intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Nghiên cứu xây dựng mô hình nữ vận động viên chạy 100m cấp cao Việt Nam

Chia sẻ: Hương Hoa Cỏ Mới | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:209

20
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của luận án này là xây dựng mô hình nữ VĐV chạy 100m qua các giá trị sinh học về hình thái, chức năng, thể lực, tâm lý, bên cạnh một số thông tin về kỹ chiến thuật của VĐV làm cơ sở khoa học phục vụ công tác tuyển chọn, huấn luyện và đào tạo VĐV chạy 100m đạt được thành tích tốt hơn tiếp cận thành tích ASIAD và Olympic.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Nghiên cứu xây dựng mô hình nữ vận động viên chạy 100m cấp cao Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO TP HỒ CHÍ MINH ================== NGUYỄN VĂN TẠNG NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MÔ HÌNH NỮ VẬN ĐỘNG VIÊN CHẠY 100M CẤP CAO VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2021
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO TP.HỒ CHÍ MINH ================== NGUYỄN VĂN TẠNG NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MÔ HÌNH NỮ VẬN ĐỘNG VIÊN CHẠY 100M CẤP CAO VIỆT NAM Ngành: Giáo dục học Mã số: 9140101 LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Lưu Thiên Sương 2. TS. Phạm Hoàng Tùng TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2021
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu này là của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Tác giả luận án Nguyễn Văn Tạng
  4. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH, BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ DANH MỤC PHỤ LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ......................................................... 4 1.1. Khái niệm mô hình và mô hình vận động viên cấp cao ................................ 4 1.1.1. Khái niệm mô hình ......................................................................... 4 1.1.2. Mô hình vận động viên cấp cao ...................................................... 9 1.2. Các yếu tố cấu thành mô hình đặc trưng nữ VĐV chạy 100m cấp cao Việt Nam ................................................................................................................. 12 1.2.1. Đặc trưng mô hình VĐV cấp cao .................................................. 12 1.2.2. Đặc trưng mô hình nữ VĐV chạy 100m cấp cao Việt Nam .......... 13 1.3. Các đặc điểm của VĐV chạy 100m ........................................................... 18 1.3.1. Đặc điểm thể hình của VĐV chạy 100m ....................................... 18 1.3.2. Đặc điểm sinh lý trong chạy cự ly ngắn ........................................ 21 1.3.3. Đặc điểm kỹ thuật của nội dung chạy 100m ................................. 27 1.3.4. Đặc điểm hoạt động thể lực của VĐV chạy 100m ........................ 34 1.3.5. Đặc điểm tâm lý của nữ VĐV chạy 100m .................................... 39 1.4. Đặc điểm huấn luyện VĐV chạy 100m cấp cao ......................................... 42 1.5. Một số công trình nghiên cứu liên quan ..................................................... 44 CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU ............... 48 2.1. Đối tượng nghiên cứu: ............................................................................... 48
