intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án tiến sĩ Khoa học giáo dục: Phát triển năng lực đánh giá giáo dục cho sinh viên ngành giáo dục tiểu học

Chia sẻ: Phong Tỉ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:243

79
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của luận án là đề xuất một số biện pháp dạy học cụ thể nhằm phát triển năng lực đánh giá giáo dục cho SVĐH ngành giáo dục tiểu học, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo GVTH ở nước ta theo mục tiêu phát triển năng lực nghề nghiệp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án tiến sĩ Khoa học giáo dục: Phát triển năng lực đánh giá giáo dục cho sinh viên ngành giáo dục tiểu học

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM PHẠM VĂN HIỀN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐÁNH GIÁ GIÁO DỤC CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử giáo dục Mã số: 914 01 02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC CÁN BỘ HƢỚNG DẪN KHOA HỌC 1. PGS, TS Nguyễn Thị Hạnh 2. TS Tạ Thị Ngọc Thanh Hà Nội, 2018
  2. i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án "Phát triển năng lực đánh giá giáo dục cho sinh viên ngành giáo dục tiểu học” là công trình nghiên cứu của riêng tác giả. Các kết quả nghiên cứu và các số liệu nêu trong luận án là hoàn toàn trung thực và chƣa từng đƣợc các tác giả công bố trong bất kỳ công trình nào khác trƣớc đó. Hà Nội, ngày tháng năm 2018 Tác giả luận án Phạm Văn Hiền
  3. ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Quý thầy cô giáo trong và ngoài Viện Khoa học giáo dục Việt Nam, Trung tâm Đào tạo và Bồi dƣỡng, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam đã hỗ trợ, góp ý, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi trong thời gian tôi học tập và thực hiện luận án. Xin chân thành cảm ơn tới Ban giám hiệu, Quý thầy cô giáo trƣờng Đại học Hồng Đức, Thanh Hóa; Trƣờng ĐH Hoa Lƣ, Ninh Bình; Trƣờng ĐH Đồng Nai; Trƣờng ĐHSP - ĐH Thái Nguyên; Trƣờng ĐH Thủ đô Hà Nội và các trƣờng tiểu học đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình khảo sát thực trạng, thực nghiệm và tạo điều kiện cho SV trong quá trình thực hành môn học, cũng nhƣ góp ý trong quá trình nghiên cứu. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến PGS. TS Nguyễn Thị Hạnh, TS Tạ Thị Ngọc Thanh đã tận tình hƣớng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ và động viên để tôi có thể hoàn thành công trình nghiên cứu này. Xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã hỗ trợ, tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận án. Hà Nội, ngày tháng năm 2018 Tác giả luận án Phạm Văn Hiền
  4. iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU Chữ viết tắt Nguyên gốc tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt Center for Research on Trung tâm nghiên cứu về CRESST Evaluation, Standards and đánh giá, tiêu chuẩn và Student Testing kiểm định của giáo viên Organization for Economic Co- Tổ chức hợp tác và phát OECD operation and Development triển kinh tế Southeast Asian Ministers of Tổ chức Bộ trƣởng Giáo SEAMEO Education Organization dục các nƣớc Đông Nam Á The United Nations Educational, Tổ chức giáo dục, khoa học UNESCO Scientific and Cultural và văn hóa của Liên hợp Organization quốc CBQL Cán bộ quản lý CĐR Chuẩn đầu ra CNH Công nghiệp hóa CT Chƣơng trình CTĐT Chƣơng trình đào tạo DH Dạy học ĐH Đại học ĐG Đánh giá ĐGGD Đánh giá giáo dục ĐGNL Đánh giá năng lực ĐHSP Đại học sƣ phạm GD Giáo dục GD&ĐT Giáo dục và đào tạo GDĐH Giáo dục đại học GDPT Giáo dục phổ thông GDTH Giáo dục tiểu học GV Giảng viên GVTH Giáo viên tiểu học
  5. iv Chữ viết tắt Nguyên gốc tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt GVPT Giáo viên phổ thông HĐH Hiện đại hóa HS Học sinh HSTH Học sinh tiểu học HSPT Học sinh phổ thông KT Kiểm tra KN Kỹ năng KQGD Kết quả giáo dục KQHT Kết quả học tập KT, ĐG Kiểm tra, đánh giá KX Kỷ xảo NL Năng lực NLĐG Năng lực đánh giá NL ĐGGD Năng lực đánh giá giáo dục PP Phƣơng pháp PPDH Phƣơng pháp dạy học PPĐG Phƣơng pháp đánh giá SGK Sách giáo khoa SP Sƣ phạm SV Sinh viên SVĐH Sinh viên đại học SVTH Sinh viên tiểu học QĐ Quyết định TĐ Thái độ TN Trắc nghiệm TNKQ Trắc nghiệm khách quan TT Thông tƣ XHCN Xã hội chủ nghĩa
  6. v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU ....................................... iii MỤC LỤC ............................................................................................................. v DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ ......................................................... ix DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................... x MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 1 2. Mục đích nghiên cứu .......................................................................................... 4 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu ................................................................... 4 4. Giả thuyết khoa học ........................................................................................... 4 5. Nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................................... 5 6. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 5 7. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu ................................................. 5 8. Luận điểm bảo vệ ............................................................................................... 7 9. Đóng góp mới của luận án ................................................................................. 7 10. Cấu trúc của luận án ......................................................................................... 8 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐÁNH GIÁ GIÁO DỤC CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC....................................................................................... 9 1.1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ ....................................................... 9 1.1.1. Những nghiên cứu về đánh giá kết quả giáo dục học sinh phổ thông ................ 9 1.1.2. Những nghiên cứu về đánh giá kết quả giáo dục học sinh tiểu học ............. 15 1.1.3. Những nghiên cứu về phát triển năng lực đánh giá giáo dục cho sinh viên sƣ phạm ................................................................................................................ 17 1.2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN ................................................................. 23 1.2.1. Đánh giá giáo dục....................................................................................... 23 1.2.2. Năng lực đánh giá giáo dục ........................................................................ 26 1.2.3. Phát triển năng lực đánh giá giáo dục ........................................................ 28
  7. vi 1.3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐÁNH GIÁ GIÁO DỤC CHO SINH VIÊN ....................................................................................... 29 1.3.1. Quan niệm về phát triển năng lực đánh giá giáo dục cho sinh viên ............... 29 1.3.2. Các giai đoạn phát triển năng lực đánh giá giáo dục cho sinh viên ............... 31 1.3.3. Cấu trúc của năng lực đánh giá giáo dục cho sinh viên ............................. 32 1.3.4. Chuẩn năng lực đánh giá giáo dục cho sinh viên trƣớc khi tốt nghiệp và đƣờng phát triển năng lực ................................................................................ 33 1.4. PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐÁNH GIÁ GIÁO DỤC CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC THÔNG QUA DẠY HỌC .......... 39 1.4.1. Một số đặc trƣng cơ bản của sinh viên ngành giáo dục tiểu học ............... 39 1.4.2. Mục tiêu phát triển năng lực đánh giá giáo dục cho sinh viên đại học ngành giáo dục tiểu học........................................................................................ 39 1.4.3. Nội dung dạy học phát triển năng lực đánh giá giáo dục cho sinh viên đại học ngành giáo dục tiểu học ........................................................................... 40 1.4.4. Hoạt động giảng dạy của giảng viên .......................................................... 41 1.4.5. Hoạt động học tập của sinh viên ................................................................ 47 1.4.6. Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự phát triển năng lực đánh giá giáo dục cho sinh viên đại học ngành giáo dục tiểu học .................................................... 50 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1..................................................................................... 52 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐÁNH GIÁ GIÁO DỤC CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC ... 54 2.1. KHÁI QUÁT VỀ KHẢO SÁT THỰC TRẠNG .......................................... 54 2.1.1. Mục đích khảo sát ...................................................................................... 54 2.1.2. Nội dung khảo sát....................................................................................... 54 2.1.3. Đối tƣợng và thời gian khảo sát ................................................................. 54 2.1.4. Công cụ khảo sát ........................................................................................ 55 2.1.5. Cách xử lý số liệu ....................................................................................... 55 2.2. KẾT QUẢ KHẢO SÁT THỰC TRẠNG ..................................................... 56 2.2.1. Thực trạng nhận thức của giảng viên, sinh viên và giáo viên tiểu học về phát triển năng lực đánh giá giáo dục cho sinh viên thông qua dạy học .................. 56 2.2.2. Thực trạng về xác định mục tiêu đào tạo năng lực đánh giá giáo dục cho sinh viên đại học ngành giáo dục tiểu học .................................................... 57
