intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Tích hợp nội dung Giáo dục phát triển bền vững trong dạy học Địa lí 10 ở trường Trung học phổ thông

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:190

31
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của Luận án này nhằm nâng cao nhận thức, điều chỉnh thái độ, hành vi vì sự phát triển bền vững cho học sinh góp phần nâng cao vị thế và chất lượng dạy học môn Địa lí ở nhà trường phổ thông. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Tích hợp nội dung Giáo dục phát triển bền vững trong dạy học Địa lí 10 ở trường Trung học phổ thông

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI ĐOÀN THỊ THANH PHƯƠNG TÝCH HîP NéI DUNG GI¸O DôC PH¸T TRIÓN BÒN V÷NG TRONG D¹Y HäC §ÞA LÝ 10 ë TR¦êNG TRUNG HäC PHæ TH¤NG Chuyên ngành: Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn Địa lí Mã số: 9.14.01.11 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Đặng Văn Đức 2. TS. Trần Thị Thanh Thủy HÀ NỘI - 2020
  2. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu khoa học này là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi. Các số liệu và tài liệu được trích dẫn trong công trình này là trung thực. Kết quả nghiên cứu này không trùng với bất cứ công trình nào đã được công bố trước đó. Tôi chịu trách nhiệm với lời cam đoan của mình. TÁC GIẢ Đoàn Thị Thanh Phương
  3. ii LỜI CẢM ƠN Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy cô giáo hướng dẫn khoa học là PGS.TS Đặng Văn Đức và TS.Trần Thị Thanh Thủy đã hướng dẫn, giúp đỡ và tạo điều kiện để em thực hiện luận án này. Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Sau đại học - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội; tác giả xin chân thành cảm ơn thầy cô khoa Địa lí, Bộ môn Lí luận và Phương pháp dạy học Địa lí của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu, học tập và hoàn thành luận án. Xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, các giáo viên môn Địa lí Trường THCS và THPT Nguyễn Tất Thành, Thành phố Hà Nội; Trường THPT Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương; Trường THPT Nguyễn Lương Bằng, tỉnh Yên Bái đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và thực nghiệm đề tài. Xin gửi lời tri ân đến gia đình, bạn bè và những người thân yêu đã luôn động viên, khích lệ và giúp đỡ tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu hoàn thành luận án tiến sĩ. Hà Nội, ngày tháng năm 2020 TÁC GIẢ Đoàn Thị Thanh Phương
  4. iii MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................. 1 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu..................................................................................2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................................................3 4. Giả thuyết khoa học .........................................................................................................3 5. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu ...................................................................................3 6. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu ..........................................................15 7. Ý nghĩa khoa học và những điểm mới của luận án ..........................................18 8. Cấu trúc luận án .............................................................................................................18 Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 10 Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ..........................................19 1.1. Những vấn đề về đổi mới giáo dục phổ thông ....................................................19 1.1.1. Đổi mới chương trình giáo dục phổ thông .......................................................19 1.1.2. Đổi mới phương pháp dạy học ..........................................................................20 1.1.3. Đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh ................................20 1.2. Phát triển bền vững..................................................................................................21 1.2.1. Khái niệm ............................................................................................................21 1.2.2. Mục tiêu phát triển bền vững.............................................................................24 1.3. Giáo dục vì sự phát triển bền vững.......................................................................25 1.3.1. Khái niệm ............................................................................................................25 1.3.2. Mục tiêu giáo dục vì sự phát triển bền vững ..........................................27 1.3.3. Sự cần thiết phải Giáo dục vì sự phát triển bền vững ............................30 1.3.4. Nội dung cơ bản về Giáo dục vì sự phát triển bền vững ................................31 1.4. Tích hợp Giáo dục phát triển bền vững trong dạy học địa lí ở trường Trung học phổ thông.......................................................................................................32