  5. 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu: .................................................................. 48 2.1.2. Khách thể nghiên cứu: .................................................................. 48 2.2. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 48 2.2.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu: ................................. 48 2.2.2. Phương pháp phỏng vấn: .............................................................. 48 2.2.3. Phương pháp kiểm tra y sinh học: ................................................. 49 2.2.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm..................................................... 62 2.2.5. Phương pháp kiểm tra tâm lý ........................................................ 64 2.2.6. Phương pháp toán thống kê .......................................................... 70 2.3. Tổ chức nghiên cứu: .................................................................................. 71 2.3.1. Địa điểm nghiên cứu: ................................................................... 71 2.3.2. Thời gian nghiên cứu: ................................................................... 71 2.3.3. Kế hoạch nghiên cứu: ................................................................... 71 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ................................................. 72 3.1. Xác định các chỉ số, test đánh giá đặc điểm sinh học nữ VĐV chạy 100m cấp cao Việt Nam (về hình thái, chức năng, thể lực, tâm lý, kỹ thuật) .............. 72 3.1.1. Hệ thống hóa các chỉ số, test đã được sử dụng trong đánh giá hình thái, chức năng, thể lực, tâm lý của nữ VĐV chạy 100m cấp cao Việt Nam ....................................................................................................... 72 3.1.2. Sơ lược lựa chọn hệ thống các test đánh giá cấu trúc hình thái và chức năng, thể lực, tâm lý của nữ VĐV chạy 100m cấp cao Việt Nam ... 78 3.1.3. Phỏng vấn lựa chọn chỉ số, test đánh giá hình thái, chức năng, thể lực, tâm lý và kỹ-chiến thuật của nữ VĐV chạy 100m cấp cao Việt Nam80 3.2. Mô hình cấu trúc hình thái, chức năng, thể lực, tâm lý và kỹ chiến thuật của nữ VĐV cao Việt Nam ..................................................................................... 82 3.2.1. Đặc điểm về hình thái của nữ VĐV chạy 100m cấp cao Việt Nam 82 3.2.2. Đặc điểm về chức năng của nữ VĐV chạy 100m cấp cao Việt Nam:91
  6. 3.2.3. Đặc điểm thể lực của nữ VĐV chạy 100m cấp cao Việt Nam ....... 95 3.2.4. Đặc điểm tâm lý của nữ VĐV chạy 100m cấp cao Việt Nam...... 107 3.2.5. Đặc điểm kỹ chiến thuật trong chạy cự ly 100m ......................... 115 3.3. Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá hình thái, chức năng, thể lực, tâm lý, kỹ chiến thuật cho nữ VĐV chạy 100m cấp cao Việt Nam ........................................... 120 3.3.1. Xác định tiêu chuẩn và lập thang Z đánh giá hình thái, chức năng, thể lực, tâm lý và kỹ chiến thuật của nữ VĐV chạy 100m cấp cao Việt Nam ..................................................................................................... 120 3.3.2. Phân loại tiêu chuẩn đánh giá cấu trúc hình thái, chức năng, thể lực, tâm lý, kỹ chiến thuật của nữ VĐV chạy 100m cấp cao Việt Nam ....... 