intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kế toán: Quản trị lợi nhuận trong trường hợp mua bán, sáp nhập: Bằng chứng từ các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:270

10
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Kế toán "Quản trị lợi nhuận trong trường hợp mua bán, sáp nhập: Bằng chứng từ các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam" nghiên cứu quản trị lợi nhuận trong thương vụ M&A tại các công ty mua niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Qua đó, tác giả đề xuất hàm ý từ kết quả nghiên cứu nhằm góp phần hạn chế quản trị lợi nhuận.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kế toán: Quản trị lợi nhuận trong trường hợp mua bán, sáp nhập: Bằng chứng từ các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

  1. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ PHẠM NGUYỄN ĐÌNH TUẤN QUẢN TRỊ LỢI NHUẬN TRONG TRƯỜNG HỢP MUA BÁN, SÁP NHẬP: BẰNG CHỨNG TỪ CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ Đà Nẵng, năm 2023
  2. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ PHẠM NGUYỄN ĐÌNH TUẤN QUẢN TRỊ LỢI NHUẬN TRONG TRƯỜNG HỢP MUA BÁN, SÁP NHẬP: BẰNG CHỨNG TỪ CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Chuyên ngành: Kế toán Mã số: 62 34 03 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Công Phương Đà Nẵng, năm 2023
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi, các dữ liệu, lập luận, phân tích, đánh giá và kết quả trong luận án là trung thực. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về những nội dung đã trình bày trong luận án này. Tác giả luận án Phạm Nguyễn Đình Tuấn
  4. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu đề tài “Quản trị lợi nhuận trong trường hợp mua bán, sáp nhập: Bằng chứng từ các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” tôi đã nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo nhiệt tình của các Thầy, Cô giáo Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng để hoàn thành luận án này. Với tình cảm chân thành, tôi bày tỏ lòng biết ơn đối với Ban giám hiệu, Khoa Kế toán, phòng Đào tạo thuộc Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng, các Thầy, Cô giáo đã tham gia quản lý, giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu. Tôi xin bày tỏ sự biết ơn đặc biệt đến Thầy PGS. TS. Nguyễn Công Phương - là người không chỉ đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ về kiến thức, tài liệu và phương pháp để tôi hoàn thành luận án này mà còn là những người anh, người bạn, người thân đã giúp đỡ tôi trong cả cuộc sống. Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Khoa Kinh tế & Kế toán, Phòng Kế hoạch – Tài chính, Trường Đại học Quy Nhơn, nơi tôi công tác đã tạo điều kiện giúp tôi hoàn thành luận án. Đặc biệt, cảm ơn Bố mẹ hai gia đình, vợ và con trai đã động viên, cổ vũ, khích lệ và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua. Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong suốt quá trình thực hiện luận án, song có thể còn có những mặt hạn chế, thiếu sót. Tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp và sự chỉ dẫn của các Thầy, Cô giáo và các bạn. Tác giả luận án Phạm Nguyễn Đình Tuấn
  5. i MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................... vi DANH MỤC HÌNH VẼ ..........................................................................................vii DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................... viii CHƯƠNG MỞ ĐẦU ................................................................................................. 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ............ 7 1.1. Định nghĩa quản trị lợi nhuận ........................................................................... 7 1.2. Các lý thuyết giải thích quản trị lợi nhuận .................................................... 10 1.2.1. Lý thuyết kế toán thực chứng .................................................................. 10 1.2.1.1. Đặc điểm lý thuyết kế toán thực chứng ............................................ 10 1.2.1.2. Vận dụng lý thuyết kế toán thực chứng trong nghiên cứu về quản trị lợi nhuận ........................................................................................................... 12 1.2.2. Lý thuyết đại diện .................................................................................... 13 1.2.2.1. Đặc điểm lý thuyết đại diện .............................................................. 13 1.2.2.2. Vận dụng lý thuyết đại diện trong nghiên cứu về quản trị lợi nhuận 16 1.2.3. Lý thuyết thông tin bất đối xứng ............................................................. 