intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Hình thành năng lực ứng dụng công nghệ thông tin để dạy học môn Lịch sử và Địa lí trong đào tạo giáo viên tiểu học ở Trường ĐH Tây Nguyên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:280

20
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục "Hình thành năng lực ứng dụng công nghệ thông tin để dạy học môn Lịch sử và Địa lí trong đào tạo giáo viên tiểu học ở Trường ĐH Tây Nguyên" khẳng định vai trò, ý nghĩa của việc hình thành NL ứng dụng CNTT để dạy học môn LS&ĐL cho SV ngành Giáo dục Tiểu học, đề tài xác định nội dung, hệ thống tiêu chí đánh giá và đề xuất các biện pháp sư phạm hình thành NL ứng dụng CNTT để dạy học môn LS&ĐL trong đào tạo GVTH ở trường Đại học Tây Nguyên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Hình thành năng lực ứng dụng công nghệ thông tin để dạy học môn Lịch sử và Địa lí trong đào tạo giáo viên tiểu học ở Trường ĐH Tây Nguyên

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI LÊ THỊ THÚY AN HÌNH THÀNH NĂNG LỰC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐỂ DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ TRONG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC HÀ NỘI – 2022
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI LÊ THỊ THÚY AN HÌNH THÀNH NĂNG LỰC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐỂ DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ TRONG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN Chuyên ngành: Lí luận &PPDH bộ môn Lịch sử Mã số: 9.14.01.11 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN MẠNH HƯỞNG HÀ NỘI – 2022
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Mạnh Hưởng, các kết quả của luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác. Tác giả Lê Thị Thúy An
  4. ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình hoàn thành luận án, tôi đã nhận được sự giúp đỡ vô cùng quý báu của các tập thể và cá nhân. Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Mạnh Hưởng, người đã nhiệt tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Sau Đại học, Quý thầy cô, các nhà khoa học, Tổ Lí luận và Phương pháp dạy học Bộ môn Lịch sử, Khoa Lịch sử – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Ban Chủ nhiệm Khoa, quý thầy cô và đồng nghiệp Khoa Sư phạm, Bộ môn Giáo dục Tiểu học – Trường Đại học Tây Nguyên đã luôn ủng hộ, chia sẻ công việc, tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận án này. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn quý thầy cô giáo là giáo viên các trường: Trường tiểu học Võ Thị Sáu, Trường tiểu học Tô Hiệu – TP Buôn Ma Thuột và các trường tiểu học trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, các bạn sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học – Trường Đại học Tây Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ tôi trong quá trình khảo sát và thực nghiệm sư phạm đề tài. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, đồng nghiệp, bạn bè đã động viên, khuyến khích và hỗ trợ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Hà Nội, tháng 8 năm 2022 Tác giả luận án Lê Thị Thúy An
  5. iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN Viết tắt Viết đầy đủ Viết tắt tiếng Việt CNTT Công nghệ thông tin DH Dạy học ĐC Đối chứng ĐH Đại học HP Học phần HS Học sinh GDPT Giáo dục phổ thông GDTH Giáo dục Tiểu học GgV Giảng viên GV Giáo viên GVTH Giáo viên tiểu học GV - TTSP Giáo viên tiểu học hướng dẫn thực tập sư phạm LS&ĐL Lịch sử và Địa lí NL Năng lực PP Phương pháp SP Sư phạm SV Sinh viên TTĐ, STĐ Trước tác động, sau tác động TN&XH Tự nhiên và Xã hội TN Thực nghiệm Viết tắt tiếng Anh BL Blended learning CK Content Knowledge ICT Information Communication Technology PK Pedagogical Knowledge TK Technology Knowledge TPACK Technological Pedagogical Content Knowledge
  6. iv MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU DANH MỤC CÁC HÌNH MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 3 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................... 3 3.1. Mục đích ................................................................................................. 3 3.2. Nhiệm vụ................................................................................................. 3 4. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu .................................. 4 5. Giả thuyết khoa học ............................................................................................. 5 6. Đóng góp của luận án........................................................................................... 6 7. Ý nghĩa của đề tài ................................................................................................. 6 8. Cấu trúc của luận án............................................................................................ 7 Chương 1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI .............................................................................................................. 8 1.1. Những nghiên cứu về hình thành năng lực ứng dụng CNTT cho sinh viên ngành sư phạm ...................................................................................... 