intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục: Hình thành năng lực đọc cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:200

20
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của Luận án nhằm đề xuất một số biện pháp Hình thành năng lực đọc cho trẻ 5-6 tuổi. Trên cơ sở đó, nâng cao NL đọc của trẻ 5-6 tuổi để các em chuẩn bị tâm thế sẵn sàng vào học lớp 1. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục: Hình thành năng lực đọc cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM NGUYỄN THỊ HOA HÌNH THÀNH NĂNG LỰC ĐỌC CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở TRƢỜNG MẦM NON LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Hà Nội, 2021
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM NGUYỄN THỊ HOA HÌNH THÀNH NĂNG LỰC ĐỌC CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở TRƢỜNG MẦM NON Chuyên ngành: Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn Mã số: 9 14 01 11 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS. TS Nguyễn Thị Hạnh 2. TS. Nguyễn Thị Phƣơng Thảo Hà Nội, 2021
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu đƣợc trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chƣa từng đƣợc ai công bố trên bất kỳ một tạp chí khoa học nào ở trong và ngoài nƣớc hoặc đã sử dụng trong các luận văn, luận án để bảo vệ và nhận học vị. Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã đƣợc cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án này đều đƣợc chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày ..… tháng…. năm 2021 Tác giả Nguyễn Thị Hoa
  4. ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình hoàn thành luận “Hình thành năng lực đọc cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non”, tác giả đã nhận đƣợc rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ vô cùng quý báu của các tập thể và cá nhân. Tác giả xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến tập thể giáo viên hƣớng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Thị Hạnh, TS. Nguyễn Thị Phƣơng Thảo - những ngƣời thầy đã tận tâm chỉ bảo, giúp đỡ và động viên tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu, hoàn thành luận án; Tác giả xin chân thành cảm ơn các cấp lãnh đạo, các nhà khoa học, Phòng Quản lí Khoa học, Đào tạo và Hợp tác quốc tế - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam cùng các đồng nghiệp đã luôn quan tâm, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả học tập, nghiên cứu và thực hiện luận án; Tác giả xin chân thành cảm ơn các giảng viên trƣờng ĐH Sƣ phạm Thái Nguyên, ĐH Thủ Đô, ĐH Tây Bắc, ĐH Sƣ phạm Thành phố Hồ Chí Minh; các giáo viên mầm non ở các trƣờng mầm non trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, tỉnh Quảng Ninh, tỉnh Cao Bằng, tỉnh Bắc Kạn, tỉnh Bắc Giang đã nhiệt tình giúp đỡ tác giả trong quá trình thực hiện luận án; Tác giả xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn động viên, chia sẻ, khuyến khích tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Hà Nội, ngày…...tháng…..năm 2021 Tác giả Nguyễn Thị Hoa
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii MỤC LỤC ................................................................................................................. iii DANH MỤC VIẾT TẮT ............................................................................................v DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. vi DANH MỤC HÌNH ................................................................................................ viii DANH MỤC BIỂU ĐỒ ............................................................................................ ix MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................1 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ......................................................................................3 3. Mục đích nghiên cứu .............................................................................................15 4. Khách thể, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .......................................................15 5. Giả thuyết khoa học ..............................................................................................15 6. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................16 7. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................................16 8. Luận điểm bảo vệ ..................................................................................................17 9. Đóng góp của luận án ............................................................................................17 10. Cấu trúc luận án ..................................................................................................17 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC HÌNH THÀNH NĂNG LỰC ĐỌC CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở TRƢỜNG MẦM NON.........................................18 1.1. Cơ sở lí luận ......................................................................................................18 1.1.1. Lí luận về năng lực đọc của trẻ 5-6 tuổi ở trƣờng mầm non...........................18 1.1.2. Lí luận về hình thành năng lực đọc cho trẻ 5-6 tuổi ở trƣờng mầm non ........25 1.1.3. Đặc điểm ngôn ngữ của trẻ 5-6 tuổi ở trƣờng mầm non .................................38 1.1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến việc hình thành năng lực đọc của trẻ 5-6 tuổi ở trƣờng mầm non ........................................................................................................41 1.2. Cơ sở thực tiễn ..................................................................................................42 1.2.1. Khái quát về địa bàn khảo sát thực trạng ........................................................42 1.2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng và cách thức xử lí số liệu ...................................44
