intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Phát triển năng lực ứng dụng công nghệ thông tin cho Sinh viên sư phạm Lịch sử, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:256

15
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở khẳng định tầm quan trọng của việc phát triển năng lực ứng dụng công nghệ thông tin cho Sinh viên sư phạm Lịch sử, đề tài đi sâu xác định các thành tố năng lực và tiêu chí đánh giá phát triển công nghệ thông tin cho sinh viên, từ đó đề xuất các biện pháp phát triển công nghệ thông tin cho Sinh viên sư phạm Lịch sử trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 nói riêng và các trường Đại học Sư phạm nói chung.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Phát triển năng lực ứng dụng công nghệ thông tin cho Sinh viên sư phạm Lịch sử, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI ĐẶNG THỊ THÙY DUNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM LỊCH SỬ, TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC HÀ NỘI - 2024
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI ĐẶNG THỊ THÙY DUNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM LỊCH SỬ, TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 Chuyên ngành: LL&PPDH dạy học bộ môn Lịch sử Mã số: 9.14.01.11 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. HOÀNG HẢI HÀ 2. PGS.TS. NGUYỄN THỊ THẾ BÌNH HÀ NỘI - 2024
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án này là công trình nghiên cứu của bản thân tôi. Những số liệu, kết quả được nêu trong luận án đám bảo khách quan, khoa học và trung thực chưa từng được công bố tại bất kì công trình nào khác. Tác giả Đặng Thị Thuỳ Dung
  4. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thiện được luận án này, tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ lớn lao, quý giá đến từ các tập thể, cá nhân. Tôi xin được gửi lời cảm ơn Ban Giám hiệu, phòng Sau Đại học, quý nhà giáo, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, tổ LL và PPDH bộ môn Lịch sử, Khoa Lịch sử Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Đặc biệt, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến PGS.TS Hoàng Hải Hà và PGS.TS Nguyễn Thị Thế Bình, những người thầy đã nhiệt tình, tận tâm chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án. Tôi chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Ban Chủ nhiệm Khoa, những đồng nghiệp Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã ủng hộ, hỗ trợ chia sẻ công việc, tạo điều kiện công việc tốt nhất để tôi hoàn thành luận án này. Chân thành cảm ơn các bạn sinh viên Sư phạm Lịch sử, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tham gia tích cực, hỗ trợ tôi trong quá trình khảo sát thực trạng và TNSP cho đề tài. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè đã động viên, khích lệ và hỗ trợ tôi trên hành trình học tập và nghiên cứu vừa qua, để tôi có thể hoàn thành luận án Tiến sĩ này. Hà Nội, ngày… tháng… năm 2024 Tác giả Đặng Thị Thùy Dung
  5. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU ....................................................................... Error! Bookmark not defined. 1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................... 1 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...............................................................................1 3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài .................................................................................4 4. Cơ sở PP luận và PP nghiên cứu .................................................................................4 5. Giả thuyết khoa học .....................................................................................................5 6. Đóng góp của đề tài .....................................................................................................5 7. Ý nghĩa của đề tài ........................................................................................................6 8. Cấu trúc của Luận án ...................................................................................................6 NỘI DUNG .....................................................................................................................7 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI .....................................................................................................7 1.1. Những nghiên cứu về năng lực ứng dụng CNTT của giáo viên và sinh viên sư phạm ..................................................................................................................7 1.1.1. Nghiên cứu của các tác giả nước ngoài ............................................................7 1.1.2. Nghiên cứu của các tác giả Việt Nam ............................................................. 