh giá sức bền cho nữ VĐV bóng đá . 73 3.1.3. Phỏng vấn bằng phiếu các chuyên gia về lựa chọn chỉ số, test đánh giá sức bền cho nữ VĐV bóng đá: .............................................. 78 3.1.4. Kiểm nghiệm độ tin cậy các test sư phạm đánh giá sức bền nữ VĐV bóng đá TP.HCM. ...................................................................... 81
  6. 3.1.5. Thực trạng sức bền của nữ VĐV đội tuyển bóng đá thành phố Hồ Chí Minh. ....................................................................................... 83 3.1.6. Thực trạng sử dụng phương pháp và phương tiện huấn luyện sức bền cho Nữ VĐV đội tuyển bóng đá TP.HCM. .................................. 88 3.1.7. Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá sức bền của nữ VĐV đội tuyển bóng đá TP.HCM ................................................................................. 90 3.1.8. Bàn luận thực trạng sức bền VĐV đội tuyển bóng đá nữ Thành phố Hồ Chí Minh. ................................................................................ 93 3.2. Xây dựng và ứng dụng một số bài tập phát triển sức bền cho Nữ VĐV đội tuyển bóng đá TP.HCM. ...................................................................... 99 3.2.1. Quan điểm huấn luyện sức bền cho VĐV đội tuyển bóng đá nữ. .............................................................................................................. 99 3.2.2. Lựa chọn bài tập nhằm phát triển sức bền cho VĐV Đội bóng đá nữ TP.HCM........................................................................................ 106 3.2.3. Xây dựng chương trình nâng cao sức bền cho VĐV đội tuyển bóng đá nữ TP.HCM .......................................................................... 119 3.2.4. Ứng dụng thực nghiệm hệ thống bài tập huấn luyện sức bền cho nữ VĐV bóng đá sau một năm tập luyện .......................................... 129 3.2.5. Kiểm nghiệm hiệu quả ứng dụng hệ thống bài tập huấn luyện sức bền cho nữ VĐV bóng đá sau một năm tập luyện. ..................... 130 3.2.6. Kiểm nghiệm đánh giá phân loại sức bền của nữ VĐV đội tuyển bóng đá TP.HCM sau một năm tập luyện.......................................... 135 3.2.7. Bàn luận ứng dụng hệ thống bài tập phát triển sức bền cho nữ VĐV đội tuyển bóng đá TP.HCM sau 1 năm tập luyện. ................... 137 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................145 Kết luận: ................................................................................................... 145 Kiến nghị: ................................................................................................. 146
  7. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  8. DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT VIẾT TẮT THUẬT NGỮ TIẾNG VIỆT CĐT Cường độ thấp HCB Huy chương bạc HCV Huy chương vàng HL Huấn luyện HLTT Huấn luyện thể thao HLV Huấn luyện viên LVĐ Lượng vận động PPHL Phương pháp huấn luyện SBCM Sức bền chuyên môn TĐTL Trình độ tập luyện TL Tập luyện TDTT Thể dục thể thao TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh TTHLTT Trung tâm huấn luyện thể thao VĐV Vận động viên XPC Xuất phát cao