  8. vii 2.2.3. Thực trạng nội dung dạy học nhằm hình thành và phát triển năng lực đánh giá giáo dục cho sinh viên đại học ngành giáo dục tiểu học ....................... 63 2.2.4. Thực trạng đánh giá quá trình hình thành và phát triển năng lực đánh giá giáo dục đối với sinh viên đại học ngành giáo dục tiểu học ................................ 66 2.2.5. Thực trạng sử dụng các phƣơng pháp dạy học của giảng viên trong quá trình tổ chức dạy học nhằm phát triển năng lực đánh giá giáo dục cho sinh viên 70 2.2.6. Thực trạng năng lực đánh giá giáo dục của sinh viên tốt nghiệp .............. 72 2.2.7. Nhận định về thực trạng phát triển năng lực đánh giá giáo dục cho sinh viên đại học ngành giáo dục tiểu học ................................................................... 74 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2..................................................................................... 75 Chƣơng 3. CÁC BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐÁNH GIÁ GIÁO DỤC CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC ... 76 3.1. NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG CÁC BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐÁNH GIÁ GIÁO DỤC CHO SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC .... 76 3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học ............................................................ 76 3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả và khả thi ............................................ 77 3.2. CÁC BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐÁNH GIÁ GIÁO DỤC CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC ....................... 77 3.2.1. Biện pháp 1: Điều chỉnh, hoàn thiện chuẩn năng lực đánh giá giáo dục cho sinh viên đại học ngành giáo dục tiểu học trƣớc khi tốt nghiệp .................... 77 3.2.2. Biện pháp 2: Xác định nội dung dạy học học phần “Đánh giá trong giáo dục tiểu học” để phát triển năng lực đánh giá giáo dục cho sinh viên.......................... 101 3.2.3. Biện pháp 3: Thiết kế các nhiệm vụ học tập nhƣ là một phƣơng pháp dạy học để phát triển năng lực đánh giá giáo dục cho sinh viên ........................ 105 3.2.4. Biện pháp 4: Đánh giá kết qủa học tập đối với sinh viên theo khung đánh giá năng lực ............................................................................................... 110 3.2.5. Mối quan hệ và điều kiện thực hiện các biện pháp phát triển năng lực đánh giá giáo dục cho sinh viên đại học ngành giáo dục tiểu học ..................... 115 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3................................................................................... 117 Chƣơng 4. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ....................................................... 118 4.1. KHÁI QUÁT VỀ THỰC NGHIỆM ........................................................... 118 4.1.1. Mục đích thực nghiệm ............................................................................. 118
  9. viii 4.1.2. Nội dung thực nghiệm .............................................................................. 118 4.1.3. Đối tƣợng thực nghiệm ............................................................................ 119 4.1.4. Tiến trình thực nghiệm ............................................................................. 119 4.1.5. Tiêu chí, thang đánh giá ........................................................................... 120 4.1.6. Phƣơng pháp xử lý số liệu ........................................................................ 123 4.2. XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM ............................ 124 4.2.1. Phân tích kết quả thực nghiệm đợt 1 ........................................................ 124 4.2.2. Phân tích kết quả thực nghiệm đợt 2 ........................................................ 130 4.2.3. Đánh giá chung về kết quả thực nghiệm .................................................. 142 KẾT LUẬN CHƢƠNG 4................................................................................... 144 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................... 145 1. KẾT LUẬN .................................................................................................... 145 2. KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 146 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .................................................................. 148 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 149 PHỤ LỤC
  10. ix DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ Hình 3.1 Cấu trúc năng lực đánh giá giáo dục cho sinh viên (6 thành tố và 16 chỉ số hành vi ........................................................... 82 Hình 3.2. Biểu đồ đặc trƣng của đề ...................................................................... 99 Hình 3.3, Các biểu đồ cân bằng độ khó câu hỏi và NL ĐGGD cho SV .............. 99 Hình 3.4. Xác định điểm cắt trên thang đo độ khó các câu hỏi .......................... 100 Hình 3.5: Chu trình đánh giá tham chiếu cá nhân .............................................. 111 Hình 4.1. Biểu đồ cân bằng độ khó câu hỏi và NL ĐGGD cho SV trƣớc TN ... 125 Hình 4.2. Biểu đồ cân bằng độ khó câu hỏi và NL ĐGGD cho SV sau TN ...... 126 Hình 4.3. Biểu đồ cân bằng độ khó câu hỏi và NL ĐGGD cho SV trƣớc và sau TN .................................................................................. 127 Hình: 4.4. Biểu đồ NL ĐGGD cho SV trƣớc và sau thực nghiệm ..................... 128 Hình 4.5. Biểu đồ các mức NL ĐGGD của SV trƣớc và sau TN đợt 1 ............. 129 Hình 4.6. Biểu đồ cân bằng độ khó câu hỏi và NL ĐGGD cho SV trƣớc TN (lớp TN2) ........................................................................................... 