17 1.2.3.1. Đặc điểm lý thuyết thông tin bất đối xứng........................................ 17 1.2.3.2. Vận dụng lý thuyết thông tin bất đối xứng trong nghiên cứu về quản trị lợi nhuận ...................................................................................................... 18 1.3. Động cơ và cơ sở thực hiện quản trị lợi nhuận .............................................. 19 1.3.1. Động cơ thực hiện quản trị lợi nhuận trong thương vụ M&A................. 19 1.3.2. Cơ sở thực hiện quản trị lợi nhuận .......................................................... 20 1.3.2.1. Quản trị lợi nhuận trên cơ sở dồn tích............................................... 20 1.3.2.2. Quản trị lợi nhuận dựa vào các quyết định kinh tế ........................... 22 1.3.2.3. Mối quan hệ giữa quản trị lợi nhuận trên cơ sở dồn tích và dựa vào các quyết định kinh tế ....................................................................................... 23 1.4. Một số mô hình đo lường quản trị lợi nhuận ................................................. 24 1.4.1. Mô hình đo lường quản trị lợi nhuận trên cơ sở dồn tích ........................ 24 1.4.1.1. Mô hình Jones (1991) ....................................................................... 26
  6. ii 1.4.1.2. Các mô hình phát triển của Jones (1991) .......................................... 28 1.4.2. Mô hình đo lường quản trị lợi nhuận dựa vào các quyết định kinh tế .... 30 1.5. Tổng quan nghiên cứu về quản trị lợi nhuận trong thương vụ M&A ........ 31 1.5.1. Nghiên cứu quản trị lợi nhuận trong thương vụ M&A............................ 31 1.5.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới ............................................................. 31 1.5.1.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam ............................................................ 40 1.5.2. Nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng quản trị lợi nhuận và vận dụng trong thương vụ M&A ................................................................................................... 40 1.5.2.1. Các nhân tố ảnh hưởng quản trị lợi nhuận trong nghiên cứu thế giới và Việt Nam ...................................................................................................... 41 1.5.2.2. Các nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng quản trị lợi nhuận trong thương vụ M&A ............................................................................................... 49 1.6. Nhận xét và khoảng trống nghiên cứu ............................................................ 51 1.6.1. Nhận xét về các nghiên cứu liên quan ..................................................... 51 1.6.2. Khoảng trống nghiên cứu ........................................................................ 52 1.6.3. Định hướng nghiên cứu ........................................................................... 53 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................ 54 CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ............................................................ 55 2.1. Khung nghiên cứu ............................................................................................ 55 2.2. Giả thuyết nghiên cứu ...................................................................................... 56 2.2.1. Giả thuyết về quản trị lợi nhuận của công ty mua trong thương vụ M&A . ................................................................................................................. 56 2.2.1.1. Trường hợp hoán đổi cổ phiếu .......................................................... 56 2.2.1.2. Trường hợp thanh toán bằng tiền ...................................................... 59 2.2.2. Giả thuyết về ảnh hưởng của các nhân tố đến quản trị lợi nhuận trong thương vụ M&A ................................................................................................... 60 2.2.2.1. Quy mô thương vụ M&A .................................................................. 60 2.2.2.2. Nhóm nhân tố thuộc cơ cấu sở hữu................................................... 61 2.2.2.3. Nhóm nhân tố gắn với đặc điểm Hội đồng quản trị .......................... 64 2.2.2.4. Kiểm toán độc lập ............................................................................. 67