  6. iv 1.2.3. Kết quả khảo sát thực trạng .............................................................................47 1.2.4. Đánh giá chung về thực trạng .........................................................................73 Kết luận chƣơng 1 ...................................................................................................75 CHƢƠNG 2. BIỆN PHÁP HÌNH THÀNH NĂNG LỰC ĐỌC CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở TRƢỜNG MẦM NON ............................................................................76 2.1. Các nguyên tắc xây dựng biện pháp...............................................................76 2.1.1. Đảm bảo mục tiêu phát triển NL đọc cho trẻ ở giai đoạn tiền đọc .................76 2.1.2. Phù hợp với đặc điểm tâm lý của trẻ 5-6 tuổi .................................................76 2.1.3. Làm quen với việc học đọc ở tiểu học, đảm bảo tính vừa sức với trẻ MN .....77 2.1.4. Tạo hứng thú, ham đọc sách cho trẻ bằng nhiều loại hoạt động đa dạng .......77 2.2. Một số biện pháp HTNL đọc cho trẻ 5-6 tuổi ở trƣờng mầm non ..............78 2.2.1. Xây dựng chuẩn năng lực đọc, nội dung dạy học để hình thành năng lực đọc cho trẻ 5-6 tuổi ở trƣờng mầm non ...........................................................................78 2.2.2. Đa dạng hóa các hình thức, phƣơng pháp dạy học theo định hƣớng hình thành và phát triển năng lực đọc cho trẻ 5-6 tuổi ở trƣờng mầm non.................................85 2.2.3. Đánh giá năng lực đọc cho trẻ 5-6 tuổi ở trƣờng mầm non ..........................109 Kết luận chƣơng 2 .................................................................................................128 CHƢƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ........................................................129 3.1. Thực nghiệm sƣ phạm ...................................................................................129 3.1.1. Mục đích và nội dung thực nghiệm...............................................................129 3.1.2. Tổ chức thực nghiệm.....................................................................................129 Kết luận chƣơng 3 .................................................................................................157 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................................158 1. Kết luận ...............................................................................................................158 2. Kiến nghị .............................................................................................................159 2.1. Đối với các nhà quản lí, xây dựng Chƣơng trình giáo dục mầm non ..............159 2.2. Đối với giáo viên mầm non ..............................................................................159 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ....................160 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................161 PHỤ LỤC ..............................................................................................................170
  7. v DANH MỤC VIẾT TẮT CT : Chƣơng trình CT GDMN : Chƣơng trình giáo dục mầm non DH : Dạy học GV : Giáo viên HTNL : Hình thành năng lực MN : Mầm non
  8. vi DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Mô tả các thành tố/kĩ năng NL đọc của trẻ 5-6 tuổi .................................24 Bảng 1.2. Danh sách các trƣờng mầm non tham gia khảo sát thực trạng .................45 Bảng 1.3. Quy ƣớc mã hóa số liệu và định khoảng trung bình của thang đo ...........46 Bảng 1.4. Thực trạng đánh giá của giáo viên mầm non về NL đọc của trẻ 5-6 tuổi ....... 49 Bảng 1.5. Tóm tắt thực trạng về việc thực hiện mục tiêu HTNL đọc cho trẻ 5-6 tuổi ..... 58 Bảng 1.6. Thực trạng về việc thực hiện nội dung HTNL đọc cho trẻ 5-6 tuổi .........59 Bảng 1.7. Thực trạng về năng lực đọc của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trƣờng mầm non ...... 69 Bảng 2.1. Chuẩn kĩ năng làm quen sách của trẻ 5-6 tuổi: các thành tố, chỉ số hành vi và tiêu chí chất lƣợng ..........................................................................79 Bảng 2.2. Xác định chuẩn nhận biết âm vị học của trẻ 5-6 tuổi: thành tố, chỉ số hành vi và tiêu chí chất lƣợng ..........................................................................81 Bảng 2.3. Xác định chuẩn làm quen đọc thành tiếng cho trẻ 5-6 tuổi: thành tố, chỉ số hành vi và tiêu chí chất lƣợng ..................................................................83 Bảng 2.4. Chuẩn kĩ năng làm quen với đọc trơn (theo mẫu) của trẻ 5-6 tuổi: thành tố, chỉ số hành vi và tiêu chí chất lƣợng ..................................................84 Bảng 2.5. Chuẩn kĩ năng làm quen hiểu nghĩa tƣờng minh cho trẻ 5-6 tuổi: thành tố, chỉ số hành vi, tiêu chí chất lƣợng ...........................................................85 Bảng 2.6. Cách nhận dạng và thời gian nghỉ của các dấu câu cơ bản ....................102 Bảng 2.7. Bảng quan sát kĩ năng làm quen với sách của trẻ (Dựa vào bảng “Tiêu chí chất lƣợng của chỉ số hành vi”) .......................................................110 Bảng 2.8. Bảng quan sát kĩ năng đọc trơn của trẻ (Dựa vào bảng “Tiêu chí chất lƣợng của chỉ số hành vi”) .....................................................................120 Bảng 2.9. Bảng quan sát kĩ năng hiểu nghĩa tƣờng minh của trẻ (Dựa vào bảng “Tiêu chí chất lƣợng của chỉ số hành vi”) .............................................123 Bảng 3.1. Cách thức tiến hành và tiêu chí đánh giá NL nhận biết âm vị của trẻ ....136 Bảng 3.2. Tổng hợp đánh giá của từng trẻ theo tiêu tiêu chí đánh giá ...................140 Bảng 3.3. Kết quả đánh giá đầu vào nhóm đối chứng TRƢỚC thực nghiệm ........141 Bảng 3.4. Kết quả đánh giá nhóm thực nghiệm TRƢỚC thực nghiệm .................141 Bảng 3.5. Kết quả đánh giá nhóm đối chứng SAU thực nghiệm ............................152