14 1.2. Những nghiên cứu về năng lực ứng dụng CNTT của giáo viên và sinh viên sư phạm Lịch sử...................................................................................................19 1.2.1. Nghiên cứu của tác giả nước ngoài .................................................................19 1.2.2. Nghiên cứu của các tác giả Việt Nam ............................................................. 25 1.3. Nhận xét chung về các công trình nghiên cứu và những điểm luận án kế thừa, phát triển ............................................................................................................32 Tiểu kết chương 1 ........................................................................................................35 CHƯƠNG 2: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ỨNG DỤNG CNTT CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM LỊCH SỬ, TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2: LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN...........................................................................................36 2.1. Cơ sở lí luận...........................................................................................................36 2.1.1. Quan niệm về năng lực ứng dụng CNTT của sinh viên Sư phạm Lịch sử .....36 2.1.2. Quan niệm về phát triển năng lực ứng dụng CNTT cho sinh viên Sư phạm Lịch sử .......................................................................................................................40 2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển năng lực ứng dụng CNTT cho sinh viên Sư phạm Lịch sử................................................................................................ 44
  6. 2.1.4. Chuẩn năng lực ứng dụng CNTT theo chương trình đào tạo sinh viên Sư phạm Lịch sử trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 ....................................................47 2.1.5. Vai trò, ý nghĩa của việc phát triển năng lực ứng dụng CNTT cho sinh viên Sư phạm Lịch sử................................................................................................ 51 2.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................................57 2.2.1. Khái quát về khoa Lịch sử trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 .......................57 2.2.2. Khảo sát thực tiễn về phát triển năng lực ứng dụng CNTT cho sinh viên Sư phạm Lịch sử và sinh viên Sư phạm Lịch sử trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 ..........59 2.2.3. Đánh giá về thực trạng ....................................................................................70 Tiểu kết chương 2 ........................................................................................................73 CHƯƠNG 3: KHUNG NĂNG LỰC VÀ BỘ CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ỨNG DỤNG CNTT CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM LỊCH SỬ, TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2............................. 74 3.1. Khung năng lực ứng dụng CNTT cho sinh viên Sư phạm lịch sử, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2..........................................................................................74 3.1.1. Căn cứ để xây dựng khung năng lực ứng dụng CNTT ...................................74 3.1.2. Quy trình xây dựng khung năng lực ứng dụng CNTT ....................................79 3.1.3. Nội dung khung năng lực ứng dụng CNTT cho sinh viên Sư phạm Lịch sử, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 ......................................................................80 3.2. Bộ công cụ đánh giá mức độ phát triển năng lực ứng dụng CNTT cho sinh viên Sư phạm Lịch sử, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 ............................. 