8 1.1.1. Trên thế giới......................................................................................... 8 1.1.2. Ở trong nước ...................................................................................... 16 1.2. Những nghiên cứu về hình thành năng lực ứng dụng CNTT cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học để dạy học môn Lịch sử và Địa lí ........ 22 1.2.1. Những nghiên cứu về hình thành năng lực ứng dụng CNTT cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học trong dạy học ........................................ 22 1.2.2. Những nghiên cứu về hình thành năng lực ứng dụng CNTT cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học trong dạy học môn Lịch sử và Địa lí .... 23 1.3. Khái quát những nghiên cứu liên quan đến đề tài và vấn đề luận án tiếp tục giải quyết ........................................................................................................ 26 1.3.1. Khái quát những nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án được tiếp thu .................................................................................................................. 26 1.3.2. Những vấn đề luận án tiếp tục giải quyết .......................................... 28
  7. v Chương 2. HÌNH THÀNH NĂNG LỰC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐỂ DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ TRONG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC – NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ....................................................................................................... 30 2.1. Cơ sở lí luận...................................................................................................... 30 2.1.1. Quan niệm về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học............. 30 2.1.2. Quan niệm về hình thành năng lực ứng dụng CNTT để dạy học môn Lịch sử và Địa lí trong đào tạo giáo viên tiểu học ....................................... 33 2.1.3. Cơ sở xuất phát của vấn đề nghiên cứu ............................................. 40 2.1.4. Các thành phần năng lực ứng dụng CNTT cần hình thành để dạy học môn Lịch sử và Địa lí trong đào tạo giáo viên tiểu học ....................................... 53 2.1.5. Vai trò, ý nghĩa của việc hình thành năng lực ứng dụng CNTT để dạy học môn Lịch sử và Địa lí trong đào tạo giáo viên tiểu học..................... 55 2.2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................. 61 2.2.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu ....................................................... 61 2.2.2. Thực tiễn năng lực ứng dụng CNTT trong dạy học môn Lịch sử và Địa lí ở các trường tiểu học khu vực Tây Nguyên ............................................... 64 2.2.3. Thực tiễn hình thành năng lực ứng dụng CNTT để dạy học môn Lịch sử và Địa lí trong đào tạo giáo viên tiểu học ở Trường Đại học Tây Nguyên .......................................................................................................... 69 2.2.4. Đánh giá chung về thực trạng ............................................................ 78 Chương 3. XÁC ĐỊNH NĂNG LỰC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐỂ DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ TRONG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN.......................................... 80 3.1. Yêu cầu cần đạt/chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo giáo viên tiểu học ở trường Đại học Tây Nguyên .................................................................... 80 3.1.1. Yêu cầu cần đạt/chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo GV tiểu học80 3.1.2. Chương trình đào tạo giáo viên tiểu học ở một số trường Sư phạm trong cả nước và Trường Đại học Tây Nguyên ................................................... 81 3.2. Xác định khung năng lực ứng dụng CNTT để dạy học môn Lịch sử và Địa lí trong đào tạo giáo viên tiểu học ở trường Đại học Tây Nguyên ................ 90 3.2.1. Một số yêu cầu khi xây dựng khung năng lực ứng dụng CNTT để dạy học môn Lịch sử và Địa lí trong đào tạo giáo viên tiểu học..................... 90 3.2.2. Quy trình xây dựng khung năng lực ứng dụng CNTT để dạy học môn Lịch sử và Địa lí trong đào tạo giáo viên tiểu học ....................................... 91 3.2.3. Khung năng lực ứng dụng CNTT để dạy học môn Lịch sử và Địa lí trong đào tạo giáo viên tiểu học ........................................................................... 96