  9. vii Bảng 3.6. Kết quả đánh giá nhóm thực nghiệm SAU thực nghiệm ........................153 Bảng 3.7. Kiểm nghiệm sự khác biệt giữa trƣớc và sau thực nghiệm của nhóm đối chứng .................................................................................... 154 Bảng 3.8. Kiểm nghiệm sự khác biệt giữa trƣớc và sau thực nghiệm của nhóm thực nghiệm ................................................................................... 155 Bảng 3.9. Kiểm nghiệm so sánh sự khác biệt sau thực nghiệm giữa nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm ............................................................................156
  10. viii DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. .................................................................................................................26 Hình 1.2. Mức độ hình thành NL đọc tiếng Anh cơ bản của SAWANs ...................37 Hình 2.1. Sách tranh (Hình chụp từ cuốn sách “Có vòi không phải con voi” - Câu đố dân gian cho bé, NXB Hội Nhà Văn, 2015) ............................................86 Hình 2.2. Sách tranh (Hình chụp từ cuốn sách: “Điều gì xẩy ra nếu…: Ở ngoài vƣờn”, NXB Giáo dục, 2007, sách dịch) .................................................86 Hình 2.3. Cấu tạo của chung của cuốn sách ..............................................................87 Hình 2.4. Bìa của sách (ảnh chụp từ cuốn sách: Bí mật của chiều cao, NXB Lao Động, tác giả Tomohiro Okubo và Hiroko Kodama, Nguyễn Thu Hằng dịch) .....87 Hình 2.5. Cấu tạo một trang sách (ảnh chụp từ cuốn sách: Bí mật của chiều cao, NXB Lao Động, tác giả Tomohiro Okubo và Hiroko Kodama, Nguyễn Thu Hằng dịch) ........................................................................................88 Hình 2.6. Thẻ đánh dấu đọc sách hình động vật (https://www.pgpromotionalitems.co.uk/products/animal-bug- bookmarks) ..............................................................................................88 Hình 2.7. Mã hóa thời gian nghỉ (tƣơng đối) của các loại dấu câu cơ bản .............102
  11. ix DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lí, giáo viên với việc HTNL đọc của trẻ 5-6 tuổi ......................................................................................47 Biểu đồ 1.2. Thực trạng thực hiện mục tiêu HTNL đọc cho trẻ 5-6 tuổi..................55 Biểu đồ 1.3. Thực trạng sử dụng phƣơng pháp HTNL đọc cho trẻ 5-6 tuổi.............62 Biểu đồ 1.4. Thực trạng về việc sử dụng hình thức HTNL đọc cho trẻ 5-6 tuổi ......65 Biểu đồ 1.5. Thực trạng về việc đánh giá kết quả HTNL đọc cho trẻ 5-6 tuổi.........67 Biều đồ 3.1. So sánh trung bình đầu vào thực nghiệm với đối chứng ....................142 Biểu đồ 3.2. So sánh điểm trung bình đánh giá trƣớc thực nghiệm và sau thực nghiệm của nhóm đối chứng ............................................................................... 152 Biểu đồ 3.3. So sánh điểm trung bình đánh giá trƣớc thực nghiệm và sau thực nghiệm của nhóm thực nghiệm ........................................................................... 153 Biểu đồ 3.4. So sánh điểm trung bình giữa nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm ....... 155
  12. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu đặc biệt, là phƣơng tiện nhận thức và giao tiếp hữu hiệu nhất của con ngƣời. Ngôn ngữ có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc phát triển trí tuệ và nhân cách của trẻ nói riêng và của con ngƣời nói chung. Phát triển ngôn ngữ là quá trình trẻ lĩnh hội cấu trúc, chức năng, cách thức sử dụng ngôn ngữ cùng với những quy ƣớc xã hội trong việc sử dụng ngôn ngữ. Lĩnh hội ngôn ngữ bao gồm 3 khía cạnh: nội dung (từ và nghĩa của từ), hình thái cấu trúc (ngữ pháp và cú pháp), và chức năng của ngôn ngữ. Đối với trẻ mầm non, sự phát triển ngôn ngữ đƣợc chia làm hai giai đoạn: giai đoạn tiền ngôn ngữ (dƣới 12 tháng tuổi) và giai đoạn ngôn ngữ (từ 12 tháng tuổi trở đi). Lứa tuổi mầm non là “thời kỳ vàng” để phát triển ngôn ngữ của trẻ. Ở giai đoạn này trẻ đạt đƣợc những thành tích vƣợt trội mà các giai đoạn sau không có đƣợc. Trẻ làm phong phú vốn từ, cách sử dụng từ, để thể hiện suy nghĩ và cảm xúc của bạn thân và hiểu đƣợc hành vi mục đích của ngƣời khác thông qua hoạt động nói và viết. Ngôn ngữ là công cụ của tƣ duy, kích thích trí tuệ của trẻ nhạy bén hơn. Mỗi ngày, bé đều muốn tìm hiểu về thế giới xung quanh. Thông qua việc nhận biết các sự vật, hiện tƣợng, đặc điểm, tính chất của chúng, trẻ sẽ biết gọi tên, học đƣợc từ tƣơng ứng. Khi trẻ càng biết đƣợc nhiều thì trẻ lại càng ham tìm hiểu hơn. Ngôn ngữ đã giúp trẻ mở rộng thế giới xung quanh mình. Cũng từ đó mà các thao tác tƣ duy ngày càng hoàn thiện. 1.2. Khả năng đọc, viết là một yếu tố vô cùng quan trọng đối với mỗi trẻ mầm non khi bƣớc vào nhà trƣờng phổ thông. Đó là cơ sở để trẻ mầm non lĩnh hội tri thức, trƣởng thành trong học vấn và kĩ năng sống. Sự kiện biết đọc, biết viết làm thay đổi sâu sắc hoạt động ngôn ngữ và nhận thức của trẻ, giúp các em chuyển từ ngôn ngữ đời sống sang các cơ sở của ngôn ngữ khoa học, tạo nhu cầu rèn luyện, sử dụng trong giao tiếp và trong cuộc sống hàng ngày. Hiện nay, các nhà khoa học đều khẳng định giai đoạn từ 0-6 tuổi là giai đoạn vàng để hình thành ngôn ngữ cho trẻ và có tính quyết định tới sự hình thành trí tuệ của trẻ sau này. Vì vậy, chúng ta cần chuẩn bị cho việc đọc, viết của trẻ trƣớc khi trẻ học đọc, học viết một cách chính thức ở trƣờng Tiểu học. Giáo dục mầm non không có nhiệm vụ dạy trẻ đọc, viết nhƣng chuẩn bị đọc, viết lại là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non đặc biệt là cuối tuổi mẫu giáo, khi trẻ bắt đầu chuyển hoạt động chủ đạo từ hoạt động vui chơi
