intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý hoạt động thực hành nghề của sinh viên đại học ngành Giáo dục mầm non theo tiếp cận năng lực

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:251

13
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án "Quản lý hoạt động thực hành nghề của sinh viên đại học ngành Giáo dục mầm non theo tiếp cận năng lực" được hoàn thành với mục tiêu nhằm nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất các biện pháp QL hoạt động TH nghề của sinh viên đại học ngành Giáo dục mầm non theo tiếp cận NL, góp phần nâng cao chất lượng ĐT sinh viên đại học ngành Giáo dục mầm non hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý hoạt động thực hành nghề của sinh viên đại học ngành Giáo dục mầm non theo tiếp cận năng lực

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH PHẠM THỊ YẾN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH NGHỀ CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC NGÀNH GIÁO DỤC MẦM NON THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC NGHỆ AN - 2023
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH PHẠM THỊ YẾN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH NGHỀ CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC NGÀNH GIÁO DỤC MẦM NON THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 9.14.01.14 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học 1. PGS.TS PHẠM MINH HÙNG 2. PGS.TS NGUYỄN THỊ HƯỜNG NGHỆ AN - 2023
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nêu trong luận án chưa từng được công bố trong bất kì công trình của tác giả nào khác. Tác giả luận án Phạm Thị Yến
  4. ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình hoàn thành luận án, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ vô cùng quý báu của các tập thể và cá nhân. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy cô giáo hướng dẫn khoa học PGS.TS Phạm Minh Hùng và PGS.TS Nguyễn Thị Hường đã tận tâm giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn Khoa Tâm lý Giáo dục và Phòng Sau đại học, Trường Đại học Vinh đã tạo mọi điều kiện cho tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn các Trường Sư phạm - Đại học Vinh, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế, Trường Đại học Hà Tĩnh, Trường Đại học Quảng Bình cùng đội ngũ giảng viên của khoa/chuyên ngành Giáo dục mầm non; Các trường mầm non và giáo viên mầm non ở các địa bàn Thành phố Hà Nội, Thành phố Vinh, Thành phố Huế, Thành phố Hà Tĩnh, Thành phố Đồng Hới đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đồng nghiệp đã luôn động viên, khuyến khích tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Nghệ An, tháng 4 năm 2023 Tác giả Phạm Thị Yến
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii MỤC LỤC ................................................................................................................ iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................. vii DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. viii DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ..................................................................x MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH NGHỀ CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC NGÀNH GIÁO DỤC MẦM NON THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC ...............................................................................9 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ...........................................................................9 1.1.1. Những công trình nghiên cứu về hoạt động thực hành nghề trong giáo dục đại học ............................................................................................................9 1.1.2. Những nghiên cứu về hoạt động thực hành nghề trong đào tạo theo tiếp cận năng lực .................................................................................................12 1.1.3. Những nghiên cứu về đào tạo và quản lý hoạt động thực hành nghề của sinh viên ngành Giáo dục mầm non theo tiếp cận năng lực ................................16 1.1.4. Đánh giá chung .........................................................................................20 1.2. Các khái niệm cơ bản......................................................................................21 1.2.1. Thực hành nghề ........................................................................................21 1.2.2. Hoạt động thực hành nghề theo tiếp cận năng lực ...................................23 1.2.3. Quản lý hoạt động thực hành nghề theo tiếp cận năng lực ......................26 1.3. Lý luận về hoạt động thực hành nghề của sinh viên đại học ngành Giáo dục mầm non theo tiếp cận năng lực .....................................................................28 1.3.1. Lao động nghề nghiệp của giáo viên mầm non và những năng lực nghề nghiệp cần phát triển cho sinh viên đại học ngành Giáo dục mầm non ............................................................................................................................28 1.3.2. Đặc trưng hoạt động thực hành nghề của sinh viên đại học ngành Giáo dục mầm non theo tiếp cận năng lực .........................................................30 1.3.3. Mục tiêu, ý nghĩa của hoạt động thực hành nghề của sinh viên đại học ngành Giáo dục mầm non theo tiếp cận năng lực ..............................................31 1.3.4. Nội dung hoạt động thực hành nghề của sinh viên đại học ngành Giáo dục mầm non theo tiếp cận năng lực ..................................................................33 1.3.5. Hình thức hoạt động thực hành nghề của sinh viên đại học ngành Giáo dục mầm non theo tiếp cận năng lực .........................................................34
  6. iv 1.3.6. Quy trình thực hành nghề của sinh viên đại học ngành Giáo dục mầm non theo tiếp cận năng lực ..................................................................................37 1.3.7. Đánh giá kết quả hoạt động thực hành nghề của sinh viên đại học ngành Giáo dục mầm non theo tiếp cận năng lực ..............................................38 1.4. Lý luận về quản lý hoạt động thực hành nghề của sinh viên đại học ngành Giáo dục mầm non theo tiếp cận năng lực ............................................................40 1.4.1. Sự cần thiết phải quản lý hoạt động thực hành nghề của sinh viên đại học ngành Giáo dục mầm non theo tiếp cận năng lực .......................................40 1.4.2. Nội dung quản lý hoạt động thực hành nghề của sinh viên đại học ngành Giáo dục mầm non theo tiếp cận năng lực ..............................................41 1.4.3. Chủ thể quản lý hoạt động thực hành nghề của sinh viên đại học ngành Giáo dục mầm non theo tiếp cận năng lực ..............................................48 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động thực hành nghề của sinh viên đại học ngành Giáo dục mầm non theo tiếp cận năng lực .............................50 1.5.1. Các yếu tố khách quan..............................................................................50 1.5.2. Các yếu tố chủ quan .................................................................................53 Kết luận chương 1 ..................................................................................................55 Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH NGHỀ CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC NGÀNH GIÁO DỤC MẦM NON THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC .............................................................................56 2.1. Tổ chức khảo sát thực trạng ............................................................................56 2.1.1. Mục tiêu khảo sát .....................................................................................56 2.1.2. Nội dung khảo sát .....................................................................................56 2.1.3. Đối tượng và địa bàn khảo sát ..................................................................56 2.1.4. Phương pháp và quy trình khảo sát ..........................................................57 2.1.5. Cách thức xử lý số liệu và thang đánh giá ...............................................59 2.2. Khái quát về các trường đại học đào tạo ngành Giáo dục mầm non có trình độ đại học được khảo sát ...............................................................................60 2.2.1. Trường đại học Sư phạm Hà Nội .............................................................60 2.2.2. Trường Sư phạm - Đại học Vinh ..............................................................61 2.2.3. Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế .................................................61 2.2.4. Trường Đại học Hà Tĩnh ..........................................................................62 2.2.5. Trường Đại học Quảng Bình ....................................................................62 2.3. Thực trạng hoạt động thực hành nghề của sinh viên đại học ngành Giáo dục mầm non theo tiếp cận năng lực .....................................................................64 2.3.1. Thực trạng nhận thức về hoạt động thực hành theo tiếp cận năng lực đối với sinh viên đại học ngành Giáo dục mầm non ...................................................64