  7. iii 2.2.3. Giả thuyết về ảnh hưởng từ các biến điều tiết đến quản trị lợi nhuận ..... 68 2.2.3.1. Quy mô thương vụ M&A .................................................................. 68 2.2.3.2. Sự kiêm nhiệm của chủ tịch hội đồng quản trị ................................. 69 2.3. Phương pháp nghiên cứu định lượng ............................................................. 71 2.3.1. Thời điểm đo lường quản trị lợi nhuận tại công ty mua trong thương vụ M&A ................................................................................................................. 71 2.3.2. Mô hình đo lường quản trị lợi nhuận ....................................................... 72 2.3.2.1. Đo lường quản trị lợi nhuận dựa trên cơ sở dồn tích ........................ 72 2.3.2.2. Đo lường quản trị lợi nhuận thông qua các quyết định kinh tế......... 74 2.3.2.3. Đo lường tổng hợp quản trị lợi nhuận thông qua các quyết định kinh tế ........................................................................................................... 77 2.3.3. Mô hình nhân tố ảnh hưởng ..................................................................... 78 2.3.4. Thu thập dữ liệu ....................................................................................... 82 2.3.4.1. Mẫu nghiên cứu................................................................................. 82 2.3.4.2. Mẫu ước tính các hệ số trong mô hình đo lường quản trị lợi nhuận . 84 2.3.5. Phương pháp ước lượng và các kiểm định .............................................. 85 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................ 87 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................. 88 3.1. Quản trị lợi nhuận tại các công ty mua trong thương vụ M&A .................. 88 3.1.1. Thống kê mô tả các biến trong mô hình đo lường quản trị lợi nhuận ..... 88 3.1.2. Quản trị lợi nhuận tại các công ty mua thực hiện hoán đổi cổ phiếu ...... 89 3.1.2.1. Kết quả đo lường dồn tích tùy ý (DA) .............................................. 89 3.1.2.2. Kết quả đo lường dòng tiền bất thường từ hoạt động kinh doanh (Ab_CFO) ......................................................................................................... 90 3.1.2.3. Kết quả đo lường chi phí sản xuất bất thường (Ab_PROD) ............. 91 3.1.2.4. Kết quả đo lường chi phí tùy ý bất thường (Ab_SGA) ..................... 92 3.1.2.5. Kết quả đo lường biến tổng hợp REM1 ............................................ 93 3.1.2.6. Kết quả đo lường biến tổng hợp REM2 ............................................ 93 3.1.3. Quản trị lợi nhuận tại các công ty mua thực hiện thanh toán bằng tiền .. 94 3.1.3.1. Kết quả đo lường dồn tích tùy ý (DA) .............................................. 94
  8. iv 3.1.3.2. Kết quả đo lường dòng tiền bất thường từ hoạt động kinh doanh (Ab_CFO) ......................................................................................................... 95 3.1.3.3. Kết quả đo lường chi phí sản xuất bất thường (Ab_PROD) ............. 96 3.1.3.4. Kết quả đo lường chi phí tùy ý bất thường (Ab_SGA) ..................... 97 3.1.3.5. Kết quả đo lường biến tổng hợp REM1 ............................................ 97 3.1.3.6. Kết quả đo lường biến tổng hợp REM2 ............................................ 98 3.2. Ảnh hưởng của các nhân tố đến quản trị lợi nhuận tại công ty mua trong thương vụ M&A ...................................................................................................... 99 3.2.1. Thống kê mô tả các biến trong mô hình nhân tố ảnh hưởng ................... 99 3.2.1.1. Các biến phụ thuộc trong mô hình nhân tố ảnh hưởng ..................... 99 3.2.1.2. Các biến độc lập trong mô hình nhân tố ảnh hưởng ....................... 101 3.2.2. Ma trận tương quan các biến trong mô hình nhân tố ảnh hưởng........... 103 3.2.3. Kiểm định mô hình nhân tố ảnh hưởng ................................................. 105 3.2.4. Kết quả hồi quy mô hình nhân tố ảnh hưởng ........................................ 108 3.2.4.1. Mô hình biến phụ thuộc dồn tích tùy ý (DA).................................. 109 3.2.4.2. Mô hình biến phụ thuộc dòng tiền hoạt động kinh doanh bất thường (Ab_CFO) ....................................................................................................... 112 3.2.4.3. Mô hình biến phụ thuộc chi phí sản xuất bất thường (Ab_PROD) 115 3.2.4.4. Mô hình biến phụ thuộc chi phí tùy ý bất thường (Ab_SGA) ........ 118 3.2.4.5. Mô hình biến phụ thuộc tổng hợp (REM1)..................................... 121 3.2.4.6. Mô hình biến phụ thuộc tổng hợp (REM2)..................................... 124 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ...................................................................................... 127 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN VÀ HÀM Ý .............................................................. 128 4.1. Bàn luận ......................................................................................................... 128 4.1.1. Bàn luận kết quả đo lường quản trị lợi nhuận tại các công ty mua ....... 128 4.1.1.1. Đối với trường hợp người quản lý thực hiện quản trị lợi nhuận dựa trên cơ sở dồn tích .......................................................................................... 128 4.1.1.2. Đối với trường hợp người quản lý thực hiện quản trị lợi nhuận thông qua các quyết định kinh tế .............................................................................. 130