  13. 2 sang hoạt động học tập. Và trong hoàn cảnh đó, khi trẻ có những kinh nghiệm và sự sẵn sàng của việc học đọc, viết sẽ là nền tảng quan trọng giúp trẻ hình thành các NL học tập sau này. 1.3. Thực tế cho thấy trẻ nhỏ có khả năng học đọc từ rất sớm và có khả năng học đọc rất nhanh. Khả năng này, hình thành ngay từ khi mới sinh ra và đến khoảng 5-6 tuổi các em đã biết những điều cơ bản về bản thân, gia đình, thế giới quen thuộc xung quanh…. Nếu đƣợc động viên, khích lệ trẻ sẽ học rất nhanh, kết quả có khi rất bất ngờ. Thông tƣ số 23/2010/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 7 năm 2010 của Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề cập đến các nội dung phát triển kỹ năng ngôn ngữ cho trẻ 5- 6 tuổi, đặc biệt là các kỹ năng tiền học đọc, học viết nhƣ: trẻ thể hiện hứng thú với việc đọc, trẻ thể hiện một số hành vi ban đầu của việc đọc, trẻ thể hiện một số hiểu biết ban đầu về việc viết... Hình thành năng lực tiền đọc cho trẻ 5 - 6 tuổi là một vấn đề cấp thiết, là công tác chuyên biệt trong chuẩn bị cho trẻ vào trƣờng phổ thông. Song tác động đến trẻ 5- 6 tuổi là tác động đến một con ngƣời nên cần phải hết sức thận trọng và mang tính khoa học. Phải tôn trọng những đặc điểm phát triển của trẻ theo đúng quy luật, tạo tiền đề vững chắc cho các giai đoạn phát triển tiếp theo. 1.4. Theo định hƣớng phát triển phổ thông hiện nay, đổi mới mục tiêu giáo dục chuyển nền giáo dục chú trọng mục tiêu sang nền giáo dục chú trọng hình thành, phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất ngƣời học. Vì vậy, sự phát triển của một giai đoạn vừa là kết quả của giai đoạn trƣớc đó, vừa là tiền đề cho giai đoạn phát triển kế tiếp. Điều đó có nghĩa là nếu trẻ đƣợc phát triển tốt ở giai đoạn trƣớc cũng là chuẩn bị tốt cho giai đoạn sau. Trẻ 5-6 tuổi ở trƣờng mầm non đƣợc coi là những ngƣời tiền đọc (emergent reader). Nhƣng trên thực tế, vấn đề dạy đọc ở MN và tiểu học có sự chênh lệch: MN chƣa thiết kế chƣơng trình theo yêu cầu cần đạt của NL; Ngữ liệu đọc chủ yếu là VB văn học, chƣa có VB TT. Vì vậy, giáo dục mầm non cần xây dựng thống nhất với giáo dục Tiểu học. Hoạt động dạy học vừa phải phù hợp với giáo dục mầm non và tiếp cận với mục tiêu giáo dục Tiểu học. Từ đó, các nhà giáo dục hình thành năng lực đọc cho trẻ 5-6 tuổi ở trƣờng mầm non sẽ tạo tiền đề vững vàng cho trẻ vào lớp 1. Đây là hoạt động mang tính bắt buộc, có tổ chức chặt chẽ, có mục đích, có kế hoạch rõ ràng. Vì ở trƣờng mầm non, giáo viên và trẻ là mẹ và con – tính chất giáo dục gia đình, còn ở Tiểu học là mối quan hệ ngƣời học và ngƣời dạy trong vấn đề tiếp nhận tri thức và hình thành nhân cách. Vì những lý do nêu trên, chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu:“ Hình thành năng lực đọc cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non”.
  14. 3 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 2.1. Những nghiên cứu về sự phát triển ngôn ngữ của trẻ mầm non trƣớc tuổi đến trƣờng Những nghiên cứu về sự phát triển ngôn ngữ của trẻ ở lứa tuổi mầm non rất đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu việc tiếp cận vấn đề nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau. Có thể kể đến một số hƣớng nghiên cứu nhƣ sau: 2.1.1. Nghiên cứu chức năng, vai trò của ngôn ngữ đối với sự phát triển của trẻ em tuổi mầm non 2.1.1.1. Trên thế giới Đại diện cho hƣớng nghiên cứu này có một số tác giả sau: L.X. Vygotsky, J. Piaget, V.C Mukhina, E.I. Tikheva, Jaggar....đều nhấn mạnh đến vai trò của ngôn ngữ trong sự phát triển tƣ duy, nhận thức của một đứa trẻ. Theo lý thuyết về sự phát triển ngôn ngữ và tƣ duy: J. Piaget và L.X. Vygotsky cho thấy mối quan hệ giữa sự phát triển nhận thức và phát triển ngôn ngữ của trẻ em: ngôn ngữ là một bộ phận của một quá trình phát triển trí tuệ; ngôn ngữ là phƣơng tiện để tƣ duy. Theo J. Piage, nguồn nhận thức quan trọng nhất chính là bản thân đứa trẻ. Lời nói luôn đi kèm với hành động. Trẻ có đƣợc và sử dụng ngôn ngữ khi phát triển các khái niệm. Sự trải nghiệm là quan trọng nhất, ngôn ngữ đƣợc hình thành và phát triển trong bối cảnh xã hội sau khi những khái niệm đã đƣợc hình thành [83,9]. Theo L.X. Vygotsky ngôn ngữ giúp trẻ tƣ duy và lựa chọn hành động phù hợp với bản thân. Ông đánh giá ngôn ngữ là nền tảng cho tất cả các quá trình tƣ duy bậc cao nhƣ: điều khiển, chú ý, ghi nhớ có chủ định và nhớ lại, phân loại, kế hoạch hóa hoạt động và giải quyết vấn đề. Với lý thuyết về vùng phát triển gần nhất tác giả đã đƣa ra các bài tập khi trẻ không giải quyết đƣợc nhƣng có thể làm đƣợc nhờ có sự giúp đỡ của ngƣời lớn. Khi tham gia vào hoạt động và giao tiếp, trẻ học đƣợc ngôn ngữ của những ngƣời tham gia giao tiếp với mình và biến chúng thành ngôn ngữ cá nhân và sử dụng trong các hoàn cảnh tƣơng tự [24;96]. Nhà nghiên cứu Jaggar (1985) cùng quan điểm đã mô tả quá trình học ngôn ngữ nhƣ sau “Khi giao tiếp với mọi ngƣời, trẻ xây dự hệ thống ngôn ngữ, đồng thời trẻ cũng sử dụng chính hệ thống đó để xây dựng một hệ thống khác... Điều đó có nghĩa là trẻ sử dụng ngôn ngữ và thông qua ngôn ngữ để học. Trong quá trình phát triển hai hệ thống nói trên (ngôn ngữ và kiến thức) trẻ cũng học về ngôn ngữ. Trẻ nhận thức về bản chất ngôn ngữ, về các dạng thức và chức năng của ngôn ngữ”.