  7. v 2.3.2. Thực trạng thực hiện mục tiêu thực hành nghề của sinh viên đại học ngành Giáo dục mầm non theo tiếp cận năng lực ..............................................67 2.3.3. Thực trạng thực hiện nội dung thực hành nghề của sinh viên đại học ngành Giáo dục mầm non theo tiếp cận năng lực ..............................................69 2.3.4. Thực trạng hình thức tổ chức thực hành nghề cho sinh viên đại học ngành Giáo dục mầm non theo tiếp cận năng lực ..............................................76 2.3.5. Thực trạng quy trình hoạt động thực hành nghề của sinh viên đại học ngành Giáo dục mầm non theo tiếp cận năng lực ..............................................79 2.3.6. Thực trạng đánh giá kết quả hoạt động thực hành nghề của sinh viên đại học ngành Giáo dục mầm non theo tiếp cận năng lực..................................80 2.4. Thực trạng quản lý hoạt động thực hành nghề của sinh viên đại học ngành Giáo dục mầm non theo tiếp cận năng lực ............................................................86 2.4.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giảng viên về sự cần thiết phải quản lý hoạt động thực hành nghề của sinh viên đại học ngành Giáo dục mầm non theo tiếp cận năng lực ..................................................................86 2.4.2. Thực trạng xây dựng kế hoạch thực hành nghề của SV đại học ngành GDMN theo tiếp cận năng lực .............................................................................87 2.4.3. Thực trạng tổ chức thực hiện hoạt động thực hành nghề cho sinh viên đại học ngành Giáo dục mầm non theo tiếp cận năng lực..................................89 2.4.4. Thực trạng chỉ đạo hoạt động thực hành nghề của sinh viên đại học ngành Giáo dục mầm non theo tiếp cận năng lực ..............................................93 2.4.5. Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động thực hành nghề của sinh viên đại học ngành Giáo dục mầm non theo tiếp cận năng lực..................................95 2.4.6. Thực trạng đảm bảo các điều kiện để quản lý hiệu quả hoạt động thực hành nghề của sinh viên đại học ngành Giáo dục mầm non ..............................99 2.5. Thực trạng ảnh hưởng của các yếu tố đến hiệu quả quản lý hoạt động thực hành nghề của sinh viên đại học ngành Giáo dục mầm non theo tiếp cận năng lực ........................................................................................................................100 2.6. Đánh giá chung về thực trạng .......................................................................101 2.6.1. Mặt mạnh ................................................................................................101 2.6.2. Mặt hạn chế ............................................................................................102 2.6.3. Nguyên nhân của thực trạng ...................................................................103 Kết luận chương 2 ................................................................................................104 Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH NGHỀ CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC NGÀNH GIÁO DỤC MẦM NON THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC ..................................................................................................105 3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp .......................................................................105
  8. vi 3.1.1 Đảm bảo tính mục tiêu ............................................................................105 3.1.2. Đảm bảo tính hệ thống ...........................................................................105 3.1.3. Đảm bảo tính thực tiễn ...........................................................................105 3.1.4. Đảm bảo tính khả thi và hiệu quả ...........................................................105 3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động thực hành nghề cho sinh viên đại học ngành Giáo dục mầm non theo tiếp cận năng lực................................................106 3.2.1. Tổ chức nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và giảng viên về sự cần thiết phải quản lý hoạt động thực hành nghề của sinh viên đại học ngành Giáo dục mầm non theo tiếp cận năng lực .......................................................106 3.2.2. Xây dựng kế hoạch thực hành nghề của sinh viên đại học ngành Giáo dục mầm non theo tiếp cận năng lực phù hợp với chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo ......................................................................................................109 3.2.3. Tổ chức hoạt động thực hành nghề cho sinh viên đại học ngành Giáo dục mầm non theo tiếp cận năng lực phù hợp với điều kiện từng cơ sở đào tạo ..........116 3.2.4. Chỉ đạo đổi mới nội dung, hình thức tổ chức hoạt động thực hành nghề cho sinh viên đại học ngành Giáo dục mầm non theo tiếp cận năng lực ...............128 3.2.5. Chỉ đạo đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá hoạt động thực hành nghề của sinh viên đại học ngành Giáo dục mầm non theo tiếp cận năng lực ...133 3.2.6. Đảm bảo các điều kiện để quản lý hiệu quả hoạt động thực hành nghề của sinh viên đại học ngành Giáo dục mầm non theo tiếp cận năng lực ......................139 3.2.7. Mối quan hệ giữa các biện pháp .............................................................143 3.3. Khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất ..................144 3.3.1. Mục đích khảo sát...................................................................................144 3.3.2. Đối tượng khảo sát .................................................................................144 3.3.3. Nội dung và phương pháp khảo sát ........................................................144 3.3.4. Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất ..145 3.4. Thử nghiệm ...................................................................................................149 3.4.1. Tổ chức thử nghiệm................................................................................149 3.4.2. Phân tích kết quả thử nghiệm .................................................................152 Kết luận chương 3 ................................................................................................160 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................................161 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ...............164 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................166 PHỤ LỤC .............................................................................................................. PL1
  9. vii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt 2 Biện pháp BP 1 Bộ Giáo dục và Đào tạo Bộ GD&ĐT 3 Cán bộ quản lý CBQL 8 Chuẩn đầu ra CĐR 4 Chương trình đào tạo CTĐT 5 Cơ sở đào tạo CSĐT 6 Cơ sở thực hành CSTH 7 Cơ sở vật chất CSVC 9 Đại học ĐH 10 Đào tạo ĐT 11 Độ lệch chuẩn S 12 Giảng viên GV 13 Giáo dục GD 14 Giáo dục mầm non GDMN 15 Giáo viên hướng dẫn GVHD 16 Giáo viên mầm non GVMN 17 Kỹ năng KN 18 Năng lực NL 19 Nội dung ND 20 Quản lý QL 21 Sinh viên SV 22 Số lượng SL 23 Sư phạm SP 24 Thực hành TH 25 Tỉ lệ phần trăm %
  10. viii DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Thang đánh giá kết quả khảo sát các nội dung trong luận án ...................60 Bảng 2.2. Các học phần TH nghề trong CTĐT trình độ đại học ngành GDMN ......63 Bảng 2.3. Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động TH nghề theo tiếp cận NL đối với SV đại học ngành GDMN .........................................................64 Bảng 2.4. Thực trạng nhận thức về ý nghĩa của hoạt động TH nghề theo tiếp cận NL..............................................................................................................................65 Bảng 2.5. Thực trạng động cơ tham gia hoạt động thực hành của sinh viên ............67 Bảng 2.6. Thực trạng mức độ thực hiện mục tiêu TH nghề theo tiếp cận NL ...........68 Bảng 2.7. Thực trạng mức độ thực hiện nội dung tìm hiểu thực tế ..........................70 Bảng 2.8. Thực trạng TH công tác chủ nhiệm và nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ ........71 Bảng 2.9. Thực trạng thực hiện nội dung TH tổ chức các hoạt động học cho trẻ ....73 Bảng 2.10. Thực trạng mức độ thực hiện nội dung viết báo cáo thu hoạch .............74 Bảng 2.11. Thực trạng thực hiện các nội dung TH nghề ..........................................75 Bảng 2.12. Thực trạng mức độ hợp lý của hình thức tổ chức hoạt động TH nghề ..............76 Bảng 2.13. Mức độ hợp lý của các phương thức tổ chức hoạt động TH nghề .........77 Bảng 2.14. Thực trạng số lượng thành viên trong nhóm sinh viên thực hành ..........79 Bảng 2.15. Thực trạng mức độ phù hợp của quy trình hoạt động TH nghề .............79 Bảng 2.16. Mức độ thực hiện các yêu cầu đánh giá kết quả hoạt động TH nghề .....80 Bảng 2.17. Thực trạng mức độ biểu hiện NL của SV đại học ngành GDMN ..........82 Bảng 2.18. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giảng viên về sự cần thiết phải quản lý hoạt động thực hành nghề theo tiếp cận năng lực ................................86 Bảng 2.19. Mức độ xây dựng kế hoạch hoạt động TH nghề cho SV đại học ngành GDMN theo tiếp cận NL ................................................................................87 Bảng 2.20. Mức độ tổ chức thực hiện hoạt động TH nghề của SV ĐH ngành GDMN theo tiếp cận NL ............................................................................................89 Bảng 2.21. Thuận lợi, khó khăn trong tổ chức TH nghề theo tiếp cận NL ...............91 Bảng 2.22. Mức độ hài lòng của CSTH về việc tổ chức hoạt động TH nghề cho SV ..............................................................................................................................92 Bảng 2.23. Mức độ chỉ đạo tổ chức hoạt động TH nghề của SV ĐH ngành GDMN theo tiếp cận NL ............................................................................................93 Bảng 2.24. Mức độ thực hiện các hoạt động kiểm tra, đánh giá hoạt động TH nghề của SV đại học ngành GDMNtheo tiếp cận NL ..........................................................96 Bảng 2.25. Thực trạng các hình thức kiểm tra, đánh giá hoạt động TH nghề của SV đại học ngành GDMN theo tiếp cận NL .............................................................98 Bảng 2.26. Thực trạng mức độ đảm bảo các điều kiện để QL hiệu quả hoạt động