90 3.2.1. Nguyên tắc xây dựng bộ công cụ đánh giá năng lực ứng dụng CNTT...........90 3.2.2. Quy trình xây dựng bộ công cụ đánh giá mức độ phát triển năng lực ứng dụng CNTT ...............................................................................................................92 3.2.3. Bộ công cụ đánh giá mức độ phát triển năng lực ứng dụng CNTT ................94 Tiểu kết chương 3 ......................................................................................................107 CHƯƠNG 4: CÁC BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ỨNG DỤNG CNTT CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM LỊCH SỬ, TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ...................................................108 4.1. Một số yêu cầu khi lựa chọn các biện pháp phát triển năng lực ứng dụng CNTT cho sinh viên Sư phạm Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.......108 4.2. Biện pháp phát triển năng lực ứng dụng CNTT cho sinh viên Sư phạm Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 ..........................................................109 4.2.1. Nhóm biện pháp nâng cao thái độ và kiến thức về CNTT ................................110
  7. 4.2.1.1. Định hướng mục tiêu, tạo hứng thú và rèn ý chí cho sinh viên trong quá trình ứng dụng CNTT ..............................................................................................110 4.2.1.2. Hướng dẫn SV khai thác hiệu quả tài liệu số “Sổ tay ứng dụng CNTT cho sinh viên Sư phạm Lịch sử” ......................................................................................117 4.2.2. Nhóm biện pháp rèn luyện kĩ năng về CNTT ...................................................122 4.2.2.1. Tổ chức Dạy học kết hợp các học phần thuộc chương trình đào tạo ........122 4.2.2.2. Tổ chức hoạt động sinh hoạt về ứng dụng CNTT thông qua mô hình CLB NVSP ...............................................................................................................127 4.2.2.3. Tập huấn trực tuyến về kĩ năng ứng dụng CNTT trong nghiên cứu khoa học.......132 4.2.3. Nhóm biện pháp tăng cường khả năng vận dụng CNTT...................................136 4.2.3.1. Hướng dẫn SV ứng dụng CNTT trong tự học và trao đổi chuyên môn .....136 4.2.3.2. Hướng dẫn sinh viên ứng dụng CNTT trong quá trình thực hành và thực tập sư phạm .....................................................................................................141 4.2.3.3. Hướng dẫn SV thực hiện hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học các đề tài về ứng dụng CNTT ........................................................................................146 4.3. Thực nghiệm sư phạm ........................................................................................150 4.3.1. Mục đích và nhiệm vụ thực nghiệm ..............................................................150 4.3.2. Đối tượng và phạm vi thực nghiệm ..............................................................150 4.3.3. Nội dung và phương pháp thực nghiệm ........................................................151 4.3.4. Tiến trình thực nghiệm ..................................................................................152 4.3.5. Kết quả thực nghiệm ....................................................................................153 Tiểu kết chương 4 ......................................................................................................156 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ...........................................................................158 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................1 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ..........................................................................................................175 PHỤ LỤC ................................................................................................................. 1.PL
  8. DANH MỤC VIẾT TẮT AI Trí tuệ nhân tạo CNTT CNTT CLB Câu lạc bộ CTĐT Chương trình đào tạo DHLS Dạy học lịch sử ĐH Đại học Trường Đại học Sư phạm ĐHSPHN2 Hà Nội 2 GiV Giảng viên GV Giáo viên GD Giáo dục Công nghệ thông tin và ICT truyền thông KHLS Khoa học Lịch sử KHGD Khoa học giáo dục LS Lịch sử NCKH Nghiên cứu khoa học NL Năng lực NVSP Nghiệp vụ sư phạm PTNL Phát triển năng lực PPDH Phương pháp dạy học SP Sư phạm SPLS Sư phạm Lịch sử SV Sinh viên THPT Trung học phổ thông