  8. vi 3.3. Quy trình hình thành năng lực ứng dụng CNTT để dạy học môn Lịch sử và Địa lí trong đào tạo giáo viên tiểu học ở trường Đại học Tây Nguyên........... 98 3.4. Xây dựng bộ công cụ đánh giá năng lực ứng dụng CNTT để dạy học môn Lịch sử và Địa lí cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học ở trường Đại học Tây Nguyên ................................................................................................................ 101 3.4.1. Đặc điểm, phương pháp và công cụ đánh giá năng lực ................... 101 3.4.2. Xây dựng bộ công cụ đánh giá năng lực ứng dụng CNTT để dạy học môn Lịch sử và Địa lí trong đào tạo giáo viên tiểu học ..................................... 103 Chương 4. BIỆN PHÁP HÌNH THÀNH NĂNG LỰC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐỂ DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ TRONG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ........................................... 114 4.1. Một số yêu cầu khi xác định các biện pháp hình thành năng lực ứng dụng CNTT để dạy học môn Lịch sử và Địa lí trong đào tạo giáo viên tiểu học ........................................................................................................................ 114 4.1.1. Đảm bảo yêu cầu cần đạt/ chuẩn đầu ra theo khung chương trình đã xây dựng ........................................................................................................ 114 4.1.2. Đảm bảo mô hình TPACK và mối quan hệ chặt chẽ giữa các thành phần năng lực ........................................................................................... 114 4.1.3. Kết hợp linh hoạt giữa các hình thức, phương pháp, biện pháp hình thành năng lực ............................................................................................ 115 4.1.4. Đảm bảo tính khả thi, phổ biến........................................................ 115 4.3. Biện pháp hình thành năng lực ứng dụng CNTT để dạy học môn Lịch sử và Địa lí trong đào tạo giáo viên tiểu học ở trường Đại học Tây Nguyên......... 116 4.3.1. Nhóm biện pháp xây dựng động cơ, hứng thú để trang bị năng lực ứng dụng CNTT trong dạy học môn Lịch sử và Địa lí ở trường tiểu học ......... 116 4.3.1.1. Định hướng mục tiêu học tập, rèn luyện để trang bị năng lực CNTT dạy học môn Lịch sử và Địa lí ở trường tiểu học ................................... 117 4.3.1.2. Xây dựng hình ảnh của một người giáo viên tiểu học tương lai120 4.3.1.3. Tạo hứng thú ứng dụng CNTT trong dạy học môn Lịch sử và Địa lí ở trường tiểu học ...................................................................................... 122 4.3.2. Nhóm biện pháp trang bị kiến thức về ứng dụng CNTT để dạy học môn Lịch sử và Địa lí ở trường tiểu học ............................................................ 125 4.3.2.1. Xây dựng tài liệu học tập học phần “Ứng dụng CNTT để dạy học môn Lịch sử và Địa lí ở tiểu học” cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học ở Trường Đại học Tây Nguyên ............................................................................. 125
  9. vii 4.3.2.2. Vận dụng mô hình học tập hỗn hợp (Blended – learning) để trang bị kiến thức về ứng dụng CNTT trong dạy học môn Lịch sử và Địa lí ở trường tiểu học ................................................................................................... 128 4.3.3. Nhóm biện pháp hình thành kĩ năng ứng dụng CNTT để dạy học môn Lịch sử và Địa lí ở trường tiểu học ............................................................ 136 4.3.3.1. Vận dụng phương pháp dạy học vi mô hình thành kĩ năng ứng dụng CNTT để dạy học môn Lịch sử và Địa lí ........................................... 136 4.3.3.2. Tổ chức hiệu quả các hoạt động trải nghiệm ngoài lớp ........... 138 4.3.3.3. Tổ chức hiệu quả hoạt động thực tập sư phạm......................... 139 4.4. Thực nghiệm sư phạm .................................................................................. 140 4.4.1. Mục đích và nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm.................................. 140 4.4.2. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm sư phạm .................................... 141 4.4.3. Nội dung thực nghiệm sư phạm....................................................... 141 4.4.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm ................................................ 141 4.4.5. Tổ chức thực nghiệm sư phạm ........................................................ 142 4.4.6. Kết quả thực nghiệm sư phạm ......................................................... 144 4.4.7. Đánh giá kết quả thực nghiệm ......................................................... 148 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .................................................................. 151 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ......................................................................... 155 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 157 PHỤ LỤC
