intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kế toán: Nghiên cứu về tác động của trách nhiệm xã hội đến thành quả hoạt động của các doanh nghiệp ở Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:273

23
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Kế toán "Nghiên cứu về tác động của trách nhiệm xã hội đến thành quả hoạt động của các doanh nghiệp ở Việt Nam" trình bày đo lường việc thực hiện trách nhiệm xã hội và TQHĐ ở khía cạnh tài chính và khía cạnh phi tài chính; Đánh giá vai trò trung gian của thành quả ở khía cạnh phi tài chính (bao gồm khía cạnh khách hàng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kế toán: Nghiên cứu về tác động của trách nhiệm xã hội đến thành quả hoạt động của các doanh nghiệp ở Việt Nam

  1. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ &œ LÊ HÀ NHƯ THẢO NGHIÊN CỨU VỀ TÁC ĐỘNG CỦA TRÁCH NHIỆM Xà HỘI ĐẾN THÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SỸ Đà Nẵng, năm 2022
  2. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ &œ LÊ HÀ NHƯ THẢO NGHIÊN CỨU VỀ TÁC ĐỘNG CỦA TRÁCH NHIỆM Xà HỘI ĐẾN THÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Kế toán Mã số: 62 34 03 01 LUẬN ÁN TIẾN SỸ Người hướng dẫn: PGS.TS. Đoàn Ngọc Phi Anh Đà Nẵng, năm 2022
  3. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. Sự cần thiết phải nghiên cứu sự tác động của TNXH đến TQHĐ ................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................... 4 3. Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................... 4 4. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 5 5. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 5 6. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 6 7. Đóng góp của luận án ....................................................................................... 7 8. Bố cục luận án .................................................................................................. 8 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI VÀ THÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP .................................................................................................................... 9 1.1. Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp ................................................................. 9 1.1.1. Khái niệm ................................................................................................... 9 1.1.2. Nội dung của trách nhiệm xã hội ............................................................. 12 1.1.3. Đo lường trách nhiệm xã hội (Corporate social performance) ............... 13 1.2. Thành quả hoạt động doanh nghiệp ............................................................ 17 1.2.1. Khái niệm ................................................................................................. 17 1.2.2. Sự phát triển của hệ thống đo lường thành quả ...................................... 19 1.2.3. Đo lường thành quả hoạt động của doanh nghiệp .................................. 19 1.3. Tác động của trách nhiệm xã hội đến thành quả hoạt động doanh nghiệp . 29 1.3.1. Cơ sở lý thuyết liên quan đến mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và thành quả hoạt động doanh nghiệp ................................................................... 29 1.3.2. Tác động của trách nhiệm xã hội đến thành quả hoạt động của doanh nghiệp nghiên cứu ở các nước ........................................................................... 36 1.3.3. Tác động của trách nhiệm xã hội đến thành quả hoạt động của doanh nghiệp nghiên cứu ở Việt Nam........................................................................... 53 1.3.4. Đánh giá khoảng trống nghiên cứu ......................................................... 60 Kết luận Chương 1 ................................................................................................ 64