  5. iv 1.4.1. Khái niệm tích hợp và dạy học tích hợp...........................................................32 1.4.2. Mục tiêu của dạy học tích hợp ...............................................................35 1.4.3. Mức độ tích hợp nội dung Giáo dục phát triển bền vững trong dạy học Địa lí 10 ..........................................................................................................................36 1.4.4. Ý nghĩa của việc tích hợp Giáo dục phát triển bền vững trong dạy học ở trường phổ thông.................................................................................................38 1.5. Đặc điểm tâm sinh lí và khả năng nhận thức của học sinh lớp 10 Trung học phổ thông ....................................................................................................................39 1.5.1. Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh lớp 10 ........................................................40 1.5.2. Khả năng nhận thức của học sinh lớp 10 .........................................................41 1.6. Mục tiêu, nội dung chương trình Địa lí 10 ở trường Trung học phổ thông.........42 1.6.1. Mục tiêu của chương trình Địa lí 10 .................................................................42 1.6.2. Nội dung chương trình Địa lí 10 .......................................................................43 1.6.3. Khả năng tích hợp nội dung Giáo dục phát triển bền vững trong dạy học Địa lí 10 ..........................................................................................................................44 1.7. Thực trạng tích hợp nội dung Giáo dục phát triển bền vững trong dạy học Địa lí 10 ở trường Trung học phổ thông .......................................................................46 1.7.1. Đối với giáo viên ................................................................................................46 1.7.2. Đối với học sinh .....................................................................................53 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ................................................................................................60 Chương 2: QUY TRÌNH VÀ BIỆN PHÁP TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 10 Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ..................................................................61 2.1. Nguyên tắc và yêu cầu đối với việc tích hợp nội dung Giáo dục phát triển bền vững trong dạy học Địa lí 10 ở trường Trung học phổ thông .............61 2.1.1. Nguyên tắc tích hợp nội dung Giáo dục phát triển bền vững trong dạy học Địa lí 10...................................................................................................................61 2.1.2. Yêu cầu đối với việc tích hợp nội dung Giáo dục phát triển bền vững trong dạy học Địa lí 10 .................................................................................................66
  6. v 2.2. Xác định nội dung tích hợp Giáo dục phát triển bền vững trong dạy học Địa lí 10 ..............................................................................................................................68 2.2.1. Cơ sở để lựa chọn nội dung tích hợp GDPTBV trong dạy học Địa lí 10.......68 2.2.2. Nội dung và địa chỉ tích hợp GDPTBV trong dạy học Địa lí 10........... 72 2.3. Quy trình tổ chức dạy học Tích hợp nội dung Giáo dục phát triển bền vững trong chương trình Địa lí 10 ở trường Trung học phổ thông .......................74 2.3.1. Giai đoạn 1: Xây dựng kế hoạch dạy học tích hợp nội dung GDPTBV .......76 2.3.2. Giai đoạn 2: Tổ chức dạy học tích hợp nội dung GDPTBV.................. 82 2.3.3. Đánh giá kết quả học tập của HS ......................................................................85 2.4. Biện pháp tích hợp nội dung Giáo dục phát triển bền vững trong dạy học Địa lí 10 .......................................................................................................................87 2.4.1. Vận dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực để tích hợp nội dung Giáo dục phát triển bền vững trong môn Địa lí 10...........................................87 2.4.2. Mô hình tích hợp nội dung Giáo dục phát triển bền vững trong dạy học Địa lí 10 .....................................................................................................96 2.4.3. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học tích hợp nội dung GDPTBV ở Địa lí 10..............................................101 2.4.4. Đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS trong dạy học tích hợp nội dung GDPTBV ở Địa lí 10 ......................................................................... 103 2.5. Thiết kế và tổ chức dạy học tích hợp nội dung Giáo dục phát triển bền vững một số bài học/chủ đề trong môn Địa lí 10 .................................................... 108 2.5.1. BÀI 32. ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP ...............................108 2.5.2. CHỦ ĐỀ: MÔI TRƯỜNG VÀ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG........115 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ............................................................................................. 127 Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ................................................................ 128 3.1. Mục đích, nhiệm vụ, nguyên tắc thực nghiệm................................................. 128 3.1.1. Mục đích thực nghiệm .................................................................................... 128 3.1.2. Nhiệm vụ thực nghiệm.................................................................................... 128 3.1.3. Nguyên tắc thực nghiệm ................................................................................. 128