  10. viii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Trang Bảng 2.1. Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù môn Tin học – Bậc Tiểu học .........46 Bảng 2.2. Thống kê các phần mềm hỗ trợ hoạt động dạy học, giáo dục của giáo viên tiểu học ......................................................................................................51 Bảng 2.3. Thu nhập bình quân đầu người theo tháng giữa khu vực Tây Nguyên so với cả nước và các vùng khác trên cả nước giữa các năm từ 2018 – 2020 ..........62 Bảng 2.4. Tỉ lệ số lớp học, giáo viên, học sinh bậc Tiểu học giữa Khu vực Tây Nguyên so với cả nước và các vùng khác trên cả nước giữa các năm từ 2018 – 2020 ...........................................................................................................................62 Bảng 2.5. Thống kê mẫu khảo sát giáo viên .............................................................66 Bảng 2.6. Đánh giá nhu cầu hình thành năng lực ứng dụng CNTT để dạy học môn Lịch sử và Địa lí ................................................................................................68 Bảng 2.7. Đánh giá năng lực (mức độ đáp ứng) ứng dụng CNTT trong dạy học môn Lịch sử và Địa lí ................................................................................................68 Bảng 2.8. Thống kê mẫu khảo sát.............................................................................70 Bảng 2.9. Đánh giá nhu cầu hình thành năng lực ứng dụng CNTT trong dạy học môn Lịch sử và Địa lí ................................................................................................72 Bảng 2.10. Đánh giá năng lực (mức độ đáp ứng) ứng dụng CNTT trong dạy học môn Lịch sử và Địa lí ................................................................................................73 Bảng 2.11. Lĩnh vực sử dụng các thiết bị công nghệ của sinh viên .........................75 Bảng 2.12. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực ứng dụng CNTT của sinh viên .....76 Bảng 3.1. Thống kê các học phần liên quan Lịch sử, Địa lí, CNTT ở các trường Sư phạm.....................................................................................................................82 Bảng 3.2. Thống kê các khung năng lực ứng dụng CNTT cho GV/SV sư phạm ....85 Bảng 3.3. Thống kê các học phần liên quan đến việc hình thành năng lực ứng dụng CNTT để dạy học môn Lịch sử và Địa lí cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học ..88 Bảng 3.4. Thang điểm đánh giá năng lực ứng dụng để dạy học môn Lịch sử và Địa lí của giáo viên/sinh viên tiểu học ......................................................................94 Bảng 3.5. Các mức độ đánh giá năng lực .................................................................95 Bảng 3.6. Khung năng lực ứng dụng CNTT của sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học trong dạy học môn Lịch sử và Địa lí .........................................................................96 Bảng 3.7. Các mức độ biểu hiện và đánh giá năng lực ứng dụng CNTT để dạy học môn Lịch sử và Địa lí ..............................................................................................103 Bảng 3.8. Mẫu phiếu Giảng viên đánh giá năng lực ứng dụng CNTT của sinh viên trong dạy học môn Lịch sử và Địa lí ......................................................................109 Bảng 3.9. Thang đánh giá theo TPACK vận dụng trong môn Lịch sử và Địa lí....112 Bảng 4.1. Kết quả đánh giá năng lực sau khi thực hiện biện pháp 1......................145 Bảng 4.2. Kết quả kiểm tra đầu vào và đầu ra khi thực nghiệm.............................146 Bảng 4.3. Kết quả mức độ hình thành năng lực của nhóm sinh viên tham gia thực nghiệm .............................................................................................................147
  11. ix DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 2.1. Quan hệ thứ bậc trong mô hình năng lực ................................................. 36 Hình 2.2. Hình thành năng lực ứng dụng CNTT để dạy học môn Lịch sử và Địa lí40 Hình 2.3. Mô hình hóa chuẩn kĩ năng sử dụng CNTT tại Việt Nam ....................... 45 Hình 2.4. Minh họa trực quan hóa nội dung bài học với phần mềm Imindmap ...... 57 Hình 2.5. Minh họa khai thác Google Earth trong giảng dạy Địa lí ........................ 57 Hình 2.6. Đánh giá tầm quan trọng ứng dụng CNTT trong dạy học môn Lịch sử và Địa lí .......................................................................................................................... 66 Hình 2.7. Đánh giá sự cần thiết hình thành năng lực ứng dụng CNTT trong dạy học môn Lịch sử và Địa lí ................................................................................................ 66 Hình 2.8. Mức độ ứng dụng CNTT để dạy học môn Lịch sử vả Địa lí của giáo viên tiểu học ...................................................................................................................... 67 Hình 2.9. Tầm quan trọng của ứng dụng CNTT để dạy học môn Lịch sử và Địa lí 71 Hình 2.10. Sự cần thiết hình thành năng lực ứng dụng CNTT để dạy học môn Lịch sử và Địa lí trong đào tạo giáo viên tiểu học ............................................ 71 Hình 2.11. Mục đích sử dụng các thiết bị công nghệ của sinh viên ......................... 75 Sơ đồ 3.1. Tiến trình đào tạo Ngành Giáo dục Tiểu học tại trường Đại học Tây Nguyên ............................................................................................................... 87 Sơ đồ 3.2. Mối quan hệ giữa giảng viên với sinh viên trong quá trình hình thành năng lực ứng dụng CNTT để dạy học môn Lịch sử và Địa lí trong đào tạo giáo viên tiểu học ở Trường Đại học Tây Nguyên ................................................................. 103 Hình 3.1. Quy trình xây dựng khung năng lực ......................................................... 91 Hình 4.1. Tài liệu điện tử thiết kế trên Google sites .............................................. 126 Hình 4.2. Mô hình Blended – Learning.................................................................. 128 Hình 4.3. Khóa học được xây dựng trên Google Classroom ................................. 133 Hình 4.4. Sinh viên tự học theo hướng dẫn trên Google Classroom và Google sites133 Hình 4.5. Minh họa những công cụ hỗ trợ thảo luận trực tuyến ............................ 134 Hình 4.6. Giảng viên và sinh viên trao đổi trực tuyến ........................................... 134 Hình 4.7. Kết quả kiểm tra kết thúc học phần sau khi thực hiện biện pháp ........... 146