  9. v 4.1.2. Bàn luận kết quả ảnh hưởng từ các biến độc lập trong mô hình đến quản trị lợi nhuận tại các công ty mua......................................................................... 135 4.1.2.1. Quy mô thương vụ M&A ................................................................ 135 4.1.2.2. Sở hữu người quản lý ...................................................................... 137 4.1.2.3. Sở hữu tổ chức ................................................................................ 138 4.1.2.4. Sở hữu nước ngoài .......................................................................... 139 4.1.2.5. Sở hữu Nhà nước ............................................................................ 140 4.1.2.6. Sở hữu tập trung .............................................................................. 141 4.1.2.7. Số lượng thành viên Hội đồng quản trị ........................................... 142 4.1.2.8. Tỷ lệ thành viên độc lập của Hội đồng quản trị .............................. 143 4.1.2.9. Sự kiêm nhiệm của Chủ tịch Hội đồng quản trị.............................. 144 4.1.2.10. Kiểm toán độc lập ........................................................................... 144 4.1.3. Bàn luận kết quả ảnh hưởng từ các biến điều tiết trong mô hình đến quản trị lợi nhuận tại các công ty mua......................................................................... 146 4.1.3.1. Quy mô thương vụ M&A ................................................................ 146 4.1.3.2. Sự kiêm nhiệm của chủ tịch hội đồng quản trị ............................... 148 4.1.4. Bàn luận kết quả ảnh hưởng từ các biến kiểm soát trong mô hình đến quản trị lợi nhuận tại các công ty mua ................................................................ 149 4.1.4.1. Đòn bẩy tài chính ............................................................................ 149 4.1.4.2. Quy mô công ty mua ....................................................................... 149 4.1.4.3. Hiệu quả kinh doanh của công ty mua ............................................ 150 4.2. Hàm ý ......................................................................................................... 153 4.2.1. Về phía Nhà nước .................................................................................. 153 4.2.2. Về phía công ty niêm yết ....................................................................... 155 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ...................................................................................... 160 KẾT LUẬN CHUNG ............................................................................................ 161 TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC PHỤ LỤC
  10. vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ 1 Quản trị lợi nhuận dựa trên cơ sở dồn tích (accrual-based AEM earnings management) 2 BCTC Báo cáo tài chính 3 BCTN Báo cáo thường niên 4 HĐQT Hội đồng quản trị 5 HNX Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội 6 HOSE Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh 7 Quản trị lợi nhuận thông qua các quyết định kinh tế (real REM earnings management, real activities manipulation) 8 TNDN Thuế thu nhập doanh nghiệp
  11. vii DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1: Thời điểm xảy ra quản trị lợi nhuận theo Erickson và Wang ...................32 Hình 1.2: Thời điểm xảy ra quản trị lợi nhuận theo Botsari và Meeks.....................36 Hình 2.1: Khung nghiên cứu .....................................................................................55 Hình 2.2: Tổng hợp giả thuyết về ảnh hưởng của các nhân tố đến quản trị lợi nhuận của công ty mua trong thương vụ M&A ...................................................................71 Hình 2.3: Các thời điểm đo lường quản trị lợi nhuận trong nghiên cứu ...................72 Hình 2.4: Trình tự ước lượng và kiểm định ..............................................................86 Hình 3.1: Biểu đồ phần dư từ mô hình nhân tố ảnh hưởng.....................................108 Hình 4.1: Biểu đồ so sánh DA giữa hai nhóm công ty mua ...................................129 Hình 4.2: Biểu đồ so sánh Ab_CFO giữa hai nhóm công ty mua...........................130 Hình 4.3: Biểu đồ so sánh Ab_PROD giữa hai nhóm công ty mua ........................131 Hình 4.4: Biểu đồ so sánh Ab_SGA giữa hai nhóm công ty mua ..........................133 Hình 4.5: Biểu đồ so sánh REM1 giữa hai nhóm công ty mua...............................134 Hình 4.6: Biểu đồ so sánh REM2 giữa hai nhóm công ty mua...............................134