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1. Chuẩn đầu ra Chương trình Đào tạo cử nhân Sư phạm Lịch sử, trường ĐHSPHN2 .................................................................................................47 Bảng 2.2. Nội dung chi tiết và yêu cầu cần đạt của học phần Ứng dụng CNTT trong DHLS ở trường phổ thông (theo CTĐT cử nhân SPLS trường ĐHSPHN2) .................................................................................................48 Bảng 2.3. Một số chuẩn đầu ra học phần về khả năng ứng dụng CNTT theo Chương trình Đào tạo SV SPLS, ĐHSPHN2 ............................................50 Bảng 2.4. Thống kê mẫu khảo sát GiV ......................................................................60 Bảng 2.5. Đánh giá của GiV về khả năng ứng dụng CNTT của SV SPLS (Đơn vị %) ...........................................................................................................62 Bảng 2.6. Các biện pháp phát triển NL ứng dụng CNTTcho SV SPLS đã thực hiện .....64 Bảng 2.7. Đánh giá thuận lợi và khó khăn của GiV trong việc phát triển NL ứng dụng CNTT cho SV SPLS trường ĐHSPHN2 ..........................................66 Bảng 3.1. Mức độ ứng dụng CNTT trong giáo dục (theo Chuẩn nghề nghiệp GV, thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT) .....................................................77 Bảng 3.2. Khung NL ứng dụng CNTT cần phát triển cho SV SPLS trường ĐHSPHN2........80 Bảng 3.3. Quy trình xây dựng bộ công cụ đánh giá mức độ phát triển NL ứng dụng CNTT cho SVSPLS trường ĐHSPHN2 ...........................................93 Bảng 3.4. Tiêu chí đánh giá phát triển NL ứng dụng CNTT cho SV Sư phạm Lịch sử theo mức độ (Rubric) ....................................................................95 Bảng 3.5. Gợi ý nội dung và tình hướng đánh cho bài kiểm tra NL ứng dụng CNTT ....104 Bảng 4.1. Minh họa cấu trúc nội dung seminar .......................................................114 Bảng 4.2. Phản hồi về mức độ hữu ích của Sổ tay ứng dụng CNTT đối với SV SPLS...121 Bảng 4.3. Hệ thống học liệu và nhiệm vụ nội dung Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 (cho mô hình LHĐN) ...........................................124 Bảng 4.4. Kết quả TN song hành ở 2 nhóm TN một phần.......................................126 Bảng 4.5. Gợi ý hoạt động sinh hoạt về CNTT cho CLB NVSP .............................128 Bảng 4.6. Cấu trúc nội dung tập huấn Sử dụng công cụ trích dẫn trong NCKH .....133
  10. Bảng 4.7. Gợi ý hệ thống nhiệm vụ thực hành giảng dạy ........................................142 Bảng 4.8. Nội dung TN từng phần bằng PP TN đối chứng ..............................................143 Bảng 4.9. Kết quả kiểm định T-Test TN đối chứng .................................................143 Bảng 4.10. Các đề tài NCKH về ứng dụng CNTT trong học tập và DHLS của SV..149 Bảng 4.11. Mô tả quy trình TN ..................................................................................152 Bảng 4.12. So sánh kết quả trước và sau TNSP của phiếu Tự đánh giá và Bài kiểm tra NL ..............................................................................................153 Bảng 4.13. Kết quả tự đánh giá về các tiêu chí NL (đơn vị: SV, n = 40SV) .............154
  11. DANH MỤC CÁC BIẺU ĐỒ Trang Biểu đồ 2.1. Đánh giá của GiV về các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển NL ứng dụng CNTT cho SV SPLS .....................................................................65 Biểu đồ 2.2. Kết quả khảo sát SV về mức độ hiệu quả các hoạt động phát triển NL ứng dụng CNTT cho SV SPLS ở trường ĐH .................................69 Biểu đồ 4.1. Kết quả điểm NL trước và sau thực hiện biện pháp định hướng mục tiêu, tạo hứng thú và rèn ý chí cho SV trong quá trình ứng dụng CNTT ..117 Biểu đồ 4.2. Thay đổi điểm NL của nhóm K47TP_1 ..............................................127 Biểu đồ 4.3. Thay đổi điểm NL của nhóm K47TP_2 ..............................................127 Biểu đồ 4.4. Kết quả thang đo NL với 2 nhóm TN và đối chứng ............................144 Biểu đồ 4.5. Mức độ sẵn sàng thực hành ứng dụng các công cụ hỗ trợ DHLS của SV .................................................................................................145 Biểu đồ 4.6. Kết quả phiếu Tự đánh giá trước và sau TN .......................................154 Biểu đồ 4.7. Kết quả Bài kiểm tra NL trước và sau TN ..........................................154