  7. vi 3.2. Nội dung, phương pháp thực nghiệm ............................................................... 129 3.2.1. Nội dung thực nghiệm..................................................................................... 129 3.2.2. Phương pháp thực nghiệm .............................................................................. 129 3.3. Đánh giá kết quả thực nghiệm ............................................................................ 132 3.3.1. Kết quả đánh giá định lượng .......................................................................... 132 3.3.2. Kết quả đánh giá định tính .............................................................................. 140 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ............................................................................................. 148 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ............................................................................ 149 CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ ................................................................................. 151 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 152 PHỤ LỤC
  8. vii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ ĐC Đối chứng GDPTBV Giáo dục phát triển bền vững GV Giáo viên HS Học sinh International Union for Conservation of Nature and Natural IUCN Resources (Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên) Organization for Economic Cooperation and Development OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế) PTBV Phát triển bền vững TN Thực nghiệm TNSP Thực nghiệm sư phạm United Nations Environment Programme (Chương trình UNEP Môi trường Liên hợp quốc) United Nations Educational Scientific and Cultural UNESCO Organization (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc) World Wide Fund For Nature (Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên WWF nhiên)
  9. viii DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 1.1. Khung chương trình GDPTBV của mục tiêu 4 đối với giáo dục trung học ............................................................................................ 29 Bảng 1.2. Mức độ tích hợp trong dạy học địa lí ................................................ 49 Bảng 2.1. Nội dung, địa chỉ và mức độ tích hợp nội dung GDPTBV ......................72 Bảng 3.1. Tên trường và số lượng học sinh tham gia thực nghiệm sư phạm........ 130 Bảng 3.2. Kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương .................................. 131 Bảng 3.3. Kiểm tra tác động đối với nhóm tương đương ....................................... 131 Bảng 3.4. Tần số tích lũy điểm nhóm lớp thực nghiệm và nhóm lớp đối chứng bài thực nghiệm số 1 ............................................................ 133 Bảng 3.5. Tổng hợp kết quả điểm kiểm tra của học sinh bài thực nghiệm số 1 . 134 Bảng 3.6. Một số giá trị thống kê mô tả điểm số nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng đối với bài thực nghiệm số 1 .................................................. 134 Bảng 3.7. Tần số tích lũy điểm nhóm lớp thực nghiệm và nhóm lớp đối chứng . 135 Bảng 3.8. Tổng hợp kết quả điểm kiểm tra của học sinh sau bài/chủ đề thực nghiệm số 2 ..................................................................................... 136 Bảng 3.9. Một số giá trị thống kê mô tả điểm số nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng đối với bài/chủ đề thực nghiệm số 2 ...................................... 137 Bảng 3.10. Phân loại kết quả điểm kiểm tra nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng với bài thực nghiệm số 1 và chủ đề thực nghiệm số 2 ............... 137 Bảng 3.11. Bảng mô tả giá trị T - test độc lập bài thực nghiệm số 1 và bài/chủ đề thực nghiệm số 2 của các trường thực nghiệm ....................................... 138 Bảng 3.12. Bảng mô tả chênh lệch giá trị trung bình chuẩn (SMD) bài thực nghiệm số 1 và bài/chủ đề thực nghiệm số 2 của các trường thực nghiệm ........... 139 Bảng 3.13. Thái độ của học sinh trong bài dạy thực nghiệm số 1............................ 140 Bảng 3.14. Thái độ của học sinh trong bài/chủ đề 2 ................................................... 143
  10. ix DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 1.1. Sơ đồ nội dung Phát triển bền vững (IIED,1995) ...................................22 Hình 1.2. Sơ đồ tương tác giữa ba hệ thống Tự nhiên - Kinh tế - Xã hội và phát triển bền vững (Jacobs và Sadler, 1990) ..........................................23 Hình 1.3. Sơ đồ các nhân tố của phát triển bền vững ................................... 23 Hình 1.4. Sơ đồ xương cá ..........................................................................................36 Hình 1.5. Sơ đồ mạng nhện .......................................................................................37 Hình 1.6. Sơ đồ mối quan hệ giữa các yếu tố thông qua chủ đề sông ...................45 Hình 1.7. Biểu đồ thể hiện hứng thú của học sinh đến vấn đề Giáo dục vì sự phát triển bền vững.....................................................................................54 Hình 1.8. Biểu đồ thể hiện mức độ quan tâm của học sinh đến vấn đề Giáo dục vì sự phát triển bền vững ....................................................................55 Hình 1.9. Biểu đồ thể hiện cách tiếp cận vấn đề giáo dục vì sự phát triển bền vững của học sinh.......................................................................................56 Hình 1.10. Biểu đồ thể hiện mức độ sử dụng các phương pháp dạy học của giáo viên trong dạy học tích hợp Giáo dục vì sự phát triển bền vững ...............57 Hình 2.1. Sơ đồ mạng nhện về cách lựa chọn nội dung địa lí cho GDPTBV .......69 Hình 2.2. Sơ đồ cách lựa chọn nội dung và mức độ tích hợp nội dung GDPTBV trong chủ đề Môi trường và sự phát triển bền vững .............71 Hình 2.3. Sơ đồ quy trình tích hợp nội dung GDPTBV trong dạy học Địa lí 10 ở trường Trung học phổ thông.............................................................76 Hình 2.4. Sơ đồ kĩ thuật “Khăn trải bàn” ........................................................93 Hình 2.5. Sơ đồ kĩ thuật “Mảnh ghép”............................................................ 94 Hình 2.6. Mô hình la bàn bền vững ................................................................96 Hình 2.7. Mô hình la bàn bền vững dùng để dạy học về “Đô thị hóa” ..................97 Hình 2.8. Mô hình Núi băng để dạy học về “Lỗ thủng tầng ôdôn” .......................98 Hình 2.9. Mô hình kim tự tháp........................................................................99