  12. viii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Bảng mô tả biến và phương pháp đo lường .............................................80 Bảng 2.2: Quy tắc chọn mẫu nghiên cứu ..................................................................82 Bảng 2.3: Mẫu nghiên cứu hoán đổi cổ phiếu theo phân ngành ...............................83 Bảng 2.4: Mẫu nghiên cứu thanh toán bằng tiền theo phân ngành ...........................83 Bảng 2.5: Mẫu ước tính các hệ số trong mô hình theo phân ngành ..........................84 Bảng 3.1: Thống kê mô tả các biến trong mô hình đo lường quản trị lợi nhuận ......88 Bảng 3.2: Kết quả đo lường DA tại công ty mua hoán đổi cổ phiếu ........................89 Bảng 3.3: Kết quả đo lường Ab_CFO tại công ty mua hoán đổi cổ phiếu ...............90 Bảng 3.4: Kết quả đo lường Ab_PROD tại công ty mua hoán đổi cổ phiếu ............91 Bảng 3.5: Kết quả đo lường Ab_SGA tại công ty mua hoán đổi cổ phiếu ...............92 Bảng 3.6: Kết quả đo lường REM1 tại công ty mua hoán đổi cổ phiếu ...................93 Bảng 3.7: Kết quả đo lường REM2 tại công ty mua hoán đổi cổ phiếu ...................94 Bảng 3.8: Kết quả đo lường DA tại công ty mua thanh toán bằng tiền ....................95 Bảng 3.9: Kết quả đo lường Ab_CFO tại công ty mua thanh toán bằng tiền ...........96 Bảng 3.10: Kết quả đo lường Ab_PROD tại công ty mua thanh toán bằng tiền ......96 Bảng 3.11: Kết quả đo lường Ab_SGA tại công ty mua thanh toán bằng tiền .........97 Bảng 3.12: Kết quả đo lường REM1 tại công ty mua thanh toán bằng tiền .............98 Bảng 3.13: Kết quả đo lường REM2 tại công ty mua thanh toán bằng tiền .............98 Bảng 3.14: Thống kê mô tả biến phụ thuộc trong mô hình nhân tố ảnh hưởng .....100 Bảng 3.15: Thống kê mô tả các biến độc lập và biến kiểm soát trong mô hình nhân tố ảnh hưởng ............................................................................................................101 Bảng 3.16: Ma trận tương quan Pearson các biến trong mô hình nhân tố ảnh hưởng .................................................................................................................................104 Bảng 3.17: Kết quả các kiểm định từ mô hình nhân tố ảnh hưởng.........................106 Bảng 3.18: Kết quả hồi quy mô hình nhân tố ảnh hưởng với biến phụ thuộc DA .110 Bảng 3.19: Kết quả hồi quy mô hình nhân tố ảnh hưởng với biến phụ thuộc Ab_CFO ..................................................................................................................113
  13. ix Bảng 3.20: Kết quả hồi quy mô hình nhân tố ảnh hưởng với biến phụ thuộc Ab_PROD ...............................................................................................................116 Bảng 3.21: Kết quả hồi quy mô hình nhân tố ảnh hưởng với biến phụ thuộc Ab_SGA ..................................................................................................................119 Bảng 3.22: Kết quả hồi quy mô hình nhân tố ảnh hưởng với biến phụ thuộc REM1 .................................................................................................................................122 Bảng 3.23: Kết quả hồi quy mô hình nhân tố ảnh hưởng với biến phụ thuộc REM2 .................................................................................................................................125 Bảng 4.1: Tổng hợp kết quả kiểm định các giả thuyết về nhân tố ảnh hưởng ........151