  11. ix TH nghề của SV ĐH ngành GDMN theo tiếp cận NL .............................................99 Bảng 2.27. Thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến hiệu quả QL hoạt động TH nghề của SV đại học ngành GDMN theo tiếp cận NL ............................100 Bảng 3.1. Bộ tiêu chí đánh giá kết quả thực hành của sinh viên ............................137 Bảng 3.2. Tổng hợp các đối tượng khảo sát ............................................................144 Bảng 3.3. Tổng hợp kết quả khảo sát về mức độ cần thiết của các biện pháp đã đề xuất ...145 Bảng 3.4. Tổng hợp kết quả khảo sát về tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất ...........147 Bảng 3.5. Hệ số tương quan khảo sát sự thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất ..........................................................................................................................148 Bảng 3.6. Kết quả khảo sát về mức độ NL của SV trước khi thử nghiệm..............152 Bảng 3.7 Tần suất kết quả đánh giá mức độ NL của SV trước thử nghiệm ...........154 Bảng 3.8. Kết quả khảo sát về mức độ NL của SV sau khi thử nghiệm .................155 Bảng 3.9. Tần suất kết quả đánh giá mức độ NL của SV sau thử nghiệm ..............156 Bảng 3.10. Tần suất kết quả đánh giá mức độ NL của SV lớp thử nghiệm trước và sau thử nghiệm ...................................................................................................158
  12. x DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Hình Hình 1.1: Mô hình học trải nghiệm của D.Kold .......................................................11 Sơ đồ Sơ đồ 3.1. Mô hình đảm bảo chất lượng TH nghề trong ĐT ngành GDMN ..........120 Sơ đồ 3.2. Quy trình TH theo tiếp cận NL của người học ......................................123 Biểu đồ Biểu đồ 2.1. Mức độ thực hiện các nội dung TH nghề theo tiếp cận NL .................76 Biểu đồ 2.2. Mức độ thể hiện NL của SV đại học ngành GDMN ............................85 Biểu đồ 2.3. Mức độ xây dựng kế hoạch TH nghề theo tiếp cận NL .......................89 Biểu đồ 2.4. Mức độ tổ chức thực hiện hoạt động TH nghề của SV theo tiếp cận NL .......................................................................................................................91 Biểu đồ 2.5. Mức độ chỉ đạo hoạt động TH nghề của SV ngành GDMN theo tiếp cận NL........................................................................................................................95 Biểu đồ 2.6. Mức độ thực hiện kiểm tra, đánh giá hoạt động TH nghề theo tiếp cận NL..............................................................................................................................98 Biểu đồ 3.1. Kết quả đánh giá mức độ cần thiết của các biện pháp được đề xuất..............146 Biểu đồ 3.2. Kết quả đánh giá tính khả thi của các biện pháp được đề xuất ..........147 Biểu đồ 3.3. Mức độ biểu hiện mức độ NL của SV trước khi thử nghiệm .............154 Biểu đồ 3.4. Mức độ biểu hiện NL của SV sau thử nghiệm ...................................157 Biểu đồ 3.5. Mức độ biểu hiện NL nghề nghiệp của SV trước và sau khi thử nghiệm ......158
  13. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Thực hành nghề là một trong những nội dung cốt lõi của chương trình đào tạo (CTĐT) nhằm thực hiện nguyên lý “học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội” [57]. Theo tác giả Bozo P.Obradović, thực hành (TH) nghề như một hình thức kết nối trực tiếp giữa lý thuyết giáo dục (GD) và TH như một hình thức chuẩn bị thực tế của các giáo viên tương lai cho nền GD chất lượng cao, là công việc trực tiếp với trẻ em, nhưng cũng là sự khởi đầu của việc tiếp tục phát triển nghề nghiệp [93]. Mục tiêu chính của hoạt động TH nghề là củng cố và khắc sâu kiến thức mà sinh viên trong quá trình đào tạo, để có được các kỹ năng (KN) thực tế cần thiết. Tổ chức tốt TH nghề không chỉ để bổ sung, củng cố, khắc sâu và mở rộng những tri thức lý luận chuyên môn, nghiệp vụ đã được học trong trường sư phạm mà còn hình thành và trau dồi những KN nghề nghiệp, giúp sinh viên (SV) thích ứng nhanh trong môi trường công tác sau này. Mặt khác, thông qua hoạt động này, giúp các cơ sở đào tạo (CSĐT) tự kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo (ĐT) của nhà trường để nâng cao chất lượng sản phẩm đầu ra, đáp ứng yêu cầu đổi mới GD và ĐT. 1.2. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa mạnh mẽ, nền GD Việt Nam đang đứng trước những cơ hội và thách thức rất lớn. Tổ chức hoạt động TH và quản lý (QL) hoạt động TH của SV theo tiếp cận năng lực (NL) đang trở thành một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm thực hiện quan điểm đổi mới căn bản, toàn diện GD và ĐT của Đảng theo hướng “Chú trọng hơn giáo dục đạo đức, nhân cách, năng lực sáng tạo và các giá trị cốt lõi, nhất là giáo dục tinh thần yêu nước, tự hào, tự tôn dân tộc,...”, “Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học…” [15]. Quyết định số 33/QĐ-TTg Phê duyệt Đề án Đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý (CBQL) giáo dục mầm non (GDMN) giai đoạn 2018 - 2025 đã xác định mục tiêu “Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non bảo đảm chuẩn hóa về chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục mầm non; Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ giáo dục và cán bộ quản lý ở các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục mầm non góp phần thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo” [66]. Từ mục tiêu đó, các CSĐT cần phải nhanh chóng xây dựng CTĐT từ mô hình GD truyền thống, chuyển sang mô hình GD theo định hướng
