intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ khoa học: Đối chiếu đặc điểm diễn ngôn của khẩu hiệu tiếng Anh và tiếng Việt

Chia sẻ: K Loi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:165

163
lượt xem
35
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung của luận án trình bày tổng quan vấn đề nghiên cứu và cơ sở lý luận của đề tài, đặc điểm ngôn ngữ của diễn ngôn khẩu hiệu chính trị - xã hội tiếng Anh dưới góc nhìn của lý thuyết phân tích diễn ngôn phê phán, đặc điểm ngôn ngữ của diễn ngôn khẩu hiệu chính trị xã hội tiếng Việt dưới góc nhìn của lý thuyết phân tích diễn ngôn phê phán, so sánh đối chiếu các đặc điểm diễn ngôn của khẩu hiệu chính trị xã hội tiếng Anh và tiếng Việt.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ khoa học: Đối chiếu đặc điểm diễn ngôn của khẩu hiệu tiếng Anh và tiếng Việt

MỤC LỤC<br /> PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... i<br /> 1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... i<br /> 2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................. iii<br /> 3. Nhiệm vụ của luận án ............................................................................................ iii<br /> 4. Đối tượng, phạm vi, nội dung nghiên cứu ............................................................ iv<br /> 5. Phương thức tiếp cận ...............................................................................................v<br /> 5.1 Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................v<br /> 5.2. Các bước tiếp cận vấn đề nghiên cứu của luận án ......................................... viii<br /> 6. Tư liệu của luận án .............................................................................................. viii<br /> 7. Ý nghĩa/đóng góp của luận án ............................................................................... ix<br /> 8. Bố cục của luận án ..................................................................................................x<br /> CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA<br /> ĐỀ TÀI ...................................................................................................................................... 1<br /> 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ............................................................................1<br /> 1.1.1. Khẩu hiệu ............................................................................................................... 1<br /> 1.1.2. Diễn ngôn và phân tích diễn ngôn ......................................................................12<br /> 1.2. Những cơ sở lý luận chủ yếu và liên quan được áp dụng để phân tích diễn<br /> ngôn khẩu hiệu ........................................................................................................14<br /> 1.2.1. Những luận điểm cơ bản của Lý thuyết phân tích diễn ngôn phê phán (Critical<br /> Discourse Analysis - CDA)...........................................................................................15<br /> 1.2.2. Những căn cứ ngôn ngữ học của việc Phân tích Diễn ngôn Phê phán ............20<br /> 1.2.3. Một vài cơ sở lý luận liên quan khác để phân tích và so sánh - đối chiếu diễn<br /> ngôn khẩu hiệu ...............................................................................................................26<br /> 1.3. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ...............................................................................30<br /> 1.3.1. Về khẩu hiệu quảng cáo ......................................................................................30<br /> 1.3.2. Về khẩu hiệu chính trị - xã hội ..........................................................................33<br /> 1.4. Tiểu kết chương 1 ............................................................................................35<br /> <br /> CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ CỦA DIỄN NGÔN KHẨU HIỆU CHÍNH<br /> TRỊ - XÃ HỘI TIẾNG ANH DUỚI GÓC NHÌN CỦA LÝ THUYẾT PHÂN TÍCH<br /> DIỄN NGÔN PHÊ PHÁN ................................................................................................... 