  4. CHƯƠNG 2 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ............................................................. 65 2.1. Khung nghiên cứu ....................................................................................... 65 2.2. Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................. 67 2.2.1. Sự tác động của TNXH đến TQHĐ ở khía cạnh tài chính ....................... 67 2.2.2. Sự tác động của TNXH đến TQHĐ ở khía cạnh học hỏi và phát triển.... 68 2.2.3. Sự tác động của TNXH đến TQHĐ ở khía cạnh quy trình nội bộ ........... 70 2.2.4. Sự tác động của TNXH đến TQHĐ ở khía cạnh khách hàng .................. 72 2.2.5. Mối quan hệ nhân quả giữa các khía cạnh đánh giá TQHĐ theo phương pháp thẻ điểm cân bằng ..................................................................................... 73 2.2.6. Vai trò trung gian của thành quả phi tài chính cho sự tác động của TNXH đến thành quả ở khía cạnh tài chính ...................................................... 74 2.3. Mô hình nghiên cứu .................................................................................... 75 2.4. Đo lường biến nghiên cứu và xây dựng phiếu khảo sát .............................. 77 2.4.1. Phát triển thang đo .................................................................................. 78 2.4.2. Xây dựng Phiếu khảo sát ......................................................................... 83 2.5. Thu thập dữ liệu .......................................................................................... 86 2.5.1. Thu thập dữ liệu sơ cấp bằng bảng câu hỏi............................................. 86 2.5.2. Thu thập dữ liệu sơ cấp bằng phỏng vấn chuyên sâu bán cấu trúc......... 89 2.5.3. Thu thập dữ liệu thứ cấp bằng nghiên cứu tài liệu của các trường hợp điển hình ............................................................................................................ 90 2.6. Xử lý dữ liệu ............................................................................................... 91 2.6.1. Xử lý dữ liệu sơ cấp để phân tích PLS-SEM ............................................ 91 2.6.2. Xử lý dữ liệu sơ cấp trong phương pháp phỏng vấn chuyên sâu ........... 101 2.6.3. Xử lý dữ liệu thứ cấp để nghiên cứu trường hợp điển hình ................... 101 Kết luận Chương 2 .............................................................................................. 102 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................ 103 3.1. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở Việt Nam .................................. 103 3.1.1. Trách nhiệm xã hội ở khía cạnh xã hội của doanh nghiệp ở Việt Nam ... ............................................................................................................ 103 3.1.2. Trách nhiệm xã hội ở khía cạnh môi trường của doanh nghiệp Việt Nam ............................................................................................................ 106
  5. 3.1.3. Trách nhiệm xã hội ở khía cạnh kinh tế của doanh nghiệp Việt Nam 109 3.2. Thành quả hoạt động của các doanh nghiệp ở Việt Nam ......................... 112 3.2.1. Thành quả hoạt động ở khía cạnh tài chính ....................................... 112 3.2.2. Thành quả hoạt động ở khía cạnh khách hàng .................................. 114 3.2.3. Thành quả hoạt động ở khía cạnh quy trình nội bộ ........................... 119 3.2.4. Thành quả hoạt động ở khía cạnh học hỏi và phát triển ................... 123 3.3. Sự tác động của TNXH đến thành quả hoạt động của doanh nghiệp ....... 129 3.3.1. Kết quả nghiên cứu bằng phân tích PLS_SEM về sự tác động của TNXH đến thành quả hoạt động của doanh nghiệp......................................... 129 3.3.2. Kết quả nghiên cứu bằng phỏng vấn chuyên sâu về sự tác động của TNXH đến thành quả hoạt động của doanh nghiệp......................................... 148 Kết luận Chương 3 .............................................................................................. 154 CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ..................................... 155 4.1. Bàn luận kết quả nghiên cứu ..................................................................... 155 4.2. Một số khuyến nghị và hàm ý chính sách ................................................. 158 4.2.1. Đối với các doanh nghiệp .................................................................. 159 4.2.2. Đối với các nhà hoạch định chính sách ............................................. 164 4.3. Hạn chế và định hướng nghiên cứu trong tương lai .................................. 167 4.3.1. Hạn chế của nghiên cứu ..................................................................... 167 4.3.2. Định hướng nghiên cứu trong tương lai ............................................ 168 KẾT LUẬN ........................................................................................................... 169 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 170 PHỤ LỤC .............................................................................................................. 193