121 3.3.2.3. Tiêu chuẩn thể lực của nữ VĐV chạy 100m cấp cao Việt Nam 125 3.3.3. Kiểm nghiệm đánh giá hình thái, chức năng, thể lực và tâm lý của nữ VĐV chạy 100m cấp cao Việt Nam ................................................ 126 3.3.4. Kiểm định tiêu chuẩn kỹ chiến thuật của nữ VĐV chạy 100m cấp cao Việt Nam ....................................................................................... 145 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 149 KẾT LUẬN:......................................................................................... 149 KIẾN NGHỊ ......................................................................................... 150 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  7. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Ký hiệu Nội dung chữ viết tắt BF% Tỷ lệ phần trăm mở cơ thể (Body fat %) BMI Chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index) CLN Cự ly ngắn cm Centimet DTS Dung tích sống Hb Nồng độ Hemoglobin trong máu Hct Tỷ lệ % hồng cầu trong máu HL Huấn luyện HLV Huấn luyện viên HRmax Nhịp tim tối đa HRpeak Nhịp tim đỉnh kg Kilogram N Nitơ O2 Oxy P Áp suất ph phút TĐTL Trình độ tập luyện TDTT Thể dục thể thao TP.HCM thành phố Hồ Chí Minh TTTT Thành tích thể thao VT Ngưỡng yếm khí VĐV Vận động viên XPT Xuất phát thấp WRLT Công suất ngưỡng yếm khí WRmax Công suất hoạt động tối đa W Oát % Tỷ lệ phần trăm
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng Tên bảng Trang Bảng 1.1 Đặc điểm thể hình của VĐV chạy 100m 21 Bảng 1.2 Tỷ lệ nguồn cung cấp năng lượng cho các cự ly chạy 23 Bảng 1.3 Các hệ thống trao đổi chất và cung cấp năng lượng 25 Tốc độ phân giải và công suất tối đa của các vật chất Bảng 1.4 26 mang năng lượng Bảng 2.1 Đánh giá chỉ số khối (BMI) 52 Bảng 2.2 Bảng phân loại loại hình thần kinh 68 Bảng 2.3 Bảng đối chiếu K để phân loại hình thần kinh 69 Kết quả sơ bộ lựa chọn hệ thống các chỉ số, test đánh Bảng 3.1 giá hình thái, chức năng, thể lực, tâm lý, kỹ chiến thuật 78 của nữ VĐV chạy 100m cấp cao Kết quả phiếu phỏng vấn xác định các chỉ số, test đánh giá đặc điểm sinh học nữ VĐV chạy 100m cấp cao Việt Bảng 3.2 Sau 80 Nam (về hình thái, chức năng, thể lực, tâm lý, kỹ chiến thuật) Kết quả kiểm định Wilcoxon giữa 2 lần phỏng vấn test, Bảng 3.3 Sau 80 chỉ số Đặc điểm hình thái của nữ VĐV chạy 100m cấp cao Bảng 3.4 82 Việt Nam So sánh chiều cao, cân nặng và chỉ số khối BMI của nữ Bảng 3.5 84 VĐV cấp cao Việt Nam với VĐV các nước Thành phần cơ thể của nữ VĐV chạy 100m cấp cao Bảng 3.6 85 Việt Nam Bảng 3.7 So sánh thành phần cơ thể của nữ VĐV chạy 100m cấp 87
  9. cao Việt Nam và VĐV thế giới Cấu trúc hình thể Somatotype của nữ VĐV chạy 100m Bảng 3.8 88 cấp cao Việt Nam So sánh cấu trúc hình thể Somatotype của VĐV cấp cao Bảng 3.9 89 Việt Nam với các công trình đã công bố trên thế giới Chỉ số chức năng và sự biến đổi công suất vận động của Bảng 3.10 91 nữ VĐV chạy 100m cấp cao Việt Nam So sánh chỉ số VO2max và dung tích sống của VĐV Bảng 3.11 cấp cao Việt Nam với các công trình công bố trên thể 92 giới Chỉ số sinh hóa của nữ VĐV chạy 100m cấp cao Việt Bảng 3.12 93 Nam So sánh đặc điểm sinh hóa của nữ VĐV chạy 100m cấp Bảng 3.13 94 cao Việt Nam và VĐV một số môn của các nước khác Kết quả kiểm tra thể lực của nữ VĐV chạy 100m cấp Bảng 3.14 95 cao Việt Nam Kết quả kiểm tra sức mạnh đẳng động gập duỗi gối Bảng 3.15 600/s và 1800/s của nữ VĐV chạy 100m cấp cao Việt 97 Nam Sức mạnh đẳng động gập gối 600/s của VĐV Việt Nam Bảng 3.16 99 và VĐV thế giới (SC Singh, 2010) Sức mạnh đẳng động duỗi gối 600/s của VĐV Việt Bảng 3.17 100 Nam và VĐV thế giới (SC Singh, 2010) Sức mạnh đẳng động gập gối 1800/s của VĐV chạy Bảng 3.18 100m cấp cao Việt Nam và VĐV thế giới (SC Singh, 101 2010) Bảng 3.19 So sánh sức mạnh đẳng động duỗi gối 1800/s của VĐV 102