  11. x Hình 2.10. Mô hình kim tự tháp để dạy học về mất an ninh năng lượng tại Việt Nam ..............................................................................................99 Hình 2.11. Sơ đồ cây vấn đề để dạy học về “Môi trường và phát triển ................ 100 Hình 2.12. Sử dụng phần mềm thiết kế poster dạy học .................................. 102 Hình 3.1. Biểu đồ tần số tích lũy điểm nhóm lớp thực nghiệm và nhóm lớp đối chứng ................................................................................133 Hình 3.2. Biểu đồ tần số tích lũy điểm nhóm lớp thực nghiệm và nhóm lớp đối chứng ................................................................................135 Hình 3.3. Biểu đồ phân loại kết quả điểm kiểm tra ......................................138
  12. 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Thế giới đang trong giai đoạn biến đổi mạnh mẽ và sâu sắc: Sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại, đặc biệt là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư; sự bùng nổ của công nghệ thông tin và truyền thông; sự ra đời của trí tuệ nhân tạo; sự phát triển của nền kinh tế tri thức cùng với xu hướng toàn cầu hóa đang có ảnh hưởng to lớn đến kinh tế - xã hội của các quốc gia. Bên cạnh những thuận lợi của thế giới hiện đại là những thách thức lớn mà con người đang phải đối mặt, đó là: Khủng hoảng kinh tế, đói nghèo, sự cạn kiệt nguồn lực, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, khủng bố v.v... Đứng trước thực tế này đòi hỏi con người có những “thay đổi không chỉ trong lối sống mà cả trong tư duy và hành động. Để đạt được sự thay đổi đó, chúng ta cần phải trang bị thêm nhiều kĩ năng, giá trị và thái độ mới hướng tới tạo dựng những xã hội bền vững hơn”[38]. Phát triển bền vững (PTBV) và giáo dục phát triển bền vững (GDPTBV) đang là một trong những vấn đề được quan tâm trong quá trình đổi mới. Giáo dục là con đường hữu hiệu nhất để đạt được mục tiêu PTBV. GDPTBV nhằm đạt đến một nền giáo dục chất lượng cao, ngang tầm với các nước trong khu vực, hướng tới một nền giáo dục tiên tiến, bền vững. Trong những năm qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai các hoạt động PTBV bằng cách lồng ghép những nội dung GDPTBV thông qua các hoạt động giáo dục. “Nhiều nội dung PTBV đã được đưa vào chương trình giảng dạy chính khóa hoặc ngoại khóa ở tất cả các cấp học của Việt Nam. Các chính sách và chương trình hành động quốc gia về PTBV ở các lĩnh vực như kinh tế, xã hội, môi trường đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa vào nhà trường”[39]. Đây là một cơ hội để chúng ta tiến hành GDPTBV thông qua các môn học phù hợp ở nhà trường phổ thông. Dạy học tích hợp là một trong những xu hướng chung của định hướng đổi mới giáo dục hiện nay, giúp cho người học thực hiện tốt các nhiệm vụ học tập, thông qua đó hình thành và phát triển các khái niệm, kiến thức, kĩ năng, các năng lực hoạt động thực tiễn cần thiết. Địa lí là một trong số các môn học có mối quan hệ chặt chẽ với GDPTBV vì đây là bộ môn có tính tổng hợp cao, bao gồm các kiến thức về tự nhiên, dân
  13. 2 cư, văn hóa, kinh tế - xã hội v.v... Do đó, việc dạy học tích hợp thông qua môn Địa lí có rất nhiều thuận lợi trong quá trình thực hiện GDPTBV. Trong chương trình giáo dục ở nhà trường phổ thông hiện nay, những nội dung về GDPTBV đã bước đầu được tích hợp như: Kiến thức về chủ quyền quốc gia: biên giới biển, đảo; sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; bảo vệ môi trường; giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên; đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên; giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo; ứng phó với biến đổi khí hậu; ô nhiễm môi trường v.v… đã đạt được một số kết quả. Tuy nhiên, qua điều tra thực tế giáo viên (GV) ở trường phổ thông hiện nay còn chưa có sự hiểu biết đầy đủ, chưa quan tâm sâu sắc về dạy học tích hợp GDPTBV; công tác kiểm tra, đánh giá chưa đồng bộ, chưa thường xuyên. Vì vậy, hơn bao giờ hết, dạy học tích hợp nội dung GDPTBV trong môn Địa lí là vấn đề cấp bách, cần thiết thực hiện trong nhà trường nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay. Xuất phát từ những lí do trên, tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Tích hợp nội dung Giáo dục phát triển bền vững trong dạy học Địa lí 10 ở trường Trung học phổ thông”. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu quy trình và các biện pháp tích hợp nội dung GDPTBV trong dạy học Địa lí 10 nhằm nâng cao nhận thức, điều chỉnh thái độ, hành vi vì sự phát triển bền vững cho học sinh góp phần nâng cao vị thế và chất lượng dạy học môn Địa lí ở nhà trường phổ thông. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quan cơ sở lí luận và thực tiễn của việc tích hợp nội dung GDPTBV trong dạy học Địa lí 10. - Xác định những nguyên tắc và yêu cầu đối với việc tích hợp nội dung GDPTBV trong dạy học Địa lí 10. - Xác định nội dung tích hợp GDPTBV trong dạy học Địa lí 10. - Xây dựng quy trình và biện pháp tích hợp nội dung GDPTBV trong dạy học Địa lí 10. - Thiết kế và tổ chức dạy học tích hợp GDPTBV một số bài học trong dạy học Địa lí 10.