  12. DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 2.1. Đường phát triển NL theo quan điểm của Robert Glaser ...................42 Hình 2.2 a.b. Giao diện của website học liệu học phần Lịch sử Việt Nam hiện đại ......53 Hình 2.3. Ứng dụng hỗ trợ thiết kế và tổ chức giờ học đảo ngược .....................54 Hình 2.4. Sản phẩm đồ dùng trực quan hỗ trợ dạy học được SV thiết kế ..........55 Hình 2.5. Phiếu khảo sát trực tuyến SV thiết kế và sử dụng trong NCKH .........56 Hình 3.1. Khung NL CNTT – TT của UNESCO (phiên bản 3) .........................75 Hình 3.2. Hệ số Cronbach’s Alpha của 9 tiêu chuẩn NL ....................................90 Hình 4.1.ab. Seminar Sử dụng công nghệ Thực tế ảo (VR) trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông được tổ trức trên Google meet. .....................115 Hình 4.2.ab. Trang bìa và mã QR Sổ tay ứng dụng CNTT cho SV SPLS ............119 Hình 4.3.ab. Hướng dẫn sử dụng và 1 trang giới thiệu trong Sổ tay ứng dụng CNTT cho SV SPLS .........................................................................119 Hình 4.4. Mô hình lớp học truyền thống và mô hình LHĐN ............................122 Hình 4.5.abc. Sản phẩm AI hỗ trợ DHLS của SV tham gia sinh hoạt CLB NVSP 131 Hình 4.6. Tập huấn trực tuyến Sử dụng công cụ trích dẫn TLTK trong NCKH ......134 Hình 4.7.ab. Danh mục tài liệu tham khảo trong bài nội san SVNCKH của SV trước và sau tập huấn .........................................................................135 Hình 4.8.ab. Tài liệu số tự học về các nhân vật Lịch sử thời kì Bắc thuộc ...........138 Hình 4.9.ab. Sản phẩm hỗ trợ trực tuyến được SV chia sẻ trên nhóm Facebook ..140 Hình 4.10. SV thực hành thiết kế truyện tranh hỗ trợ DH (Lớp Thực nghiêm – K47 SPLS, trường ĐHSPHN2) ......................................................144 Hình 4.11. Sản phẩm truyện của SV thiết kế hỗ trợ DHLS (Lớp Thực nghiêm – K47 SPLS, trường ĐHSPHN2) ......................................................144 Hình 4.12.ab. Sản phẩm NCKH của SV: Tài liệu số dạng sách lật .........................148 Hình 4.13.ab. Sản phẩm NCKH của SV: website hướng dẫn tự học LS SV thực hành sử dụng các công cụ hỗ trợ DHLS .............................................61
  13. DANH MỤC SƠ ĐỒ Trang Sơ đồ 1.1. Hoạt động ứng dụng CNTT&TT của GV ...............................................15 Sơ đồ 2.1. Quy trình khảo sát bằng bảng hỏi ............................................................ 61 Sơ đồ 3.1. Quy trình xây dựng hệ thống NL ứng dụng CNTT cho SVSPLS trường ĐHSPHN2....................................................................................79 Sơ đồ 4.1. Quy trình hướng dẫn SV xác định mục tiêu, yêu cầu về ứng dụng CNTT thông qua hoạt động giảng dạy của GiV ....................................111 Sơ đồ 4.2. Quy trình tổ chức seminar cho SV SPLS trường ĐHSP Hà Nội 2 .............113 Sơ đồ 4.4. Quy trình áp dụng dạy học kết hợp theo mô hình LHĐN .....................123 Sơ đồ 4.5. Quy trình tổ chức sinh hoạt về ứng dụng CNTT cho CLB NVSP ........128 Sơ đồ 4.6. Quy trình tổ chức tập huấn trực tuyến cho SV SPLS ............................132 Sơ đồ 4.7. Quy trình hướng dẫn SV thiết kế tài liệu số hỗ trợ tự học ....................137 Sơ đồ 4.8. Quy trình xây dựng nhóm chia sẻ và trao đổi kinh nghiệm học tập trên mạng xã hội ....................................................................................139
  14. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sự phát triển nhanh chóng của CNTT (CNTT) và truyền thông từ đầu thế kỉ XXI đến nay đã tác động vào tất cả các lĩnh vực, tạo ra sự thay đổi lớn về mọi mặt trong đó có giáo dục và đào tạo. CNTT tạo ra thời cơ và thách thức đổi với sự nghiệp GD và đào tạo hiện nay như đổi mới về mục tiêu, nội dung, hình thức đào tạo và phương pháp (PPDH),… Người GV cần có kĩ năng sử dụng thành thạo các phương tiện hỗ trợ từ CNTT, có NL ứng dụng CNTT vào giảng dạy, học tập, NC và bồi dưỡng chuyên môn để nâng cao chất lượng DH. Trên thế giới, việc nâng cao NL giảng dạy và NL CNTT, truyền thông (ICT) cho GV các cấp được chú trọng và xem là một trong số những điều kiện để nâng cao hiệu quả GD [117][164]. Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) đã đưa ra khung NL ICT cho GV thế kỷ XXI và được cập nhật trong nhiều năm, được coi là công cụ để định hướng, chỉ dẫn việc đào tạo bồi dưỡng khả năng sử dụng CNTT cho GV trong hệ thống GD tại nhiều quốc gia. Ở Việt Nam những năm gần đây, sự kết hợp giữa CNTT và GD đã tạo ra mô hình học tập trực tuyến đa dạng, nâng cao sự linh hoạt và tiện lợi. Nhiều cơ sở GD ĐH đã có trọng số nhất định về các bài dạy điện tử, kết hợp đào tạo chính quy bằng cả hình thức trực tiếp và trực tuyến. CNTT không chỉ mở ra cơ hội học tập từ xa, mà còn thúc đẩy sự đổi mới trong PP giảng dạy, tạo điều kiện cá nhân hóa quá trình học tập, tạo ra môi trường học tập đa dạng và tương tác. Do vậy, người dạy và người học cần được trang bị NL ƯD CNTT để thích ứng hiệu quả trong bối cảnh chuyển đổi số và yêu cầu của cuộc sống thay đổi liên tục. Giáo dục Việt Nam đã và đang có sự thay đổi lớn cả về PP và nội dung giảng dạy hướng đến PTNL người học. Sau hơn mười năm thực hiện Nghị quyết số 29- NQ/TW (năm 2013) GD đã có nhiều thay đổi ở tất cả các cấp học trong hệ thống GD. Theo yêu cầu, tinh thần của nghị quyết, các trường ĐH SP (ĐHSP) nói chung và các cơ sở đào tạo ngành SP nói riêng phải rèn luyện và PTNL nghề nghiệp cho sinh viên (SV) để đào tạo được đội ngũ GV đáp ứng được yêu cầu đổi mới toàn diện. Bộ GD & ĐT cũng đã ban hành qui định chuẩn nghề nghiệp GV cơ sở GDPT, với các tiêu chí
  15. 2 cần thiết về chuyên môn nghiệp vụ của GV phổ thông. Trong đó, nhấn mạnh tiêu chí: ứng dụng CNTT, khai thác và sử dụng trang thiết bị công nghệ trong DH, GD, thể hiện rõ các mức độ yêu cầu đối với GV. Vì vậy, cần có những định hướng cụ thể, biện pháp hiệu quả để thực hiện việc đổi mới đào tạo GV trong các trường ĐHSP, việc cải tiến PPDH nhằm PTNL nghề nghiệp, trong đó có NL ƯD CNTT cho thế hệ thầy cô giáo tương lai càng trở nên quan trọng và có ý nghĩa thực tiễn. Năm 2018, Bộ GD&ĐT đã ban hành CT GDPT tổng thể và CT cho các môn học. Theo CT mới, mục tiêu đào tạo cần tập trung PT toàn diện các NL và phẩm chất người học, trong đó NL công nghệ, NL tin học là những NL đặc thù cần hình thành cho HS. Người GV cần có NL ƯD CNTT để hướng dẫn người học học tập hiệu quả, đồng thời nâng cao chuyên môn nghiệp vụ của bản thân. Do vậy, NL ƯD CNTT trở thành một thành phần cơ bản trong NL nghề nghiệp, cần được hình thành, PT từ trong quá trình học tập tại trường ĐH và tiếp tục bồi dưỡng, rèn luyện, phát huy trong suốt quá trình hoạt động nghề. Khảo sát CTĐT của các trường ĐH SP và khoa SP trong cả nước cho thấy, nhiệm vụ đào tạo GV có đầy đủ NL, phẩm chất đáp ứng yêu cầu đổi mới của GD luôn được các trường đặc biệt chú trọng, điều này thể hiện qua các môn học thuộc CTĐT, chuẩn đầu ra của các ngành SP. Việc nâng cao NL ứng dụng CNTT trong học tập, NCKH và giảng dạy cho SV luôn là một trong những mục tiêu trọng tâm của CTĐT GV tại các trường ĐH SP nói chung, khoa LS, trường ĐHSPHN2 nói riêng. Trường ĐHSPHN2 với tầm nhìn chiến lược đào tạo đảm bảo người học tốt nghiệp có chất lượng cao, có NL làm việc, thích nghi, sáng tạo và tự học suốt đời. Nhiều năm qua Nhà trường luôn chú trọng PT các NL nghề nghiệp của SV, trong đó NL ứng dụng CNTT là một trong những NL quan trọng, tiền đề giúp người học có khả năng tự đào tạo, tự bồi dưỡng với sự hỗ trợ của CN trong suốt quá trình đào tạo và cả khi ra trường. Tuy là vấn đề được trường ĐHSPHN2 nói riêng và nhiều cơ sở đào tạo GV quan quâm, nhưng đến nay đa số các hoạt động bồi dưỡng, đào tạo chỉ chú trọng đến khả năng ứng dụng CNTT của SV SP trong thực hành GD, nên việc ứng dụng CNTT trong học tập và NCKH của SV còn hạn chế. Nhiều SV chưa khai thác được những tính năng hữu ích của CNTT để phục vụ cho học tập, NCKH, thực hành nghề nghiệp và DHLS ở trường THPT sau khi ra trường. Vấn đề đặt ra là cần có biện pháp SP phù hợp trong quá trình giảng dạy tại trường ĐH nhằm đào tạo ra đội ngũ GV chất lượng