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG TT Nội dung tên bảng Trang Sự biểu hiện khả năng vận động và sức mạnh tuyệt đối Bảng 1.1 10 của cơ bắp VĐV nam-nữ Bảng 1.2 Sự biểu hiện chức năng của máu-tim-phổi 12 Năng lực vận động của nữ vận động viên trong thời kỳ Bảng 1.3 17 kinh nguyệt Bảng 1.4 Phân loại sức bền 32 Các nguyên tắc tập luyện ưa khí cường độ trung bình Bảng 1.5 38 cho VĐV bóng đá Các nguyên tắc tập luyện sức bền tốc độ cho VĐV bóng Bảng 1.6 41 đá. Bảng 2.1 Tiêu chuẩn đánh giá test Cooper 61 Kết quả khảo sát về yếu tố cần thiết đánh giá sức bền Bảng 3.1 73 nữ vận động viên Đội tuyển bóng đá TP.HCM (n = 25) Kết quả phỏng vấn lựa chọn các chỉ số vàtest đánh giá Bảng 3.2 79 sức bềnnữ VĐV đội tuyển bóng đá TP.HCM (n=23) Bảng 3.3 Hệ số tương quan cặp (r) các test qua 2 lần kiểm tra 82 Kết quả kiểm tra thực trạng sức bền của nữ VĐV đội Bảng 3.4 83 tuyển bóng đá thành phố Hồ Chí Minh. Bảng thang điểm 10 các test thể lực của nữ VĐVđội Sau Bảng 3.5 tuyển bóng đá TP.HCM 91 Bảng phân loại tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá sức bền Bảng 3.6 92 nữ VĐV đội tuyển bóng đá TP.HCM Kết quả vào điểm đánh giá sức bền nữ VĐV đội tuyển Sau Bảng 3.7 bóng đá TP.HCM. 92 Kết quả tổng hợp tỷ lệ % phân loại thực trạng sức bền Bảng 3.8 93 nữ VĐV đội tuyển bóng đá TP.HCM
  10. Kết quả phóng vấn về vai trò và thời điểm huấn luyện Bảng 3.9 105 sức bền cho nữ VĐV bóng đá (n=30) Hệ thống hoá bài tập phát triển sức bền nữ VĐV đội Sau Bảng 3.10 tuyển bóng đá TP.HCM 116 Kết quả phỏng vấn lựa chọn bài tập phát triển sức bền Bảng 3.11 117 cho nữ VĐV đội tuyển bóng đá TP.HCM (n=30) Kết quả phỏng vấn lựa chọn phương pháp huấn luyện Sau Bảng 3.12 sức bền bóng đá nữ ở các giai đoạn trong chu kỳ huấn 122 luyện năm (n=30) Kết quả phỏng vấn lựa chọn tỷ lệ tổ hợp sử dụng Bảng 3.13 phương pháp huấn luyện sức bền ở các giai đoạn trong 123 chu kỳ huấn luyện năm (n=30) Kết quả xác định số buổi tập/tuần trong huấn luyện sức Bảng 3.14 126 bền theo các giai đoạn huấn luyện (n = 30) Kết quả xác định thời gian huấn luyện sức bền trong Bảng 3.15 127 một buổi tập qua phỏng vấn (n = 30) Phân bổ bài tập phát triển sức bền trong chu kỳ huấn Sau Bảng 3.16 luyện năm của đội tuyển bóng đá nữ TP.HCM (2016) 128 Hiệu quả ứng dụng hệ thống bài tập huấn luyện sức bền Sau Bảng 3.17 cho VĐV bóng đá nữ sau một năm tập luyện 130 Kết quả vào điểm sức bền nữ VĐV đội tuyển bóng đá Sau Bảng 3.18 TP.HCM sau 1 năm tập luyện. 135 Kết quả tổng hợp tỷ lệ % phân loại sức bền nữ VĐV Bảng 3.19 136 đội tuyển bóng đá TP.HCM sau 1 năm tập luyện
  11. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ TT Nội dung tên biểu đồ Trang Biểu đồ 3.1 Thông tin về trình độ chuyên gia được khảo sát 71 Biểu đồ 3.2 Thông tin về thâm niên công tác 71 Biểu đồ 3.3 Tỷ lệ % về trình độ chuyên môn đối tượng phỏng vấn. 104 Biểu đồ 3.4 Tỷ lệ % về trình độ học vấn của đối tượng phỏng vấn. 104 Phân bổ tỷ lệ nội dung phát triển sức bền trong chương Sau Biểu đồ 3.5 trình huấn luyện của chu kỳ I và II năm 2016 của đội 128 tuyển bóng đá nữ TP.HCM Nhịp tăng trưởng W% về chức năng sinh lý của nữ Biểu đồ 3.6 131 VĐV đội tuyển bóng đá TP.HCM sau 1 năm tập luyện Nhịp tăng trưởng W% về chức năng sinh hóa của nữ Biểu đồ 3.7 132 VĐV đội tuyển bóng đá TP.HCM sau 1 năm tập luyện Nhịp tăng trưởng W% về sức bền của nữ VĐV đội Biểu đồ 3.8 134 tuyển bóng đá TP.HCM sau 1 năm tập luyện DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ Nội dung tên sơ đồ Trang Sơ đồ 3.1 Mô hình tổ hợp PPHL 125