  6. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Nội dung Từ viết tắt Công bố thông tin CBTT Trách nhiệm xã hội TNXH Thị trường chứng khoán TTCK Corporate Social Responsibility CSR Corporate Social Responsibility Disclosure CSRD Return on Assest ROA Return on Equity ROE Return on Investment ROI Return on Sales ROS Thành quả hoạt động TQHĐ Global Reporting Initiatives GRI Partial Least Squares Structural Equation Modeling PLS-SEM
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên bảng Trang bảng 1.1 So sánh giữa các biện pháp thực hiện truyền thống và phi truyền 24 thống 2.1 Kết quả tổng hợp các nội dung TNXH 79 2.2 Kết quả tổng hợp các chỉ tiêu đo lường TQHĐ 81 2.3 Tổng hợp độ tin cậy thang đo 92 2.4 Thống kê quy mô và thời gian hoạt động của doanh nghiệp 98 trong mẫu nghiên cứu 2.5 Thống kê lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp trong mẫu 100 nghiên cứu 3.1 Kết quả thống kê mô tả của các biến TNXH ở khía cạnh xã hội 104 3.2 Kết quả thống kê mô tả của các biến TNXH ở khía cạnh môi 107 trường 3.3 Kết quả thống kê mô tả của các biến TNXH ở khía cạnh kinh 110 tế 3.4 Kết quả thống kê mô tả của các biến thành quả ở khía cạnh tài 112 chính 3.5 Kết quả kiểm định theo cặp Paired Samples Test 114 3.6 Kết quả thống kê mô tả của các biến thành quả ở khía cạnh 115 khách hàng 3.7 Mã hoá các nội dung Thành quả hoạt động ở khía cạnh quy 119 trình nội bộ 3.8 Kết quả thống kê mô tả của các biến thành quả ở học hỏi phát 123 triển 3.9 Tổng hợp độ tin cậy thang đo 130 3.10 Trọng số chuẩn hoá (outer loading) 132 3.11 Bảng hệ số tải chéo các nhân tố 134 3.12 Bảng hệ số Heterotrait-Monotrait Ratio (HTMT) các nhân tố 134 3.13 Kết quả bootstrap khoảng tin cậy cho HTMT 135 3.14 Hệ số phóng đại phương sai (VIF) 136
  8. Số hiệu Tên bảng Trang bảng 3.15 Kết quả sự phù hợp của mô hình với số liệu nghiên cứu 137 3.16 Giá trị hệ số R2 138 3.17 Giá trị hệ số tác động f2 139 3.18 Kết quả ước lượng “Bootstrap” của mô hình cấu trúc 141 3.19 TNXH tác động đến Thành quả tài chính thông qua trung gian 147 là thành quả phi tài chính
  9. DANH MỤC CÁC HÌNH Số hiệu Tên hình vẽ Trang hình vẽ 1.1 Mô hình thể hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp 11 2.1 Khung nghiên cứu của luận án 66 2.2 Mô hình nghiên cứu 77 Biểu đồ về số lượng lao động và thời gian lao động của doanh 2.3 98 nghiệp trong mẫu nghiên cứu Biểu đồ tỷ lệ doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu theo lĩnh vực 2.4 99 hoạt động 3.1 Quy trình kiểm định liên quan hệ số tải ngoài của biến quan sát 113 3.2 Kết quả hệ số đường dẫn mô hình cấu trúc PLS-SEM 140
  10. 1 MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết phải nghiên cứu sự tác động của TNXH đến TQHĐ Cùng với sự bùng nổ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nền kinh tế số, tình hình thế giới biến động đã đặt ra cho xã hội loài người nhiều thách thức về các vấn đề như nạn đói nghèo, dịch bệnh, xung đột tôn giáo sắc tộc, biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường. Việt Nam là một trong mười quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, dự báo khoảng 45% diện tích đất nông nghiệp bị phá hủy và nhiễm mặn, 22 triệu người có khả năng mất nhà cửa, do mực nước biển dâng cao đến năm 2030 gây thiệt hại có thể lên đến 10% GDP (Theo dự báo của UNDP - Chương trình phát triển Liên hợp quốc). Mức độ báo động về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đã gia tăng gấp ba lần so với 100 năm trước đây (Druckman & McGrath, 2019). Trước tình hình đó, phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt đối với các doanh nghiệp ở Việt Nam nhằm đảm bảo cân bằng, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường, thực hiện trách nhiệm xã hội. Những yêu cầu này được ban hành trong Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững phù hợp với các mục tiêu chung của Liên hợp quốc theo Quyết định số 1393/QĐ -TTg của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh để đảm bảo phát triển kinh tế một cách bền vững. Vì vậy, các doanh nghiệp ở Việt Nam cần quan tâm đến việc thực hiện TNXH. Bên cạnh đó, hội nhập kinh tế, các sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam đang vươn ra các thị trường quốc tế. Để đảm bảo hàng hoá, dịch vụ có thể xâm nhập vào các thị trường lớn ở các nước phát triển, các doanh nghiệp trong nước phải đáp ứng những tiêu chuẩn quốc tế, trong đó phải tuân theo các yêu cầu về xã hội và môi trường. Điều này khiến cho các doanh nghiệp Việt Nam buộc phải quan tâm đến thực hiện TNXH trong hoạt động sản xuất kinh doanh (Trần Văn Hùng, 2017). Hơn thế nữa, người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến các sản phẩm “xanh và sạch”. Các doanh nghiệp muốn duy trì được lợi thế cạnh tranh, thu hút khách hàng thì cần phải đảm bảo các yêu cầu và mối quan tâm của họ về các sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn môi trường và xã hội (Dorota Jelonek & cộng sự, 2022). TNXH và thực hành đạo đức rất quan