132 Hình 4.7. Biểu đồ cân bằng độ khó câu hỏi và NL ĐGGD cho SV trƣớc TN (lớp TN3) ........................................................................................... 133 Hình 4.8. Biểu đồ cân bằng độ khó câu hỏi và NL ĐGGD cho SV sau TN (lớp TN2) ........................................................................................... 135 Hình 4.9. Biểu đồ cân bằng độ khó câu hỏi và NL ĐGGD cho SV sau TN (lớp TN3) ........................................................................................... 136 Hình 4.10. Biểu đồ cân bằng độ khó câu hỏi và NL ĐGGD cho SV trƣớc và sau TN (lớp TN2) ................................................................ 137 Hình 4.11. Biểu đồ cân bằng độ khó câu hỏi và NL ĐGGD cho SV trƣớc và sau TN (lớp TN3) ................................................................ 138 Hình: 4.12. Biểu đồ NL ĐGGD cho SV trƣớc và sau thực nghiệm (lớp TN2) .. 139 Hình: 4.13. Biểu đồ NL ĐGGD cho SV trƣớc và sau thực nghiệm (lớp TN3) .. 140 Hình 4.14. Biểu đồ các mức NL ĐGGD của SV trƣớc và sau TN đợt 2 ........... 141
  11. x DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Mô tả các thành tố/ kỹ năng của năng lực đánh giá giáo dục .............. 35 Bảng 1.2: Các mức độ phát triển năng lực đánh giá giáo dục ............................. 38 Bảng 2.1. Kết quả nhận thức về tầm quan trọng của NL ĐGGD cần phát triển cho SVĐH ngành GDTH ................................................................... 56 Bảng 2.2: Ý kiến của giảng viên về các căn cứ để xác định mục tiêu dạy học nhằm phát triển NL ĐGGD cho SVĐH ngành GDTH ...................... 57 Bảng 2.3: Ý kiến của SV về mục tiêu DH đƣợc nhà trƣờng công bố vào đầu khóa học và buổi học đầu tiên của học phần ..................................... 58 Bảng 2.4: Đánh giá thực trạng việc xác định mục tiêu của GV khi biên soạn và thực hiện kế hoạch dạy học ........................................................... 59 Bảng 2.5: Ý kiến của SV về việc xác định mục tiêu của GV khi biên soạn và thực hiện kế hoạch dạy học ........................................................... 60 Bảng 2.6: Ý kiến của giảng viên về mức độ quan trọng các thành tố/ kỹ năng của NL ĐGGD cho sinh viên đại học ngành giáo dục tiểu học ......... 61 Bảng 2.7: Ý kiến của sinh viên về mức độ quan trọng các thành tố/ kỹ năng của NL ĐGGD cho sinh viên ............................................................. 62 Bảng 2.8: Ý kiến của GVTH về mức độ quan trọng các thành tố/ kỹ năng của NL ĐGGD cho sinh viên.......................................................................... 62 Bảng 2.9. Ý kiến của GV, SV về sự cần thiết và tính phù hợp của nội dung học phần “Đánh giá trong giáo dục tiểu học” với các chỉ số hành vi của NL ĐGGD cho SV ............................................................................. 64 Bảng 2.10. Ý kiến của GV về nội dung đánh giá NL ĐGGD đối với SV ........... 67 Bảng 2.11. Ý kiến sinh viên về mức độ lựa chọn nội dung đánh giá của giảng viên ........................................................................................... 67 Bảng 2.12. Ý kiến của GV về mức độ sử dụng PPĐG đối với SV ...................... 68 Bảng 2.13. Ý kiến của SV về mức độ sử dụng các PPĐG của GV ..................... 68 Bảng 2.14. Ý kiến của GV về mức độ sử dụng các công cụ ĐG đối với SV............. 69 Bảng 2.15. Ý kiến của SV về mức độ sử dụng các công cụ ĐG của GV .............. 70 Bảng 2.16. Ý kiến của giảng viên về mức độ sử dụng các PPDH ....................... 71 Bảng 2.17: Ý kiến của SV về mức độ sử dụng các PPDH của GV ..................... 71
  12. xi Bảng 2.18: Ý kiến của GV về thực trạng NL ĐGGD của SV tốt nghiệp ............ 73 Bảng 2.19: Ý kiến của GVTH về NL ĐGGD của SV tốt nghiệp ........................ 73 Bảng 3.1. Mô tả các thành tố của NL ĐGGD cho SVĐH ngành GDTH ............ 79 Bảng 3.2. Chỉ số hành vi của NL ĐGGD cho SV ................................................ 81 Bảng 3.3. Tiêu chí chất lƣợng của các chỉ số hành vi .......................................... 83 Bảng 3.4: Dự thảo chuẩn đầu ra NL ĐGGD cho SVĐH ngành GDTH .............. 89 Bảng 3.5: Ma trận đề kiểm tra theo các thành tố và chỉ số hành vi ..................... 90 Bảng 3.6: Ma trận đề kiểm tra theo mức độ NL ĐGGD cho SV ......................... 90 Bảng 3.7. Các chỉ số thống kê đề KT đo lƣờng NL ĐGGD cho SV ................... 98 Bảng 3.8: Chuẩn NL ĐGGD cho SVĐH ngành GDTH .................................... 101 Bảng 3.9: Giải thích kết quả học tập của sinh viên bằng cách kết hợp điểm quy chuẩn, tiêu chí và chuẩn năng lực ............................................. 114 Bảng 4.1: Ma trận đề kiểm tra đầu vào theo các thành tố và chỉ số hành vi...... 121 Bảng 4.2: Ma trận đề kiểm tra đầu vào theo mức độ NL ĐGGD cho SV ......... 121 Bảng 4.3: Ma trận đề kiểm tra đầu ra theo các thành tố và chỉ số hành vi ........ 122 Bảng 4.4: Ma trận đề kiểm tra theo mức độ NL ĐGGD cho SV ....................... 122 Bảng 4.5. Các chỉ số thống kê đề KT đo lƣờng NL ĐGGD cho SV trƣớc TN . 124 Bảng 4.6. Chỉ số thống kê đề KT đo lƣờng NL ĐGGD cho SV sau TN 1 ........ 126 Bảng 4.7. Mức độ NL ĐGGD của SV trƣớc và sau thực nghiệm đợt 1 ............ 