  10. chạy 100m cấp cao Việt Nam và VĐV thế giới (SC Singh, 2010) Tương quan giữa sức mạnh đẳng động gập gối 60o/s Bảng 3.20 Sau 105 với một số test khác Tương quan giữa sức mạnh đẳng động duỗi gối 600/s Bảng 3.21 Sau 105 với một số test khác Tương quan giữa sức mạnh đẳng động gập gối 180o/s Bảng 3.22 Sau 105 với một số test khác Tương quan giữa sức mạnh đẳng động duỗi gối 1800/s Bảng 3.23 Sau 105 với một số test khác Kết quả khảo sát tâm lý nữ VĐV chạy 100m cấp cao Bảng 3.24 107 Việt Nam So sánh đặc điểm tâm lý các môn thể thao khác nhau Bảng 3.25 111 [7], [15] Diễn biến tốc độ chạy cự ly 100m của nữ VĐV cấp cao Bảng 3.26 115 Việt Nam So sánh tốc độ các đoạn chạy trong cự ly 100m của nữ Bảng 3.27 117 VĐV cấp cao Việt Nam và VĐV thế giới Tiêu chuẩn phân loại đánh giá hình thái, chức năng, thể Bảng 3.28 lực, tâm lý và kỹ chiến thuật của nữ VĐV chạy 100m Sau 120 cấp cao Việt Nam Tiêu chuẩn hóa theo thang Z đánh giá hình thái, chức Bảng 3.29 năng, thể lực, tâm lý, kỹ chiến thuật của nữ VĐV chạy Sau 120 100m cấp cao Việt Nam Mô hình về hình thái, chức năng, thể lực và tâm lý của Bảng 3.30 nữ VĐV chạy 100m cấp cao Việt Nam theo tiêu chuẩn Sau 147 hóa theo thang Z
  11. DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH, BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ Số hình Tên hình Trang ảnh Cấu trúc Somatotype của nữ VĐV chạy 100m cấp cao 3.1 89 Việt Nam Cấu trúc hình thể Somatotype của VĐV cấp cao Việt 3.2 90 Nam với các công trình công bố trên thế giới Kết quả cá nhân vận động viên so với điểm trung bình 3.3 122 của đội và điểm chuẩn mong muốn trên sơ đồ radar Số biểu Tên biểu đồ Trang đồ 3.1 Thành tích trung bình test phản xạ đơn mắt - tay (ms) 108 3.2 Thành tích trung bình test phản xạ phức mắt - tay (ms) 109 3.3 Thành tích trung bình test loại hình thần kinh (K) 111 Số sơ Tên sơ đồ Trang đồ 1.1 Chu kỳ chạy 27 Tiêu chuẩn tổng hợp về hình thái, chức năng, thể lực và 3.1 121 tâm lý của nữ VĐV chạy 100m cấp cao Việt Nam Tiêu chuẩn các chỉ số hình thái nữ VĐV chạy 100m cấp 3.2 121 cao Việt Nam Tiêu chuẩn các chỉ số thành phần cơ thể nữ VĐV chạy 3.3 123 100m cấp cao Việt Nam Tiêu chuẩn về chức năng nữ VĐV chạy 100m cấp cao 3.4 124 Việt Nam
  12. Tiêu chuẩn về thể lực nữ VĐV chạy 100m cấp cao Việt 3.5 125 Nam Tiêu chuẩn về tâm lý của nữ VĐV chạy 100m cấp cao 3.6 126 Việt Nam 3.7 Kiểm định đánh giá hình thái của VĐV LTC 127 3.8 Kiểm định đánh giá thành phần cơ thể của VĐV LTC 127 3.9 Kiểm định đánh giá chức năng sinh lý của VĐV LTC 128 3.10 Kiểm định đánh giá thể lực của VĐV LTC 129 3.11 Kiểm định đánh giá tâm lý của VĐV LTC 130 Kiểm định đánh giá tổng hợp về hình thái, chức năng, 3.12 131 thể lực và tâm lý của VĐV LTC 3.13 Kiểm định đánh giá hình thái của VĐV LTMT 132 3.14 Kiểm định đánh giá thành phần cơ thể của VĐV LTMT 133 3.15 Kiểm định đánh giá chức năng sinh lý của VĐV LTMT 133 3.16 Kiểm định đánh giá