37<br /> 2.1. Đặt vấn đề ........................................................................................................37<br /> 2.2. Khẩu hiệu chính trị - xã hội tiếng Anh – một số vấn đề chung .......................38<br /> 2.2.1. Bối cảnh xã hội của khẩu hiệu chính trị - xã hội tiếng Anh .............................38<br /> 2.2.2. Nội dung chủ đề của khẩu hiệu chính trị - xã hội tiếng Anh ............................39<br /> 2.2.3. Khẩu hiệu chính trị - xã hội - đối tượng nghiên cứu của CDA ........................41<br /> 2.3. Những đặc điểm sử dụng từ ngữ của diễn ngôn khẩu hiệu chính trị - xã hội<br /> tiếng Anh theo quan điểm của Lý thuyết phân tích diễn ngôn phê phán ................42<br /> 2.3.1. Giá trị kinh nghiệm của từ ngữ ...........................................................................42<br /> 2.3.2. Giá trị quan hệ của từ ngữ ...................................................................................51<br /> 2.3.3. Giá trị biểu cảm của từ ngữ.................................................................................55<br /> 2.3.4 Sử dụng biện pháp ẩn dụ ......................................................................................57<br /> 2.4. Những đặc điểm cấu trúc ngữ pháp của diễn ngôn khẩu hiệu chính trị - xã hội<br /> tiếng Anh theo quan điểm của Lý thuyết Phân tích Diễn ngôn phê phán ..............62<br /> 2.4.1. Giá trị kinh nghiệm của các hiện tượng ngữ pháp ............................................62<br /> 2.4.2. Giá trị quan hệ của ngữ pháp ..............................................................................67<br /> 2.4.3. Giá trị biểu cảm của ngữ pháp ............................................................................70<br /> 2.4.4. Đặc điểm liên kết câu/ mệnh đề .........................................................................72<br /> 2.5. Các đặc điểm cấu trúc diễn ngôn .....................................................................75<br /> 2.5.1. Độ dài văn bản của diễn ngôn khẩu hiệu ...........................................................75<br /> 2.5.2. Tính mạch lạc của diễn ngôn khẩu hiệu.............................................................76<br /> 2.5.3 Cấu trúc tổ chức vi mô của diễn ngôn khẩu hiệu chính trị - xã hội tiếng Anh .80<br /> 2.6. Tiểu kết chương 2 ............................................................................................81<br /> CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ CỦA DIỄN NGÔN KHẨU HIỆU CHÍNH<br /> TRỊ-XÃ HỘI TIẾNG VIỆT DUỚI GÓC NHÌN CỦA LÝ THUYẾT PHÂN TÍCH<br /> DIỄN NGÔN PHÊ PHÁN ................................................................................................... 82<br /> 3.1. Đặt vấn đề ........................................................................................................82<br /> 3.2. Khẩu hiệu chính trị - xã hội tiếng Việt – một số vấn đề chung .......................82<br /> <br /> 3.2.1. Bối cảnh xã hội của khẩu hiệu chính trị - xã hội tiếng Việt..............................82<br /> 3.2.2. Nội dung chủ đề của khẩu hiệu chính trị - xã hội tiếng Việt ............................83<br /> 3.3. Những đặc điểm sử dụng từ ngữ của diễn ngôn khẩu hiệu chính trị - xã hội<br /> tiếng Việt theo quan điểm của Lý thuyết Phân tích Diễn ngôn phê phán ..............85<br /> 3.3.1. Giá trị kinh nghiệm của từ ngữ ...........................................................................85<br /> 3.3.2. Giá trị quan hệ của từ ngữ ...................................................................................95<br /> 3.3.3. Giá trị biểu cảm của từ ngữ.................................................................................98<br /> 3.3.4. Sử dụng biện pháp ẩn dụ .....................................................................................98<br /> 3.4. Những đặc điểm cấu trúc ngữ pháp của diễn ngôn khẩu hiệu chính trị - xã hội<br /> tiếng Việt theo quan điểm của Lý thuyết Phân tích Diễn ngôn phê phán ............100<br /> 3.4.1. Giá trị kinh nghiệm của các hiện tượng ngữ pháp ..........................................100<br /> 3.4.2. Giá trị quan hệ của ngữ pháp ............................................................................104<br /> 3.4.3. Giá trị biểu cảm của ngữ pháp ..........................................................................106<br /> 3.4.4. Đặc điểm liên kết câu/ mệnh đề .......................................................................108<br /> 3.5. Các đặc điểm cấu trúc diễn ngôn ...................................................................111<br /> 3.5.1. Độ dài văn bản của diễn ngôn khẩu hiệu chính trị - xã hội ............................111<br /> 3.5.2. Tính mạch lạc của diễn ngôn khẩu hiệu chính trị - xã hội ..............................112<br /> 3.5.3. Cấu trúc tổ chức vi mô của diễn ngôn khẩu hiệu chính trị - xã hội................115<br /> 3.6. Tiểu kết chương 3 ..........................................................................................116<br /> CHƯƠNG 4: SO SÁNH ĐỐI CHIẾU CÁC ĐẶC ĐIỂM DIỄN NGÔN CỦA KHẨU<br /> HIỆU CHÍNH TRỊ-XÃ HỘI TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT .................................. 