  12. DANH MỤC HÌNH VẼ TT Nội dung tên hình vẽ Trang Khả năng hấp thụ oxy tối đa (theo giá trị ml/ph/kg) Hình 1.1 22 của các cầu thủ nam đỉnh cao của Đan Mạch Khả năng hấp thụ oxy tối đa (theo giá trị ml/ph/kg) Hình 1.2 22 của các cầu thủ nữ đỉnh cao của Đan Mạch Hình 1.3 Tập luyện ưa khí cường độ cao 39 Hình 1.4 Các thành phần huấn luyện yếm khí trong bóng đá 40 Nhịp tim và nồng độ lactat trong máu của cầu thủ Hình 1.5 trong và sau thờ gian tập trong buổi tập luyện sức 43 bền tốc độ duy trì Hình 2.1 Minh họa hệ thống MetaMax 3B 57 Hình 2.2 Hình minh họa Yo-Yo IR1 test 60 Hình 2.3 Hình minh họa test chạy gập khúc 7 x 30m (s) 64 Hình 2.4 Hình minh họa Dẫn bóng luồn cọc 64
  13. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Bóng đá nữ bắt đầu phát triển ở Pháp từ thế kỷ XIX, nhưng mãi tới giữa thế kỷ XX mới được phổ biến rộng rãi trên thế giới. Những năm gần đây, bóng đá nữ đã phát triển mạnh ở Châu Á, với 19 câu lạc bộ bóng đá nữ trong đó có, 400 – 460 cầu thủ bóng đá nữ tham gia các giải vô địch bóng đá nữ thế giới và Châu Á. Bóng đá nữ được tổ chức thi đấu và giành cúp vô địch thế giới vào năm 1991, được đưa vào chương trình thi đấu Đại hội thể thao Olympic từ năm 1996. [1] Bóng đá là một trong những môn thể thao sớm được du nhập vào Việt Nam. Trải qua hơn 100 năm tồn tại và phát triển, bóng đá đã trở thành môn thể thao phổ cập và đón nhận sự quan tâm rộng rãi của toàn xã hội. Người dân Việt Nam rất yêu thích bóng đá, luôn nhiệt thành cổ vũ và giành sự quan tâm đặc biệt đối với bóng đá. Thành tích bóng đá ở cấp độ đội tuyển có ý nghĩa quan trọng trong việc phát huy tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, góp phần nâng cao vị thế của đất nước trong quá trình hội nhập quốc tế. Vượt ra ngoài vai trò của một môn thể thao thuần túy, bóng đá đã hội tụ những yếu tố chính trị, xã hội và trở thành môn thể thao có ảnh hưởng sâu, rộng nhất. Nhằm thực hiện mục tiêu trên, đồng thời góp phần thực hiện “Chiến lược phát triển bóng đá Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, ban hành kèm theo Quyết định số 419/QĐ- TTg, ngày 8/3/3013 của Thủ tướng Chính phủ. Chính vì thế, việc xây dựng một nền bóng đá phát triển, có thứ hạng ở châu lục không chỉ là mục tiêu của ngành Thể dục thể thao mà còn là kỳ vọng chung của toàn xã hội, trong đó có bóng đá nữ. [63] Riêng ở nước ta, bóng đá nữ phát triển mạnh trong những năm gần đây, hàng năm có giải vô địch bóng đá nữ quốc gia, tham gia thi đấu giải vô địch bóng đá nữ Đông Nam Á, Châu Á. Bóng đá nữ nước ta xếp loại đứng đầu Đông Nam Á và loại khá của Châu Á. Theo “Chiến lược phát triển bóng đá Việt Nam