thể lực của VĐV LTMT 134 3.17 Kiểm định đánh giá tâm lý của VĐV LTMT 135 Kiểm định đánh giá tổng hợp về hình thái, chức năng, 3.18 Sau 135 thể lực và tâm lý của VĐV LTMT 3.19 Kiểm định đánh giá hình thái của VĐV ĐTQ 136 3.20 Kiểm định đánh giá thành phần cơ thể của VĐV ĐTQ 136 3.21 Kiểm định đánh giá chức năng sinh lý của VĐV ĐTQ 137 3.22 Kiểm định đánh giá chức năng sinh lý của VĐV ĐTQ 138 3.23 Kiểm định đánh giá tâm lý của VĐV ĐTQ 139 Kiểm định đánh giá tổng hợp về hình thái, chức năng, 3.24 Sau 139 thể lực và tâm lý của VĐV ĐTQ 3.25 Kiểm định đánh giá hình thái của VĐV VTAT 140 3.26 Kiểm định đánh giá thành phần cơ thể của VĐV VTAT 141 3.27 Kiểm định đánh giá chức năng sinh lý của VĐV VTAT 142 3.28 Kiểm định đánh giá thể lực của VĐV VTAT 143
  13. 3.29 Kiểm định đánh giá tâm lý của VĐV VTAT 144 Kiểm định đánh giá tổng hợp về hình thái, chức năng, 3.30 145 thể lực và tâm lý của VĐV VTNT Tiêu chuẩn kiểm định các chỉ số tốc độ đoạn trong chạy 3.31 Sau 145 cự ly 100m của nữ VĐV chạy 100m cấp cao Việt Nam 3.32 Kiểm định đánh giá kỹ chiến thuật của VĐV LTC Sau 145 3.33 Kiểm định đánh giá kỹ chiến thuật của VĐV LTMT 146 3.34 Kiểm định đánh giá kỹ chiến thuật của VĐV ĐTQ Sau 146 3.35 Kiểm định đánh giá kỹ chiến thuật của VĐV VTNT 147
  14. DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục Tên phụ lục Phụ lục 1 Phiếu phỏng vấn test kiểm tra nữ VĐV chạy 100m cấp cao Việt Nam Phụ lục 2 Danh sách chuyên gia, huấn luyện viên tham gia phỏng vấn Phụ lục 3 Kết quả kiểm tra hình thái và thành phần cơ thể nữ VĐV chạy 100m cấp cao Việt Nam Phụ lục 4 Kết quả kiểm tra chức năng sinh lý nữ VĐV chạy 100m cấp cao Việt Nam Phụ lục 5 Kết quả kiểm tra sinh hóa máu nữ VĐV chạy 100m cấp cao Việt Nam Phụ lục 6 Tâm lý nữ VĐV chạy 100m cấp cao Việt Nam Phụ lục 7 Kiểm tra sức mạnh đẳng động nữ VĐV chạy 100m cấp cao Việt Nam
  15. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Trong chiến lược phát triển TDTT Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020 đã được Thủ tướng chính phủ ban hành theo Quyết định số 2198/QĐ-TTg phê duyệt, Điền kinh là một trong 10 môn thể thao trọng điểm loại I, được Nhà nước chú trọng đầu tư, cụ thể 10 môn thể thao trọng điểm loại I đó là: điền kinh, bơi, cử tạ, taekwondo, vật (hạng cân nhẹ), bắn súng, karatedo, boxing (nữ), cầu lông, bóng bàn [9]. Như vậy, điền kinh có vị trí, vai trò rất quan trọng trong hệ thống các môn thể thao thành tích cao của nước ta. Điền kinh là môn thể thao rất đa dạng và phong phú bao gồm các hoạt động tự nhiên của con người: đi bộ, chạy, nhảy, ném, đẩy và nhiều môn phối hợp. Ở nước ta môn điền kinh đã có lịch sử phát triển từ lâu, với các hình thức tập luyện đa dạng đã thu hút đông đảo mọi tầng lớp, đối tượng quần chúng tham gia tập luyện và thi đấu. Trong những năm gần đây mỗi kỳ SEA Games điền kinh Việt Nam đã có những bước tiến khẳng định mình, đặc biệt điền kinh Việt Nam gây được tiếng vang cho nền thể thao nước nhà qua các kỳ SAE Games như: SEA Games 22 đạt được 8 HCV, SEA Games 23 đạt được 6 HCV, SEA Games 24 đạt được 8 HCV, SEA Games 25 đạt được 7 HCV, SEA Games 26 đạt được 9 HCV, SEA Games 27 đạt được 11 HCV, SEA Games 28 đạt được 11 HCV và mới đây là SEA Games 29 đạt được 17 HCV đây cũng là lần đầu tiên điền kinh nước ta xếp vị trí số 1 tại một kỳ đại hội thể thao khu vực. Trong môn điền