129 Bảng 4.8. Chỉ số thống kê đề kiểm tra đo lƣờng NL ĐGGD cho SV trƣớc TN (Lớp TN2) ........................................................................................ 131 Bảng 4.9. Chỉ số thống kê đề kiểm tra đo lƣờng NL ĐGGD cho SV trƣớc TN (Lớp TN3) ........................................................................................ 133 Bảng 4.10. Chỉ số thống kê đề kiểm tra đo lƣờng NL ĐGGD cho SV sau TN (lớp TN2) ................................................................................................. 134 Bảng 4.11. Chỉ số thống kê đề kiểm tra đo lƣờng NL ĐGGD cho SV sau TN (lớp TN3) ................................................................................................. 136 Bảng 4.12. Mức độ NL ĐGGD của SV trƣớc và sau thực nghiệm đợt 2 .......... 141 Bảng 4.13. Bảng tổng hợp phân phối mức độ của Chuẩn NL ĐGGD cho SV ... 142
  13. 1 MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1.1. Yêu cầu của xã hội Trong kỷ nguyên kinh tế tri thức, hội nhập quốc tế sâu sắc ở tất các các lĩnh vực, yêu cầu về nguồn nhân lực có khả năng cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt, quyết định sự thành, bại của một quốc gia. Khả năng cạnh tranh của nguồn nhân lực phụ thuộc rất nhiều vào quá trình đào tạo của các cơ sở giáo dục, nơi ngoài những năng lực nhận thức cơ bản về chuyên môn, phải rèn luyện cho ngƣời học những kỹ năng, năng lực sống và làm việc trong môi trƣờng thực, luôn thay đổi và nhiều thử thách. Vì vậy, phát triển nguồn nhân lực theo định hƣớng năng lực đang là mối quan tâm lớn của Đảng, Nhà nƣớc và đặt trọng trách đối với giáo dục và đào tạo. Luật giáo dục Việt Nam (tháng 6/2005) ghi rõ “Mục tiêu của giáo dục đại học là đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khỏe đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc…” [50]. Trong hệ thống GD&ĐT, đội ngũ GV là yếu tố quyết định chất lƣợng của hệ thống và trƣớc hết là GVTH - GV của cấp học nền tảng. Nhìn tổng quát có thể thấy chức năng của GVTH rộng hơn, trong đó NL ĐGGD của GV là một trong những năng lực nghề nghiệp, năng lực này phải có những thay đổi theo các hƣớng, nhƣ: mục tiêu đánh giá khác hơn so với trƣớc, trách nhiệm nặng hơn trong việc lựa chọn nội dung đánh giá, chuyển mạnh từ chỗ đánh giá kiến thức sang đánh giá năng lực của HS; sử dụng nhiều phƣơng pháp, hình thức, công cụ đánh giá khác nhau; coi trọng hơn việc đánh giá phân hóa; thay đổi tính chất trong quan hệ thầy - trò; yêu cầu hợp tác rộng rãi và chặt chẽ hơn với các giáo viên cùng trƣờng; thắt chặt hơn mối quan hệ với cha mẹ HS và cộng đồng, góp phần nâng cao chất lƣợng học tập của HS... Do vậy, phải đổi mới cách đào tạo để phát triển NL ĐGGD cho SVTH (GVTH trong tƣơng lai). Về mặt giáo dục, yêu cầu này cũng hoàn toàn phù hợp đối với giáo viên tiểu học trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.
  14. 2 1.2. Yêu cầu phát triển năng lực đánh giá giáo dục cho sinh viên tiểu học Xu hƣớng đào tạo GV hiện nay là chuyển từ đào tạo nghề (qualification) sang đào tạo năng lực hành nghề (competency) [54, tr 102] tức là đào tạo ra những ngƣời lao động vừa có kiến thức, kỹ năng, năng lực nghề nghiệp để hành nghề và có khả năng tự thay đổi và thích nghi với sự phát triển của khoa học công nghệ và nghề nghiệp mới. Chiến lƣợc phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020 đã xác định một trong các giải pháp phát triển GD, đó là: “Trên cơ sở đánh giá chương trình giáo dục phổ thông hiện hành và tham khảo chương trình tiên tiến của các nước, thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa từ sau năm 2015 theo định hướng phát triển năng lực HS, vừa đảm bảo tính thống nhất trong toàn quốc, vừa phù hợp với đặc thù của mỗi địa phương” [6]. Nhƣ vậy, NL của ngƣời GV nói chung, trong đó có NL ĐGGD cần phải đƣợc cập nhật với sự đổi mới GD. Các trƣờng SP phải biên soạn, điều chỉnh nội dung, chƣơng trình đào tạo, đổi mới cách dạy, cách học để chuẩn bị tốt nhất lực lƣợng GV giảng dạy đƣợc chƣơng trình mới và ĐG đƣợc KQGD của HS theo hƣớng phát triển NL. Thông tƣ số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ trƣởng Bộ GD&ĐT về việc ban hành “Quy định đánh giá HSTH” [9] và Thông tƣ 22/2016/TT-BGDĐT, ngày 22 tháng 9 năm 2016 về việc “Sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định đánh giá học sinh tiểu học kèm theo Thông tư 30/2016/TT- BGDĐT” [10] đã theo hƣớng phát triển năng lực học tập tích cực, chủ động với vai trò chủ thể là HSTH. Chính vì vậy, GVTH càng cần có NL ĐGGD và SVTH phải đƣợc đào tạo để trở thành những ngƣời dạy học bậc tiểu học, đảm đƣơng vai trò giáo dục theo định hƣớng hình thành và phát triển nhân cách cũng nhƣ năng lực của HS giai đoạn đầu đời (từ 6 tuổi đến 11 tuổi) thì việc phát triển NL này cần phải đƣợc rèn luyện ngay từ khi còn ngồi trên giảng đƣờng. Mặt khác, quá trình đào tạo NL ĐGGD cho SVTH không thể tự hài lòng với những kiến thức, kỹ năng, năng lực cơ bản và tối thiểu nhƣ hiện nay, mà phải gắn chặt hơn nữa với những gì mà ở trƣờng tiểu học thực sự yêu cầu. Các trƣờng SP phải giúp SV phát triển những kỹ năng, năng lực trong môi trƣờng ĐG thực tế và những SV tốt nghiệp phải thể hiện đƣợc NL này trong hoạt động đánh giá giáo dục trên lớp học.