  14. 1 CHƯƠNG MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của nghiên cứu Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển của thị trường chứng khoán, hoạt động M&A tại Việt Nam cũng dần trở nên nhộn nhịp và phát triển về cả số lượng lẫn giá trị. Theo số liệu thống kê từ Institute of Mergers, Acquisitions and Alliances (IMAA), nếu như tại năm 1999 Việt Nam chỉ ghi nhận 21 thương vụ M&A với giá trị là 7,4 triệu USD thì đến hết năm 2019 đã ghi nhận 354 thương vụ M&A đạt giá trị 4,7 tỷ USD1. Đặc biệt, sự bùng nổ hoạt động M&A tại Việt Nam chỉ diễn ra trong vòng hơn 10 năm trở lại đây (từ 2009 đến 2019) với 4.424 thương vụ M&A và tổng giá trị là 45,9 tỷ USD gấp 8 lần về số lượng và 10 lần về giá trị so với các giai đoạn trước đó. Sự bùng nổ các thương vụ M&A với giá trị ngày càng lớn thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Về phần doanh nghiệp, M&A luôn được xem là cơ hội để tạo ra giá trị tăng thêm nhờ giảm chi phí mở rộng thị phần, tăng doanh thu hoặc tạo ra cơ hội tăng trưởng mới. Giá trị tăng thêm có được từ M&A sẽ giúp cho hoạt động kinh doanh hiệu quả và giá trị doanh nghiệp sau M&A được nâng cao. Trong thương vụ M&A, các công ty mua (acquiring firm) có sự chủ động lựa chọn công ty mục tiêu (target firm), thời gian thực hiện và phương thức thanh toán. Đối với trường hợp phương thức hoán đổi cổ phiếu (stock swap) được công ty mua lựa chọn, việc xác định tỷ lệ hoán đổi cổ phiếu (exchange ratio) – là số cổ phiếu của công ty mua đổi 1 cổ phiếu công ty mục tiêu, giữa công ty mua và công ty mục tiêu dẫn đến động cơ lợi ích cho quản trị lợi nhuận của người quản lý. Trong đó, người quản lý sẽ có xu hướng tìm cách tăng chỉ tiêu lợi nhuận kế toán trên BCTC. Điều này bắt nguồn từ chỉ tiêu lợi nhuận thường là thước đo quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, cũng như khi xác định giá trị doanh nghiệp và đây là những yếu tố sẽ có ảnh hưởng đến việc xác định tỷ lệ hoán đổi cổ phiếu. Người quản lý tại công ty mua với sự chủ động khi thực hiện thương 1 IMAA analysis; https://imaa-institute.org/
  15. 2 vụ M&A sẽ tìm cách điều chỉnh tăng lợi nhuận kế toán trong các năm (hay quý) liền trước thời điểm công bố về thương vụ M&A và dùng những dữ liệu trên BCTC đã được điều chỉnh này nhằm đạt được một tỷ lệ hoán đổi cổ phiếu có lợi so với công ty mục tiêu. Từ đó, người quản lý đạt được nhiều mục tiêu như: tăng giá cổ phiếu, tăng số lượng cổ phiếu nhận được khi hoán đổi, tránh giảm quyền biểu quyết và giảm sự pha loãng cổ phiếu sau thương vụ M&A tại công ty mua. Do đó, quy mô thương vụ M&A càng lớn, người quản lý càng có động cơ lợi ích để thực hiện quản trị lợi nhuận (Erickson & Wang, 1999). Mặc dù các quan điểm về quản trị lợi nhuận vẫn xem đây là hành vi của người quản lý nằm trong khuôn khổ quy định kế toán (Dechow & Skinner, 2000; Ronen & Yaari, 2008; El Diri, 2018); mang lại lợi ích cho các cổ đông (Erickson & Wang, 1999). Tuy nhiên, đối với các bên liên quan khác, như nhà đầu tư sử dụng BCTC, ngân hàng,… kết quả của quản trị lợi nhuận dẫn đến hiểu sai tình hình hoạt động kinh doanh thực tế tại công ty mục tiêu. Và quan trọng hơn, quản trị lợi nhuận tại công ty mua dẫn đến sự thiệt hại cho cổ đông tại công ty mục tiêu. Do đó, quản trị lợi nhuận trong thương vụ M&A là một trong những hướng đi được các nhà nghiên cứu về quản trị lợi nhuận quan tâm. Các nghiên cứu ban đầu về quản trị lợi nhuận trong thương vụ M&A chủ yếu xuất phát tại các nước có thị trường chứng khoán phát triển và hoạt động M&A sôi nổi, đây cũng là bối cảnh nghiên cứu có quy định về kế toán, quy định pháp luật xoay quanh hoạt động M&A hoàn thiện như Mỹ (Erickson & Wang, 1999), Anh (Botsari & Meeks, 2008), Canada (Francoeur và cộng sự, 2012), Pháp (Njah & Jarboui, 2013), Nhật Bản (Higgins, 2013),… Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu lại cung cấp bằng chứng người quản lý công ty mua thực hiện quản trị lợi nhuận nhằm tăng chỉ tiêu lợi nhuận hướng đến lợi ích từ thương vụ M&A. Như vậy, dù tại các nước phát triển việc thực hiện quản trị lợi nhuận dường như chưa thể bị hạn chế hoặc kiểm soát. Từ đó, một số ít các nghiên cứu được đặt ra trong bối cảnh tại các nước đang phát triển, vốn vẫn còn thiếu sự bảo vệ cho nhà đầu tư như Hy Lạp (Koumanakos và cộng sự, 2005), Malaysia (Ardekani và cộng sự, 2012),… Đặc biệt Karim và cộng sự (2016) cho thấy mức độ quản trị lợi nhuận của công ty mua trong thương vụ M&A gia tăng ở các nước đang phát triển. Điều này ngụ ý cho thấy sự