  15. 4 Nhà nghiên cứu Maria Montessori với rất nhiều những công trình nghiên cứu về trẻ em cũng đã quan sát sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ nhỏ bao gồm: Những âm thanh riêng lẻ; Các vần; Những từ đơn giản, những vần đôi; Hiểu và nói tên các đồ vật; Bùng nổ ngôn ngữ; Các dạng thời hiện tại, quá khứ và tƣơng lai của động từ, cách sử dụng đại từ; Xây dựng câu có nhiều thành phần phụ thuộc. Điều này giúp chúng ta quan sát trẻ nhỏ và thúc giục chúng ta trở thành ngƣời có ý thức đối với khả năng hình thành và phát triển ngôn ngữ ở trẻ. [55] Các nhà nghiên cứu Jerome Brunner (1983 – 1996); Tomasello (2006); Bloom & Tinker (2001) cũng cho rằng bối cảnh văn hóa xã hội có ảnh hƣởng rất lớn đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. Quan điểm của các nhà nghiên cứu có nhiều điểm chung với Vygotsky về vùng phát triển gần nhất. Các nhà nghiên cứu đều nhấn mạnh đến vai trò của cha mẹ và giáo viên trong việc xây dựng môi trƣờng giao tiếp tác động đến trẻ. Vì vậy, các nhà giáo dục cần tạo ra một môi trƣờng giao tiếp nhúng chìm ngôn ngữ. [87]. Tóm lại, chúng tôi nhận thấy, các công trình nghiên cứu đều chỉ ra rằng phát triển ngôn ngữ cho trẻ có ảnh hƣởng đến tất cả các lĩnh vực phát triển khác của trẻ. Quá trình trƣởng thành của trẻ bên cạnh sự phát triển thể chất là trí tuệ. Công cụ để phát triển tƣ duy, trí tuệ chính là ngôn ngữ. Vì vậy, phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở trƣờng mầm non là thực hiện mục tiêu “kép”: thứ nhất là trẻ đƣợc học tiếng mẹ đẻ, thứ hai là sử dụng ngôn ngữ nhƣ một công cụ để vui chơi, học tập. 2.1.1.2. Ở Việt Nam Qua việc tìm hiểu các công trình nghiên cứu của Nguyễn Huy Cẩn “Tiếng nói trẻ thơ” (1998) “Từ hoạt động đến ngôn ngữ trẻ em” (2001); Ngô Công Hoàn “ Tâm lí học trẻ em từ lứa tuổi lọt lòng đến 6 tuổi”; Lƣu Thị Lan “ Tìm hiểu những bƣớc phát triển ngôn ngữ trẻ em từ 1 đến 6 tuôỉ”.....chúng tôi nhận thấy điểm chung trong vấn đề nghiên cứu của các tác giả là: các tác giả đều nhận định ngôn ngữ là phƣơng tiện để giao tiếp, nhận thức sự vật hiện tƣợng xung quanh, rất cần thiết cho sự phát triển trí tuệ và họ nhấn mạnh đến vai trò của ngôn ngữ trong sự phát triển tƣ duy, trí tuệ của trẻ, đặc biệt trong giai đoạn từ 0 đến 6 tuổi. Đồng thuận với quan điểm trên, các nhà nghiên cứu Tạ Thị Ngọc Thanh “Dạy trẻ phát âm đúng và làm giàu vốn từ cho trẻ”, Cao Đức Tiến, Nguyễn Quang Ninh “Tiếng Việt và phƣơng pháp phát triển lời nói cho trẻ em”; Nguyễn Xuân Khoa “Phƣơng pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo”....cũng đều đề cập đến các vai
  16. 5 trò chức năng của ngôn ngữ đối với sự phát triển của trẻ để từ đó xây dựng nội dung, phƣơng pháp, hình thức phát triển ngôn ngữ cho trẻ trƣớc tuổi đến trƣờng tiểu học. Tác giả Phạm Văn Lam trong “Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ trƣớc tuổi đến trƣờng” cung cấp một số điểm quy chiếu về tốc độ phát triển ngôn ngữ của trẻ ở giai đoạn tiền học đƣờng... Bởi lẽ, trong giai đoạn này, nếu trẻ không đƣợc tiếp xúc với môi trƣờng ngôn ngữ tự nhiên thì về sau chúng không thể hoặc rất khó có NL ngôn ngữ nhƣ bình thƣờng. Trẻ có NL ngôn ngữ tốt thì khả năng bộc lộ biểu đạt ý tƣởng, cảm xúc, lập luận và xử lí vấn đề mới tốt. NL ngôn ngữ tốt thì NL tƣ duy, thiết lập và duy trì các quan hệ xã hội, NL phát hiện, đối mặt và giải quyết vấn đề... cũng theo đó mà đƣợc củng cố phát triển.[70] Nhƣ vậy có thể thấy phát triển ngôn ngữ cho trẻ là điều hết sức quan trọng. Nhờ có ngôn ngữ mà trẻ giao tiếp đƣợc với mọi ngƣời xung quanh, qua đó mà trẻ bộc lộ suy nghĩ, tình cảm, mong muốn của mình. Cũng nhờ có ngôn ngữ mà cha mẹ, những nhà giáo dục có những tác động tích cực giúp trẻ hình thành và phát triển nhân cách của mình. Ngôn ngữ phát triển chính là công cụ giúp tƣ duy của trẻ phát triển theo. Phát triển ngôn ngữ chính là phát triển toàn diện cho trẻ. Phát triển ngôn ngữ cũng chính là tiền đề quan trọng giúp trẻ hình thành năng lực đọc trƣớc khi chính thức học đọc ở trƣờng phổ thông. 