  16. 3 cao cho các cơ sở GDPT trên cả nước. Về phía cá nhân tác giả luận án, nghiên cứu sinh đã có gần mười năm giảng dạy và đào tạo SV SPLS, có niềm đam mê nghiên cứu, tìm tòi về công nghệ và khả năng ứng dụng của CNTT trong GD trong hơn mười năm. Với mong muốn nâng cao hiệu quả khai thác CNTT của SV SPLS, nhằm giúp SV có khả năng tự học, tự bồi dưỡng suốt đời với CNTT, năm 2017 tác giả đã có những nghiên cứu chuyên sâu về việc ứng dụng công nghệ trong đào tạo SV SPLS. Đến nay, trong bối cảnh chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ, yêu cầu người GV cần có NL CNTT để đáp ứng nhanh nhạy với yêu cầu của GD, có khả năng tự nghiên cứu và học hỏi trên nền tảng số,… SV SPLS càng cần được PTNL ứng dụng CNTT một cách bài bản. Đây chính là động lực thôi thúc nghiên cứu sinh tìm hiểu hệ thống lý thuyết, học hỏi các mô hình ứng dụng công nghệ từ những nghiên cứu trong và ngoài nước để tìm ra hệ thống các biện pháp PTNL cho SV SPLS trường ĐHSPHN2 – nơi nghiên cứu sinh công tác một cách bài bản và hiệu quả. Qua đó góp phần xây dựng được mô hình nâng cao khả năng ứng dụng công nghệ cho SV SPLS nói chung, để các trường ĐH đào tạo GVLS trên cả nước tham khảo, vận dụng linh hoạt. Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài “Phát triển năng lực ứng dụng công nghệ thông tin cho sinh viên Sư phạm Lịch sử, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2” làm đề tài luận án Tiến sĩ KHGD, chuyên ngành LL và PP DH bộ môn LS. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.1. Đối tượng Đối tượng nghiên cứu của luận án là quá trình PTNL ứng dụng CNTT cho SV SP LS trường ĐHSPHN2 nói riêng và ở các trường SP nói chung, trong đó tập trung vào các biện pháp PTNL ứng dụng CNTT cho SV. 2.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung nghiên cứu: luận án nghiên cứu các vấn đề lý luận DH bộ môn (NL và DH theo hướng PTNL). Phát triển NL ứng dụng CNTT cho SV SP LS, ĐHSPHN2 thông qua các hoạt động: học tập, thực hành GD, NCKH trong các học phần thuộc khối kiến thức nghiệp vụ và chuyên ngành, CTĐT Cử nhân SPLS, trường ĐHSPHN2. - Về phạm vi điều tra và khảo sát thực trạng: thực hiện tại một số trường ĐH
  17. 4 SP có đào tạo ngành SP LS của Việt Nam. - Về phạm vi thực nghiệm và thử nghiệm SP: Tiến hành TNSP từng phần, toàn phần ở Khoa LS, trường ĐHSPHN2 để rút ra kết luận về tính khả thi của các biện pháp SP. 3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài 3.1. Mục đích Trên cơ sở khẳng định tầm quan trọng của việc PTNL ứng dụng CNTT cho SV SPLS, đề tài đi sâu xác định các thành tố NL và tiêu chí đánh giá PTNL ứng dụng CNTT cho SV, từ đó đề xuất được những biện pháp PTNL ứng dụng CNTT (trong học tập, thực hành GD và NCKH) cho SPLS trường ĐHSPHN2 nói riêng và các trường ĐHSP nói chung. Qua đó góp phần nâng cao chất lượng đào tạo GVLS và quá trình DH môn LS ở trường phổ thông. 2.2. Nhiệm vụ Các nhiệm vụ đề tài cần thực hiện để đảm bảo mục đích nghiên cứu trên: - Tìm hiểu cơ sở lý luận về các vấn đề: GD, GD LS để làm rõ những vấn đề lý luận, những quan điểm khoa học liên quan đến đề tài. - Tìm hiểu, phân tích CTĐT cử nhân SPLS trường ĐHSPHN2 về các vấn đề: chuẩn đầu ra CTĐT, các học phần đại cương, chuyên ngành, nghiệp vụ hướng đến PTNL ứng dụng CNTT cho SV SPLS. - Khảo sát, điều tra thực tiễn về hoạt động học tập, thực hành GD và NCKH của SV SPLS tại một số trường ĐH SP trong phạm vi cả nước. - Đề xuất khung NL ứng dụng CNTT cho SV SPLS trường ĐHSPHN2. - Đề xuất một số biện pháp PTNL ứng dụng CNTT cho SV SPLS, trường ĐHSPHN2. - TNSP để kiểm tra tính khả thi của các biện pháp được đề xuất. Từ đó rút ra kết luận và ý nghĩa khoa học của đề tài. 4. Cơ sở PP luận và PP nghiên cứu 4.1. Cơ sở PP luận Cơ sở PP luận của đề tài là quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước về nhận thức và GD nói chung và DHLS nóitriêng. 4.2. PPcnghiên cứu
  18. 5 Khi tiến hành nghiên cứu đề tài này, chúng tôi sử dụng tổng hợp nhiều PP: - Nhóm PPNC lý thuyết: tìm hiểu, sưu tầm và phân tích các tài liệu từ sách báo, tạp chí khoa học, Internet… những công trình GD học, Tâm lí học và những tài liệu hướng dẫn ứng dụng CNTT trong GD, NCKH trong nước và thế giới; những công trình về lý luận và PP DH bộ môn LS, đặc biệt là những nghiên cứu về nâng cao NL học tập, giảng dạy và NCKH cho SV và PTNL ứng dụng CNTT cho SV SP. + Phân tích chuẩn đầu ra, mục tiêu, nội dung chính, cấu trúc CTĐT cử nhân SP LS ở trường ĐHSPHN2. - Nhóm PP nghiên cứu thực tiễn: + Khảo sát thực tiễn với GiV và SV ở một số trường ĐH về vấn đề PTNL ứng dụng CNTT cho SV SPLS trong học tập, thực hành GD và NCKH thông qua dự giờ, quan sát, điều tra xã hội học,... + PP chuyên gia: Phỏng vấn, trao đổi, xin ý kiến chuyên gia. + PP TNSP (TNSP): Tiến hành TNSP các biện pháp đã đề xuất tại khoa LS, trường