  12. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đầu thế kỉ XXI, công nghệ thông tin (CNTT) đã làm cho thế giới phát triển với tốc độ nhanh chưa từng thấy. Khoa học công nghệ đã làm cho thế giới thay đổi căn bản mọi hoạt động, cách con người sống, giao tiếp và làm việc [55], [107]. Ứng dụng CNTT trong dạy học được quan tâm và phát triển mạnh mẽ như một xu thế tất yếu nhằm đáp ứng những yêu cầu của nền kinh tế tri thức và được coi là “chìa khóa” để không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục [101]. Với những tiện ích đa năng, CNTT được xem như một công cụ sắc bén, một phương tiện hữu hiệu để tạo nên sự đột phá trong đổi mới phương pháp dạy học nói chung, dạy học Lịch sử và Địa lí nói riêng. Bộ môn Lịch sử, Địa lí khác với nhiều môn học khác khi học sinh (HS) không thể trực tiếp “trực quan sinh động” quá khứ hoặc các đối tượng, hiện tượng địa lí xảy ra khắp nơi trên thế giới. Việc nhận thức được kiến thức lịch sử, địa lí rất khó khăn, phức tạp đặc biệt đối với lứa tuổi học sinh tiểu học. Vì vậy, bài giảng lịch sử, địa lí có ứng dụng CNTT góp phần tạo không khí học tập hào hứng, giúp học sinh (HS) rèn luyện được các kĩ năng, phát triển tư duy độc lập, sáng tạo, bồi dưỡng niềm say mê, hứng thú và ý thức tự giác trong học tập, nghiên cứu, hình thành những tình cảm lành mạnh, trong sáng với tri thức bộ môn, có nhận thức và hành động đúng đắn trong cuộc sống. Tuy nhiên, trong nhiều năm qua, việc ứng dụng CNTT trong dạy học ở phổ thông và các cơ sở đào tạo giáo viên (GV) còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Khu vực Tây Nguyên, nơi cư trú của 47 dân tộc có mặt bằng kinh tế, xã hội thấp hơn nhiều vùng trong cả nước, vấn đề đó càng khó khăn hơn. Những hạn chế này đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy học nói chung, dạy học môn Lịch sử và Địa lí (LS&ĐL) ở trường tiểu học nói riêng, cũng như việc đào tạo giáo viên tiểu học (GVTH). Đảng và Nhà nước khẳng định: “CNTT là một trong các động lực quan trọng nhất của sự phát triển” [8], “là động lực đổi mới quản lý, nội dung, phương pháp dạy – học, kiểm tra – đánh giá trong giáo dục và đào tạo” [91]. Theo Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 4/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ “Về việc tăng cường năng
  13. 2 lực tiếp cận Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư” nêu rõ với các cơ sở giáo dục đại học (ĐH) cần đào tạo nguồn nhân lực có khả năng thích ứng với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư [93]. Ứng dụng CNTT trong dạy học được quy định là một trong những năng lực (NL) chuyên môn, nghiệp vụ mà người GV cần đạt theo Chuẩn nghề nghiệp (Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 8 năm 2018) [15]. Trong bối cảnh mới, vai trò của người GV đã thay đổi, như một sứ mệnh tất yếu, GV cần áp dụng các đổi mới công nghệ vào quá trình dạy học. Người GV không chỉ ứng dụng CNTT mà cần sở hữu NL CNTT trong dạy học. Điều này đòi hỏi các trường đại học (ĐH) có các ngành sư phạm cần phải trang bị cho sinh viên (SV) NL ứng dụng CNTT ngay trong quá trình đào tạo, đảm bảo cho SV ra trường có thể đáp ứng và làm tốt chức năng, nhiệm vụ của người GV trong thời đại mới. Trường Đại học Tây Nguyên (được thành lập năm 1977) là trường đào tạo trình độ đại học ngành Giáo dục Tiểu học (GDTH) sớm nhất của khu vực Tây Nguyên. Từ 1997 đến nay, Nhà trường đã đào tạo hơn 2000 sinh viên ngành GDTH ra trường và công tác ở hầu khắp các Tỉnh Tây Nguyên, Nam Trung Bộ và nhiều nơi trên toàn quốc. Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đòi hỏi Trường ĐH Tây Nguyên đào tạo được đội ngũ SV các ngành nói chung, ngành GDTH nói riêng có NL về CNTT đáp ứng yêu cầu của sự phát triển và đổi mới giáo dục cũng như thực tiễn dạy học của khu vực Tây Nguyên. Năng lực ứng dụng CNTT trong dạy học (DH) nói chung, DH môn LS&ĐL nói riêng là một trong những NL nghề nghiệp quan trọng của GVTH để đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và thực tiễn giáo dục của Việt Nam. Vì vậy, việc trang bị NL ứng dụng CNTT cho SV ngành GDTH để dạy học môn LS&ĐL phù hợp với điều kiện Việt Nam và xu hướng chung của thế giới là rất cần thiết. Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn vấn đề “Hình thành năng lực ứng dụng công nghệ thông tin để dạy học môn Lịch sử và Địa lí trong đào tạo giáo viên tiểu học ở Trường Đại học Tây Nguyên” làm đề tài luận án tiến sĩ, chuyên ngành Lí luận và Phương pháp dạy học bộ môn Lịch sử, mã số 9.14.01.11.