117<br /> 4.1. Đặt vấn đề ......................................................................................................117<br /> 4.2. Những đặc điểm tương đồng của diễn ngôn khẩu hiệu chính trị - xã hội tiếng<br /> Anh (viết tắt KHTA) và khẩu hiệu chính trị - xã hội tiếng Việt (viết tắt KHTV) 118<br /> 4.2.1. Chủ đề ................................................................................................................118<br /> 4.2.2. Từ ngữ ................................................................................................................119<br /> 4.2.3. Cấu trúc ngữ pháp .............................................................................................119<br /> 4.2.4. Cấu trúc diễn ngôn ............................................................................................120<br /> 4.3. Những đặc điểm khác biệt của diễn ngôn KHTA và KHTV .........................121<br /> 4.3.1. Phương thức sử dụng ........................................................................................121<br /> <br /> 4.3.2. Chủ đề ................................................................................................................123<br /> 4.3.3. Từ ngữ ................................................................................................................127<br /> 4.3.4. Cấu trúc ngữ pháp .............................................................................................132<br /> 4.3.5. Cấu trúc diễn ngôn ............................................................................................140<br /> 4.4 Tiểu kết chương 4 ...........................................................................................143<br /> KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................................................ 144<br /> Kết luận ...................................................................................................................144<br /> Đề nghị ....................................................................................................................147<br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> PHỤ LỤC<br /> <br /> i<br /> <br /> PHẦN MỞ ĐẦU<br /> 1. Lý do chọn đề tài<br /> Trong xã hội hiện đại, ngôn ngữ được sử dụng để phát huy tối đa các chức năng<br /> giao tiếp. Ở những nơi những lúc cần sự tác động đến suy nghĩ, thái độ và hành vi của<br /> người tham gia giao tiếp, khẩu hiệu được dùng để cung cấp thông tin, vận động hay<br /> thuyết phục người khác. Khẩu hiệu là những thông điệp được soạn thảo với độ chính<br /> xác và ý nghĩa biểu cảm của từ ngữ rất cao, với sự lựa chọn cấu trúc ngữ pháp rất tinh<br /> tế, gọn nhẹ và với những cấu trúc văn bản phù hợp với ngữ cảnh giao tiếp. Ngôn ngữ<br /> sử dụng trong khẩu hiệu được yêu cầu đạt đến độ chuyển tải ý nghĩa cao và tron vẹn.<br /> Khẩu hiệu có mục đích hướng dẫn mọi người thực hiện những hành vi giao tiếp một<br /> cách chính xác và đúng yêu cầu, cảnh báo trước những tình huống nguy hiểm, hoặc<br /> để thông báo những thay đổi, thông tin mới, cung cấp cho mọi người những thông tin<br /> cần thiết trong những tình huống cụ thể, và để thuyết phục, vận động mọi người thực<br /> hiện một công việc hoặc thay đổi một hành vi, thói quen nào đó. Khẩu hiệu vì thế<br /> đóng vai trò quan trọng trong đời sống giao tiếp của xã hội văn minh, đặc biệt là ở nơi<br /> công cộng, có sự tham gia giao tiếp của nhiều người. Vì tính chất, phạm vi sử dụng<br /> và mục đích của khẩu hiệu khá đa dạng, khái niệm khẩu hiệu được chọn để nghiên<br /> cứu trong đề tài luận án này được giới hạn là khẩu hiệu chính trị - xã hội (KH CTXH) – vấn đề sẽ được định nghĩa và phân tích cụ thể hơn trong các trang chính luận<br /> của luận án này.<br /> Ở Việt Nam, trong thời kì kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, cũng như<br /> trong giai đoạn đổi mới hiện nay, vai trò của KH CT-XH đã được khẳng định trong<br /> chức năng tác động, dẫn dắt, huy động sức mạnh của thể chế và động viên nguồn lực<br /> của toàn dân vì sự nghiệp chung. Bên cạnh đó, quan sát các KH CT-XH được dùng<br /> trong các xã hội nói tiếng Anh (tiêu biểu là xã hội Mỹ), chúng tôi nhận thấy cho dù<br /> thể chế chính trị có khác nhau, nhưng việc sử dụng khẩu hiệu cũng có những nét<br /> chung, bên cạnh những nét khác biệt mang tính đặc thù ngôn ngữ, văn hóa, và cả<br /> cách tư duy. Những điểm tương đồng và khác biệt trong việc sử dụng loại văn bản<br /> đặc biệt này được thể hiện trong các chiến lược dùng từ ngữ, cấu trúc ngữ pháp hay<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2