  15. 3 Theo chƣơng trình đào tạo GVTH hiện nay, học phần “Đánh giá trong giáo dục tiểu học” đƣợc học nhƣ một học phần riêng thuộc lĩnh vực giáo dục học và đƣợc thực hành xuyên suốt qua các học phần khác, đặc biệt là những học phần chuyên ngành. Bởi vậy, nếu ý thức đƣợc vai trò của ĐGGD, có nhiều biện pháp phát triển NL ĐGGD cho SV thông qua dạy học thì công tác đào tạo sẽ đạt đƣợc kết quả kép là vừa phát triển NL ĐGGD cho SV, vừa nâng cao chất lƣợng đào tạo các học phần chuyên ngành. 1.3. Thực trạng phát triển NL ĐGGD cho SVĐH ngành GDTH Trong những năm qua, đào tạo GVTH ở nƣớc ta đã đạt đƣợc nhiều thành tựu quan trọng, quy mô đào tạo tăng nhanh, chất lƣợng đào tạo từng bƣớc đƣợc cải thiện. Tuy nhiên, quá trình đào tạo còn biểu hiện một số bất cập, hạn chế. Nghị quyết 29-NQ/TW (11/2013) chỉ rõ “Chất lượng, hiệu quả GD&ĐT còn thấp so với yêu cầu, nhất là GDĐH, giáo dục nghề nghiệp. Hệ thống GD&ĐT thiếu liên thông giữa các trình độ và giữa các phương thức giáo dục, đào tạo; còn nặng lý thuyết, nhẹ thực hành. Đào tạo thiếu gắn kết với nghiên cứu khoa học, sản xuất, kinh doanh và nhu cầu của thị trường lao động; chưa chú trọng đúng mức việc giáo dục đạo đức, lối sống và kỹ năng làm việc. Phương pháp giáo dục, việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả còn lạc hậu, thiếu thực chất” [1]. Trong quá trình đào tạo ấy, NL ĐGGD cần hình thành cho SV mới chỉ dừng lại ở việc cung cấp những KT, KN, TĐ tách biệt mà ít đƣợc chú ý tới việc hình thành và phát triển NL này cho SV trƣớc khi tốt nghiệp. Do đó, NL ĐGGD của GV hiện nay ở các trƣờng tiểu học chƣa đạt đƣợc nhƣ mong muốn. Kết quả điều tra khảo sát 528 GV, SV, GVTH ở 6 trƣờng SP trên 3 miền Bắc, Trung, Nam và 5 trƣờng tiểu học cho thấy: phần lớn GV, SV, GVTH đã có nhận thức tốt về tầm quan trọng của NL ĐGGD (68,56% là rất cần thiết, 25,56% là cần thiết). Tuy nhiên, nội dung, phƣơng pháp dạy học, vấn đề kiểm tra đánh giá quá trình hành thành và phát triển NL này đối với SV còn nhiều hạn chế. Theo thống kê, chỉ có 36,4% chỉ số hành vi của NL ĐGGD cho SV đƣợc đánh giá ở mức phù hợp và rất phù hợp. Các PPDH đƣợc GV sử dụng trong quá trình DH chủ yếu là: thuyết
  16. 4 trình (95.82%), thảo luận/ xemina (76.78%), vấn đáp (72.59%), giải quyết vấn đề (59.41%), nhiều PPDH mới phát huy tính tích cực, tự giác học tập của SV thì ít đƣợc sử dụng, nhƣ: dự án, hợp đồng, trải nghiệm.... Vấn đề đánh giá SV còn tập trung nhiều vào ĐG kiến thức (85.33%), kỹ năng (47.67%) chƣa chú ý tới việc yêu cầu SV vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã học vào những tình huống thực tế mà GV phải thực hiện nhiệm vụ ĐG ở trƣờng tiểu học. Nhận xét về NL ĐGGD của SVTH trƣớc khi tốt nghiệp, nhiều ý kiến của GV, GVTH đánh giá ở mức trung bình (điểm trung bình: 2,96). Đây là những vấn đề cần đƣợc đặt ra và giải quyết một cách nghiêm túc ở các trƣờng SP có đào tạo GVTH. Xuất phát từ những lí do nêu trên, đề tài "Phát triển năng lực đánh giá giáo dục cho sinh viên đại học ngành giáo dục tiểu học” với mong muốn nâng cao chất lƣợng đào tạo NL ĐGGD cho SVTH, góp phần nâng cao chất lƣợng, hiệu quả đào tạo GVTH hiện nay. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Đề xuất một số biện pháp DH cụ thể nhằm phát triển NL ĐGGD cho SVĐH ngành GDTH, góp phần nâng cao chất lƣợng đào tạo GVTH ở nƣớc ta theo mục tiêu phát triển năng lực nghề nghiệp. 3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU 3.1. Khách thể nghiên cứu Quá trình hình thành và phát triển NL ĐGGD cho SVĐH ngành GDTH. 3.2. Đối tƣợng nghiên cứu Một số biện pháp DH nhằm phát triển NL ĐGGD cho SVĐH ngành GDTH. 4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC Nếu đề xuất và sử dụng hợp lý các biện pháp SP trong quá trình tổ chức DH dựa trên chuẩn NL ĐGGD và đƣờng phát triển NL, nhƣ: điều chỉnh, hoàn thiện chuẩn NL ĐGGD cho SVĐH ngành GDTH trƣớc khi tốt nghiệp; xác định nội dung DH dựa trên chuẩn NL đó; xác định các nhiệm vụ học tập cho SV nhƣ là một PPDH và đánh giá kết quả học tập đối với SV theo khung ĐGNL thì sẽ phát triển NL ĐGGD cho SV, góp phần nâng cao chất lƣợng đào tạo GVTH.
  17. 5 5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 5.1. Nghiên cứu, tổng hợp những cơ sở lý luận của việc DH nhằm phát triển NL ĐGGD cho SVĐH ngành GDTH. 5.2. Khảo sát thực trạng NL ĐGGD đối với SVĐH ngành GDTH trƣớc khi tốt nghiệp. 5.3. Đề xuất một số biện pháp DH cụ thể nhằm phát triển NL ĐGGD cho SVĐH ngành GDTH. 5.4. Thực nghiệm sƣ phạm để làm rõ tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp đƣợc đề xuất trong luận án. 6. PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Đề tài nghiên cứu một số biện pháp nhằm phát triển NL ĐGGD cho SVĐH ngành GDTH thông qua dạy học học phần “Đánh giá trong giáo dục tiểu học”, vận dụng ở hai môn Toán, Tiếng Việt ở tiểu học. - Đề tài khảo sát thực trạng ở các trƣờng: ĐH Thủ Đô, ĐH Hồng Đức (Thanh Hóa), ĐH Hoa Lƣ (Ninh Bình), ĐH Vinh (Nghệ An), ĐHSP Thái Nguyên (thuộc ĐH Thái Nguyên) và ĐH Đồng Nai từ tháng 9/2015 đến tháng 3/2016. - Tổ chức thực nghiệm tại Trƣờng ĐH Hồng Đức và ĐH Hoa Lƣ vào học kỳ 1 năm học 2015-2016 và học kỳ 1 năm học 2016-2017. 7. PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7.1. Phƣơng pháp luận - Tiếp cận hệ thống: Quá trình đào tạo GVTH ở các trƣờng SP là một hệ thống toàn vẹn, bao gồm các thành tố có mối quan hệ mật thiết với nhau, nhƣ: mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp, phƣơng tiện, hình thức tổ chức, ngƣời dạy, ngƣời học, môi trƣờng và kết quả đào tạo. DH nhằm hình thành và phát triển NL ĐGGD cho SVĐH ngành GDTH phải đƣợc tiếp cận, nghiên cứu trong hệ thống các mối quan hệ của cấu trúc quá trình đào tạo. - Tiếp cận lịch sử - logic: Kế thừa những thành tựu cũng nhƣ các hạn chế của các nghiên cứu về ĐG KQGD của HSPT, quá trình DH nhằm phát triển NL ĐGGD cho SV và NL của GVTH trong lịch sử để đề xuất một số biện pháp nhằm phát triển NL ĐGGD cho SVĐH ngành GDTH.