  11. 2 trọng đối với thành công của doanh nghiệp. Nghiên cứu của Park & cộng sự (2021) về TNXH toàn cầu năm 2015 nhận thấy rằng 91% người tiêu dùng toàn cầu mong đợi các doanh nghiệp hoạt động có trách nhiệm để giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường Hơn nữa, 84% nói rằng họ tìm kiếm các sản phẩm có trách nhiệm bất cứ khi nào có thể. Số liệu thống kê cho thấy, người tiêu dùng ngày càng nhận thức được tầm quan trọng của trách nhiệm xã hội và tích cực tìm kiếm các sản phẩm từ các doanh nghiệp hoạt động về mặt đạo đức. Qua đó chứng minh rằng một doanh nghiệp quan tâm đến các vấn đề xã hội tác động đến lợi nhuận, điều này sẽ thu hút những khách hàng tăng nền tảng giá trị, tăng tính bền vững cho doanh nghiệp. Qua những luận cứ ở trên cho thấy, các doanh nghiệp cần quan tâm thực hiện TNXH song song với việc phải nâng cao thành quả hoạt động. Tuy nhiên, việc tham gia tích cực vào các hoạt động thể hiện trách nhiệm xã hội như các dự án từ thiện, hỗ trợ và chăm lo đến phúc lợi nhân viên và giảm thiểu thiệt hại môi trường có thể gây tốn kém và phát sinh gánh nặng tài chính cho các doanh nghiệp (Barnett & Salomon, 2006). Do đó, thực hiện TNXH tốt và vẫn đảm bảo gia tăng thành quả hoạt động, đặc biệt ở khía cạnh tài chính là vấn đề đáng quan tâm của các nhà quản lý và các học giả, đặc biệt trong lĩnh vực kế toán. Trên thế giới, đã có nhiều nghiên cứu về mối quan hệ giữa TNXH và thành quả hoạt động. Theo kết quả nghiên cứu của một số tác giả như Preston & Obannon (1997); Moneva & cộng sự (2007); Byus & cộng sự, (2010); Mercedes & cộng sự (2021) đã tìm ra mối liên hệ tích cực giữa TNXH và thành quả hoạt động của doanh nghiệp, ủng hộ quan điểm rằng việc thực hiện TNXH giúp doanh nghiệp gia tăng danh tiếng, thu hút khách hàng vì thế nâng cao được hiệu quả hoạt động kinh doanh. Trái lại, một số luận điểm của các bên ủng hộ thuyết thiếu hụt tài nguyên lại tranh cãi rằng việc thực hiện TNXH sẽ gây ra nhiều chi phí hao tổn, doanh nghiệp chỉ nên sử dụng nguồn lực giới hạn của mình cho việc đảm bảo mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận (Hillman & Keim, 2001; Orliztky & cộng sự, 2003; Brammer & Pavelin, 2006). Trong khi đó, Nelling & Webb (2009), Wuttichindanon (2017) không tìm thấy quan hệ giữa TNXH và thành quả hoạt động doanh nghiệp.
  12. 3 Ở Việt Nam, một số tác giả đã nghiên cứu về quan hệ giữa TNXH và thành quả hoạt động doanh nghiệp nhưng còn rất hạn chế về số lượng. Hơn nữa, các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào phân tích tác động của TNXH đến thành quả tài chính. Ví dụ như nghiên cứu của Hồ Ngọc Thảo Trang & Yekini (2014) đã điều tra mối quan hệ giữa các vấn đề xã hội và thành quả tài chính của doanh nghiệp Việt Nam dựa trên mẫu nghiên cứu trong phạm vi khá nhỏ, bao gồm 20 công ty với dữ liệu trong ba năm từ 2010 đến 2012. Hồ Viết Tiến & Hồ Thị Vân Anh (2017) điều tra sự tác động của TNXH đến thành quả tài chính của doanh nghiệp Việt Nam được xem xét ở các góc độ thị trường và kế toán. Nguyễn Thị Thu Nguyệt (2022) phân tích tác động của mức độ công bố thông tin TNXH đến thành quả tài chính của doanh nghiệp. Các nghiên cứu này đều tìm thấy mối quan hệ tích cực giữa TNXH với thành quả tài chính. Trong khi, nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngọc Bích & cộng sự (2015) về mối quan hệ giữa CBTT TNXH và giá trị doanh nghiệp tại Việt Nam, tức là thành quả tài chính được đo lường theo thước đo thị trường với mẫu gồm 50 công ty trên sàn chứng khoán từ năm 2010 – 2013 đã không tìm thấy quan hệ của TNXH tổng hợp với giá trị doanh nghiệp. Tóm lại, kết quả thực nghiệm của đa số các nghiên cứu về tác động của TNXH đến thành quả hoạt động tại Việt Nam cho thấy TNXH có tác động tích cực đến thành quả hoạt động của doanh nghiệp. Hầu hết các nghiên cứu đều đánh giá thành quả TNXH theo chỉ số mức độ CBTT TNXH thu thập trên báo