kinh nội dung chạy 100m có thể nói là một trong những nội dung hấp dẫn nhất bởi sự cạnh tranh gay gắt giữa các VĐV trên đường đua. Chạy chạy 100m là nội dung bắt buộc VĐV phải chạy theo ô chạy riêng, xuất phát thấp có bàn đạp, với thời gian hoạt động nhanh nên đòi hỏi VĐV phải gắng sức tối đa đồng thời phải có tính nhịp điệu và phối hợp rất cao của các giai đoạn kỹ thuật thực hiện động tác trong thời gian ngắn nhất, nên thành tích chạy 100m phụ thuộc rất nhiều vào sức mạnh tốc độ và cấu trúc hình thái, chức năng cũng như phản xạ xuất phát của VĐV. Trong công tác huấn luyện VĐV chạy 100m, các chỉ tiêu đánh giá cấu trúc hình thái, chức năng, thể lực, tâm lý, kỹ chiến
  16. 2 thuật chiếm vai trò rất quan trọng bởi qua các test kiểm tra như chiều cao đứng, cân nặng, dài sải tay, vòng cổ chân, công năng tim, dung tích sống, sức mạnh tốc độ… giúp cho huấn luyện viên nắm được tình trạng sức khỏe và những khiếm khuyết ảnh hưởng việc phát triển kỹ thuật vận động của từng VĐV. Sau đó trong quá trình huấn luyện và thi đấu tiến hành điều chỉnh hợp lý cho từng VĐV để đạt nhiều thành tích cao. Hơn nữa mục tiêu lớn của chúng ta là phải có được tấm huy chương trên đấu trường Olympic. Do đó vấn đề đặt ra trong việc xác định mô hình nữ VĐV chạy 100m cấp cao Việt Nam thông qua các chỉ số về hình thái, chức năng, thể lực, kỹ thuật, tâm lý giúp định hướng công tác tuyển chọn các cấp độ, điều chỉnh kế hoạch HL nhất là với VĐV đang có thành tích, là việc làm vô cùng cần thiết. Tuy nhiên hiện nay chưa có đề tài nào nghiên cứu vấn đề này. Với những lý do nêu trên, để tránh lãng phí hay bỏ sót nhân tài của đất nước, góp phần cho công tác tuyển chọn, đào tạo VĐV của môn Điền kinh ngày càng phát triển, tác giả nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu xây dựng mô hình nữ vận động viên chạy 100m cấp cao Việt Nam”, với mong muốn đóng góp một phần trong việc nâng cao thành tích thể thao cho nữ VĐV chạy 100m. Mục đích nghiên cứu: Xây dựng mô hình nữ VĐV chạy 100m qua các giá trị sinh học về hình thái, chức năng, thể lực, tâm lý, bên cạnh một số thông tin về kỹ chiến thuật của VĐV làm cơ sở khoa học phục vụ công tác tuyển chọn, huấn luyện và đào tạo VĐV chạy 100m đạt được thành tích tốt hơn tiếp cận thành tích ASIAD và Olympic. Để đạt được mục đích nghiên cứu trên đề tài xác định các mục tiêu nghiên cứu sau: Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu 1: Xác định các chỉ số, test đánh giá đặc điểm sinh học và kỹ chiến thuật nữ VĐV chạy 100m cấp cao Việt Nam về hình thái, chức năng, thể lực, tâm lý.
  17. 3 Mục tiêu 2: Mô hình cấu trúc hình thái, chức năng, thể lực, tâm lý, kỹ chiến thuật của nữ VĐV chạy 100m cấp cao Việt Nam. Mục tiêu 3: Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá hình thái, chức năng, thể lực, tâm lý, kỹ chiến thuật cho nữ VĐV chạy 100m cấp cao Việt Nam. Giả thuyết khoa học của đề tài: Nếu xây dựng được mô hình nữ VĐV chạy 100m cấp cao Việt Nam (về hình thái, chức năng sinh lý sinh hóa, thể lực, tâm lý, kỹ chiến thuật) sẽ giúp cho công tác tuyển chọn và đào tạo thể thao thành tích cao hiệu quả hơn, hợp lý hơn. Dựa trên cơ sở đó giúp cho các nhà chuyên môn, các huấn luyện viên (HLV) trong công tác tuyển chọn, đào tạo, huấn luyện và dự báo chính xác tiềm năng phát triển thành tích của các nữ VĐV chạy 100m ở nước ta hiện nay.