  14. 2 tiếp cận NL, chuyển từ việc trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện phẩm chất và NL người học. Nghĩa là phải thay đổi quan điểm, mục tiêu dạy học: từ chỗ chỉ quan tâm tới việc người học học được gì đến chỗ quan tâm tới việc người học làm được cái gì qua việc học. Hiện nay, việc rèn luyện và phát triển NL nghề nghiệp cho SV ngành GDMN ở các CSĐT đã có nhiều đổi mới về CTĐT, phương pháp dạy học, công tác kiểm tra đánh giá,… tuy nhiên, vẫn chưa đạt được kết quả như mong muốn, chất lượng hoạt động TH của SV ngành GDMN vẫn còn tồn tại những hạn chế, bất cập: CĐR của ngành học và các học phần chưa được xây dựng theo một quy trình khoa học, nội dung CTĐT còn nặng về lý thuyết, nhẹ phần TH; mục tiêu, nội dung chương trình TH nghề chưa cân đối, còn chưa sát với thực tiễn; hình thức tổ chức hoạt động TH thiếu linh hoạt; mối quan hệ giữa CSĐT và CSTH thiếu chặt chẽ, chưa tạo ra được sự ràng buộc về mặt pháp lý trong công tác tổ chức TH; công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động TH có nội dung còn đơn giản, thiên về định tính, nhẹ về định lượng, độ tin cậy còn chưa cao, nặng về quan điểm động viên, khích lệ... Cho nên, kết quả hoạt động TH chưa phản ánh đúng thực chất trình độ, NL của từng SV. 1.4. Ở Việt Nam nghề giáo viên mầm non (GVMN) đang được phát triển, bởi xã hội, các bậc cha mẹ đã nhìn nhận và đánh giá đúng vai trò của GVMN đối với sự phát triển lâu dài của trẻ em. Mặt khác, xu thế xã hội hóa GD đã có tác động mạnh đến GDMN, là bậc học tham gia vào quá trình xã hội hóa mạnh nhất. Vì vậy, để đáp ứng được yêu cầu thực tiễn GD, người GVMN cần phải được những yêu cầu về chuẩn nghề nghiệp như phẩm chất nhà giáo; NL phát triển chuyên môn, nghiệp vụ; NL xây dựng môi trường GD; NL phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng, NL sử dụng ngoại ngữ, ứng dụng công nghệ thông tin, NL nghiên cứu khoa học và công tác xã hội trong lĩnh vực GDMN vào thời buổi kinh tế thị trường… [10], [11]. Cho nên, tổ chức hoạt động TH và QL hoạt động TH nghề theo tiếp cận NL là hoạt động không thể thiếu, giữ vai trò quan trọng trong quá trình ĐT nghề cho SV ngành GDMN, đáp ứng yêu cầu của việc hành nghề trong thực tiễn. Tuy nhiên, hiện nay những vấn đề lý luận về hoạt động TH của SV ngành GDMN chưa được nghiên cứu một cách hệ thống. Vấn đề nghiên cứu đề xuất các biện pháp QL hoạt động TH của SV theo tiếp cận NL một cách đầy đủ và hệ thống là rất cần thiết. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hạn chế trên, trong đó có nguyên nhân chủ yếu, trực tiếp từ công tác QL hoạt động TH chưa chú trọng tới việc phát triển NL của SV, chưa đáp ứng được yêu cầu ĐT. Do đó, SV sau khi tốt nghiệp ra trường còn lúng
  15. 3 túng, bỡ ngỡ với môi trường mới nên thiếu tự tin trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao; còn hạn chế về phương pháp, KN, tác phong công tác, công tác tổ chức QL nhóm/lớp, chưa yên tâm với nghề... Để phát triển NL của SV trong quá trình TH thì cần phải có những biện pháp QL có tính hiệu quả, tính khả thi, tác động đến các thành tố của quá trình TH nghề và trên cơ sở các chức năng QL. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn vấn đề “Quản lý hoạt động thực hành nghề của sinh viên đại học ngành Giáo dục mầm non theo tiếp cận năng lực” làm đề tài nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất các biện pháp QL hoạt động TH nghề của SV ĐH ngành GDMN theo tiếp cận NL, góp phần nâng cao chất lượng ĐT sinh viên ĐH ngành GDMN hiện nay. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Hoạt động TH nghề của SV ĐH ngành GDMN theo tiếp cận NL. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Quản lý hoạt động TH nghề của SV ĐH ngành GDMN theo tiếp cận NL. 4. Giả thuyết khoa học Hoạt động TH nghề của SV ĐH ngành GDMN theo tiếp cận NL hiện nay còn nhiều hạn chế, bất cập mà nguyên nhân chủ yếu là do QL hoạt động này chưa hiệu quả. Nếu đề xuất và thực hiện đồng bộ các biện pháp dựa trên chức năng, nội dung QL và phù hợp với mục tiêu CTĐT ngành GDMN được xây dựng theo tiếp cận NL thì sẽ góp phần nâng cao hiệu quả QL hoạt động TH nghề của SV ĐH ngành GDMN theo tiếp cận NL, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đại học. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về QL hoạt động TH nghề của SV ĐH ngành GDMN theo tiếp cận NL. 5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng QL hoạt động TH nghề của SV ĐH ngành GDMN theo tiếp cận NL. 5.3. Đề xuất biện pháp QL hoạt động TH nghề của SV ĐH ngành GDMN theo tiếp cận NL. Khảo sát sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất, tổ chức thử nghiệm một biện pháp đã đề xuất.