2.1.2. Nghiên cứu về xây dựng nội dung, phương pháp, biện pháp, hình thức phát triển ngôn ngữ của trẻ mầm non trước tuổi đến trường 2.1.2.1. Trên thế giới Các nhà nghiên cứu E.I.Tikheva, K. Hainơdich, Ph.Asôkhina.... trên cơ sở nghiên cứu các đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ nhƣ bộ máy phát âm,môi trƣờng giáo dục, môi trƣờng xã hội; Các đặc điểm phát triển vốn từ, ngữ âm, ngữ pháp...để từ đó xây dựng nội dung, phƣơng pháp, các hình thức phát triển ngôn ngữ cho trẻ trƣớc tuổi đến trƣờng. Trên cơ sở nghiên cứu về chức năng của ngôn ngữ, nhà lí luận phát triển ngôn ngữ Bruner cũng cho rằng: để thúc đẩy sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ, cần có sự hỗ trợ từ rất nhiều yếu tố nhƣ yếu tố tâm lí, môi trƣờng, cơ hội.....trong đó còn có cả hệ thống hỗ trợ từ ngƣời mẹ gọi là Hệ thống hỗ trợ lĩnh hội ngôn ngữ (Language Acquisiton Support System – LASS) (1978). LASS là hệ thống cung cấp những hỗ trợ cần thiết để hỗ trợ phát triển NL ngôn ngữ của trẻ. Đồng quan điểm với Bruner, trong nghiên cứu về sự phát triển ngôn ngữ của trẻ mầm non các tác giả A.M. Barôzitr, L.P. Phêđôrencô, G.A Phômitreva, B.K.
  17. 6 Loomarep.....đã nghiên cứu xây dựng các phƣơng pháp phát triển vốn từ, nói đúng ngữ pháp, phát triển lời nói mạch lạc, phát triển vốn từ nghệ thuật, “đọc” sách ở vƣờn trẻ......từ đó luyện tập cho trẻ các hình thức kể chuyện khác nhau: kể lại chuyện, kể chuyện theo tƣởng tƣợng, kể chuyện theo kinh nghiệm....nhằm phát triển ngôn ngữ mạch lạch cho trẻ mầm non. Tác giả Jenne M.Machado trong “Những kinh nghiệm của trẻ mầm non trong nghệ thuật ngôn ngữ ” cho rằng “mỗi đứa trẻ đang lớn dần trong khả năng ngôn ngữ theo cách riêng của mình” vì vậy trên cơ sở nghiên cứu về âm vị học, hình thái học, cú pháp học, ngữ nghĩa...từ đó tác giả đã xây dựng các hoạt động rất thiết thực nhằm mục đích phát triển ngôn ngữ cho trẻ nhƣ: học từ ngƣời mẹ, cho trẻ làm quen với sách, hƣớng dẫn kĩ thuật đọc sách, tiếp cận với đọc viết, sử dụng đồ chơi... [55] Các nhà nghiên cứu Helen Gloe, Counrtney, B.Cazden, Robert J. Canady... trên cơ sở nghiên cứu những điều cần thiết cho sự phát triển ngôn ngữ của trẻ mầm non nhƣ: hoàn chỉnh bộ máy phát âm, môi trƣờng ngôn ngữ, những yếu tố tác động.......cũng đã xây dựng các bài tập cụ thể để dạy trẻ phát âm, dạy trẻ nói đúng ngữ pháp, phát triển vốn từ. Tóm lại, điểm chung của các công trình nghiên cứu về nội dung, phƣơng pháp, biện pháp, hình thức phát triển ngôn ngữ của trẻ trƣớc tuổi đến trƣờng đều dựa trên dựa trên việc nghiên cứu: hệ thống ngữ âm (hệ thống âm thanh của một ngôn ngữ); cú pháp học (hệ thống nguyên tắc xác định trật tự của từ và sự kết hợp các từ với nhau để tạo thành câu có nghĩa); Ngữ nghĩa (ý nghĩa của từ); tính logic (ngữ cảnh xảy ra tình huống). Kết quả của những nghiên cứu này là cơ sở quan trọng để xây dụng các hoạt động phát triển ngôn ngữ thật sự phù hợp đối với trẻ mầm non. 2.1.2.2. Ở Việt Nam Những công trình nghiên cứu đầu tiên của Nguyễn Huy Cẩn về “Một số vấn đề nghiên cứu ngôn ngữ của trẻ em và việc dạy nói cho trẻ em” (1983) “Sự tiếp thu tiếng mẹ đẻ ở trẻ em và việc dạy nói” (1992), Đoàn Thiện Thuật……, Lƣu Thị Lan với “Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ em lứa tuổi mẫu giáo” (1994), “Những bƣớc phát triển ngôn ngữ cho trẻ em từ 0-6 tuổi” (1996)... các tác giả đều quan tâm tới đặc điểm phát âm của trẻ, đặc điểm phát triển vốn từ, các lỗi mà trẻ thƣờng gặp trong khi phát âm. Ngoài ra, các nghiên cứu của các tác giả Tạ Thị Ngọc Thanh “Dạy trẻ phát âm đúng và làm giàu vốn từ cho trẻ” (1980); Cao Đức Tiến, Nguyễn Quang Ninh, Hồ Lam Hồng “Tiếng Việt và phƣơng pháp phát triển lời nói cho trẻ em” (Trung tâm