  18. 4 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Khái niệm mô hình và mô hình vận động viên cấp cao 1.1.1. Khái niệm mô hình Theo từ điển Oxford (Oxford, Dictionary), khái niệm mô hình (Model) là một dạng thức trừu tượng của một hệ thống được hình thành để hiểu hệ thống trước khi xây dựng hoặc xây dựng hệ thống đó. Hay theo nghĩa giải thích rõ hơn là một người hay vật là một ví dụ xuất sắc về chất lượng [70]. Từ điển Cambridge: một cái gì đó mà một bản sao có thể được dựa trên vì nó là một ví dụ rất tốt về thể loại của nó [66]. Từ điển Larouse: Những gì được đưa ra để phục vụ như một sự tham chiếu, một kiểu loại hay người hoặc đối tượng sở hữu một số phẩm chất hoặc đặc điểm của việc biến nó thành một kiểu loại hình mẫu hoặc những gì đưa ra để được sao chép lại [69]. Mô hình là một hệ thống hay một vật thể được sử dụng như là một công cụ làm mẫu để làm theo hoặc để mô phỏng. Mô hình hiểu theo khái niệm rộng và thực tế thì thực chất đó là sự chuẩn mực của một vấn đề nào đó luôn xuất hiện trong cuộc sống hàng ngày của con người như mô hình một xã hội hay mô hình một trường học... Mỗi dạng mô hình có các tiêu chí khác nhau một chuẩn mục riêng để đánh giá. Khái niệm mô hình có thể hiểu là công cụ, nhờ đó giúp thể hiện một sự vật, hiện tượng, quá trình nào đó, phục vụ cho công tác sản xuất và đời sống của con người. Mô hình là công cụ giúp ta thể hiện một sự vật, hiện tượng nào đó phục vụ cho hoạt động nghiên cứu, học tập, sản xuất và các hoạt động tinh thần của con người, thể hiện mối quan hệ có tính hệ thống giữa các nhân tố. Mô hình nghiên cứu: Thể hiện mối quan hệ của các nhân tố (các biến) trong phạm vi nghiên cứu, mối quan hệ này cần được phát hiện hoặc qua kiểm chứng. Từ những khái niệm trên, mô hình theo nhiều tác giả là một dạng trình bày của thế giới thực bởi vì hệ thống thực tế thì rất rộng lớn và rất phức tạp không cần thiết phải được mô tả và giải quyết. Mô hình cung cấp một phương tiện để quan niệm hoá vấn đề và giúp chúng ta có thể trao đổi các ý tưởng trong
  19. 5 một hình thức cụ thể, không mơ hồ. Mô hình hoá là một trong những phương pháp được sử dụng rộng rãi trong khoa học và kỹ thuật. Mô hình hoá trong lĩnh vực khoa học có thể là sự tái hiện lại những đặc tính của khách thể này lên khách thể khác. Sự hình thành mang tính chuyên biệt đối với việc nghiên cứu các đặc tính này gọi là mô hình. Trong lĩnh vực khoa học TDTT thì mô hình hoá được hiểu đó là tổng hoà các tiêu chí khác nhau (khối lượng và chất lượng) về trạng thái và trình độ tập luyện của VĐV, ví dụ trong huấn luyện thể lực phải dựa trên các chỉ số mô hình đã được xây dựng làm kim chỉ nam cho việc huấn luyện thể lực. Trong việc xây dựng mô hình thì giữa khách thể nghiên cứu và mô hình hoá phải đảm bảo một sự tương thích. Mô hình chỉ có giá trị khi khách thể nghiên cứu có đủ trình độ thích hợp để thực hiện mô hình đó hoặc dựa trên đặc điểm của VĐV để xây dựng mô hình huấn luyện. Mô hình của Harre (1982): theo Harre, mô hình này được dựa trên giả định rằng chỉ thông qua tập luyện mới có thể xác định là một cầu thủ trẻ có các thuộc tính cần thiết để thành công hay không [14]. Theo đó, Harre nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đưa càng nhiều VĐV trẻ vào các chương trình huấn luyện càng tốt. Ngoài môi trường đào tạo, Harre cũng cho rằng tài năng sẽ chỉ kết trái khi có sự nuôi dưỡng thích hợp của cha mẹ và hỗ trợ của đồng bạn. Việc công nhận vai trò của những người quan trọng trong việc chuyển hóa tiềm năng thành tài năng phù hợp với nghiên cứu của Bloom (1971) trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Sau khi nhận định vai trò của công tác huấn luyện và môi trường tương tác xã hội của các VĐV đang trong quá trình phát triển, Harre xác định các quy tắc cụ thể sau để phát hiện tài năng: a. Xác định tài năng thể thao nên được thực hiện trong hai giai đoạn. Trong giai đoạn đầu cần xác định tất cả trẻ em thể hiện năng lực thể thao tốt. Trong giai đoạn thứ hai, những trẻ em này được phân loại theo kỹ năng ứng với các môn thể thao. b. Xác định tài năng thể thao phải dựa trên các yếu tố vừa quan trọng đối với thành tích cao vừa dựa nhiều trên di truyền.