  16. 4 6. Phạm vi nghiên cứu 6.1. Giới hạn về nội dung Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn lý luận, thực tiễn về QL hoạt động TH, tập trung chủ yếu vào QL hoạt động TH nghề của SV ĐH ngành GDMN hệ chính quy năm thứ 3, thứ 4. Trên cơ sở đó, đề xuất các biện pháp QL hoạt động TH nghề của SV ngành GDMN theo tiếp cận chức năng QL. 6.2. Giới hạn về khách thể Khách thể khảo sát là 785 người, bao gồm 130 CBQL, GV ở CSĐT; 145 CBQL, giáo viên hướng dẫn (GVHD) ở CSTH và 510 SV, cựu SV. 6.3. Giới hạn địa bàn nghiên cứu Nghiên cứu, khảo sát ở các CSĐT trình độ ĐH ngành GDMN hệ chính quy: Trường ĐHSP Hà Nội, Trường Sư phạm – Trường ĐH Vinh, Trường ĐHSP – Đại học Huế, Trường ĐH Hà Tĩnh, Trường ĐH Quảng Bình. Tổ chức thử nghiệm một biện pháp đã đề xuất QL hoạt động TH đối với SV ĐH ngành GDMN theo tiếp cận NL tại Trường ĐH Quảng Bình. 6.4. Giới hạn thời gian nghiên cứu Khảo sát đánh giá thực trạng hoạt động TH và QL hoạt động TH nghề của SV ĐH ngành GDMN theo tiếp cận NL ở một số CSĐT từ năm 2018 đến 2022. 7. Quan điểm tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 7.1. Quan điểm tiếp cận Luận án nghiên cứu vấn đề dựa trên một số cách tiếp cận sau đây: 7.1.1. Quan điểm tiếp cận hệ thống Quản lý hoạt động TH nghề của SV ĐH ngành GDMN là một hệ thống, bao gồm các thành tố như mục tiêu QL, nội dung QL, hình thức QL, chủ thể QL,... Bên cạnh đó, QL hoạt động TH nghề của SV ĐH ngành GDMN lại chịu ảnh hưởng của quá trình đổi mới GD, chất lượng của đội ngũ GV và CBQL, nhu cầu xã hội,.. Vì vậy, muốn nâng cao hiệu quả QL hoạt động TH nghề của SV ĐH ngành GDMN, phải tiến hành đồng bộ đồng bộ trên tất cả các thành tố của nó; đồng thời đặt trong mối quan hệ với các hệ thống khác trong trường ĐH, đảm bảo tính chỉnh thể, toàn vẹn của hoạt động tạo nên sự cộng hưởng và sức mạnh tổng thể của hệ thống. 7.1.2. Quan điểm tiếp cận hoạt động Thực hành nghề là hoạt động rèn luyện KN nghề cơ bản cho SV trong trường ĐH, dựa trên chính hoạt động tự giác của SV và phương pháp, hình thức của người
  17. 5 hướng dẫn. QL hoạt động TH nghề của SV ĐH ngành GDMN theo tiếp cận NL đòi hỏi các chủ thể QL phải chủ động nắm bắt các đặc trưng cơ bản của hoạt động TH nghề của SV ĐH theo tiếp cận NL trong mối quan hệ biện chứng của các thành tố hoạt động và mối quan hệ với các hoạt động GD khác. Từ đó, có những biện pháp QL nhằm thay đổi nhận thức và cách làm cụ thể trong việc xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá kết quả TH nghề nâng cao hiệu quả rèn luyện NL nghề nghiệp cho SV. 7.1.3. Quan điểm tiếp cận năng lực Tiếp cận NL là một xu thế mới của giáo dục hiện đại, tập trung vào NL hành động, hướng đến những gì người học dự kiến phải làm được hơn là những gì họ cần phải học được. Tiếp cận NL cũng được hiểu là chiến lược giảng dạy, trong đó quá trình dạy học dựa trên NL thực hiện. QL hoạt động TH của SV ĐH ngành GDMN theo tiếp cận NL là hướng đến rèn luyện NL cần có của người GVMN cho SV. Vì vậy, QL hoạt động TH nghề của SV ĐH ngành GDMN theo tiếp cận NL đòi hỏi hoạt động TH nghề phải hướng đến CĐR, đến những NL mà SV có được sau khi hoàn thành các nội dung của hoạt động TH. 7.1.4. Quan điểm tiếp cận thực tiễn Quan điểm này đòi hỏi quá trình nghiên cứu phải bám sát thực tiễn tổ chức hoạt động TH nghề của SV ĐH ngành GDMN ở các CSĐT; nghiên cứu phát hiện được những hạn chế, khó khăn trong thực tiễn để đề xuất các biện pháp QL hoạt động TH nghề của SV ĐH ngành GDMN theo tiếp cận NL có cơ sở khoa học và có tính khả thi. 7.1.5. Quan điểm tiếp cận chức năng quản lý Mục tiêu QL hoạt động TH nghề của SV ĐH ngành GDMN theo tiếp cận NL được hiện thực hóa thông qua các chức năng QL như lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra và đánh giá hoạt động TH nghề theo tiếp cận NL. Quán triệt quan điểm tiếp cận nội dung và chức năng QL đòi hỏi khi đề xuất các biện pháp QL hoạt động TH đối với SV ĐH ngành GDMN theo tiếp cận NL dựa trên các nội dung và chức năng QL. 7.2. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng phối hợp các nhóm phương pháp nghiên cứu sau đây: 7.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận 7.2.1.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu
  18. 6 Phương pháp này được sử dụng để phân tích và tổng hợp tài liệu có liên quan nhằm hiểu biết sâu sắc, đầy đủ hơn bản chất cũng như dấu hiệu đặc thù của vấn đề nghiên cứu, từ đó xác lập cơ sở lý luận của đề tài. 7.2.1.2. Phương pháp khái quát hóa các nhận định độc lập Phương pháp này được sử dụng để rút ra những luận điểm có tính khái quát, nhận định của bản thân về các vấn đề nghiên cứu, từ những quan điểm, quan niệm độc lập. 7.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.2.1. Phương pháp quan sát Quan sát hoạt động của GV, GVHD, SV để thu thập thông tin thực tiễn nhằm kiểm chứng các lý thuyết đã có; so sánh các kết quả trong nghiên cứu với thử nghiệm, đối chiếu lý thuyết về thực trạng hoạt động TH và QL hoạt động TH nghề của SV ĐH ngành Giáo dục mầm non theo tiếp cận NL. 7.2.2.2. Phương pháp điều tra bằng ankét Kết hợp phương pháp điều tra bằng bảng hỏi (bằng giấy, biểu mẫu google form điện tử) và phương pháp điều tra bằng trao đổi phỏng vấn để thu thập ý kiến của CBQL, GV ở CSĐT; CBQL, GVHD ở CSTH; SV, cựu SV về thực trạng hoạt động TH nghề và QL hoạt động TH nghề của SV ĐH ngành GDMN theo tiếp cận NL. 7.2.2.3. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia được sử dụng để thu thập, xin ý kiến các chuyên gia về vấn đề hoạt động TH nghề và QL hoạt động TH nghề của SV ĐH ngành GDMN theo tiếp cận NL nhằm tăng độ tin cậy của kết quả điều tra. 7.2.2.4. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục Phương pháp này sử dụng để nghiên cứu các sản phẩm hoạt động TH và QL hoạt động TH nghề của SV ĐH ngành GDMN ở các CSĐT ngành GDMN, trình độ ĐH, hệ chính quy. 7.2.2.5. Phương pháp thực nghiệm Phương pháp này được sử dụng để đánh giá tính hiệu quả của các biện pháp QL hoạt động TH nghề của SV đại học ngành GDMN theo tiếp cận NL đã đề xuất. 7.2.3. Phương pháp thống kê toán học Sử dụng các công thức thống kê để phân tích kết quả khảo sát thực trạng và
  19. 7 thử nghiệm biện pháp đề xuất. Số liệu được thu thập và sử dụng phần mềm SPSS để xử lý. 8. Những luận điểm bảo vệ 8.1. Hoạt động TH nghề theo tiếp cận NL có vai trò quan trọng đối với việc hình thành và phát triển NL nghề nghiệp cho SV ĐH ngành GDMN. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả hoạt động TH nghề theo tiếp cận NL, cần phải xác định rõ các chức năng và nội dung QL hoạt động này qua việc xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo hoạt động TH nghề và kiểm tra, đánh giá hoạt động TH nghề; đồng thời phải quan tâm các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả QL hoạt động TH nghề của SV ĐH ngành GDMN theo tiếp cận NL. 8.2. Quản lý hoạt động TH nghề của SV ĐH ngành GDMN ở các trường ĐH/khoa SP hiện nay đã đạt được kết quả nhất định. Tuy nhiên, trước yêu cầu đổi mới giáo dục đại học và hội nhập quốc tế, hoạt động này vẫn còn những hạn chế, bất cập. Việc phát hiện đúng những mặt mạnh, mặt hạn chế và nguyên nhân của thực trạng là một trong những cơ sở thực tiễn quan trọng để đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả QL hoạt động TH nghề của SV ĐH ngành GDMN theo tiếp cận NL. 8.3. Tổ chức nâng cao nhận thức của CBQL, GV về sự cần thiết phải QL hoạt động TH nghề của SV ĐH ngành GDMN theo tiếp cận NL; Xây dựng kế hoạch hoạt động TH nghề của SV ĐH ngành GDMN theo tiếp cận NL phù hợp với chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo; Tổ chức hoạt động TH nghề cho SV ĐH ngành GDMN theo tiếp cận NL phù hợp với điều kiện từng cơ sở đào tạo; Chỉ đạo đổi mới nội dung, hình thức tổ chức hoạt động TH nghề cho SV ĐH ngành GDMN theo tiếp cận NL; Chỉ đạo đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá hoạt động TH nghề của SV ĐH ngành GDMN theo tiếp cận NL; Đảm bảo các điều kiện để QL hiệu quả hoạt động TH nghề của SV ĐH ngành GDMN theo tiếp cận NL... là những biện pháp cần thiết để QL hiệu quả hoạt động TH nghề của SV ĐH ngành GDMN theo tiếp cận NL, đáp ứng yêu cầu đổi mới GD ĐH hiện nay. 9. Đóng góp của luận án 9.1. Luận án đã góp phần bổ sung, làm rõ thêm một số vấn đề lý luận về hoạt động TH và QL hoạt động TH nghề của SV ĐH ngành GDMN theo tiếp cận NL. Đặc biệt, đã xác định những NL cần hình thành cho SV ĐH ngành GDMN; xác định mục tiêu, nội dung, hình thức tổ chức và hoạt động TH nghề của SV ĐH ngành GDMN theo tiếp cận NL; các nội dung QL, các yếu tố tác động đến QL hoạt động TH nghề của SV ĐH ngành GDMN theo tiếp cận NL. 9.2. Luận án đã đánh giá khách quan, toàn diện thực trạng hoạt động TH nghề và QL hoạt động TH nghề của SV ĐH ngành GDMN theo tiếp cận NL. Đồng thời
  20. 8 chỉ ra những hạn chế bất cập của QL hoạt động TH nghề của SV ĐH ngành GDMN và các yếu tố ảnh hưởng đến việc QL hoạt động TH nghề của SV ĐH ngành GDMN theo tiếp cận NL. Đây là cơ sở thực tiễn quan trọng để đề xuất các giải pháp QL hoạt động TH nghề của SV ĐH ngành GDMN theo tiếp cận NL. 9.3. Luận án đề xuất được 06 biện pháp có cơ sở khoa học, có tính khả thi để nâng cao hiệu quả QL hoạt động TH nghề của SV ĐH ngành GDMN theo tiếp cận NL. Các biện pháp đề xuất không chỉ vận dụng trong QL hoạt động TH nghề của SV ĐH ngành GDMN theo tiếp cận NL mà còn có thể vận dụng trong QL hoạt động TH nghề của SV các ngành SP khác. 10. Cấu trúc của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và khuyến nghị, Tài liệu tham khảo và Phụ lục nghiên cứu; luận án gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động thực hành nghề của sinh viên đại học ngành Giáo dục mầm non theo tiếp cận năng lực. Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động thực hành nghề của sinh viên đại học ngành Giáo dục mầm non theo tiếp cận năng lực. Chương 3: Các biện pháp quản lý hoạt động thực hành nghề của sinh viên đại học ngành Giáo dục mầm non theo tiếp cận năng lực.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2