  14. 2 đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” bóng đá nữ đặt chỉ tiêu đứng thứ 6 Châu Á vào năm 2020. [63] Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) là một trong những địa phương góp phần quan trọng phát triển bóng đá nữ nước nhà; Luôn đóng góp tích cực và cũng là “cái nôi” của bóng đá nữ nước nhà. Đội tuyển bóng đá nữ TP.HCM nhiều lần nằm trong top 3 và đoạt vô địch vào các năm 2002 và 2010. Tuy nhiên, trong vài năm gần đây, đội tuyển bóng đá nữ TP.HCM không giữ được vị trí nhất, nhì toàn quốc mà rớt xuống hạng ba. Hiện nay điểm yếu nhất của đội bóng đá nữ TP.HCM về thể lực đặc biệt là về sức bền. Theo thống kê của các nhà chuyên môn, Đội tuyển bóng đá nữ của Thành phố thường thua đối thủ trong thời gian nửa cuối hiệp 2. Điều đó chứng tỏ sức bền của đội tuyển kém, không đảm bảo duy trì suốt trận đấu. Đây cũng là một điểm yếu cần khắc phục trong thời gian tới. Huấn luyện nâng cao thành tích thi đấu bóng đá nữ so với Đông Nam Á, Châu Á, thế giới là nhiệm vụ tất yếu của thể thao thành tích cao Việt Nam. Huấn luyện nâng cao thành tích thi đấu của bóng đá nữ không thể không chú trọng phát triển tố chất thể lực, đặc biệt là phát triển sức bền chuyên môn, nếu sức bền yếu sẽ không thể thực hiện kỹ- chiến thuật trong suốt 90 phút thi đấu chính, hiệu quả thi đấu đương nhiên bị giảm sút nghiêm trọng. Chính vì vậy, phát triển sức bền đối với nữ vận động viên (VĐV) đội tuyển bóng đá Thành phố Hồ Chí Minh là vấn đề mang tính cấp thiết cần được nghiên cứu. Như vậy, nghiên cứu nâng cao thành tích thi đấu bóng đá nữ TP.HCM là một hướng nghiên cứu mới và cần thiết triển khai đề tài: “Nghiên cứu và ứng dụng các bài tập phát triển sức bền cho vận động viên đội tuyển bóng đá nữ thành phố Hồ Chí Minh”. Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở đánh giá thực trạng trình độ phát triển sức bền của vận động viên đội tuyển bóng đá nữ TP.HCM, xây dựng và ứng dụng các bài tập sức bền
  15. 3 cho phù hợp với điều kiện thực tiễn, đặc điểm thể chất, nhằm nâng thành tích thi đấu cho nữ VĐV đội tuyển bóng đá TP.HCM. Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng sức bền TP.HCM VĐV đội tuyển bóng đá nữ TP.HCM. Lựa chọn hệ thống test đánh giá sức bền của VĐV bóng đá nữ; Ứng dụng các test đánh giá thực trạng sức bền của nữ VĐV đội tuyển bóng đá TP.HCM năm 2016. Thực trạng sử dụng bài tập huấn luyện sức bền cho nữ VĐV đội tuyển bóng đá TP.HCM; Mục tiêu 2: Xây dựng và ứng dụng một số bài tập phát triển sức bền cho nữ VĐV đội tuyển bóng đá TP.HCM. Cơ sở ứng dụng hệ thống bài tập phát triển sức bền cho vận động viên Đội tuyển bóng đá nữ TP.HCM; Lựa chọn hệ thống bài tập phát triển sức bền cho vận động viên đội tuyển bóng đá nữ TP.HCM; Xây dựng chương trình huấn luyện sức bền theo chu kỳ giai đoạn huấn luyện; Ứng dụng thực nghiệm hệ thống bài tập huấn luyện sức bền cho VĐV bóng đá nữ sau một năm tập luyện; Kiểm nghiệm hiệu quả ứng dụng hệ thống bài tập huấn luyện sức bền cho VĐV bóng đá nữ sau một năm tập luyện. Giả thuyết khoa học của đề tài: Sức bền là tố chất vận động cơ sở, là nền tảng của mọi hoạt động sống và hoạt động thể lực, vì vậy trong quá trình huấn luyện nếu chú trọng phát triển sức bền, sẽ góp phần nâng cao trình độ tập luyện và kết quả thi đấu cho nữ VĐV đội tuyển bóng đá TP.HCM.