  20. 6 c. Đặc điểm và khả năng của từng cá nhân phải được đánh giá trong tương quan với mức độ phát triển sinh học. d. Xác định tài năng thể thao không thể dựa vào các thuộc tính thể chất bên ngoài mà phải kết hợp một số biến tâm lý và xã hội giúp VĐV thành công. Regnier và các đồng nghiệp (1997) chỉ ra rằng bốn quy tắc này cùng với hai điều kiện ban đầu là cơ sở cho mô hình xác định tài năng thể thao của Harre [14]. Cụ thể, mô hình đề xuất rằng các cá nhân được xác định ban đầu dựa trên các test kiểm tra khả năng khách quan (chiều cao, tốc độ chạy, độ bền, khả năng phối hợp, khả năng vận động trong các tình huống thi đấu và “tính linh hoạt thể thao”) được xây dựng trên tiền đề xác định tài năng thể thao nên căn cứ theo các yếu tố quyết định thành tích ở trình độ thi đấu đỉnh cao. Dù mô hình của Harre chứa một số đặc điểm tích cực, vẫn có điểm chưa được phát triển đầy đủ và giải thích rõ ràng. Ví dụ, Harre nhấn mạnh rằng sự phát triển sinh học có thể ảnh hưởng đến thành tích. Tuy nhiên, phương tiện tính toán tỷ lệ phát triển sinh học chưa được nêu rõ. Harre cũng nhấn mạnh sự liên quan của các biến tâm lý và xã hội. Một đặc điểm tích cực khác là việc xem xét tác động mà các yếu tố tâm lý được cho là có khả năng tạo ra cho một cá nhân trên con đường phát triển thành VĐV đỉnh cao. Đặc biệt, thái độ đối với thể thao trong trường học, sự tham gia các hoạt động thể thao ngoại khóa và sự phát triển nhân cách của “người hoạt động xã hội trẻ” lý tưởng được Harre đưa ra [14]. Mô hình cũng nhấn mạnh “tiềm năng để nâng cao”, được đo bằng phản ứng đối với các chương trình huấn luyện trước khi được lựa chọn vào giai đoạn hai, là một vấn đề có vẻ liên quan đến các yếu tố tâm lý xã hội. Khi áp dụng một cách tiếp cận xác định tài năng toàn diện hơn, Havlicek, Komadel, Komarik và Simkova (1982), theo trích dẫn của Regnier và cộng sự, (1997) trình bày một khái niệm mô hình công nhận bản chất đa chiều của thành tích thể thao [77]. Trong khi các thuộc tính thành tích bẩm sinh được xem như là yếu tố quyết định tài năng chính, Havlicek công nhận rằng các yếu tố chịu ảnh hưởng của môi trường cũng có thể ảnh hưởng đáng kể đến tài năng. Do đó, các nhà nghiên cứu ưu tiên các yếu tố bẩm sinh như chiều cao trong khâu lựa chọn tài năng, tiếp
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2