cáo thường niên (Hồ Ngọc Thảo Trang & Yekini, 2014; Nguyễn Thị Ngọc Bích & cộng sự, 2015; Hồ Viết Tiến & Hồ Thị Vân Anh, 2017; Nguyễn Thị Thu Nguyệt, 2022). Tuy nhiên, các chỉ số đo lường mức độ CBTT TNXH ở các nghiên cứu này còn khá đơn giản, chỉ tập trung đánh giá số lượng thông tin công bố, do đó chưa phản ánh thực chất việc thực hiện các hoạt động thể hiện TNXH của doanh nghiệp. Xem xét nội dung của TNXH chưa được dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế như GRI. Nghiên cứu về mối quan hệ giữa thành quả tài chính và TNXH của các nghiên cứu cho ra nhiều kết quả, có nghiên cứu chỉ ra được mối liên hệ thuận chiều nhưng cũng có nghiên cứu không thấy được mối liên hệ hay quan hệ ngược chiều. Hơn nữa, các nghiên cứu ở Việt Nam chủ yếu đánh giá
  13. 4 thành quả hoạt động ở khía cạnh tài chính, chưa chú trọng đến thành quả phi tài chính. Vì vậy, mở rộng nghiên cứu về sự tác động TNXH đến thành quả hoạt động của các doanh nghiệp dựa trên hệ thống đo lường tài chính và phi tài chính ở Việt Nam là thực sự cần thiết. Từ những lý do đó, tác giả lựa chọn đề tài “Nghiên cứu về tác động của TNXH đến thành quả hoạt động của các doanh nghiệp ở Việt Nam”. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu này là đánh giá sự tác động của TNXH đến TQHĐ của doanh nghiệp ở Việt Nam. Để đạt được mục tiêu tổng quát, các mục tiêu cụ thể bao gồm: - Đo lường việc thực hiện TNXH và TQHĐ ở khía cạnh tài chính và khía cạnh phi tài chính (bao gồm khía cạnh khách hàng, khía cạnh học hỏi và phát triển, khía cạnh quy trình nội bộ) của doanh nghiệp ở Việt Nam; - Đánh giá sự tác động trực tiếp của TNXH đến TQHĐ ở khía cạnh tài chính và khía cạnh phi tài chính (bao gồm khía cạnh khách hàng, khía cạnh học hỏi và phát triển, khía cạnh quy trình nội bộ) của doanh nghiệp ở Việt Nam; - Đánh giá vai trò trung gian của thành quả ở khía cạnh phi tài chính (bao gồm khía cạnh khách hàng, khía cạnh học hỏi và phát triển, khía cạnh quy trình nội bộ) cho sự tác động của TNXH đến TQHĐ ở khía cạnh tài chính của doanh nghiệp ở Việt Nam. 3. Câu hỏi nghiên cứu Nhằm thực hiện các mục tiêu nghiên cứu, các câu hỏi nghiên cứu đặt ra như sau: - Việc thực hiện TNXH và TQHĐ ở khía cạnh tài chính và khía cạnh phi tài chính (bao gồm khía cạnh khách hàng, khía cạnh học hỏi và phát triển, khía cạnh quy trình nội bộ) của doanh nghiệp ở Việt Nam đo lường như thế nào? - TNXH tác động như thế nào đến thành quả ở khía cạnh tài chính và thành quả ở khía cạnh phi tài chính (bao gồm khía cạnh khách hàng, khía cạnh học hỏi và phát triển, khía cạnh quy trình nội bộ) của các doanh nghiệp Việt Nam?
  14. 5 - Thành quả ở khía cạnh phi tài chính (bao gồm khía cạnh khách hàng, khía cạnh học hỏi và phát triển, khía cạnh quy trình nội bộ) có đóng vai trò trung gian cho sự tác động của TNXH đến thành quả ở khía cạnh tài chính của các doanh nghiệp ở Việt Nam? 4. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của Luận án là sự tác động của TNXH đến TQHĐ của doanh nghiệp ở Việt Nam. TNXH được đo lường dựa trên đánh giá của doanh nghiệp về việc thực hiện các hoạt động thể hiện trách nhiệm theo những nội dung của GRI, TQHĐ được xem xét ở khía cạnh tài chính và phi tài chính. Tác động của TNXH được xem xét thông qua việc đánh giá sự tác động trực tiếp của TXNH đến thành quả ở khía cạnh tài chính và khía cạnh phi tài chính và sự tác động của TNXH đến thành quả ở khía cạnh tài chính thông qua các yếu tố trung gian là thành quả ở khía cạnh khách hàng, thành quả ở khía cạnh quy trình nội bộ, thành quả ở khía cạnh học hỏi và phát triển. 5. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của luận án bao gồm: - Phạm vi nội dung: Luận án phân tích sự tác động của TNXH đến TQHĐ của doanh nghiệp ở Việt Nam. Trong đó, TNXH được xem xét dựa trên các nội dung của tiêu chuẩn theo Báo cáo sáng kiến toàn cầu (Global Reporting Initiative – GRI) bao gồm ba khía cạnh là kinh tế, môi trường, xã hội. TQHĐ được đánh giá dựa trên thẻ điểm cân bằng (Kaplan, 1992) bao gồm thành quả tài chính và thành quả phi tài chính ở khía cạnh khách hàng, khía cạnh quy trình nội bộ, khía cạnh học hỏi và phát triển. - Phạm vi thời gian: TNXH và TQHĐ của các doanh nghiệp Việt Nam được đánh giá trong giai đoạn 2017 – 2019. Vì tại thời điểm này hoạt động của doanh nghiệp chưa bị ảnh hưởng bởi tác động của dịch bệnh Covid 19. Do đó, việc đánh giá tác động của TNXH đến TQHĐ sẽ đưa ra kết quả khách quan và chính xác hơn, loại trừ tác động ảnh hưởng của Covid 19.