  16. 4 Chƣơng 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở pháp lý, thể chế, chính sách về phát triển thể thao thành tích cao và chuyên nghiệp hoá thể thao Thực hiện đường lối của Đảng ta về phát triển công tác thể dục thể thao trong thời kỳ đổi mới, Chiến lược phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2020 đề ra những nhiệm vụ, bước đi cụ thể nhằm thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng ta đối với sự nghiệp phát triển thể dục, thể thao Việt Nam thời kỳ hội nhập quốc tế trong 10 năm tới là cần thiết, góp phần tạo dựng đội ngũ nhân lực có đủ trí tuệ và sức lực đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Nhiệm vụ phát triển thể thao thành tích cao và thể thao chuyên nghiệp: Đổi mới cơ chế tổ chức và nội dung tuyển chọn và đào tạo tài năng thể thao thành tích cao theo định hướng chuyên nghiệp. Tăng cường nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao cho công tác đào tạo tài năng thể thao thành tích cao; Đào tạo khoảng 2000 – 2500 huấn luyện viên (giai đoạn 2011 - 2015) và 2500 – 3000 huấn luyện viên (giai đoạn 2016 - 2020); kết hợp sử dụng số lượng hợp lý huấn luyện viên nước ngoài đối với các môn thể thao trọng điểm loại 1 và 2. Đào tạo, bồi dưỡng khoảng 200 – 250 trọng tài quốc tế và 2500 – 3000 trọng tài quốc gia. Tuyển chọn và đào tạo khoảng 30.000 vận động viên; Đẩy mạnh công tác đào tạo, huấn luyện vận động viên thể thao thành tích cao tham dự các kỳ Đại hội thể thao Olympic (2012, 2016, 2020), ASIAD (2011, 2015, 2019), Đại hội thể thao Olympic trẻ (2010, 2014, 2018), Đại hội thể thao Đông Nam Á (2011, 2013, 2015, 2017, 2019) [62]. Quy hoạch vùng, ngành trọng điểm tuyển chọn, đào tạo tài năng cho các môn thể thao trọng điểm (Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, Trường Đại học Thể
  17. 5 dục thể thao Bắc Ninh, Trường Đại học Thể dục thể thao Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Thể dục thể thao Đà Nẵng…). Các môn thể thao trọng điểm bao gồm: 10 môn thể thao trọng điểm loại I (điền kinh, bơi, cử tạ, Taekwondo, vật (hạng cân nhẹ), bắn súng, Karatedo, boxing (nữ), cầu lông, bóng bàn; 22 môn thể thao trọng điểm loại 2 (bóng đá, bóng chuyền, Judo, Wushu, cầu mây, đấu kiếm, thể dục dụng cụ, Pencak Silat, bắn cung, xe đạp, cờ vua và cờ tướng, bi sắt, lặn, bóng ném, Dance Sport, Sport Aerobic, quần vợt, thể hình, Canoe-Kayak, Rowing, Billiard-Snooker và Vovinam); Các môn thể thao cần tiếp tục khuyến khích phát triển ở các tỉnh, thành phố, ngành và các tổ chức xã hội về thể dục, thể thao bao gồm: bóng rổ, golf, bowling, bóng nước, bóng ném, võ cổ truyền, bơi nghệ thuật, đá cầu, đua thuyền truyền thống và một số môn trong nội dung thi đấu của Đại hội thể thao bãi biển, Đại hội thể thao giải trí và Đại hội võ thuật trong nhà như: E-sport, Muay, Kick- boxing, thể thao mạo hiểm, Kurash, B-boy, Jujitsu và Belt Wrestling… Quy hoạch các Trung tâm trọng điểm huấn luyện nâng cao thành tích thể thao bao gồm: Trung tâm huấn luyện thể thao (TTHLTT) quốc gia Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ. Các Trung tâm phụ trợ: TTHLTT thành phố Hà Nội, TTHLTT thành phố Đà Nẵng, TTHLTT thành phố Hồ Chí Minh, TTHLTT thành phố Hải Phòng, TTHLTT thành phố Cần Thơ, các Trường đại học thể dục, thể thao TTHLTT Quân đội nhân dân, TTHLTT Công an nhân dân. Tăng cường giáo dục đạo đức thể thao đối với vận động viên thể thao thành tích cao và thể thao chuyên nghiệp. Ưu tiên đầu tư cho các môn thể thao, vận động viên thể thao trọng điểm, xây dựng trường năng khiếu thể thao ở một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Khuyến khích phát triển các môn thể thao có kết hợp với hoạt động kinh doanh dịch vụ thể thao.