  18. 7 nghiên cứu Đào tạo và Bồi dƣỡng giáo viên, Hà Nội, 1993)…đã đƣa ra những yếu tố ảnh hƣởng đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ để từ đó xây dựng nội dung, phƣơng pháp, biện pháp, hình thức phát triển ngôn ngữ cho trẻ em trƣớc tuổi học. Tác giả Nguyễn Xuân Khoa cho rằng việc chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo vào học trƣờng phổ thông có ý nghĩa rất quan trọng. Trong cuốn “Phƣơng pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo” (NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 1999 – có thể coi đây là cuốn giáo trình đại học đầu tiên ở nƣớc ta thuộc lĩnh vực này) tác giả đã đi vào phân tích, lý giải một cách sâu sắc lịch sử ra đời bộ môn phƣơng pháp phát triển tiếng “mẹ đẻ” cho trẻ. Từ đó, đi sâu vào việc tìm hiểu các đặc điểm phát triển tâm sinh lý của trẻ ở từng độ tuổi để trình bày các nội dung: dạy trẻ nghe và phát âm đúng, phƣơng pháp phát triển từ ngữ, phƣơng pháp dạy trẻ đặt câu, phƣơng pháp phát triển lời nói mạch lạc, chuẩn bị cho trẻ học đọc, học viết. Có thể thấy, tác giả đã dày công nghiên cứu các tƣ liệu khoa học trong và ngoài nƣớc, đã thể hiện một số quan điểm riêng của mình về vấn đề phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở lứa tuổi mầm non. Tác giả Đinh Hồng Thái trong “Phát triển ngôn ngữ trẻ em tuổi mầm non” đã có những khái quát rất cụ thể về ngôn ngữ và sự phát triển ngôn ngữ trẻ em ở tuổi mầm non, đánh giá phát triển ngôn ngữ tuổi mầm non là một khoa học. Từ đó, tác giả đã xác định các nhiệm vụ phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non (Giáo dục chuẩn mực ngữ âm tiếng Việt, Hình thành và phát triển vốn từ cho trẻ, dạy trẻ các mẫu câu tiếng Việt; Phát triển lời nói mạch lạc; Chuẩn bị cho tre khả năng tiền đọc, viết; Phát triển ngôn ngữ nghệ thuật; Giáo dục tình yêu đối với tiếng mẹ đẻ); Các hình thức phát triển ngôn ngữ trẻ em (hình thức tiết học và ngoài tiết học); Phƣơng pháp phát triển ngôn ngữ trẻ em (Phƣơng pháp trực quan, phƣơng pháp dùng lời, phƣơng pháp thực hành, phƣơng pháp trò chơi). Tác giả khẳng định “Trẻ càng nhỏ càng cần có sự giao tiếp ngôn ngữ để thúc đẩy nhanh sự phát triển của trẻ từ giai đoạn tiền ngôn ngữ đến giai đoạn ngôn ngữ” [56,93]. Đinh Thanh Tuyến (2019) trong “Lí luận và phƣơng pháp tổ chức hoạt động phát triển ngôn tuổi mầm non” trên cơ sở nghiên cứu khoa học phát triển ngôn ngữ, cơ sở tự nhiên và xã hội của sự phát triển ngôn ngữ, quá trình phát triển ngôn ngữ tuổi mầm non đã xây dựng nội dung, hình thức, phƣơng pháp tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ tuổi mầm non. Đặc biệt, trong công trình nghiên cứu của mình, tác giả còn quan tâm đến hiện tƣợng song ngữ và phát triển ngôn ngữ thứ hai. Bên cạnh những công trình nghiên cứu chuyên sâu, có hệ thống về sự phát triển ngôn ngữ của trẻ mầm non, còn có rất nhiều những nghiên cứu đi sâu vào đặc
  19. 8 điểm, biện pháp cụ thể đƣợc vận dụng trong hoạt động dạy học để phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non của các tác giả Lê Vân Anh, Phan Thị Ngọc Anh, Nguyễn Thị Cẩm Bích, Nguyễn Thị Huệ, Vũ Thị Hƣơng Giang, Hà Nguyễn Kim Giang,.... Tác giả Vũ Thị Hƣơng Giang trong bài viết “Phát triển khả năng ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo qua truyện tranh” nhấn mạnh rằng: “Đọc” truyện tranh là quá trình tự trẻ sẽ phát hiện ra cách giải mã tổng quát các chữ cái đƣợc sắp xếp theo quy định để tạo nên từ, hiểu đƣợc các chức năng của ngôn ngữ viết là truyền đạt thông tin, biết sử dụng các quy tắc đọc viết thông thƣờng. Nguyễn Thị Huệ (2018) trong bài viết “Phát triển ngôn ngữ miêu tả cho trẻ mẫu giáo qua dạy trẻ kể chuyện với đồ chơi” cho rằng thông qua hoạt động kể chyện theo đồ chơi ở trƣờng mầm non trẻ sẽ phát triển nhận thức (tên gọi, đặc điểm, ích lợi, môi trƣờng sống, quá trình phát triển....), đƣợc phát triển ngôn ngữ (sử dụng các từ, câu để miêu tả đặc điểm nổi bật, biết đặt tên cho câu chuyện...), phát triển thẩm mĩ. Tác giả Nguyễn Cẩm Bích trong bài viết “Một số biện pháp hƣớng dẫn trẻ 5-6 tuổi kể chuyện sáng tạo” cho rằng: đây là một hình thức độc đáo, đầy tính sáng tạo giúp trẻ hình thành và phát triển ngôn ngữ một cách hiệu quả; giúp trẻ mở rộng vốn từ; luyện phát âm; nắm vững hơn các quy tắc ngữ pháp; biết sắp xếp và