  14. 3 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quá trình hình thành năng lực ứng dụng CNTT để dạy học môn Lịch sử và Địa lí và những biện pháp sư phạm nhằm hình thành NL này trong đào tạo giáo viên tiểu học. 2.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài liên quan đến lí luận và phương pháp dạy học môn Lịch sử và Địa lí, nội dung kiến thức áp dụng và địa bàn khảo sát, thực nghiệm. Cụ thể: - Về lí luận và phương pháp dạy học: Đề tài tập trung nghiên cứu lí luận về năng lực, năng lực ứng dụng CNTT và biện pháp cụ thể hình thành NL ứng dụng CNTT để dạy học môn Lịch sử và Địa lí trong đào tạo giáo viên tiểu học. - Về nội dung kiến thức áp dụng: Nghiên cư vận dụng vào học phần Phương tiện kỹ thuật dạy học & ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường tiểu học, Lịch sử - Địa lí & Phương pháp dạy học thuộc chương trình đào tạo giáo viên tiểu học ở Trường Đại học Tây Nguyên. - Về địa bàn khảo sát, thực nghiệm sư phạm: + Đề tài tìm hiểu tình hình trang bị năng lực ứng dụng CNTT để dạy học môn Lịch sử và Địa lí trong đào tạo giáo viên tiểu học ở các trường Đại học trên phạm vi cả nước, song tập trung khảo sát, thực nghiệm chủ yếu ở Khu vực Tây Nguyên và ĐH Tây Nguyên – Trường đại học duy nhất của Khu vực Tây Nguyên đào tạo giáo viên tiểu học trình độ đại học (Từ 1997 – 2018). + Tiến hành thực nghiệm sư phạm (TNSP) các biện pháp hình thành NL ứng dụng CNTT để dạy học môn LS&ĐL trong đào tạo giáo viên tiểu học ở Trường ĐH Tây Nguyên. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích Trên cơ sở khẳng định vai trò, ý nghĩa của việc hình thành năng lực ứng dụng CNTT để dạy học môn Lịch sử và Địa lí cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học, đề tài xác định nội dung, hệ thống tiêu chí đánh giá và đề xuất các biện pháp sư phạm hình thành năng lực ứng dụng CNTT để dạy học môn Lịch sử và Địa lí trong đào tạo giáo viên tiểu học ở trường Đại học Tây Nguyên. 3.2. Nhiệm vụ Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, đề tài thực hiện các nhiệm vụ sau:
  15. 4 - Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến năng lực, hình thành NL ứng dụng CNTT trong dạy học của giáo viên/sinh viên sư phạm nói chung và năng lực ứng dụng CNTT để dạy học môn Lịch sử và Địa lí của giáo viên, sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học nói riêng. - Khảo sát, điều tra thực tiễn dạy học môn Lịch sử và Địa lí ở các trường Tiểu học khu vực Tây Nguyên và thực tiễn hình thành NL ứng dụng CNTT để dạy học môn Lịch sử và Địa lí trong đào tạo GVTH ở trường ĐH Tây Nguyên. - Phân tích, đánh giá chương trình đào tạo ngành Giáo dục Tiểu học ở trường ĐH Tây Nguyên với việc hình thành NL ứng dụng CNTT cho SV để dạy học nói chung, dạy học môn Lịch sử và Địa lí nói riêng. - Xác định những yêu cầu, cơ sở và xây dựng nội dung, tiêu chí đánh giá khung NL ứng dụng CNTT để dạy học môn Lịch sử và Địa lí cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học. - Xây dựng nội dung chương trình và đề xuất các biện pháp sư phạm nhằm hình thành NL ứng dụng CNTT để dạy học môn Lịch sử và Địa lí trong đào tạo giáo viên tiểu học ở trường ĐH Tây Nguyên. - Thực nghiệm sư phạm đánh giá tính khả thi của các biện pháp sư phạm mà luận án đề xuất. 4. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở phương pháp luận của đề tài dựa trên quan điểm, nhận thức của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối lãnh đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam về công tác giáo dục, đào tạo nói chung; đào tạo giáo viên tiểu học nói riêng. Bên cạnh đó, luận án cũng tham khảo các tài liệu của các nhà tâm lí học, giáo dục học và giáo dục lịch sử, địa lí có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. 4.2. Trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc nghiên cứu khoa học nói chung và căn cứ vào nội dung và tính chất của đề tài, chúng tôi sử dụng chủ yếu 4 nhóm phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục sau: - Nhóm nghiên cứu lý thuyết: + Nghiên cứu, tổng hợp, phân tích các văn bản, chủ trương, quan điểm của Đảng, Nhà nước, của ngành giáo dục về đào tạo giáo viên nói chung, giáo viên tiểu học nói riêng và ứng dụng CNTT trong dạy học.
  16. 5 + Đọc, phân tích, tổng hợp những tài liệu có liên quan trong và ngoài nước ở các lĩnh vực tâm lí học, giáo dục học; lí luận dạy học lịch sử và địa lí… làm nền tảng xây dựng cơ sở lí luận của đề tài và định hướng cho nghiên cứu thực tiễn, đề xuất biện pháp. - Nhóm nghiên cứu thực tiễn: + Tìm hiểu, phân tích chương trình đào tạo Cử nhân Sư phạm Tiểu học của Trường ĐH Tây Nguyên; + Phương pháp điều tra cơ bản: Nghiên cứu khảo sát với giảng viên, SV ngành Giáo dục Tiểu học (các khóa K17, K18, K19, K20), GVTH; phỏng vấn sâu, quan sát, dự giờ, tham gia các hoạt động cần thiết ở trường Tiểu học… + Phương pháp chuyên gia: Trao đổi và xin ý kiến chuyên gia về khung năng lực và biện pháp đề xuất. + Phương pháp nghiên cứu sản phẩm: Thu thập thông tin về hồ sơ giảng dạy của giảng viên và hồ sơ học tập của sinh viên để đánh giá thực trạng và hiệu quả của việc ứng dụng CNTT và các biện pháp đề xuất. - Thực nghiệm sư phạm: Soạn bài và tiến hành thực nghiệm sư phạm theo các biện pháp đã đề xuất trong luận án, qua đó đánh giá kết quả nghiên cứu, khẳng định tính khả thi của đề tài, rút ra kết luận và khuyến nghị. - Toán học thống kê: Sử dụng một số phần mềm tin học (Microsoft Excel, SPSS 25) để xử lí các số liệu thu thập, phân tích kết quả thực nghiệm từ đó phân tích, rút ra nhận xét và kết luận dựa trên thông tin số liệu đã xử lí. 5. Giả thuyết khoa học Công tác đào tạo giáo viên tiểu học ở trường Đại học Tây Nguyên đã có những thành tích nhất định, song sinh viên tốt nghiệp vẫn gặp rào cản khi tích hợp CNTT trong dạy học môn Lịch sử và Địa lí. Việc hình thành NL ứng dụng CNTT sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên tiểu học để dạy học môn Lịch sử và Địa lí, hoàn thành mục tiêu dạy học nếu xác định được nội dung khung năng lực, tiêu chí đánh giá và xác định được các biện pháp sư phạm hình thành năng lực ứng dụng CNTT phù hợp.