  14. 3 - Thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá tính khả thi và hiệu quả của quy trình và các biện pháp đã đề xuất. - Đưa ra kết luận và khuyến nghị. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu quy trình và các biện pháp tích hợp nội dung GDPTBV trong dạy học Địa lí 10 ở trường THPT. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Đề tài tập trung nghiên cứu nội dung chủ yếu của PTBV như: Vấn đề môi trường và sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên; vấn đề ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai; vấn đề về phát triển kinh tế - xã hội. - Điều tra thực trạng việc tổ chức dạy học tích hợp nội dung GDPTBV của GV dạy học môn Địa lí đại diện cho các vùng miền khác nhau của Việt Nam: Thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Dương, Yên Bái, Điện Biên, Lào Cai, Lạng Sơn, Hà Tĩnh, Bình Định, Gia Lai, Đồng Nai. - Tổ chức thực nghiệm sư phạm ở: + Trường THPT – THCS Nguyễn Tất Thành (thành phố Hà Nội) + Trường THPT Cẩm Giàng (tỉnh Hải Dương) + Trường THPT Nguyễn Lương Bằng (tỉnh Yên Bái) - Nội dung thực nghiệm: + Bài thực nghiệm 1: Địa lí các ngành công nghiệp + Bài thực nghiệm 2: Chủ đề “Môi trường và sự phát triển bền vững” 4. Giả thuyết khoa học Nếu vận dụng quy trình và các biện pháp tích hợp nội dung GDPTBV một cách hợp lí, đảm bảo các yêu cầu và nguyên tắc sư phạm thì sẽ nâng cao được nhận thức, thái độ, hành vi vì sự phát triển bền vững, đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục ở nhà trường phổ thông trong giai đoạn mới. 5. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu về dạy học tích hợp Giáo dục vì sự phát triển bền vững trên thế giới 5.1.1. Nghiên cứu về Giáo dục phát triển bền vững - Nghiên cứu về Phát triển bền vững
  15. 4 Thuật ngữ “phát triển bền vững” có nguồn gốc từ những năm 70 của thế kỉ XX và lần đầu tiên đã nêu lên vấn đề về Môi trường và Phát triển nhờ sự ra đời của tác phẩm có nhan đề “Chiến lược bảo tồn thế giới” (1980). Tác phẩm này đã được phổ biến rộng rãi nhờ có Báo cáo Brundland “Tương lai của chúng ta” (1987) như “ Phát triển đáp ứng nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu của thế hệ tương lai ” [71], và được trình bày chi tiết hơn trong tài liệu là: “Chăm lo cho Trái Đất” (1991) và “Chương trình nghị sự 21” (1992) (Agenda 21, United Nations Conference on Environment & Development Rio de Janerio) [72], [57], [28]. Các khái niệm Phát triển bền vững còn được bàn tới trong cuốn sách “Making development subtainable” (Làm cho sự phát triển trở thành bền vững) (Johan Holmberg, 1992)[48]. Thaddeus C. Trzyna (2001) nêu nhiều quan niệm khác về phát triển bền vững trong cuốn “Thế giới bền vững ” [29]. Ở đây, tác giả làm rõ quan niệm về tính bền vững, tính bền vững được thể hiện trong các lĩnh vực: Sinh thái, xã hội, kinh tế, mối liên hệ giữa sự phát triển và bền vững. Cũng về chủ đề phát triển bền vững, một công trình khoa học có tiêu đề “Cứu lấy Trái Đất - Chiến lược cho cuộc sống bền vững” đã được IUCN, UNEP và WWF công bố (1991) (Bản dịch tiếng Việt năm 1996). Trong cuốn sách cung cấp những giải pháp hợp lí cho việc bảo vệ thiên nhiên và môi trường như là một vấn đề chủ yếu đối với sự sống còn của loài người để phát triển bền vững [22]. Các thành phần cấu thành của phát triển bền vững: Nhiều tài liệu được xuất bản đã phân tích đến các khía cạnh khác nhau của phát triển bền vững như: Chiến lược vì sự phát triển bền vững (Strategies for Sustainable Development, OECD, 2001)[53]; Sự liên kết giữa kinh tế, xã hội, môi trường trong phát triển bền vững (Sustainable Development Linking economy, society, environment; OECD) ; Tổ chức kiến thức vì phát triển bền vững môi trường và xã hội (organizing knowledge for environmentally and socially sustainable development; UNESCO, world Bank) [50]. - Nghiên cứu về Giáo dục phát triển bền vững Nhiều tài liệu nghiên cứu đã khẳng định vai trò của giáo dục đối với phát triển bền vững: Muốn có sự thay đổi cơ bản về nhận thức chỉ có thể được trang bị thông qua học tập. Người học cần có các năng lực chính trong việc tham gia độc lập và có khả năng tự tổ chức. Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu họp tại Johannesburg về