  16. 3 cần thiết phải tiến hành nghiên cứu về quản trị lợi nhuận trong thương vụ M&A, trong đó nhấn mạnh hơn tại các nước đang phát triển nhằm có những đề xuất kiến nghị phù hợp hạn chế hoặc kiểm soát được quản trị lợi nhuận. Trong bối cảnh Việt Nam, nhiều nghiên cứu trước đây cho thấy người quản lý có xu hướng lựa chọn quản trị lợi nhuận như là cách thức giải quyết các vấn đề gắn với chỉ tiêu lợi nhuận. Ví dụ, tăng lợi nhuận nhằm gia tăng giá trị cổ phiếu phát hành thêm (Phạm Thị Bích Vân, 2017), tăng lợi nhuận để tránh lỗ hoặc tránh suy giảm lợi nhuận so với cùng kỳ (Han & Hung, 2018), điều chỉnh lợi nhuận để giảm nộp thuế (Đặng Ngọc Hùng, 2015),… Tuy nhiên, thông qua tổng quan nghiên cứu, nghiên cứu nhận định quản trị lợi nhuận trong thương vụ M&A vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ tại Việt Nam. Từ đó để lại khoảng trống nghiên cứu gồm thiếu bằng chứng về quản trị lợi nhuận của công ty mua trong thương vụ M&A, cũng như là chưa thể xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị lợi nhuận này. Cùng với sự phát triển hoạt động M&A tại Việt Nam, điều này đòi hỏi phải có nghiên cứu thực hiện việc nhận diện, đo lường quản trị lợi nhuận của công ty mua trong thương vụ M&A và các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị lợi nhuận của công ty mua trong thương vụ M&A. Kết quả nghiên cứu là cơ sở quan trọng để giải thích cho nghi vấn liệu người quản lý công ty mua có thực hiện quản trị lợi nhuận trong thương vụ M&A hay không?. Bên cạnh đó, nếu quản trị lợi nhuận trong thương vụ M&A có tồn tại ở các công ty mua tại Việt Nam thì liệu sẽ chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố nào?. Kết quả nghiên cứu là cơ sở cho việc đưa ra các hàm ý chính sách liên quan. Đây là đóng góp quan trọng không chỉ về mặt nghiên cứu tại Việt Nam mà còn có thể vận dụng cho các nghiên cứu tại nước ngoài với bối cảnh tương đồng như tại các nước đang phát triển. Xuất phát từ nhận định này, tác giả lựa chọn đề tài “Quản trị lợi nhuận trong trường hợp mua bán, sáp nhập: Bằng chứng từ các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” để thực hiện luận án Tiến sĩ. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung là nghiên cứu quản trị lợi nhuận trong thương vụ M&A tại các công ty mua niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Qua đó, tác giả đề
  17. 4 xuất hàm ý từ kết quả nghiên cứu nhằm góp phần hạn chế quản trị lợi nhuận. Từ mục tiêu chung, nghiên cứu xây dựng các mục tiêu cụ thể như sau: Thứ nhất, nhận diện và đánh giá được quản trị lợi nhuận tại các công ty mua trong thương vụ M&A trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Thứ hai, xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị lợi nhuận tại các công ty mua trong thương vụ M&A trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Qua đó, nghiên cứu bàn luận kết quả và đưa ra hàm ý góp phần hạn chế quản trị lợi nhuận của người quản lý nói chung và gắn với thương vụ M&A nói riêng. 3. Câu hỏi nghiên cứu Từ tính cấp thiết và hai mục tiêu cụ thể, nghiên cứu đặt ra hai câu hỏi nghiên cứu như sau: Thứ nhất, người quản lý công ty mua trong thương vụ M&A trên thị trường chứng khoán Việt Nam thực hiện quản trị lợi nhuận như thế nào và mức độ thực hiện ra sao? Thứ hai, những nhân tố nào ảnh hưởng đến quản trị lợi nhuận của người quản lý công ty mua trong thương vụ M&A trên thị trường chứng khoán Việt Nam? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là quản trị lợi nhuận của công ty mua trong thương vụ M&A và các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị lợi nhuận của công ty mua trong thương vụ M&A. Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Nghiên cứu lựa chọn mẫu nghiên cứu từ các công ty đại chúng niêm yết trên hai sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) và Hà Nội (HNX). Danh sách thương vụ M&A theo phương thức hoán đổi cổ phiếu được lấy từ cơ sở dữ liệu của FiinPro2 và theo phương thức thanh toán bằng tiền được lấy từ cơ sở dữ liệu của VietstockFinance3. Dữ liệu tài chính được lấy từ cơ sở 2 http://fiinpro.com/ 3 https://finance.vietstock.vn/
  18. 5 dữ liệu của FiinPro và dữ liệu phi tài chính được lấy từ cơ sở dữ liệu có thu phí của VietstockFinance. Về thời gian: Nghiên cứu sử dụng danh sách các thương vụ M&A, số liệu Báo cáo tài chính theo năm, Báo cáo thường niên trong giai đoạn 2009-2018. 5. Cách tiếp cận nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng để kiểm định các giả thuyết về quản trị lợi nhuận của người quản lý công ty mua trong thương vụ M&A và các giả thuyết về ảnh hưởng của các nhân tố đến quản trị lợi nhuận của người quản lý công ty mua trong thương vụ M&A. Nghiên cứu xác định các biến phụ thuộc – đại diện cho quản trị lợi nhuận của công ty mua thông qua mô hình đo lường AEM của Kothari và cộng sự (2005) và đo lường REM của Roychowdhury (2006). Các biến độc lập được xác định từ cơ sở tổng quan trong và ngoài nước. Nghiên cứu lựa chọn phần mềm Stata/MP trong phân tích. Nghiên cứu thực hiện bàn luận và đề xuất hàm ý liên quan từ kết quả thu được. 6. Những đóng góp của nghiên cứu Về mặt học thuật Kể từ nghiên cứu đầu tiên về quản trị lợi nhuận trong thương vụ M&A được công bố năm 1999, chủ đề này dần được quan tâm cả ở các nước phát triển và đang phát