  18. 6 Tiến hành chuẩn hóa cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị phục vụ thi đấu thể thao quốc gia và quốc tế, tập huấn đội tuyển, đội tuyển trẻ quốc gia, đào tạo vận động viên cấp cao, vận động viên trẻ cấp tỉnh và ngành. Ưu tiên ứng dụng nghiên cứu khoa học, y học thể thao cho công tác huấn luyện, ứng dụng công nghệ cao trong công tác huấn luyện kỹ thuật, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý dữ liệu về vận động viên thể thao thành tích cao và vận động viên trẻ kế cận; tăng cường năng lực chữa trị chấn thương và phòng chống Doping; thực hiện giám định khoa học đối với quá trình huấn luyện 40- 50 vận động viên trọng điểm loại 1; ban hành chế độ dinh dưỡng và áp dụng biện pháp hồi phục sức khỏe đối với 50-60 vận động viên trọng điểm. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về thông tin, khoa học, công nghệ và huấn luyện thể thao đối với các môn thể thao trọng điểm loại 1 và 2. Củng cố và hoàn thiện cơ chế quản lý nhà nước về thể thao thành tích cao: Bổ sung, hoàn chỉnh hệ thống chính sách đãi ngộ đối với vận động viên thể thao thành tích cao, các vận động viên trọng điểm loại 1 (lương, thưởng, bảo hiểm, các danh hiệu vinh dự, chế độ ưu đãi về học tập, việc làm, chữa trị chấn thương và bệnh tật trong và sau quá trình tập luyện, thi đấu, đào tạo và chuyển đổi nghề nghiệp…); Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ và y học thể thao trong tuyển chọn tài năng bóng đá và bóng đá thành tích cao; Ban hành các quy định về việc chuyển giao một số hoạt động sự nghiệp về thể thao thành tích cao cho các tổ chức xã hội nghề nghiệp về thể thao; ban hành chính sách khuyến khích các tổ chức xã hội tham gia hỗ trợ các hoạt động đào tạo, huấn luyện và thi đấu; Ban hành chính sách khuyến khích tổ chức, cá nhân thành lập câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp và tổ chức các giải thể thao chuyên nghiệp; ban hành các quy định khuyến khích hoạt động tài trợ và kinh doanh dịch vụ thi đấu thể thao chuyên nghiệp; tiến hành thành lập câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp và tổ chức các giải thể thao chuyên nghiệp đối với các môn: bóng chuyền, quần vợt, Golf…; Củng cố và phát triển bóng đá nam chuyên nghiệp và bóng đá nữ theo
  19. 7 hướng phát triển ổn định, lành mạnh; khắc phục tình trạng bạo lực, tiêu cực trong thi đấu bóng đá; tăng cường đầu tư xây dựng bóng đá nữ trẻ. Đẩy mạnh công tác quản lý, giáo dục tư tưởng, đạo đức chuyên nghiệp đối với đội ngũ cán bộ quản lý, huấn luyện viên, trọng tài, vận động viên; Ban hành các quy định khuyến khích hoạt động tài trợ và kinh doanh dịch vụ thi đấu thể thao chuyên nghiệp phù hợp với quy định hiện hành; phát triển kinh doanh dịch vụ thi đấu bóng đá nam chuyên nghiệp. Chấn chỉnh ý thức và đưa vào nề nếp đối với hoạt động cổ động của cổ động viên bóng đá [62], [63]. Củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của các Liên đoàn – Hiệp hội thể dục, thể thao: Đẩy mạnh công tác triển khai thực hiện chuyển giao từng bước các hoạt động tác nghiệp trong lĩnh vực thể dục, thể thao cho các Liên đoàn – Hiệp hội thể dục, thể thao; Tiếp tục phát triển hệ thống Liên đoàn – Hiệp hội thể dục, thể thao; Củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức này để phát huy vai trò tích cực của hệ thống Liên đoàn – Hiệp hội thể dục, thể thao trong sự nghiệp phát triển thể dục, thể thao Việt Nam giai đoạn 10 năm tới [63]. 