  16. 5 phát triển bền vững vào năm 2002 (Education for Sustainability From Rio to Johannesburg: Lessons learnt from a decade of commitment) đã cam kết hướng đến phát triển bền vững ở tất cả các cấp học, từ địa phương đến toàn cầu. Hội nghị đã kiến nghị thành lập “Thập kỷ giáo dục vì sự phát triển bền vững” (2005-2014), đây cũng là mốc khởi đầu quan trọng đánh dấu sự đổi mới giáo dục theo định hướng PTBV; Đáng chú ý là giáo dục và học tập được coi là trái tim của sự tiếp cận đối với sự phát triển bền vững. Giáo dục cũng là một trụ cột cơ bản để thực hiện PTBV[46]. Các báo cáo hội nghị được tổng hợp lại thành năm chủ đề lớn, các chủ đề này mang tính định hướng chiến lược trong phát triển giáo dục, hướng tới một nền giáo dục toàn diện, phù hợp với văn hóa - xã hội của từng địa phương. Năm chủ đề của hội nghị liên quan đến giáo dục là: Tầm nhìn mới của giáo dục; giáo dục cơ bản; tái định hướng giáo dục; giáo dục vì sự chuyển đổi nông thôn; học tập suốt đời [64]. Các định hướng này luôn được cập nhật và bổ sung trong các tài liệu tiếp theo của UNESCO. Xác định mục tiêu phát triển bền vững[38]. Tiếp nối chương trình Thập kỉ GDPTBV của Liên hợp quốc từ năm 2005 đến 2014 là chương trình nghị sự 2030 về PTBV và tầm quan trọng của một nền giáo dục phù hợp. Trọng tâm của Chương trình nghị sự 2030 là 17 mục tiêu PTBV. Mục đích “hướng tới của các mục tiêu này là nhằm đảm bảo cuộc sống bền vững, hòa bình, thịnh vượng và công bằng cho tất cả mọi người trong hiện tại và tương lai”[69]. Trong các mục tiêu về PTBV, đặc biệt có mục tiêu số 4 về chất lượng giáo dục, điều này chứng tỏ các nhà lãnh đạo và các nhà giáo dục đã nêu cao tầm quan trọng về vai trò của giáo dục bền vững. Vai trò quan trọng của GDPTBV trong chính sách của quốc gia và tầm quan trọng của việc dạy học GDPTBV. Chương trình nghị sự 2030 [68] nhấn mạnh GDPTBV là con đường quan trọng để đạt được PTBV, trao quyền cho người học là chiến lược quan trọng để họ chịu trách nhiệm trong bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế, xã hội. Tại hội nghị đã đưa ra 17 mục tiêu PTBV, thúc đẩy giáo dục cũng chính là thúc đẩy tiến bộ trên tất cả 17 mục tiêu PTBV, trong đó mục tiêu 4.7 công nhận tầm quan trọng của GDPTBV, đây cũng là cơ hội cho giáo dục phổ thông phát huy thế mạnh của PTBV ở nhà trường [70]. Nhằm thực hiện mục tiêu GDPTBV, tài liệu “Chương trình nghị sự 2030 - Giáo dục và học tập suốt đời trong các mục tiêu phát triển bền vững” (Agenda
  17. 6 2030 - Education and Lifelong Learning in the Sustainable Development Goals) giới thiệu những bài viết về những thách thức và cơ hội giáo dục cho những người trưởng thành [47]. Các vấn đề GDPTBV được bài viết đi sâu tìm hiểu và làm rõ về các khía cạnh: Xóa mù chữ suốt đời như một công cụ thiết yếu để thực hiện thành công chương trình nghị sự PTBV, sự cần thiết phải giám sát và lựa chọn các tiêu chí thích hợp cho việc học tập suốt đời và giáo dục người trưởng thành để thực hiện mục tiêu GDPTBV. Bài báo “Để đi đầu phát triển bền vững: Liệu mức độ hiểu ở tầng bề mặt có đủ không? (Leading for sustainability: Is surface understanding enough? [44]”) của Coral Pepper và Helen Wildy (Oxtrâylia) nhấn mạnh GDPTBV phải trang bị cho người học các kĩ năng để đạt được tính bền vững, có suy nghĩ về tương lai, dự tính đến kết quả sẽ đạt được trong tương lai, kết hợp với các kĩ năng giao tiếp, sự kết nối để xây dựng mối quan hệ giữa các thành viên tham gia, năng lực và khả năng hành động để đạt được hiệu quả GDPTBV trong tương lai. Như vậy để thực hiện hiệu quả mục tiêu GDPTBV cần nghiêm túc lựa chọn nội dung, kĩ năng và cách làm phù hợp để mang lại hiệu quả thực hiện mục tiêu GDPTBV. - Nghiên cứu về nội dung và hình thức tổ chức trong Giáo dục vì sự phát triển bền vững. Tháng 7 năm 2005 UNESCO đã cung cấp tài liệu về vấn đề cơ bản liên quan đến GDPTBV nhằm định hướng