  18. 6 - Tiếp cận thực tiễn: Tiếp cận những yêu cầu từ thực tiễn NL của GV về ĐG KQGD của HSTH và thực tiễn DH nhằm phát triển NL ĐGGD cho SVTH ở các trƣờng SP. Xây dựng sự thống nhất, gắn kết giữa thực tiễn đào tạo NL ĐGGD cho SV ở các trƣờng SP với yêu cầu công việc trong tƣơng lai của ngƣời GVTH trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay. - Tiếp cận hoạt động: Tiếp cận nghiên cứu vấn đề DH nhằm phát triển NL ĐGGD cho SVĐH ngành GDTH theo quy trình các giai đoạn DH để hình thành và phát triển NL theo quan điểm lý thuyết hoạt động. Các giai đoạn đƣợc thực hiện từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ lý thuyết đến thực tiễn và diễn ra trong các môi trƣờng phong phú, đa dạng. 7.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 7.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết Các phƣơng pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hóa, hệ thống hóa đƣợc sử dụng trong nghiên cứu tài liệu. 7.2.2. Phương pháp điều tra phỏng vấn bằng phiếu hỏi Xây dựng phiếu trƣng cầu ý kiến cho đối tƣợng là GV, SV, GVTH nhằm thu thập những thông tin cần thiết phục vụ cho việc phân tích thực trạng và thực nghiệm. 7.2.3. Phương pháp phỏng vấn Tiến hành phỏng vấn, trao đổi với một số CBQL, giảng viên, SV và GVTH nhằm làm sáng tỏ kết quả thu đƣợc qua phiếu hỏi và bổ sung thêm những thông tin cần thiết trong quá trình nghiên cứu. 7.2.4. Phương pháp chuyên gia Tiến hành trao đổi, xin ý kiến các chuyên gia GDĐH, gồm: các nhà giáo, CBQL, cán bộ nghiên cứu... trong quá trình nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn. 7.2.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm Kiểm tra tính khoa học, khả thi của các biện pháp phát triển NL ĐGGD cho SVĐH ngành GDTH. 7.2.6. Phương pháp xử lý số liệu Bằng việc sử dụng một số thuật toán thống kê, một số phần mềm tin học; các phƣơng pháp này sử dụng chủ yếu vào việc xử lý số liệu và kiểm chứng độ tin cậy của các kết quả nghiên cứu.
  19. 7 8. LUẬN ĐIỂM BẢO VỆ 8.1. Năng lực ĐGGD cần hình thành cho SVĐH ngành GDTH là năng lực chuyên môn, phải đƣợc hình thành và phát triển ở các trƣờng SP có đào tạo GVTH. NL này đƣợc cấu thành bởi 6 thành tố: lập kế hoạch đánh giá; lựa chọn và phát triển công cụ đánh giá; thực hiện ĐG và xử lý, phân tích kết quả ĐG; sử dụng kết quả đánh giá; thông báo, phản hồi kết quả đánh giá và nghiên cứu về khoa học ĐGGD ở tiểu học. 8.2. Ở các trƣờng SP có đào tạo GVTH hiện nay, việc tổ chức DH nhằm hình thành và phát triển NL ĐGGD cho SVĐH ngành GDTH chƣa đƣợc quan tâm đúng mức cả về lý luận và thực tiễn. 8.3. Việc nghiên cứu, áp dụng các biện pháp DH nhằm phát triển NL ĐGGD cho SV đƣợc đề xuất trong luận án sẽ góp phần đổi mới nội dung và phƣơng pháp dạy học để phát triển NL này cho SVTH đạt chuẩn về NL, đáp ứng nhu cầu giáo dục ở trƣờng tiểu học trong giai đoạn mới. 9. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN 9.1. Về lý luận - Hệ thống hóa những cơ sở lý luận về DH nhằm phát triển NL ĐGGD cho SVĐH ngành GDTH. - Xác định đƣợc các thành tố và các chỉ số hành vi và chuẩn NL ĐGGD cho SVĐH ngành GDTH trƣớc khi tốt nghiệp. - Xác định một số hoạt động cơ bản để hình thành và phát triển NL ĐGGD cho SVĐH ngành GDTH trong dạy học và thông qua các hoạt động đó SV bộc lộ năng lực ĐGGD. - Đề xuất một số biện pháp DH nhằm phát triển NL ĐGGD cho SVĐH ngành GDTH để vận dụng vào quá trình đào tạo GVTH ở các trƣờng SP. 9.2. Về thực tiễn - Phát hiện đƣợc thực trạng nhận thức của GV, GVTH, SV về NL ĐGGD. - Làm sáng tỏ đƣợc thực trạng DH nhằm hình thành và phát triển NL ĐGGD cho SVĐH ngành GDTH ở các trƣờng SP hiện nay; đánh giá đƣợc hoạt động này theo chuẩn NL ĐGGD và đƣờng phát triển NL.
  20. 8 - Thực nghiệm sƣ phạm chứng minh các biện pháp mà luận án đề xuất là khả thi và áp dụng hiệu quả, góp phần nâng cao chất lƣợng đào tạo GVTH ở nƣớc ta theo mục tiêu phát triển năng lực nghề nghiệp. 10. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN Ngoài phần mở đầu, kết luận - kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và phần phụ lục; luận án đƣợc cấu trúc thành 4 chƣơng, gồm: Chƣơng 1: Cơ sở lí luận của việc phát triển năng lực ĐGGD cho SVĐH ngành GDTH. Chƣơng 2: Thực trạng phát triển NL ĐGGD cho SVĐH ngành GDTH. Chƣơng 3: Các biện pháp phát triển NL ĐGGD cho SV ngành GDTH. Chƣơng 4: Thực nghiệm sƣ phạm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2