  17. 6 6. Đóng góp của luận án - Khẳng định được vai trò, ý nghĩa của việc hình thành NL ứng dụng công nghệ thông tin cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học trong dạy học nói chung, dạy học môn Lịch sử và Địa lí nói riêng. - Đánh giá được thực trạng NL ứng dụng CNTT của SV ngành Giáo dục Tiểu học ở trường Đại học Tây Nguyên trong học tập, thực tập sư phạm và NL ứng dụng CNTT của giáo viên trong dạy học môn Lịch sử và Địa lí ở các trường tiểu học trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên. - Xác định được nội dung, thành phần năng lực, tiêu chí đánh giá khung NL ứng dụng CNTT để dạy học môn Lịch sử và Địa lí trong đào tạo giáo viên tiểu học ở trường ĐH Tây Nguyên. - Đề xuất các nhóm biện pháp sư phạm nhằm hình thành NL ứng dụng CNTT để dạy học môn Lịch sử và Địa lí trong đào tạo giáo viên tiểu học ở trường Đại học Tây Nguyên. - Đánh giá được tính khả thi, hiệu quả của việc hình thành NL ứng dụng CNTT để dạy học môn Lịch sử và Địa lí trong đào tạo giáo viên tiểu học qua tiến hành thực nghiệm sư phạm. - Đưa ra những khuyến nghị cho cập nhật chương trình, nâng cao chất lượng đào tạo GVTH của trường Đại học Tây Nguyên. 7. Ý nghĩa của đề tài 7.1. Ý nghĩa lí luận: Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm phong phú thêm hệ thống lí luận về các vấn đề ứng dụng CNTT và hình thành NL ứng dụng CNTT để dạy học môn LS&ĐL trong đào tạo giáo viên nói chung, đào tạo GVTH nói riêng. 7.2. Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu được ứng dụng trong quá trình đào tạo trang bị năng lực ứng dụng CNTT để dạy học môn LS&ĐL cho sinh viên/học viên ngành Giáo dục Tiểu học tại trường Đại học Tây Nguyên và bồi dưỡng giáo viên tiểu học về năng lực này. Đồng thời, kết quả nghiên cứu về vấn đề hình thành năng lực ứng dụng CNTT để dạy học môn LS&ĐL là tài liệu tham khảo cho giảng viên các trường cao đẳng, đại học có đào tạo giáo viên tiểu học và tài liệu tham khảo cho học viên cao học, nghiên cứu sinh… chuyên ngành Sư phạm Lịch
  18. 7 sử, Địa lí, Giáo dục Tiểu học khi tìm hiểu về vấn đề trang bị kiến thức, kĩ năng, năng lực ứng dụng CNTT nói chung và để dạy học lịch sử, địa lí nói riêng. 8. Cấu trúc của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phục lục, luận án được kết cấu gồm 4 chương:  Chương 1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài  Chương 2. Hình thành năng lực ứng dụng CNTT để dạy học môn Lịch sử và Địa lí trong đào tạo giáo viên tiểu học – Những vấn đề lí luận và thực tiễn  Chương 3: Xác định năng lực ứng dụng CNTT để dạy học môn Lịch sử và Địa lí trong đào tạo giáo viên tiểu học ở Trường Đại học Tây Nguyên  Chương 4. Các biện pháp hình thành năng lực ứng dụng CNTT để dạy học môn Lịch sử và Địa lí trong đào tạo giáo viên tiểu học ở Trường Đại học Tây Nguyên. Thực nghiệm sư phạm
  19. 8 Chương 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI Ngày nay, năng lực công nghệ thông tin nói chung, năng lực ứng dụng CNTT trong dạy học nói riêng là xu thế tất yếu của nền giáo dục hiện đại. Nhiều người coi đó là một trong những năng lực cơ bản như làm tính và viết, đặc biệt đối với giáo viên trong bối cảnh dạy học trực tuyến và tác động của đại dịch Covid-19 (từ năm học 2019 - 2020). Xuất phát từ quan điểm việc hình thành năng lực ứng dụng CNTT để dạy học môn Lịch sử và Địa lí trong đào tạo giáo viên tiểu học phải dựa trên tìm hiểu các nguồn tài liệu liên quan đến quan điểm, nội dung, hình thức, phương pháp tiến hành… nên trong chương này, luận án tập trung làm sáng tỏ lịch sử nghiên cứu qua hai nhóm tài liệu tiếp cận: (1) Những nghiên cứu về hình thành năng lực ứng dụng CNTT