triển. Tuy nhiên, nghiên cứu về quản trị lợi nhuận trong thương vụ M&A vẫn còn nhiều bỏ ngỏ tại Việt Nam. Từ đó, nghiên cứu này góp phần: (i) hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về quản trị lợi nhuận, xác định khoảng trống nghiên cứu quản trị lợi nhuận tại các công ty mua trong thương vụ M&A và các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị lợi nhuận của công ty mua trong thương vụ M&A hiện nay; (ii) cung cấp bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam về quản trị lợi nhuận tại công ty mua trong thương vụ M&A và vai trò ảnh hưởng từ các nhân tố, qua đó góp phần bổ sung vào khuôn khổ lý thuyết về quản trị lợi nhuận trong thương vụ M&A. Về mặt thực tiễn Nghiên cứu kỳ vọng các kết quả có ý nghĩa với: (i) những nhà hoạch định chính sách, các cơ quan quản lý của Nhà nước về thị trường chứng khoán có cái nhìn bao quát, chuyên sâu về quản trị lợi nhuận, từ đó xây dựng các quy định mang
  19. 6 tính khả thi, phù hợp với đặt thù bối cảnh Việt Nam; (ii) các công ty niêm yết có thể tự đáng giá, cân nhắc về quản trị lợi nhuận và xây dựng cơ chế quản trị phù hợp đảm bảo hài hòa lợi ích công ty, cổ đông và các bên liên quan. 7. Kết cấu của nghiên cứu Nghiên cứu được chia thành bốn chương, cụ thể như sau: Chương một: Cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu. Nội dung chương bàn luận về các quan điểm đối với quản trị lợi nhuận, các lý thuyết nền giải thích cho quản trị lợi nhuận, động cơ dẫn dắt quản trị lợi nhuận của người quản lý và cơ sở thực hiện quản trị lợi nhuận. Bên cạnh đó, chương còn trình bày tổng quan các nghiên cứu đã công bố trước đây trên thế giới và tại Việt Nam về quản trị lợi nhuận trong thương vụ M&A và các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị lợi nhuận trong thương vụ M&A. Từ đó, nghiên cứu xác định khoảng trống nghiên cứu và định hướng nghiên cứu. Chương hai: Thiết kế nghiên cứu. Chương này trình bày phương pháp nghiên cứu, quy trình nghiên cứu, thời điểm nghiên cứu, mô hình nghiên cứu và phương pháp xác định các biến trong mô hình nghiên cứu. Chương ba: Kết quả nghiên cứu. Chương này trình bày kết quả nghiên cứu định lượng. Nội dung chương gồm hai phần chính là kết quả đo lường quản trị lợi nhuận tại công ty mua trong thương vụ M&A và kết quả nhân tố ảnh hưởng đến quản trị lợi nhuận tại công ty mua trong thương vụ M&A. Chương bốn: Bàn luận và hàm ý. Nội dung chương bàn luận kết quả nghiên cứu để trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu và từ đó đề xuất các hàm ý chính sách cho các đối tượng có liên quan.
  20. 7 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU Hai nội dung chính được trình bày ở Chương 1 là cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu về quản trị lợi nhuận trong thương vụ M&A. Về cơ sở lý thuyết, nghiên cứu đã làm rõ các vấn đề về định nghĩa quản trị lợi nhuận; các lý thuyết giải thích quản trị lợi nhuận; động cơ và cơ sở thực hiện quản trị lợi nhuận trong thương vụ M&A; và các mô hình được dùng để đo lường quản trị lợi nhuận phổ biến hiện nay. Về phần tổng quan, nghiên cứu đã làm rõ hai vấn đề, một là quản trị lợi nhuận tại các công ty mua trong thương vụ M&A và hai là các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị lợi nhuận nói chung, cũng như vận dụng trong nghiên cứu gắn với bối cảnh thương vụ M&A. 1.1. Định nghĩa quản trị lợi nhuận Có nhiều định nghĩa về quản trị lợi nhuận. Các nhà nghiên cứu dựa vào mục tiêu quản trị lợi nhuận, cách tiếp cận để đưa ra định nghĩa khác nhau. Schipper (1989, tr. 92) cho rằng mục tiêu của quản trị lợi nhuận là hướng đến các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp. Quản trị lợi nhuận được hiểu là “sự can thiệp có mục đích trong quá trình cung cấp thông tin tài chính ra bên ngoài nhằm đạt được những lợi ích cá nhân”. Tương tự, Healy và Wahlen (1999, tr. 368) cho rằng “quản trị lợi nhuận xảy ra khi người quản lý sử dụng xét đoán trong khi lập và trình bày BCTC hoặc thay đổi cấu trúc hoạt động của doanh nghiệp nhằm làm cho các đối tượng sử dụng thông tin trên BCTC hiểu sai về hiệu quả kinh doanh của công ty hoặc tác động đến các hợp đồng mà có sự cam kết dựa trên chỉ tiêu lợi nhuận kế toán”. Định nghĩa của Mulford và Comiskey (2005, tr. 3) nhấn mạnh mục tiêu này có thể được ra bởi đối tượng bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Quản trị lợi nhuận được định nghĩa “là những thao tác lên chỉ tiêu lợi nhuận để hướng tới một mục tiêu đã được định trước, mục tiêu này có thể được đưa ra bởi các cấp quản lý và các nhà phân tích hoặc để làm lợi nhuận trở nên đẹp hơn”.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2