  15. 6 - Phạm vi không gian: Luận án nghiên cứu các doanh nghiệp ở Việt Nam thuộc các ngành nghề khác nhau, với phạm vi ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam. 6. Phương pháp nghiên cứu Để phân tích hiệu quả cũng như có thể giải quyết sự phức tạp ngày càng tăng của thực tế xã hội, việc sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau nên được sử dụng trong nghiên cứu hiện đại (Waysman & Savaya, 1997). Chính vì vậy, nhằm đạt được các mục tiêu nghiên cứu, luận án thu thập, xử lý dữ liệu sơ cấp và thứ cấp bằng các phương pháp khác nhau. - Thu thập dữ liệu: o Thu thập dữ liệu sơ cấp bằng bản câu hỏi thông qua điều tra nhằm có được thông tin thực nghiệm về TNXH và TQHĐ của các doanh nghiệp ở Việt Nam. Dữ liệu sơ cấp được khảo sát trên mẫu nghiên cứu của 336 doanh nghiệp. Bên cạnh đó, việc thu thập dữ liệu sơ cấp bằng phỏng vấn chuyên sâu bán cấu trúc cũng được thực hiện để làm rõ nguyên nhân của một số kết quả nghiên cứu. Trước khi phỏng vấn, mục tiêu và một số câu hỏi mở được đưa ra nhằm tìm hiểu về nguyên nhân sự tác động của TNXH đến TQHĐ ở từng khía cạnh có mức độ khác nhau. o Thu thập dữ liệu thứ cấp bằng nghiên cứu tài liệu các trường hợp điển hình của 10 doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán để khai thác các nội dung về TNXH và TQHĐ của doanh nghiệp. Ngoài ra, dữ liệu thứ cấp là các thông tin tài chính của 226 công ty cổ phần có niêm yết cũng được thu thập để kiểm tra độ tin cậy của dữ liệu đánh giá thành quả ở khía cạnh tài chính. - Xử lý dữ liệu: o Xử lý dữ liệu sơ cấp để phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính bình phương tối thiểu riêng phần PLS-SEM (Partial Least Square - Structural Equation Modeling): Phương pháp thống kê bình phương một phần này được sử dụng để phân tích sự tác động của TNXH đến TQHĐ (tài chính, khách hàng, quy trình nội bộ, học hỏi và phát triển). Bên cạnh đó, các thống kê mô tả cũng được đưa vào phân tích trong luận án này.
  16. 7 o Xử lý dữ liệu thứ cấp bằng phương pháp phân tích nội dung. Ngoài ra, các dữ liệu tài chính của 226 Công ty Cổ phần được xử lý bằng phương pháp Paired- Samples T-Test được thực hiện để kiểm tra độ tin cậy dữ liệu. 7. Đóng góp của luận án Về mặt học thuật: Thứ nhất, luận án đã đánh giá việc thực hiện TNXH và TQHĐ (bao gồm khía cạnh tài chính và phi tài chính) của các doanh nghiệp Việt Nam. Trong đó, TNXH được xem xét một cách toàn diện theo các tiêu chuẩn của GRI, với các nội dung về kinh tế, môi trường, xã hội hướng đến phát triển bền vững. Do đó, một số các vấn đề mới liên quan đến quyền con người, phòng tránh bạo lực, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, đánh giá nhà cung cấp bằng các tiêu chí môi trường, xã hội, đóng góp cho kinh tế địa phương đã được đánh giá. TQHĐ được đánh giá toàn diện ở khía cạnh tài chính và phi tài chính theo thẻ điểm cân bằng. Vì vậy, các biến phản ảnh thành quả phi tài chính ngoài những biến đã được sử dụng trong các nghiên cứu trước đây như thành quả ở khía cạnh khách hàng, thành quả ở khía cạnh học hỏi và phát triển, nghiên cứu này bổ sung biến thành quả ở khía cạnh quy trình nội bộ với một số yếu tố như khả năng tìm kiếm nhà cung cấp sẵn sàng đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp, khả năng xử lý thông tin của doanh nghiệp. Thứ hai, nghiên cứu này đánh giá sự tác động của TNXH đến TQHĐ, trong đó, TQHĐ được xem xét ở cả khía cạnh tài chính và phi tài chính. Vì thế, kết quả nghiên cứu đã làm phong phú thêm cơ sở lý thuyết về phân tích sự tác động của TNXH đến TQHĐ, đặc biệt là các khía cạnh phi tài chính. Cụ thể, TNXH sẽ giúp cải tiến quy trình nghiên cứu và phát triển sản phẩm, tăng hiệu quả sản xuất, khả năng xử lý thông tin tốt hơn dẫn đến tăng cao thành quả tài chính của doanh nghiệp. Thứ ba, TNXH và TQHĐ dựa trên lý thuyết các bên liên quan thường bao gồm những khía cạnh có nội dung tương tự nhau. Do đó, luận án đã áp dụng đo lường TNXH dựa trên GRI, TQHĐ trên cơ sở thẻ điểm cân bằng trong nghiên cứu sẽ giải quyết được vấn đề này. Đồng thời, với phương pháp phân tích PLS – SEM, luận án