ĐHSPHN2. + PP thống kê toán học: Xử lý, thống kê, phân tích số liệu thu được trong quá trình TNSP để đánh giá tính khả thi và tính hiệu quả của các biện pháp do đề tài đưa ra. 5. Giả thuyết khoa học Các công trình nghiên cứu KHGD và yêu cầu thực tiễn của GD hiện nay cho thấy NL ứng dụng CNTT của SV SP LS là quan trọng trong học tập, NCKH và rèn luyện NVSP. Việc PTNL ứng dụng CNTT sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo SV SP LS ĐHSPHN2 nếu: xác định được nội dung và tiêu chí đánh giá NL và đề xuất được các biên pháp SP phù hợp, khả thi theo hướng PTNL ứng dụng CNTT cho SV. 6. Đóng góp của đề tài Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần: Khẳng định vài trò, mức độ quan trọng của việc PTNL ứng dụng CNTT cho SV ngành SPLS. Làm sáng tỏ bản chất của vấn đề ứng dụng CNTT trong học tập, NCKH, thực hành GD và PTNL ứng dụng CNTT cho SV SPLS trường ĐHSPHN2. Đánh giá được thực trạng việc ứng dụng CNTT trong đào tạo SV SPLS ở một số trường ĐH ở Việt Nam trong bối cảnh sự thay đổi của CT GD. Xây dựng được khung NL ứng dụng CNTT cho SV SPLS và các tiêu chí theo
  19. 6 mức độ cụ thể, từ đó thiết kế các công cụ đánh giá NL ứng dụng CNTT cho SV SPLS. Đề xuất được các biện pháp PTNL ứng dụng CNTT cho SV SPLS trường ĐHSPHN2. 7. Ý nghĩa của đề tài - Ý nghĩa khoa học: kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm phong phú thêm lý luận về việc ứng dụng CNTT trong thực hành GD, học tập và NCKH nói chung và PTNL ứng dụng CNTT cho SV khoa LS, trường ĐHSPHN2 nói riêng. - Ý nghĩa thực tiễn: giúp GiV, SV nhận thức được tầm quan trọng của việc PTNL ứng dụng CNTT trong học tập, thực hành GD và NCKH, nhận thức rõ hơn về yêu cầu NL ứng dụng CNTT của GV môn LS, SV tốt nghiệp chuyên ngành SPLS trong bối cảnh mới. Luận án là tài liệu tham khảo cho SV và học viên cao học chuyên ngành Lý luận và PP DH Bộ môn LS, GV ở trường THPT cũng như bản thân tác giả luận án vận dụng trong quá trình giảng dạy. 8. Cấu trúc của Luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục, Tài liệu tham khảo, nội dung của luận án bao gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài Chương 2: Vấn đề PTNL ứng dụng CNTT cho sinh viên SP LS, trường ĐH SP Hà Nội 2: Lí luận và thực tiễn Chương 3: Khung NL và bộ công cụ đánh giá mức độ PTNL ứng dụng CNTT cho sinh viên SP LS Trường ĐH SP Hà Nội 2 Chương 4: Các biện pháp PTNL ứng dụng CNTT cho sinh viên SPLS trường ĐH SP Hà Nội 2. Thực nghiệm SP.
  20. 7 NỘI DUNG CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI Để đánh giá tổng quát những nghiên cứu về PTNL ứng dụng CNTT cho SV SPLS trường ĐHSPHN2, chúng tôi khảo cứu dựa trên 2 hướng chủ yếu: Nghiên cứu về NL ứng dụng CNTT của GV và SVSP; Nghiên cứu về NL ứng dụng CNTT của GV và SV SPLS. 1.1. Những nghiên cứu về NL ứng dụng CNTT của giáo viên và sinh viên SP 1.1.1. Nghiên cứu của các tác giả nước ngoài • Giáo trình, sách chuyên khảo, tham khảo Trong cuốn Information and communication technologies in teacher education – a planning guide (CNTT và truyền thông trong đào tạo GV – kế hoạch hướng dẫn, UNESCO, 2002), các nhà khoa học GD đã giới thiệu những yêu cầu về NL ứng dụng CNTT của một số CTĐT GV trên thế giới. Cụ thể như CT do Viện GD quốc gia Singapore (NIE), tiêu chuẩn Công nghệ GD Quốc gia (NETS) của Hoa Kỳ, các bộ tiêu chuẩn được học hỏi và điều chỉnh từ các nền GD trên thế giới (Anh, Autralia, các nước khu vực Mỹ Latinh…). Qua đó, UNESCO hướng tới nhận định tầm quan trọng việc xây dựng hệ thống tiêu chuẩn về NL ứng dụng CNTT cho GV. UNESCO cho rằng: “Bước đầu tiên trong việc xác định nội dung, PP giảng dạy hướng tới PTNL CNTT và truyền thông cho SV SP là GiV phải xác định được những hạn chế của SV so với hệ thống tiêu chuẩn” [160;58]. Nghiên cứu khẳng định tính cấp thiết của việc xây dựng khung NL ứng dụng CNTT cho SVSP. Tác giả Yin Cheaong Cheng đã công bố những kết quả nghiên cứu về CNTT trong đào tạo GV thông qua cuốn sách ICT in Teacher Education - Challenging Prospects (CNTT và truyền thông trong đào tạo GV – Triển vọng và thách thức, Sweden 2005). Ở chương thứ 3 – Three waves of teacher education and development (Ba làn sóng đào tạo GV và PT), Yin Cheong Cheng đã mô tả sự PT của CNTT trong đào tạo GV đang nổi lên theo ba làn sóng, nếu làn sóng thứ nhất và thứ hai nổi lên do nhu cầu tự
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2