thực hiện các nội dung về PTBV trong tất cả các cơ sở giáo dục. Để hướng dẫn thực hiện các nội dung chi tiết về GDPTBV, năm 2010 UNESCO biên soạn bộ tài liệu chi tiết về những nội dung cơ bản GDPTBV để sử dụng trong nghiên cứu và giảng dạy. Tài liệu này không những cung cấp thông tin chi tiết về từng nội dung GDPTBV mà còn đưa ra bản hướng dẫn và công cụ thực hiện trong GDPTBV: Giáo dục về hiểu biết liên văn hóa; bảo vệ môi trường; nhạy cảm giới tính; HIV - AIDS; trang bị kiến thức khoa học cơ bản về thảm họa tự nhiên; mô đun biến đổi khí hậu; lồng ghép GDPTBV vào giáo dục Di sản thế giới [65]. Để làm rõ nội dung GDPTBV, năm 2012 UNESCO đã xuất bản cuốn sách Giáo dục vì sự phát triển bền vững (Education for Sustainable Development) (năm 2012) . Trong đó đã chỉ ra cách thức để tích hợp kiến thức GDPTBV vào
  18. 7 chương trình giáo dục tiểu học và trung học. Đây cũng là tài liệu cung cấp cho những người làm công tác giáo dục và đặc biệt dành cho GV. Các hình thức có thể áp dụng cho GDPTBV trong dạy học ở trường phổ thông, gợi ý các chủ đề cụ thể áp dụng trong các hình thức tổ chức dạy học.[65] Lộ trình thực hiện chương trình hành động toàn cầu về Giáo dục vì sự phát triển bền vững. Năm 2013, kỳ họp lần thứ 37 của UNESCO đã thông qua Chương trình hành động toàn cầu (Global Action Programme - GAP) về GDPTBV. Trên cơ sở những thành tựu đạt được của thập kỷ, mục đích cuộc họp nhằm tạo ra các hành động cụ thể trong GDPTBV. GAP đã xác định năm lĩnh vực hành động được ưu tiên để thúc đẩy chương trình GDPTBV, trong đó có hai lĩnh vực liên quan chặt chặt chẽ đến đào tạo ở trường phổ thông. Việc GDPTBV không chỉ tập trung vào việc chuyển tải nội dung mà còn liên quan đến việc tham gia vào các hoạt động PTBV, bao gồm cả những hành động để giảm thiểu dấu chân sinh thái. Trang bị năng lực cho các GV cũng là mục tiêu quan trọng để GDPTBV, cụ thể là giúp cho GV có được kiến thức, kĩ năng, thái độ và giá trị cần thiết trong giáo dục [67]. Về cách thức tiến hành GDPTBV cho các cơ sở giáo dục ở châu Á, cuốn “Tích hợp nội dung giáo dục phát triển bền vững vào chương trình môn tự nhiên – xã hội cho giáo dục trung học ở Đông Nam Á [61]” đã tổng kết lại những hiểu biết cơ bản về GDPTBV và lí giải về sự phù hợp khi dạy GDPTBV ở nhà trường phổ thông ở các nước Đông Nam Á, tức là khi GDPTBV ở từng khu vực cụ thể phải có sự xem xét kĩ chương trình của các nước, lựa chọn chủ đề phù hợp khi dạy cho từng địa phương, từng đất nước cụ thể. Tài liệu đưa ra các ví dụ điển hình khi tiến hành dạy GDPTBV và gợi ý cách tích hợp 10 chủ đề GDPTBV vào chương trình dạy học thuộc các môn xã hội ở trường trung học ở một số nước (Vương quốc Bru-nây, Indonesia, Malaysia, Phi-líp-pin, Xingapo, Thái Lan và Việt Nam). Vấn đề trang bị năng lực GDPTBV cho địa phương. Theo tài liệu “Giáo dục vì sự bền vững, từ Rio tới Johannesburg: “Những bài học rút ra từ một thập kỷ cam kết sử dụng” (Education for Sustainability, From Rio to Johannesburg: Lessons learnt from a decade of commitment) (2002) tại Dakar, thiết lập mục tiêu nhằm loại bỏ bất bình đẳng giới cho trẻ em tiểu học và trung học vào năm 2005, đạt được bình đẳng giới vào năm 2015 và đảm bảo được rằng tất cả các cô gái đều được
  19. 8 quyền đến trường. Tại thời điểm này, Liên hợp quốc đã phát động sáng kiến giáo dục (năm 2001) gọi là “sáng kiến giáo dục của các cô gái” (the UN Girls’ Education Initiative), phong trào này đã có thành công đáng kể như: Ai Cập đã cam kết xóa bỏ khoảng cách giới trong giáo dục cơ bản. Ở Nepal giáo dục trẻ em gái bằng cách tập trung vào các trường học thuộc giáo dục cộng đồng, xây dựng năng lực cho nữ GV, cải cách giáo dục sức khỏe và các hoạt động đặc biệt cho các con gái của người lao động. Hành động để ngăn chặn tỷ lệ bỏ học của trẻ em gái, thúc đẩy kĩ năng sống, phòng chống HIV/AIDS và giáo dục nghề nghiệp cho trẻ em gái là các chương trình mới cho giáo dục trẻ em ở Malawi [64]. 