  17. 8 đã giải quyết được các vấn đề nội sinh thường xảy ra trong mô hình nghiên cứu về TNXH và TQHĐ. Thứ tư, mối quan hệ nhân quả giữa các khía cạnh đánh giá thành quả hoạt động cũng được phân tích trong nghiên cứu này. Qua đó đóng góp cơ sở lý luận cho nghiên cứu các khía cạnh đánh giá TQHĐ theo quan điểm của thẻ điểm cân bằng. Về mặt thực tiễn: Luận án này là một trong những công trình nghiên cứu khá toàn diện về TNXH và TQHĐ của doanh nghiệp ở Việt Nam, trong đó nội dung TNXH được đánh giá theo GRI, TQHĐ dựa trên thẻ điểm cân bằng bao gồm cả khía cạnh tài chính và phi tài chính. Luận án đã sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp có sự kết hợp nhiều phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu để phân tích sự ảnh hưởng của TNXH đến TQHĐ của các doanh nghiệp ở Việt Nam. Những kết quả nghiên cứu này giúp các nhà quản trị doanh nghiệp có những cái nhìn tổng quan về hoạt động của doanh nghiệp, từ đó xây dựng chiến lược phù hợp để vừa nâng cao trách nhiệm xã hội mà vẫn đảm bảo đạt được thành quả hoạt động tốt hơn. Đồng thời giúp cơ quan quản lý nhà nước xem xét đưa ra cơ chế giám sát chặt chẽ hơn việc thực hiện TNXH của doanh nghiệp nhằm hướng đến mục tiêu phát triển bền vững, xã hội ổn định và phồn vinh hơn. 8. Bố cục luận án Luận án được trình bày theo các chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận và nghiên cứu thực nghiệm về TNXH và TQHĐ của doanh nghiệp Chương 2: Thiết kế nghiên cứu Chương 3: Kết quả nghiên cứu Chương 4: Bàn luận và hàm ý chính sách
  18. 9 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI VÀ THÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP Giới thiệu Chương này hệ thống hóa các vấn đề lý thuyết liên quan đến TNXH doanh nghiệp, thành quả hoạt động doanh nghiệp và ảnh hưởng của TNXH đến thành quả hoạt động của doanh nghiệp và được tổ chức theo ba phần. Phần một trình bày về TNXH doanh nghiệp trong đó hệ thống hóa khái niệm TNXH, các nội dung của TNXH, các phương pháp đo lường TNXH. Phần hai trình bày về TQHĐ, bao gồm hệ thống đo lường TQHĐ nói chung, TQHĐ ở khía cạnh tài chính, TQHĐ phi tài chính, TQHĐ kết hợp tài chính và phi tài chính. Phần ba trình bày các lý thuyết có liên quan đến mối quan hệ giữa TNXH và TQHĐ, tổng quan tài liệu về sự tác động của TNXH đến TQHĐ của doanh nghiệp. Từ đó, một số khoảng trống trong nghiên cứu đã được nêu lên trong chương này. 1.1. Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp 1.1.1. Khái niệm Ngày nay, nhiều doanh nghiệp đang hướng đến sự phát triển bền vững. Theo xu hướng đó, các công ty ngày càng nhận thức được rằng thành công trong hoạt động kinh doanh không chỉ xuất phát từ việc tối đa hóa lợi nhuận ngắn hạn, thay vào đó cần thêm những yêu cầu về quan tâm và thực hiện trách nhiệm xã hội. Từ năm 1953, Bowen đã xuất bản ấn phẩm đầu tiên về TNXH với tên gọi “Trách nhiệm xã hội của doanh nhân”. Trong tác phẩm, ông đã nhấn mạnh TNXH là nhiệm vụ doanh nghiệp phải thực hiện vì những lý do sau đây: - Doanh nghiệp tồn tại trong sự quan tâm của xã hội nên những phương thức hoạt động và các quyết định của doanh nghiệp phải tuân theo những hướng dẫn chung của xã hội; - Doanh nghiệp được xem như một tổ chức đạo đức trong xã hội.