diễn đạt mạch lạc các ý tƣởng của bản thân. Từ đó, tác giả đã đề xuất 6 biện pháp hƣớng dẫn trẻ 5-6 tuổi kể chuyện sáng tạo nhằm giúp trẻ phát triển ngôn ngữ: Chia sẻ thông tin, sử dụng đa dạng các loại câu hỏi, sử dụng tranh/ảnh gợi ý, sử dụng hành động thân thể, phỏng đoán/cƣờng điệu hóa câu chuyện, sử dụng sơ đồ gợi ý. Tóm lại, những công trình nghiên cứu về sự phát triển ngôn ngữ của trẻ em ở Việt Nam trên cơ sở tiếp thu các kết quả nghiên cứu đi trƣớc, cũng đã có sự vận dụng linh hoạt trên tƣ liệu trẻ em Việt Nam ở các độ tuổi khác nhau. Từ đó, đề xuất những nội dung, biện pháp, phƣơng pháp phù hợp để giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mầm non một cách thật hiệu quả. 2.2. Những nghiên cứu về HTNL đọc cho trẻ 5-6 tuổi ở trƣờng mầm non Trẻ ở lứa tuổi mầm non là giai đoạn diễn ra sự phát triển nhanh về nhiều lĩnh vực, nổi bật hơn cả là lĩnh vực ngôn ngữ. Thông qua ngôn ngữ, trẻ có thể nhận thức về thế giới xung quanh một cách sâu rộng, rõ ràng, chính xác….Cũng chính vì thế mà phát triển ngôn ngữ nói chung và hình thành năng lực đọc cho trẻ mầm non nói riêng đƣợc nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Nhiều nhà nghiên cứu đã nhận thấy chƣa có sự minh bạch và thống nhất trong các định nghĩa về NL đọc của trẻ
  20. 9 mầm non, đặc biệt việc phân biệt nó với các khái niệm lân cận nhƣ kĩ năng, khả năng...(skill, ability). Trong phạm vi của luận án, chúng tôi tiếp cận một trong bốn NL bộ phận quan trọng trong NL giao tiếp ngôn ngữ của trẻ mầm non - NL đọc. 2.2.1. Trên thế giới Quan điểm thứ nhất của các nhà tâm lý, giáo dục học nhƣ Throne (1988), Elkind (1988), Gallagher và Coche (1987)... đã đƣa ra kết luận rằng dạy trẻ học đọc cho trẻ quá sớm sẽ mang lại nhiều tác hại hơn là lợi, nó làm giảm thời gian vui chơi và lấy đi thời gian sáng tạo các biểu tƣợng, hình ảnh của trẻ khiến chúng có thể không khao khát trở thành ngƣời biết đọc, viết. Trong khi đó, vui chơi sẽ tạo cho sự tƣơng tác hình ảnh tƣởng tƣợng, sự bắt chƣớc và ngôn ngữ sẽ xây dựng nền tảng cần thiết cho việc học đọc, viết của trẻ sau này. [454,55]. Quan điểm thức hai cho rằng sự phát triển khả năng tiền đọc – viết của trẻ bắt đầu từ rất sớm. Các nhà nghiên cứu Jewell và Zints (1986) đã đƣa ra quan điểm về việc dạy đọc đƣợc rất nhiều các chuyên gia nghiên cứu về trẻ em tán thành “Có một số trẻ 4 tuổi thích đọc chữ in, và chúng học đọc. Một số trẻ 5 tuổi cũng vậy”. Hai nhà nghiên cứu đã liệt kê các hành vi đọc của trẻ trong suốt quá trình diễn ra hoạt động đọc giữa trẻ và ngƣời lớn: nghe và nhìn; Nhắc nhở ngƣời lớn nếu ngƣời lớn bỏ qua một trang nào đó; Đọc cho chính mình, cho búp bê, hoặc cho ngƣời khác nghe; Ghi nhớ và kể lại khi nhìn vào tranh; Xác định các từ cụ thể; Hỏi lại từ đó nói gì; Nhắc lại cụm từ, câu mà ngƣời lớn đọc; Đọc hầu hết các từ (do ngƣời lớn hỗ trợ). Anderson, Hiebert, Scott và Williams (1985), tác giả cuốn “Trở thành quốc gia của những ngƣời biết đọc: Báo cáo về nhiệm vụ đọc” đã đƣa ra cơ sở để hoàn thiện ngữ âm cho trẻ mầm non là sử dụng hình thức đọc truyện, kể chuyện ở tất cả các độ tuổi. Lomax và McGee (1987), còn chỉ ra rằng, trẻ có khả năng gọi tên các chữ cái đƣợc gọi là chỉ số biểu thị khả năng học đọc từ của trẻ. Mason (1980) cũng cho rằng “Khả năng đọc tên các chữ cái là cốt yếu nhất vì nó cũng đi liền với một số yếu tố khác”. Nhà nghiên cứu Marie Clay ngƣời New Zealand vào năm 1996 đã đƣa ra khả năng tiền đọc – viết để mô tả các hành vi của trẻ nhỏ khi chúng sử dụng sách và các tài liệu, dụng cụ đọc – viết để bắt chƣớc các hoạt động đọc và viết mặc dù trẻ thực sự không thể đọc và viết theo cách thông thƣờng. Giáo sƣ Andrée Giorlami Boulimler – một nhà sƣ phạm ngƣời Pháp với tài liệu “Hƣớng dẫn những bƣớc đầu tiên chuẩn bị đến trƣờng phổ thông” đã khẳng định rằng khi bƣớc vào ngƣỡng cửa đọc – viết ngay ở độ tuổi mẫu giáo, trẻ cần đƣợc chuẩn bị tốt về ngôn ngữ, cảm nhận đƣợc nhịp điệu, cƣờng độ của lời nói để
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2