5.1.2. Nghiên cứu về dạy học Tích hợp nội dung giáo dục phát triển bền vững ở trường phổ thông Thuật ngữ dạy học tích hợp trong GDPTBV được nhắc đến “vào năm 1992, Chương 36 của Chương trình nghị sự 21, hội thảo quốc tế về GDPTBV đã diễn ra và thống nhất thuật ngữ tích hợp nội dung GDPTBV- sau đó đưa ra khái niệm như là sự kết hợp giữa giáo dục phát triển và giáo dục môi trường - trong tất cả các ngành”. Tuy nhiên, cần phải nhận thấy rằng việc tích hợp nội dung GDPTBV phải được nhìn nhận như một bộ phận của chương trình giảng dạy chứ không phải là sự bổ sung cho các nội dung môn học [70]. Làm rõ vấn đề này, trong tài liệu “Tích hợp nội dung GDPTBV vào chương trình dạy các môn xã hội ở phổ thông tại Đông Nam Á” đã gợi ý các bước cụ thể về cách tích hợp nội dung GDPTBV vào chương trình giảng dạy ở nhà trường phổ thông [61]. Tích hợp nội dung GDPTBV trong dạy học địa lí. Các nhà nghiên cứu giáo dục cho rằng GDPTBV và dạy học địa lí có mối quan hệ gần gũi với nhau cả về nội dung và tính giáo dục trong dạy học. Địa lí học bao gồm cả khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, cả hai khía cạnh này đều phải được xem xét dựa trên sự phát triển bền vững. Các vấn đề trong Địa lí học thường hay đề cập đến như: Xung đột sắc tộc, tôn giáo, dân số, tài nguyên, môi trường; những hiểu biết về không gian trong địa lí...[58]. Cũng bàn về vấn đề dạy học tích hợp GDPTBV trong các môn học ở nhà trường phổ thông, cuốn sách “Hướng dẫn lồng ghép về PTBV” (Textbooks for sustainable development – a guide to embedding) dành cho việc định hướng thay đổi chương trình trong giáo dục và viết sách giáo khoa. Đây là lần đầu tiên UNESCO đã cung cấp nguồn tài liệu rất chi tiết về cách tích
  20. 9 hợp nội dung GDPTBV trong môn Địa lí. Đặc biệt là sự lựa chọn các nội dung địa lí làm sao để có sự gắn kết một cách khoa học giữa PTBV với địa lí và vẫn giữ được đặc trưng của môn học. Ngoài ra, để đạt được nguyên tắc GDPTBV trong địa lí cần lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp – một trong những quan điểm dạy học phù hợp ở đây là: Dạy học lấy người học làm trung tâm. Như vậy, giáo dục địa lí hoàn toàn có vai trò tích cực trong GDPTBV cho người học (về mặt nội dung)[70]. Cũng trong tài liệu “Hướng dẫn lồng ghép về PTBV” cho rằng trong sáu thập kỉ qua đã giới thiệu về lí thuyết và giáo dục tập trung vào các vấn đề PTBV, sinh thái, các mối quan hệ xã hội và trách nhiệm công dân (Soltman, 2006). Tuy nhiên, để đổi mới sách giáo khoa phổ thông đã mất rất nhiều thời gian (Sunny, 2006). Có một số ví dụ được đưa ra nhưng thường chỉ dừng lại ở việc mô tả nhưng lại khác nhau ‘một trời một vực’ và sử dụng các phương pháp không phù hợp với GDPTBV[70]. Vậy, làm sao để khai thác tiềm năng này có hiệu quả, tức là việc lựa chọn nội dung nào để tích hợp cho phù hợp, sử dụng các phương pháp dạy học nào để phát huy hết khả năng của người học, đây là vấn đề lớn cần được lưu tâm hiện nay. Tổ chức dạy học tích hợp nội dung GDPTBV ở các nước trên thế giới. Ở các nước tiên tiến như: Anh, Hà Lan, Mỹ, Úc…đã đưa nội dung GDPTBV vào chương trình học ở mọi cấp học khoảng từ năm 2000. Việc đưa GDPTBV vào chương trình học không chỉ bó hẹp trong phạm vi bài giảng của một tiết học mà còn được thực hiện bằng hình thức dự án tiến hành song song với phân môn đang học. Ví dụ dự án khảo sát hiện trạng sử dụng năng lượng hiệu quả tại các phòng, ban, lớp học, kí túc xá… của trường. Các quốc gia tiên phong cho phong trào tích hợp nội dung GDPTBV vào môn học và chương trình đào tạo GV phổ thông như: Jamaica lựa chọn văn học làm môn học để tích hợp nội dung GDPTBV vào chương trình học ở nhà trường. Môn học này nhằm giới thiệu cho người học các khái niệm và nguyên tắc phát triển bền vững, cung cấp cho học cơ hội khám phá vai trò của GDPTBV trong việc xây dựng một thế giới bền vững. Ngoài Jamaica, Hy Lạp cũng là nước tiên phong thành lập các trung tâm Giáo dục môi trường và bền vững [38]. Ở CHLB Đức việc đưa chương trình BLK 21 (State—Federal States Commission for Educational Planning and Research Promotion) hỗ trợ việc đưa
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2