  19. 10 Tuy nhiên, đến những năm 1970, nhiều nhà kinh tế theo quan điểm của các cổ đông, nổi bật là Friedman (1970) đã tranh luận rằng mỗi doanh nghiệp chủ yếu tập trung vào phát triển kinh tế trong lĩnh vực hoạt động của họ, TNXH thể hiện qua việc tối đa hóa lợi nhuận, sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp một cách hiệu quả. Việc các nhà quản lý sử dụng nguồn lực vào các hoạt động xã hội được xem như ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế và tạo áp lực với những khoản thuế bất hợp pháp. Trái ngược với lập luận của Friedman, Carroll (1979) tiếp sau đó là Freeman (1984, 2010) lại cho rằng doanh nghiệp ngoài việc đảm bảo mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận cho các cổ đông, cần quan tâm đến quyền lợi của các bên liên quan như khách hàng, nhà cung cấp, nhà đầu tư… Theo định nghĩa của Carroll (1979), TNXH được hiểu theo trách nhiệm của doanh nghiệp, tức là những mong đợi, nghĩa vụ mà xã hội đặt ra cho doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. Trách nhiệm bao gồm những khía cạnh về kinh tế, pháp luật, đạo đức và từ thiện. Caroll (1979) đã xác định mô hình hình tháp về TNXH bao gồm 04 cấp bậc: - Trách nhiệm kinh tế: công ty có trách nhiệm cung cấp những sản phẩm và dịch vụ mà xã hội cần để đạt được mục tiêu lợi nhuận. Trách nhiệm kinh tế thể hiện qua hiệu quả tăng trưởng, mục tiêu thành lập doanh nghiệp là lợi nhuận nhưng không phải giành được bằng mọi cách. Việc đạt được mục tiêu kinh tế, mang lại của cải cho xã hội được xem như một hình thức thực hiện TNXH của doanh nghiệp. Các trách nhiệm khác của doanh nghiệp đều dựa trên trách nhiệm kinh tế; - Trách nhiệm pháp lý: các doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động phải tuân thủ luật pháp; Nhà nước có trách nhiệm luật hóa các quy tắc xã hội, đạo đức vào văn bản luật, để doanh nghiệp theo đuổi mục tiêu kinh tế trong khuôn khổ đó một cách công bằng và đáp ứng được các chuẩn mực và giá trị cơ bản mà xã hội mong đợi ở họ. - Trách nhiệm đạo đức: là những quy tắc, giá trị được xã hội chấp nhận nhưng chưa được luật hóa vào văn bản luật. Doanh nghiệp hoạt động có trách nhiệm đạo đức là làm đúng, chính đáng, đảm bảo công bằng. Những điều này thể hiện ở văn hóa
  20. 11 doanh nghiệp, các quy tắc ứng xử với các bên liên quan như người lao động, nhà đầu tư, đối tác, người tiêu dùng. - Trách nhiệm tình nguyện: những hoạt động từ thiện vì cộng đồng, đó không chỉ là những hoạt động mang tính từ thiện mà đòi hỏi có những hoạt động góp phần giảm nghèo, phát triển nguồn nhân lực… Hình 1.1. Mô hình thể hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp Nguồn: Carroll (1979), Hemphill (2004) và Windsor (2001) Trách nhiệm kinh tế và pháp lý là hai bộ phận cơ bản, không thể thiếu của TNXH doanh nghiệp. Một số bài báo và nghiên cứu đã sử dụng định nghĩa của Carroll (1979) để phân tích về TNXH như Sheth & Babiak (2010); Wagner (2018). Ngoài việc xác định nghĩa vụ của công ty đối với xã hội, định nghĩa này đưa ra sự phân biệt một cách có hệ thống trách nhiệm của công ty từ việc chỉ tạo ra lợi nhuận cho đến thực hiện trách nhiệm xã hội (Chen, Chang, & Lin, 2012). Tuy nhiên, trong định nghĩa của Carroll (1979), các nội dung, khía cạnh hay các đối tượng có liên quan TNXH chưa được bàn luận.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2