cho sinh viên ngành sư phạm; (2) Những nghiên cứu về năng lực ứng dụng CNTT cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học để dạy học môn Lịch sử và Địa lí. 1.1. Những nghiên cứu về hình thành năng lực ứng dụng CNTT cho sinh viên ngành sư phạm 1.1.1. Trên thế giới * Nghiên cứu về năng lực ứng dụng CNTT trong giáo dục - Về năng lực ứng dụng công nghệ thông tin Năng lực là thuật ngữ xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử, được nhận diện trong các văn bản tiếng Anh, Pháp, Hà Lan với các từ “competence”, “competency”… và nhiều khái niệm lân cận khác như: khả năng/NL (Capability/ability), NL/NL thực hiện (competence), đặc tính (attribute), hiệu quả (effectiveness), thành thạo (proficiency) từ thế kỉ XVI. Đến những năm 70 của thế kỉ XX, trước sự phát triển của khoa học công nghệ, sự bùng nổ thông tin, NL đã được tập trung nghiên cứu và được coi là đích đến của giáo dục, đào tạo – Competency based education and training (CBET) nhằm trang bị cho người học kiến thức, kĩ năng, thái độ để thích nghi, hòa nhập với một xã hội hiện đại biến đổi nhanh chóng. Quan niệm về NL, cách phân loại và các thành phần NL được thể hiện rõ trong các nghiên cứu của
  20. 9 Rychen, Salganik [149], Mulder, Weigel & Collin [138]; nghiên cứu sâu về đánh giá NL có Griffin [117], và Miller [136]. Nghiên cứu và xác định các NL cốt lõi của thế kỉ XXI được đưa ra trong các nghiên cứu của David và Alexis [112], Ananiadou, Claro [100], trong chương trình đào tạo các nước… Gắn liền với sự ra đời của máy vi tính (thập niên 70 – XX), Internet (thập niên 80 – XX, kĩ năng sử dụng các phương tiện kĩ thuật, hay NL CNTT được xác định là một trong những chìa khóa thành công và là một NL cốt lõi của công dân thế kỉ XXI [100]. “Nếu trẻ em cần trở thành những người biết chữ và số, ngày nay họ cũng cần biết một vài thứ về máy tính” (If children need to become literate and numerate, today they need also to know something about computers) [121]. - Về NL ứng dụng CNTT của giáo viên Trong lĩnh vực giáo dục, NL ứng dụng CNTT được quan tâm nghiên cứu đặc biệt là NL ứng dụng CNTT trong dạy học. GV được coi là lực lượng “đại diện, tiên phong trong xã hội toàn cầu và xã hội số”, là “hình mẫu công dân thời đại số” [122]. Trong nghiên cứu “Những kĩ năng và NL của người học trong thế kỉ 21 bài học từ các nước OECD” (21st century skills and competences for new millennium learners in OECD countries) của Ananiadou & Claro (2009) đã chỉ rõ yêu cầu về kĩ năng CNTT của GV. Người GV không chỉ được đào tạo về cách giúp HS phát triển các kỹ năng và NL này mà GV cần được thường xuyên đào tạo và bồi dưỡng về CNTT [100]. Các tổ chức quốc tế đã nghiên cứu đưa ra các chuẩn công nghệ dành cho GV, các hướng dẫn cho chương trình giảng dạy được quốc tế công nhận về đào tạo GV. UNESCO - Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc đã đưa ra Khung NL CNTT cho GV (UNESCO's ICT Competency Standards for Teachers) với 3 phiên bản trong các năm 2008, 2011 và 2018 [163]. ISTE - Hiệp hội Quốc tế về công nghệ trong giáo dục của Hoa Kỳ (International Society for Technology in Education) đưa ra chuẩn công nghệ (ISTE) cho GV (ISTE Standards for educators) [122]; Khung Châu Âu NL Kỹ thuật số của các Nhà Giáo dục viết tắt là DigCompEdu (European framework for the digital competence of educators: DigCompEdu) [146]. Ủy ban châu Âu chỉ rõ: “Sự phổ biến của các thiết bị kỹ thuật số và nhiệm vụ giúp HS trở nên có NL kỹ thuật số đòi hỏi các nhà giáo dục phải phát triển NL kỹ thuật số của riêng họ” (In particular the ubiquity of digital devices
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2