1.2. Một số khái niệm và thuật ngữ liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu. Trình độ thể lực: là mức độ phát triển về sức mạnh, sức nhanh, sức bền mềm dẻo và các tố chất thể lực khác của VĐV [69]. Trình độ thể lực là nền móng để VĐV nắm vững kỹ thuật và chiến thuật phức tạp. Trình độ phát triển thể lực có ý nghĩa rất lớn đối với quá trình huấn luyện và đạt thành tích thể thao. Trình độ tập luyện: Trình độ tập luyện (TĐTL) của VĐV được xác định thông qua các phương pháp sư phạm, tâm lý, y sinh học. Tuy nhiên, TĐTL là một khái niệm tổng hợp đặc trưng cho khả năng của toàn bộ cơ thể. Đặc điểm cơ bản của TĐTL là thời gian tập luyện càng lâu dài, liên tục thì TĐTL càng cao. Ngược lại, nếu gián đoạn tập luyện thì TĐTL bị giảm sút. Mỗi môn thể thao khác nhau, cấu trúc của TĐTL sẽ khác nhau.
  20. 8 Từ các quan điểm về TĐTL của VĐV được trình bày ở trên, cho thấy các nhà khoa học đã nhìn nhận dựa trên các luận điểm chính sau: TĐTL được xem xét trong trạng thái động; TĐTL chủ yếu là những biến đổi thích nghi về hình thái và chức năng sinh lý diễn ra trong cơ thể dưới tác động của lượng vận động tập luyện và thi đấu mà biều hiện là sự nâng cao khả năng chức phận và năng lực vận động của VĐV; TĐTL là thước đo hiệu quả các quá trình huấn luyện phụ thuộc vào quá trình huấn luyện; TĐTL gồm nhiều mặt, nhiều thành phần, trong đó yếu tố đặc trưng cơ bản nhất của nó là thành tích thể thao; TĐTL được thông qua con đường tập luyện và thi đấu thể thao [2],[9],[73]. Đánh giá trình độ tập luyện:Đánh giá TĐTL được xác định bởi các yếu tố đặc trưng: hình thái, chức năng sinh lý, thể lực, kỹ thuật, chiến thuật và tâm lý. Hình thái phản ánh cấu trúc cơ thể được xác định bởi sự tăng trưởng, những giá trị tuyệt đối về nhân trắc và tỷ lệ của những chỉ số đó. Thông qua sự biến đổi về hình thái trong quá trình giáo dục thể chất và HLTT để đánh giá trình độ chuẩn bị thể lực. Các yếu tố chức năng sinh lý quy định hoạt động thể lực của cơ thể. Khả năng chức phận của các cơ quan trong cơ thể là năng lực tiềm ẩn của mỗi người được phát triển, hoàn thiện nhờ quá trình giáo dục, rèn luyện và bộc lộ ra bên ngoài bằng tố chất thể lực, năng lực vận động của cơ thể. Trong quy trình đào tạo VĐV nhiều năm, việc đánh giá TĐTL của các VĐV các cấp theo độ tuổi, giới tính và môn thể thao chuyên sâu rất có ý nghĩa về mặt thực tiễn và lý luận, đặc biệt trong tuyển chọn và huấn luyện VĐV. Về kiểm tra, đánh giá trình độ tập luyện, các học giả nước ngoài có một số khái niệm khái quát sau [9],[73]: Đánh giá là một quy trình gồm hai công đoạn kiểm tra và đánh giá. Trong đó kiểm tra là việc sử dụng phương pháp chuẩn mực để thu thập được các số liệu đủ độ tin cậy. Sau đó tiến hành so sánh đối chiếu với tiêu chuẩn đánh giá nhằm xác định mức độ phân loại kết quả kiểm tra.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2